MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, August 28, 2016

СОВЕТСКО-ВЬЕТНАМСКАЯ ИСТОРИЯ ЛЮБВИ THIÊN TÌNH SỬ XÔ-VIỆT


Дочь Ле Зуана Ле Ву Ань Фото: РИА Новости, из личного архива В. Маслова


Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn
Ảnh: RIA Novosti, theo tư liệu cá nhân của V. Maslov
СОВЕТСКО-ВЬЕТНАМСКАЯ ИСТОРИЯ ЛЮБВИ

THIÊN TÌNH SỬ XÔ-VIT
Виктор Маслов – об одной из самых трогательных историй любви в советской Москве.

Hồi ức của Victor Maslov về một trong những chuyện tình cảm động nhất tại Moscow thời-viết.


Наверное, все могло сложиться иначе, если бы я знал с самого начала, чья дочь Ле Ву Ань. Когда правда открылась, было слишком поздно. Я влюбился до безумия и не мог от нее отказаться.
Мы встретились на физфаке МГУ, где Ань училась. К моменту знакомства с Ань я уже был профессором, доктором физико-математических наук и автором теории, получившей за границей название Maslov-type index theory. Она широко применяется в абстрактной математике, а также в квантовой механике, квантовой химии и оптике. Основным местом работы для меня был МИЭМ — Московский институт электронного машиностроения, — но физфак оставался родным домом: там я тоже когда-то учился и преподавал.

Cõ lẽ tất cả đã khác đi, nếu như tôi biết được từ đầu Lê Vũ Anh là con gái của ai. Khi sự thật được khám phá thì đã quá muộn. Tôi đã yêu mê muội, và không thể dứt khỏi nàng được nữa. Chúng tôi gặp nhau ở Khoa Lý MGU, nơi Anh học tập. Trước lúc gặp Anh tôi đã là giáo sư, tiến sĩ khoa học toán – lý và là tác giả của lý thuyết được biết đến ở nước ngoài dưới tên gọi “Maslov-type index theory” (lý thuyết chỉ số kiểu – Maslov). Lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong toán học trừu tượng, và cả trong cơ học lượng tử, hóa học lượng tử và quang học. Chỗ làm chính của tôi là Viện chế tạo máy điện Moskva – MIEM, nhưng Khoa Lý vẫn là nơi ruột thịt: tôi đã có thời học tập và giảng dạy ở đó.


Сколько лет прошло... Целая жизнь. Многие события и впечатления стерлись из памяти, а прелестная принцесса, мелькнувшая в тот день в конце коридора, до сих пор стоит перед глазами. Незнакомая девушка поразила каким-то особым изяществом и грацией движений, и я пошел за ней, завороженный. У дверей лаборатории она остановилась и обернулась. На секунду задержала на мне взгляд черных глаз, улыбнулась и скрылась внутри. «Иностранка», — понял я. Решил, что из Индии.

Bao nhiêu năm đã trôi qua … Cả một đời người. Nhiều sự kiện và ấn tượng bật ra từ ký ức, và nàng công chúa lộng lẫy thoáng hiện ra ở cuối hành lang hôm ấy cho đến lúc này vẫn như đang hiển hiện trước mắt. Một cô gái không quen biết có dáng đi kiều diễm đặc biệt làm tôi sửng sốt và say mê bước theo. Nàng dừng lại một chút ở cửa phòng thí nghiệm và quay lại. Nhìn tôi với ánh mắt đen trong một giây, nàng mỉm cười rồi lẩn vào bên trong. “Một cô gái ngoại quốc” – tôi hiểu ra, và đoán chắc là một cô gái Ấn Độ.

Всегда нравились восточные женщины, что греха таить. Один из друзей-физиков шутил: «Маслов у нас крупный «востоковед»!» В МГУ училось довольно много студентов из азиатских стран, в том числе граждане Вьетнама, охваченного войной. Им все сочувствовали и симпатизировали. На физфаке тоже были вьетнамцы, с которыми я сразу подружился, особенно с двумя девушками — Фук и Тинь. Фук была дочерью известного политика Во Нгуен Зиапа, в то время занимавшего пост министра обороны. Тинь — дочерью мэра Ханоя. Обе скрывали, кто их отцы, как и остальные студенты, принадлежавшие к вьетнамской знати и опасавшиеся политических интриг и провокаций со стороны советских властей.

Tôi không dấu diếm là luôn thích phụ nữ đông phương. Một nhà vật lý là bạn tôi đã nói đùa: “Maslov của chúng ta là một tay “thám hiểm phương đông” lớn!” Khá nhiều sinh viên từ các nước châu Á học tập tại MGU, trong số đó có cả các công dân đến từ Việt Nam đang trong lửa đạn. Mọi người đều cảm thông và có cảm tình với các sinh viên này. Tại Khoa Lý cũng có những người Việt, và tôi lập tức kêt bạn với họ, đặc biệt với hai cô gái – Phúc và Tình. Phúc là con gái nhà chính trị nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, lúc đó đang là Bộ trưởng Quốc phòng. Tình là con gái Chủ tịch Hà Nội. Cả hai đều giấu cha họ là ai, cũng như các sinh viên khác mà gia đình thuộc hàng ngũ lãnh đạo, do lo ngại các ý đồ chính trị và sự khiêu khích từ phía chính quyền Liên xô.

Дело в том, что отношения между нашими странами носили специфический характер, несмотря на заверения в вечной дружбе, раздававшиеся с той и с другой стороны. СССР был заинтересован в расширении влияния в Азии, особенно в условиях усиливавшихся разногласий с Китаем, и ради этого оказывал щедрую помощь «братскому» Вьетнаму. А тот с удовольствием дружил с Большим братом, но не собирался жертвовать собственными интересами и становиться его придатком. Правители пользовались возможностью дать своим отпрыскам достаточно качественное образование в СССР, но боялись, что их могут шантажировать или похитить, чтобы оказать давление на родителей, и требовали конспирации. Наверное, на то были причины, хотя, по-моему, вьетнамские лидеры перестраховывались. КГБ не ходил по пятам за их детьми, но знал, кто есть кто.

Vấn đề là giữa hai nước có mối quan hệ khá đặc thù, cho dù cả hai phía đều đưa ra cam kết về một tình hữu nghị lâu dài. Liên Xô quan tâm đến việc mở rộng ảnh hưởng ở Châu Á, đặc biệt trong điều kiện các mâu thuẫn gia tăng với Trung Quốc, và do vậy đã tỏ ra hào hiệp giúp đỡ “người anh em” Việt Nam. Còn Việt Nam thì hài lòng kết thân với Ông anh cả, nhưng không chịu hi sinh các lợi ích riêng và trở thành kẻ lệ thuộc. Các nhà lãnh đạo lợi dụng các cơ hội để con cái họ được hưởng nền giáo dục có chất lượng khá cao của Liên Xô, nhưng lại sợ rằng chúng bị tống tiền hoặc bắt cóc để gây áp lực lên bố mẹ, và đòi hỏi chúng phải ngụy trang. Có lẽ đó là nguyên nhân mà các lãnh tụ Việt Nam, theo tôi, đã quá cẩn trọng. KGB không cần phải bám theo con cái họ, nhưng biết rõ ai là ai.

Фук мне нравилась, я помогал ей с математикой, не раз приглашал в гости — и одну, и вместе с друзьями, — но между нами не было даже намека на роман. Симпатичная вьетнамка шарахалась от меня на людях как от огня.

Tôi thích Phúc, giúp cô học toán, mời đến nhà không chỉ một lần – cả một mình lẫn cùng bạn bè – nhưng giữa chúng tôi không hề có dù chỉ là dấu hiệu về một mối tình. Cô gái Việt Nam đáng yêu tránh xa tôi trước mặt mọi người như tránh lửa.

Однажды вместе возвращались от машинистки, печатавшей Фук научную работу, — это я их познакомил. На оживленной московской улице девушка вела себя как партизанка в тылу врага: выглядела испуганной и все время оглядывалась по сторонам. Особенно нервировал ее общественный транспорт. Как только на горизонте показывался автобус или троллейбус, Фук норовила спрятаться. 

Một lần chúng tôi cùng trở về từ chỗ người đánh máy công trình khoa học của Phúc, tôi là người giới thiệu họ với nhau. Trên con phố nhộn nhịp của Moskva mà cô gái hành xử như một cô du kích trong lòng địch: trông rất hốt hoảng và luôn ngó nghiêng xung quanh. Phúc đặc biệt căng thẳng với giao thông công cộng. Thoáng thấy ô-tô bus hay trolleybus là cô ấy loay hoay định trốn.

— Что с тобой? — спросил я. — Чего ты боишься?
— Того, что там окажется гражданин Вьетнама!
— А что в этом страшного?
— Если увидят с русским, мне не поздоровится.

– Cô làm sao thế? – Tôi hỏi – Cô sợ cái gì?
– Sợ trong đấy có người Việt Nam!
– Có gì mà sợ vậy?
– Nêu họ thấy em đi với người Nga, họ sẽ không hoan nghênh em đâu.

Виктор Маслов Фото: из личного архива В. Маслова

Victor Maslov
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Маслов
Стал расспрашивать. Оказалось, что вьетнамцам запрещено общаться с европейцами, или «долгоносыми», как их называли в народе. Испокон веков связь с ними осуждали и считали предательством. Девушку, идущую с «долгоносым» по улице, поливали бранью, а иногда и забрасывали камнями. Коммунисты, пришедшие к власти в Демократической Республике Вьетнам, как ни странно, хранили феодальную традицию. Нарушение запрета на общение с иностранцами влекло за собой общественное осуждение, проработку на партийных и профсоюзных собраниях и даже отправку в лагерь. За пределами Вьетнама его граждане тоже должны были соблюдать нравственные нормы, принятые в родной стране. А по ним даже классический балет приравнивался к порнографии. Как потом рассказывала Ань, на балетных спектаклях в Большом театре дипломаты сидели с закрытыми глазами, чтобы не видеть «непристойные» танцы едва одетых балерин.

Tôi bắt đầu dò hỏi. Hóa ra người Việt Nam bị cấm giao thiệp với người Âu, “bọn mũi lõ” như họ nói. Từ hàng thế kỷ mối quan hệ đó bị lên án và những người có quan hệ bị xem là phản bội. Cô gái nào đi với “bọn mũi lõ” trên phố sẽ bị nguyền rủa, và đôi khi còn bị ném đá. Những người cộng sản, sau khi nắm quyền ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thật lạ lùng là vẫn giữ cái nếp phong kiến đó. Vi phạm các cấm kỵ trong giao tiếp với người nước ngoài sẽ kéo theo sự lên án của xã hội, bị kiểm điểm trong các cuộc họp đảng và đoàn thể, thậm chí còn bị bỏ tù. Ra nước ngoài công dân Việt Nam cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong nước. Theo họ, thậm chí vũ ba-lê cổ điển cũng ngang với chuyện khiêu dâm. Về sau Anh kể chuyện rằng các nhà ngoại giao khi xem ba-lê ở Nhà hát Lớn còn ngồi nhắm mắt để khỏi phải nhìn các vũ điệu “không đứng đắn” của các vũ nữ ăn mặc hở hang.
Вьетнамские друзья и познакомили меня с той самой прекрасной девушкой, она оказалась их соотечественницей. Ле Ву Ань интересовалась математикой и хотела более углубленно изучать этот предмет. Разумеется, я согласился ей помочь. Ань меня сразу очаровала, она была настоящей юной леди, непохожей на типичных вьетнамских женщин: достаточно высокой, белокожей, с совсем не раскосыми глазами. И держалась как царственная особа — очень просто, но с необыкновенным достоинством. В своей стране Ань считалась одной из первых красавиц. И у нас молодые люди всегда обращали на нее внимание.

Các bạn Việt Nam đã giới thiệu tôi với cô gái xinh đẹp đó, nàng hóa ra là đồng hương với họ. Lê Vũ Anh thích toán và muốn học sâu về môn này. Tất nhiên tôi đồng ý giúp nàng. Anh làm tôi sửng sốt ngay lập tức, nàng thực sự là một quý cô trẻ tuổi, không giống với các phụ nữ Việt Nam điển hình khác: khá cao, trắng trẻo, với đôi mắt hoàn toàn không xếch. Và cư xử như một quý cô cành vàng lá ngọc – rất giản dị, nhưng với một sự tôn quý khác thường. Trong nước Anh được xem là một trong các mỹ nữ hàng đầu. Và ở đây nàng luôn được các chàng trai trẻ để ý tới.

Потом я узнал, что в жилах Ань кроме вьетнамской крови текла еще и китайская. Ее мать, Бай Вань, на четверть китаянка. Во Вьетнаме об этом не знали, семья скрывала «связь с Китаем». Правда, в детстве Ань какое-то время жила в этой стране. Подружкой ее была дочь Дэн Сяопина — приятеля отца и второго человека в Поднебесной после Мао. С Великим кормчим девочка тоже была знакома. Ань показывала фото: она на коленях у Мао Цзэдуна.

Về sau tôi được biết rằng về huyết thống của Anh ngoài dòng máu Việt còn có cả dòng máu Trung Hoa. Mẹ của nàng, Bảy Vân, một phần tư là người Trung Hoa. Ở Việt Nam người ta không biết điều này, gia đình che dấu “mối liên hệ với Trung Quốc”. Sự thật là khi còn thơ ấu Anh đã có một thời gian sống ở đó. Bạn gái của nàng là con gái Đặng Tiểu Bình – bạn của cha và là nhân vật thứ hai đứng trên thiên hạ chỉ dưới Mao. Với Người cầm lái vĩ đại cô bé cũng quen biết. Anh đã cho xem tấm ảnh nàng ngồi trong lòng Mao Trạch Đông.


Мать Ань — Бай Вань — на четверть китаянка Фото: из личного архива В. Маслова

Mẹ của Vũ Ánh bà Bảy Vân một phần Trung Hoa.
Ảnh : Tư liệu cá nhân của V. Maslov
В молодости Бай Вань была хороша собой. Ле Зуан ради нее разошелся с первой супругой, на которой его женили родители. Он принадлежал к семье с сильными патриархальными традициями. Вторая жена была из интеллигентной семьи, но, как я уже упоминал, не могла похвастаться «чистым» происхождением. Ань cтала их первым ребенком. Кроме нее у Ле Зуана были дочери от первого брака и два сына от Бай Вань. Двое из его детей, сын Тхань и дочь Май, в то время тоже жили в Москве. Май была значительно старше Ань и присматривала за младшей сестрой. Она окончила советский вуз и была биологом. Несколько лет провела в Москве с мужем и дочкой. Но обо всем этом мне стало известно гораздо позже...

Thời trẻ Bảy Vân là người xinh đẹp. Lê Duẩn vì bà mà chia tay với người vợ đầu do bố mẹ cưới cho. Ông thuộc về một gia đình có truyền thống gia trưởng mạnh mẽ. Người vợ thứ hai xuất thân từ một gia đình trí thức, nhưng như tôi đã nhắc tới, bà không thể tự hào về một nguồn gốc “trong sạch”. Anh là đứa con đầu tiên. Ngoài nàng ra Lê Duẩn còn có các con gái từ cuộc hôn nhân đầu, và hai người con trai với bà Bảy Vân. Hai trong số các con của ông – Thành, con trai và Muội, con gái – trong thời gian đó cũng sống tại Moskva. Muội lớn tuổi hơn Anh nhiều và có nhiệm vụ trông coi em gái. Chị ấy tốt nghiệp đại học ở Liên Xô và là nhà sinh học. Chị sống cùng chồng và con gái một số năm ở Moskva. Nhưng tôi biết về tất cả những điều này khá muộn mãi sau này
Ради Ань я взялся вести на физфаке факультатив по математике. Вначале слушателей было много. Постепенно они начали отлынивать от занятий, и в конце концов мы остались вдвоем. Ань старалась, она была очень способной и трудолюбивой. Нас неудержимо влекло друг к другу. Стали встречаться — у меня дома и на даче в Красной Пахре. Занимались, слушали музыку, говорили на самые разные темы. Ань держалась гораздо свободнее своих подруг и ничего не боялась.

Vì Anh tôi nhận dạy một chuyên đề không bắt buộc về toán ở Khoa Lý. Ban đầu rất đông người dự, dần dần họ bắt đầu chán và bỏ học, cuối cùng chỉ còn hai chúng tôi. Anh cố gắng, nàng rất có năng lực và cần cù. Hai chúng tôi bị hút vào nhau không cưỡng lại được. Bắt đầu gặp gỡ – tại nhà tôi và tại ngôi nhà ngoại ô (đatra) ở Krasnaya Pakhra. Cùng học, cùng nghe nhạc, nói chuyện với nhau về đủ thứ. Anh giữ phong thái tự do hơn các bạn gái của mình nhiều và không sợ điều gì cả.


Ань с отцом. У Ле Зуана во Вьетнаме было огромное поместье с кучей прислуги
Фото: из личного архива В. Маслова

Anh và ba. Ông Lê Duẩn ở Việt Nam một dinh thự lớn với nhiều người phục vụ.
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov

Сколько лет прошло... Целая жизнь. А прелестная принцесса, мелькнувшая в тот день в конце коридора, до сих пор стоит перед глазами Фото: из личного архива В. Маслова

Bao nhiêu năm đã trôi qua... Trọn cuộc đời. Một công chúa xinh đẹp đã bường sáng lên vào ngày hôm ấy nơi cuối hành lang, đến bây giò nàng vẫn hiện hữu trước mắt tôi.
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Маме моей она сразу понравилась. Впрочем, ей нравились все мои пассии. Матушка давно мечтала женить единственного сына.
У меня была довольно бурная личная жизнь и даже внебрачные дети. С одним из них — Сергеем Мажаровым — произошла трагедия, которую я тяжело пережил. О его убийстве, по-моему, писали все газеты. Сережа эмигрировал на Запад в начале восьмидесятых вместе с родителями. Обосновался в Париже, получил образование, открыл фирму и занялся информатикой. Сначала бизнес шел не слишком активно, но когда в СССР началась перестройка, Сергей понял экономические проблемы нашей страны и оказался хорошим менеджером. После нескольких крупных сделок стал миллионером, обзавелся шикарной недвижимостью и даже собственным салоном моды. Жил на широкую ногу отдельно от жены — дочери писателя Анатолия Гладилина, родившей ему двоих детей. К моей детворе он относился с нежностью. Незадолго до смерти Сережа стал продюсером фильма «Лимита» Дениса Евстигнеева. Сергея убили двадцать второго ноября 1994 года в его апартаментах в центре Парижа: застрелили из пистолета-автомата через бронированную входную дверь. Французская полиция сочла это делом рук русской мафии. Насколько мне известно, преступление так и не было раскрыто...

Mẹ tôi ngay lập tức thích nàng. Nói chung, bà thích tất cả những thú đam mê của tôi. Bà mẹ đã từ lâu mong mỏi cưới vợ cho người con trai duy nhất.
Tôi có cuộc sống riêng tư khá phóng túng và thậm chí có cả những đứa con ngoài giá thú. Một trong số đó – Sergey Majarov – đã gặp tai nạn, và tôi phải chịu đựng điều đó một cách nặng nề. Serioja di cư sang phương Tây vào đầu những năm 80 cùng cha mẹ. Sống ở Paris, thu nhận học vấn, mở hãng và làm về tin học. Lúc đầu công việc diễn ra không thật tích cực, nhưng khi Liên Xô bắt đầu cải tổ, Sergey hiểu các vấn đề kinh tế của đất nước và tỏ ra là một nhà quản trị tốt. Sau một vài phi vụ lớn thì trở thành triệu phú, sở hữu một bất động sản rất hoành tráng và thậm chí có cả salon về mode riêng. Sống thoải mái, giàu sang, không ở cùng với vợ – con gái nhà văn Anatoli Gladinin, người đã sinh cho Sergey hai đứa con. Nó đối xử dịu dàng với các con của tôi. Trước khi chết ít lâu Serioja trở thành nhà sản xuất của bộ phim “Limita” của Denis Evstingneev. Sergey bị giết hôm 22 tháng 11 năm 1994 tại căn hộ của mình ở trung tâm Paris: bị bắn bằng súng tự động qua cánh cửa ra vào bọc thép. Cảnh sát Pháp xem đây là vụ có dính đến maphia Nga. Như tôi biết được thì vụ phạm tội này vẫn còn chưa được phanh phui …
До Ань я не стремился к серьезным отношениям, как будто чего-то ждал. И дождался — ни к одной женщине у меня не было таких чувств, как к ней. Она годилась мне в дочери — моложе ровно на двадцать лет, — но мы не ощущали разницы в возрасте. О себе рассказывала мало: приехала из Южного Вьетнама (к посольству этого государства Ань и была приписана для конспирации, тогда не существовало единой страны), жила в деревне в районе партизанских действий. В семнадцать вступила в компартию. Я потом шутил: «У меня жена — коммунистка с семнадцатого года». На самом деле, это было удивительно. Во Вьетнаме в таком юном возрасте в партию принимали крайне редко и только за особые заслуги.

Trước khi gặp Anh tôi không có ý hướng tới các mối quan hệ nghiêm túc, dường như còn muốn đợi điều gì. Và tôi đã đợi được – tôi không có được với bất kỳ người phụ nữ nào những tình cảm như có với nàng. Về tuổi, nàng chỉ như con gái tôi – ít hơn tôi đúng hai mươi tuổi – nhưng chúng tôi không cảm thấy khoảng cách tuổi tác ấy. Nàng ít kể về mình: đến từ Nam Việt Nam (Anh đã đăng ký ở sứ quán của quốc gia này để ngụy trang, khi ấy đất nước chưa thống nhất), sống ở nông thôn trong vùng du kích. Vào Đảng cộng sản năm 17 tuổi. Về sau tôi nói đùa: “Tôi có vợ đảng viên ngay từ năm 17”. Trên thực tế điều đó thật đáng ngạc nhiên. Ở Việt Nam, được kết nạp vào đảng ở tuổi ấy rất hiếm, chỉ có những người có công trạng đặc biệt.
Не исключено, что Ань помогала партизанам и совершила какой-то подвиг. Она об этом умалчивала. Как и о некоторых членах своей семьи. Только однажды, когда мы уже жили вместе и она стала гораздо откровеннее, обмолвилась: «Мой дедушка работал князем». У Ань был довольно забавный русский язык. Она смеялась: «Чем хуже я говорю по-русски, тем лучше ко мне относятся в СССР!» Наибольшую трудность у нее почему-то вызывали русские имена и фамилии. Помню, патронажная сестра спросила у Ань фамилию, имя и отчество нашей дочки. «Это я еще не выучила!» — абсолютно серьезно ответила она. Но я опять забегаю вперед...

Không loại trừ trường hợp Anh đã giúp đỡ du kích và lập được chiến công nào đó. Nàng im lặng về việc này. Cũng như im lặng về một số thành viên của gia đình mình. Chỉ có một lần, khi chúng tôi đã sống cùng nhau và nàng đã cởi mở hơn rất nhiều, nàng mới buột miệng: “Ông nội em làm quan”. Tiếng Nga của Anh khá ngộ nghĩnh. Nàng cười: ”Em nói tiếng Nga càng kém, ở Liên Xô người ta càng đối tốt với em!”. Khó khăn nhất với nàng không hiểu tại sao lại là cách gọi tên họ của người Nga. Tôi còn nhớ khi cô ý tá hỏi Anh họ, tên và tên bố của các con gái chúng tôi, nàng đã trả lời một cách rất nghiêm túc là “Tôi còn chưa học được điều này!”. Nhưng tôi lại chạy trước mất rồi…

Оставаясь со мной наедине, Ань вела себя скромно и очень сдержанно, но мне казалось, что она борется со своими чувствами. Однажды во время очередного свидания на даче чуть не потеряла голову. Не знаю, чем бы закончились поцелуи и объятия, если бы внезапно не прозвучал звонок в дверь. Пришел сосед. Мы разговаривали на крыльце минут пять, не больше, но когда я вернулся, в комнате никого не было. Ань выпрыгнула в окно — очнулась от любовного наваждения и убежала.
Khi một mình ở bên tôi, Anh tỏ ra khiêm tốn và rất kiềm chế, nhưng tôi cảm thấy như nàng đang vật lộn với tình cảm của mình. Một lần trong cuộc gặp ở nhà nghỉ ngoại ô, nàng đã suýt để lạc mất lý trí. Tôi không biết cái ôm và nụ hôn sẽ kết thúc ra sao, nếu bỗng nhiên không có tiếng chuông cửa. Người hàng xóm ghé sang, và chúng tôi nói chuyện chừng năm phút ngoài sảnh, không hơn. Khi tôi quay lại, trong phòng không còn ai. Anh đã nhảy qua cửa sổ – sực tỉnh khỏi cơn mê đắm và bỏ chạy.


Ле Зуан с Леонидом Брежневым, 1981 год Фото: В. Кошевой/ТАСС

Lê Duẩn gặp Leonid Brezhnev, năm 1981.
Ảnh: V. Mishka / TASS
Я понимал, каким испытанием была для Ань любовь к европейцу. Но не осознавал масштаба стоявших перед ней проблем, среди которых были не только вековые традиции и нормы морали, но и внутрипартийные интриги, и запутанные международные отношения. Я ведь тогда даже не подозревал, что Ань — дочь генерального секретаря ЦК компартии Ле Зуана! По ее фамилии и имени вычислить это было невозможно. Как выяснилось впоследствии, на физфаке кроме нескольких соотечественников о родстве Ань с вьетнамским вождем знал только один человек — замдекана по работе с иностранцами.

Tôi hiểu đối với Anh tình yêu với một người Âu là một thử thách như thế nào. Nhưng không nhận thức được kích cỡ của các vấn đề đang đặt ra với nàng, trong đó không chỉ có các truyền thống hàng trăm năm và các chuẩn mực về đạo đức, mà còn có các âm mưu trong nội bộ đảng, và các quan hệ quốc tế rắc rối. Tôi hồi đó không có ngay cả chút nghi ngờ về việc Anh là con gái của Tổng bí thư BCH trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Không thể biết được điều đó theo tên và họ của nàng. Như về sau biết được, ở Khoa Lý ngoài một vài đồng hương chỉ có một người biết gốc gác gia đình lãnh tụ Việt Nam của Anh – đó là Phó khoa phụ trách công tác với người nước ngoài.
Наша любовь могла навредить отцу Ань и стать козырем для его противников. В спину ему дышал многолетний соперник — Чыонг Тинь, бывший до Ле Зуана генеральным секретарем ЦК компартии. Ле Зуан ориентировался на советскую модель развития страны. Чыонг Тинь — на китайскую. Ань считала, что Вьетнам погибнет, если противник отца придет к власти. И для СССР это было крайне нежелательно. После смерти Ле Зуана Чыонг Тинь стал генеральным секретарем ЦК компартии Вьетнама, и ничего страшного не произошло.

Tình yêu của chúng tôi có thể làm hại cha của Anh và trở thành một con bài mặc cả của các đối thủ. Đứng ngay sau lưng ông là đối thủ cạnh tranh trong nhiều năm – Trường Chinh, tổng bí thư đảng cộng sản trước Lê Duẩn. Lê Duẩn hướng về mô hình phát triển đất nước kiểu xô-viết. Trường Chinh – mô hình Trung Quốc. Anh cho rằng Việt Nam sẽ chết nếu đối thủ của cha nắm được chính quyền. Đối với Liên Xô, đó cũng là điều hết sức không mong muốn. Sau cái chết của Lê Duẩn, Trường Chinh trở thành Tổng bí thư BCH trung ương ĐCS Việt Nam, và đã chẳng xẩy ra điều gì đáng sợ.

Бедная девочка не знала, что делать. Она даже стала встречаться с вьетнамцем, учившимся на мехмате (я буду называть его Ваном), чтобы забыть обо мне, не понимая, что препятствия только усиливают настоящее чувство.
Однажды мы все-таки стали близки. Я сразу предложил Ань выйти за меня замуж.
— Это невозможно, — очень грустно ответила она. — Между нашими странами есть негласная договоренность, запрещающая браки советских и вьетнамских граждан.
— Я придумаю, как ее обойти.
— Нет, это невозможно!
— Почему?!
— Я вас не люблю!

Cô gái tội nghiệp không biết làm thế nào. Nàng thậm chí còn bắt đầu hẹn hò với một người Việt học tại khoa Toán – Cơ (tôi sẽ gọi anh ấy là Vân) để quên tôi đi, mà không hiểu rằng những khó khăn cản trở chỉ càng làm cho tình cảm bây giờ mãnh liệt thêm.
Một lần dầu sao chúng tôi cũng được ở gần nhau. Tôi lập tức đề nghị Anh lấy tôi làm chồng.
– Chuyện này không thể được, – nàng trả lời, rất buồn bã – Giữa hai nước có một thỏa thuận không nói ra cấm việc hôn nhân giữa các công dân Việt Nam và Liên Xô.
– Anh sẽ suy nghĩ cách để vượt qua điều này.
– Không, không thể được!
– Tại sao ?!
– Em không yêu ông!

Но по ее глазам я видел, что это не так. Решил не торопить события, дать Ань время подумать, разобраться в своих чувствах. А она пропала. Так бывало и раньше, когда Ань позволяла себе что-то «лишнее» и раскаивалась в этом поступке. Потом все возвращалось на круги своя. Но теперь я не мог ее найти. Вскоре начались летние каникулы. Студенты разъехались. С трудом дождался начала учебного года, но Ань не появилась в МГУ и после первого сентября. Я не выдержал и позвонил замдекана, курировавшей иностранцев:

Nhưng nhìn ánh mắt nàng, tôi biết không phải thế. Tôi quyết định không vội vã đẩy nhanh sự việc, để cho Anh có thì giờ suy nghĩ và lắng nghe tình cảm của mình. Và nàng biến mất. Trước đây vẫn thường xảy ra chuyện như vậy, những khi Anh tự cho phép mình một điều gì đó “riêng”, và rồi ăn năn về việc này. Sau đó mọi việc lại quay lại như trước. Nhưng bây giờ tôi không thể tìm thấy nàng. Sắp đến kỳ nghỉ hè. Sinh viên tản đi mọi nơi. Tôi khó nhọc đợi đến khi bắt đầu năm học mới, nhưng Anh cũng không xuất hiện ở MGU sau ngày mồng một tháng Chín.

— Вы не скажете, куда пропала студентка Ле Ву Ань, занимавшаяся у меня в факультативе? Она делала такие успехи.
— Ань вышла замуж за земляка, тоже нашего студента, и уехала на родину. Его зовут Ван. Они приедут в конце месяца вместе с отцом Ань. Он встречается с Брежневым, — потихоньку сказала она.

Tôi không chịu đựng được nữa và gọi cho Phó khoa phụ trách sinh viên nước ngoài:
– Bà có thể cho tôi biết cô sinh viên Lê Vũ Anh đã học chuyên đề của tôi đi đâu không? Cô ấy đã đạt được thành tích khá như thế.
– Cô ấy đã đi lấy chồng, lấy một người đồng hương, cũng là sinh viên của chúng ta, và đã về nước. Chàng trai tên là Văn. Họ sẽ quay lại vào cuối tháng cùng với cha của Anh. Ông ta có cuộc gặp với Brezhnev – bà ta khẽ nói.

Я чуть не рухнул, когда это услышал. С Брежневым в конце сентября должен был встречаться Ле Зуан. Пазл неожиданно сложился, мне стали понятны многие странности в рассказах и поведении любимой. Моя Ань — дочь вождя вьетнамских коммунистов! Но как она могла предать нашу любовь?!

Tôi suýt khuỵu xuống khi nghe điều này. Gặp Brezhnev vào cuối tháng chín sẽ phải là Lê Duẩn. Các miếng ghép hình được xếp xong một cách bất ngờ, và tôi chợt hiểu ra rất nhiều điều lạ lùng trong các câu chuyện và trong cách cư xử của người yêu. Anh của tôi là con gái của lãnh tụ cộng sản Việt Nam! Nhưng làm sao mà nàng có thể phản bội tình yêu của chúng tôi ?!

Позже Ань все объяснила. Когда мы стали близки и я предложил ей руку и сердце, она пережила сильный стресс и пожаловалась своему другу Вану. Сказала, что со мной она связана только дружбой: ну, да — было, но против ее воли и Ань об этом жалеет. Ван ее любил и предложил немедленно пожениться. Она была привязана к нему и согласилась, сказав, что постарается полюбить его сильнее. (Ань сказала именно так: «Постараюсь полюбить тебя сильнее».)

Về sau Anh đã giải thích mọi chuyện. Khi chúng tôi đã trở nên gần gũi và tôi đề nghị trao cho nàng “cả cánh tay và trái tim”, nàng đã chịu một cú stress nặng nề và than vãn với bạn mình là Vân. Nàng nói rằng chỉ ràng buộc với tôi về tình bạn: vâng, chuyện đã là như vậy, ngoài ý muốn của nàng và Anh lấy làm tiếc về điều đó. Vân yêu nàng và xin cưới ngay. Nàng bị ràng buộc vào anh ta và đồng ý, bảo rằng sẽ cố yêu anh ấy hơn. (Anh nói đúng như vậy: “Em sẽ cố yêu anh hơn”.)


Ань с отцом на экскурсии в Москве Фото: из личного архива В. Маслова

Anh đi cùng ba trong một chuyến tham quan ở Matxcova
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Этот брак стал ударом для Ле Зуана. Вождь, возможно, рассчитывал на более подходящую партию для любимой дочери. Ее внимания добивались несколько «принцев» из соседних стран. Ван был интеллигентным мальчиком, талантливым математиком, но не соответствовал Ань по статусу. Ле Зуан простил дочери мезальянс, зато категорически воспротивился ее желанию остаться во Вьетнаме. Ань должна была получить диплом МГУ. До окончания физфака ей оставался всего год. И Ван хотел поступить в Москве в аспирантуру. Ань была вынуждена подчиниться, надеясь, что ее замужество все изменит и сделает невозможным продолжение нашего романа.

Cuộc hôn nhân này là một cú đánh vào Lê Duẩn. Vị lãnh tụ có lẽ đã dự tính cho con gái yêu một nơi phù hợp hơn, trong số các “hoàng tử” của các nước láng giềng cũng có những người để ý đến nàng. Vân là một cậu chàng trí thức trẻ, một tài năng toán học, nhưng không môn đăng hộ đối với Anh. Lê Duẩn tha thứ cho cuộc hôn nhân không xứng này của con gái, nhưng dứt khoát không đồng ý mong muốn ở lại Việt Nam của nàng. Anh cần phải tốt nghiệp MGU. Chỉ còn một năm nữa nàng sẽ kết thúc việc học tại Khoa Lý. Vân cũng muốn làm nghiên cứu sinh ở Moskva. Anh buộc phải phục tùng, với hi vọng việc nàng lấy chồng sẽ làm thay đổi mọi sự và ngăn trở việc tiếp tục cuộc tình của chúng tôi.

Когда она вернулась в Москву, я уговорил ее приехать на дачу — вместе с Фук. Ань не смогла отказать, но вела себя сдержанно. Я постарался разрядить обстановку. Шутил, рассказывал анекдоты, а потом предложил девушкам покататься на лодке, хотя погода стояла неважная — на дворе была поздняя осень. Когда мы причаливали к берегу, Фук неудачно повернулась и упала в воду. Я ее вытащил и бросился к ближайшему дому за теплой одеждой. Хозяева дали пару телогреек, в которые мы и укутали Фук. Я принес ее на дачу, растер спиртом, напоил ликером. Она согрелась и уснула.

Khi nàng quay lại Moskva tôi thuyết phục nàng đến đatra – cùng với Phúc. Anh không thể từ chối, nhưng cư xử một cách kiềm chế. Tôi cố gắng để khung cảnh được thoải mái. Nói đùa, kể chuyện tiếu lâm, và sau đó đề nghị các cô cùng đi bơi thuyền, cho dù bấy giờ đã là cuối thu, thời tiết không được tốt. Khi chúng tôi đến gần bờ, Phúc quay thuyền một cách vụng về và ngã xuống nước. Tôi lôi cô ấy lên và chạy vội đến ngôi nhà gần nhất mượn quần áo ấm. Chủ nhà đưa cho mấy bộ đồ sưởi để chúng tôi ủ ấm cho Phúc. Tôi bế cô ấy về đatra, xoa cồn, cho uống rượu ngọt. Phúc ấm lên và chìm vào giấc ngủ.
А мы с Ань были не в силах больше изображать только друзей. Она призналась, что хочет быть со мной, но не верит в такую возможность:
— Несколько лет назад власти не разрешили пожениться дочери нашего министра и сыну премьер-министра одного европейского государства. Влюбленные покончили жизнь самоубийством. Таких случаев было много. Вы не представляете, сколько людей уже погибло из-за этой традиции!
— А у нас все будет хорошо! Мы поженимся! — успокаивал я Ань.

Còn tôi và Anh, chúng tôi không còn sức để xem nhau chỉ là bạn thêm nữa. Nàng thú nhận rằng muốn sống cùng tôi, nhưng không tin là điều này có thể được:
– Mấy năm trước chính quyền đã không cho phép con gái một vị bộ trưởng cưới con trai thủ tướng một nước châu Âu. Đôi trẻ đã tự tử. Những chuyện như vậy từng xảy ra nhiều. Anh không tưởng tượng được là có bao nhiêu người đã thiệt thân vì cái truyền thống này đâu!
– Mọi việc của chúng ta sẽ tốt! Chúng ta sẽ cưới nhau! – tôi an ủi Anh.

Конечно, мы не афишировали наши отношения, чтобы Ань не устроили проработку или того хуже — не депортировали на родину. Обычно о советско-вьетнамских романах довольно быстро становилось известно в посольстве. На влюбленных «стучали» бдительные сограждане. Нам же почти год удавалось соблюдать конспирацию. Что доказывает: слежки за вьетнамскими «детьми» не было, по крайней мере — постоянной. Потом Ань забеременела и почему-то скрыла это от меня. Не береглась, видимо, поэтому и случился выкидыш. Я ходил к ней в больницу и безумно боялся, что все откроется и Ань увезут. И еще больше боялся за ее здоровье. Пусть увезут — лишь бы у Ань все было хорошо. В тот раз обошлось.


Tất nhiên chúng tôi không công khai quan hệ của mình để người ta không xử lý Anh, hoặc tệ hại hơn – bắt nàng về nước. Thông thường các mối tình Xô-Việt được Sứ quán biết một cách nhanh chóng. Các đôi uyên ương bị các đồng bào “gõ cửa” cảnh báo. Chúng tôi giữ kín chuyện được gần một năm. Bằng chứng là không thấy có ai theo dõi “các trẻ” Việt Nam, ít nhất là không thường xuyên có chuyện đó. Về sau Anh có thai và không hiểu sao giấu tôi. Nàng đã sơ xuất, chắc vậy, dẫn đến việc sẩy thai. Tôi đi cùng nàng đến bệnh viện và vô cùng hoảng sợ rằng mọi chuyện sẽ vỡ lở và người ta sẽ bắt Anh đi. Tôi còn lo sợ hơn cho sức khỏe của nàng. Mặc họ đưa nàng đi, miễn là mọi chuyện đối với nàng được tốt đẹp. Lần ấy mọi chuyện trót lọt.

После больницы Ань отправили в Пушкино, в цековский санаторий. Она там занимала особое положение, конечно же, ее приписали к столовой для привилегированных лиц. Подносы с едой официантки носили через общий зал, и отдыхающие пытались подглядеть, чем кормят вьетнамскую принцессу. Ань огорчали советские порядки, но она была вынуждена с ними мириться.

В Пушкино она затосковала, стала просить, чтобы я приехал. Долго отказывался, говорил, что нас поймают, но все-таки поддался на уговоры. Приехал с собачкой — фокстерьером, поселился по соседству с санаторием. И во время одного из свиданий в лесу нас застукал сотрудник органов! Он сидел в кустах, а мой пес его там обнаружил.  Читать далее »

Sau khi ra viện người ta chuyển Anh về Pushkino, đến an dưỡng đường dành cho Ủy viên Trung ương. Ở đấy nàng có một địa vị đặc biệt, tất nhiên rồi, người ta xếp nàng ăn tại phòng ăn dành cho những nhân vật danh giá. Các cô phục vụ nâng cao khay của nàng khi đi qua phòng lớn, còn những cư dân đang nghỉ dưỡng cố liếc mắt để xem người ta chăm sóc công chúa Việt Nam thế nào. Anh đau khổ với các quy cách xô-viết này, nhưng buộc phải chung sống hòa bình với chúng.
Ở Pushkino Anh cảm thấy buồn chán, nàng bắt đầu bảo tôi đến thăm. Tôi từ chối mãi, bảo rằng sợ họ bắt được, nhưng rồi cũng đầu hàng và khuất phục. Tôi đến thăm nàng, mang theo con chó fox, và thu xếp để ở bên cạnh an dưỡng đường. Trong một lần hẹn hò trong rừng chúng tôi đã chạm mặt một nhân viên an ninh. Anh ta ngồi trong bụi cây, và bị con chó của tôi phát hiện.





Наша свадьба Фото: из личного архива В. Маслова

nh đám cưới của chúng tôi: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
— Вы за всеми следите или только за нами?
— За всеми, — успокоил сотрудник. — У нас же здесь гестапо.
Так все и открылось, совершенно случайно. Органы выяснили, кто я такой, и сообщили Ле Зуану, что у его дочери роман с советским физиком. Собрался семейный совет, на котором обсудили поведение Ань. Но родственники ее побаивались, она была слишком смелой и независимой. Даже отца могла критиковать. По-моему, Ань была большим коммунистом, чем сам Ле Зуан.

– Anh theo dõi tất cả hay chỉ chúng tôi?
– Theo dõi tất cả, – anh ta an ủi. – Chỗ này là Gestapo đấy.
Thế là mọi chuyện bại lộ, hoàn toàn ngẫu nhiên. Các cơ quan tìm hiểu xem tôi là ai, và báo cáo với Lê Duẩn rằng con gái ông đang yêu một nhà vật lý xô-viết. Một cuộc họp gia đình được triệu tập để phán xét hành tung của Anh. Nhưng những người ruột thịt e ngại nàng, vì nàng tỏ ra rất dũng cảm và độc lập. Thậm chí phê bình cả cha. Theo tôi thì Anh là người cộng sản lớn, lớn hơn chính Lê Duẩn.

Для начала решили ограничиться проработкой, отрядили специального гонца — друга семьи, находившегося в Москве. Он пригласил Ань в Большой театр на балет «Анна Каренина». Как оказалось, не случайно. Напоминая Ань о долге перед семьей, «посол доброй воли» сослался на судьбу толстовской героини: «Видишь, как кончают свою жизнь женщины, изменяющие мужьям?» Ань с трудом сдержала смех.

Ban đầu họ quyết định hạn chế việc xử lý trong phạm vi hẹp – các bạn bè của gia đình đang ở Moskva. Họ mời Anh đến Nhà hát Lớn xem vở ba-lê “Anna Karenina”. Điều đó không phải ngẫu nhiên. Họ muốn nhắc nhở Anh nghĩa vụ đối với gia đình, lấy nữ nhân vật của Tolstoi làm “đại sứ thiện nguyện”: “Thấy cuộc đời người đàn bà phụ bạc chồng mình kết thúc thế nào chứ?”. Anh cố nén cười.

Ле Зуан не смог применить насилие и депортировать любимую дочь. В конце концов она состояла в браке и должна была находиться вместе с мужем в Москве. На какое-то время все улеглось, но расслабляться не стоило, надо было как можно скорее зарегистрировать наш брак.

Lê Duẩn không thể sử dụng bạo lực và chuyển cô con gái yêu đi nơi khác. Cuối cùng nàng vẫn giữ cuộc hôn nhân và cần phải sống cùng chồng ở Moskva. Mọi chuyện yên ắng dần sau một thời gian, nhưng không được phép mềm yếu, cần phải đăng ký cuộc hôn nhân của chúng tôi càng nhanh càng tốt.

Ван не хотел давать развод. Возможно, дело было не только в его чувствах, но и в интересах отца, карьера которого после женитьбы сына пошла в гору. Я просил Ань проявить мудрость и дипломатичность и постараться договориться с мужем, но она не хотела хитрить. В результате этой борьбы с собой обострились ее отношения с Ваном. Но когда Ань опять забеременела, вопрос встал ребром. Ей пришлось действовать, дабы не оказаться в двусмысленном положении: если бы Ань на момент рождения нашего ребенка оставалась женой Вана, вьетнамская сторона могла предъявить на него права.

Văn không muốn ly hôn. Có thể câu chuyện không chỉ phụ thuộc vào tình cảm của anh ấy, mà còn vì quyền lợi của người cha, mà sự nghiệp của ông ta sau đám cưới của con trai lên như diều gặp gió. Tôi đề nghi Anh thể hiện sự thông minh và tỏ ra ngoại giao, cố gắng thương lượng với chồng, nhưng nàng không muốn làm chuyện khôn khéo. Kết quả là quan hệ của nàng với Văn trở nên căng thẳng. Nhưng khi Anh lại mang thai, thì mọi chuyện đã đến hạn. Nàng buộc phải hành động để khỏi bị rơi vào tình cảnh nhập nhằng: nếu khi sinh đứa con của chúng tôi nàng vẫn còn là vợ Văn, phía Việt Nam có thể áp đặt quyền của họ đối với cháu.
Она пообещала Вану, что во Вьетнаме никто не узнает об их разводе: «Я сохраню это в тайне, и мы с тобой останемся друзьями. Ты ведь говорил, что любишь. Неужели хочешь, чтобы я тебя возненавидела?» Парень сдался. Он по-прежнему любил Ань. Они оформили развод в московском ЗАГСе для иностранцев, но их развели как рядовых вьетнамцев и Ле Зуану ничего не сообщили. Информировать вьетнамское посольство тоже никому и в голову не пришло. Ван очень тяжело переживал разрыв, даже попал в неврологическую клинику.

Nàng hứa với Văn là ở Việt Nam sẽ không ai biết về việc họ ly hôn: “Em sẽ giữ bí mật chuyện này, và chúng ta vẫn sẽ là bạn. Chính anh đã nói rằng anh yêu em. Không lẽ anh muốn em sẽ phải căm thù anh?”. Chàng trai đầu hàng. Anh ấy vẫn yêu Anh như trước. Họ làm thủ tục ly hôn tại Văn phòng ZAGS1 cho người nước ngoài ở Moskva, nhưng như một vụ ly hôn của những người Việt Nam bình thường và không thông báo gì cho Lê Duẩn. Cũng không ai nghĩ đến việc thông báo cho Sứ quán Việt Nam. Văn chịu đựng vụ chia ly rất nặng nề, thậm chí phải vào viện tâm thần.
Мы скрывали беременность Ань, чтобы никто не помешал ей родить и зарегистрировать ребенка в СССР. В университете я устроил ей «командировку» на несколько месяцев в киевский вуз и помогал звонить «из Киева» сестре Май (Ань через нее поддерживала связь с семьей) и отправлять письма родным с киевским штемпелем, чтобы их запутать. Всю беременность Ань жила у меня на даче и пряталась, если кто-то приходил.

Chúng tôi giấu việc Anh mang thai để không ai ngăn cản nàng sinh nở và đăng ký cho đứa bé tại Liên Xô. Trường đại học thu xếp cử nàng đi công tác vài tháng đến một trường đại học ở Kiev và giúp đỡ gọi cho chị Muội “từ Kiev” (Anh giữ liên lạc với gia đình thông qua chị), và gửi thư từ cho gia đình với các dấu bưu điện ở Kiev, để đánh lạc hướng mọi người. Suốt thời gian mang thai Anh sống với tôi ở đatra, và lánh mặt khi có ai đó ghé thăm.

В эпоху застоя браки жителей Москвы и Московской области с иностранными гражданами оформляли только два ЗАГСа — один в Москве, другой в Загорске — видимо, для того, чтобы их было легче контролировать КГБ. В этих двух учреждениях нам делать было нечего. Но по тогдашнему законодательству при отсутствии ЗАГСа в каком-либо населенном пункте брак могли зарегистрировать представители местного Совета народных депутатов. Я решил этим воспользоваться и оформить брак в Троицке. В подмосковном Академгородке у меня было много друзей во всех институтах. Конечно, если бы они знали, кто невеста, то вряд ли рискнули бы помогать мне с женитьбой. Пришлось ловчить, обманывать и даже состряпать поддельное разрешение на брак из вьетнамского посольства. А самое главное — оформить мне для верности прописку в Троицке. Хотя по закону о браках это было не обязательно. 

Trong thời kỳ trì trệ2 các cuộc hôn nhân của công dân Moskva và vùng Moskva với các công dân nước ngoài chỉ được tiến hành ở hai Văn phòng ZAGS – một ở Moskva, một ở Zagorsk – có lẽ để thuân tiện cho cho việc kiểm soát của KGB. Chúng tôi không có việc gì phải làm với hai cơ quan này. Theo luật pháp hồi ấy khi ở một điểm dân cư nào đó không có Văn phòng ZAGS thì có thể làm đăng ký hôn nhân tại Xô viết đại biểu địa phương. Tôi quyết định lợi dụng việc này và đăng ký kết hôn ở Troitsk. Ở thị trấn Viện hàn lâm này tôi có nhiều bạn bè trong tất cả các viện. Tất nhiên nếu họ biết được ai là cô dâu thì chưa chắc đã dám giúp cho đám cưới của chúng tôi. Đành phải láu cá, đánh lừa, thậm chí làm giả cả giấy phép đồng ý cho kết hôn của Sứ quán Việt Nam. Điều quan trọng nhất là tôi phải có giấy chứng nhận cư trú tin cậy ở Troitsk. Cho dù theo luật về hôn nhân thì điều này không bắt buộc.



Ань со старшей дочерью Леной Фото: из личного архива В. Маслова

Anh cùng con gái lớn Lena
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
В то время я строил гараж на даче — довольно «монументальный», с большой жилой пристройкой. Одна из ее стен вышла полукруглой. Окна пришлось сделать длинными и узкими, как бойницы, я укрепил на них железные прутья. В комнате с «бойницами» появилась еще и железная дверь. Получилась настоящая крепость, что позже сыграло свою роль.

Vào những ngày này tôi xây dựng tại đatra một cái gara, rất hoành tráng, như phần nối dài của ngôi nhà. Một trong các bức tường của nó có hình bán nguyệt. Các cửa sổ phải làm khá hẹp và kéo dài, trông như các lỗ châu mai, tôi còn nẹp thêm các thanh thép. Cửa vào căn phòng này bọc thép. Thành thử trông cứ như một pháo đài. Và nó về sau đã hoàn thành cái chức năng này của mình.

Гараж по советским законам можно было оформить только по месту прописки. Пошел к начальнику троицкой милиции:
— Хочу прописаться на даче, чтобы оформить гараж. Это возможно?
— Нет проблем! Выписывайся с московской жилплощади и приходи в наш паспортный стол.

Theo luật Liên Xô, muốn xây gara thì phải là công dân địa phương. Tôi đến gặp trưởng công an Troitsk.
– Tôi muốn đăng ký (hộ khẩu) ở đatra để xây cái gara, có được không?
– Hoàn toàn được, anh đến chỗ mình ở trong Moskva xin chuyển đăng ký về đây, rồi nạp cho phòng hộ chiếu của chúng tôi.

Я выписался, но начальник паспортного стола потребовала разрешение на прописку от председателя Троицкого исполкома, с которой у меня были самые теплые отношения. К тому же она уходила в отпуск, поэтому с легкостью подмахнула соответствующую резолюцию на моем заявлении. А я тут же попросил разрешение на срочное заключение брака по месту новой прописки: «Ждать не можем. Невеста на сносях. Есть справка из женской консультации». Председательница написала: «Прошу срочно оформить брак после решения исполкома о прописке». И уехала отдыхать.

Tôi làm giấy chuyển đăng ký, nhưng phụ trách phòng hộ chiếu yêu cầu phải có giấy phép của chủ tịch Ủy ban hành chính của Troitsk, một người mà tôi có quan hệ rất tốt. Bà này đang sửa soạn đi nghỉ, do vậy bỏ qua nhiều chi tiết trong đơn của tôi. Tôi bèn lập tức đề nghị được phép đăng ký kết hôn ngay sau khi đăng ký (hộ khẩu). “Chúng tôi không thể đợi được. Cô dâu có bầu rồi, tôi có giấy xác nhận khám thai đây”. Bà Chủ tịch bèn ghi: “Cho phép đăng ký hôn nhân ngay sau khi Ủy ban có quyết định đăng ký hộ khẩu”. Và lên đường đi nghỉ.

С этой бумажкой я пошел к депутату, отвечавшему за оформление браков (он был свой человек), и признался, что хочу жениться на иностранке, но вынужден это скрывать, чтобы не вылететь из закрытого НИИ. Тот пообещал, что все будет в ажуре, тайну он сохранит и обработает секретаря исполкома — очень милую пожилую женщину. Я обрадовался, и тут случилось непредвиденное. За несколько дней до регистрации эту даму сняли и посадили на ее место комсомольского работника из Подольска, очень активную особу. Я испугался, что она сорвет свадьбу.

Với các giấy tờ đó tôi đến gặp vị đại biểu phụ trách đăng ký kết hôn, là “người của mình”, thú thật rằng sẽ cưới một cô gái ngoại quốc, nhưng buộc phải giấu chuyện này, nếu không sẽ bị đuổi khỏi Viện NC mật đang làm. Anh này hứa sẽ thu xếp, giữ bí mật và nói bà thư ký ủy ban, một phụ nữ tốt bụng đẫy đà, xử lý cho. Tôi mừng rỡ, nhưng đã xảy ra một chuyện không lường trước. Trước hôm đăng ký vài ngày, họ chuyển bà thư ký đi, đưa về thay là một cô bé làm ở Quận đoàn komsomolsk Podolsk, một nhân vật cực kỳ tích cực. Tôi hoảng sợ rằng cô ta sẽ làm hỏng cuộc hôn nhân của mình.

Обратился к друзьям: надо нейтрализовать одну девушку, познакомиться, обворожить и увезти на день, чтобы она передала дела депутату. Зачем, конечно, не сказал. Один из молодых ученых — красавец и любимец женщин — взялся помочь. На следующий день позвонил: «В субботу ее не будет, она уже отпросилась. Только достаньте нам билеты на какой-нибудь крутой концерт». Отправил их на немецкий джаз.

Tôi cầu cứu bạn bè: cần vô hiệu hóa một cô gái, làm quen, quyến rũ, và đưa cô ta đi một ngày, để cô ấy phải bàn giao việc lại cho người phó. Tại sao phải làm vậy, tất nhiên tôi không nói. Một nhà khoa học trẻ – đẹp trai và dại gái, nhận lời giúp. Hôm sau chàng gọi điện đến: “Thứ bảy cô ấy sẽ vắng mặt. Đã xin nghỉ. Chỉ có điều phải kiếm cho chúng tôi vé xem buổi hòa nhạc nào thật hấp dẫn”. Chúng tôi kiếm cho họ vé buổi biểu diễn jazz Đức.

Депутат не подвел, поженил нас как и обещал — «без шума и пыли». А я до самого последнего момента боялся какой-нибудь неприятной неожиданности. Булат Окуджава предлагал: «Если возникнут препятствия, звони мне. Я привезу иностранных журналистов, и мы поднимем такой шум, что им мало не покажется!» Окуджаву я знал с малых лет. Наши матери были как сестры. В семье Булата маленьким жил целых полгода в их квартире на Арбате. Почему — точно не знаю.

Người phó không gây thất vọng, làm đám cưới cho chúng tôi đúng như đã hứa, “không một tiếng ồn, không một hạt bụi”. Nhưng tôi, cho đến giây phút cuối cùng, vẫn sợ nhỡ có điều gì không hay xảy ra. Bulat Okudjava3 đề nghị: “Nếu có gì cản trở, gọi cho mình. Mình sẽ huy động các phóng viên ngoại quốc đến, và gây ầm ĩ đến mức họ không tưởng tượng ra được đâu”. Tôi biết Okudjava từ những năm thơ ấu, các bà mẹ của chúng tôi như hai chị em. Tôi đã sống hồi nhỏ tại gia đình Bulat, cả nửa năm tại căn hộ của anh trên Arbat. Vì sao thì không nhớ rõ.

Время было смутное — 1937 год, многие тогда по разным причинам меняли место жительства, пытались скрыться от ареста. У Булата как раз забрали отца — Шалико. Моя мама развелась с отцом и вышла замуж за Бориса Федоровича Поршнева, выдающегося историка и философа. Отчим в моей жизни сыграл колоссальную роль. Я его очень любил. Какое-то время мною занимались мама Булата Ашхен Степановна и бабушка Мария Вартановна. Ашхен и потом всегда помогала. Она была и на нашей свадьбе с Ань.  Читать далее »

Đó là năm 1937, một thời kỳ u ám. Nhiều người phải thay đổi chỗ ở, ẩn náu để tránh bị bắt bớ. Người ta vừa bắt đi cha của Bulat – ông Saliko. Mẹ tôi li dị với cha và lấy Boris Phedorovich Porsnev, một nhà sử học và triết học xuất chúng. Cha dượng đóng một vai trò rất lớn trong đời tôi. Tôi rất yêu quý ông. Có một thời gian tôi được mẹ của Bulat – Askhen Stepanova và bà tôi, Maria Bartanova, nuôi dưỡng. Askhen sau này luôn giúp đỡ chúng tôi, bà cũng dự đám cưới của tôi với Anh.



Я с дочерьми Фото: из личного архива В. Маслова

Tôi cùng các con gái
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Праздновали на даче. Там собрались только самые близкие друзья и родственники. Мама подарила невестке свое колье с бриллиантами. Очень изящное, «интеллигентное», но Ань стеснялась его надевать. Она была скромницей. Еще один мамин подарок — бусы из крупных жемчужин неправильной формы — Ань вообще носила пряча под одеждой.

Tiệc mừng được tổ chức ở đatra. Chỉ mời những bạn bè thân nhất và người nhà. Mẹ tôi tặng cô dâu chiếc vòng đính kim cương của mình. Một chiếc vòng rất tinh xảo, “trí thức”, nhưng Anh ngại mang nó. Nàng là một cô gái khiêm tốn. Còn một món quà nữa của mẹ – một chuỗi hạt trai lớn có hình thù không đều đặn – mà Anh thường đeo dấu dưới áo.

Брак оформили на удивление быстро, а вот с пропиской вышла целая история. Сначала заартачилась начальница Троицкого паспортного стола. Заявила, что выписка не дает права на прописку, как и разрешение председателя исполкома, и отправила в Москву в областное УВД. Там меня стали гонять по кругу. Я очень долго обивал пороги самых разных кабинетов, но все было напрасно. Помогла двоюродная сестра Окуджавы. Эта чудная женщина, которую я даже ни разу не видел, училась вместе с заместителем начальника УВД Московской области. Он наконец и дал мне разрешение на прописку в Подмосковье.

Hôn thú được hoàn thành nhanh chóng đến ngạc nhiên, nhưng giấy đăng ký thì là cả một câu chuyện dài. Đầu tiên bà phụ trách hộ chiếu ngần ngại. Bà này thông báo rằng không có quyền cấp đăng ký, đó là quyết định của chủ tịch ủy ban, và chuyển hồ sơ về Moskva, đến Ban Nội vụ vùng. Ở đó họ dồn tôi chạy vòng quanh. Tôi phải đợi rất lâu tại cửa của các văn phòng đủ loại, nhưng tất cả đều vô ích. Cô em họ của Okudjava đã giúp tôi. Người phụ nữ kỳ diệu này, mà tôi chưa hề gặp, học cùng với phó chủ tịch Ban Nội vụ vùng Moskva. Ông ta cuối cùng ký giấy phép cho tôi đăng ký ở ngoại ô Moskva.

В советское время все делалось по знакомству. Я и Ань положил в только что открывшийся в Москве роддом по рекомендации моих знакомых — без документов. Доктор, принимавший роды, замечательный хирург, не знал, кто она такая. Я сказал, что мы любовники и хотим обмануть ревнивого мужа, Ань изменила ему, когда тот был в длительной командировке. Семь месяцев назад муж приезжал в Москву в отпуск, а потом опять уехал. Поэтому нам нужна справка, что ребенок родился семимесячным.

Trong thời xô-viết mọi việc được làm theo các mối quen biết. Tôi và Anh được đưa vào một nhà hộ sinh mới mở ở Moskva theo sự giới thiệu của những người quen của tôi, chẳng cần giấy tờ gì hết. Bác sĩ đỡ đẻ, là một nhà phẫu thuật nổi tiếng, không biết nàng là ai. Tôi nói rằng chúng tôi là tình nhân và muốn đánh lừa người chồng ghen tuông, Anh đã phản bội anh ta trong lúc anh này đi công tác dài ngày. Bảy tháng trước anh chồng nghỉ phép về Moskva, sau đó lại ra đi. Vì vậy chúng tôi cần một giấy chứng sinh rằng em bé được sinh ra mới bảy tháng tuổi.

На самом деле эта бумажка служила страховкой от возможных притязаний вьетнамской стороны. Ань оформила развод на втором месяце беременности, и при желании можно было заявить об отцовстве Вана. Анализов ДНК тогда не было и в помине. Гинеколог без проблем подмахнул нужную справку. Он был очарован Ань. Ну и, разумеется, я ему был очень благодарен.

Trên thực tế tờ giấy này là một bảo chứng để tránh những khiếu nại có thể từ phía Việt Nam. Anh làm thủ tục ly hôn sau khi có thai được hai tháng, và nếu muốn có thể công bố Vân là cha đứa bé. Hồi đó còn chưa biết đến các xét nghiệm ADN. Bác sĩ sản làm các thứ giấy tờ một cách vô tư. Ông ta bị Anh quyến rũ. Và tôi rất biết ơn ông ấy, có lẽ vậy.

Тридцать первого октября 1977 года Ань родила дочь, которую мы назвали Еленой в честь близкой подруги Ань — Лиен, дочери их министра юстиции, которая нам во многом помогла, в частности с поддельным разрешением на брак. Я тут же зарегистрировал ребенка в Троицке, и только после этого можно было считать, что «программа-минимум» выполнена.

Anh sinh con gái ngày 31 tháng Mười năm 1977, chúng tôi đặt tên cho bé là Elena để ghi nhớ Liên – bạn gái thân thiết của Anh, là con gái vị bộ trưởng tư pháp, người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, nói riêng trong việc quyết định đám cưới “chui”. Chúng tôi làm giấy khai sinh ngay cho cháu ở Troitsk, và chỉ sau đó mới xem là hoàn thành “chương trình minimum”4.


Ле Ву Ань с братом Тханем, его женой и нашими детьми — Леной и Таней
Фото: из личного архива В. Маслова

Lê Vũ Anh với anh trai Thành, vợ anh ấy các con chúng tôi - Lena và Tanya
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Незадолго до родов в Москву приехал Ле Зуан. Он не смог сразу встретиться с Ань. Это привело его в бешенство. Где дочь? Обычно Ань привозили в день приезда отца сотрудники международного отдела ЦК КПСС. Но в этот раз они не смогли ее найти — ни в Киеве, где она официально находилась в командировке, ни в Москве. Куратор объяснил, что она где-то с Масловым. Когда через неделю Ань с дочкой выписали из роддома, она тут же сама отправилась к Ле Зуану, чтобы все рассказать. Я ее отговаривал, но она не послушалась.

Trước cuộc sinh nở ít lâu Lê Duẩn đến Moskva. Ông không thể gặp Anh ngay. Điều này làm ông giận dữ. Con gái ở đâu? Thường thì các nhân viên Vụ Quốc tế BCH Trung ương (TƯ) ĐCSLX đưa Anh đến vào ngày cha cô đến nơi. Nhưng lần này họ không thể tìm thấy cô – không ở Kiev, nơi cô đến công tác chính thức, không ở Moskva. Người quản lý giải thích là cô ấy ở với Maslov đâu đó. Một tuần sau, khi Anh và con gái ra khỏi nhà hộ sinh, nàng ngay lập tức tự đi gặp Lê Duẩn để kể hết mọi chuyện. Tôi đã cố ngăn cản, nhưng nàng không nghe.

Ань встретилась с отцом в правительственной резиденции на Ленинских горах. Ле Зуан стал уговаривать дочь вернуться домой, чтобы оформить развод с Ваном, о котором она сама когда-то просила. Она же сказала, что уже давно с ним рассталась и вышла замуж. Ле Зуан побагровел от гнева и стал кричать, что во всем виновата дурная китайская кровь, доставшаяся ей от матери. Ань это страшно возмутило, она не выносила национализма. Но перечить Ле Зуану не стала. Просто повернулась и ушла. 

Anh gặp cha tại nhà khách của chính phủ trên Đồi Lenin. Lê Duẩn bắt đầu thuyết phục con gái trở về nhà để làm thủ tục ly dị với Vân, điều mà nàng đã yêu cầu trước kia. Nhưng nàng nói đã chia tay anh từ lâu và đã đi lấy chồng. Lê Duẩn đỏ mặt lên vì giận dữ và bắt đầu la hét, rằng cái dòng máu Trung Hoa tệ hại mà mẹ nàng truyền cho có lỗi trong mọi chuyện. Anh vô cùng phẫn nộ về chuyện này, nàng không chịu đựng được sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nàng không ngăn cha lại, chỉ quay ra và bỏ đi.



Наш Антон Фото: из личного архива В. Маслова

Con trai chúng tôi Anton
Ảnh: Tưu liệu cá nhân của V. Maslov

Когда на улице она направилась к остановке общественного транспорта, за ней двинулась черная «Волга», стоявшая неподалеку. Ань прибавила шаг. Водитель тут же нажал на газ. Она побежала — и «Волга» прибавила скорость. Неизвестно, что было бы дальше, если бы Ань не вскочила в подъехавший троллейбус. Дома она появилась вся в слезах. Рассказала, как испугалась, когда ее стала преследовать машина:
— Думала, сейчас схватят и увезут!
— Ты же говорила, что отец на это не пойдет.
— А сегодня поняла, что он ставит общественные интересы выше личных. Значит, я обречена.
Утешал ее, а она плакала и твердила: «Я погибла! Погибла!»

Khi đã ở ngoài phố nàng đi đến bến xe công cộng, phía sau một chiếc “Vonga” đen chạy theo, cách một khoảng không xa. Anh bước gấp. Lái xe ngay lập tức nhấn ga. Nàng bỏ chạy – và “Vonga” tăng tốc. Không biết câu chuyện sẽ ra sao nếu Anh không kịp nhảy lên chiếc trolleybus vừa đi tới. Nàng về đến nhà nước mắt đầm đìa. Nàng kể đã hoảng sợ ra sao khi thấy chiếc xe bắt đầu đuổi theo mình:
– Em nghĩ họ sẽ bắt mình bây giờ!
– Em đã nói là cha em không làm việc này mà.
– Nhưng hôm nay em hiểu ra rằng ông đặt quyền lợi chung cao hơn quyền lợi riêng. Nghĩa là số phận em đã định.
Tôi an ủi nàng, còn nàng bật khóc và khẳng định: “Em sẽ chết! Sẽ chết!”
На другой день Ань позвонила сестре Май. Та рассказала, что отец очень переживает из-за того, что вспылил. Он всю ночь не спал и хочет помириться. Ань ответила: «Лучше поздравь нас. У нас родилась дочь». Сестра не поверила, решила, что Ань это придумала, чтобы отец признал ее брак. Они договорились встретиться у нас дома и вместе поехать к отцу. Увидев Лену, Май расплакалась и предложила Ань остаться дома. Она сама все расскажет. Отец был потрясен, когда узнал о внучке.
Ле Зуан долго не мог смириться с тем, что дочь его ослушалась, нарушила закон и вышла замуж за иностранца. Он обратился к Суслову, которого близко знал, с просьбой выяснить, что связывает со мной Ань — мимолетное увлечение или настоящая любовь. Тогда КГБ приставил к нам «специалиста по любви». Он тайком бродил вокруг дачи, на которой мы жили, подглядывал, подслушивал и был вынужден констатировать: это любовь.

Hôm sau Anh gọi điện cho chị Muội. Chị ấy kể rằng cha rất đau khổ vì chuyện này, nên đã nổi đóa. Ông suốt đêm không ngủ được và muốn làm lành. Anh trả lời: “Tốt nhất hãy chúc mừng chúng em. Chúng em vừa sinh con gái”. Chị không tin, cho rằng Anh bịa ra chuyện này để cha thừa nhận cuộc hôn nhân của nàng. Hai chị em thỏa thuận sẽ gặp nhau tại nhà tôi và cùng đến gặp cha. Khi nhìn thấy Lena, Muội bật khóc và bảo Anh ở nhà. Tự chị ấy sẽ đi và kể mọi chuyện. Người cha đã bị chấn động khi biết tin về đứa cháu.
Lê Duẩn trong một thời gian dài không thể yên được với việc con gái ông đã không nghe lời, vi phạm luật lệ và lấy chồng nước ngoài. Ông gọi cho Suslov5, là người ông quen biết gần gũi, đề nghị giải thích giùm xem cái gì đã gắn bó Anh với tôi – sự say mê giây lát hay tình yêu thực sự. KGB sau đó đã xếp đặt một “chuyên gia tình yêu” theo dõi chúng tôi. Anh này bí mật đi vòng quanh đatra nơi chúng tôi đang sống, quan sát, nghe ngóng và buộc phải đưa ra kết luận: đó là tình yêu.

Отец не простил дочь. Мне рассказывали, что в доме Ле Зуана запрещалось говорить об Ань и даже произносить ее имя. Но ее детские подарки лежали на его письменном столе. Когда один из них пропал, Ле Зуан устроил скандал. Значит, не разлюбил...
Ань очень изменилась после рождения Лены. До этого была смелой, независимой, а теперь постоянно тряслась от страха. Все время ждала нападения, похищения, боялась черных машин и своих соотечественников. Говорила, с ними лучше не встречаться, потащат на собрание — прорабатывать. Родственники ее травили, называли предательницей. Постоянно звонили и присылали гневные письма. Ань была подавлена, считала, что на ней страшный грех и она будет наказана.

Người cha không tha thứ cho con gái. Người ta kể cho tôi rằng ở nhà Lê Duẩn đã cấm nói đến Anh, ngay cả đến tên cũng không được nhắc đến. Nhưng các món quà thời trẻ con của nàng vẫn nằm trên bàn viết của ông. Khi một món đồ nào bị mất, Lê Duẩn liền gây sự. Nghĩa là ông vẫn chưa hết yêu con gái …
Anh thay đổi rất nhiều sau khi sinh Lena. Trước đấy nàng là một người dũng cảm, độc lập, còn bây giờ lúc nào cũng run rẩy vì sợ hãi. Lúc nào cũng chờ đợi có người tấn công, bắt cóc, sợ những chiếc xe màu đen và những người đồng bào của mình. Nàng nói tốt nhất không gặp họ, họ sẽ lôi đến cuộc họp và kiểm điểm. Những người ruột thịt dè bỉu nàng, gọi nàng là đồ phản bội. Họ thường xuyên gọi điện và gửi đến những bức thư đầy giận dữ. Anh bị đè bẹp, cho rằng nàng sẽ bị trừng phạt vì tội lỗi đáng sợ mình gây ra.

Раньше Ань не очень хотела сидеть в комнате с бойницами, а теперь постоянно запиралась там вместе с Леной, когда я уезжал по делам в Москву. И брала с собой мое охотничье ружье. Ань говорила, что эта комната — самое безопасное место на даче. Она не простреливается с улицы, зато изнутри очень удобно вести огонь. Видимо, вспомнила партизанскую юность. Однажды напугала меня до смерти. Спряталась вместе с Леной. Приезжаю на дачу, а там никого нет. Меня чуть инфаркт не хватил, думал, их похитили. А она выходит и смеется.
Как-то разговорился с солдатиком из стройбата. Он хотел мне продать пистолет, из которого можно стрелять дюбелями в бетон. Я спросил, на каком расстоянии. Солдат заинтересовался: «А вам надо на расстоянии? Могу продать автомат с патронами». Я, конечно, отказался. Когда со смехом рассказал Ань о разговоре, она неожиданно заметила: 

Trước đây Anh không thích ngồi lắm trong căn phòng có các lỗ châu mai, còn bây giờ nàng suốt ngày ngồi lì trong đó với Lena, mỗi khi tôi có việc phải trở về Moskva. Nàng cầm theo mình khẩu súng săn của tôi. Anh nói căn phòng này là nơi an toàn nhất ở đatra. Nó không bị bắn từ hướng ngoài phố, nhưng nổ súng từ bên trong rất thuận tiện. Xem ra nàng đang nhớ lại tuổi trẻ du kích của mình.
Một lần nàng làm tôi sợ gần chết. Nàng đi trốn, cùng với Lena. Tôi trở về đatra, ở đó không thấy một ai. Tôi chút nữa thì lên cơn đau tim, nghĩ họ đã bắt hai mẹ con đi rồi. Nàng đi ra và phá lên cười.
Không biết từ đâu có cuộc nói chuyện với một anh lính trong đội xây dựng. Anh ta muốn bán cho tôi một khẩu súng lục dùng bắn các chốt vào bê-tông. Tôi hỏi, với khoảng cách nào. Anh lính tỏ ra quan tâm: “Ông muốn bắn từ xa à? Tôi có thể bán súng tự động, cả đạn nữa”. Tất nhiên tôi từ chối. Khi tôi vừa cười vừa kể lại cho Anh nghe, nàng bất ngờ nhận xét:



Бай Вань сделала все, чтобы забрать у меня сына Фото: из личного архива В. Маслова

Bà Bảy Vân đã làm tất cả mọi thứ để đưa con trai của tôi đi.
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov




В аэропорту я ухитрился стащить паспорт Антона у пограничника и сфотографировать все страницы Фото: из личного архива В.

Tại sân bay tôi lén rút hộ chiếu Anton từ nhân viên hải quan và chụp tất cả trang.
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov


Таким Антон приехал из Вьетнама Фото: из личного архива В. Маслова

Vì vậy, Anton từ Việt Nam quay về.
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
— А что, надо было купить.
— С ума сошла? Могут посадить.
— Зато мне было бы спокойнее. Ты не понимаешь, отец пойдет на все. Наш брак подрывает его авторитет в партии и играет на руку противникам Ле Зуана. Если они его скинут, страна погибнет.
— Он тебя любит и не станет разрушать твое счастье.
— Любит, и я его очень люблю. Но интересы страны важнее. Я всегда знала, на что иду. Пока не было Лены, не боялась, а теперь мне страшно. Один ты не справишься с ребенком.

– Thì sao, lý ra phải mua.
– Em điên à? Có thể vào tù đấy.
– Nhưng em sẽ yên tâm hơn. Anh không hiểu chứ, cha có thể làm tất cả. Hôn nhân của chúng ta đã phá hủy uy tín của ông ấy trong đảng và các đối thủ của Lê Duẩn có lợi. Nếu ông ấy phải rời chức vụ, đất nước sẽ chết.
– Ông ấy yêu em và sẽ không phá hạnh phúc của em.
– Yêu, và em cũng rất yêu cha. Nhưng lợi ích quốc gia quan trọng hơn. Em luôn biết mình đi đâu. Khi chưa có Lena, em không sợ, còn bây giờ em thấy sợ lắm. Một mình anh không xoay sở nổi với con.

Вскоре девочка заболела, потребовалась госпитализация. Перед тем как лечь с ней в больницу, Ань отдала мне официальное заявление: «Если меня увезут, одну или с дочерью, и отправят в посольство Вьетнама, знайте, это сделано насильно, против моей воли, что бы ни говорили родственники или посольство. Я хочу жить со своим мужем Виктором Масловым в СССР и хочу, чтобы он воспитывал нашу дочку и привил ей русскую культуру». Я спрятал бумагу в надежное место.

Chẳng bao lâu cô bé bị ốm, cần phải đi viện. Trước khi vào viện với con, Anh chuyển cho tôi bản tuyên bố chính thức: “Nếu người ta đem tôi đi, một mình hay cùng con gái, và đưa về Sứ quán Việt Nam, xin biết rằng đó là một hành động bạo lực, chống lại ý chí của tôi, cho dù những người thân hay sứ quán có nói gì. Tôi muốn sống với chồng tôi là Victor Maslov ở Liên Xô và muốn rằng ông sẽ là người nuôi dạy con gái chúng tôi và truyền dạy cho cháu văn hóa Nga”. Tôi đã cất tờ giấy vào nơi an toàn.

Большую часть времени мы жили на даче и практически не расставались. Я стал меньше преподавать, старался работать дома. По ночам иногда смотрел на спящую жену и думал: «Господи, за что мне это счастье? Я не заслужил». Словно чувствовал, как мало времени нам отпущено...

Phần lớn thời gian chúng tôi sống với nhau ở đatra và gần như không rời nhau. Tôi dạy ít hơn, cố gắng làm việc tại nhà. Hàng đêm, đôi lúc nhìn vợ ngủ tôi nghĩ: “Trời ơi, làm sao tôi được hạnh phúc thế này? Tôi đâu có xứng”. Tôi dường như cảm thấy thời gian dành cho chúng tôi thật ít …
Поначалу я опасался, что Ань скучает по семье и родине. Однажды и мой друг академик Мищенко спросил ее об этом. «Я скучаю, только когда бывают гости», — со свойственным ей прямодушием ответила Ань. Она не любила шумные компании, обильные возлияния. Я видел, что Ань неприятно пьяное веселье, хотя она и не выказывала недовольства, и постепенно отказался от алкоголя. Она вообще не употребляла спиртное.
Lúc đầu tôi sợ rằng Anh sẽ buồn nhớ gia đình và quê hương. Một lần bạn tôi, viện sỹ hàn lâm Mishenko hỏi nàng về điều đó. “Tôi buồn chỉ khi nhà có khách” – Anh trả lời với sự thẳng thắn vốn có của nàng. Nàng không thích hội hè ầm ĩ, các cuộc rượu phè phỡn. Tôi nhận thấy Anh khó chịu với sự vui sướng của những đám say rượu, cho dù nàng không thể hiện sự không hài lòng của mình, và dần dần bỏ rượu. Còn nàng nhìn chung không uống rượu.

С Ань я изменился, помолодел, казалось, сбросил лет пятнадцать. Никогда еще не работал так продуктивно. Мы почти нигде не бывали (кураторы из международного отдела ЦК КПСС не рекомендовали появляться в общественных местах), но не чувствовали себя чем-то обделенными. К Ань приезжали подруги, сестра. Она ездила в Москву в университет, ухитрилась окончить аспирантуру. Ань была гораздо более работоспособной, чем я, и, наверное, занималась бы наукой, если бы все сложилось иначе. Она успела защитить диссертацию и стать кандидатом физико-математических наук.

Sống với Anh tôi đã thay đổi, trẻ ra có lẽ đến mười lăm tuổi. Chưa bao giờ tôi làm việc hiệu quả đến như vậy. Chúng tôi hầu như không đi đâu (nhân viên Vụ Quốc tế của BCH TƯ ĐCS LX không khuyên chúng tôi xuất hiện ở những chỗ công cộng), nhưng chúng tôi không cảm thấy mình bị xa cách. Các bạn và chị gái vẫn đến thăm Anh. Nàng cũng vào Moskva, đến trường đại học, kết thúc NCS một cách khôn khéo. Anh có năng lực làm việc hơn tôi nhiều, và có lẽ sẽ làm khoa học nếu mọi việc đã không diễn ra khác đi. Nàng đã kịp bảo vệ luận án và trở thành PTS khoa học toán – lý.
Один раз, помню, ходили на концерт Высоцкого, выступавшего у нас в МИЭМе. Сидели далеко не в первом ряду, но после выступления артист сразу подошел к Ань. Он ее заметил, когда пел, все время поглядывал. Ань удивилась, подумала, что певец ее с кем-то перепутал. А Высоцкий рассыпался в комплиментах, предлагал продолжить общение, словом, вел себя так, будто меня рядом нет. Я постарался его осадить. И когда он поинтересовался у Ань, все ли ей понятно в его песнях, ответил за нее:
— Ну, с ней ведь муж. Я могу объяснить. Между прочим, мы с вами практически соседи по даче. Заходите, будем рады.
— Я там бываю нечасто, — поскучнел Высоцкий, — это Марина любит дачу, а я не очень. Да и некогда. 

Tôi còn nhớ có một lần đi nghe Vưsotsky6 biểu diễn tại trường MIEM. Chúng tôi ngồi khá xa ở hàng sau, nhưng sau khi biểu diễn nghệ sỹ lập tức đến gặp Anh. Anh ấy đã chú ý đến nàng khi đang hát, và luôn ngoái nhìn nàng. Anh ngạc nhiên, nghĩ rằng nghệ sỹ nhầm nàng với ai đó. Còn Vưsotsky thì sôi nổi khen ngợi, đề nghị tiếp tục gặp gỡ với nàng, nói chung cư xử cứ như không có tôi ngồi cạnh. Tôi cố gắng kéo anh ngồi xuống. Khi anh hỏi Anh có hiểu hết anh hát gì không, tôi đã trả lời thay:
– Này, có chồng cô ấy đây kia mà. Tôi có thể giải thích. Nói chung chúng ta gần như là hàng xóm với nhau ở đatra mà. Anh ghé chơi nhé, chúng tôi rất vui được đón.
– Tôi ở ngoài đó không thường xuyên – Vưsotsky chợt buồn – đấy là Maria thích đatra, tôi thì không thích lắm. Với lại không có thì giờ.

Наша встреча с Высоцким состоялась незадолго до его смерти. Он выглядел уставшим и нездоровым. Но старался держаться молодцом перед вьетнамской красавицей. Она не поняла причины его внимания. Когда вышли с концерта, спросила:
— А что он хотел?
— Тебе понравиться, — ответил я. — Увидел интересную женщину и распустил перья!

Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Vưsotsky xảy ra trước khi anh ấy mất không lâu. Anh ấy trông mệt mỏi và không được khỏe. Nhưng cố tỏ ra trẻ trung trước người đẹp Việt Nam. Nàng không hiểu lý do sự chú ý của anh. Khi rời buổi biểu diễn, nàng hỏi:
– Anh ấy muốn gì thế?
– Anh ấy thích em – tôi trả lời. – Nhìn thấy người đẹp và xù lông xù cánh!

Я гордился тем, что Высоцкий отметил Ань. Мне было приятно, когда на нее бросали восхищенные взгляды. Она не любила привлекать внимание, но могла быть очень эффектной. Умела одеваться, принимать гостей. Я иногда жалел, что не мог дать ей то, чего она заслуживала. До приезда в Советский Союз Ань вела совсем другую жизнь, ездила с отцом за границу, где их принимали на самом высоком уровне.

Tôi tự hào vì Vưsotski để ý đến Anh. Tôi thấy thật dễ chịu khi thấy những ánh nhìn thán phục hướng về phía nàng. Nàng không thích lôi kéo sự chú ý, nhưng có thể làm việc đó một cách rất hiệu quả. Nàng biết ăn mặc, tiếp khách. Đôi lúc tôi cảm thấy tiếc rằng đã không thể cho nàng những điều nàng xứng đáng được hưởng. Trước khi đến Liên Xô Anh đã sống một cuộc sống hoàn toàn khác, nàng thường đi cùng cha ra nước ngoài, ở đó họ được đón tiếp ở cấp cao nhất.

Да и во Вьетнаме у Ле Зуана было огромное поместье с кучей прислуги. Но Ань не жаловалась и, по-моему, не страдала от отсутствия привычного комфорта, сама убирала, готовила еду. Стирал я — в старенькой машине Завода имени Владимира Ильича — ЗВИ. Она ужасно гремела и постоянно текла, мы раз десять заливали соседей в московской квартире. Когда появилась вторая дочка и Ань стало сложнее справляться с бытом, взяли помощницу по хозяйству и няню.
Và ngay ở Việt Nam, chỗ Lê Duẩn cũng có nơi ở rộng lớn với bao nhiêu người phục vụ. Nhưng Anh không than phiền và, theo tôi, không đau khổ vì thiếu đi những tiện nghi quen thuộc, nàng tự thu dọn, tự nấu ăn. Tôi vẫn dùng một cái máy giặt ZVM do nhà máy mang tên Vladimir Ilich sản xuất. Nó ồn khủng khiếp và thường xuyên chảy nước, có đến cả chục lần chúng tôi làm ướt nhà hàng xóm tại căn hộ Moskva. Khi có đứa con gái thứ hai Anh phải xoay xở vất vả hơn, chúng tôi đã thuê một người giúp việc nhà và bảo mẫu.

В тридцать, будучи матерью двоих детей, Ань выглядела на восемнадцать. Я не мог ею налюбоваться. Однажды испытал приступ жуткой немотивированной ревности. Мы стояли в очереди в магазине. Перед нами — высокий молодой человек. Писаный красавец. Глядя на него, я почувствовал, как екнуло сердце: сейчас Ань обратит на него внимание, сравнит со мной и сделает выводы... Но она на красавчика не отреагировала. На улице я спросил:
— Ты видела, какой парень стоял перед нами? Просто Ален Делон.
— Да? — удивилась Ань. — Я и не заметила.
Май ей говорила:
— Зачем тебе Маслов? Он же старый! Посмотри, сколько вокруг молодых интересных мужчин!
— А для меня никого другого не существует, — отвечала Ань.

Ba mươi tuổi, mẹ của hai đứa trẻ, Anh trông như gái mười tám. Một lần tôi chịu đựng một cơn ghen vô cớ. Chúng tôi đứng xếp hàng trong cửa hiệu. Trước mặt chúng tôi là một chàng trai trẻ khá cao. Một trang nam tử. Liếc nhìn anh ta, tôi cảm thấy nhói trong tim: Anh bây giờ sẽ nhìn anh ta, so sánh với tôi, và rút ra kết luận … Nhưng nàng không mảy may để ý đến chàng đẹp trai. Lúc ra ngoài phố, tôi hỏi:
– Em có thấy anh chàng đẹp trai đứng trước chúng mình không? Đúng là một Alain Delon.
– Thế ư? – Anh ngạc nhiên. – Em không để ý.
Muội nói với nàng:
– Sao em lại lấy Maslov? Ông ấy già rồi! Xem kìa, xung quanh bao nhiêu là đàn ông trẻ trung thú vị!
– Với em chẳng có ai khác tồn tại cả. – Anh trả lời.

Татьяна, наша вторая дочка, родилась в апреле 1979 года. После этого отношения Ань с родственниками улучшились. Они, очевидно, поняли, что у дочери все серьезно, и прекратили нападки. Даже попросили у Ань прощения — все, кроме отца. Мать, Бай Вань, приезжала в Москву и бывала у нас в гостях — и на даче, и в московской квартире на улице Дмитрия Ульянова.

Tatiana, con gái thứ hai của chúng tôi, sinh vào năm 1979. Sau lần này quan hệ của Anh với cha mẹ tốt lên. Có vẻ họ đã hiểu rằng mọi việc đối với con gái họ rất nghiêm túc, và ngừng các cuộc tấn công. Thậm chí họ còn xin Anh tha thứ, tất cả, trừ người cha. Mẹ nàng, bà Bảy Vân, đến Moskva và vẫn đến thăm chúng tôi – cả ở đatra, cả ở căn hộ Moskva trên phố Dmitri Ulianov.
Благодаря нашей истории произошли важные изменения не только в жизни семьи Ле Зуана, но и целой страны. Во Вьетнаме приняли закон, разрешавший браки с иностранцами. Ань сразу позвонила подруга, у которой был роман с восточным немцем: «Ты настоящая героиня! На тебя будут молиться тысячи людей! Дай тебе бог счастья!»

Nhờ mối tình của chúng tôi đã xảy ra những thay đổi quan trọng không chỉ trong cuộc sống của gia đình Lê Duẩn, mà còn trong cả nước. Ở Việt Nam đã thông qua luật cho phép kết hôn với người nước ngoài. Một bạn gái, người đã yêu một chàng trai Đông Đức, ngay lập tức gọi điện cho Anh: “Mày thật đúng là anh hùng! Hàng nghìn người sẽ cầu nguyện cho mày! Lạy trời cho mày được hạnh phúc!”

После примирения с семьей Ань решила познакомить отца с его старшей внучкой. Когда Ле Зуан в очередной раз приехал в Москву, отправилась к нему с Леной. Он ее сразу полюбил. Попросил, чтобы они с Ань остались с ним до самого отъезда. Девочка сначала дичилась, но постепенно привязалась к дедушке. Он распорядился спрятать все бананы в доме и угощал Лену ими лично — завоевывал внучку. 

Sau khi hòa giải với gia đình Anh quyết định giới thiệu với cha cháu gái lớn. Khi Lê Duẩn đến Moskva lần sau đó, nàng đem theo Lena đến gặp ông. Ông ngay lập tức yêu mến cháu. Ông đề nghị để Anh và cháu ở lại cùng ông cho đến khi ông về nước. Lúc đầu cháu bé còn lạ, nhưng dần dần quyến luyến với ông ngoại. Ông chủ ý dấu tất cả chuối trong nhà để tự mình đãi Lena – mong chiếm được cảm tình của đứa cháu.

Ле Зуан всегда просил привезти к нему Лену, когда бывал в Москве. А встречаться со мной не хотел категорически. Помню, я возил Ань с дочкой к тестю на бывшую дачу Хрущева на Рублевку и, пока они были у дедушки, ждал в машине. Лену Ле Зуан водил в цирк и вместе с Ань брал с собой на церемонию открытия московской Олимпиады. Девочка капризничала и в самый торжественный момент закричала: «Мама, хочу в туалет!»

Lê Duẩn luôn yêu cầu đưa Lena đến gặp ông mỗi lần đến Moskva. Còn gặp tôi thì dứt khoát không muốn. Còn nhớ tôi đưa Anh và con gái đến thăm mẹ vợ ở cái đatra cũ của Khrusov ở Rublebka và phải đợi trong xe, trong khi các cháu đang ở bên ông. Lê Duẩn đưa Lena và Anh đi xem xiếc rồi đưa họ đi theo dự lễ khai mạc Olympic Moskva. Con bé lên cơn đỏng đảnh đúng lúc long trọng nhất, kêu to: “Mẹ ơi, con muốn vào nhà vệ sinh!”


В Беловежской пуще мы скрывались несколько месяцев Фото: из личного архива В. Маслова

Chúng tôi ẩn nấp một vài tháng ở rừng Bialowieza, Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov

В другой раз во время обеда, сидя за столом рядом с Ле Зуаном, в момент разговора о начале войны Вьетнама с режимом красных кхмеров в Кампучии Лена вдруг спросила: «Дед, а ты зубы не обломаешь?»
Lần khác, trong lúc ăn trưa ngồi cạnh Lê Duẩn, đúng lúc đang nói chuyện về bắt đầu chiến tranh chống chế độ Khmer đỏ ở Campuchia, Lena bỗng nhiên hỏi: “Ông ơi, thế ông không làm gãy răng mình chứ?”

Какая ассоциация возникла у ребенка, что она в момент острой дискуссии задала такой вопрос? У нас дома обсуждалась проблема войны с режимом Пол Пота — Иенг Сари. Может быть, Лена запомнила фразу, которую я когда-то произнес? Ань хорошо относилась к Иенг Сари, второму человеку кампучийского режима. Возможно, в разговоре на вьетнамском приеме было произнесено это имя, что и вызвало у Лены ассоциацию. А может быть, дед в этот момент просто обгладывал косточки рябчиков? Переводчик понял вопрос именно в переносном смысле, запнулся, но постарался максимально точно передать смысл фразы. Ле Зуан не смутился. Оскалил крепкие зубы и показал Лене. Разрядил обстановку.

Không biết có sự liên tưởng nào xuất hiện trong đầu con bé, để đúng lúc nói chuyện gay cấn nhất lại hỏi như vậy? Ở nhà chúng tôi cũng trao đổi về cuộc chiến tranh với chế độ Polpot – Ieng Sari. Có thể Lena nhớ lại câu mà tôi đã nói khi nào đó? Anh có ý nghĩ khá tốt về Ieng Sary, nhân vật thứ hai của chế độ ở Campuchia. Có thể trong cuộc nói chuyện ở buổi tiếp khách Việt Nam đó đã vang lên cái tên này, và gợi lại sự liên tưởng nơi con bé? Người phiên dịch hiểu câu hỏi theo nghĩa bóng, lờ đi, nhưng cố gắng truyền đạt tối đa ý nghĩa của câu hỏi. Lê Duẩn không hề bối rối. Ông cắn chặt hàm răng chắc khỏe của mình và nhe ra với Lena. Tình huống được giải tỏa.

Ань тоже была очень непосредственной и запросто открывала отцу советские «секреты». Тем более что он умел спрашивать. Как-то отец сказал, что, по словам Брежнева, в стране собрали рекордный урожай хлопка. «А у нас все простыни дырявые», — заметила Ань. Буквально на следующий день сотрудник вьетнамского сектора международного отдела ЦК КПСС отвел Ань в знаменитую двухсотую секцию ГУМа, где отоваривались только избранные. У нас появилось новое белье.

Anh cũng rất trực tính và tiết lộ các “bí mật” xô-viết cho cha một cách đơn giản. Hơn nữa, ông ấy cũng biết cách để hỏi. Một hôm người cha nói rằng theo lời Brezhnev đất nước vừa thu hoạch một vụ bông kỷ lục. “Vậy mà vải trải giường nhà con thủng hết rồi”, Anh nhận xét. Ngay ngày hôm sau cán bộ phân ban Việt Nam trong Ban quốc tế của BCH TƯ ĐCSLX dẫn Anh đến gian hàng số 200 nổi tiếng của GUM, nơi chỉ bán cho các khách hàng chọn lọc. Thế là chúng tôi có đồ trải giường mới.

Ань не любила пользоваться привилегиями, но все-таки покупала вещи в закрытой секции ГУМа, а я получал продовольственные заказы, которые ей полагались. У отца она не брала ни копейки, даже когда училась в МГУ. Наши власти предлагали ей просторную квартиру в центре Москвы, но она отказалась. Взяла типовую трехкомнатную в панельном доме в Беляево. И то — на всякий случай, чтобы было где жить и работать, если мы вдруг повздорим.

Anh không muốn lợi dụng sự ưu đãi, nhưng dù sao vẫn mua đồ ở gian hàng kín này của GUM, và tôi thường nhận được các đơn hàng mà nàng đặt. Nàng không nhận của cha dù một xu nhỏ, ngay cả khi học ở MGU. Chính quyền chúng ta đề nghị cấp cho nàng một căn hộ rộng rãi ngay trung tâm Moskva, nhưng nàng từ chối. Chỉ nhận một căn hộ ba phòng bình thường trong một tòa nhà lắp ghép ở Beliaevo. Để phòng khi nhỡ có việc chúng tôi đột ngột phải chia tay, thì vẫn có chỗ ở và làm việc.

Но мы жили дружно. За все время поссорились только пару раз. Точнее, это она считала, что мы в ссоре. В первый раз Ань надулась, потому что я подвез на машине двух девушек, хотя у нас в поселке принято подвозить попутчиков. Но Ань рассердилась.


Nhưng chúng tôi sống hòa thuận cùng nhau. Trong suốt thời gian chung sống chỉ cãi nhau vài lần, đấy là Anh cho rằng thế. Lần đầu tiên là khi Anh giận dữ vì tôi chở trên xe hai cô gái, cho dù trong xóm chúng tôi ở việc cho đi nhờ vẫn hay xảy ra. Nhưng Anh lại tức giận.

В другой раз вообще случилось недоразумение. Я слушал вечером «вражеские голоса». Ань сидела со мной, но она не понимала по-английски, поэтому быстро соскучилась и ушла в детскую. Я подумал, что мои девочки легли спать, и закрыл дверь плотнее, чтобы их не разбудить. А потом сам задремал. Ань вышла из детской, толкнула дверь, но не смогла ее открыть. Решила, что я не хочу ее видеть. Обиделась и утром уехала к Май. Вечером Ань вернулась, и мы помирились. Она не могла находиться со мной в состоянии конфликта.
Lần thứ hai thì xảy ra một chuyện nói chung là ngớ ngẩn. Buổi chiều tôi nghe “đài địch”. Anh ngồi cùng tôi, nhưng nàng không hiểu tiếng Anh, do vậy nhanh chóng đứng dậy và đi vào phòng trẻ con. Tôi nghĩ lũ trẻ đã đi ngủ, và khép cửa thật chặt để khỏi đánh thức chúng. Sau đó tôi cũng thiếp đi. Anh ra khỏi phòng trẻ, kéo cửa, nhưng không mở được. Nàng cho rằng tôi không muốn gặp nàng, lấy làm khó chịu và sáng hôm sau bỏ đi đến nhà chị Muội. Đến chiều Anh trở về, và chúng tôi làm lành. Nàng không thể sống trong tình trạng xung đột với tôi.


Надеялся на лучшее. Думал, Горбачев не захочет второго Сахарова. Чтобы отвоевать детей, я был готов на все, даже на международный скандал Фото: из личного архива В. Маслова


Tôi đã hy vọng mọi chuyện tốt lên. Tôi nghĩ rằng Gorbachev không muốn một Sakharov thứ hai. Để giành lại các con, tôi đã sẵn sàng làm bất cứ điều gì, ngay cả một scandal quốc tế.
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov

Родные удивлялись, как изменился характер Ань. Раньше она была несговорчивая, упрямая, а теперь во всем слушалась мужа. Мать, Бай Вань, пытаясь настроить Ань против меня, как-то высказала свое недовольство тем, как скромно мы живем. Ань объяснила: «Он почти все тратит на дачу. Постоянно что-то достраивает и ремонтирует. Я не могу ему в этом отказать. Другие мужья деньги пропивают, а он строит».

Mẹ nàng, bà Bảy Vân, cố gắng làm cho con gái chống lại tôi, có lần nói ra sự không hài lòng với việc chúng tôi sống tằn tiện. Anh giải thích cho mẹ: “Bao nhiêu tiền anh ấy gần như dành cho đatra. Luôn cứ phải mua hay sửa cái gì đó. Con không thể từ chối anh ấy trong chuyện này. Những người đàn ông khác họ uống rượu hết tiền, còn anh ấy thì xây dựng”.
Ань взялась сама ухаживать за моей мамой, когда у той случился инсульт, и очень умело справлялась. Возможно, она выполняла функции сестры милосердия во время войны. Осенью 1980 года Ань в очередной раз забеременела, ведь я мечтал о большой семье. В мае 1981-го маме стало лучше, ее выписали из больницы. Мы переехали на дачу, я нанял сиделку, она спала рядом с больной и учила ее ходить и говорить. У детей была няня, которую по просьбе Ань прислали из Вьетнама, чтобы девочки общались с ней на языке. Ле Зуан передал с ней сувенир — панцирь черепахи. Ань была очень напугана, когда увидела отцовский подарок:

Anh dành lấy việc chăm sóc cho mẹ tôi, khi bà bị đột quỵ, và nàng rất biết cách chăm sóc. Có lẽ nàng đã từng làm y tá trong thời gian chiến tranh. Mùa thu năm 1980 Anh lại mang thai, tôi vốn mong có một gia đình lớn. Vào tháng năm năm 1981 mẹ tôi khá hơn, người ta cho bà ra viện. Chúng tôi chuyển ra đatra. Tôi thuê một cô y tá, cô ấy ngủ bên cạnh người ốm và giúp bà đi lại và nói năng. Trẻ con thì có bảo mẫu, được đưa từ Việt Nam sang theo yêu cầu của Anh, để lũ trẻ có thể nói chuyện với chị bằng tiếng mẹ đẻ. Lê Duẩn chuyển cho nàng một món quà – một con đồi mồi. Anh rất hoảng hốt khi nhìn thấy món quà cha tặng:
— Таких черепах дарят парой. Это символ любви и счастливой семейной жизни. Одна черепаха — плохой знак. Странно, что отец об этом не подумал.
— А он и не должен думать о таких глупостях. Твой отец коммунист.
— Да, но он чтит традиции и знает, что это знак смерти. Что-то случится...
УЗИ показало, что у нас будет мальчик. Ань неважно себя чувствовала, и я предложил ей заранее лечь в роддом «кремлевского» Четвертого управления на улице Веснина. Она там рожала Таню и осталась в принципе довольна. У Ань тогда была отдельная палата с телевизором и телефоном, она могла спокойно работать над научной статьей. Гинеколог была потрясена: «Какая женщина! Даже в роддоме занимается наукой!»

– Đồi mồi này người ta tặng cả đôi. Đây là biểu tượng của tình yêu và cuộc sống gia đình hạnh phúc. Một con đồi mồi – đây là điềm xấu. Làm sao mà cha lại không nghĩ đến điều ấy.
– Ông ấy không cần nghĩ đến những thứ ngu ngốc ấy. Cha em là người cộng sản.
– Vâng nhưng ông tôn trọng truyền thống và biết rằng đây là dấu hiệu của cái chết. Đã xảy ra chuyện gì rồi …
Kết quả siêu âm cho biết lần này chúng tôi sẽ có con trai. Anh cảm thấy người không khỏe, tôi đặt trước chỗ cho nàng ở nhà hộ sinh “Kremlin” của Cục 4 trên phố Vesnina. Anh đã sinh Tania ở đó và nói chung thấy hài lòng chỗ này. Hồi ấy Anh có phòng bệnh riêng, có TV và điện thoại, nàng có thể bình tĩnh viết báo khoa học. Bác sĩ hồi ấy đã sửng sốt: “Một phụ nữ tuyệt làm sao! Nằm nhà hộ sinh còn làm khoa học!”

Но она не захотела ложиться в эту клинику, все чего-то боялась. Однажды сказала, что умрет при родах:
— Во Вьетнаме скоро выборы. Ради избрания моего отца они пойдут на все.
— Кто «они»?
— Те, кому всегда мешала наша любовь.
Я не верил предчувствиям, считал их причудой беременной женщины.

Nhưng nàng không muốn nằm tại bệnh viện này, sợ hãi điều gì đó. Một lần nàng nói sẽ chết khi sinh nở:
– Ở Việt Nam sắp có bầu bán ở Đại hội. Để bầu cha em, họ sẽ làm tất cả.
– “Họ” là ai?
– Là những người luôn can thiệp vào tình yêu của chúng ta.
Tôi không tin vào linh cảm, cho rằng đó là những lo lắng của các phụ nữ mang thai.

В ночь с пятого на шестое июля у Ань начались схватки. Я для верности вызвал сразу две «скорые» — вдруг какая-то задержится — из Троицка и Москвы. Троицкая примчалась первой, но она могла отвезти Ань только в Подольск. Я попросил доставить ее в Москву, в роддом № 25, располагавшийся поблизости от нашего дома на улице Дмитрия Ульянова. Когда добрались, выяснилось, что он толком не работает, половина здания на ремонте.

Đêm mùng sáu sang ngày mùng bảy tháng sáu Anh bắt đầu đau. Để an tâm tôi gọi liền hai xe cấp cứu, từ Troitsk và từ Moskva – phòng khi bỗng nhiên có việc gì trục trặc. Xe từ Troitsk lao đến trước, nhưng nó chỉ chở được Anh đến Podolsk. Tôi đề nghị họ chở nàng vào Moskva, đến nhà hộ sinh số 25, gần nhà chúng tôi trên phố Dmitri Ulianov. Khi đến nơi mới rõ ra một nửa tòa nhà đang phải sửa chữa.

Дежурная взяла карту Ань, увидела, что женщина прикреплена к Четвертому управлению, и тут же вызвала оттуда «скорую». Ань все-таки отвезли на улицу Веснина. Там ее сразу осмотрел врач и сказал, что все в порядке, роды протекают нормально. Я собрался ждать в приемном покое и вдруг вспомнил, что мама фактически одна на даче. Сиделку мы отпустили накануне, а вьетнамская няня не говорила по-русски. Помчался туда. На даче все было в порядке, но вот только мама сказала, что московская «скорая» так и не приехала. Это было странно. 
Người trực nhận giấy tờ của Anh, nhìn thấy nàng đăng ký ở Cục 4, liền gọi ngay xe cấp cứu từ đó. Vậy là người ta vẫn chở Anh đến phố Vesnina. Ở đấy, các bác sĩ lập tức khám và nói, tất cả đều ổn, quá trình sinh nở bình thường. Tôi chuẩn bị ngồi chờ ở phòng tiếp nhận thì sực nhớ mẹ tôi hầu như đang ở ngoài đatra có một mình. Cô y tá chúng tôi đã cho nghỉ hè, còn chị bảo mẫu người Việt không nói được tiếng Nga. Tôi liền lao về đó. Tại đatra mọi việc đều bình thường, nhưng mẹ nói rằng xe cấp cứu từ Moskva không tới. Thật lạ lùng.

Ира с Таней Фото: из личного архива В. Маслова

Ira  bên Tania
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov

В семь утра Ань родила мальчика. Мне позвонили из роддома сообщить об этом, я спросил, как состояние матери, но на другом конце провода молчали. После длинной паузы предложили приехать и переговорить с врачом. В Москве выяснилось, что у Ань сильнейшее кровотечение, остановить его пока не удается. «Мы делаем все возможное, — обнадежил врач. — Кровь скоро должны подвезти. Вам лучше поехать домой. Ждать здесь не имеет смысла».

Vào 7 giờ sáng Anh sinh bé trai. Người ta gọi điện cho tôi từ nhà hộ sinh thông báo điều đó, tôi hỏi tình trạng của người mẹ ra sao, đầu dây bên kia im lặng. Sau một khoảng im lặng dài, họ đề nghị tôi tới và nói chuyện với bác sĩ. Ở Moskva tôi được biết rằng Anh bị chảy máu rất nhiều, chưa cầm được. “Chúng tôi làm tất cả những gì có thể – Bác sĩ nói – Sắp tới họ sẽ chuyển máu tới. Ông tốt nhất nên quay về nhà. Đợi ở đây là vô nghĩa”.

Я отправился к знакомым медикам, посоветоваться. Они не обрадовали, сказали, что в таких случаях сразу удаляют матку. Но кремлевские врачи наверняка боятся брать на себя такую ответственность, пациентка-то не простая.
Tôi chạy đến các bác sĩ quen để hỏi ý kiến. Họ không vui, nói rằng trong những trường hợp như vậy phải lập tức cắt bỏ tử cung. Nhưng các bác sĩ Kremlin có lẽ sợ lãnh về mình trách nhiệm đó, bệnh nhân không phải nhân vật bình thường.

Вернулся в роддом. Ань в это время уже делали операцию. На нее вызвали главного хирурга Четвертого управления. Как только он вышел из операционной, я бросился к нему:
— Она не умрет?
— Организм молодой. Будем надеяться на лучшее...

Tôi quay trở về nhà hộ sinh. Lúc ấy người ta đã phẫu thuật cho Anh. Bác sĩ phẫu thuật chính của Cục 4 được mời đến xử lý cho nàng. Khi ông vừa ra khỏi phòng mổ, tôi lao đến:
– Cô ấy sẽ không chết?
– Cơ thể trẻ trung. Chúng ta hi vọng vào điều tốt nhất …
Через пару часов Ань скончалась. Мне разрешили войти в ее палату. Ань лежала на кровати, накрытая простыней, — такая красивая, будто просто спала. К горлу подступил комок, я опустился на колени и поцеловал руку любимой. Простыня сдвинулась, открыв тело жены, покрытое сине-красными пятнами. Я закричал от ужаса. Ко мне подбежали люди, подхватили и вынесли в коридор...

Vài tiếng sau đó Anh qua đời. Người ta cho phép tôi vào phòng bệnh. Anh nằm trên giường, phủ tấm ra – trông nàng xinh đẹp làm sao, như đang ngủ. Một cục gì chẹn lấy cuống họng tôi, tôi quỳ xuống hôn tay người tôi yêu dấu. Tấm ra phủ di chuyển, hé lộ thân thể vợ tôi, phủ đầy các vết xanh – đỏ. Tôi kêu lên vì sợ hãi. Mọi người chạy đến bên, đỡ lấy tôi và đưa ra hành lang…
В последний раз увидел Ань на прощании в крематории — через десять дней. Решение о кремации принимал не я. Меня вообще никто не спрашивал, как хочу похоронить жену. Почему ждали так долго, осталось загадкой. Возможно, в Москву тайно приезжал Ле Зуан. Я его не видел, а мать прилетела сразу. Прах Ань отправили во Вьетнам. Урна хранится у Бай Вань в специальной комнате.
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Anh là ở chỗ hỏa táng – mười ngày sau đó. Quyết định hỏa táng không phải do tôi đưa ra. Nói chung không ai hỏi ý kiến tôi muốn an táng vợ mình ra sao. Tại sao phải đợi lâu thế vẫn mãi là câu hỏi. Có thể Lê Duẩn đã bí mật đến Moskva. Tôi không gặp ông, còn bà mẹ thì bay sang ngay. Tro cốt của Anh được đưa về Việt Nam, bình tro được giữ ở nhà bà Bảy Vân, trong một căn phòng riêng.

За детьми после смерти Ань ухаживала мать Булата, дорогая Ашхен Степановна, уже очень старая и больная. Она пробыла у нас три недели. А я первое время пребывал в каком-то забытьи, тумане. Мое сознание отказывалось верить в то, что произошло. Однажды проснулся среди ночи в панике. Сердце выскакивало из груди. Во сне пришло озарение: Ань отравили. Поделился догадкой с врачами. Они не исключали такой возможности, но считали, что сине-красные пятна на коже могли возникнуть и при сильном кровотечении. Спустя много лет, когда я лежал с инфарктом в кардиологической клинике и наблюдал, как больным для разжижения крови вводили гепарин и у них появлялись такие же пятна, возникла еще одна, на мой взгляд, достаточно правдоподобная версия: кровотечение было вызвано искусственно, инъекцией этого препарата. Не зря Ань предчувствовала беду. И истекла кровью...

Sau cái chết của Anh các cháu được bà cụ mẹ của Bulat, bà Askhen Stepanova yêu quý, đã rất già yếu chăm sóc. Bà cụ ở lại cùng chúng tôi ba tuần. Còn tôi trong thời gian đầu rơi vào một trạng thái quên lãng, mù mờ sao đó. Trí nhớ của tôi từ chối tin vào những gì vừa xẩy ra. Một lần tôi tỉnh dậy giữa đêm trong hoảng hốt. Trái tim bóp nghẹt trong lồng ngực. Trong mơ tôi thấy lóe lên một luồng sáng: người ta đã đầu độc Anh. Tôi chia sẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch tôi quan sát thấy người ta đã tiêm geparin cho các bênh nhân để làm loãng máu, và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Đã xuất hiện thêm một phương án khả tín theo quan điểm của tôi: việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Anh đã linh cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn…

На похоронах ее мать безумно переживала. Она сказала, что отец Ань просто убит и хочет мне помочь — забрать детей во Вьетнам. «Ни за что!» — ответил я. Подарил ей жемчужное ожерелье, которое хранило тепло тела Ань. Она взяла его с тем, чтобы потом передать жене внука, когда он вырастет и женится.
Я скрывал смерть Ань от своих близких. Моя мама была слишком больна, а дочки — малы. Мама, видимо, что-то почувствовала, и у нее случился повторный инсульт, от которого она уже не оправилась. Лене я сначала говорил, что Ань в больнице, потом — что она уехала, но девочка тоже все поняла. Однажды отвела в сторону и шепотом спросила: «Папа, маму зарыли?» Лена все время жаловалась, как ей плохо без матери, плакала: «Папа, поезжай во Вьетнам, купи нам маму!»
Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi – đưa bọn trẻ về Việt Nam. “Không đời nào!” – tôi trả lời. Tôi biếu bà chuỗi hạt đã từng giữ hơi ấm cơ thể của Anh. Bà ấy nhận nó, để sau này sẽ trao cho vợ của cháu trai, khi nó lớn lên và cưới vợ.
Tôi che dấu cái chết của Anh không nói cho những người thân biết. Mẹ tôi rất đau ốm, còn các cháu gái thì quá bé. Mẹ tôi có lẽ cảm thấy điều gì đó, bà bị đột quỵ lần hai, và lần này thì điều trị không khá lên được. Tôi nói với Lena là Anh ở trong bệnh viện, và sau đó – rằng mẹ đã đi có việc, nhưng con bé cũng hiểu hết. Một lần nó kéo tôi ra bên và thì thầm hỏi tôi: “Bố ơi, người ta chôn mẹ rồi phải không?”. Lena luôn than thở về nỗi buồn vắng mẹ, nó khóc: “Bố, hãy đi Việt Nam, mua mẹ cho chúng con!”



Бракосочетание Тани и Роберта (слева) Фото: из личного архива В. Маслова

Đám cưới của Tanya và Robert (trái)
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Бай Вань решила задержаться в Москве. Попросила привезти в гости Таню, сказала, что отправит девочку домой с няней на следующий день. И не отправила. Два дня я звонил теще, но ее не подзывали к телефону, ссылаясь на какие-то важные государственные дела. Сначала я не особенно волновался, а потом понял, что она пытается осуществить свое намерение — отнять у меня детей. Не без труда раздобыл адрес тещи, взял в помощники и переводчики коллегу, знавшего французский, и поехал вызволять дочь. Бай Вань не хотела отдавать Таню, даже когда я сказал, что моя мама при смерти и хочет попрощаться с внучкой. Пришлось пообещать, что я привезу к ней обеих девочек, если бабушка умрет, чтобы они не видели приготовлений к похоронам.

Bảy Vân quyết định ở lại Moskva ít lâu. Bà ấy yêu cầu dẫn Tania đến thăm, nói rằng sẽ đưa trả con bé và cô bảo mẫu về nhà vào hôm sau. Nhưng đã không cho về. Hai ngày liền tôi gọi cho mẹ vợ, nhưng người ta không gọi bà ấy nghe điện, viện cớ có công việc quốc gia quan trọng nào đó. Ban đầu tôi không cảm thấy lo lắng đặc biệt, nhưng sau đó hiểu ra rằng bà đang cố thực hiện ý định của mình – lấy lũ trẻ khỏi tay tôi. Tôi tìm được địa chỉ của bà với không ít khó khăn, đem theo một đồng nghiệp biết tiếng Pháp để hỗ trợ và làm phiên dịch, lên đường đòi lại con gái. Bảy Vân không muốn trả lại Tania, ngay cả khi tôi nói rằng mẹ tôi sắp mất và bà cụ muốn vĩnh biệt cháu gái. Tôi buộc phải hứa rằng bà cháu sẽ gặp lại nhau trong lúc chuẩn bị cho tang lễ.

Мама умерла буквально на следующий день. Тут же примчалась теща: «Внучки поживут со мной!» Объяснил, что они больны. У Тани действительно поднялась температура. Бай Вань предложила организовать ей лечение в своих апартаментах, но я не согласился.

Mẹ tôi mất ngay ngày hôm sau. Mẹ vợ chạy đến ngay: “Các cháu sẽ ở với tôi!”. Tôi phải giải thích rằng các cháu còn đang ốm. Tania thực sự đang bị sốt. Bảy Vân đề nghị thu xếp chữa cho cháu tại căn hộ của mình, nhưng tôi không đồng ý.

Я знал, что она опять явится на дачу в день похорон, когда меня не будет дома, и поэтому отправил Лену к знакомым, а Таню запер с нашей родственницей в комнате с бойницами и предупредил, чтобы они никому не открывали, особенно бабушке. Няне велел говорить, что обе девочки у моих друзей. Как только я уехал в крематорий, на даче появилась Бай Вань. Девочек она не нашла и удалилась в страшном гневе.
Tôi biết rằng bà ấy sẽ lại xuất hiện ở đatra vào ngày cử hành tang lễ, lúc tôi không ở nhà, do vậy đã gửi Lena đến chỗ người quen, còn Tania tôi khóa cùng với người cháu của tôi trong căn phòng có các lỗ châu mai, và dặn không được mở cửa cho bất cứ ai, đặc biệt cho bà ngoại nó. Bà bảo mẫu được dặn phải nói là cả hai cháu đang ở nhà các bạn của tôi. Ngay khi tôi vừa rời đến chỗ hỏa táng, Bảy Vân đã xuất hiện ở đatra. Không tìm thấy lũ trẻ, bà ấy ra về trong sự tức giận khủng khiếp.

С сыном, я назвал его Антоном, все было гораздо сложнее. В роддоме мне его не отдали. Заявили, что по состоянию здоровья малыш должен находиться в стационаре под присмотром врачей. Удалось добиться только справки о рождении. Я тут же оформил метрику. В ЦКБ, куда мальчика перевезли из роддома, он попал уже как Антон Маслов: мои друзья следили на проходной больницы, чтобы его зарегистрировали как положено. Это была небольшая, но все-таки победа. Теперь вывезти сына за границу было гораздо труднее.

Với đứa con trai, tôi đặt tên nó là Anton, tình hình phức tạp hơn nhiều. Ở nhà hộ sinh họ không trao cháu cho tôi. Họ thông báo rằng do tình trạng sức khỏe của cháu bé, cháu cần ở lại bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc. Tôi chỉ làm được giấy chứng sinh cho cháu, và lập tức tiến hành giấy khai sinh. Tại bệnh viện của BCH TƯ, nơi cháu được chuyển đến từ nhà hộ sinh, cháu đã nhập viện với tên là Anton Maslov: các bạn của tôi đã giám sát tại lối vào bệnh viện để cháu được đăng ký đúng như đã định. Đây là một thắng lợi, không lớn nhưng dầu sao cũng là thắng lợi. Bây giờ đưa con trai tôi ra khỏi biên giới sẽ khó khăn hơn nhiều.

Меня пускали в больницу, разрешали гулять с моим мальчиком, но рядом постоянно был человек из ЦКБ. Одно время я хотел выкрасть Антона — спрятать его в семье своей приятельницы-кореянки и выдать за ее ребенка. А себе взять из дома малютки другого ребенка восточной внешности на тот случай, если Ле Зуан решит вывезти внука без моего согласия. Разработал очень сложную комбинацию, но реализовать ее не удалось. И слава Богу — боюсь, эта авантюра могла стоить мне жизни.

Họ cho phép tôi vào bệnh viện, đi dạo cùng con trai, nhưng bên cạnh luôn có người của BCH TƯ. Một thời gian tôi đã muốn lấy cắp Anton và dấu cháu trong gia đình chị bạn người Triều Tiên, giả như đó là con của chị. Còn tôi sẽ đưa về nhà một cháu bé có bề ngoài đông phương khác trong trường hợp Lê Duẩn quyết định đưa cháu trai ra mà không có sự đồng ý của tôi. Nghĩ ra đủ phương án, nhưng không thực hiện được. Và lạy Chúa – tôi sợ trò phiêu lưu này sẽ làm tôi nguy đến tính mạng.

Куратор из ЦК, осуществлявший связь между мной и семьей Ань, предложил компромисс — девочек оставить себе, а мальчика отдать деду: «Пусть поживет во Вьетнаме пару лет, а когда подрастет, его вернут. Вы всегда сможете поехать к родственникам жены и повидать Антона». В стране приближались выборы, которых так боялась Ань. По-видимому, прокитайская группировка заявляла, что Ле Зуану доверять нельзя. Он не может вести независимую политику, пока его внуки находятся в заложниках у Кремля.
Cán bộ từ BCH TƯ, người đảm nhận liên lạc giữa tôi và gia đình Anh, đề xuất một giải pháp thỏa hiệp – tôi giữ các cháu gái cho mình, còn trao đứa cháu trai cho ông nó: “Cứ để nó sống ở Việt Nam vài năm, khi cháu lớn lên, họ sẽ trả cháu về. Ông lúc nào cũng có thể đến thăm người thân của vợ và gặp Anton”. Cuộc bầu bán mà Anh lo sợ đang sắp diễn ra. Xem ra nhóm thân Trung Quốc loan tin rằng không nên tin tưởng vào Lê Duẩn. Ông ấy không thể theo đường lối độc lập nếu cháu trai ông ấy đang bị Kremli giữ làm con tin.

На волне предвыборной горячки наши могли забрать у меня и всех детей, лишь бы помочь Ле Зуану остаться у власти. Я обещал подумать, стал тянуть время. Но давление усилилось. Меня пугали неприятностями на работе. Куратор сказал, что знает о «корейском варианте» — то есть о плане похищения с участием подруги-кореянки. Это было серьезно. Бабка Бай Вань однажды заявила напрямик, что такого-то числа должна быть на родине с внуком: «Не хочешь по-хорошему — и не надо».

Trong cơn sóng gió trước bầu cử người của ta có thể bắt đi tất cả các đứa con của tôi, chỉ để giúp Lê Duẩn còn giữ được quyền lực. Tôi hứa sẽ suy nghĩ, cố kéo dài thời gian. Nhưng áp lực ngày một gia tăng. Họ đe dọa tôi bằng những điều bất tiện trong công tác. Người cán bộ nói anh ta đã biết “phương án Triều Tiên” – tức phương án bắt cóc con trai tôi với sự giúp đỡ của chị bạn người Triều Tiên. Tình thế trở nên nghiêm trọng. Bà ngoại Bảy Vân một lần đã nói thẳng: “Không muốn tốt – cũng chẳng cần”.

xxx
Таня с мужем на Ямайке Фото: из личного архива В. Маслова

Tanya cùng chồng ở Jamaica
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Сопротивляться дальше было бессмысленно, и я решил подстраховаться — оформил официальное разрешение на выезд сына на два года. В аэропорту ухитрился стащить советский паспорт Антона у пограничника, сфотографировать все страницы и подложить обратно. Мой друг зафиксировал на пленке отъезд мальчика. В тот же день в Москве приземлился Ле Зуан. Он встречался с Брежневым. Из-за этой встречи (видимо, очень важной) и была такая спешка.

Chống đối tiếp tục đã thành vô nghĩa, và tôi quyết định phải có sự đảm bảo – soạn một tuyên bố chính thức về việc cho phép đưa con đi trong hai năm. Ở sân bay tôi đã khôn khéo lấy hộ chiếu của Anton từ nhân viên an ninh cửa khẩu, chụp ảnh tất cả các trang và đút trả lại. Bạn của tôi chụp ảnh ghi lại cuộc ra đi của thằng bé. Vào đúng ngày hôm ấy Lê Duẩn đến Moskva. Ông đã gặp Brezhnev. Vì cuộc hội kiến này (có vẻ rất quan trọng) nên mới có sự vội vã như vậy.



Вскоре я заболел. Началось все с пневмонии, потом обнаружили опухоль. Подозревали самое худшее, но обошлось — опухоль оказалась доброкачественной. В больнице лежал довольно долго, меня навещала Май. Она наверняка поговорила с врачами, узнала о моем предполагаемом диагнозе и рассказала о нем родственникам. Те сразу же подсуетились — обратились к советским друзьям с просьбой забрать дочерей у «умирающего» отца.

Chẳng bao lâu tôi lăn ra ốm. Ban đầu là viêm phổi, sau đó phát hiện có một khối u. Nghi ngờ đến khả năng xấu nhất, nhưng rồi mọi việc cũng qua – khối u hóa ra lành tính. Tôi nằm viện khá lâu, Muội có đến thăm tôi. Chị chắc có nói chuyện với bác sĩ, biết về các chẩn đoán của tôi và kể cho những người thân biết. Những người này lập tức chạy vạy – nhờ cậy những người bạn xô viết nhờ nhận lại các cháu gái từ người cha “đang sắp chết”.
Страшно подумать, чем это могло закончиться, если бы я не выписался буквально за день до появления на нашем пороге инспектора по делам несовершеннолетних. Дама в чине капитана милиции пришла по официальному запросу райисполкома — рассмотреть возможность определения Елены и Татьяны Масловых в детские учреждения. Я не мог сказать ей всю правду, но дал понять, что в этом деле все не так просто, и посоветовал не спешить.
Nghĩ lại thấy thật đáng sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu nếu tôi không xuất viện đúng một ngày trước khi các thanh tra về công việc với vị thành niên đến nhà tôi. Một bà trong sắc phục đại úy cảnh sát đến nhà với yêu cầu chính thức từ Ủy ban vùng – xem xét khả năng xác nhận đưa Elena và Tatiana Maslovye vào cơ sở nuôi dạy trẻ. Tôi không thể nói với bà ấy toàn bộ sự thật, nhưng cho bà ấy hiểu rằng trong câu chuyện này mọi việc không đơn giản, khuyên bà ấy đừng vội vã.

Через два года Антона не вернули. Еще два года я боролся за то, чтобы его все-таки привезли в Москву. Просил об этом всех родственников Ань. Наконец в Москву приехал ее брат Тхань. Мы встретились и нашли общий язык. Он поговорил с Ле Зуаном, и тот разрешил внуку повидаться с отцом и сестрами. Но приехал мой сын уже не Антоном Масловым, а гражданином Вьетнама Нгуен Ан Хуаном с вьетнамским же паспортом. Ле Зуан возвращать его мне не собирался. Наоборот — надеялся забрать и девочек.
Sau hai năm người ta vẫn không đưa Anton trở lại. Tối đấu tranh thêm hai năm nữa để họ cuối cùng đưa cháu trở lại Moskva. Tôi yêu cầu việc này với tất cả người thân của Anh. Cuối cùng Thành, em trai nàng bay sang Moskva. Chúng tôi gặp nhau và đã tìm được tiếng nói chung. Thành nói chuyện với Lê Duẩn, và ông ta quyết định đưa cháu trai về với cha nó và các chị. Nhưng con trai tôi trở về đã không phải với tên là Anton Maslov, mà là công dân Việt Nam Nguyễn An Hoàn và hộ chiếu VIệt Nam. Lê Duẩn không có ý định trao cháu cho tôi. Ngược lại – ông hy vọng sẽ mang luôn cả các cháu gái về.

По-русски сын не говорил, меня дичился и не отходил от вьетнамской няни, которая пресмыкалась перед ним как рабыня. Во Вьетнаме Антон был настоящим принцем: в доме ему отвели целый этаж.

Con trai không nói được tiếng Nga, nó lạ tôi và không rời bà bảo mẫu người Việt người bảo mẫu Việt Nam mà lúc nào cũng cung phụng cháu như nô tỳ. Ở Việt Nam Anton thực sự là hoàng tử: nó được ở cả một tầng nhà.
Я надеялся наладить контакт с ребенком, но приехала вьетнамская бабушка, решившая отдохнуть в Крыму, и заявила, что в Москве мальчику плохо. После отдыха она заберет его обратно во Вьетнам, а пока надо устроить внука в хороший детсад на все лето. Туда, так и быть, она разрешит приезжать мне и девочкам. При нашей беседе присутствовал достаточно высокопоставленный сотрудник международного отдела ЦК, выполнявший функции переводчика. Он видел, как я возмущен, и советовал мне не кипятиться и постараться достичь соглашения с властной тещей. Похищать Антона бессмысленно: он гражданин Вьетнама и его у меня тут же отберут.

Tôi hi vọng sẽ thu xếp được với con trai, nhưng người bà Việt Nam bay sang, sau khi quyết định đi nghỉ tại Krưm tuyên bố rằng ở Moskva không tốt cho thằng bé. Sau kỳ nghỉ bà ấy sẽ đưa cháu trở lại Việt Nam, còn tạm thời cần đưa cháu vào một nhà trẻ tốt trong suốt mùa hè. Bà ấy sẽ cho phép tôi và các cháu gái tới đó. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi có mặt một cán bộ khá cao cấp của Ban quốc tế BCH TƯ, làm nhiệm vụ phiên dịch. Ông đã thấy tôi giận dữ như thế nào, và khuyên tôi đừng nổi cáu, cố gắng đạt được thỏa thuận với người bà quyền lực. Bắt cóc Anton thật vô nghĩa: cháu là công dân Việt Nam và họ sẽ ngay lập tức đưa cháu đi khỏi nhà tôi.
Но я не собирался сдаваться. На дворе уже стояли совсем другие времена, у руля Страны Советов был не Брежнев, а Горбачев. Да и я за эти годы успел стать академиком и лауреатом Ленинской премии. Написал заявление с просьбой вернуть сына и пошел по инстанциям. Куда только не обращался — в МВД, МИД, ЦК КПСС. Мне везде сочувствовали, но помогать отказывались. Говорили, это не в их компетенции. Однажды поделился с хорошей знакомой — секретарем президента Академии наук. Она посоветовала обратиться к Анатолию Громыко — сыну председателя Президиума Верховного Совета СССР Андрея Андреевича Громыко, близкого к Горбачеву, и устроила нам встречу. 

Nhưng tôi không có ý định đầu hàng. Bây giờ đã là thời khác, lãnh đạo đất nước Liên Xô không còn là Brezhnev, mà là Gorbachev. Hơn nữa sau những năm tháng ấy tôi đã kịp trở thành Viện sỹ hàn lâm và được trao Giải thưởng Lenin. Tôi viết đơn yêu cầu trả lại con trai và đi khắp các cửa, còn thiếu đâu nữa: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, BCH TƯ ĐCS LX. Khắp nơi người ta thông cảm với tôi, nhưng giúp đỡ thì đều từ chối. Họ nói rằng việc đó ngoài khả năng của mình. Một lần tôi chia sẻ với một chị bạn tốt – thư ký của Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học. Chị ấy khuyên tôi nên cầu cứu Anatolia Gromưco – con trai Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Andrei Andreievich Gromưco, một người thân cận với Gorbachev, và chị ấy sẽ giúp thu xếp cuộc gặp này.


Свадьба Лены и Марка Фото: из личного архива В. Маслова

Đám cưới Lena và Mark
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Громыко-младший был директором Института Африки АН СССР. Я рассказал ему нашу с Ань историю, показал фотографии с женой и детьми. Анатолий Андреевич был растроган. Сказал: «Пишите заявление на имя Горбачева. Я обещаю, что он его получит и прочтет. И фото приложите. Особенно вот это, с детьми. Оно посильнее любого письма». Я сделал, как он велел, и вместе с фото приложил еще заявление Ань, написанное в 1978 году. Через несколько дней не выдержал и позвонил Громыко. Он сказал: «С вашей точкой зрения ознакомились». И все. Я не знал, что думать, как действовать.
Gromưco-con là giám đốc Viện Phi châu thuộc Viện HL KH LX. Tôi kể cho anh nghe về câu chuyện của tôi và Anh, đưa cho anh xem các bức ảnh chụp cùng vợ con. Anatolia Andreevich tỏ ra cảm động. Anh nói: “Anh hãy viết đơn gửi cho chính Gorbachev. Tôi hứa rằng ông ấy sẽ nhận được và sẽ đọc. Nhớ kèm theo cả những bức ảnh, đặc biệt bức chụp cùng bọn trẻ này. Nó mạnh hơn bất kỳ bức thư nào”. Tôi làm theo những gì anh chỉ dẫn, và cùng với các bức ảnh tôi còn để cả bản tuyên bố của Anh viết năm 1978. Mấy ngày sau không chờ đươc, tôi gọi điện cho Gromưco. Anh nói: “Họ đã biết quan điểm của anh”. Tất cả chỉ có thế. Tôi không biết sẽ phải nghĩ gì và hành động ra sao.

Антона, чтобы угодить бабке, устроил в детский сад Четвертого управления, находившийся недалеко от моей дачи. И договорился с директором, что она никому кроме меня мальчика не отдаст. Охранники обещали позвонить, если на территории появятся «диверсанты». Я посулил им четыре бутылки смирновской водки, которую тогда продавали только в цековских заказах, и они с нетерпением ждали высадки «вьетнамского десанта». Вскоре он действительно высадился. Бай Вань получила достойный отпор и была вынуждена ретироваться. Но директриса настояла, чтобы я забрал Антона: «Второго наезда я не выдержу.

Để bà ngoại yên tâm, tôi thu xếp gửi Anton vào nhà trẻ của Cục bốn, khá xa đatra của tôi. Tôi thỏa thuận với bà giám đốc rằng bà không được giao đứa bé cho ai, trừ tôi. Những người bảo vệ hứa sẽ gọi điện nếu thấy xuất hiện những “kẻ đột nhập” vào khu vực nhà trẻ. Tôi dúi cho họ 4 chai vodka Smirnov, hồi đó chỉ bán theo giấy của nhà thờ, và họ nóng lòng chờ sự xuất hiện của “kẻ đột nhập Việt Nam”. Chẳng bao lâu sau kẻ đột nhập xuất hiện thật. Bảy Vân nhận được sự từ chối thẳng thừng và buộc phải rút lui. Nhưng giám đốc nhà trẻ nài nỉ tôi phải đưa Anton đi: “Tôi sẽ không chịu đựng được cuộc tấn công sau đâu. Anh không tưởng tượng được là chúng tôi đã căng thẳng đến thế nào”.


Внучка Виктора Маслова
Фото: из личного архива В. Маслова
Cháu gái của Victor Maslov
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov

Вы не представляете, что нам пришлось пережить!» Поговорил с друзьями, и они нашли для нас дом в Белоруссии — в самом глухом углу Беловежской Пущи. В радиусе пяти километров не было ни единой живой души. Там мы и провели несколько месяцев — Лена, Таня, Антон, их няня и я. В Пуще был настоящий рай. Дети до сих пор вспоминают девственный лес, поляны грибов и ягод, почти ручных зверей и птиц. К дому приходили олени, пугавшие няню. Неподалеку гуляли зубры. В Белоруссии Антон стал совсем другим, подружился с сестрами и начал немного говорить по-русски.
Tôi nói chuyên với bạn bè, và họ tìm được cho chúng tôi một ngôi nhà ở Belorussia – ở tít tận xó rừng sâu Belovejskaia Pusia. Trong vòng bán kính 5 km quanh đó không một bóng người. Chúng tôi ở đó chừng vài tháng – Lena, Tania, Anton, bà bảo mẫu của chúng, và tôi. Pusia quả thật là một chốn thiên đường. Bọn trẻ đến giờ còn nhớ khu rừng nguyên thủy, những bãi cỏ đầy nấm và quả rừng, có thể sờ tay vào lũ thú rừng và chim chóc. Lũ hươu kéo đến tận nhà, làm bà bảo mẫu sợ chết khiếp. Đàn bò rừng nhởn nhơ đi lại đằng xa. Anton trở thành một đứa trẻ khác hẳn ở Belorussia, chơi với các chị và bắt đầu nói một ít tiếng Nga.

Я не получал вестей из Москвы, но надеялся на лучшее. Думал, что Горбачев не захочет второго Сахарова — академика-диссидента. Чтобы отвоевать детей, я был готов на все, даже на международный скандал. Через несколько месяцев от своего вьетнамского друга, близкого к семье Ань, узнал, что Ле Зуан отказался от идеи забрать внуков. Сказал: «Раз отец так любит детей, пусть они остаются с ним». Видимо, наши страны наконец пришли к консенсусу по этому вопросу, Горбачев и Ле Зуан договорились оставить в покое нашу семью. На этом мои мучения закончились. А еще через год Ле Зуан умер.


Tôi không nhận được tin tức gì từ Moskva, nhưng hi vọng vào những điều tốt. Tôi nghĩ rằng Gorbachev không muốn có một Sakharov – viện sĩ – nhà bất đồng chính kiến thứ hai. Để giành lại các con, tôi sẵn sàng làm tất cả, kể cả một scandal quốc tế. Mấy tháng trôi qua tôi biết được từ một người bạn Việt Nam, gần gũi với gia đình của Anh, rằng Lê Duẩn đã từ bỏ ý định bắt cháu về. Ông nói: “Nếu cha chúng nó yêu chúng như vậy, thì cứ để chúng sống với anh ta”. Có vẻ hai nước đã đi đến một nhận thức chung về chuyện này, Gorbachev và Lê Duẩn đã thỏa thuận để gia đình chúng tôi được yên. Sự đau khổ của tôi kết thúc. Một năm sau Lê Duẩn từ trần.



В конце восьмидесятых и в девяностые я поездил по миру. В качестве приглашенного профессора читал лекции в США, Англии, Франции. В нашей стране тогда наступили нелегкие времена. Наука захирела, ученым платили копейки, а у меня на руках — трое детей. Надо было как-то зарабатывать. Но я никогда не думал о том, чтобы остаться за границей. Дети всегда ездили со мной, как и вторая жена Ирина. Мы поженились в 1991 году. С Ирой я был знаком давно, еще при жизни Ань. Она ее ровесница. Ира лингвист, кандидат наук. После смерти Ань, как и многие мои друзья и приятели, она помогала мне с детьми. Для меня ее отношение к ним было не менее важно, чем наши чувства. Ира — удивительная женщина. Когда мы поженились, она решила не заводить еще одного — нашего общего с ней ребенка, чтобы не стать мачехой, а полностью заменить мать Лене, Тане и Антону.
Vào cuối những năm 80 – 90 tôi có dịp đi khắp thế giới. Với tư cách là giáo sư mời tôi đã giảng bài ở Mỹ, Anh, Pháp. Đất nước tôi hồi đó ở trong giai đoạn không dễ dàng gì. Khoa học thoi thóp, các nhà bác học được trả lương bằng xu, mà trong tay tôi – ba đứa trẻ. Cần phải kiếm tiền bằng cách nào đó. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ ở lại sống ở nước ngoài. Bọn trẻ luôn đi cùng với tôi, cũng như người vợ sau Irina. Chúng tôi cưới nhau năm 1991. Tôi quen Ira đã lâu, từ khi Anh còn sống. Cô ấy cùng tuổi với Anh. Ira là nhà ngôn ngữ, phó tiến sỹ khoa học. Sau khi Anh mất, giống như nhiều bạn bè và người thân của tôi, cô ấy đã giúp tôi trông nom bọn trẻ. Đối với tôi mối quan hệ của cô với chúng cũng quan trọng không kém tình cảm giữa chúng tôi. Ira là một phụ nữ đáng kinh ngạc. Sau khi cưới, cô ấy quyết định không sinh thêm một đứa con nữa, đứa con chung của chúng tôi, để không phải làm dì ghẻ, mà hoàn toàn thay Anh làm mẹ của Lena, Tania và Anton.


Сын не женат и, боюсь, женится не скоро. Видимо, пошел в меня
Фото: А. Антонов/ТАСС

Con trai chưa kết hôn và tôi e là nó không kết hôn sớm. Có vẻ bắt đầu giống tôi
Ảnh: A. Antonov / TASS
Наши дети живут за границей, хотя в юности этого не планировали и учились в МГУ, а не где-нибудь в западном вузе. Но потом в Москву нахлынули люди с азиатской внешностью. И стали возникать проблемы. С Таней, к примеру, был достаточно неприятный случай прямо на нашей даче. Милиционер, приходивший совсем по другому поводу, случайно увидел ее и принял за нелегальную эмигрантку из Средней Азии, а меня чуть не обвинил в «укрывательстве».
Các con tôi hiện sống ở nước ngoài, dù khi còn trẻ không dự định việc này và chúng đều vào học tại MGU mà không phải một trường đại học tây phương nào đó. Nhưng về sau những dòng người có vẻ ngoài châu Á tràn vào Moskva. Và bắt đầu nảy sinh các vấn đề. Thí dụ đã xảy ra một chuyện không dễ chịu với Tania ở đatra. Một nhân viên cảnh sát, đến vì một chuyện hoàn toàn khác, tình cờ nhìn thấy cháu và cho rằng đấy là một người di cư bất hợp pháp từ Trung Á, và suýt nữa tôi bị cáo buộc vào tội “che dấu”.

Таких ситуаций было много и далеко не безобидных. Мы собрали семейный совет и решили, что ребятам лучше перебраться в Европу, где привыкли к многонациональности. В результате Таня и Антон осели в Англии, а старшая, Лена, — в Нидерландах. Она замужем за голландцем из старинной провинциальной дворянской семьи. Он бизнес-аналитик и когда-то был клиентом английской компьютерной фирмы, в которой работала Лена. Роман начинался в Англии.

Những tình huống như vậy khá nhiều, và không hề dễ chịu. Chúng tôi họp gia đình và quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu đưa lũ trẻ sang châu Âu, ở đó đã quen với việc có nhiều sắc tộc. Kết quả là Tania và Anton sang sống ở Anh, còn chị cả Lena – ở Hà Lan. Cháu lấy chồng là người Hà Lan xuất thân từ một gia đình quý tộc tỉnh lẻ lâu đời. Chồng cháu là một người làm phân tích nghiệp vụ và có thời gian là khách hàng của một hãng máy tính của Anh, nơi Lena làm việc. Mối tình bắt đầu ở nước Anh.

После женитьбы молодые поселились в Голландии, в маленьком городке в часе езды от Амстердама. Лена — архитектор компьютерных программ, в своей профессии уже достигла максимума. Она просто уникальный специалист, на фирме ее очень ценят, создают самые комфортные условия для работы. Ведь у нее маленький ребенок — в прошлом году родила дочку Анну. А Таня в этом году — сына Оскара. В Москве Таня окончила МГУ по специальности «лингвистика», в Англии сменила профессию и, как и Лена, стала программистом. Живет в пригороде Бристоля с мужем-англичанином. Таня с детства обожала животных и в Англию поехала со своими двумя собаками и кошкой. Антон окончил у нас ВМК — факультет вычислительной математики и кибернетики. Он тоже связан с компьютерами и живет неподалеку от сестры. Сын не женат и, боюсь, женится не скоро. Видимо, пошел в меня.

Sau khi cưới đôi trẻ chuyển sang sống ở Hà Lan, trong một thị trấn nhỏ cách Amsterdam chừng một giờ đi xe. Lena là kiến trúc sư phần mềm, đã đạt được đỉnh cao trong nghề. Cháu là một chuyên gia độc nhất, được đánh gía cao ở hãng, được tạo cho các điều kiện làm việc thuận lợi nhất. Lena có một con nhỏ – cháu sinh con gái Anna năm ngoái. Còn Tania năm nay sinh được cậu con trai Oskar. Tania tốt nghiệp MGU ở Moskva chuyên ngành “ngôn ngữ”, khi sang Anh thì chuyển nghề và, giống như Lena, làm về lập trình. Sống với chồng là người Anh ở thị trấn ngoại ô Bristol. Tania từ bé đã yêu súc vật và đem theo cùng mình đến Anh hai con chó và một con mèo. Anton tốt nghiệp MVK tại Khoa Toán học tính toán và Điều khiển học. Cháu cũng làm việc liên quan đến máy tính và ở không xa chị gái. Cậu chàng chưa cưới vợ, và tôi sợ sẽ còn lâu. Có vẻ cháu giống tính tôi.

Конечно, я был бы рад, если бы дети жили рядом, а не за тысячи километров. Но так уж сложилась жизнь. Я общаюсь с ними ежедневно — по скайпу. В Россию они приезжают каждое лето и почти сразу отправляются на Селигер, у нас там загородный дом. Мы с Ирой большую часть времени проводим на даче. Здесь и отдыхать хорошо, и работать. Я продолжаю заниматься наукой, это доставляет огромное удовольствие, у меня много незавершенных работ. На полной ставке остаюсь в МИЭМе.
Tất nhiên tôi sẽ vui mừng nếu có các con ở bên, chứ không phải cách xa hàng ngàn cây số. Nhưng cuộc sống là như vậy. Tôi vẫn trò chuyên với các con hàng tuần, qua Skype. Mùa hè nào chúng cũng trở về Nga và về ở Selinger, nơi chúng tôi có một căn nhà ngoại ô. Tôi và Ira sống phần lớn thời gian ở đatra. Ở đấy nghỉ ngơi và làm việc đều tốt. Tôi tiếp tục làm khoa học, điều đem lại cho tôi niềm vui lớn, tôi còn có nhiều công trình dở dang. Tôi vẫn là nhân viên toàn thời gian của MIEM.


Сын Ле Ву Ань и Виктора Маслова
Фото: из личного архива В. Маслова

Con trai của Lê Vũ Anh và Viktor Maslov
Ảnh: Tư liệu cá nhân của V. Maslov
Институт значительно укрепился, став частью Национального исследовательского университета «Высшая школа экономики». Это полностью совпало с моими научными планами и способствовало вдохновению и творческому энтузиазму. Помимо этого я научный сотрудник Института проблем механики РАН и заведую кафедрой квантовой статистики и теории поля на физфаке в родном МГУ. В 2013 году уже в третий раз стал лауреатом Государственной премии — за вклад в разработку математических основ современной термодинамики.

Học viện đã được củng cố đáng kể, trở thành một phần của Trường đại học – nghiên cứu, “Trường kinh tế cao cấp”. Điều này hoàn toàn trùng hợp với các kế hoạch khoa học của tôi và cổ vũ trong tôi niềm say mê sáng tạo. Ngoài ra tôi còn là cộng tác viên khoa học của Viện các vấn đề cơ học – RAN và chủ nhiệm bộ môn thống kê lượng tử và lý thuyết trường tại Khoa Lý của trường MGU ruột thịt. Năm 2013 tôi nhận giải thưởng nhà nước lần thứ 3 do những đóng góp vào việc xây dựng cơ sở toán học cho ngành nhiệt động học hiện đại.
Когда работаю, чувствую на себе взгляд Ань. В кабинете много лет висит ее большой фотографический портрет. Мне кажется, Ань довольна тем, как сложилась жизнь наших детей. Во всяком случае, взгляд у нее хотя и строгий, но, по-моему, одобрительный. Она часто мне снится, молодая и счастливая.
Khi làm việc, tôi cảm thấy ánh nhìn của Anh lên mình. Trong phòng làm việc đã nhiều năm vẫn treo bức ảnh chân dung lớn của nàng. Tôi cảm thấy Anh hài lòng về cuộc sống của các con chúng tôi. Tuy rằng cái nhìn của nàng có nghiêm nghị, nhưng theo tôi, nhân hậu. Tôi thường mơ thấy nàng, trẻ trung và hạnh phúc.

Виктор Маслов
Фото: А. Антонов/ТАСС

Viktor Maslov
Ảnh: A. Antonov / TASS

Иногда у меня такое чувство, что Ань не умерла, просто уехала куда-то. Было время, я подумывал о том, чтобы отдать дань памяти жены: съездить «к ней» во Вьетнам. В конце девяностых приглашали преподавать в Гонконге. Расстояние от него до Хошимина, где живет Бай Вань, относительно невелико. Поразмыслив, я отказался. Для детей переезд в Гонконг мог стать слишком серьезным стрессом, пришлось бы адаптироваться к совершенно другому климату, воде, еде. Я боялся, что они разболеются.
Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng Anh không chết, nàng chỉ đang đi đâu đó. Có thời gian tôi đã nghĩ đến việc làm gì đó để vinh danh vợ: đến “với nàng” tại Việt Nam. Vào cuối những năm 90 tôi được mời dạy ở Hong Kong. Khoảng cách từ đó đến TP Hồ Chí Minh, nơi bà Bảy Vân sống, không quá xa. Nhưng sau khi suy nghĩ, tôi đã từ chối. Đối với bọn trẻ, việc di chuyển đến Hong Kong có thể tạo nên stress lớn, cần phải thích nghi với khí hậu, nước uống, đồ ăn hoàn toàn khác biệt. Tôi sợ chúng sẽ bị ốm.

Потом, уже взрослыми, Лена, Таня и Антон дважды ездили во Вьетнам и встречались с родней. Их принимали по-королевски. В стране свято хранят память о Ле Зуане, почти как у нас при социализме — о Ленине. В каждом городе есть улица или площадь его имени. И к внукам вождя относятся с почтением. Вдова его жива. Бай Вань около девяноста.

Về sau, khi đã trưởng thành, Lena, Tania và Anton đã hai lần về Việt Nam để gặp những người ruột thịt. Chúng được đón tiếp như các vương tôn công tử. Ở đất nước này người ta vẫn còn lưu giữ ký ức thiêng liêng về Lê Duẩn, giống như trong thời xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhớ về Lenin. Trong mỗi thành phố đều có các con phố hay quảng trường mang tên ông. Và các cháu của lãnh tụ được đối xử một cách vinh dự. Bảy Vân, bà vợ góa của ông vẫn còn sống. Bà nay đã gần chín mươi tuổi.

Ань завещала мне наших детей. Она хотела, чтобы они жили в СССР и воспитывались в русских культурных традициях. Без Иры я не смог бы выполнить ее завещание. Главное — дети ни разу не почувствовали себя сиротами. И без Ирины они так не впитали бы в себя нашу культуру и дух. Поэтому остаются русскими, где бы ни жили.

Anh giao phó các con của chúng tôi cho tôi. Nàng mong muốn các cháu sống ở Liên Xô và được giáo dục theo các truyền thống văn hóa Nga. Không có Ira tôi không thể thực hiện được sự ủy thác của nàng. Cái chính là bọn trẻ không lúc nào cảm thấy chúng là trẻ mồ côi. Và nếu không có Ira chúng không thể thấm nhuần văn hóa và tâm hồn của chúng ta. Do vậy chúng vẫn là những người Nga, cho dù sống ở đâu.










Ghi chú:
1. ZAGS – Cơ quan phụ trách các công việc liên quan đến hôn nhân, nhân khẩu, v.v.
2. Thuật ngữ hay dùng ở Liên Xô để chỉ thời kỳ lãnh đạo của Brezhnev, nhất là những năm cuối, trước “cải tổ”.
3. Nhạc sĩ, nhà thơ, ca sĩ người Gruzia, rất nổi tiếng như một tác giả mở đầu cho phong cách sáng tác những ca khúc tự sự có giọng điệu tác giả riêng. Với cây ghi-ta ông có điều gì đó làm liên tưởng đến Trịnh Công Sơn. Các ca khúc tôi rất thích: Tình ca Arbat, Bài ca Gruzia, Nguyện cầu …
4. Chương trình bắt buộc đối với các NCS ở Liên Xô, phải thi xong “minimum” mới được nhận làm luận án.
5. Ủy viên BCT, Trưởng Ban TC TW Đảng CSLX thời Brezhnev.
6. Ca sĩ nổi tiếng với các bài hát cấp tiến, thần tượng của giới trẻ xô-viết những năm 70.

Translated by Cao Kim Ánh
Edited by Nhật Đình






No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn