MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 15, 2012

Civilizing the City Văn minh hóa Đô thị



Civilizing the City

Văn minh hóa Đô thị

by Peter F. Drucker

Peter F. Drucker

Leader To Leader, No.7, Winter 1998


Civilizing the city will increasingly become the top priority in all countries -- and particularly in the developed countries such as the United States, the United Kingdom, and Japan. However, neither government nor business can provide the new communities that every major city in the world needs. That is the task of the nongovernmental, nonbusiness, nonprofit organization.

VĂN MINH HÓA đô thị sẽ ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu trong tất cả các nước – và đặc biệt ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, và Nhật Bản. Tuy nhiên, cả chính phủ lẫn doanh nghiệp đều không thể lo liệu cho các cộng đồng mới mà mỗi thành phố lớn trên thế giới cần đến. Đó là nhiệm vụ của tổ chức phi chính phủ, phi kinh doanh, phi lợi nhuận.

When I was born, a few years before the outbreak of World War I, less than 5 percent of the population -- 1 out of every 20 human beings then living -- lived and worked in a city. The city was still the exception, a small oasis in a rural universe. And even in the most highly industrialized and most highly urbanized countries such as England or Belgium, the rural population was still a near majority.

Khi tôi sinh ra, vài năm trước khi nổ ra Chiến tranh Thế giới I, ít hơn 5 phần trăm dân cư – 1 trong mỗi 20 người sống khi đó – đã sống và làm việc trong một thành phố. Thành phố vẫn đã là ngoại lệ, một ốc đảo nhỏ trong thế giới nông thôn. Và ngay cả ở các nước công nghiệp hóa nhất và đô thị hóa nhất như Anh hay Bỉ, dân cư nông thôn đã vẫn hầu như là đa số.

Fifty years ago, at the end of World War II, a quarter of the American population was still rural -- and in Japan, people living on the land still numbered three-fifths of the total. Today in both countries -- and in every other developed country -- the rural population has shrunk to less than 5 percent, and is still shrinking. And equally, in the developing world, it is the cities that are growing. Even in China and India, the two big countries that are still predominantly rural, the cities are growing while the rural population is at best maintaining itself. And in all developing countries people living on the land cannot wait to move into the city, even though there are no jobs for them there, and no housing.

Năm mươi năm trước, vào cuối Chiến Tranh Thế giới II, một phần tư dân cư Mỹ vẫn ở nông thôn – và ở Nhật Bản, người dân sống ở nông thôn vẫn đã chiếm ba phần năm toàn bộ dân số. Ngày nay ở cả hai nước – và ở mọi nước phát triển khác – dân cư nông thôn đã co lại còn ít hơn 5 phần trăm, và vẫn đang co lại. Và ngang thế, trong thế giới đang phát triển, chính các đô thị là cái đang tăng lên. Ngay cả ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước lớn vẫn chủ yếu là nông thôn, các đô thị đang tăng lên trong khi dân cư nông thôn nhiều nhất đang duy trì mình. Và ở tất cả các nước đang phát triển người dân sống ở nông thôn không còn đợi được nữa để chuyển vào thành phố, cho dù ở đó không có công ăn việc làm, và nhà ở cho họ.

The only precedent for this demographic transformation is what happened some ten thousand years ago, when our remote ancestors first settled on the land and became pastoralists and farmers. But that transformation took several thousand years. Ours has happened in less than a century. There is no modern precedent for it -- and very few institutions and, alas, very few success stories. And the key to the survival and health of this new urban human society is the development of communities in the city.

Tiền lệ duy nhất về sự biến đổi nhân khẩu học này là cái đã xảy ra khoảng mười ngàn năm trước, khi tổ tiên xa của chúng ta đầu tiên định cư trên đất và trở thành những người chăn nuôi và nông dân. Nhưng sự biến đổi đó kéo dài vài ngàn năm. Sự biến đổi của chúng ta xảy ra trong thời gian ít hơn một thế kỷ. Không có tiền lệ cận đại nào cho nó – và rất ít định chế và, chao ôi, rất ít trường hợp thành công. Và chìa khóa cho sự sống sót và sức khỏe của xã hội con người đô thị mới này là sự phát triển các cộng đồng trong thành phố.

Reality of Rural Life

In a rural society communities are "given" for the individual. Community is a fact, whether family or religion, social class or caste. There is very little mobility in rural society, and what there is is mostly downward.

Thực tế về Cuộc sống Nông thôn

TRong một xã hội nông thôn các cộng đồng là “cho trước” đối với cá nhân. Cộng đồng là một sự thực, bất luận là gia đình hay tôn giáo, là giai cấp hay đẳng cấp xã hội. Có rất ít tính di động trong xã hội nông thôn, và cái có ở đó hầu hết là hướng xuống.

Rural society has been romanticized for millennia, especially in the West, where rural communities have usually been portrayed as idyllic. However, the community in the rural society is actually both compulsory and coercive. One recent example. My family and I lived in rural Vermont only 50 years ago, in the late 1940s. At that time the most highly popularized character in the nation was the local telephone operator in the ads of the Bell Telephone Company. She, the ads told us every day, held her community together, served it, and was always available to help.

Xã hội thôn quê đã được lãng mạn hóa trong hàng ngàn năm, đặc biệt ở Phương Tây, nơi các cộng đồng thôn quê thường được miêu tả là thanh bình. Tuy nhiên, cộng đồng trong xã hội thôn quê thực sự cả là ép buộc và cưỡng bách. Một thí dụ gần đây. Gia đình tôi và tôi đã sống ở nông thôn Vermont mới 50 năm trước, vào cuối các năm 1940. Vào thời gian đó nhân vật được ưa thích nhất trong quốc gia đã là nhân viên trực điện thoại địa phương trong quảng cáo của Công ty Bell Telephone. Cô ta, quảng cáo bảo chúng ta mỗi ngày, đã gắn cộng đồng lại với nhau, phục vụ nó, và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ.

The reality was somewhat different. In rural Vermont, we then still had manual telephone exchanges. When you lifted the telephone you did not get a dial tone. But at least -- you hoped -- you would get one of those wonderful, community-serving operators. But when finally, around 1947 or 1948, the dial telephone came to rural Vermont, there was universal celebration. Yes, the telephone operator was always there. But when, for instance, you called up to get Dr. Wilson, the pediatrician, because one of your children had a high fever, the operator would say, "You can't reach Dr. Wilson now; he is with his girlfriend." Or "You don't need Dr. Wilson; your baby isn't that sick. Wait till tomorrow morning to see whether she still has a high temperature." Community was not only coercive; it was intrusive.

Thực tế hơi khác. Ỏ nông thôn Vermont, khi đó chúng tôi vẫn chỉ có tổng đài điện thoại nhân công. Khi bạn nhấc điện thoại bạn không có tín hiệu âm thanh. Nhưng chí ít – bạn hy vọng- bạn sẽ kiếm được một trong những nhân viên trực điện thoại phục vụ cộng đồng, tuyệt diệu đó. Nhưng cuối cùng, vào khoảng 1947 hay 1948, khi điện thoại quay số đến vùng nông thôn Vermont, đã có ăn mừng kỷ niệm phổ biến. Đúng, nhân viên điện thoại đã luôn ở đó. Nhưng, thí dụ, khi bạn gọi để gặp Dr. Wilson, bác sĩ nhi khoa, vì một đứa con của bạn bị sốt cao, cô nhân viên điện thoại sẽ nói, “Ông không thể gặp Dr. Wilson bây giờ; ông ta đang với bạn gái”. Hay “Ông không cần Dr. Wilson; con ông không bị ốm. Hãy đợi đến sáng mai để xem liệu nó còn sốt cao không”. Cộng đồng đã không chỉ cưỡng bách; nó xâm phạm.

And this explains why, for millennia, the dream of rural people was to escape into the city. Stadtluft Macht Frei [city air frees] says an old German proverb dating back to the 11th or 12th century. The serf who managed to escape from the land and to be admitted into a city became a free man. He became a citizen. And so we, too, have an idyllic picture of the city -- and it is as unrealistic as the idyllic picture of rural life.

Và điều này giải thích vì sao, trong hàng ngàn năm, ước mơ của dân nông thôn đã là trốn vào thành phố. Stadtluft Macht Frei [không khí đô thị giải thoát] là một câu tục ngữ Đức cổ từ thế kỷ 11 hay 12. Kẻ nông nô xoay xở để trốn từ nông thôn và được nhận vào một thành phố thì trở thành người tự do, trở thành một công dân. Và chúng ta, cũng vậy, có một bức tranh thanh bình về thành phố - và nó cũng phi thực tế như bức tranh thanh bình về đời sống thôn quê.

For what made the city attractive also made it anarchic -- the anonymity; the absence of coercive communities. The city was indeed the center of culture. It was where the artists and the scholars could work and flourish. Precisely because it had no community, it offered upward mobility. But beneath that thin layer of professionals, artists, and scholars, beneath the wealthy merchants and the highly skilled artisans in their craft guilds, there was moral and social anomie. There was prostitution and banditry and lawlessness. And also, city life meant exposure to disease and epidemic. Up to the last 100 years or so, no city in the world maintained its own population levels; all depended on people moving in from the country. It was not until the 19th century, with modern water supply, modern sewerage, vaccination, and quarantine, that life expectancy in the city began to approach life expectancy in the country.

Vì cái làm cho thành phố hấp dẫn cũng làm cho nó vô chính phủ - tính nặc danh; việc thiếu các cộng đồng cưỡng bách. Thành phố quả thực là trung tâm văn hóa. Chính ở đó các nghệ sĩ và các học giả có thể làm việc và thịnh vượng. Chính xác vì nó đã không có cộng đồng, nó tạo tính di động hướng lên. Nhưng dưới cái lớp mỏng của các nhà chuyên nghiệp, các nghệ sĩ, và các học giả đó, dưới các nhà buôn giàu có và các thợ thủ công lành nghề trong các phường hội thủ công của họ, đã là tình trạng bất ổn về đạo đức và xã hội. Đĩ điếm, cướp bóc và vô pháp luật. Và đời sống đô thị cũng có nghĩa là bị phơi ra cho bệnh tật và bệnh dịch. Cho đến khoảng 100 năm qua, đã chẳng có thành phố nào trên thế giới duy trì được mức dân cư riêng của mình; tất cả đã phụ thuộc vào những người chuyển từ vùng quê lên. Chỉ đến thế kỷ 19, với cấp nước hiện đại, thoát nước hiện đại, tiêm chủng và kiểm dịch, mà tuổi thọ trung bình ở đô thị mới bắt đầu tiến gần tuổi thọ trung bình ở thôn quê.

This was true of the Rome of the Caesars, of Byzantine Constantinople, of the Florence of the Medici, of the Paris of Louis XIV (as portrayed so brilliantly in Dumas's Three Musketeers -- the 19th century's greatest best-seller). But it was true, also, of Dickens's London. In the city was a brilliant "high culture." But it was a wafer-thin layer over a stinking swamp. And in no city, before 1880 or so, did a respectable woman dare go out alone at any time during the day. Nor was it safe for men to walk home at night.

Điều này đã đúng với Rome của Caesars, với Constantinople xứ Byzantine, với Florence của Medici, với Paris của Louis XIV (như được miêu tả rất xuất sắc trong Ba Chàng Ngự lâm của Dumas – cuốn sách bán chạy vĩ đại nhất của thế kỷ 19). Nhưng nó cũng đã đúng cả với London của Dickens. Trong thành phố “văn hóa cao” rực rỡ. Nhưng nó là lớp nước mỏng bên trên một đầm lầy hôi thối. Và chẳng trong thành phố nào, trước khoảng 1880, một phụ nữ khả kính dám đi ra một mình vào bất cứ lúc nào trong ngày. Cũng chẳng an toàn cho đàn ông đi bộ về nhà vào ban đêm.

The Need for Community

The city was attractive precisely because it offered freedom from the compulsory and coercive rural community. But it was destructive because it did not offer any community of its own.

Nhu cầu về Cộng đồng

ThÀNH PHỐ hấp dẫn chính xác bởi vì nó đã chào mời sự tự do khỏi cộng đồng nông thôn ép buộc và cưỡng bách. Nhưng nó đã mang tính phá hủy vì nó đã không cung cấp bất cứ cộng đồng nào của chính nó.

If there are no constructive communities, there will be destructive ones.

And human beings need community. If there are no communities available for constructive ends, there will be destructive, murderous communities -- the gangs of Victorian England, or the gangs that today threaten the very social fabric of the large American city (and increasingly of every large city in the world).

Nếu không có các cộng đồng xây dựng, sẽ có các cộng đồng phá hủy.

Và con người cần cộng đồng. Nếu không sẵn có các cộng đồng cho các mục đích xây dựng, thì sẽ có các cộng đồng phá hủy, giết người – các băng nhóm của nước Anh thời Victoria, hay các băng nhóm đe dọa mọi cơ cấu xã hội của thành phố lớn ở Mỹ ngày nay (và ngày càng tăng của mọi thành phố lớn trên thế giới).

The first to point out that humans need community is one of the great classics of sociology, Gemeinschaft und Gesellschaft [Community and Society] by Ferdinand Toennies, published in 1887. But the community that Toennies, over a century ago, still hoped to preserve -- the organic community of traditional rural society -- is gone, and gone for good. The task today, therefore, is to create urban communities -- something that never existed before. Instead of the traditional communities of history, our communities need to be free and voluntary. But they also need to offer the individual in the city an opportunity to achieve, to contribute, to matter.

Tác phẩm đầu tiên chỉ ra rằng con người cần cộng đồng là một trong những tác phẩm cổ điển vĩ đại của xã hội học, cuốn Gemeinschaft und Gesellschaft [Cộng đồng và Xã hội] của Ferdinand Toennies, được xuất bản năm 1887. Nhưng cộng đồng mà Toennies, hơn một thế kỷ trước, vẫn hy vọng duy trì – cộng đồng hữu cơ của xã hội nông thôn truyền thống – đã qua rồi, và đã qua vĩnh viễn. Nhiệm vụ ngày nay, vì thế, là tạo ra các cộng đồng đô thị - cái gì đó trước kia chưa hề tồn tại. Thay cho các cộng đồng truyền thống của lịch sử, các cộng đồng của chúng ta cần phải là tự do và tự nguyện. Nhưng chúng cũng phải cung cấp cho cá nhân trong đô thị một cơ hội để đạt được, để đóng góp, để có ý nghĩa.

Since World War I -- and certainly since the end of World War II -- the majority in all countries, whether democracies or tyrannies, believed that government should and could supply the community needs of an urban society through "social programs." We now know that this was largely delusion. The social programs of the last fifty years have, by and large, not been successes. They certainly have not filled the vacuum created by the disappearance of traditional community. The needs were certainly there. And so has been the money (and in many countries in enormous quantity). But the results have been meager everywhere.

Từ Chiến tranh Thế giới I – và chắc chắn từ cuối Chiến tranh Thế giới II – đa số người trong tất cả các nước, bất luận dân chủ hay chuyên chế, đều đã tin rằng chính phủ phải và có thể cung cấp nhu cầu cộng đồng của một xã hội đô thị thông qua các “chương trình xã hội”. Bây giờ chúng ta biết rằng điều này chủ yếu đã là ảo tưởng. Các chương trình xã hội của năm mươi năm qua, nhìn chung, đã không thành công. Chúng tất nhiên đã không lấp đầy khoảng trống do sự biến mất của cộng đồng truyền thống tạo ra. Nhu cầu chắc chắn vẫn còn đó. Và tiền cũng vậy (và ở nhiều nước đã có rất nhiều tiền). Nhưng kết quả ở mọi nơi đều ít ỏi.

But it is equally clear that the private sector, business, cannot fill that need, either. I actually once thought that it could and would. More than 50 years ago, in my 1943 book, The Future of Industrial Man, I proposed what I then called the "self-governing plant community," the community within the new social organization, the large business enterprise. It has worked, but only in one country, Japan. And even there, it is by now clear, it is not the answer. In the first place, no business can really give security -- the "lifetime employment" of the Japanese is rapidly proving to be a dangerous delusion. Above all, however, lifetime employment, and with it the "self-governing plant community," does not fit the reality of a knowledge society. There the private sector increasingly has become a way to make a living far more than a way to make a life. It will and should give material success and personal achievement. But the business enterprise is clearly what Toennies, 110 years ago, called a "society" rather than a "community."

Nhưng cũng rõ ngang vậy rằng khu vực tư nhân, kinh doanh, cũng chẳng thể thỏa mãn nhu cầu đó. Thực ra một lần tôi đã nghĩ rằng nó có thể và sẽ thỏa mãn. Hơn 50 năm trước, trong cuốn sách Tương lai của Con người Công nghiệp - The Future of Industrial Man, in năm 1943, của mình tôi đã đề xuất cái khi đó tôi gọi là “cộng đồng nhà máy tự quản”, cộng đồng bên trong tổ chức xã hội mới, trong doanh nghiệp kinh doanh lớn. Nó đã hoạt động, nhưng chỉ ở một nước duy nhất, Nhật Bản. Và ngay ở đó, bây giờ đã rõ, nó không phải là câu trả lời. Thứ nhất, không doanh nghiệp nào có thể thực sự đem lại sự an toàn – “công ăn việc làm suốt đời” của người Nhật nhanh chóng tỏ ra là một ảo tưởng nguy hiểm. Trên hết, tuy vậy, công ăn việc làm suốt đời, và với nó là “cộng đồng nhà máy tự quản” không hợp với thực tế của một xã hội tri thức. Tại đó khu vực tư nhân ngày càng trở thành một cách kiếm sống hơn là một cách tạo cuộc sống. Nó sẽ và phải đem lại thành công vật chất và thành tích cá nhân. Nhưng doanh nghiệp kinh doanh rõ ràng là cái, 110 năm trước, Toennies đã gọi là một “xã hội” hơn là một “cộng đồng”.

The Only Answer

Only the social sector, that is, the nongovernmental, nonprofit organization, can create what we now need, communities for citizens -- and especially for the highly educated knowledge workers who increasingly dominate developed societies. One reason for this is that only nonprofit organizations can provide the enormous diversity of communities we need -- from churches to professional associations, from organizations taking care of the homeless to health clubs -- if there are to be freely chosen communities for everyone. The nonprofit organizations also are the only ones that can satisfy the second need of the city, the need for effective citizenship for its people. Only social-sector institutions can provide opportunities to be a volunteer, and thus enable individuals to have both a sphere in which they are in control and a sphere in which they make a difference.

Câu trả lời Duy nhất

CHỈ khu vực xã hội, tức là, các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có thể tạo ra cái bây giờ chúng ta cần, các cộng đồng cho các công dân – và đặc biệt cho những người lao động tri thức được giáo dục cao những người ngày càng chi phối các xã hội phát triển. Một lý do cho việc này là, chỉ các tổ chức phi lợi nhuận có thể cung cấp tính đa dạng to lớn về các cộng đồng mà chúng ta cần – từ các nhà thờ đến các hiệp hội nghề nghiệp, từ các tổ chức chăm lo cho những người vô gia cư đến các câu lạc bộ sức khỏe – nếu có các cộng đồng được lựa chọn một cách tự do cho mỗi người. Các tổ chức phi lợi nhuận cũng là các tổ chức duy nhất có thể thỏa mãn nhu cầu thứ hai của thành phố, nhu cầu về bổn phận công dân hiệu quả cho dân cư của nó. Chỉ các định chế khu vực xã hội mới có thể tạo ra các cơ hội để là một tình nguyện viên, và như thế cho phép các cá nhân có cả một lĩnh vực trong đó họ kiểm soát và một lĩnh vực trong đó họ tạo ra một sự khác biệt.

The 20th century, now coming to an end, has seen an explosive growth of both government and business -- especially in the developed countries. What the dawning 21st century needs above all is equally explosive growth of the nonprofit social sector in building communities in the newly dominant social environment, the city.

Thế kỷ 20, đang kết thúc, đã chứng kiến một sự tăng trưởng bùng nổ của cả chính phủ lẫn kinh doanh – đặc biệt ở các nước phát triển. Cái thế kỷ 21 đang ló rạng cần trên hết là một sự tăng trưởng bùng nổ ngang thế của khu vực xã hội về xây dựng các cộng đồng trong môi trường xã hội nổi trội mới, trong thành phố.


Translated by nguyen quang a

http://www.hesselbeininstitute.org/knowledgecenter/journal.aspx?ArticleID=152

India And Vietnam: Four Decades Of Cooperation And Partnership – Analysis Ấn Độ và Việt Nam: Mối quan hệ hợp tác và đối tác trong bốn thập kỷ qu


India And Vietnam: Four Decades Of Cooperation And Partnership – Analysis

Ấn Độ và Việt Nam: Mối quan hệ hợp tác và đối tác trong bốn thập kỷ qua

By Praful Adagale and Vinayak Lashkar

Eurasia Review

February 22, 2012

Praful Adagale và Vinayak Lashkar,

Eurasia Review

February 22/2/2012

The relationship between India and Vietnam has flourished significantly after the post Cold War era. India’s support for recognition of a unified Vietnam and Hanoi’s backing for India during the formation of Bangladesh acted as magnetism for building the relationship to a Strategic Partnership. Both countries marked the 5th anniversary of their Strategic Partnership (2007-2012) and celebrated their 40th anniversary of Cooperation and Partnership in Vietnam’s South Ho Chi Minh city in January this year.

Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam đã phát triển đáng kể sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ấn Độ đã ủng hộ việc công nhận một đất nước Việt Nam thống nhất, và Hà Nội cũng ủng hộ Ấn Độ trong thời gian Bangladesh hình thành các hành động nhằm xây dựng mối quan hệ Đối tác Chiến lược. Hai nước đã đánh dấu 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược (2007-2012) cũng như tổ chức kỷ niệm mối quan hệ Hợp tác và Đối tác tại thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam Việt Nam hồi tháng Giêng vừa qua.

The partnership builds on the pillars formed by the late Vietnamese President Ho Chin Minh and Indian Prime Minister, Jawaharlal Nehru. The partnership has been developed in all fields including politics, security and defence, trade and investment, culture, tourism and human resource development. India’s plan to formulate a ‘Look East’ policy as early as 1991, to capitalize on East Asia’s economic growth helped both countries to build a strong relationship in the last four decades.

Các trụ cột trong mối quan hệ đối tác Việt-Ấn đã được xây dựng và hình thành bởi cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru. Hai bên đã hợp tác phát triển trong tất cả các lĩnh vực bao gồm chính trị, an ninh và quốc phòng, thương mại và đầu tư, văn hóa, du lịch và phát triển nhân lực. Ấn Độ đã lên kế hoạch xây dựng chính sách “Hướng Đông” vào đầu năm 1991, với mục đích tận dụng sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á để giúp cả hai nước xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ trong bốn thập kỷ qua.

The Arc of Advantage and Prosperity

The two countries signed an agreement in 2003 in which they envisioned creating an ‘Arc of Advantage and Prosperity’ in Southeast Asia. Their partnership represents a dominating force multiplier against Chinese ambitions and growing presence of both military and civilian power in the South China Sea. India’s relationship with Vietnam is within the framework of ASEAN, East Asia Summit and Asian Regional Forum (ARF) and international organizations like the WTO and UN.

Cung của Thuận lợi và Thịnh vượng

Một bản thỏa thuận đã được hai nước ký kết vào năm 2003, trong đó cả hai đều hình dung việc tạo ra ‘Cung của Thuận lợi và Thịnh vượng’ ở khu vực Đông Nam Á. Quan hệ đối tác của hai nước tiêu biểu cho thấy một số nhân lực chung đã được hình thành để chống lại những tham vọng của Trung Quốc và sức mạnh quân sự lẫn dân sự của nước này ngày càng tăng ở khu vực Biển Đông. Mối quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam đều nằm trong khuôn khổ chung của ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực châu Á (ARF) và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên hợp Quốc.

Vietnam’s unique geo-strategic location provides it with a political advantage amongst all major powers in East Asia. Similarly, India’s geographical position in South Asia makes it an important actor in the strategic calculus surrounding the Indian Ocean. India and Vietnam share a history of a strained relationship and disputed borders with China. This fact generates a degree of commonality of interests in the foreign policy agendas of both countries towards China.

Vị trí địa lý chiến lược độc đáo của Việt Nam đã giúp nước này có lợi thế chính trị hơn tất cả các cường quốc nào khác trong khu vực Đông Á. Tương tự, vị trí địa lý của Ấn Độ ở Nam Á đã giúp nước này trở thành một điểm chiến lược quan trọng xung quanh vùng Ấn Độ Dương. Ấn Độ và Việt Nam cùng chia sẻ mối quan hệ lịch sử căng thẳng và tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Thực tế này tạo ra những lợi ích chung trong những chính sách đối ngoại của cả hai quốc gia đối với Trung Quốc.

Vietnam holds a strategic position in India’s policy of ‘looking to the East’. From US$200 million in the year 2000, bilateral trade turnover has grown nearly 14 times in 2010. At present, the trade for the year 2011 was US$3.5 billion, and both countries estimate to meet their trade target of US$7 billion by 2015.

Việt Nam giữ một vị trí chiến lược trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng lên 14 lần trong năm 2010 từ mức 200 triệu USD hồi năm 2000. Hiện nay, thương mại song phương trong năm 2011 ở khoảng 3,5 tỷ USD, và cả hai nước ước tính mục tiêu thương mại sẽ tăng lên 7 tỷ USD vào năm 2015.

The giant leap in strategic cooperation can be seen from India’s investment of US$400 million in Vietnamese hydrocarbon sectors with Oil and Gas Cooperation Videsh Limited (OVL) investing US$225 million in oil exploration. However, this joint energy project between India and Vietnam in the South China Sea infringes on China’s territorial sovereignty, as per the reports from the Chinese media. The major reason has been that the present oil and gas exploration projects between India Vietnam enter waters under Chinese jurisdiction.

Các bước nhảy vọt khổng lồ trong chương trình hợp tác chiến lược có thể được nhìn thấy từ các khoản đầu tư của Ấn Độ, với số tiền 400 triệu USD được đổ vào lĩnh vực dầu khí và tập đoàn Oil and Gas Cooperation Videsh Limited (OVL) đã đầu tư 225 triệu USD để thăm dò các mỏ dầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự án chung giữa Ấn Độ và Việt Nam đã được các báo chí Trung Quốc lên tiếng rằng hai nước này đang vi phạm chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là các dự án thăm dò dầu khí giữa Ấn Độ Việt Nam đã đi vào vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.

Another major collaborative effort in the field of Science and Technology is the establishment of the Advanced Resource centre in Information and Communication Technology on September 16, 2011, which has been setup under a US$2 million grant by India to Vietnam. It can be used for Web Portal Creation, GIS application and the Development of Web Information systems.

Một nỗ lực hợp tác lớn khác là trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ để thành lập Trung tâm Nguồn lực Chất lượng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm ARC-ICT) Việt Nam-Ấn Độ vào ngày 16 tháng 9, năm 2011. Dự án Trung tâm ARC-ICT Việt Nam-Ấn Độ được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển điện toán tiên tiến của Ấn Độ, với tổng chi phí khoảng 2 triệu USD do Ấn Độ dành cho Việt Nam. Dự án Trung tâm ARC-ICT Việt Nam-Ấn Độ được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu và học tập như phòng học trực tuyến và thư viện số; phần mềm hệ thống và mạng dữ liệu; công nghệ web; và hệ thống thông tin địa lý.

In terms of defence cooperation, Indian defence personnel have been paying visits to Vietnam since the end of the Cambodian crisis. In the post-Cold War period, there has been cooperation with regard to the training of Vietnamese military officers in India and visits by high-level military delegations. Vietnam has given India the right to use its port of Nha Trang in the South, and has ordered 6 Kilo-class submarines from the Admiralty Shipyards in St. Petersburg, which are likely to be inducted in 2012.

Về phương diện hợp tác quốc phòng, các nhân viên quốc phòng Ấn Độ đã liên tục đến thăm Việt Nam kể từ khi kết thúc của cuộc khủng hoảng Campuchia. Trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, hai bên đã hợp tác đào tạo sĩ quan quân sự Việt Nam tại Ấn Độ và trao đổi các chuyến thăm quân sự cấp cao. Việt Nam đã cho Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang ở miền nam nước này, và đã đặt mua 6 tàu ngầm hạng Kilo từ các nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St. Petersburg, có khả năng sẽ hoàn tất vào năm 2012.

The Thrust in Future

The major area of cooperation in future will be to utilize Vietnam’s 60 shipbuilding yards and repairing yards to build cargo ships of up to 6,500 dead weight tonnage (DWT) and repair vessels of up to 50,000 DWT. There exists tremendous cooperation in construction of naval ships and building of submarines for the Vietnam Navy and cooperation between the Indian Coast Guard and the Vietnam Sea Police should be more effective to address the threats from piracy and terrorism.

Lực đẩy trong tương lai

Các lĩnh vực chính cần hợp tác trong tương lai là tận dụng hơn 60 cảng đóng tàu có trọng tải lên đến 6.500 (dead weight tonnage – DWT) và các cảng sửa chửa tàu lên đến 50,000 trọng tải DWT đang có tại Việt Nam. Hợp tác giữa hai nước đang có nhiều cơ hội trong việc xây dựng tàu hải quân cũng như tàu ngầm cho Hải quân Việt Nam và hợp tác giữa Cảnh sát biển Ấn Độ và Cảnh sát biển Việt Nam để giải quyết các mối đe dọa cướp biển và khủng bố hiệu quả hơn.

India’s initiatives, in the form of Mekong Ganga Cooperation (MGC), the Bay of Bengal Initiative for Multi-Sectoral Technical and Economic Cooperation (BIMSTEC) and greater engagement with mainland Southeast Asian nations have been aimed at securing its extended neighbourhood. It is time for India to explore more impending areas for cooperation and to proactively engage with Vietnam along with developing countries from East Asia. India must address the major areas of concern affecting its relationship with Vietnam, like the continuous economic assistance pertaining to trade and investments, commercial and infrastructural developments and providing military and logistics support to Vietnam from China.

Sáng kiến ​​của Ấn Độ, như các hình thức hợp tác như Mekong Ganga Copperation (MGC), Sáng kiến ​​Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế Đa ngành trong vùng Vịnh Bengal (Bay of Bengal Initiative for Multi-Sectoral Technical and Economic Cooperation – BIMSTEC) và sự tham gia lớn hơn đối với các quốc gia Đông Nam Á đang muốn mở rộng chủ đề an ninh khu vực. Đã đến lúc Ấn Độ cần khám phá các điểm mang mối đe dọa để hợp tác và chủ động tham gia với Việt Nam cùng với các nước đang phát triển khác trong khu vực Đông Á. Ấn Độ cũng phải giải quyết các vấn đề đã gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với Việt Nam, như việc hỗ trợ kinh tế liên quan đến thương mại và đầu tư, phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp hỗ trợ quân sự và hậu cần cho Việt Nam từ phía Trung Quốc.

Vietnam in the 21st century will remain a focal point – a zone of attraction due to its geo-strategic location neighbouring China. Major powers, namely United States, Japan and India, will act as a catalyst to run its economic development and support Vietnam to counter the rise of China.

Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ vẫn là một điểm trọng tâm – một khu vực có nhiều sự chú ý do vị trí địa lý chiến lược giáp ranh với Trung Quốc. Các cường quốc, cụ thể là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, sẽ hoạt động như một chất xúc tác để đẩy mạnh phát triển kinh tế và hỗ trợ Việt Nam chống lại sự trổi dậy của Trung Quốc.

Vietnam will remain a zone of engagement for India and other major powers to explore areas of cooperation for energy security and military. How India utilizes this opportunity in the coming years to explore and discover newer areas of cooperation with Vietnam as well as to develop political, economic and military prowess for peaceful means, so as to counter China’s hegemonic rise the 21st century, remains to be seen. By now New Delhi is aware of China’s ambition and rising power in the South China Sea and Indian Ocean Region (IOR) region. India must utilize its missed opportunities with Vietnam and maintain an effective and competent partnership.

Việt Nam sẽ vẫn là một khu vực mà Ấn Độ và các cường quốc khác nên cam kết tham gia để khám phá các lĩnh vực hợp tác về an ninh năng lượng và quân sự. Việc Ấn Độ sử dụng cơ hội này như thế nào trong những năm tới để tìm hiểu và khám phá các lĩnh vực mới nhằm hợp tác với Việt Nam cũng như phát triển các năng lực chính trị, kinh tế và quân sự với mục đích hòa bình, để chống lại sức mạnh gia tăng bá quyền của Trung Quốc thế kỷ 21, vẫn chưa thể đoán trước được. Hiện tại thì New Delhi đã nhận thức được sự tham vọng của Trung Quốc cũng như sự gia tăng quyền lực của nước này ở Biển Đông và trong khu vực Ấn Độ Dương (IOR). Ấn Độ phải sử dụng các cơ hội đã bị bỏ lỡ với Việt Nam và duy trì một mối quan hệ đối tác hiệu quả và thông thạo.

Praful Adagale and Vinayak Lashkar are Ph.D. Research Fellows at the Yashwantrao Chavan National Centre of International Security & Defence Analysis (YCNISDA), University of Pune.

Praful Adagale và Vinayak Lashkar là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trung tâm An ninh Quốc tế và Phân tích Quốc phòng Yashwantrao Chavan (YCNISDA), Đại học Pune.




Translated by Đặng Khương



Washington and Hanoi Approach Cautiously Washington và Hà Nội tiến đến trong sự thận trọng





Washington and Hanoi Approach Cautiously

Washington và Hà Nội tiến đến trong sự thận trọng

By Michael Auslin, Washington Post

Michael Auslin, Washington Post

Vietnam is ready for a strategic partnership, but doesn't want to upset China.

Việt Nam đang sẵn sàng cho mối quan hệ đối tác chiến lược, nhưng không muốn làm phật lòng Trung Quốc.

Reflecting its buzzing energy, Vietnam is eager to play a larger role in Asia. Given the challenges it faces, America would welcome another willing partner in an increasingly tense region. But the gap between Washington and Hanoi remains large, and unless both sides take the courtship slowly, the chance for a more meaningful relationship may be ruined.

Phản ánh về những ầm ĩ năng lượng trong khu vực, Việt Nam mong muốn đóng một vai trò lớn hơn ở châu Á. Với những thách thức đang phải đối mặt, Hoa Kỳ sẽ chấp nhận chào đón thêm một đối tác mới trong khu vực giữa lúc ngày càng có nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Washington và Hà Nội vẫn còn khá lớn, và trừ khi cả hai dần dần tìm hiểu thêm, cơ hội cho mối quan hệ đầy ý nghĩa này có thể sẽ bị hủy hoại.

Sitting in a cafe or talking with officials in this city, it's easy to forget this is still a Communist country. Americans used to dealing with traditional allies find a very different reception in Hanoi. Instead of well-trod positions and oft-repeated talking points, officials in Vietnam seem genuinely interested in dialogue. They pepper a visitor with questions, seeking answers to development questions and trying to understand the nuances of American policy.

Ngồi trong quán cà phê hoặc nói chuyện với các quan chức ở thành phố này, nhiều người rất dễ quên rằng Việt Nam vẫn còn là một nước Cộng sản. Người Mỹ đã quen tiếp cận với các đồng minh truyền thống lâu năm có thể thấy sự khác biệt ở Hà Nội. Thay vì với các bước được tính toán và các điểm trao đổi lặp đi lặp lại, các quan chức ở Việt Nam dường như thực sự quan tâm đến việc đối thoại. Họ thường hỏi dồn dập với nhiều câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời để từ đó mở rộng thêm các câu hỏi và họ cố gắng tìm hiểu các sắc thái trong chính sách của Hoa Kỳ.

There is a palpable sense of striving to develop the economy and society. Vietnam's nominal GDP per capita, according to the World Bank, was $1,224 in 2010, which is about a third of the size of China's, but is growing rapidly thanks to nearly 8% growth in GDP over the past decade.

Có một cảm giác cho thấy rằng Việt Nam đang phấn đấu để phát triển nền kinh tế và xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.224 USD trong năm 2010, tương đương với khoảng 1/3 của nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ vào mức tăng trưởng GDP gần 8% trong thập kỷ qua.

Official trade figures reflect the bustling commerce one sees while walking along Hanoi's streets. While China remains Vietnam's largest trading partner, topping $40 billion in 2011, trade between Vietnam and the United States more than quintupled between 2002 and 2011, from just under $3 billion to over $18.5 billion. The majority of U.S. exports to Vietnam were meat and cars, while Vietnam exported textiles, furniture and fishes. Of that $18 billion in trade, though, America ran an $11 billion trade deficit. This is one reason Washington welcomes Vietnam's participation in the proposed Trans-Pacific Partnership trade negotiations, of which China is not a member.

Khi đi bộ theo dọc theo các tuyến phố ở Hà Nội, người ta có thể thấy số liệu thương mại chính thức phản ánh nền kinh tế nhộn nhịp tại đây. Trong khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đứng đầu với 40 tỷ USD trong năm 2011, thì thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng gấp năm lần trong thời gian từ năm 2002 và 2011, từ mức 3 tỷ USD lên đến hơn 18,5 tỷ USD. Các mặt hàng chính mà Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam là thịt và xe hơi, trong khi Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may, đồ gỗ và các loại cá. Trong 18 tỷ USD đó, phía Hoa Kỳ phải gánh chịu mức thâm hụt thương mại khoảng 11 tỷ USD. Đây là một trong những lý do mà Washington hoan nghênh Việt Nam tham gia vào vòng đàm phán thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc không phải là một thành viên.

But Washington's chief interest is strategic. Hanoi has perhaps the prickliest relations with China of any Asian nation. The two fought a border war in 1978 in which both sides claimed victory, and have had running disputes over maritime rights in the South China Sea. China has not only harassed Vietnamese vessels conducting seabed exploration, but has pressured foreign oil companies working with Vietnam to shut down joint ventures in contested waters.

Tuy nhiên, mối quan tâm chính của Washington vẫn là chiến lược. Hà Nội có mối quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc nhất so bất cứ quốc gia nào khác trong khối ASEAN. Cả hai nước này đã đối mặt trong cuộc chiến tranh biên giới hồi năm 1978, trong đó cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng, và đang có những tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông. Trung Quốc không những chỉ quấy rối các tàu thuyền của Việt Nam mà còn gây sức ép lên các công ty dầu mỏ nước ngoài làm việc với Việt Nam, buộc họ phải bỏ các hoạt động liên doanh ở vùng biển đang có tranh chấp này.

Vietnamese Foreign and Defense Ministry officials are quick to claim that they will not choose sides between Beijing and Washington in what they recognize is a growing competition for influence in Asia. Yet there are numerous indications of wanting closer military ties with the U.S., as long as it can be done quietly. The U.S. Navy held a week-long naval drill with Vietnamese forces in July, just a month after the Vietnamese Navy conducted live-fire exercises in the South China Sea as a warning to China.

Các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhanh chóng tuyên bố rằng họ sẽ không nghiêng về Bắc Kinh hoặc Washington trong lúc họ nhận ra hai nước này đang chạy đua để tăng sức ảnh hưởng trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam muốn thắt chặt mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, miễn là việc này có thể diễn ra một cách nhẹ nhàng. Hải quân Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc diễn tập hải quân với các lực lượng Việt Nam kéo dài một tuần hồi tháng Bảy năm 2011, chỉ một tháng sau khi Hải quân Việt Nam tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật trong vùng Biển Đông như một dấu hiệu cảnh báo Trung Quốc.

As one senior U.S. diplomat told me, "[Washington] can always move forward with Vietnam, but it can never move backward." Vietnamese officials remain leery of getting too close to the Americans, only to find the rug pulled out from underneath them. What the diplomat stressed was that U.S. steps in Vietnam have to be forward-looking, but cautious, since any U.S. retreat from agreements would immediately result in a greater Vietnamese withdrawal.

Như một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ đã nói với tôi, “[Washington] có thể luôn luôn hướng về phía trước với Việt Nam, nhưng [Washington] không bao giờ có thể đi lùi lại”. Các quan chức Việt Nam vẫn thận trọng trong việc tiến đến quá gần với Hoa Kỳ, vì còn nhiều thứ khác nằm bên dưới tấm thảm vẫn chưa được kéo ra. Các nhà ngoại giao nhấn mạnh là các bước của Hoa Kỳ tại Việt Nam phải hướng tới tương lai nhưng cần phải thận trọng, vì bất kỳ thoả thuận nào được phía Hoa Kỳ rút lại ngay lập tức sẽ dẫn đến kết quả rút lui còn lớn hơn từ phía Việt Nam.

Another American diplomat noted that there is a broad consensus in the country to do more regionally than just focus on trade. Given that, he suggested Washington needs to focus on Vietnam separately from China, and help its own national goals of improving health care, standards of living and education. That will buy the goodwill necessary to expanding a working relationship on regional issues, including security concerns. Where the two sides remain years apart is on the issue of human rights, especially for dissidents protesting Vietnam's Communist regime and religious protesters.

Một nhà ngoại giao khác của Hoa Kỳ ghi nhận rằng có một sự đồng thuận rộng rãi trong nước là Việt Nam có thể làm nhiều hơn là chỉ tập trung vào thương mại. Vì vậy, ông để nghị cách mà Washington tập trung vào Việt Nam cần phải khác với cách làm với Trung Quốc, và giúp các nước này đạt các mục tiêu quốc gia như cải thiện y tế, nân cao tiêu chuẩn đời sống và giáo dục. Điều đó có thể sẽ giúp đạt được thiện chí cần thiết để mở rộng mối quan hệ làm việc về các vấn đề trong khu vực, bao gồm cả mối quan tâm về an ninh. Trường hợp mà hai bên vẫn còn cách xa nhau là vấn đề nhân quyền, đặc biệt là đối với những người bất đồng chính kiến và tôn giáo ​​phản đối chế độ Cộng sản Việt Nam.

Overall, one is struck not merely by how welcoming Vietnamese are to Americans, but how little time is spent talking about the Vietnam War. It comes up in discussions, but not as an impediment to exploring closer ties. Nonetheless, the war is ever present in the background and serves as justification for the ubiquitous signs of patriotism in Hanoi, especially the national flag, which seems to be hung from nearly every home and shop.

Nhìn chung, một trong những ấn tượng lớn nhất không chỉ đơn thuần là cách Việt Nam chào đón người Mỹ một cách nồng nhiệt, mà họ còn ít mang vấn đề chiến tranh Việt Nam ra để bàn thảo. Chủ đề chiến tranh đôi lúc cũng được nhắc đến trong các buổi thảo luận, nhưng không phải là điểm trở ngại trong tiến trình khám phá mối quan hệ gần gũi hơn. Tuy nhiên, chiến tranh luôn luôn hiện diện trong cục diện chung trong xã hội như biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước ở Hà Nội, đặc biệt là cờ quốc gia dường như được treo tại hầu hết ở mọi nhà và mọi cửa hàng.

Given its youth, growth rate and vibrant economic and social life, Vietnam offers greater potential than many other nations in Asia. An America eager for new partners in Asia will have to tread carefully given political differences between Hanoi and Washington, but there seems little question that Vietnam is irrevocably set on a growth path that will make it an ever more important player in Asia over the next generation. Whether this will result in a lasting relationship between two former adversaries remains an open question.

Đối với một quốc gia vẫn còn non trẻ, tốc độ tăng trưởng và đời sống kinh tế và xã hội sôi động, Việt Nam là một nước có tiềm năng rất lớn so với nhiều quốc gia khác ở châu Á. Sự háo hức của Hoa Kỳ đối với các đối tác mới ở châu Á cần phải tiến tới một cách rất thận trọng, đặc biệt khi Hà Nội và Washington còn có nhiều quan điểm chính trị khác biệt. Nhưng dường như vẫn còn một chút thắc mắc rằng liệu Việt Nam có hủy bỏ con đường đang tiển triển mà sẽ làm cho nước này trở thành một nước quan trọng ở châu Á trong những năm sắp tới hay không. Và cho tới nay, mối quan hệ giữa hai cựu thù có kéo dài hay không vẫn còn là một câu hỏi còn được bỏ ngỏ.

Mr. Auslin is a resident scholar in Asian studies at the American Enterprise Institute and a columnist for WSJ.com.

Ông Auslin là một học giả thường trú chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ và là một bình luận viên của WSJ.com.




Translated by Đặng Khương



http://online.wsj.com/article/SB10001424052970203918304577240773662153302.html?mod=googlenews_wsj

US–Vietnam: New Strategic Partners Begin Tough Trade Talks Mỹ-Việt: Những đối tác chiến lược mới bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại khó khăn



US–Vietnam: New Strategic Partners Begin Tough Trade Talks

Mỹ-Việt: Những đối tác chiến lược mới bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại khó khăn

BY RAYMOND BURGHARDT

February 29, 2012

Asia Pacific Bulletin

BY RAYMOND BURGHARDT

29/2/2012

Vietnamese and Americans joined together in Hanoi last December for a happy celebration, commemorating the tenth anniversary of the entrance into force of the US-Vietnam Bilateral Trade Agreement signed in December, 2001. The gathering of current and former trade negotiators, diplomats, and business leaders exchanged witty anecdotes about who had been the toughest negotiator. However, the main focus for both American and Vietnamese participants was on the positive prospects for future US-Vietnam relations across the spectrum of trade and strategic common interests.

Những người Việt Nam và Mỹ gặp nhau tại Hà Nội tháng 12 năm ngoái trong một buổi lễ vui vẻ, kỷ niệm mười năm ngày ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Mỹ – Việt. Cuộc gặp mặt của những người từng hoặc đang là nhà đàm phán thương mại, ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp đã trao đổi về những giai thoại xem ai là nhà đàm phán “rắn” nhất. Tuy nhiên, trọng tâm chính của cả những người Mỹ và Việt Nam tham gia buổi lễ là về triển vọng tích cực của tương lai mối quan hệ trong các vấn đề thương mại và chiến lược.

For those of us who served in Vietnam during the war years, this celebration was the latest reminder of the remarkable transformation of a relationship from one of bitter foes to strategic partners. Ties between the United States and Vietnam have steadily improved since they were formally normalized in 1995, but the pace has accelerated during the past three years, motivated in part by shared concern over China’s aggressive maritime claims in the South China Sea.

Đối với những người đã từng phục vụ tại Việt Nam trong những năm chiến tranh, buổi lễ này là một lời nhắc nhở về sự thay đổi nhanh chóng của một mối quan hệ từ thù địch căng thẳng sang đối tác chiến lược. Các quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã liên tục cải thiện kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, nhưng tốc độ được đẩy mạnh trong ba năm qua một phần do động lực là mối quan tâm chung đến những tuyên bố hiếu chiến về chủ quyền trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông.

Washington views Vietnam as a rapidly developing mid-sized country of some 90 million people, and Hanoi has been increasing its leadership role in Southeast Asia, a region that has America’s renewed attention. In turn, the Vietnamese leadership seeks regional stability, global integration, new foreign investment, and markets for its export industries, goals that require good relations with the United States.

Oasinhtơn coi Việt Nam là một quốc gia trung bình đang phát triển nhanh chóng với 90 triệu dân, và Hà Nội đã và đang tăng cường vai trò lãnh đạo ở Đông Nam Á, một khu vực đã được Mỹ chú ý trở lại. về phần mình các nhà lãnh đạo Việt Nam tìm kiếm sự ổn định khu vực, hội nhập toàn cầu, đầu tư nước ngoài mới và các thị trường cho các ngành xuất khẩu, các mục tiêu đòi hỏi một mối quan hệ tốt với Mỹ.

America’s Asia-Pacific “Pivot”

Sự “chuyển hướng” sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ

The Hanoi commemoration of the Bilateral Trade Agreement came soon after President Barack Obama’s mid-November hosting of the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) summit in Honolulu, followed a few days later by his attendance at the East Asia Summit in Bali. President Obama and Secretary of State Hillary Clinton used these summit meetings to announce America’s “pivot” back to Asia as the United States withdraws from its two long wars in Iraq and Afghanistan. The administration has made clear that while the US overall defense budget is reduced, it will not affect the US forward deployment throughout the Asia-Pacific region.

Buổi lễ kỷ niệm Hiệp định Thương mại Song phương tại Hà Nội diễn ra ngay sau khi Tổng thống Barack Obama chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Honolulu vào giữa tháng 11, và sau đó vài ngày là việc tổng thống tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, Inđônêxia. Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton qua các cuộc gặp thượng đỉnh này thông báo việc Mỹ “chuyển hướng” trở lại châu Á khi mà nước này rút quân khỏi hai cuộc chiến tranh lâu dài ở Irắc và Ápganixtan. Chính quyền Obama đã nói rõ rằng mặc dù ngân sách quốc phòng tổng thể của Mỹ giảm đi nhưng sẽ không ảnh hưởng đến việc triển khai tiền phương của Mỹ trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

An important component of the Obama administration’s Asia “pivot” policy has been its championing of the Trans-Pacific Partnership (TPP) free trade agreement, which was a major topic of interest at the APEC Summit. Nine Asia-Pacific countries, including the United States and Vietnam, are now engaged in negotiating this agreement. A major objective for the United States has been to counter the trend of recent years in which China has signed trade agreements with its Asian neighbors that have excluded the United States.

Một nội dung quan trọng trong chính sách “chuyển hướng” châu Á của Chính quyền Obama là theo đuổi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một chủ đề lớn tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Chín nước châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ và Việt Nam, đang đàm phán hiệp định này. Một mục tiêu lớn của Mỹ là chống lại xu hướng trong những năm gần đây trong đó Trung Quốc đã ký các hiệp định thương mại với các nước chãu Á láng giềng mà không có Mỹ.

Vietnam Joins Trans-Pacific Partnership Talks

Việt Nam tham gia các cuộc đàm phán TPP

In November 2010, the United States and other negotiating parties welcomed Hanoi’s decision to join the TPP negotiations, though both Vietnam’s interest and the welcome extended by other countries were somewhat surprising. Vietnam is the least developed economy among the prospective TPP members, and also by far the most “mixed” economy—market and non-market—among the nine. State-owned enterprises (SOE), are subsidized by generous loans from state-owned banks, and are an important feature of Vietnam’s economic system, which closely resembles China’s “state capitalism” model. One of Washington’s major goals for the TPP is a trade agreement in which private and state-owned companies compete on a level playing field. This goal reflects the serious American frustration with what it sees as unfair advantages that Chinese SOEs have in world trade.

Tháng 11/2010, Mỹ và các bên tham gia đàm phán khác hoan nghênh quyết định của Hà Nội tham gia đàm phán TPP, mặc dù cả mối quan tâm của Việt Nam lẫn việc các nước khác hoan nghênh là khá bất ngờ. Việt Nam là nền kinh tế kém phát triển nhất trong số các thành viên triển vọng của TPP, và cho đến nay vẫn là nền kinh tế “hỗn hợp” nhất giữa kinh tế thị trường và phi thị trường trong số 9 nước. Các doanh nghiệp nhà nước (SOE) được hưởng sự ưu đãi bằng các khoản cho vay hào phóng từ các ngân hàng nhà nước, và đây là một đặc điểm quan trọng của hệ thống kinh tế Việt Nam, một điều khá giống với mô hình “tư bản nhà nước” của Trung Quốc. Một trong các mục tiêu chính của Oasinhtơn với TPP là một hiệp định thương mại trong đó các công ty tư nhân và nhà nược cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng. Mục tiêu này phản ánh sự bất bình thực sự của Mỹ đối với cái mà họ coi là các lợi thế không công bằng mà các SOE của Trung Quốc có trong thương mại quốc tế.



This state enterprise issue will complicate Vietnam’s ability to negotiate successfully the country’s entrance into the TPP. Because of frustration with Chinese SOEs—and not just on the part of the United States—there will be less tolerance than there might have been five years ago for Vietnam retaining the advantages it gives to its state companies.

Vấn đề doanh nghiệp nhà nước này sẽ làm phức tạp khả năng Việt Nam đàm phán thành công để gia nhập TPP. Do sự bất bình với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc – và không chỉ từ phía Mỹ – nên sẽ khó có sự chấp nhận hơn so với trong 5 năm vừa qua đối với việc Việt Nam duy trì lợi thế dành cho các doanh nghiệp nhà nước của mình.

Our Strategic Partnership

The administration’s “pivot” or “rebalancing” policy is fundamentally about giving the world’s most economically dynamic region the attention it deserves. But US refocus on the Asia-Pacific region includes cooperation with China’s nervous neighbors in hedging against how Beijing might use its increased power and influence. With a long history of troubled relations with its huge neighbor, Vietnam is a logical partner. Many activities in the last three years, particularly naval, have signaled US-Vietnamese strategic convergence.

Đối tác Chiến lược

Chính sách “chuyển hướng” hay “tái cân bằng” của Chính quyền Obama về cơ bản là sự chú ý đúng mức đối với khu vực năng động nhất về kinh tế của thế giới này. Nhưng việc tái chú ý tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương còn bao gồm sự hợp tác với các nước láng giềng đang lo lắng của Trung Quốc trong việc chuẩn bị đối phó với việc Bắc Kính có thể sử dụng sức mạnh và ảnh hưởng đang gia tăng của mình như thế nào. Với một lịch sử lâu dài của các mối quan hệ không êm đẹp với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc, Việt Nam là một đối tác tự nhiên. Nhiều hoạt động trong ba năm qua, đặc biệt là hải quân, đã báo hiệu sự hội tụ chiến lược Mỹ-Việt.

This convergence between the United States and Vietnam, including welcoming Hanoi into the TPP negotiating group, is a significant piece of the “pivot” policy. During the 10th Anniversary Commemoration last December, both American and Vietnamese officials commented that Vietnam’s entrance into the TPP negotiations was a “strategic decision” by both Hanoi and Washington. While these are trade talks, they are made possible by joint strategic alignment and mutual trust.

Sự hội tụ này giữa Mỹ với Việt Nam, trong đó có việc hoan nghênh Hà Nội tham gia nhóm đàm phán TPP, là một nội dung quan trọng trong chính sách “chuyển hướng”. Trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm Hiệp định Thương mại Song phương hồi tháng 12/2011, các quan chức cả Mỹ lẫn Việt Nam đều cho rằng sự tham gia của Việt Nam vào các cuộc đàm phán TPP là một “quyết định chiến lược” của cả Hà Nội lẫn Oasinhtơn. Mặc dù đây là các cuộc đàm phán thương mại, nhưng nó có thể thực hiện được là nhờ sự giao thoa chiến lược và tin tưởng lẫn nhau.

A common interest in regional peace and security could help to smooth the way toward agreement, but tough negotiations lie ahead. Vietnam’s negotiating partners will insist on a high-quality trade and investment agreement that will require transparency, protection of intellectual property rights, labor rights, and environmental protection as well as restraints on advantages given to SOEs. For Vietnam, requirements to liberalize and modernize its economy come at a time of serious economic problems and heated internal political debate regarding the country’s direction. Inflation in Vietnam has repeatedly surged into double digits in the past few years, twice spiking well above 20 percent. Vietnam’s stock markets in 2011 were the worst performing in Asia, pledges of foreign direct investment declined, and all three major ratings agencies downgraded the country’s sovereign credit rating.

Một mối quan tâm chung về hòa bình và an ninh khu vực có thể giúp giải tỏa bớt những khó khăn trên con đường đi tới hiệp định, nhưng các cuộc đàm phán gay go vẫn ở phía trước. Các đối tác đàm phán của Việt Nam sẽ kiên quyết có một hiệp định thương mại và đầu tư chất lượng cao, đòi hỏi tính minh mạch, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền lao động, bảo vệ môi trường cũng như những hạn chế về lợi thế của các doanh nghiệp nhà nước, về phần Việt Nam, các đòi hỏi phải tự do hóa và hiện đại hóa nền kinh tế xuất hiện đúng lúc có các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và sự tranh luận chính trị nội bộ nóng lên về hướng đi của đất nước. Lạm phát tại Việt Nam đã nhiều lần vượt lên ở mức hai con số trong vài năm qua, trong đó hai lần đã vượt quá 20%, Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 nằm trong số các thị trường tồi tệ nhất ở châu Á, cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, và cả ba cơ quan đánh giá tín dụng lớn đều hạ mức điểm tín dụng của Việt Nam.

Vietnam’s top leaders recognize that these are serious problems, but have sharp disagreements about how to deal with them. A major issue of debate is how much to reform the system of SOEs. State banks are burdened by bad loans to these enterprises and many are performing poorly. The multi-billion dollar default of Vietnam’s shipbuilding industry group—Vinashin—in 2010 intensified the SOE debate.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra rằng đây là các vấn đề nghiêm trọng, nhưng họ bất đồng sâu sắc với nhau về việc phải đối phó với các vấn đề này như thế nào. Một vấn đề lớn trong tranh luận là cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước đến đâu. Các ngân hàng nhà nước phải chịu các khoản nợ xấu đã cho các doanh nghiệp này vay và nhiều doanh nghiệp đang làm ăn kém. Vụ vỡ nợ hàng tỉ USD của tập đoàn đóng tàu Việt Nam – Vinashin – trong năm 2010 đã làm căng thẳng thêm cuộc thảo luận về doanh nghiệp nhà nước.

Some are asking if Vietnam’s internal debates, along with US concerns about Vietnamese SOEs, will prevent both countries from reaching agreement in the TPP talks. Vietnam’s successful conclusion of the TPP negotiations will require concessions by Hanoi as well as its negotiating partners, including the United States. Success will require that both give priority to the strategic partnership that has been forged in recent years. The United States has identified Vietnam as one of its important new strategic partners in Asia. Vietnam sees America as the key to maintaining strategic balance in Southeast Asia. Many of us who have witnessed the bilateral relationship go from war to partnership within 35 years hope that that this strategic shared vision will give trade negotiators the incentive needed to find common ground.

Một số người đang đặt câu hỏi rằng các cuộc tranh luận trong nội bộ Việt Nam, cùng với các lo ngại của Mỹ về doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, có cản trở hai nước đạt tới một thỏa thuận trong TPP hay không. Việc đàm phán thành công của Việt Nam sẽ đòi hỏi sự nhượng bộ của Hà Nội cũng như các đối tác đàm phán khác, trong đó có Mỹ. Thành công sẽ đòi hỏi cả hai phải ưu tiên cho quan hệ đối tác chiến lược đã được vun đắp trong những năm gần đây. Mỹ đã xác định Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược mới quan trọng nhất tại châu Á. Việt Nam coi Mỹ là yếu tố chủ chốt để duy trì cân bằng chiến lược tại Đông Nam Á. Nhiều người trong chúng ta, khi đã chứng kiến mối quan hệ song phương đi từ chiến tranh tới đối tác trong 35 năm qua, hy vọng rằng nhãn quan chiến lược chung này sẽ tạo cho các nhà đàm phán thương mại một động lực cần thiết để tìm kiếm điểm chung.

Raymond Burghardt served as US Ambassador to Vietnam, 2001-2004. Currently, he is Director of East-West Seminars at the East-West Center and can be contacted via email at burgharr@eastwestcenter.org.

Ông Raymond Burghardt là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ năm 2001 đến 2004 và hiện là Giám đốc phụ trách Hội thảo Đông – Tây tại Trung tâm Đông Tây. Có thể liên lạc theo địa chỉ email burgharr@eastwestcenter.org.