MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

The Long, Lame Afterlife of Mikhail Gorbachev Hậu vận lây lất khá dài của Mikhail Gorbachev



The Long, Lame Afterlife of Mikhail Gorbachev

Hậu vận lây lất khá dài của Mikhail Gorbachev

BY ANNE APPLEBAUM

JULY/AUGUST 2011

BY ANNE APPLEBAUM

2011

In the most notable of the many photographs snapped at the gala held to mark his 80th birthday, Mikhail Gorbachev seems shorter and rounder than he did in his prime, back when he was one of the most important people in the world. He is inscrutable, only half-smiling; he also looks disheveled, and perhaps unsure of himself. Those impressions may of course be exaggerated by the fact that in this particular picture, the onetime general secretary of the Communist Party of the Soviet Union has his arm around Sharon Stone. Stone is wearing a slinky, champagne-colored dress and bright red lipstick. She is grinning widely. In heels, she is a good 6 inches taller than Gorbachev, which certainly takes away from his aura of authority.

Trong tấm ảnh đáng chú ý nhất trong số ảnh chụp tại bữa tiệc được tổ chức để đánh dấu ngày sinh thứ 80 của ông, Mikhail Gorbachev nom lùn hơn và tròn trịa hơn khi ông ở trong tuổi sung mãn sinh lực nhất vào thời điểm ông còn là một trong những nhân vật quan trọng nhất thế giới. Ông nom như có gì khó hiểu, chỉ cười nửa miệng; ông còn trông nhếch nhác, và có lẽ thiếu cả tự tin. Hẳn nhiên, những ấn tượng ấy có lẽ đã được cường điệu do sự kiện là trong tấm ảnh đặc biệt này, nhân vật một thời làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã quàng tay nữ diễn viên Sharon Stone để cô ta dẫn đi. Stone mang một chiếc áo đầm óng ả màu sâm banh, môi tô son đỏ chói. Và cười toe toét. Trong đôi giày cao gót, cô nom cao hơn Gorbachev đến gần 2 tấc, chiều cao này ắt đã lấy mất vẻ quyền uy của ông.

But then, it has been a very long time since Gorbachev actually had an aura of authority. In fact, everything about his garish birthday party screamed "B-list celebrity." Stone hasn't starred in a hit movie for a good while; neither has Kevin Spacey, who co-hosted the event alongside her. Also in attendance were Goldie Hawn, Arnold Schwarzenegger, Ted Turner, Shirley Bassey, and, I'm sorry to say, Lech Walesa. The gala was ostensibly a fundraiser for the Raisa Gorbachev Foundation, which helps raise money for the care of children with cancer. But mostly the evening served to underline the strangeness of Gorbachev's fate. Here was the man who had launched glasnost and perestroika, who had presided over the dismantling of the Soviet empire and then the Soviet Union itself, one of the founding statesmen of modern Russia -- and yet his birthday gala was held in the Royal Albert Hall, in London, among people who hardly knew him.

Nhưng dẫu sao, cái ngày Gorbachev thật sự có một hào quang quyền uy đã trôi vào dĩ vãng quá lâu rồi. Thật vậy, mọi sự kiện liên quan đến bữa tiệc sinh nhật lòe loẹt này như muốn bêu rếu “tính cách danh lưu hạng B” (B-list celebrity) của ông. Đã lâu rồi cô Stone chưa đóng được phim nào nổi tiếng; người đồng chủ tiệc bên cạnh cô, diễn viên Kevin Spacey, cũng thế. Cùng hiện diện hôm đó gồm có Goldie Hawn, Arnold Schwarzenegger, và, tôi xin lỗi phải kể đến, Lech Walesa. Bề ngoài, tiệc vui này là một buổi gây quĩ cho Sáng hội Raisa Gorbachev, nhằm quyên góp tiền bạc để chăm sóc trẻ em bị ung thư. Nhưng buổi dạ tiệc gần như chỉ để nêu bật số phận lạ lùng của Gorbachev. Đây là con người đã phát động chủ trương cởi mở (glasnost) và tái cấu trúc (perestroika), con người đã chủ trì sự tan rã của đế quốc Xô-viết và chính cả Liên Xô, một trong những chính khách đã sáng lập nước Nga hiện đại – song tiệc sinh nhật của ông lại được tổ chức tại Sảnh đường Royal Albert Hall ở London, giữa những người gần như không hề quen biết.

This was not an accident: Twenty years after the dissolution of the USSR, Russia is ambivalent, at best, about Gorbachev. Far from being hailed as a hero, he is mostly remembered as a disastrous leader, if he is remembered at all. Yes, he launched a new era of openness with previously unthinkable freedoms in the 1980s, but in Russia he is also held responsible for the economic collapse of the 1990s. Most Russians don't thank him for ending the Soviet empire either. On the contrary, the current Russian prime minister, Vladimir Putin, has described the dismantling of the Soviet Union as "the greatest geopolitical catastrophe" of the 20th century. An opinion poll released in March, at the time of his birthday, showed that some 20 percent of Russians feel actively hostile toward Gorbachev, 47 percent of Russians "don't care about him at all," and only 5 percent admire him. And this was an improvement: Another poll, in 2005, found active hostility toward him in 45 percent of Russians. The word "perestroika" in Russia today has almost purely negative connotations.

Đây không phải là một sự tình cờ: Hai mươi năm sau khi Liên bang Xô viết tan rã, cảm tình của nước Nga đối với Gorbachev bất quá cũng chỉ là thiếu rõ ràng. Gorbachev không được tung hô như một vị anh hùng; gần như ông chỉ được nhớ đến như là một nhà lãnh đạo thất bại thảm hại, ấy là nếu người dân Nga còn nhớ đến ông chút nào. Vâng, vào thập niên 1980, Gorbachev đã phát động một thời kỳ cởi mở mới mẻ với những quyền tự do mà trước đó người dân chưa dám nghĩ tới. Song hiện nay tại nước Nga, ông lại còn bị qui trách là đã gây ra sự suy sụp kinh tế của thập niên 1990. Hầu hết dân Nga cũng không muốn cảm ơn ông đã chấm dứt đế quốc Xô viết. Trái lại, đương kim thủ tướng Nga, ông Vladimir Putin, đã mô tả sự tan rã của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị to lớn nhất” của thế kỷ 20. Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến được tiết lộ vào tháng Ba, ở thời điểm sinh nhật của ông, cho thấy rằng có khoảng 20% dân Nga còn căm thù Gorbachev, 47% dân Nga “chẳng mảy may quan tâm đến ông”, và chỉ 5% khâm phục ông. Và đây là một cách biểu lộ có phần tốt đẹp hơn trước: Một cuộc thăm dò khác, tổ chức năm 2005, cho thấy 45% dân chúng Nga có thái độ căm thù đối với ông. Từ “perestroika” (tái cơ cấu) tại Nga hiện nay mang những ý nghĩa gần như hoàn toàn tiêu cực.

In London and Washington, Gorbachev's reputation is of course more positive. He is regarded with affection -- he was invited to Ronald Reagan's funeral and to George H.W. Bush's own 80th birthday party -- and frequently hailed as a "symbol" of peace and the Cold War's welcome end. But he tends to be paid rather bland and even inappropriate compliments. At his birthday party, Paul Anka sang a duet with a Soviet-era rock musician. The chorus: "One day we'll recall, he was changing the world for us all." Stone then lauded him with a rhetorical question: "Where would Russia be if it weren't reaping the benefits of a free democracy?" I wish I'd been there to see the embarrassment on the faces of the spectators at the Royal Albert Hall -- for Russia has not actually reaped the benefits of free democracy, as every Russian in the room knew perfectly well. Even Gorbachev himself recently described Russian democracy as a sham: "We have institutions, but they don't work. We have laws, but they must be enforced."

Tại London và Washington, tiếng tăm của Gorbachev đương nhiên là có ý nghĩa tích cực hơn nhiều. Ông được nhìn với nhiều thiện cảm – ông được mời tham dự tang lễ của Ronald Reagan và tiệc sinh nhật thứ 80 của George H. W. Bush – và thường xuyên được ca ngợi là một “biểu tượng” của hoà bình và của việc chấm dứt tốt đẹp cuộc Chiến tranh Lạnh. Song người ta thường dành cho ông những lời khen khá vô duyên và không thích hợp. Ở tiệc sinh nhật của ông, ca sĩ Gia nã đại Paul Anka song ca với một nhạc sĩ rock thời Sô viết. Lời hợp ca: “Một ngày kia chúng ta nhớ lại, người đã thay đổi thế giới cho tất cả chúng ta”. Tiếp đó, Stone ca ngợi Gorbachev bằng cách đặt một câu hỏi tu từ (rhetorical question): “Nước Nga sẽ đi về đâu nếu không gặt hái được những lợi ích của một nền dân chủ tự do?” Tôi ước ao được có mặt ở đó để thấy nỗi bối rối trên gương mặt của khách tham dự tại Sảnh đường Royal Albert Hall – vì nước Nga vẫn chưa thực sự gặt hái những lợi ích của dân chủ tự do, như mọi người Nga có mặt trong phòng tiệc hoàn toàn biết rõ. Thậm chí gần đây chính Gorbachev cũng mô tả thể chế dân chủ Nga là dân chủ trá hình: “Chúng ta có những định chế, nhưng chúng không hoạt động hữu hiệu. Chúng ta có luật pháp, nhưng chúng cần phải được thi hành”.

Of course, Gorbachev is not to blame for the absence of political transparency in today's Kremlin, the weakness of political parties, the return of the former KGB as a source of influence and power, or the violence that Russian authorities intermittently use against dissenters of all kinds. The true causes of the 1990s economic collapse -- low oil prices, 70 years of bad economic policy, and the rapacious greed of the communist-educated Russian elite -- were not his doing either. Boris Yeltsin, Russia's first president, bears far more responsibility for Russia's corrupt economy, and Putin is surely more to blame for Russia's stagnant politics.

Dĩ nhiên, Gorbachev không chịu trách nhiệm về sự thiếu minh bạch chính trị tại Điện Cẩm Linh ngày nay, về sự yếu kém của các chính đảng, về sự xuất hiện trở lại của hệ thống tình báo KGB như là một nguồn tạo ra thanh thế và quyền lực, hay về nạn bạo hành mà nhà cầm quyền Nga thỉnh thoảng áp dụng cho các người bất đồng chính kiến đủ loại. Những nguyên nhân đích thực của sự suy sụp kinh tế trong thập niên 1990 – giá dầu lửa xuống thấp, 70 năm của một chính sách kinh tế tồi dở, và sự tham lam vô độ của giới tinh anh Nga vốn được đào tạo dưới chế độ cộng sản – cũng không phải là trách nhiệm của Gorbachev. Boris Yelsin, vị tổng thống đầu tiên của Nga, còn chịu trách nhiệm hơn ông rất nhiều về nền kinh tế đầy tham nhũng của Nga, và Putin chắc chắn đáng khiển trách hơn ông về tình hình chính trị bế tắc của Nga.

In fact, Gorbachev did not intend for things to end up the way they did. But then, Gorbachev never set out to become one of the founding fathers of modern Russia either. He was a reformer, not a revolutionary; his intention, when he became leader of the Soviet Communist Party in March 1985, was to revitalize the Soviet Union, not undo it. He knew that the system was stagnant. But he didn't understand why. Instead of abolishing central planning or calling for price reform, he announced a drastic anti-alcohol campaign: Perhaps if the workers drank less, they would produce more. Two months after taking power, he put restrictions on the sale of alcohol, raised the drinking age, and ordered cuts in production. The result: enormous losses to the Soviet budget and dramatic shortages of products, such as sugar, that people began using to brew vodka illegally at home.

Thật ra, Gorbachev không mong muốn sự việc kết thúc như chúng đã diễn ra. Nhưng thực tình, Gorbachev cũng không bao giờ có ý định trở thành một trong những người cha khai sinh ra nước Nga hiện đại. Ông chỉ là một nhà cải cách, chứ không phải là một nhà cách mạng; ý định của ông, khi trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản Xô viết, là phục hồi sức sống cho Liên Xô, chứ không phải tháo dỡ nó ra từng mảng. Gorbachev biết rằng hệ thống kinh tế-chính trị lúc bấy giờ đang gặp bế tắc. Nhưng ông không hiểu tại sao. Thay vì bãi bỏ việc hoạch định kinh tế trung ương hay kêu gọi cải tổ giá cả, ông công bố một chiến dịch bài trừ rượu cồn rất nghiêm khắc: Có lẽ nếu công nhân uống rượu ít lại, thì họ sẽ sản xuất nhiều hơn. Hai tháng sau khi cầm quyền, ông đưa ra những hạn chế về việc bán rượu cồn, nâng tuổi uống rượu lên cao, và ra lệnh cắt giảm việc sản xuất rượu. Hậu quả là: thất thu to lớn cho ngân sách Xô viết và thiếu hụt trầm trọng các sản phẩm, như đường, những thứ mà dân chúng bắt đầu dùng để chế vodka lậu tại nhà.

Only after this campaign failed -- and only after the Chernobyl nuclear disaster brought home to him the real dangers of secrecy in an advanced industrial society -- did Gorbachev make his second attempt at reform. Like the anti-alcohol campaign, glasnost, or openness, was originally meant to promote economic efficiency. Open discussion of the Soviet Union's problems would, Gorbachev believed, strengthen communism. He certainly never intended his policy to change the USSR's economic system in any profound way. On the contrary, not long after taking power, he told a group of party economists, "Many of you see the solution to your problems in resorting to market mechanisms in place of direct planning. Some of you look at the market as a lifesaver for your economies. But, comrades, you should not think about lifesavers, but about the ship, and the ship is socialism."

Chỉ sau khi chiến dịch bài rượu bị thất bại – và chỉ sau khi đại họa hạt nhân Chernobyl giúp ông hiểu rõ hơn những mối nguy thực sự của việc bưng bít thông tin trong một xã hội công nghiệp có trình độ cao – Gorbachev mới thực hiện nỗ lực cải tổ thứ hai. Cũng như chiến dịch bài rượu cồn, chủ trương glasnost, hay cởi mở, thoạt đầu có mục đích cải thiện hiệu năng kinh tế. Ông tin rằng bàn luận công khai các vấn đề của Liên Xô sẽ tăng thêm sức mạnh cho chủ nghĩa cộng sản. Chắc chắn ông không bao giờ có ý định đặt ra chính sách thay đổi hệ thống kinh tế của Liên bang Xô viết một cách sâu rộng. Trái lại, không bao lâu sau khi nắm quyền, ông đã nói với một nhóm chuyên gia kinh tế của đảng: “Nhiều người trong các đồng chí tìm thấy giải pháp cho vấn đề của mình bằng cách nhờ đến các cơ chế thị trường (market mechanisms) thay vì hoạch địch trực tiếp (direct planning). Nhưng, thưa các đồng chí, ta không nên nghĩ đến những chiếc phao, mà phải nghĩ đến con tàu, và con tàu đó là chủ nghĩa xã hội”.

Of course, Gorbachev later wound up changing his ideas, in economics and many other areas. Indeed, this pattern would repeat itself many times. Determined to save central planning, he told people to talk openly about it -- as a result of which they concluded that it didn't work. Determined to save communism, he let people criticize it -- as a result of which they decided they wanted capitalism. Determined to save the Soviet empire, he gave Eastern Europeans more freedom -- which they used to wriggle out of the empire's grasp as quickly as possible. He never understood the depth of cynicism in his own country or the depth of anti-communism in the Soviet satellite states. He never understood how rotten the central bureaucracies had become or how amoral the bureaucrats. He always seemed surprised by the consequences of his actions. In the end he wound up racing to catch up with history, rather than making it himself.

Tất nhiên, về sau Gorbachev rốt cuộc đã thay đổi tư duy của mình, về kinh tế cũng như trong các lãnh vực khác. Thật vậy, mô thức phát triển tư duy này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Với quyết tâm phải cứu lấy chính sách hoạch định trung ương (central planning), ông bảo dân chúng phải thảo luận chính sách này công khai — hậu quả là, người dân đi đến kết luận chính sách này không có hiệu quả. Với quyết tâm cứu lấy chủ nghĩa cộng sản, ông cho phép người dân phê bình nó — hậu quả là, người dân quyết định chọn chủ nghĩa tư bản. Với quyết tâm cứu lấy đế quốc Xô-viết, ông cho người dân Đông Âu nhiều tự do hơn – và họ đã sử dụng tự do ấy để vùng khỏi gọng kềm đế quốc càng sớm càng hay. Gorbachev không bao giờ thấy rõ mức độ hoài nghi, yếm thế (cynicism) của người dân trong nước hay mức độ chống cộng sâu sắc tại các nước Xô-viết chư hầu. Ông không bao giờ hiểu rõ các guồng máy quan liêu cấp trung ương đã trở nên thối tha như thế nào hay các quan chức đã trở nên phi luân (amoral) như thế nào. Ông luôn luôn tỏ ra kinh ngạc trước các hậu quả gây ra do chính hành động của mình. Rốt cuộc ông chỉ biết chạy đua để bắt kịp thời thế, chứ bản thân ông không tạo ra thời thế [lịch sử].

In fact, all of Gorbachev's most significant and most radical decisions were the ones he did not make. He did not order the East Germans to shoot at people crossing the Berlin Wall. He did not launch a war to prevent the defection of the Baltic states. He did not stop the breakup of the Soviet Union or prevent Yeltsin's rise to power. The end of communism certainly could have been far bloodier, and if someone else had been in charge it might have been. For his refusal to use violence, Gorbachev deserves Anka's corny serenade.

Thật ra, tất cả các quyết định có ý nghĩa nhất và mãnh liệt nhất của Gorbachev là những việc ông đã không làm. Ông đã không ra lệnh chính quyền Đông Đức nổ súng vào những người vượt Bức tường Bá Linh. Ông đã không phát động chiến tranh để ngăn ngừa sự đào ngũ của các quốc gia Baltic. Ông đã không chặn đứng sự tan rã của Liên Xô hay ngăn cản sự trổi dậy của Yeltsin trong địa vị quyền lực. Hồi kết thúc của chủ nghĩa cộng sản chắc chắn có thể đã đẫm máu hơn nhiều, và nếu một ai khác hơn cầm quyền lãnh đạo biết đâu một cuộc tắm máu đã có thể xảy ra. Nhờ đã từ chối sử dụng vũ lực, Gorbachev xứng đáng được nghe dạo khúc sướt mướt của Anka trong dạ tiệc sinh nhật của ông.

But because he did not understand what was happening, Gorbachev also did not prepare his compatriots for major political and economic change. He did not help design democratic institutions, and he did not lay the foundations for an orderly economic reform. Instead, he tried to hold on to power until the very last moment -- to preserve the Soviet Union until it was too late. As a result, he did not politically survive its collapse. Since leaving office he has tried three times to found new political parties. All have flopped.

Nhưng vì không hiểu được những gì đang diễn ra, Gorbachev đã không chuẩn bị cho đồng bào mình đối diện với những biến chuyển chính trị và kinh tế quan trọng. Ông không góp tay vào việc thiết kế các định chế dân chủ, và cũng không đặt nền móng cho một cuộc cải tổ kinh tế có trật tự. Thay vào đó, ông cố gắng bám lấy quyền lực cho đến giờ phút cuối — nhằm duy trì Liên Xô cho đến lúc quá trễ tràng. Do đó, ông không còn đất đứng chính trị sau khi Liên Xô sụp đổ. Từ khi rời chức vụ đến nay, ông đã ba lần cố gắng thành lập chính đảng mới. Cả ba lần đều thất bại.

Timing is everything in politics, as we are learning once again this year with the political upheavals in the Middle East. If Egypt's Hosni Mubarak had called for free elections a year ago, he would be remembered as a magnanimous statesman. If Libya's Muammar al-Qaddafi had graciously abdicated in favor of his son Saif al-Islam, he would right now be the toast of every boardroom in Europe. If Tunisia's Zine el-Abidine Ben Ali had only started planning his retirement a little earlier, he'd be living quietly in a suburb of Tunis, not evading an Interpol arrest warrant in Saudi Arabia.

Hành động đúng thời cơ là yếu tố quyết định trong chính trị, như chúng ta đang biết thêm một lần nữa qua những biến động chính trị tại Trung Đông vào năm nay. Nếu Hosni Mubarak của Ai Cập chịu kêu gọi bầu cử tự do một năm trước, ông đã được dân chúng nhớ đến như một chính khách tài ba và cao thượng. Nếu Muammar al-Qaddafi của Li-bi chịu thoái vị một cách đàng hoàng để trao quyền hành cho con trai là Saif al-Islam, thì giờ này tại các phòng họp ban giám đốc của các công ty ở châu Âu, ông là nhân vật được mọi người nâng ly chúc tụng. Nếu Zine el-Abidine Ben Ali của Tuy-ni-di chỉ việc chịu lên kế hoạch nghỉ hưu sớm hơn một chút, thì giờ này ông đã lặng lẽ sống yên thân trong một vùng ngoại ô của thủ đô Tunis, khỏi phải trốn tránh lệnh truy nã của Interpol (cảnh sát quốc tế) tại Á-rập Xê-út.

By the same token, if Gorbachev had carefully planned the dismantling of the Soviet Union from 1988, instead of angrily accepting it only after the fact in 1991, his birthday this year might have been celebrated by grateful Russians, instead of American actresses mouthing platitudes. As we will also learn in the Middle East, an orderly transition from dictatorship to democracy has two crucial elements: an elite willing to hand over power, and an alternative elite organized enough to accept it. Thanks partly to the reluctant and shambolic nature of Gorbachev's final years in power, Russia had neither.

Tương tự như thế, nếu Gorbachev cẩn thận đưa lên kế hoạch cuộc tháo dỡ Liên Xô từ năm 1988, thay vì giận dữ chấp nhận việc này sau sự kiện 1991, thì năm nay ngày sinh của ông đã được người dân Nga biết ơn ăn mừng, thay vì nghe các nữ diễn viên Mỹ tuôn ra các sáo ngữ. Như chúng ta sẽ biết từ tình hình Trung Đông, một sự chuyển giao quyền lực từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ có hai yếu tố rất quan trọng: một giới chóp bu sẵn sàng trao quyền hành; và một giới chóp bu thay thế, được tổ chức đầy đủ để nhận lãnh quyền hành. Một phần vì tính cách miễn cưỡng và hổn loạn trong những năm cuối khi Gorbachev nắm quyền, nước Nga không có được hai yếu tố đó.

It may well be that he could act no differently. Gorbachev knew nothing of real democracy, and even less of free market economics. Brought up and educated in Soviet culture, he was simply unable to think his way out of that system. He didn't prevent change, and he didn't shoot the people who finally made change happen. But at such a historic moment, ignorance is no excuse.

Rất có thể là Gorbachev không có khả năng hành động khác hơn. Ông không biết gì về một nền dân chủ đích thực, huống hồ gì kinh tế thị trường tự do. Được nuôi dạy trong văn hóa Xô-viết, ông ta không thể nào suy nghĩ theo một lề lối nằm ngoài hệ thống ấy. Ông đã không ngăn cản những thay đổi, đã không bắn bỏ những người đã nhiên hậu tạo điều kiện cho sự thay đổi diễn ra. Nhưng vào một giai đoạn lịch sử nghiêm trọng như thế, sự không biết (ignorance) không phải là một lý cớ biện minh.

Anne Applebaum, author of Gulag: A History, is a columnist for the Washington Post and Slate.

Anne Applebaum, tác giả của Gulag: Một lịch sử, là một nhà báo viết chuyên mục cho tờ Washington Post và Slate.


Translated by Trần Ngọc Cư



http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/06/20/the_long_lame_afterlife_of_mikhail_gorbachev?page=0,2

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn