MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, June 17, 2012

Award Ceremony Speech Diễn văn trao giải Nobel Hòa bình 1991





Award Ceremony Speech

Diễn văn trao giải Nobel Hòa bình 1991
Presentation Speech by Francis Sejersted, Chairman of the Norwegian Nobel Committee

Phát Biểu của Francis Sejersted, Chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy


We are assembled here today to honour Aung San Suu Kyi for her outstanding work for democracy and human rights, and to present to her the Nobel Peace Prize for 1991. The occasion gives rise to many and partly conflicting emotions. The Peace Prize Laureate is unable to be here herself. The great work we are acknowledging has yet to be concluded. She is still fighting the good fight. Her courage and commitment find her a prisoner of conscience in her own country, Burma. Her absence fills us with fear and anxiety, which can nevertheless only be a faint shadow of the fear and anxiety felt by her family. We welcome this opportunity of expressing our deepest sympathy with them, with her husband, Michael Aris, and with her sons, Alexander and Kim. We feel with you, and we are very grateful to you for coming to Oslo to receive the Nobel Prize on behalf of your wife and mother.

Hôm nay chúng ta tụ họp nơi đây để tôn vinh Aung San Suu Kyi vì sự cống hiến vĩ đại của bà cho dân chủ và quyền con người, và để trao tặng bà Giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Sự kiện đặc biệt này gợi ra những tình cảm ít nhiều mâu thuẫn nhau. Chủ nhân Giải Nobel không thể có mặt cùng chúng ta ngày hôm nay. Sự cống hiến vĩ đại mà chúng ta cùng đang tôn vinh còn chưa đến hồi kết. Bà vẫn đang tiếp tục cuộc tranh đấu của mình. Sự dũng cảm và tận tụy của bà đã biến bà thành tù nhân lương tâm ngay trên đất nước mình, Burma. Sự vắng mặt của bà ngày hôm nay đem đến cho chúng ta mối quan ngại và lo lắng, cho dù những tình cảm này chỉ là cái bóng mờ so với sự âu lo mà gia đình bà đang trải qua. Chúng ta chào đón cơ hội này để bày tỏ đến họ sự đồng cảm sâu đậm nhất của mình tới họ, tới chồng bà, Micheal Aris, và tới các con trai bà, Alexander và Kim. Chúng tôi chia sẻ với các bạn, và chúng tôi rất hàm ơn các bạn đã tới Oslo để nhận Giải Nobel thay cho vợ và mẹ của các bạn.


Our fear and anxiety are mixed with a sense of confidence and hope. In the good fight for peace and reconciliation, we are dependent on persons who set examples, persons who can symbolise what we are seeking and mobilise the best in us. Aung San Suu Kyi is just such a person. She unites deep commitment and tenacity with a vision in which the end and the means form a single unit. Its most important elements are: democracy, respect for human rights, reconciliation between groups, non-violence, and personal and collective discipline.

Sự lo lắng và quan ngại của chúng ta được trộn lẫn với cảm giác tin tưởng và hi vọng. Trong cuộc tranh đấu tốt đẹp cho hòa bình và hòa hợp, chúng ta phụ thuộc vào những cá nhân mẫu mực, những người có thể trở thành biểu tượng của các giá trị mà chúng ta kiếm tìm, và có thể huy động những gì tốt nhất ẩn chứa trong từng cá nhân chúng ta. Aung San Suu Kyi chính là một người như thế. Bà hợp nhất sự tận tụy và bền bỉ với một viễn kiến mà theo đó, mục đích và các phương tiện kết hợp lại thành một. Những thành tố cơ bản của nó là: dân chủ, sự tôn trọng các quyền con người, hòa hợp giữa các nhóm, bất bạo động, kỷ luật cá nhân và tập thể.

She has herself clearly indicated the sources of her inspiration: principally Mahatma Gandhi and her father, Aung San, the leader in Burma's struggle for liberation. The philosopher of non-violence and the General differ in many respects, but also show fundamental similarities. In both, one can see genuine independence, true modesty, and "a profound simplicity", to use Aung San Suu Kyi's own words about her father. To Aung San, leadership was a duty, and could only be carried out on the basis of humility in face of the task before him and the confidence and respect of the people to be led.

Bà đã tự mình chỉ rõ các mạch nguồn cảm hứng của bà: chính yếu là Thánh Gandhi và phụ thân của bà, Aung San, lãnh tụ cuộc đấu tranh giải phóng Burma. Triết gia về bất bạo động và vị Tướng Quân khác nhau ở nhiều điểm, nhưng cũng có nhiều tương đồng cơ bản. Trong cả hai, chúng ta có thể tìm thấy độc lập chân chính, sự khiêm nhường thành thực và “một sự giản dị hết mực”, như lời của Aung San Suu Kyi khi nói về phụ thân mình. Với Aung San, lãnh đạo là một trách nhiệm, và chỉ có thể được thực thi trên nền tảng là sự khiêm nhường trước việc mình làm và sự tin tưởng và kính trọng của những người được dẫn dắt.


While no doubt deriving a great deal of inspiration from Gandhi and her father, Aung San Suu Kyi has also added her own independent reflections to what has become her political platform. The keynote is the same profound simplicity as she sees in her father. The central position given to human rights in her thinking appears to reflect a real sense of the need to protect human dignity. Man is not only entitled to live in a free society; he also has a right to respect. On this platform, she has built a policy marked by an extraordinary combination of sober realism and visionary idealism. And in her case this is more than just a theory: she has gone a long way towards showing how such a doctrine can be translated into practical politics.

Trong khi không có gì phải nghi ngờ rằng Aung San Suu Kyi đã lấy cảm hứng lớn từ Gandhi và phụ thân mình, bà cũng đưa thêm những suy tư độc lập của mình vào cái đã trở thành cương lĩnh chính trị của bà. Sự tinh túy vẫn là tính giản dị hết mực như bà tìm thấy từ phụ thân mình. Việc quyền con người chiếm vị trí trung tâm trong tư tưởng của bà đã phản ánh cảm nhận chân thành của Suu Kyi về nhu cầu phải bảo vệ nhân phẩm của con người. Con người không chỉ có quyền sống trong một xã hội tự do, mà con người còn có quyền được tôn trọng. Trên cương lĩnh này, bà đã xây dựng một chính sách được đặc trưng bởi sự hòa quyện tuyệt vời giữa chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và chủ nghĩa lý tưởng nhìn xa trông rộng. Và trong trường hợp của bà, nó không chỉ là một lý thuyết: bà đã đi một con đường dài để chỉ ra cách làm thế nào áp dụng một học thuyết như thế trong thực tiễn chính trị.

For a doctrine of peace and reconciliation to be translated into practice, one absolute condition is fearlessness. Aung San Suu Kyi knows this. One of her essays opens with the statement that it is not power that corrupts, but fear.1 The comment was aimed at the totalitarian regime in her own country. They have allowed themselves to be corrupted because they fear the people they are supposed to lead. This has led them into a vicious circle. In her thinking, however, the demand for fearlessness is first and foremost a general demand, a demand on all of us. She has herself shown fearlessness in practice. She opposed herself alone to the rifle barrels. Can anything withstand such courage? What was in that Major's mind when at the last moment he gave the order not to fire? Perhaps he was impressed by her bravery, perhaps he realised that nothing can be achieved by brute force.2

Để một học thuyết về hòa bình và hòa hợp được đưa vào thực tiễn, một điều kiện tiên quyết là sự can đảm. Aung San Suu Kyi biết rõ điều này. Một trong các bài phát biểu của bà bắt đầu bằng lời khẳng định rằng không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là nỗi khiếp sợ. [1] Nhận định này hướng tới chế độ toàn trị trên đất nước bà. Họ đã tự cho phép mình bị tha hóa vì họ sợ hãi những người dân mà họ đáng nhẽ ra phải dẫn dắt. Điều này dẫn họ vào vòng luẩn quẩn. Dầu vậy, theo bà, đòi hỏi can đảm, đầu tiên và trước hết là một nhu cầu chung, cho tất cả chúng ta. Bà đã tự chứng minh sự can đảm của mình trong hành động. Bà đã một mình đứng trước họng súng. Liệu có gì chống nổi lòng can đảm nhường ấy? Điều gì đã diễn ra trong đầu người Thiếu Tá khi vào giây chót y đã ra lệnh không bắn? Có thể là y đã bị ấn tượng bởi sự quả cảm của bà, có thể là y đã nhận thấy rằng bạo lực vô nhân sẽ không đem lại bất kỳ điều gì. [2]

Violence is its own worst enemy, and fearlessness is the sharpest weapon against it. It is not least Aung San Suu Kyi's impressive courage which makes her such a potent symbol, like Gandhi and her father Aung San. Aung San was shot in the midst of his struggle. But if those who arranged the assassination thought it would remove him from Burmese politics, they were wrong. He became the unifying symbol of a free Burma and an inspiration to those who are now fighting for a free society. In addition to his example and inspiration, his position among his people, over forty years after his death, gave Aung San Suu Kyi the political point of departure she needed. She has indeed taken up her inheritance, and is now in her own right the symbol of the revolt against violence and the struggle for a free society, not only in Burma, but also in the rest of Asia and in many other parts of the world.

Bạo lực chính là kẻ thù tồi tệ nhất của chính nó, và sự can đảm là vũ khí sắc bén nhất chống lại bạo lực. Aung San Suu Kyi trở thành một biểu tượng nổi bật không đơn thuần chỉ vì sự can đảm đầy ấn tượng của bà, cũng giống như Gandhi và phụ thân của bà, Aung San. Aung San bị bắn ngay giữa cuộc kháng chiến. Nhưng nếu những kẻ dàn xếp vụ ám sát đó nghĩ rằng (cái chết đã) loại ông ra khỏi nền chính trị Burma, họ đã sai lầm. Ông trở thành biểu tượng đoàn kết của một Burma tự do, và là nguồn cảm hứng cho những người hiện nay đang tranh đấu cho một xã hội tự do. Ngoài những bài học và nguồn cảm hứng mà ông đem lại, vị trí của ông trong lòng người, hơn bốn mươi năm sau khi ông tạ thế, đã đem lại cho Aung San Suu Kyi xuất phát điểm chính trị mà bà cần có. Bà đã đón nhận lấy tài sản thừa kế ấy, và nay chính bản thân bà trở thành biểu tượng của công cuộc tranh đấu chống lại bạo lực và cho một xã hội tự do, không chỉ ở Burma, mà còn ở những phần còn lại của Á Châu và nhiều nơi khác trên thế giới.


We ordinary people, I believe, feel that with her courage and her high ideals, Aung San Suu Kyi brings out something of the best in us. We feel we need precisely her sort of person in order to retain our faith in the future. That is what gives her such power as a symbol, and that is why any illtreatment of her feels like a violation of what we have most at heart. The little woman under house arrest stands for a positive hope. Knowing she is there gives us confidence and faith in the power of good.

Tôi tin những người bình thường chúng ta đều cảm nhận được rằng với sự can đảm và những ý tưởng cao thượng của bà, Aung San Suu Kyi khơi dậy những gì tốt đẹp nhất trong từng con người chúng ta. Chúng ta cảm nhận rằng chúng ta cần chính xác những người như bà để gìn giữ niềm tin của mình vào tương lai. Đó chính là cái đã đem lại cho bà quyền lực với tư cách là một biểu tượng, và cũng là lý do tại sao sự đối xử bạo ngược với bà cũng giống như một sự xúc phạm những gì thiêng liêng nhất trong trái tim chúng ta. Người phụ nữ bé nhỏ bị quản chế đại diện cho một hi vọng lạc quan. Biết rằng bà vẫn còn đó đem đến cho chúng ta sự tin tưởng và niềm xác tín vào sức mạnh của lẽ phải.

Aung San Suu Kyi was born in 1945. Her father was killed when she was two. She has no personal memories of him. Her mother was a diplomat, and Aung San Suu Kyi was to spend many of her early years and much of her later life abroad. In 1967, she took a degree in Politics, Philosophy and Economics at St. Hugh's College, Oxford. From 1969 on, she worked for two years for the United Nations in New York. In 1972 she married Michael Aris, a British specialist on Tibet. For a time the family lived in Bhutan, but in the mid-seventies they moved back to Oxford. In addition to being a housewife with two small children, Aung San Suu Kyi kept up her academic work, gradually concentrating on modern Burmese history and literature. She was a visiting scholar at Kyoto University in Japan and at the Indian Institute of Advanced Studies in New Delhi. On her return to Burma in 1988, she broke off her studies at the London School of Oriental and African Studies. There is little in these outward events to suggest the role she was to embark on in 1988. But she was well prepared.

Aung San Suu Kyi sinh năm 1945. Phụ thân của bà bị giết khi bà mới hai tuổi. Bà không có ký ức riêng gì về cha mình. Thân mẫu của bà là một nhà ngoại giao, Aung San Suu Kyi đã sống nhiều năm tuổi trẻ và phần lớn phần đời về sau của mình ở nước ngoài. Vào năm 1967, bà lấy bằng về Chính Trị, Triết Học và Kinh Tế tại trường Cao Đẳng St. Hugh’s thuộc Đại Học Oxford. Từ năm 1969 về sau, bà làm việc hai năm cho Liên Hiệp Quốc tại New York. Năm 1972, bà thành hôn với Micheal Aris, một chuyên gia về Tây Tạng người Anh. Đã có thời gian gia đình họ sống ở Bhutan, nhưng vào giữa những năm bảy mươi, họ chuyển lại về Oxford. Ngoài việc là một người nội trợ với hai con nhỏ, Aung San Suu Kyi tiếp tục nghiên cứu và dần tập trung vào lịch sử và văn chương Burma hiện đại. Bà là học giả trong một thời gian ngắn tại Đại Học Kyoto, Nhật Bản và tại Học Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Ấn Độ tại New Delhi. Khi bà quay trở lại Burma năm 1988, bà bỏ dở công việc nghiên cứu của mình tại Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi London. Không có nhiều sự kiện bên ngoài gợi ý về vai trò mà bà (sẽ) dấn thân vào kể từ năm 1988. Tuy nhiên, bà đã sẵn sàng.

There is a great deal of evidence that the fate of her own people had constantly weighed on her mind. Her husband has told us how she often reminded him that one day she would have to return to Burma, and that she would count on his support.3 Her studies, too, as we have seen, became increasingly concentrated on Burma's modern history. The study of her father and the part he played in Burmese history no doubt increased her political commitment and sense that his mantle had fallen on her.4


Có rất nhiều bằng chứng rằng số phận những đồng bào mình đã thường xuyên đè nặng trên tâm trí người phụ nữ này. Người bạn đời của bà cho chúng tôi biết rằng bà thường nhắc nhở ông về một ngày bà sẽ phải quay trở về Burma, và bà sẽ cần đến sự giúp đỡ của ông. [3] Những nghiên cứu của bà, như chúng ta thấy, đã ngày càng tập trung vào lịch sử Burma hiện đại. Nghiên cứu về phụ thân mình và vai trò của ông trong lịch sử Burma hiển nhiên đã tăng cường sự tận tâm chính trị của bà và cảm giác rằng sứ mệnh của ông đã chuyển sang vai bà. [4]

In moving to Japan, she was virtually following in her father's footsteps. During the Second World War, it was from a base in Japan that Aung San built up Burma's independent national army. When Japan invaded Burma, Aung San and his men went too. Before long, they switched from fighting the British colonial power to resisting the occupying Japanese and supporting the retaking of Burma by the Allies. After the war, he led the negotiations with the British which were to lead to final independence. Aung San Suu Kyi appears to have felt an urgent need to study the process which led to Burma's independent statehood, and to understand the ideals governing the politics. In a beautiful essay comparing the Indian and Burmese experience of colonisation, she also brings out the special features of Burma's cultural heritage.5 History is important. You choose who you are by choosing which tradition you belong to. Aung San Suu Kyi seeks to call attention to what she sees as the best aspects of the national and cultural heritage and to identify herself with them. Such profound knowledge and such a deep sense of identity are an irresistible force in the political struggle.

Khi chuyển sang Nhật Bản, bà đã thực sự theo bước chân của phụ thân mình. Trong Thế Chiến Hai, Aung San đã xây dựng lực lượng quân đội độc lập của Burma từ một căn cứ của Nhật Bản. Khi Nhật xâm lược Burma, Aung San và binh sỹ của ông cũng theo về nước. Không lâu sau, họ chuyển mục tiêu từ đấu tranh chống sự đô hộ của người Anh sang kháng chiến chống quân chiếm đóng Nhật và ủng hộ quân Đồng Minh tái chiếm Burma. Sau cuộc chiến, ông dẫn đầu các cuộc thương thảo với người Anh để dẫn đến nền độc lập cuối cùng. Aung San Suu Kyi có vẻ như đã cảm nhận được sự cấp thiết phải nghiên cứu quá trình dẫn tới nền độc lập của nhà nước Burma, và để hiểu những tư tưởng chi phối nền chính trị. Trong một bài viết sắc sảo so sánh sự thực dân hóa ở Ấn và Burma, bà đã chỉ ra những nét đặc thù trong di sản văn hóa Burma. [5] Lịch sử là quan trọng. Chúng ta lựa chọn chúng ta là ai thông qua việc lựa chọn truyền thống nào chúng ta sẽ thuộc về. Aung San Suu Kyi tìm kiếm những nét mà bà nhìn nhận là các mặt tinh hoa nhất của di sản dân tộc và văn hóa và gắn bó mình với chúng. Kiến thức uyên bác này cùng với sự ý thức sâu sắc về bản sắc của mình là những sức mạnh không thể khuất phục trong đấu tranh chính trị.

The occasion of Aung San Suu Kyi's return to Burma in 1988 was, characteristically enough, not the political situation but her old mother's illness. The political turbulence had just begun, however. There had been demonstrations and confrontations with the police with some two hundred killed. The unrest continued while she was nursing her dying mother. That was the situation in which she resolved to take an active part in what she herself called "the second struggle for national independence".


Sự kiện Aung San Suu Kyi quay trở lại Burma năm 1988, về danh nghĩa, không liên quan đến tình hình chính trị mà do thân mẫu của bà lâm trọng bệnh. Dầu vậy, sự bất ổn chính trị cũng vừa bắt đầu. Đã có những cuộc biểu tình và đụng độ với cảnh sát và khoảng vài trăm người bị thiệt mạng. Tình trạng bất ổn tiếp tục trong khi bà chăm sóc thân mẫu đang trong tình trạng hấp hối. Đó là tình huống mà bà đã quyết tâm tham gia tích cực vào cái mà bà gọi là “cuộc đấu tranh lần thứ hai cho độc lập dân tộc”.

The military regime had seized power in Burma in 1962. The disturbances which broke out in 1988 were a reaction to growing repression. In the summer of that year, at a time when the situation was very uncertain, Aung San Suu Kyi intervened with a open letter to the government, proposing the appointment of a consultative committee of respected independent persons to lead the country into multi-party elections. In the letter, she emphasised the need for discipline and for refraining from the use of force on either side, and demanded the release of political prisoners.6


Chính thể quân sự lên nắm quyền ở Burma từ năm 1962. Tình trạng hỗn loạn nổ ra năm 1988 là một phản ứng đối với sự đàn áp ngày càng tăng. Trong mùa hè năm đó, vào thời điểm mà tình hình hết sức bấp bênh, Aung San Suu Kyi can thiệp bằng một lá thư gửi tới chính phủ, đề nghị thành lập một ủy ban tư vấn gồm các nhân vật độc lập có uy tín nhằm dẫn dắt đất nước đi tới các cuộc tuyển cử đa đảng. Trong thư, bà nhấn mạnh tầm quan trọng phải có kỷ luật và tránh sử dụng các biện pháp bạo lực từ cả hai phía, và đề nghị thả các tù nhân chính trị. [6]


A couple of days later, she addressed several hundred thousand people in front of the large Shwedagon Pagoda in Rangoon, presenting a political program based on human rights, democracy and non-violence. On the 18th of September, after hesitating for a few weeks, the armed forces reacted by tightening the restrictions. The so-called "State Law and Order Restoration Council" (SLORC) was established, and martial law was introduced under which meetings were banned and persons could be sentenced without trial.

Vài ngày sau đó, bà có buổi nói chuyện với vài trăm ngàn người trước cửa ngôi Chùa Shwedagon lớn tại Rangoon, nêu ra cương lĩnh chính trị dựa trên các quyền con người, dân chủ và bất bạo động. Vào ngày 18 tháng Chín, sau một vài tuần lưỡng lự, các lực lượng quân sự phản ứng lại bằng cách thắt chặt các hạn chế. Cái gọi là “Hội Đồng Tái Lập Trật Tự và Luật Pháp Nhà Nước” (SLORC) ra đời, và thiết quân luật được áp dụng mà theo đó các cuộc hội họp bị cấm và cá nhân có thể bị kết án không qua xét xử.

Political parties were not prohibited (perhaps with meetings banned it was thought unnecessary). A week after the establishment of SLORC, Aung San Suu Kyi and a few other members of the opposition founded the National League for Democracy, the NLD. She went on to engage in vigorous political activity, defying the ban on meetings and military provocations, and holding heavily attended political meetings all over the country. One remarkable feature of her political campaign was the appeal she had for the country's various ethnic groups, traditionally at odds with each other.


Các chính đảng không bị cấm (có lẽ vì với việc cấm các cuộc hội họp, họ cho rằng không cần phải làm thêm điều này). Một tuần sau sự ra đời của SLORC, Aung San Suu Kyi và một số ít các thành viên của lực lượng đối lập thành lập Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ”, viết tắt là NLD. Bà dấn bước, tham sự vào hoạt động chính trị mạnh mẽ, thách thức sự cấm đoán hội họp và các khiêu khích quân sự và tổ chức các cuộc mít tinh đông đảo trên toàn quốc. Một nét nổi bật trong chương trình chính trị là sự lôi cuốn của bà đối với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau trên cả nước mà trước nay vẫn thường xung đột.

It must have been her personal prestige which caused the regime to hesitate so long, but in July 1989 she was placed under house arrest. In May 1990, elections were held, in which the NLD won an overwhelming victory and over 80 per cent of the seats in the national assembly. There is general agreement that this was principally a triumph for Aung San Suu Kyi.


Chắc chắn vì uy tín cá nhân của bà mà chế độ phải ngần ngại lâu đến như vậy, nhưng vào tháng 7 năm 1989, bà bị quản thúc tại gia. Tháng 5 năm 1990, các cuộc bầu cử được tổ chức, theo đó NLD đã thắng lớn với hơn 80 phần trăm số ghế trong quốc hội. Mọi người đều đồng tình rằng về cơ bản, đó là một chiến thắng của Aung San Suu Kyi.

Why did the SLORC allow free elections? Probably because they expected a very different result, a result which would somehow have provided the legitimacy they needed to retain power. The dilemma of such regimes was demonstrated - trapped in their own lies. At any rate, they refused to accept the election result. The election was in effect annulled. The SLORC continued, but with reduced legitimacy. Lack of legitimacy is often made up for by increased brutality. Amnesty International has reported continuing serious violations of human rights.7 Today, the Burmese regime appears to have developed into one of the most repressive in the world.

Tại sao SLORC lại chấp nhận tuyển cử tự do? Có thể vì họ dự đoán một kết quả rất khác, một kết quả mà bằng cách nào đó cung cấp cho họ tính hợp hiến họ cần để duy trì quyền lực. Thế tiến thoái lưỡng nan của một chế độ như vậy đã lộ rõ – bị sa vào bẫy của chính những dối lừa mà họ tạo ra. Trong bất cứ trường hợp nào, họ từ chối công nhận kết quả bầu cử. Cuộc bầu cử đã bị thủ tiêu trên thực tế. SLORC tiếp tục cầm quyền, nhưng tính hợp hiến đã giảm đi. Mất tính hợp hiến thường được khỏa lấp bởi việc gia tăng đàn áp. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã báo cáo các vi phạm nghiêm trọng và liên tục về các quyền con người. [7] Ngày nay, chính quyền Burma có vẻ như đã phát triển thành một trong những chính thể đàn áp mạnh nhất trên toàn cầu.

In recent decades, the Norwegian Nobel Committee has awarded a number of Prizes for Peace in recognition of work for human rights.8 It has done so in the conviction that a fundamental prerequisite for peace is the recognition of the right of all people to life and to respect. Another motivation lies in the knowledge that in its most basic form, the concept of human rights is not just a Western idea, but common to all major cultures. Permit me in this connection to quote a paragraph of Aung San Suu Kyi's essay In Quest of Democracy:

Trong những thập kỷ gần đây, Ủy Ban Nobel Na Uy đã trao tặng một số Giải Hòa Bình vinh danh những đóng góp vì quyền con người. [8] Việc này được thực hiện dựa trên niềm tin rằng điều kiện tiên quyết cơ bản nhất cho hòa bình là sự nhìn nhận quyền của mọi người được sống và được tôn trọng. Một động cơ khác nằm ở nhận thức rằng, ở dạng cơ bản nhất, quan niệm về các quyền con người không chỉ là ý tưởng Tây Phương, mà chung cho tất cả các nền văn hóa chính. Cho phép tôi được trích đọc một đoạn trong bài viết "Trong Cuộc Kiếm Tìm Dân Chủ" của Aung San Suu Kyi:


Where there is no justice there can be no secure peace.
    ...That just laws which uphold human rights are the necessary foundations of peace and security would be denied only by closed minds which interpret peace as the silence of all opposition and security as the assurance of their own power. The Burmese associate peace and security with coolness and shade:
Ở đâu không có công lý, ở đó không có hòa bình bền vững.
…Luật pháp công bằng nâng đỡ các quyền con người là những nền tảng cần thiết của hòa bình và an ninh, điều này chỉ bị phủ nhận bởi những bộ óc đóng kín, những kẻ cho rằng hòa bình là sự câm lặng của các lực lượng đối lập và an ninh là phương tiện bảo đảm quyền lực của họ. Người Burma liên tưởng hòa bình và an ninh với sự dịu mát và bóng râm:


The shade of a tree is cool indeed
The shade of parents is cooler
The shade of teachers is cooler still
The shade of the ruler is yet more cool
But coolest of all is the shade of the Buddha's teachings.

Bóng râm của cây cỏ luôn dịu mát
Bóng râm của mẹ cha còn dịu mát hơn
Bóng râm của thầy còn dịu mát hơn nữa
Vẫn chưa bằng bóng râm của người cai trị
Nhưng mát dịu hơn cả là bóng râm của lời Phật dạy.


Thus to provide the people with the protective coolness of peace and security, rulers must observe the teachings of the Buddha. Central to these teachings are the concepts of truth, righteousness and loving kindness. It is government based on these very qualities that the people of Burma are seeking in their struggle for democracy.9

Vì vậy, để đem lại cho người dân sự dịu mát cần thiết của hòa bình và an ninh, các nhà cai trị phải thấm nhuần lời dạy của Đức Phật. Tâm điểm của những lời dạy này là quan niệm về sự thật, về lẽ phải và sự nhân ái. Một chính phủ dựa trên những phẩm chất như thế là một chính phủ mà người dân Burma tìm kiếm trong cuộc tranh đấu vì dân chủ. [9]


This is not the first time that political persecution at home has prevented a Peace Prize Laureate from receiving the prize in person. It happened to Carl von Ossietzky in 1936, ill in one of Hitler's concentration camps.10 It happened to Andrei Sakharov and to Lech Walesa. Ossietzky died before the regime fell, but Sakharov and Walesa saw their struggles succeed.11 It is our hope that Aung San Suu Kyi will see her struggle crowned with success.

Đây không phải lần đầu tiên sự ngược đãi chính trị tại quê hương đã ngăn cản Chủ Nhân Giải Hòa Bình đích thân tới nhận giải. Nó đã từng xảy ra với Carl von Ossietzky vào năm 1936, đau yếu trong một trại tập trung của Hitler. [10] Nó cũng từng xảy ra với Andrei Sakharov và với Lech Walesa. Ossietzky qua đời trước khi chế độ sụp đổ, nhưng Andrei Sakharov và Lech Walesa đã nhìn thấy những công cuộc đấu tranh của họ viên mãn. [11] Chúng ta hi vọng rằng Aung San Suu Kyi sẽ nhìn thấy cuộc tranh đấu của bà lên ngôi trong thành công.


However, we must also face up to the likelihood that this will not be the last occasion on which a Peace Prize Laureate is unable to attend. Let that remind us that in a world such as ours, peace and reconciliation cannot be achieved once and for all. We will never be able to lower our standards. On the contrary, a better world demands even greater vigilance of us, still greater fearlessness, and the ability to develop in ourselves the "profound simplicity" of which this year's Laureate has spoken. This applies to all of us as individuals, but must apply especially to those in positions of power and authority. Show humility and show fearlessness - like Aung San Suu Kyi. The result may be a better world to live in.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đối mặt với một khả năng rằng đây không phải là lần cuối cùng Chủ Nhân Giải Hòa Bình không thể tới tham dự. Hãy để điều đó nhắc nhở chúng ta rằng trong một thế giới như thế giới của chúng ta đang có đây, hòa bình và hòa hợp không thể đạt được một lần và cho mãi mãi. Chúng ta không bao giờ được phép hạ thấp các tiêu chuẩn của chúng ta. Ngược lại, một thế giới tốt đẹp hơn đòi hỏi ở chúng ta sự tỉnh táo hơn nữa, can đảm hơn nữa, và khả năng hình thành trong mỗi chúng ta sự “giản dị hết mực” như những gì Chủ Nhân Nobel của năm nay đã nói. Điều này áp dụng với mỗi chúng ta với tư cách là những cá nhân, và đặc biệt cần cho những người ở vị trí quyền lực và lãnh đạo. Hãy tỏ ra can đảm và khiêm nhường – như Aung San Suu Kyi. Kết quả có thể là một thế giới tốt đẹp hơn.



Translated by Lâm Yến

1. "Freedom from Fear" in Freedom, pp. 180-185. The reference is to the oft-quoted dictum of Lord Acton, "Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely".

2. In 1988, despite opposition by the government, Aung San Suu Kyi made a speechmaking tour throughout the country. She was walking with her associates along a street in a town, when soldiers lined up in front of the group, threatening to shoot if they did not halt. Suu Kyi asked her supporters to step aside, and she walked on. At the last moment the major in command ordered the soldiers not to fire. She explained later, "It seemed so much simpler to provide them with a single target than to bring everyone else in."

3. Freedom, Introduction, p. xvii.

4. "My Father", in Freedom, pp. 3-38. First published by Queensland Press in 1984 in the Leaders of Asia series under the title of Aung San. Reprinted in 1991 by Kiscadale, Edinburgh, as Aung San of Burma: A Biographical Portrait by His Daughter.

5. "Intellectual Life in Burma and India under Colonialism", in Freedom, pp. 82-139.

6. "The Formation of a People's Consultative Committee", 15 August 1988, translated by Suu Kyi, in Freedom, pp. 192-197. Her first political initiative.

7. Amnesty International received the Nobel Peace Prize in 1977. See Irwin Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980 (Singapore: World Scientific, 1997): 161-177. Amnesty International campaigned for Suu Kyi's release from detention as a "prisoner of conscience".

8. The 1935 award to the concentration camp prisoner Carl von Ossietzky may be considered the earliest human rights prize. Later such recipients were Albert Lutuli (1960), Martin Luther King, Jr. (1964), René Cassin (1968), Séan MacBride (1974), Amnesty International (1977), Adolfo Pérez Esquivel (1980), Lech Walesa (1983), Desmond Tutu (1984), Elie Wiesel (1986), and the 14th Dalai Lama (1989). After 1991 such grantees were Rigoberta Menchú Tum (1992), and the 1996 laureates from East Timor, José Ramos-Horta and Bishop Belo. See Abrams, The Nobel Peace Prize and the Laureates (Boston: G.K. Hall), 3rd printing, 1990): 175-6 and entries on these laureates. Also the lectures of the most recent human rights laureates in Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980, cited in the previous endnote, and the companion volume for 1981-1990.

9. Quest for Democracy", in Freedom, pp. 167-179, esp. pp. 177-178.

10. The international campaign for the prize for Carl von Ossietzky had already brought about his removal from the camp to a hospital in Berlin before the Norwegian Nobel Committee announced in 1936 that he would be awarded the postponed prize of 1935. The Nazi government refused permission for him to go to Oslo for the award ceremony. See Irwin Abrams, The Nobel Peace Prizes, pp. 125-129; Abrams, "Carl von Ossietzky Retrospective", The Nobel Prize Annual 1989 (Boston: G.K. Hall, 1990): 12-23.
[1]“Freedom from Fear” trong Freedom, pp. 180-185. Trích dẫn lời châm ngôn thường được dẫn của Huân Tước Acton, “Quyền lực luôn có khuynh hướng tha hóa và quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối”.
[2]Năm 1988, mặc cho sự phản đối của nhà nước, Aung San Suu Kyi thực hiện chuyến diễn thuyết khắp đất nước. Khi bà đang dạo bước cùng các đồng sự trên một con phố, binh lính đã dàn hàng trước nhóm của bà và đe dọa sẽ nổ súng nếu họ không dừng bước. Suu Kyi yêu cầu các đồng sự của mình lùi ra và bà bước lên. Vào giây phút cuối cùng, người thiếu tá chỉ huy đã hạ lệnh cho binh sĩ không khai hỏa. Bà sau đó đã giải thích, “Có vẻ như sẽ đơn giản hơn nhiều khi đem đến cho họ một mục tiêu hơn là đem tất cả những người khác vào”
[3]Freedom, Lời giới thiệu, trang. xvii.
[4]“My Father”, in Freedom, pp. 3-38. Lần đầu tiên xuất bản do Queensland Press năm 1984 trong loạt bài về các Lãnh Đạo của Á Châu dưới tên Aung San. Tái bản năm 1991 do Kiscadale, Edinburgh, với tên Aung San of Burma: A Biographical Portrait by His Daughter.[Aung San của Miến Ðiện: Chân dung Tiểu sử qua Con gái ông].
[5]“Intellectual Life in Burma and India under Colonialism” [Ðời sống trí thức ở Miến Ðiện và Ấn Ðộ trong thời Thuộc điạ], trong Freedom, pp. 82-139.
[6]“The Formation of a People’s Consultative Committee” [Sự hình thành một Ủy ban Cố vấn của Nhân dân], 15 Tháng Tám 1988, dịch bởi by Suu Kyi, trong Freedom, trang. 192-197. Đề xướng chính trị đầu tiên của bà.
[7]Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 1977. Xem Irwin Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980 [Các diễn văn Nobel Hòa bình] (Singapore: World Scientific, 1997): 161-177. Ân Xá Quốc Tế tổ mở chiến dịch tranh đấu gây áp lực bãi bỏ quản chế với Suu Kyi, một “tù nhân lương tâm”.
[8]Giải thưởng năm 1935 cho tù nhân trại tập trung Carl von Ossietzky có thể được coi là giải thưởng nhân quyền sớm nhất. Những người nhận giải sau này gồm Albert Lutuli (1960), Martin Luther King, Jr. (1964), René Cassin (1968), Séan MacBride (1974), Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (1977), Adolfo Pérez Esquivel (1980), Lech Walesa (1983), Desmond Tutu (1984), Elie Wiesel (1986) và Dalai Lama thứ 14 (1989). Sau năm 1991, gồm Rigoberta Menchú Tum (1982), và chủ nhân của năm 1996 từ Đông Timor, José Ramos-Horta và giám mục Belo. Xem Abrams, The Nobel Peace Prize and the Laureates (Boston: G.K. Hall), 3rd printing, 1990): 175-6 và phần giới thiệu về những người nhận giải này. Và những bài giảng của các chủ nhân giải Nobel nhân quyền gần đây nhất trong Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980, trích dẫn trong phần chú trên, và tập dành cho năm 1981-1990.
[9]Quest for Democracy”, trong Freedom, trang. 167-179, đặc biệt trang 177-178.
[10]Chiến dịch quốc tế vận động trao giải cho Carl von Ossietzky đã khiến ông được đưa ra khỏi trại tập trung và chuyển đến một bệnh viện tại Berlin trước khi Ủy Ban Nobel Na Uy tuyên bố vào năm 1936 rằng ông được nhận giải thưởng hoãn từ năm 1935. Chính quyền Phát xít từ chối không cho ông tới Oslo tham dự lễ nhân giải. Xem Irwin Abrams, The Nobel Peace Prizes, pp. 125-129; Abrams, “Carl von Ossietzky Retrospective”, The Nobel Prize Annual 1989 (Boston: G.K. Hall, 1990): 12-23.
[11]Từ Nobel Lectures, Peace 1991-1995, Editor Irwin Abrams, World Scientific Publishing Co., Singapore, 1999.
http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1991/presentation-speech.html

In Praise of Reading and Fiction CA NGỢI ĐỌC SÁCH VÀ HƯ CẤU (DIỄN TỪ NOBEL VĂN HỌC 2010)




In Praise of Reading and Fiction

CA NGỢI ĐỌC SÁCH VÀ HƯ CẤU (DIỄN TỪ NOBEL VĂN HỌC 2010)

MARIO VARGAS LLOSA
MARIO VARGAS LLOSA

Literature Nobel Lecture

Diễn từ nhận giải Nobel Văn học 2010
I learned to read at the age of five, in Brother Justiniano’s class at the De la Salle Academy in Cochabamba, Bolivia. It is the most important thing that has ever happened to me. Almost seventy years later I remember clearly how the magic of translating the words in books into images enriched my life, breaking the barriers of time and space and allowing me to travel with Captain Nemo twenty thousand leagues under the sea, fight with d’Artagnan, Athos, Portos, and Aramis against the intrigues threatening the Queen in the days of the secretive Richelieu, or stumble through the sewers of Paris, transformed into Jean Valjean carrying Marius’s inert body on my back.

Tôi học đọc lúc năm tuổi, trong lớp của sư huynh Justiniano ở trường trung học de La Salle tại Cochabamba, nước Bolivia. Đó là điều quan trọng nhất từ trước tới nay xảy ra cho tôi. Gần bảy mươi năm sau tôi còn nhớ rành mạch cái ma thuật của việc chuyển dịch những từ trong sách thành hình ảnh đã làm phong phú đời sống tôi, phá những rào cản về thời gian và không gian và cho phép tôi phiêu lưu cùng thuyền trưởng Nemo hai vạn dặm dưới biển sâu, chiến đấu với mấy chàng ngự lâm pháo thủ d’Artagnan, Athos, Porthos, và Aramis chống lại những âm mưu đe doạ Nữ hoàng trong thời của vị hồng y giáo chủ hoạt động bí mật Richelieu, hay vấp ngã qua những đường cống ngầm ở Paris, biến thành Jean Valjean cõng thân thể bất động của Marius trên lưng tôi.

Reading changed dreams into life and life into dreams and placed the universe of literature within reach of the boy I once was. My mother told me the first things I wrote were continuations of the stories I read because it made me sad when they concluded or because I wanted to change their endings. And perhaps this is what I have spent my life doing without realizing it: prolonging in time, as I grew, matured, and aged, the stories that filled my childhood with exaltation and adventures.

Việc đọc sách biến giấc mơ thành đời sống và đời sống thành giấc mơ và đặt vũ trụ của văn học trong tầm tay với của cậu bé tôi từng là. Mẹ tôi kể cho tôi nghe rằng những cái đầu tiên tôi viết là những sự tiếp tục của những chuyện tôi đọc bởi nó làm tôi buồn khi chúng kết thúc hoặc bởi tôi muốn thay đổi các hồi chung cuộc. Và có lẽ đây là điều tôi đã trải đời ra làm mà không hay: kéo dài trong thời gian, khi tôi trưởng thành, già giặn, và tuổi tác, những câu chuyện đã đong đầy thời thơ ấu của tôi bằng những say mê và phiêu lưu.

I wish my mother were here, a woman who was moved to tears reading the poems of Amado Nervo and Pablo Neruda, and Grandfather Pedro too, with his large nose and gleaming bald head, who celebrated my verses, and Uncle Lucho, who urged me so energetically to throw myself body and soul into writing even though literature, in that time and place, compensated its devotees so badly. Throughout my life I have had people like that at my side, people who loved and encouraged me and infected me with their faith when I had doubts. Thanks to them, and certainly to my obstinacy and some luck, I have been able to devote most of my time to the passion, the vice, the marvel of writing, creating a parallel life where we can take refuge against adversity, one that makes the extraordinary natural and the natural extraordinary, that dissipates chaos, beautifies ugliness, eternalizes the moment, and turns death into a passing spectacle.

Tôi ước gì mẹ tôi có mặt ở đây, bà luôn luôn xúc động đến rơi nước mắt khi đọc những bài thơ của Amado Nervo và Pablo Neruda; và cả ông tôi là Pedro nữa, với chiếc mũi bự và đầu sói bóng loáng, người đã chúc mừng những vần thơ của tôi, và cậu Lucho, người giục tôi mãnh liệt lao cả thân và hồn vào việc viết mặc dù văn chương, vào thời đó và nơi đó, tưởng thưởng cho những tín đồ của nó quá ư tồi tệ. Suốt đời tôi đã có những người như thế cạnh bên, những người yêu thương và khích lệ tôi và làm tôi lây nhiễm niềm tin của họ khi tôi còn hồ nghi. Nhờ họ và chắc chắn cũng nhờ sự bướng bỉnh và phần nào vận may của tôi, tôi đã có thể hiến phần lớn đời mình cho thú đam mê này, tật xấu này, và sự kì diệu này: viết, sáng tạo một đời sống song song nơi ta có thể an trú chống nghịch cảnh, và nó làm cái làm phi thường hoá tự nhiên, cái tự nhiên hoá phi thường, tiêu tán hỗn mang, làm đẹp cái xấu, làm khoảnh khắc thành vĩnh hằng, và biến cái chết thành một cảnh tượng thoáng qua.

Writing stories was not easy. When they were turned into words, projects withered on the paper and ideas and images failed. How to reanimate them? Fortunately, the masters were there, teachers to learn from and examples to follow. Flaubert taught me that talent is unyielding discipline and long patience. Faulkner, that form – writing and structure – elevates or impoverishes subjects. Martorell, Cervantes, Dickens, Balzac, Tolstoy, Conrad, Thomas Mann, that scope and ambition are as important in a novel as stylistic dexterity and narrative strategy. Sartre, that words are acts, that a novel, a play, or an essay, engaged with the present moment and better options, can change the course of history. Camus and Orwell, that a literature stripped of morality is inhuman, and Malraux that heroism and the epic are as possible in the present as is the time of the Argonauts, the Odyssey, and the Iliad.

Viết truyện không dễ. Khi chúng biến thành lời, những dự án héo khô trên giấy và những ý tưởng và hình ảnh thất bại. Làm sao cho chúng hồi sinh? May thay có những vị tôn sư ở đó, những bậc thầy để học hỏi và những thí dụ để noi theo. Flaubert dạy tôi rằng tài năng là một công phu bất khuất và một sự kiên trì dài lâu. Faulkner dạy rằng, dạng thức — văn viết và cấu trúc — là thứ nâng lên hoặc làm nghèo các đề tài. Martorell, Cervantes, Dickens, Balzac, Tolstoy, Conrad, Thomas Mann dạy rằng phạm vi và cao vọng cũng quan trọng trong một tiểu thuyết như kĩ xảo văn phong và chiến lược tự sự. Sartre dạy rằng từ ngữ là hành vi, rằng một tiểu thuyết, một kịch bản hoặc một luận văn dấn thân vào khoảnh khắc hiện tại và những lựa chọn tốt hơn, có thể thay đổi dòng lịch sử. Camus và Orwell dạy rằng văn học tước bỏ đạo đức là phi nhân; và Malraux dạy rằng chủ nghĩa anh hùng và sử thi là khả dĩ trong thời nay như trong thời Hi Lạp cổ đại của các thuỷ thủ trên chiếc thuyền Argo, thời của Odyssey, và Iliad.

If in this address I were to summon all the writers to whom I owe a few things or a great deal, their shadows would plunge us into darkness. They are innumerable. In addition to revealing the secrets of the storytelling craft, they obliged me to explore the bottomless depths of humanity, admire its heroic deeds, and feel horror at its savagery. They were my most obliging friends, the ones who vitalized my calling and in whose books I discovered that there is hope even in the worst of circumstances, that living is worth the effort if only because without life we could not read or imagine stories.

Nếu trong bài nói chuyện này tôi viện dẫn mọi nhà văn mà tôi mắc nợ ít điều, thì bóng của họ sẽ tràn lấp chúng ta vào tối đen. Họ là vô số kể. Ngoài việc khơi mở những bí quyết của nghề kể chuyện, họ làm tôi có nghĩa vụ thăm dò những tầng sâu không đáy của tính người, thán phục những hành động anh hùng của nó, và cảm thấy kinh hoàng trước sự man rợ của nó. Họ là những người bạn tôi mang ơn nhất, những kẻ làm sống động tiếng kêu gọi cho tôi, và trong những sách của họ tôi khám phá ra rằng, có hi vọng ngay cả trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, rằng sự sống là đáng cho chúng ta cố mà sống, dẫu chỉ vì không có đời sống chúng ta không thể nào đọc hoặc tưởng tượng ra những câu chuyện.

At times I wondered whether writing was not a solipsistic luxury in countries like mine, where there were scant readers, so many people who were poor and illiterate, so much injustice, and where culture was a privilege of the few. These doubts, however, never stifled my calling, and I always kept writing even during those periods when earning a living absorbed most of my time. I believe I did the right thing, since if, for literature to flourish, it was first necessary for a society to achieve high culture, freedom, prosperity, and justice, it never would have existed. But thanks to literature, to the consciousness it shapes, the desires and longings it inspires, and our disenchantment with reality when we return from the journey to a beautiful fantasy, civilization is now less cruel than when storytellers began to humanize life with their fables. We would be worse than we are without the good books we have read, more conformist, not as restless, more submissive, and the critical spirit, the engine of progress, would not even exist. Like writing, reading is a protest against the insufficiencies of life. When we look in fiction for what is missing in life, we are saying, with no need to say it or even to know it, that life as it is does not satisfy our thirst for the absolute – the foundation of the human condition – and should be better. We invent fictions in order to live somehow the many lives we would like to lead when we barely have one at our disposal.

Đôi khi tôi tự hỏi phải chăng viết văn là một sự xa xỉ tự kỉ trong những xứ sở như của tôi, nơi không có bao nhiêu người đọc và quá nhiều người là người nghèo và mù chữ, có quá nhiều bất công, và ở đó văn hoá là một đặc quyền cho số ít. Tuy nhiên những hoài nghi này chẳng bao giờ làm tắt tiếng kêu gọi cho tôi, và tôi luôn luôn vẫn viết ngay cả trong những giai đoạn mà việc kiếm sống thu hút phần lớn thời gian của tôi. Tôi tin rằng tôi đã làm đúng, bởi vì nếu, để văn học nảy nở mà trước tiên cần một xã hội lên tới trình độ cao, tới tự do, tới thịnh vượng và công lí thì văn học đã chẳng hề tồn tại. Nhưng nhờ có văn học, nhờ những ý thức mà nó hình thành, những ham muốn và những mong mỏi mà nó gợi hứng và sự tỉnh mộng với thực tại khi chúng ta quay về từ cuộc du hành đến cõi hoang tưởng tuyệt vời, văn minh hiện nay đỡ tàn ác hơn là khi những người kể chuyện khởi sự làm cuộc sống mang tính người với những câu chuyện ngụ ngôn của họ. Chúng ta hẳn đã tồi tệ hơn hiện giờ nếu không có những cuốn sách hay mà chúng ta đã đọc; chúng ta hẳn đã tuân theo lề thói hơn, kém bồn chồn, kém bất khuất; và tinh thần phê phán vốn là đầu máy của tiến bộ thậm chí còn chẳng tồn tại nữa. Giống như việc viết, đọc là phản kháng lại những thiếu hụt của cuộc sống. Khi chúng ta nhìn vào hư cấu để tìm những gì là vắng bóng trong cuộc sống, chúng ta đang nói, mà chẳng cần lên tiếng hoặc thậm chí biết mơ rằng đời sống như đang có không thoả mãn sự khao khát của chúng ta về cái tuyệt đối — nền tảng của thân phận con người — và cuộc đời phải nên tốt đẹp hơn. Chúng ta sáng chế ra những hư cấu để sau đó có thể sống nhiều cuộc đời mà chúng ta muốn sống trong khi chúng ta chỉ có một cuộc đời trong tầm tay.

Without fictions we would be less aware of the importance of freedom for life to be livable, the hell it turns into when it is trampled underfoot by a tyrant, an ideology, or a religion. Let those who doubt that literature not only submerges us in the dream of beauty and happiness but alerts us to every kind of oppression, ask themselves why all regimes determined to control the behavior of citizens from cradle to grave fear it so much they establish systems of censorship to repress it and keep so wary an eye on independent writers. They do this because they know the risk of allowing the imagination to wander free in books, know how seditious fictions become when the reader compares the freedom that makes them possible and is exercised in them with the obscurantism and fear lying in wait in the real world. Whether they want it or not, know it or not, when they invent stories the writers of tales propagate dissatisfaction, demonstrating that the world is badly made and the life of fantasy richer than the life of our daily routine. This fact, if it takes root in their sensibility and consciousness, makes citizens more difficult to manipulate, less willing to accept the lies of the interrogators and jailers who would like to make them believe that behind bars they lead more secure and better lives.

Không có những hư cấu chúng ta sẽ ít nhận thức về tầm quan trọng của tự do làm cho đời đáng sống, và về địa ngục mà đời sống trở thành khi tự do này bị giày đạp dưới chân bởi một bạo chúa, một hình thái ý thức, hoặc một tông giáo. Để những ai ngờ vực việc văn học không chỉ nhấn chìm chúng ta trong giấc mơ về cái đẹp và hạnh phúc mà còn cảnh giác chúng ta với mọi loại áp bức, hãy để họ tự hỏi vì sao mọi chế độ quyết tâm kiểm soát hành vi của các công dân từ trong nôi đến nấm mồ lại sợ hãi văn học nhiều tới nỗi chúng phải thiết lập những hệ thống kiểm duyệt để kiềm chế nó và giữ con mắt canh chừng đến điều với những nhà văn độc lập. Những chế độ này làm thế bởi vì chúng biết cả cơ nguy của việc để cho trí tưởng tượng lang thang tự do trong sách, biết những hư cấu trở nên phiến loạn xiết bao khi người đọc so sánh cái tự do khiến cho các hư cấu này có thể phiêu bồng và được thi triển trong đó với đường lối ngu dân và sự sợ hãi nằm chờ trong thế giới hiện thực dù cho họ muốn hay không, biết hay không. Khi sáng chế ra những câu chuyện, các nhà văn của truyện kể cũng phát tán sự bất mãn, chứng minh rằng thế giới được tạo ra một cách tồi tệ, rằng đời sống của tưởng tượng thì giàu có hơn lề thói thường ngày của chúng ta. Thực kiện này, nếu nó bám rễ trong cảm xúc và ý thức của họ, sẽ làm cho các công dân khó mà bị thao túng hơn, ít vui lòng chấp nhận những dối trá của bọn thẩm vấn và cai ngục, là những bọn muốn làm cho họ tin rằng đằng sau những chấn song của ngục tù, họ sẽ sống đời tốt đẹp và an toàn hơn.

Good literature erects bridges between different peoples, and by having us enjoy, suffer, or feel surprise, unites us beneath the languages, beliefs, habits, customs, and prejudices that separate us. When the great white whale buries Captain Ahab in the sea, the hearts of readers take fright in exactly the same way in Tokyo, Lima, or Timbuctu. When Emma Bovary swallows arsenic, Anna Karenina throws herself in front of the train, and Julien Sorel climbs to the scaffold, and when, in “El sur,” the urban doctor Juan Dahlmann walks out of that tavern on the pampa to face a thug’s knife, or we realize that all the residents of Comala, Pedro Páramo’s village, are dead, the shudder is the same in the reader who worships Buddha, Confucius, Christ, Allah, or is an agnostic, wears a jacket and tie, a jalaba, a kimono, or bombachas. Literature creates a fraternity within human diversity and eclipses the frontiers erected among men and women by ignorance, ideologies, religions, languages, and stupidity.

Văn học tốt đẹp hơn dựng nên những cây cầu giữa các dân tộc khác nhau, và bằng cách làm chúng ta hưởng thụ, đau khổ hoặc ngạc nhiên, kết hợp chúng ta vượt qua những ngôn ngữ, tín ngưỡng, tập quán, và thành kiến chia rẽ chúng ta. Khi con cá voi trắng chôn thuyền trưởng Ahab trong lòng biển cả, trái tim người đọc cũng thắt lại giống nhau ở Tokyo, Lima, hoặc Timbuctu. Khi Emma Bovary uống thạch tín, Khi Anna Karenina gieo mình xuống đằng trước xe lửa. Và Julien Sorel leo lên đoạn đầu đài, và khi, trong tác phẩm El sur [Phương Nam, của Borges], viên bác sĩ thanh lịch Juan Dahlmann bước khỏi quán rượu trên dải đồng cỏ để giáp mặt với lưỡi dao của tên vô lại, hoặc khi chúng ta nhận thức rằng mọi người dân cư ngụ ở Comala, trong cái làng của truyện Pedro Páramo đều chết cả, sự rùng mình là giống hệt nhau nơi người đọc thờ phụng đức phật, Khổng Tử, Kitô, Allah, hoặc là một người theo thuyết bất khả tri, dù y mặc bộ áo khoác thắt dây cổ, áo jabala, áo kimono hoặc bombachas. Văn học sáng tạo một tình anh chị em bên trong sự đa phức của loài người và làm khuất đi những đường biên dựng lên giữa đàn ông và đàn bà bằng vô minh, những hình thái ý thức, các tông giáo, các ngôn ngữ, các sự ngu xuẩn.

Since every period has its horrors, ours is the age of fanatics, of suicide terrorists, an ancient species convinced that by killing they earn heaven, that the blood of innocents washes away collective affronts, corrects injustices, and imposes truth on false beliefs. Every day, all over the world, countless victims are sacrificed by those who feel they possess absolute truths. With the collapse of totalitarian empires, we believed that living together, peace, pluralism, and human rights would gain the ascendancy and the world would leave behind holocausts, genocides, invasions, and wars of extermination. None of that has occurred. New forms of barbarism flourish, incited by fanaticism, and with the proliferation of weapons of mass destruction, we cannot overlook the fact that any small faction of crazed redeemers may one day provoke a nuclear cataclysm. We have to thwart them, confront them, and defeat them. There aren’t many, although the tumult of their crimes resounds all over the planet and the nightmares they provoke overwhelm us with dread. We should not allow ourselves to be intimidated by those who want to snatch away the freedom we have been acquiring over the long course of civilization. Let us defend the liberal democracy that, with all its limitations, continues to signify political pluralism, coexistence, tolerance, human rights, respect for criticism, legality, free elections, alternation in power, everything that has been taking us out of a savage life and bringing us closer – though we will never attain it – to the beautiful, perfect life literature devises, the one we can deserve only by inventing, writing, and reading it. By confronting homicidal fanatics we defend our right to dream and to make our dreams reality.

Bởi mỗi giai đoạn đều có nỗi kinh hoàng của nó, nỗi kinh hoàng của thời chúng ta là những kẻ cuồng tín, của những tên khủng bố tự sát, là một chủng loại cổ xưa tin chắc rằng giết người là được lên thiên đàng, rằng máu của những kẻ vô tội rửa sạch những sỉ nhục tập thể, đính chính lại những bất công, và áp đặt chân lí lên những niềm tin sai trái. Mọi ngày, trên khắp thế giới, vô số nạn nhân bị hi sinh bởi những kẻ cảm thấy họ sở hữu những chân lí tuyệt đối. Với sự sụp đổ của những đế quốc toàn trị, chúng ta đã tin rằng việc sống chung, hoà bình, đa nguyên, và nhân quyền sẽ chiếm thượng phong và thế giới sẽ bỏ lại sau những lò thiêu, diệt chủng, xâm lăng, và chiến tranh trừ khử. Không điều nào trong đó đã xảy ra. Những dạng thức mới của man rợ nở rộ, kích động bằng cuồng tín, và với sự thịnh phát của các vũ khí huỷ hoại đại thể, chúng ta không thể làm ngơ trước sự kiện là bất cứ phe nhóm nhỏ bé gồm những tay cứu thế khùng điên nào cũng có thể một ngày kia kích động một chấn động hạt nhân. Chúng ta phải ngăn trở chúng, đối đầu với chúng, và đánh bại chúng. Chúng không có bao lăm, mặc dù sự náo loạn do những tội ác của chúng rền vang khắp hành tinh và những ác mộng chúng dấy lên làm chúng ta tràn ngập bàng hoàng. Chúng ta không được cho phép mình bị trấn áp bởi những kẻ muốn tước đoạt sự tự do mà chúng ta đã thủ đắc qua dòng dài và anh dũng của tiến trình văn minh. Chúng ta hãy bảo vệ nền dân chủ tự do vốn, với tất cả hạn chế của nó, tiếp tục làm sáng nghĩa cho đa nguyên chính trị, chung sống, khoan dung, nhân quyền, tôn trọng sự phê phán, pháp lí, bầu cử tự do, hoán chuyển quyền lực, mọi thứ đã từng đưa chúng ta ra khỏi đời sống man dã và mang chúng ta lại gần hơn — dù chẳng bao giờ đạt tới — với cuộc sống đẹp tươi, hoàn hảo mà văn học đặt ra, thứ chúng ta chỉ xứng đáng bằng cách phát minh, viết và đọc. Bằng cách đối đầu với những kẻ cuồng tín sát nhân chúng ta bảo vệ quyền chúng ta ước mơ và làm những giấc mơ của chúng ta thành hiện thực.

In my youth, like many writers of my generation, I was a Marxist and believed socialism would be the remedy for the exploitation and social injustices that were becoming more severe in my country, in Latin America, and in the rest of the Third World. My disillusion with statism and collectivism and my transition to the democrat and liberal that I am – that I try to be – was long and difficult and carried out slowly as a consequence of episodes like the conversion of the Cuban Revolution, about which I initially had been enthusiastic, to the authoritarian, vertical model of the Soviet Union; the testimony of dissidents who managed to slip past the barbed wire fences of the Gulag; the invasion of Czechoslovakia by the nations of the Warsaw Pact; and because of thinkers like Raymond Aron, Jean Francois Rével, Isaiah Berlin, and Karl Popper, to whom I owe my reevaluation of democratic culture and open societies. Those masters were an example of lucidity and gallant courage when the intelligentsia of the West, as a result of frivolity or opportunism, appeared to have succumbed to the spell of Soviet socialism or, even worse, to the bloody witches’ Sabbath of the Chinese Cultural Revolution.

Trong thời thanh niên tôi, giống nhiều nhà văn cùng thế hệ, là một người theo chủ nghĩa Marx và tin rằng chủ nghĩa xã hội sẽ là liều thuốc cho sự bóc lột và những bất công xã hội đang trầm trọng hơn trong xứ sở của tôi, ở châu Mĩ Latinh, và ở phần còn lại của Thế giới thứ Ba. Việc tỉnh mộng của tôi đối với chủ nghĩa nhà nước và chủ nghĩa tập thể và sự chuyển biến thành người dân chủ và tự do như tôi ngày nay — mà tôi gắng sức làm — đã là dài lâu và khó khăn và diễn ra chậm chạp như là một hậu quả của những hồi đoạn, như là sự hoán cải của Cách mạng Cuba, mà thoạt đầu tôi hăng say, vào cái khuôn thẳng đứng, chuyên quyền của Liên xô; chứng từ của những người li khai đã tìm cách truyền lọt qua những hàng rào kẽm gai của quần đảo ngục tù Gulag; sự xâm lăng Tiệp khắc của những nước thuộc Hiệp ước Vácsava; và nhờ những nhà tư tưởng như Raymond Aron, Jean-Franscois Revel, Isaiah Berlin, và Karl Popper, nhờ họ tôi mới đánh giá lại được văn hoá dân chủ và những xã hội cởi mở. Những vị thầy đó là một gương mẫu về sáng suốt và can trường trong khi giới trí thức của Phương Tây, do phù phiếm hoặc chủ nghĩa cơ hội, dường như đã gục quỵ trước lá bùa của chủ nghĩa xã hội Xô viết, và tệ hơn nữa, trước lễ sabát của những phù thủy đẫm máu của cuộc Cách mạng Văn hoá Trung quốc.

As a boy I dreamed of coming some day to Paris because, dazzled by French literature, I believed that living there and breathing the air breathed by Balzac, Stendhal, Baudelaire, and Proust would help transform me into a real writer, and if I did not leave Peru I would be only a pseudo Sundays-and-holidays writer. And the truth is I owe to France and French culture unforgettable lessons, for example that literature is as much a calling as it is a discipline, a job, an obstinacy. I lived there when Sartre and Camus were alive and writing, in the years of Ionesco, Beckett, Bataille, and Cioran, the discovery of the theater of Brecht and the films of Ingmar Bergman, the Theatre National Populaire of Jean Vilar and the Odéon of Jean-Louis Barrault, of the Nouvelle Vague and the Nouveau Roman and the speeches, beautiful literary pieces, of André Malraux, and what may have been the most theatrical spectacle in Europe during that time, the press conferences and Olympic thunderings of General de Gaulle. But perhaps I am most grateful to France for the discovery of Latin America. There I learned that Peru was part of a vast community united by history, geography, social and political problems, a certain mode of being, and the delicious language it spoke and wrote. And in those same years, it was producing a new, forceful literature. There I read Borges, Octavio Paz, Cortázar, García Márquez, Fuentes, Cabrera Infante, Rulfo, Onetti, Carpentier, Edwards, Donoso, and many others whose writings were revolutionizing narrative in the Spanish language, and thanks to whom Europe and a good part of the world discovered that Latin America was not the continent only of coups, operetta despots, bearded guerrillas, and the maracas of the mambo and the cha-cha-cha but of ideas, artistic forms, and literary fantasies that transcended the picturesque and spoke a universal language.

Khi là đứa bé con tôi đã mơ mộng một ngày kia tới được Paris bởi, choáng ngợp vì văn học Pháp, tôi đã tin rằng sống ở đó và hít thở làn không khí mà Balzac, Stendhal, Baudelaire, và Proust đã hít thở, sẽ giúp việc chuyển biến tôi thành một nhà văn thực sự, và nếu tôi không lìa xa Peru thì tôi chỉ là một nhà văn giả hiệu trong những ngày chủ nhật và ngày lễ. Và sự thật là tôi mắc nợ nước Pháp và văn hoá Pháp những bài học không thể nào quên, chẳng hạn như văn học vừa là một kêu gọi vừa là một giới luật, một việc làm nhà nghề, một sự ngoan cường. Tôi đã sống ở đó, khi Sartre và Camus còn sống và viết, trong những năm của Beckett, Bataille, Ionesco, và Cioran, sự khám phá kịch nghệ của Brecht và những phim của Ingmar Bergman, Théâtre national populaire (sân khấu quốc gia bình dân) của Jean Vilar, và nhà hát Odéon của Jean-Louis Barrault, la Nouvelle Vague (Đợt sóng mới) và le Nouveau Roman (Tiểu thuyết mới) và những diễn văn, những áng văn can trường của André Malraux, và cái có thể đã là cảnh tượng đóng tuồng nhất châu Âu suốt thời đó, tức là những cuộc họp báo và những lời tuyên bố sấm sét từ đỉnh Olympia của tướng de Gaulle. Nhưng có lẽ điều tôi chịu ơn nước Pháp nhất là đã làm tôi khám phá ra châu Mĩ Latinh. Chính ở đó mà tôi học được rằng Peru là thành phần của một cộng đồng rộng lớn kết hợp bằng lịch sử, địa lí, vấn nạn xã hội và chính trị, bởi một cách thế sống nhất định và cái ngôn ngữ ngọt dịu nó nói năng và viết lách. Và cộng đồng này sản sinh ra trong cùng những năm đó, một nền văn học đổi mới và phấn khởi. Chính ở đó mà tôi đã đọc Borges, Octavio Paz, Cortázar, García Márquez, Fuentes, Cabrera Infante, Rulfo, Onetti, Carpentier, Edwards, Donoso, và nhiều người khác nữa, mà những văn bản khi đó làm cách mạng trong văn viết tự sự bằng tiếng Tâybannha và nhờ những áng văn đó mà châu Âu và một phần lớn của thế giới khám phá ra rằng châu Mĩ Latinh, không phải chỉ là lục địa của những cuộc đảo chính, những thủ lãnh quân phiệt phường tuồng, những du kích quân râu rậm và những trái bầu khô rung theo điệu mambo hoặc cha-cha-cha, nhưng trên hết là lục địa của những tư tưởng, những dạng thức nghệ thuật và những huyễn tưởng văn học vượt ngoài tính tranh vẽ nên thơ để nói lên một ngôn ngữ đại đồng.

From that time to this, not without stumbling and blunders, Latin America has made progress although, as César Vallejo said in a poem, Hay, hermanos, muchísimo que hacer [There is still, brothers, so much to do]. We are afflicted with fewer dictatorships than before, only Cuba and her named successor, Venezuela, and some pseudo populist, clownish democracies like those in Bolivia and Nicaragua. But in the rest of the continent democracy is functioning, supported by a broad popular consensus, and for the first time in our history, as in Brazil, Chile, Uruguay, Peru, Colombia, the Dominican Republic, Mexico, and almost all of Central America, we have a left and a right that respect legality, the freedom to criticize, elections, and succession in power. That is the right road, and if it stays on it, combats insidious corruption, and continues to integrate with the world, Latin America will finally stop being the continent of the future and become the continent of the present.

Từ thời kì đó đến mãi ngày nay, chẳng phải không có loạng choạng và lỡ bước, châu Mĩ Latinh đã tiến bộ nhưng, như César Vallejo đã nói trong câu thơ này: Hay, hemanos, muchisimo que hacer [Hỡi, anh em ơi, còn nhiều cái phải làm.] Chúng tôi ít còn phải chịu nạn độc tài như trước đây, ngoại trừ ở Cuba và Venezuela, là nước sẵn sàng kế vị, cũng như trong những nền dân chủ giả hiệu dân tuý và trò hề, giống như ở Bolivia và Nicaragua. Nhưng trong phần còn lại của lục địa này, dù nhiều dù ít, chế độ dân chủ đang hiện hành, dựa trên một sự đồng thuận rộng rãi của nhân dân, và lần đầu tiên trong lịch sử của chúng tôi, chúng tôi có một phái tả và một phái hữu cùng, giống như ở Brazil, Chile, Uruguay, Peru, Colombia, cộng hòa Dominican, Mexico và trong hầu hết Trung mĩ, đều tôn trọng pháp lí, quyền tự do phê phán, những cuộc bầu cử, và sự chuyển hoán quyền lực. Đó là con đường tốt đẹp, và nếu nó kiên trì theo đuổi, nếu nó chiến đấu với sự tham nhũng phản trắc và theo đuổi sự hội nhập với thế giới, châu Mĩ Latinh sẽ chấm dứt việc làm châu lục của tương lai để trở thành cái của hiện tại.

I never felt like a foreigner in Europe or, in fact, anywhere. In all the places I have lived, in Paris, London, Barcelona, Madrid, Berlin, Washington, New York, Brazil, or the Dominican Republic, I felt at home. I have always found a lair where I could live in peace, work, learn things, nurture dreams, and find friends, good books to read, and subjects to write about. It does not seem to me that my unintentionally becoming a citizen of the world has weakened what are called “my roots,” my connections to my own country – which would not be particularly important – because if that were so, my Peruvian experiences would not continue to nourish me as a writer and would not always appear in my stories, even when they seem to occur very far from Peru. I believe instead that living for so long outside the country where I was born has strengthened those connections, adding a more lucid perspective to them, and a nostalgia that can differentiate the adjectival from the substantive and keep memories reverberating. Love of the country where one was born cannot be obligatory, but like any other love must be a spontaneous act of the heart, like the one that unites lovers, parents and children, and friends.

Tôi không bao giờ cảm thấy là một người xa lạ ở châu Âu, và nói cho ngay, cũng chẳng thấy như thế ở một nơi nào khác. Trong những miền đất tôi đã sống, ở Paris, London, Barcelona và Madrid, Berlin, Washington và New York, ở Brazil, hoặc ở cộng hòa Dominican, tôi cảm thấy như ở nhà mình. Tôi đã luôn luôn tìm ra được một mái ấm nơi tôi có thể sống an bình và làm việc, học hỏi các điều, nuôi dưỡng những ảo tưởng, gặp gỡ bạn bè thân quen, có sách hay để đọc, và tìm ra những chủ đề để viết. Dường như đối với tôi là việc trở thành một công dân của thế giới, dù không có chủ ý, chẳng hề làm yếu đi cái mà người ta gọi là “cội nguồn” là những nối kết của tôi với quê hương mình — chẳng phải là quan trọng gì cho lắm — bởi nếu không có như vậy, thì những kinh nghiệm ở Peru của tôi đã không tiếp tục nuôi dưỡng văn viết của tôi và đã không luôn luôn xuất hiện trong những truyện của tôi, ngay cả khi những thứ này dường như xảy ra rất xa vời với Peru. Tôi tin rằng sống bấy nhiêu thời gian ngoài xứ sở mà tôi sinh ra đúng hơn lại củng cố những mối liên hệ này, bằng cách nối thêm cho chúng một tầm nhìn xa sáng suốt hơn, và nỗi đau hoài hương, vốn biết cách làm phân biệt giữa cái thuộc tính và cái bản chất, và duy trì những kỉ niệm trong tất cả vầng hào quang của chúng. Tình yêu quê hương không phải là một nghĩa vụ, mà giống như tất cả tình yêu khác, phải là một vận động tự phát của con tim, giống như thứ kết hợp những người yêu nhau, cha mẹ với con cái, và bạn bè.

I carry Peru deep inside me because that is where I was born, grew up, was formed, and lived those experiences of childhood and youth that shaped my personality and forged my calling, and there I loved, hated, enjoyed, suffered, and dreamed. What happens there affects me more, moves and exasperates me more than what occurs elsewhere. I have not wished it or imposed it on myself; it simply is so. Some compatriots accused me of being a traitor, and I was on the verge of losing my citizenship when, during the last dictatorship, I asked the democratic governments of the world to penalize the regime with diplomatic and economic sanctions, as I have always done with all dictatorships of any kind, whether of Pinochet, Fidel Castro, the Taliban in Afghanistan, the Imams in Iran, apartheid in South Africa, the uniformed satraps of Burma (now called Myanmar). And I would do it again tomorrow if – may destiny not wish it and Peruvians not permit it – Peru were once again the victim of a coup that would annihilate our fragile democracy. It was not the precipitate, emotional action of a resentful man, as some scribblers wrote, accustomed to judging others from the point of view of their own pettiness. It was an act in line with my conviction that a dictatorship represents absolute evil for a country, a source of brutality and corruption and profound wounds that take a long time to close, poison the nation’s future, and create pernicious habits and practices that endure for generations and delay democratic reconstruction. This is why dictatorships must be fought without hesitation, with all the means at our disposal, including economic sanctions. It is regrettable that democratic governments, instead of setting an example by making common cause with those, like the Damas de Blanco in Cuba, the Venezuelan opposition, or Aung San Suu Kyi and Liu Xiaobo, who courageously confront the dictatorships they endure, often show themselves complaisant not with them but with their tormenters. Those valiant people, struggling for their freedom, are also struggling for ours.

Peru, tôi mang nó trong lòng mình bởi vì tôi được sinh ra ở đó, lớn lên ở đó và hình thành ở đó, và là nơi tôi đã sống những trải nghiệm thời thơ ấu và tuổi thanh xuân đã khuôn hình nhân cách của tôi hun đúc chí hướng của tôi, và bởi chính nơi đó tôi đã yêu, ghét, hưởng thụ, đau khổ, và mộng mơ. Những gì xảy ra ở đó tác động đến tôi hơn, làm tôi xúc động và làm tôi bực bội hơn là những gì xảy ra ở nơi khác. Tôi không tìm kiếm điều đó mà cũng chẳng áp đặt điều đó lên chính mình, nó chỉ đơn giản là như thế. Một số người đồng hương đã cáo buộc tôi là phản bội và tôi suýt nữa mất quyền công dân khi, trong chế độ độc tài mới rồi, tôi đã yêu cầu các chính phủ dân chủ của thế giới xử phạt chế độ ấy bằng những chế tài ngoại giao và kinh tế, như tôi đã luôn luôn làm với tất cả các chế độ độc tài, dù mang tính chất nào, chế độ của Pinochet và của Fidel Castro, chế độ của Taliban ở Afghanistan, chế độ của các giáo trưởng ở Iran, chế độ phân cách chủng tộc ở Nam phi, chế độ của các quan trấn thủ quân đội ở Miến điện (ngày nay gọi là Myanmar). Và tôi sẽ làm lại như thế vào ngày mai nếu — cầu cho số mệnh không muốn điều đó và nhân dân Peru không cho phép nó — Peru lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc đảo chánh làm tiêu huỷ nền dân chủ mong manh của chúng tôi. Đó không phải là hành động xúc cảm, kết tụ của một con người phẫn hận, như vài người cạo giấy đã viết vì vốn có thói quen phán đoán người khác bằng sự ti tiểu của chính họ. Đó là một hành vi xứng hợp với sự đinh ninh của tôi rằng một chế độ độc tài đại diện cho cái ác tuyệt đối đối với một xứ sở, một cội nguồn của sự tàn bạo và tham nhũng, và của những vết thương sâu xa phải mất dài thời gian mới kín miệng, làm ung độc tương lai của xứ sở và tạo ra những thói quen và những lối hành xử không lành mạnh triền miên nhiều thế hệ và làm chậm trễ sự tái thiết dân chủ. Đó là lí do những chế độ độc tài phải bị đánh dẹp không dè dặt, bằng tất cả những phương tiện ở tầm tay chúng ta, gồm cả những chế tài về kinh tế. Thật đáng trách là những chính phủ dân chủ, thay vì làm gương mẫu bằng cách đoàn kết với những người, như những bà mang tang phục trắng ở Cuba, những người kháng chiến ở Venezuelan, hoặc Aung San Suu Kyi và Lưu Hiểuba, là những kẻ can đảm đối đầu với những chế độ độc tài mà họ phải gánh chịu, thì những chính phủ này thường khi lại tỏ ra hoan hỉ, không phải với những nạn nhân mà là với những đao phủ của họ. Những con người can đảm này, khi chiến đấu cho quyền tự do của họ, cũng tranh đấu cho quyền tự do của chúng ta.

A compatriot of mine, José María Arguedas, called Peru the country of “every blood.” I do not believe any formula defines it better: that is what we are and that is what all Peruvians carry inside us, whether we like it or not: an aggregate of traditions, races, beliefs, and cultures proceeding from the four cardinal points. I am proud to feel myself the heir to the pre-Hispanic cultures that created the textiles and feather mantles of Nazca and Paracas and the Mochican or Incan ceramics exhibited in the best museums in the world, the builders of Machu Picchu, Gran Chimú, Chan Chan, Kuelap, Sipán, the burial grounds of La Bruja and El Sol and La Luna, and to the Spaniards who, with their saddle bags, swords, and horses, brought to Peru Greece, Rome, the Judeo-Christian tradition, the Renaissance, Cervantes, Quevedo, and Góngora, and the harsh language of Castile sweetened by the Andes. And with Spain came Africa, with its strength, its music, and its effervescent imagination, to enrich Peruvian heterogeneity. If we investigate only a little we discover that Peru, like the Aleph of Borges, is a small format of the entire world. What an extraordinary privilege for a country not to have an identity because it has all of them!

Một trong những người đồng hương của tôi, là José Maria Arguedas, đã định phẩm cho Peru là xứ sở của “mọi dòng máu”. Tôi không tin rằng có một công thức nào hay hơn để định nghĩa đất nước này. Đó là cái chúng tôi là và có trong huyết quản của mình, tất cả những người dân Peru, dù chúng tôi có muốn hay không: một tổng thể các truyền thống, các chủng tộc, các tín ngưỡng, và các văn hoá đến từ bốn phương trời. Tôi hãnh diện cảm thấy mình là người thừa kế của những nền văn hoá tiền-Colombus [trước năm Colombus tới châu Mĩ, 1492] đã chế tạo những hàng dệt và những tấm áo khoác làm bằng lông chim của người Nazca và Paracas, và những đồ gốm của Mochica và Inca được trưng bày trong những viện bảo tàng hạng nhất của thế giới, những người xây dựng những công trình ở Machu Picchu, Gran Chimú, Chan Chan, Kuelap, Sipán, những nấm mộ của Pháp sư và Mặt trời và Mặt trăng; cũng hãnh diện về những người Tâybannha mang trong hành lí của họ, cùng với gươm và ngựa, đem tới Peru, các nền văn minh cổ đại Hilạp và Lamã, truyền thống Do thái-Kitô, Phục hưng, Cervantes, Quevedo, Góngora, và ngôn ngữ thô nhám của vùng Castile được rặng núi Andes làm dịu ngọt. Và cùng với Tâybannha là châu Phi, với sức mạnh của nó, âm nhạc của nó, và trí tưởng tượng sục sôi của nó, để làm giàu cho tính dị biệt Peru. Nếu chúng ta chỉ cần đào sâu một chút chúng ta khám phá ra rằng Peru, giống như khối cầu tinh thể của chữ cái Aleph của Borges, là một khuôn khổ tí hon của toàn thế giới. Thật là một đặc quyền phi thường cho một xứ sở không có bản sắc bởi vì nó có tất cả các bản sắc.

The conquest of America was cruel and violent, like all conquests, of course, and we should criticize it but not forget as we do that those who committed pillage and crimes were, for the most part, our great-grandfathers and great-great-grandfathers, the Spaniards who came to America and adopted American ways, not those who remained in their own country. Such criticism, to be just, should be self-criticism. Because when we gained our independence from Spain two hundred years ago, those who assumed power in the former colonies, instead of liberating the Indians and creating justice for old wrongs, continued to exploit them with as much greed and ferocity as the conquerors and, in some countries, decimating and exterminating them. Let us say this with absolute clarity: for two centuries the emancipation of the indigenous population has been our exclusive responsibility, and we have not fulfilled it. This continues to be an unresolved issue in all of Latin America. There is not a single exception to this ignominy and shame.

Sự chinh phục châu Mĩ là tàn ác và bạo động, giống như mọi cuộc chinh phục, dĩ nhiên, và chúng ta phải phê phán nó nhưng khi chúng ta làm điều đó không được quên rằng những kẻ đã phạm vào những sự cướp bóc và tội ác này, phần lớn, là những ông cố ông sơ của chúng ta, những người Tâybannha tới châu Mĩ và lai tạo ở đó, chứ không phải là những kẻ ở lại trong xứ sở của họ. Sự phê phán này, để công bình, phải là một sự tự phán. Bởi vì khi chúng ta trở nên độc lập với Tâybannha hai trăm năm trước đây, những kẻ nắm quyền ở những cựu thuộc địa, thay vì giải phóng những người Da đỏ và trả lại công lí cho họ bù đắp cho những sai trái tổn hại trước kia, thì lại tiếp tục bóc lột họ với sự tham lam và tàn ác như những kẻ chinh phục cũ và, trong vài xứ sở, còn tàn sát và tiêu diệt họ. Chúng ta hãy nói lên điều này với sự minh bạch tuyệt đối: từ hai thế kỉ nay, sự giải phóng những thổ dân là trách nhiệm chuyên biệt của chúng ta và chúng ta đã khiếm khuyết không hoàn thành nghĩa vụ. Vấn đề này vẫn còn treo đó chưa được giải quyết trong tất cả châu Mĩ Latinh. Không hề có một ngoại lệ đơn độc nào đối với sự ô nhục và xấu hổ này.



I love Spain as much as Peru, and my debt to her is as great as my gratitude. If not for Spain, I never would have reached this podium or become a known writer and perhaps, like so many unfortunate colleagues, I would wander in the limbo of writers without luck, publishers, prizes, or readers, whose talent – sad comfort – posterity may one day discover. All my books were published in Spain, where I received exaggerated recognition, and friends like Carlos Barral, Carmen Balcells, and so many others were zealous about my stories having readers. And Spain granted me a second nationality when I could have lost mine. I have never felt the slightest incompatibility between being Peruvian and having a Spanish passport, because I have always felt that Spain and Peru are two sides of the same coin, not only in my small person but in essential realities like history, language, and culture.

Tôi yêu Tâybannha cũng ngang bằng với Peru, và món nợ của tôi đối với Tâybannha cũng lớn như lòng biết ơn của tôi. Nếu không nhờ có Tâybannha, tôi hẳn không bao giờ có thể đạt tới diễn đàn này ngày hôm nay hoặc trở thành một nhà văn được người ta biết đến và có lẽ, giống như nhiều đồng nghiệp bất hạnh khác, tôi hẳn vẫn lang thang trong cõi lâm bô tối tăm của những nhà văn không gặp vận may, không nhà xuất bản, không phần thưởng, không người đọc, mà tài năng của họ — niềm an ủi buồn bã — đời sau một ngày nào đó có thể tìm ra. Tất cả sách của tôi đều đã được xuất bản ở Tâybannha, nơi tôi nhận được sự nhìn nhận cường điệu, và các bạn bè như Carlos Barral, Carmen Balcells, và bao nhiêu người khác nhiệt liệt ủng hộ truyện của tôi có được độc giả. Và Tâybannha đã ban cho tôi một quốc tịch thứ hai, khi tôi sắp mất quốc tịch bởi vì tôi luôn luôn cảm nhận rằng Tâybannhan và Peru là hai mặt của cùng một đồng tiền, không phải chỉ trong cá nhân bé bỏng của tôi mà trong những thực tại thiết yếu như là lịch sử, ngôn ngữ, và văn hoá.

Of all the years I have lived on Spanish soil, I remember as most brilliant the five I spent in a dearly loved Barcelona in the early 1970s. Franco’s dictatorship was still in power and shooting, but by then it was a fossil in rags, and especially in the field of culture, incapable of maintaining its earlier controls. Cracks and chinks were opening that the censors could not patch over, and through them Spanish society absorbed new ideas, books, currents of thought, and artistic values and forms prohibited until then as subversive. No city took as much or better advantage of this start of an opening than Barcelona or experienced a comparable excitement in all fields of ideas and creativity. It became the cultural capital of Spain, the place you had to be to breathe anticipation of the freedom to come. And, in a sense, it was also the cultural capital of Latin America because of the number of painters, writers, publishers, and artists from Latin American countries who either settled in or traveled back and forth to Barcelona: it was where you had to be if you wanted to be a poet, novelist, painter, or composer in our time. For me, those were unforgettable years of comradeship, friendship, plots, and fertile intellectual work. Just as Paris had been, Barcelona was a Tower of Babel, a cosmopolitan, universal city where it was stimulating to live and work and where, for the first time since the days of the Civil War, Spanish and Latin American writers mixed and fraternized, recognizing one another as possessors of the same tradition and allied in a common enterprise and certainty: the end of the dictatorship was imminent and in democratic Spain, culture would be the principal protagonist.

Trong tất cả những năm tôi đã sống trên mảnh đất Taybannha, tôi nhớ sáng chói nhất là năm năm tôi sống ở thành phố Barcelona thân thương đầu thập niên 1970. Chế độ độc tài của Franco vẫn còn đang nắm quyền và nổ súng, nhưng tới lúc đó nó đã là một vật hoá thạch te tua, và đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá, không còn khả năng duy trì những kiểm soát trước đó. Những vết rạn và kẽ hở đã nứt nẻ mà những phán quan kiểm duyệt không thể nào vá víu và qua những khe hở đó xã hội Tâybannha hấp thu những ý tưởng, sách báo, trào lưu tư tưởng, và những giá trị và dạng thức nghệ thuật tới lúc đó còn bị ngăn cấm vì có tính tạo phản. Không có thành phố nào lợi dụng được ngang bằng hoặc tốt hơn sự khởi đầu của việc khai mở này như là Barcelona hoặc trải nghiệm một sự phấn khởi sánh bằng như thế trong mọi lĩnh vực tư tưởng và sáng tạo. Nó trở thành thủ đô văn hóa của Tâybannha, nơi bạn phải sống ở đó để hít thở dự cảm về cái tự do sắp tới. Và, trong một nghĩa, nó cũng là thủ đô văn hoá của châu Mĩ Latinh nhờ số hoạ sĩ, nhà văn, nhà xuất bản, và nghệ sĩ từ những xứ sở của châu Mĩ Latinh hoặc là định cư ở đó hoặc đi và về Barcelona: đó là nơi bạn phải có mặt nếu bạn muốn là một nhà thơ, nhà tiểu thuyết, hoạ sĩ, hoặc nhà soạn nhạc đương thời của chúng ta. Đối với tôi, đó là những năm không thể nào quên được của tình đồng chí, tình bạn, mưu đồ, và công việc trí tuệ phì nhiêu. Hệt như Paris trước đây đã từng là, Barcelona đã là một ngọn tháp Babel, một thành phố quốc tế, đại đồng nơi sống và làm việc đầy kích thích và là nơi, lần đầu tiên kể từ thời Nội chiến [1936-1938], những nhà văn Tâybannha và châu Mĩ latinh hoà trộn và kết tình anh em, thừa nhận nhau như những kẻ sở hữu cùng chung một truyền thống và đồng minh trong một công cuộc chung; và cùng một xác tín: sự kết thúc của chế độ độc tài là cận kề và trong một đất nước Tâybannha dân chủ, văn hoá sẽ là kẻ đóng vai chủ chốt.

Although it did not occur exactly that way, the Spanish transition from dictatorship to democracy has been one of the best stories of modern times, an example of how, when good sense and reason prevail and political adversaries set aside sectarianism for the common good, events can occur as marvelous as the ones in novels of magic realism. The Spanish transition from authoritarianism to freedom, from underdevelopment to prosperity, from third-world economic contrasts and inequalities to a country of middle classes, her integration into Europe and her adoption in a few years of a democratic culture, has astonished the entire world and precipitated Spain’s modernization. It has been moving and instructive for me to experience this near at hand, at times from the inside. I fervently hope that nationalism, the incurable plague of the modern world and of Spain as well, does not ruin this happy tale.

Mặc dù sự việc không sảy ra đúng như vậy, sự chuyển tiếp của Tâybannha từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ là một trong những câu chuyện tuyệt vời nhất của thời hiện đại, một gương mẫu về sự bằng cách nào, khi lương tri và lí trí ưu thắng và các đối thủ chính trị gạt sang một bên chủ nghĩa bè phái vì ích lợi chung, các biến cố có thể xảy ra kì diệu như các biến cố trong những cuốn tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Sự chuyển tiếp của Tâybannha từ sự chuyên quyền sang tự do, từ sự kém phát triển sang thịnh vượng, từ những đối nghịch và bất công kinh tế của thế giới thứ ba sang một xứ sở của những giai cấp trung lưu, sự hội nhập của nước này vào châu Âu và trong một vài năm sự chấp nhận của nước này vào một nền văn hoá dân chủ, đã làm kinh ngạc toàn thế giới và thúc đẩy sự canh tân của Tâybannha. Thật là xúc động và giáo huấn cho tôi khi trải nghiệm điều này ở kề cận, có những lúc từ bên trong. Tôi nồng nàn hi vọng rằng chủ nghĩa quốc gia, nạn dịch bất trị của thế giới hiện đại và của luôn cả Tâybannha, không tàn hại câu chuyện hạnh phúc này.

I despise every form of nationalism, a provincial ideology – or rather, religion – that is short-sighted, exclusive, that cuts off the intellectual horizon and hides in its bosom ethnic and racist prejudices, for it transforms into a supreme value, a moral and ontological privilege, the fortuitous circumstance of one’s birthplace. Along with religion, nationalism has been the cause of the worst slaughters in history, like those in the two world wars and the current bloodletting in the Middle East. Nothing has contributed as much as nationalism to Latin America’s having been Balkanized and stained with blood in senseless battles and disputes, squandering astronomical resources to purchase weapons instead of building schools, libraries, and hospitals.

Tôi ghét mọi hình thức của chủ nghĩa quốc gia, là một hình thái í thức tỉnh lẻ — hoặc đúng hơn, là tín ngưỡng tỉnh lẻ — nó cận thị, chuyên biệt, nó cắt lìa chân trời trí tuệ và giấu trong lòng nó những thành kiến về sắc tộc và chủng tộc, vì nó biến cải cái hoàn cảnh ngẫu nhiên của nơi người ta sinh ra đời thành giá trị tối cao, thành một đặc quyền về đạo đức và bản thể. Cùng với tín ngưỡng, chủ nghĩa quốc gia đã là nguyên nhân của những vụ tàn sát tệ hại nhất trong lịch sử, giống như nguyên nhân của hai cuộc thế chiến và trong cuộc đổ máu hiện thời ở Trung đông. Không gì bằng chủ nghĩa quốc gia đã đóng góp nhiều như thế vào việc qua phân châu Mĩ Latinh và làm nơi này lấm máu trong những chiến đấu và tranh chấp vô nghĩa lí, hoang phí những tài nguyên như trời bể để mua sắm vũ khí thay vì xây dựng trường học, thư viện, và nhà thương.

We should not confuse a blinkered nationalism and its rejection of the “other,” always the seed of violence, with patriotism, a salutary, generous feeling of love for the land where we were born, where our ancestors lived, where our first dreams were forged, a familiar landscape of geographies, loved ones, and events that are transformed into signposts of memory and defenses against solitude. Homeland is not flags, anthems, or apodictic speeches about emblematic heroes, but a handful of places and people that populate our memories and tinge them with melancholy, the warm sensation that no matter where we are, there is a home for us to return to.

Chúng ta không nên lầm lẫn chủ nghĩa quốc gia bị che kín hai bên mắt cùng với sự loại trừ “người khác” của nó, luôn luôn là mầm mống của bạo động, với lòng yêu nước, một tình tự lành mạnh và bao dung, tình thương yêu đối với quê hương là mảnh đất nơi chúng ta chào đời, nơi tổ tiên ta đã sống, nơi những giấc mơ đầu đời của ta thành hình, một cảnh sắc thân quen về địa lí, những người thân thương, và những biến cố hoá thành những dấu mốc của trí nhớ và những phòng ngự chống nỗi cô đơn. Quê hương không phải là những lá cờ, những bài quốc ca, hoặc những diễn văn giáo huấn về những anh hùng trên huy hiệu, mà chỉ là dăm ba nơi chốn và con người cư ngụ trong những kỉ niệm của chúng ta và làm chúng đượm buồn, cảm giác ấm áp là dù là chúng ta ở bất cứ nơi đâu, cũng có một mái nhà để chúng ta quay về.

Peru is for me Arequipa, where I was born but never lived, a city my mother, grandparents, and aunts and uncles taught me to know through their memories and yearnings, because my entire family tribe, as Arequepeños tend to do, always carried the White City with them in their wandering existence. It is Piura in the desert, mesquite trees and the long-suffering burros that Piurans of my youth called “somebody else’s feet” – an elegant, sad name – where I discovered that storks did not bring babies into the world but couples made them by doing outrageous things that were a mortal sin. It is San Miguel Academy and the Varieties Theater where for the first time I saw a short work I had written produced on stage. It is the corner of Diego Ferré and Colón, in Lima’s Miraflores – we called it the Happy Neighborhood – where I exchanged short pants for long trousers, smoked my first cigarette, learned to dance, fall in love, and open my heart to girls. It is the dusty, pulsing editorial offices of the paper La Crónica where, at sixteen, I stood virgil over my first arms as a journalist, a trade that, along with literature, has occupied almost my entire life and, like books, has made me live more, know the world better, and be with men and women from everywhere and every class, excellent, good, bad, and execrable people. It is the Leoncio Prado Military Academy, where I learned that Peru was not the small middle-class redoubt where I had lived until then, confined and protected, but a large, ancient, rancorous, unequal country, shaken by all kinds of social storms. It is the clandestine cells of Cahuide where, with a handful of San Marcos students, we prepared the world revolution. And Peru is my friends in the Freedom Movement with whom for three years, in the midst of bombs, blackouts, and terrorist assassinations, we worked in defense of democracy and the culture of freedom.

Peru đối với tôi là Arequipa, nơi tôi được sinh ra nhưng chẳng hề sống ở đó, một thành phố mà mẹ tôi, ông bà ngoại, và các dì và các cậu dạy cho tôi biết qua những kỉ niệm và mong mỏi của họ, bởi vì toàn thể gia tộc tôi, được biết như là dân Arequipa {Arequepenos} có khuynh hường là luôn luôn mang theo Thành phố Trắng này trong cuộc sống lang thang của họ. Đó là Piura trong sa mạc, những cây xấu hổ và những con lừa thồ hàng chịu cực khổ mà người dân ở Piura thời niên thiếu của tôi gọi là “những chân của kẻ khác” — một tên gọi buồn bã, thanh nhã — nơi tôi khám phá ra rằng loài cò không mang những em bé sơ sinh vào thế gian này mà là những lứa đôi tạo ra chúng bằng cách làm những điều lố lăng vốn là một tội trọng. Peru là trường trung học San Miguel và Rạp hát Tạp kĩ nơi lần đầu tiên tôi thấy một vở kịch ngắn mà mình đã viết được diễn trên sân khấu. Đó là góc Diego Ferré và Colón, trong khu Miraflore của thủ đô Lima — chúng tôi gọi đó là Khu phố Hạnh phúc — nơi tôi đổi quần cộc để mặc quần dài, hút điếu thuốc lá đầu tiên, học khiêu vũ, vương vào tình ái, và mở lòng ra với các cô gái. Đó là cái văn phòng biên tập hối hả, đầy bụi của tờ báo La Crónica nơi, ở tuổi mười sáu tôi thử tay nghề đầu tiên làm phóng viên, một nghề mà, cùng với văn học, đã chiếm gần trọn đời tôi, và giống như việc viết sách, khiến tôi sống nhiều hơn, biết thế giới rành hơn, và chung đụng với những người đàn ông và đàn bà từ khắp mọi nơi và thuộc mọi giai cấp, những người tuyệt vời, tốt có, xấu có, và cả đê tiện. Đó là Học viện quân sự Leoncio Prado, nơi tôi học để biết được rằng Peru không phải là cái xó xỉnh nhỏ bé thuộc giai cấp trung lưu mà tôi đã sống cho đến lúc đó, khép kín và được bảo bọc, nhưng là một xứ sở lớn lao, cổ kính, hung bạo và bất bình đẳng, bị lay động bằng mọi loại dông bão xã hội. Đó là những tiểu tổ lậu ở Cahuide nơi, với vài người bạn cùng là sinh viên ở đại học San Marcos, chúng tôi chuẩn bị cuộc cách mạng thế giới. Và Peru, là bạn bè sau cùng của tôi trong Phong trào Tự do cùng với họ trong ba năm, giữa các trái bom, những vụ cắt điện, và những toan tính ám sát khủng bố, chúng tôi làm việc để bảo vệ dân chủ và vì văn hoá tự do.

Peru is Patricia, my cousin with the upturned nose and indomitable character, whom I was lucky enough to marry forty-five years ago and who still endures the manias, neuroses, and temper tantrums that help me to write. Without her my life would have dissolved a long time ago into a turbulent whirlwind, and Alvaro, Gonzalo, Morgana and the six grandchildren who extend and gladden our existence would not have been born. She does everything and does everything well. She solves problems, manages the economy, imposes order on chaos, keeps journalists and intrusive people at bay, defends my time, decides appointments and trips, packs and unpacks suitcases, and is so generous that even when she thinks she is rebuking me, she pays me the highest compliment: “Mario, the only thing you’re good for is writing.”

Peru là Patricia, cô em họ của tôi với chiếc mũi hỉnh và tính khí bất khuất, người tôi khá may mắn được kết hôn bốn mươi lăm năm về trước và là người hiện vẫn còn phải chịu những thói hư tật xấu, những chứng thần kinh, và những phát tác đã giúp tôi viết lách. Không có nàng thì đời tôi hẳn đã tiêu tán từ lâu lắm rồi thành một cơn lốc quay cuồng, và hẳn đã không có sự chào đời của Alvaro, Gonzalo, Morgana và sáu đứa cháu đã kéo dài và làm vui cuộc sống của chúng tôi. Nàng làm mọi chuyện và làm mọi chuyện thật hay. Nàng giải quyết các vấn đề, lo liệu việc tài chính, áp đặt trật tự lên hỗn mang, ngăn chặn các nhà báo và các kẻ tò mò, che chở thời gian của tôi, quyết định những sự hẹn gặp và những chuyến đi, đóng gói và thảo dỡ hành lí, và bao dung đến nỗi rằng ngay cả khi nàng nghĩ đang rầy la tôi, nàng lại ngợi khen tôi hơn hết: “Mario, điều duy nhất anh giỏi là chỉ biết viết thôi.”

Let us return to literature. The paradise of childhood is not a literary myth for me but a reality I lived and enjoyed in the large family house with three courtyards in Cochabamba, where with my cousins and school friends we could reproduce the stories of Tarzan and Salgari, and in the prefecture of Piura, where bats nested in the lofts, silent shadows that filled the starry nights of that hot land with mystery. During those years, writing was playing a game my family celebrated, something charming that earned applause for me, the grandson, the nephew, the son without a papa because my father had died and gone to heaven. He was a tall, good-looking man in a navy uniform whose photo adorned my night table, which I prayed to and then kissed before going to sleep. One Piuran morning – I do not think I have recovered from it yet – my mother revealed that the gentleman was, in fact, alive. And on that very day we were going to live with him in Lima. I was eleven years old, and from that moment everything changed. I lost my innocence and discovered loneliness, authority, adult life, and fear. My salvation was reading, reading good books, taking refuge in those worlds where life was glorious, intense, one adventure after another, where I could feel free and be happy again. And it was writing, in secret, like someone giving himself up to an unspeakable vice, a forbidden passion. Literature stopped being a game. It became a way of resisting adversity, protesting, rebelling, escaping the intolerable, my reason for living. From then until now, in every circumstance when I have felt disheartened or beaten down, on the edge of despair, giving myself body and soul to my work as a storyteller has been the light at the end of the tunnel, the plank that carries the shipwrecked man to shore.

Chúng ta quay về với văn học thôi. Thiên đàng của tuổi thơ đối với tôi không phải là một chuyện thần thoại văn chương mà là một thực tế tôi đã sống và vui hưởng trong căn nhà lớn của gia tộc với ba cái sân ở Cochabamba nơi cùng với các anh chị em họ và bạn cùng học ở trường chúng tôi có thể tái tạo những câu chuyện về Tarzan và Salgari, và ở trong huyện Piura, nơi lũ dơi làm tổ dưới mái nhà, những bóng đen thầm lặng làm tràn ngập những đêm trời sao của miền đất nóng nực đó chứa chan huyền bí. Trong suốt những năm đó, việc viết là chơi một trò chơi mà đại gia đình tôi hoan nghênh, một điều gì dễ thương khiến người ta cổ vũ, đứa cháu ngoại, đứa cháu của các dì các cậu, đứa con trai không có ba vì cha tôi đã mất và đã lên thiên đàng. Ông là một người đàn ông bảnh bao, cao lớn, trong bộ đồng phục hải quân mà tấm ảnh chụp trang hoàng trước bàn ngủ của tôi, mà mỗi đêm tôi cầu nguyện và hôn trước khi đi ngủ. Một buổi sáng kia ở Piura — tôi không nghĩ là bây giờ tôi đã hồi phục từ đó — mẹ tôi bộc lộ rằng người đó, thực sự, còn đang sống. Và kể từ ngay ngày hôm đó chúng tôi sẽ đến sống cùng với ông ở thủ đô Lima. Lúc đó tôi mười một tuổi, và kể từ khoảnh khắc đó mọi sự đã biến đổi. Tôi đánh mất sự ngây thơ và tìm thấy nỗi cô đơn, quyền uy, đời sống trưởng thành, và niềm kinh sợ. Sự cứu rỗi của tôi là việc đọc, đọc những sách hay, an trú trong những thế giới mà đời sống là vinh quang, nồng nhiệt, hết phiêu lưu này tới phiêu lưu khác, nơi tôi có thể lại cảm thấy tự do và hạnh phúc. Và đó là việc viết, âm thầm, giống như một ai đó phó mình cho một tật xấu không thể tiết lộ, một ham mê bị cấm đoán. Văn học thôi không còn là một trò chơi. Nó đã trở thành một lối đề kháng nghịch cảnh, phán đối, nổi loạn, đào thoát cái không thể chịu nổi, thành lí do sống của tôi. Từ lúc đó cho đến bây giờ, trong mọi hoàn cảnh khi tôi cảm thấy ngã lòng hoặc bị vùi giập, bên bờ tuyệt vọng, lao cả thân thể và linh hồn vào công việc như một người kể chuyện đã là ánh sáng cuối đường hầm, là tấm ván đưa kẻ đắm tàu là tôi tới bến bờ.

Although it is very difficult and forces me to sweat blood and, like every writer, to feel at times the threat of paralysis, a dry season of the imagination, nothing has made me enjoy life as much as spending months and years constructing a story, from its uncertain beginnings, the image memory stores of a lived experience that becomes a restlessness, an enthusiasm, a daydream that then germinates into a project and the decision to attempt to convert the agitated cloud of phantoms into a story. “Writing is a way of living,” said Flaubert. Yes, absolutely, a way of living with illusion and joy and a fire throwing out sparks in your head, struggling with intractable words until you master them, exploring the broad world like a hunter tracking down desirable prey to feed an embryonic fiction and appease the voracious appetite of every story that, as it grows, would like to devour every other story. Beginning to feel the vertigo a gestating novel leads us to, when it takes shape and seems to begin to live on its own, with characters that move, act, think, feel, and demand respect and consideration, on whom it is no longer possible to arbitrarily impose behavior or to deprive them of their free will without killing them, without having the story lose its power to persuade – this is an experience that continues to bewitch me as it did the first time, as complete and dizzying as making love to the woman you love for days, weeks, months, without stopping.

Mặc dù nó rất lao khổ và buộc tôi phải rịn máu và, giống như mọi nhà văn, thỉnh thoảng cảm thấy sự đe doạ bị tê liệt, một mùa khô kiệt của trí tưởng tượng, không điều gì từng làm cho tôi vui hưởng cuộc sống như là trải nhiều tháng năm để xây dựng một câu chuyện từ sự khởi đầu bất trắc, cái hình tượng mà trí nhớ đã lưu trữ về một kinh nghiệm sống đã trở nên một háo hức, một thần hứng, một mộng mơ rồi ra mọc mầm thành một dự án và quyết tâm thử chuyển áng mây xôn xao của các bóng ma thành một câu chuyện. Flaubert nói: “Viết là một lối sống.” Phải, tuyệt đối đúng, một lối sống với ảo tưởng và niềm vui và một ngọn lửa phóng ra những tia sáng trong đầu bạn, vật lộn với những từ ngữ hóc búa đến khi bạn làm chủ được chúng, thăm dò thế giới bao la như một người thợ săn dõi theo con mồi mong ước để nuôi dưỡng một tiểu thuyết còn trong bào thai và làm khuây khoả nỗi thèm khát vô độ của mỗi câu chuyện, khi nó tăng trưởng, muốn ngấu nghiến mọi chuyện khác. Bắt đầu cảm thấy sự choáng ngợp của cuốn tiểu thuyết đang nẩy nở dẫn dắt chúng ta tới, khi nó tượng hình và dường như có đời sống riêng của chính nó, với những nhân vật cử động, hành sự, suy nghĩ, cảm xúc, và đòi hỏi kính trọng cùng cẩn thận, không thể độc đoán áp đặt lên hành vi của họ, hoặc tước đoạt ý chí tự do của họ mà không giết chết họ, mà không làm cho truyện mất đi sức thuyết phục — đây là một kinh nghiệm vẫn tiếp tục làm tôi mê luyến như lần đầu tiên, trọn vẹn và ngất ngây như làm tình với người đàn bà bạn thương yêu bao ngày, bao tuần, bao tháng, không ngừng.
When speaking of fiction, I have talked a great deal about the novel and very little about the theater, another of its preeminent forms. A great injustice, of course. Theater was my first love, ever since, as an adolescent, I saw Arthur Miller’s Death of a Salesman at the Segura Theater in Lima, a performance that left me transfixed with emotion and precipitated my writing a drama with Incas. If there had been a theatrical movement in the Lima of the 1950s, I would have been a playwright rather than a novelist. There was not, and that must have turned me more and more toward narrative. But my love for the theater never ended; it dozed, curled up in the shadow of novels, like a temptation and a nostalgia, above all whenever I saw an enthralling play. In the late 1970s, the persistent memory of a hundred-year-old great-aunt, Mamaé, who in the final years of her life cut off her surrounding reality to take refuge in memories and fiction, suggested a story. And I felt, prophetically, that it was a story for the theater, that only on stage would it take on the animation and splendor of successful fictions. I wrote it with the tremulous excitement of a beginner and so enjoyed seeing it on stage with Norma Aleandro in the heroine’s role that since then, between novels and essays, I have relapsed several times. And I must add, I never imagined that at the age of seventy I would mount (I should say, stumble onto) a stage to act. That reckless adventure made me experience for the first time in my own flesh and bone the miracle it is for someone who has spent his life writing fictions to embody for a few hours a character of fantasy, to live the fiction in front of an audience. I can never adequately thank my dear friends, the director Joan Ollé and the actress Aitana Sánchez Gijón, for having encouraged me to share with them that fantastic experience (in spite of the panic that accompanied it).

Khi bàn về hư cấu, tôi đã nói nhiều về tiểu thuyết và rất ít về kịch nghệ, một trong những dạng thức kiệt xuất của hư cấu. Dĩ nhiên đó là một bất công lớn. Kịch nghệ là tình yêu đầu đời của tôi mãi mãi từ thưở đó, từ khi còn là thiếu niên, tôi xem vở Cái chết của người chào hàng (Death of a Salesman) của Arthur Miller ở Nhà hát Segura ở Lima, một buổi trình diễn khiến tôi sững sờ vì xúc động và thôi thúc tôi viết một vở kịch về người Da đỏ Incas. Nếu đã có một phong trào kịch nghệ ở Lima thời thập niên 1950, hẳn tôi đã làm một người viết kịch hơn là một người viết tiểu thuyết. Nó không có và điều đó hẳn đã phải xoay chuyển tôi ngày một hướng về thể loại tự sự. Nhưng tình yêu của tôi đối với kịch nghệ chẳng hề chấm dứt. Nó lim dim ngủ, cuộn tròn trong bóng những cuốn tiểu thuyết, giống như một cám dỗ về một nỗi đau hoài hương, trên hết mỗi khi tôi thấy một vở kịch lôi cuốn. Vào cuối thập niên 1970, nỗi nhớ dai dẳng về một bà cô trăm tuổi, Mamáe, trong những năm cuối đời lìa bỏ thực tại vây quanh để an trú trong kỉ niệm và hư cấu, đã gợi ra một câu chuyện. Và tôi cảm thấy, một cách tiên tri, rằng đó là một câu chuyện cho kịch nghệ, rằng chỉ trên sân khấu nó mới có được sức sinh động và vẻ huy hoàng của những hư cấu thành công. Tôi viết nó ra với sự hăng say hồ hởi của một kẻ bắt đầu và quá sung sướng thấy nó trên sân khấu với Norma Aleandro trong vai nữ chính đến nỗi kể từ đó, giữa hai tiểu thuyết và hai luận văn, tôi đã mấy lần sa vào việc viết kịch. Và tôi phải xin thêm, tôi chưa hề tưởng tượng ra rằng ở vào tuổi bảy mươi rôi lại có thể leo lên (đáng ra tôi phải nói, rơi vào) sàn diễn để đóng vai. Chuyến phiêu lưu bạt mạng đó, đã làm tôi lần đầu kinh qua bằng thịt da xương xảu cái phép lạ dành cho những ai đã bỏ cả đời viết hư cấu được thể nghiệm trong vài giờ một nhân vật của huyễn tưởng, để sống cái hư cấu trước mặt một lớp thính giả. Tôi không bao giờ có thể cám ơn đẩy đủ những người bạn thân của tôi, đạo diễn Joan Ollé và nữ diễn viên Aitana Sánchez Gijón, đã thúc đẩy tôi tham gia với họ trong kinh nghiệm huyễn hoặc này (mặc dù tất cả nỗi kinh hoàng làm theo với nó).

Literature is a false representation of life that nevertheless helps us to understand life better, to orient ourselves in the labyrinth where we are born, pass by, and die. It compensates for the reverses and frustrations real life inflicts on us, and because of it we can decipher, at least partially, the hieroglyphic that existence tends to be for the great majority of human beings, principally those of us who generate more doubts than certainties and confess our perplexity before subjects like transcendence, individual and collective destiny, the soul, the sense or senselessness of history, the to and fro of rational knowledge.

Văn học là một sự thay mặt giả dối cho đời sống, tuy thế nó làm ta hiểu đời sống rành hơn, để hướng chúng ta trong cái mê cung mà chúng ta đã sinh vào, băng qua, và chết đi. Nó bù đắp cho những sự đảo lộn và thất vọng mà đời sống có thực giáng xuống chúng ta, và nhờ nó chúng ta có thể giải mã, ít nhất phần nào, cái văn tự linh thiêng mà cuộc sinh tồn có khuynh hướng hiện ra cho đại đa số con người, chính yếu là những kẻ trong chúng ta sản sinh ra nhiều hoài nghi hơn là đinh ninh và bộc bạch sự bối rối hoang mang của chúng ta trước những chủ đề như là sự siêu thoát, định mệnh cá nhân và tập thể, linh hồn, ý nghĩa hoặc sự vô nghĩa lí của lịch sử, cái chao đảo của tri thức thuần lí.

I have always been fascinated to imagine the uncertain circumstance in which our ancestors – still barely different from animals, the language that allowed them to communicate with one another just recently born – in caves, around fires, on nights seething with the menace of lightning bolts, thunder claps, and growling beasts, began to invent and tell stories. That was the crucial moment in our destiny, because in those circles of primitive beings held by the voice and fantasy of the storyteller, civilization began, the long passage that gradually would humanize us and lead us to invent the autonomous individual, then disengage him from the tribe, devise science, the arts, law, freedom, and to scrutinize the innermost recesses of nature, the human body, space, and travel to the stars. Those tales, fables, myths, legends that resounded for the first time like new music before listeners intimidated by the mysteries and perils of a world where everything was unknown and dangerous, must have been a cool bath, a quiet pool for those spirits always on the alert, for whom existing meant barely eating, taking shelter from the elements, killing, and fornicating. From the time they began to dream collectively, to share their dreams, instigated by storytellers, they ceased to be tied to the treadmill of survival, a vortex of brutalizing tasks, and their life became dream, pleasure, fantasy, and a revolutionary plan: to break out of confinement and change and improve, a struggle to appease the desires and ambitions that stirred imagined lives in them, and the curiosity to clear away the mysteries that filled their surroundings.

Tôi đã luôn bị mê say tưởng tượng ra hoàn cảnh bất định trong đó tổ tiên chúng ta — hãy còn chẳng khác là bao nhiêu với loài thú, cái ngôn ngữ cho phép họ truyền thông với nhau vừa mới được nảy sinh — trong những hang động, quanh đám lửa, vào những đêm sục sôi vì đe doạ của chớp giật, sấm dồn, và tiếng tru của ác thú, bắt đầu bịa ra và kể chuyện. Đó là khoảnh khắc then chốt trong định mệnh của chúng ta, bởi vì trong những vòng con người sơ khai ấy được giữ bằng tiếng nói và hoang tưởng của người kể chuyện, văn minh đã bắt đầu, chuyến đi dài dần dà làm chúng ta thành người và dắt dẫn chúng ta đến sự phát minh ra cá nhân tự chủ, rồi tách lìa y ra khỏi bộ lạc, sáng kiến ra khoa học, các nghệ thuật, luật pháp, tự do, và thám sát những ngõ ngách thâm sâu nhất của cõi tự nhiên, thân thể con người, không gian, và du hành tới các vì sao. Những truyện kể, ngụ ngôn, huyền thoại, truyền kì ấy đã vang vọng thưở ban đầu giống như thứ âm nhạc mới mẻ trước người nghe xao xuyến vì những huyền bí và rủi ro của một thế giới nơi vạn vật chưa được biết và hiểm nghèo, hẳn phải là một cơn tắm mát, một hồ nước tĩnh lặng cho những tinh thần luôn luôn cảnh giác, đối với họ sinh tồn chỉ có nghĩa vỏn vẹn là ăn, trú ẩn khỏi đất nước gió lửa, giết chóc, và giao cấu. Từ lúc họ bắt đầu mơ mộng tập thể, san sẻ những giấc mơ, gây ra do người kể chuyện, họ thôi không còn bị cột chặt vào guồng quay của việc sống còn, cơn lốc xoáy của những lao lực làm u mê, và đời sống của họ trở thành mộng mơ, lạc thú, huyễn tưởng, và một kế hoạch cách mạng, phá vỡ sự tù túng và biến đổi và cải thiện, một cuộc tranh đấu để khuây khoả những mong muốn và cao vọng khuấy lên những cõi đời tưởng tượng trong họ, và sự tò mò muốn làm quang đãng những huyền bí chứa đầy cảnh quan của họ.

This never-interrupted process was enriched when writing was born and stories, in addition to being heard, could be read, achieving the permanence literature confers on them. That is why this must be repeated incessantly until new generations are convinced of it: fiction is more than an entertainment, more than an intellectual exercise that sharpens one’s sensibility and awakens a critical spirit. It is an absolute necessity so that civilization continues to exist, renewing and preserving in us the best of what is human. So that we do not retreat into the savagery of isolation and life is not reduced to the pragmatism of specialists who see things profoundly but ignore what surrounds, precedes, and continues those things. So that we do not move from having the machines we invent serve us to being their servants and slaves. And because a world without literature would be a world without desires or ideals or irreverence, a world of automatons deprived of what makes the human being really human: the capacity to move out of oneself and into another, into others, modeled with the clay of our dreams.

Tiến trình không hề ngắt ngang này được làm giàu khi chữ viết nảy sinh và những câu chuyện, ngoài việc được nghe, còn có thể được đọc, đạt tới sự trường tồn mà nền văn học ban cho chúng. Đó là lí do điều này phải được nhắc lại không ngừng nghỉ cho đến khi những thế hệ mới đinh ninh trong dạ: hư cấu còn hơn là giải trí, còn hơn là một sự thao diễn trí tuệ mài nhọn cảm quan của chúng ta và đánh thức một tinh thần phê phán. Nó là một sự cần thiết tuyệt đối để cho văn minh tiếp tục tồn tại, đổi mới và bảo tồn trong chúng ta phần tinh tuý nhất của những gì mang tính người. Để cho chúng ta không rút lui vào sự man rợ của cô độc và đời sống không bị giảm thiểu vào cái chủ nghĩa thực dụng của những nhà chuyên môn vốn nhìn sự vật một cách sâu sắc nhưng không biết những gì bao quanh, đi trước, và tiếp tục các sự việc ấy. Để cho chúng ta không di chuyển từ chỗ có những máy móc chúng ta phát minh để phục vụ chúng ta đến chỗ làm đầy tớ và nô lệ cho chúng. Và bởi vì một thế giới không có văn học sẽ là một thế giới không có những mong muốn hoặc những lí tưởng hoặc sự bất kính một thế giới của những bộ máy tự động khiếm khuyết những gì làm cho con người thực sự mang tính người: khả năng di động khỏi tự thân và nhập vào kẻ khác, vào những kẻ khác vốn được khuôn mẫu bằng thứ đất sét của những mộng mơ của chúng ta.

From the cave to the skyscraper, from the club to weapons of mass destruction, from the tautological life of the tribe to the era of globalization, the fictions of literature have multiplied human experiences, preventing us from succumbing to lethargy, self-absorption, resignation. Nothing has sown so much disquiet, so disturbed our imagination and our desires as the life of lies we add, thanks to literature, to the one we have, so we can be protagonists in the great adventures, the great passions real life will never give us. The lies of literature become truths through us, the readers transformed, infected with longings and, through the fault of fiction, permanently questioning a mediocre reality. Sorcery, when literature offers us the hope of having what we do not have, being what we are not, acceding to that impossible existence where like pagan gods we feel mortal and eternal at the same time, that introduces into our spirits non-conformity and rebellion, which are behind all the heroic deeds that have contributed to the reduction of violence in human relationships. Reducing violence, not ending it. Because ours will always be, fortunately, an unfinished story. That is why we have to continue dreaming, reading, and writing, the most effective way we have found to alleviate our mortal condition, to defeat the corrosion of time, and to transform the impossible into possibility.

Từ hang động đến toà nhà chọc trời, từ cây chày gỗ đến những vũ khí huỷ hoại đại thể, từ cuộc sống trùng lặp của bộ lạc tới kỉ nguyên toàn cầu hóa, những hư cấu của văn học đã nhân gấp bội những kinh nghiệm của con người, ngăn ngừa chúng ta khỏi suy sụp vào sự ù lì, sự tự chỉ biết có mình, sự an phận. Không gì đã gieo trồng nhiều bất an như thế, đã xoáy động trí tưởng tượng và những dục vọng của chúng ta đến thế như là đời sống của những dối trá mà chúng ta thêm, nhờ văn học, vào đới sống mà chúng ta có, để chúng ta có thể thủ những vai trong những cuộc phiêu lưu lớn, những đam mê lớn mà đời sống thực không bao giờ cho chúng ta. Những dối trá của văn học trở thành những sự thật qua chúng ta, người đọc được chuyển hoá, bị lây nhiễm với những khát khao, và qua lỗi của hư cấu, thường xuyên chất vấn một thực tại tầm thường. Thuật phù thuỷ, khi văn học cung ứng cho chúng ta niềm hi vọng có được những gì chúng ta không có, là được những gì chúng ta không là, đạt tới được cuộc sinh tồn bất khả nơi giống như những thần linh bên lương chúng ta cảm thấy đồng thời vừa phù du vừa bất tử, nó đưa vào tâm linh chúng ta sự không thuận tùng và sự nổi dậy, vốn nằm sau tất cả những việc làm anh hùng đã đóng góp vào việc làm giảm thiểu sự bạo động trong những mối quan hệ của con người, giảm thiểu bạo động, chứ không phải chấm dứt nó. Bởi vì câu chuyện của chúng ta, may thay, sẽ luôn luôn là một câu chuyện không kết liễu. Đó là lí do chúng ta phải tiếp tục mộng mơ, đọc và viết, là cách hiệu quả nhất chúng ta đã tìm ra để làm nhẹ cái thân phận tử vong của chúng ta, để đánh bại sự ruỗng mòn của thời gian, và để chuyển hoá cái không thể thành có thể.

Stockholm, December 7, 2010
Stockholm, 7/12/2010

Translation by Edith Grossman

Translated by  Nguyễn Tiến Văn

http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2010/vargas_llosa-lecture_en.html