MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

Countering Beijing in the South China Sea Đối mặt Với Trung Hoa trên Biển Đông?



Countering Beijing in the South China Sea

Đối mặt Với Trung Hoa trên Biển Đông?

by Dana Dillon

Dana Dillon

Why the U.S. must not let China’s territorial ambitions go unopposed

Tại sao Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc

The most dangerous source of instability in Asia is a rising China seeking to reassert itself, and the place China is most likely to risk a military conflict is the South China Sea. In the second decade of the 21st century, the seldom-calm waters of the South China Sea are frothing from a combination of competing naval exercises and superheated rhetoric. Many pundits, politicians, and admirals see the South China Sea as a place of future competition between powers.

Nguồn bất ổn nguy hiểm nhất tại Á châu là một Trung Quốc đang vươn lên và đòi hỏi quyền lợi. Biển Đông sẽ là nơi mà Trung Quốc dám mạo hiểm nhiều nhất vào một cuộc xung đột võ lực. Lãnh hải ít yên lặng này đang nổi sóng vì những cuộc thao diễn hải quân và những lời tuyên bố hùng hồn. Nhiều học giả, chính trị gia, và những vị tướng lảnh hải quân nghĩ rằng Biển Đông sẽ là một nơi cạnh tranh giữa những cường quốc.

Speculation about impending frictions started at the July 2010 asean Regional Forum (arf) when U.S. Secretary of State Hillary Clinton delivered an overdue statement on American interests in the South China Sea. Clinton averred that the United States has a national interest in freedom of navigation in the South China Sea; that the U.S. supported a collaborative process in resolving the territorial disputes there; and that the U.S. supports the 2002 asean-China declaration on the conduct of parties in the South China Sea.

Người ta bắt đầu suy đoán về những sự va chạm sắp xẩy ra khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại Diễn Đàn ASEAN vào tháng 7, 2010 rằng Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia tại Biển Đông. Bà xác định rằng Hoa Kỳ có quyền tự do lưu thông ở Biển Đông, ủng hộ một tiến trình hợp tác để giải quyết những cuộc tranh chấp về lãnh thổ ở khu vực này và bản tuyên ngôn của ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002 về cách ứng xử của các quốc gia tại Biển Đông.

Despite Clinton’s statement of support for China’s own agreements with the Association of Southeast Asian Nations, China’s Foreign Ministry responded negatively, claiming that the secretary’s statement was “virtually an attack on China.” China’s military stated that it was opposed to “internationalization” of the six-country dispute and commenced a new and unusually large naval exercise in South China Sea the very next week.

Bất chấp lời tuyên bố của Bà Clinton ủng hộ thỏa hiệp của chính Trung Quốc với những nước Đông Nam Á, ngoại trưởng của Trung Quốc đã phản ứng một cách tiêu cực rằng lời tuyên bố của Bà Clinton “thật sự là một cuộc tấn công vào Trung Quốc”. Giới chức quân sự Trung Quốc tuyên bố chống lại việc quốc tế hóa cuộc tranh chấp giữa sáu quốc gia và tổ chức một cuộc thao diễn hải quân lớn lao khác thường tại Biển Đông vào ngay tuần sau.

This gathering maritime confrontation is instigated by China’s assertions of sovereignty over the entire South China Sea and its stated intention to enforce that sovereignty. But the source of China’s hubris is its view of its historic mandate to rule all under heaven. Extending China’s borders a thousand miles across the South China Sea is only one policy manifestation of this vision of a new Chinese world order. Consistent with its Sinocentric ideology, Beijing believes its authority over its smaller neighbors should include determining their foreign policy. After Clinton challenged China’s claim to the entire South China Sea, China’s foreign minister reportedly glared at a Singaporean diplomat and pronounced, “China is a big country and other countries are small countries, and that’s just a fact.”1 More telling of China’s opinion of its position among nations, the following Monday China’s Foreign Ministry posted a statement that “China’s view represented the interests of ‘fellow Asians.’”

Sự đòi hỏi về chủ quyền trên toàn thể khu vực ở Biển Đông và ý định ép buộc thi hành chủ quyền này của Trung Quốc là nguyên nhân của cuộc đối đầu ở biển cả. Nhưng sự xấc xược này của Trung Quốc bắt nguồn từ quan điểm rằng lịch sử ủy nhiệm Trung Quốc cai trị tất cả trên thế gian này. Bành trướng biên giới hàng ngàn dặm xuống Biển Đông chỉ là một cách biểu lộ tầm nhìn này về một trật tự mới của thế giới theo lối Trung Quốc. Phù hợp với tư tưởng “dĩ hoa vi trung” [lấy Trung Hoa làm rốn vũ trụ] (Sinocentric ideology), Bắc Kinh tin rằng quyền lực của Trung Quốc trên các nước nhỏ phải [là yếu tố] quyết định chính sách ngoại giao của những nước này. Sau khi Bà Clinton thử thách Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, ngoại trưởng Trung Quốc nhìn chăm chú vào một nhà ngoại giao Singapore và tuyên bố rằng “Trung Quốc là một nước lớn và những quốc gia khác là những nước nhỏ, và đó là sự thật.” [1] Vào ngày thứ Hai tiếp theo, ngoại trưởng Trung Quốc công bố rằng “Quan điểm của Trung Quốc đại diện cho quyền lợi của những người bạn Á châu.”

1 John Pomfret, “U.S. takes a tougher tone with China,”Washington Post (July 30, 2010).

1 John Pomfret, Mỹ đổi giọng điệu cứng rắn hơn với Trung Quốc", Washington Post (ngày 30 tháng 7 2010).

Consistent with its Sinocentric ideology, Beijing believes its authority over its smaller neighbors should include determining their foreign policy.

Phù hợp với ý thức hệ Trung Hoa của mình, Bắc Kinh tin rằng thẩm quyền của mình đối với các nước láng giềng nhỏ hơn nên bao gồm việc xác định chính sách đối ngoại của cá nước này.

The competing territorial claims in the South China Sea are decades old, but today the Chinese government is full of a sense of accomplishment and the People’s Liberation Army is flush with the fastest growing military budget in the world. Clinton’s statement may have been inspired by earlier statements by Clinton’s Chinese counterpart, the state councilor responsible for foreign affairs, Dai Bingguo, directly to Clinton herself and repeated to several U.S. aides that the enforcement of China’s sovereignty over the South China Sea was a “core interest” on par with Taiwan and Tibet. While Dai Bingguo reportedly has desisted from using the term “core interest” to describe China’s maritime sovereignty, personalities in China’s military still do. In January 2011 the web site of the People’s Daily, the official organ of the Chinese Communist party, surveyed readers about whether the South China Sea is China’s “core interest”; 97 percent of nearly 4,300 respondents said yes.2

Việc tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông đã xẩy ra từ vài thập niên trước, nhưng ngày nay chính quyền Trung Quốc cảm thấy đã đạt được nhiều thành quả và Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân có một ngân sách quân sự gia tăng nhanh nhất thế giới. Lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Clinton có thể là một phản ứng đối với những lời tuyên bố trước đây của ngoại trưởng Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo) với chính Bà Clinton và được lập lại với một vài phụ tá Hoa Kỳ rằng việc tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một quyền lợi cốt lõi ngang với Đài Loan và Tây Tạng. Mặc dù ông Đới Bỉnh Quốc ngưng không dùng từ “cốt lõi” để mô tả chủ quyền lãnh hải, những nhân vật quân sự vẫn sử dụng từ này. Vào tháng 1, 2011 mạng lưới của nhật báo Nhân Dân, một cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã tham dò dư luận của độc giả về “Biển Đông có phải là quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc hay không?” 97% của 4,300 người trả lời nói có. [2]

2 Edward Wong, “China Hedges Over Whether South China Sea is a ‘Core Interest’ Worth War,” New York Times (March 30, 2011).

2 Edward Wong, "Luận điệu củaTrung Quốc về việc liệu Nam Hải (Biển Đông) có phải là cuộc chiến 'lợi ích cốt lõi' hay không," New York Times (30 tháng 3 năm 2011).

Short of a shooting war, protecting freedom of navigation in one of the globe’s busiest sea lanes requires an amicable resolution of the competing territorial claims. Starting a process to resolve or neutralize the problem will require American leadership and resolve. Firm diplomacy backed by convincing naval power and patient leadership can strike a balance in the region that protects freedom of navigation, the integrity of international law, and the independence and sovereignty of Southeast Asia’s nations.

Bảo vệ tự do lưu thông tại một trong những đường hàng hải bận bịu nhất thế giới không dựa vào súng đạn, đòi hỏi một giải pháp thân thiện của những phe tranh chấp. Để bắt đầu một tiến trình giải quyết hoặc trung lập hóa vấn đề đòi hỏi một sự lãnh đạo và sự quyết tâm của Hoa Kỳ. Một chiến lược ngoại giao cứng dắn được hỗ trợ bởi một lực lượng hải quân đáng kể và một sự lãnh đạo kiên nhẫn có thể duy trì được sự cân bằng trong vùng, bảo vệ được tự do lưu thông, sự toàn vẹn của luật quốc tế, và nền độc lập và chủ quyền của những nước Đông Nam Á.

The worst solution to the South China Sea dispute from the U.S. point of view would be for China’s asean neighbors simply to acquiesce to Beijing’s position and for the entire South China Sea to become the sovereign territory of the People’s Republic of China (prc). The Beijing position is also the worst solution for the asean and every other trading nation on the planet. But an almost as bad solution is for the U.S. to become involved in a bilateral confrontation with China without the firm endorsement and commitment to American actions by the other littoral claimants and by America’s Asia-Pacific allies. Without the support of regional alliances, the U.S. would be entangled in a campaign at the far end of its logistical tail but deep inside the reach of a large and rising power.

Đối với quan điểm của Hoa Kỳ, giải pháp tồi tệ nhất đối với việc tranh chấp ở Biển Đông là những nước trong khối ASEAN lân cận với Trung Quốc mặc nhiên chấp nhận quan điểm của Bắc Kinh và toàn thể Biển Đông trở thành lãnh thổ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Quan điểm của Bắc Kinh cũng là giải pháp tồi tệ nhất đối với các nước ASEAN và mọi quốc gia liên hệ đến thương mại trên trái đất. Nhưng cũng sẽ là một giải pháp tệ hại nếu Hoa Kỳ đối đầu song phương với Trung Quốc mà không có hậu thuẫn vững chắc và cam kết đối với những hành động của Hoa Kỳ bởi những quốc gia ven biển đòi chủ quyền ở Biển Đông và bởi những đồng minh Á châu và Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Không có sự liên minh ở trong vùng, Hoa Kỳ sẽ mắc kẹt vào một chiến dịch ở cuối đường tiếp vận nhưng lại ở sâu trong tầm với của một cường quốc lớn đang vươn lên.

The ideal solution would be for the asean countries to stand up to China and insist on a multilateral resolution to the disputes based on the provisions of the United Nations Convention of the Law of the Sea and the code of conduct specified by the Treaty of Amity and Commerce, which China signed in 2002. This solution is not possible unless asean develops the political, economic and military resources to challenge China’s influence. In the short term, backing from the United States and other regional powers including Japan, India, and Australia could be an incubator while asean develops an indigenous deterrent capability. In the long term, it must stand up for itself.

Một giải pháp lý tưởng đối với những nước ASEAN là chống lại lập trường của Trung Quốc và khẳng định về một giải pháp đa phương dựa trên Quy Ước về Biển của Liên Hiệp Quốc (U.N. Convention on the Law of the Sea – UNCLOS) và luật lệ ứng xử ghi rõ trong Hiệp Định Thân Hữu và Thương Mại mà Trung Quốc đã ký kết vào năm 2002. Giải pháp này không thể thực hiện được trừ khi các quốc gia ASEAN phát triển tài nguyên về chính trị, kinh tế và quân sự để thử thách ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, các quốc gia ASEAN có thể dựa vào Hoa Kỳ, và những sức mạnh khác trong vùng như Nhật Bản, Ấn Độ, và Úc Châu, trong khi những quốc gia ASEAN phát triển khả năng ngăn chặn của mình. Trong dài hạn, những nước này phải tự đối phó.

Asean will be reluctant to accept American assistance if it is presented as a part of a great power, anti-China geopolitical policy. China is not only a neighbor to Southeast Asia, but also its most important trading partner, investor, and occasional political ally. Asserting a Chinese menace and asking the asean countries to participate in an anti-Chinese coalition is a recipe for policy failure. Instead, the United States must articulate a vision for the nations of Asia that contrasts with the re-imposition of ancient Chinese hegemony. That vision should include the traditional Western principles of open commerce, political independence, and territorial sovereignty.

ASEAN sẽ lưỡng lự chấp nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ nếu đó chỉ là một phần của chính sách địa chính chống Trung Quốc của Hoa Kỳ. Trung Quốc không những chỉ là một nước láng giềng đối với Đông Nam Á, những cũng là một đối tác thương mại, đầu tư, và một đồng minh chính trị trong một số trường hợp. Xác nhận sự đe dọa của Trung Quốc và yêu cầu những nước ASEAN tham gia vào trong một liên minh chống Trung Quốc là một công thức sẽ đưa đến thất bại. Thay vào đó, Hoa Kỳ phải phát triển cho những nước Á châu một tầm nhìn rõ ràng trái ngược với sự áp đặt quyền bá chủ theo lối cổ xưa của Trung Quốc. Tầm nhìn cần phải bao gồm những nguyên tắc truyền thống của Tây Phương: tự do thương mại, độc lập chính trị, và chủ quyền về lãnh thổ.

The South China Sea problem

Six countries claim the islands of the South China Sea: the People’s Republic of China, the Republic of China (Taiwan), Vietnam, Malaysia, the Philippines, and Brunei. The prc and Taiwan (as rival governments of “China”) claim the South China Sea by virtue of cultural artifacts, ambiguous literary allusions, and outright occupation. Vietnam also claims all of the islands in the South China Sea based largely on historical documents, Japan’s postwar abandonment of title to the South Sea islets, and the legacy of French colonial deeds to several key South China Sea islets. The Philippines, Malaysia, and Brunei claim all or parts of the Sea’s southern swath of Spratly Islands based largely on their respective Exclusive Economic Zones ( eezs) and continental shelf. According to unclos, an eez extends 200 nautical miles from the low-water line on a country’s coast. China’s published map of the South China Sea shows a dotted line extending all the way to the eez of Indonesia’s Natuna Island, potentially enlarging the number of conflicting claimants to seven.

Vấn đề Biển Đông

Sáu nước đòi chủ nguyền về các đảo ở Biển Đông là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Cộng Hòa Trung Hoa (Đài Loan), Việt Nam, Malaysia, Philippine, và Brunei. Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền ở Biển Đông bằng cách dựa trên di vật văn hóa, những ám chỉ văn học mơ hồ, hoặc xâm chiếm công khai. Việt Nam cũng đòi chủ quyền trên tất cả các đảo ở Biển Đông bằng cách dựa vào những tài liệu lịch sử, sự từ bỏ quyền sở hữu của Nhật Bản trên những hòn đảo ở Biển Đông, và những văn bản pháp lý về một vài hòn đảo từ thời Pháp đô hộ. Philippine, Malaysia, và Brunei đòi chủ quyền trên tất cả hoặc một phần của quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) bằng cách phần lớn dựa trên đặc khu vực kinh tế (exclusive economic zone – EEZ) và thềm lục địa. Theo Quy Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một EEZ nới rộng 200 hải lý từ đường nước thấp ở bờ biển. Bản đồ Biển Đông của Trung Quốc cho thấy những đường chấm kéo dài xuống đặc khu kinh tế ở đảo Natuna của Indonesia, và có tiềm năng lôi cuốn Indonesia trở thành nước thứ bẩy trong vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

This problem is not an arcane legal issue, but a near and dangerous threat to the global economy and to the regional ecology. The sea lines of communications through the South China Sea connect Europe and Asia, making the sea one of the busiest waterways in the world. Almost half of world shipping passes across it, and from the Middle East a significant portion of northeast Asia’s oil. The South China Sea is also rich in hydrocarbons in various forms, and the full exploitation of these resources is hampered by unresolved boundaries and blatant military intimidation. Lastly, because of overfishing, there is a marked decline in the overall fish catch, inspiring fisherman to use more aggressive techniques. With no multilateral agreement to regulate fishing in the South China Sea the fishing industry and sea ecology are rapidly approaching disaster.

Đây không phải là một vấn đề pháp lý khó hiểu mà là một sự đe dọa cận kề và nguy hiểm đến kinh tế toàn cầu và môi sinh của vùng. Những đường hàng hải qua Biển Đông nối liền Á châu với Âu châu làm cho Biển Đông là một khu vực bận rộn nhất thế giới. Gần một nửa dịch vụ chuyên chở bằng đường thủy của thế giới đi qua Biển Đông và từ Trung Đông một phần đáng kể dầu được chở đến miền Đông Bắc Á châu. Biển Đông cũng có rất nhiều khoáng chất hydrocarbons dưới nhiều dạng khác nhau. Vụ biên giới không giải quyết và sự đe dọa quân sự trắng trợn làm cản trở việc khai thác những tài nguyên này một cách hoàn toàn. Sau cùng vì việc đánh cá quá độ, mức cá thu hoặch giảm một cách đáng kể, khiến ngư dân phải dùng những kỹ thuật xông xáo hơn. Nếu không có một thỏa hiệp đa phương để quy định việc đánh cá ở Biển Đông, kỹ nghệ đánh cá và tình trạng sinh thái sẽ nhanh chóng trở thành một thảm họa.

Disputes over the South China Sea are not arcane legal issues but dangerous threats to the global economy and to the regional ecology.

Tranh chấp trên Biển Đông không phải vấn đề pháp lý phức tạp mà là mối đe dọa nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu và hệ sinh thái khu vực.

China’s claim.

All the claimant countries justify their respective territorial claims using highly interpretive definitions of unclos articles. Only China, however, exhibits the combination of broad territorial claims; economic, political, and military strength; an uncompromising diplomatic stance; and demonstrated aggressiveness in pursuing its objectives. This unique combination of traits makes Beijing at once the most important player in resolving the territorial disputes and the biggest obstacle to doing so.

Yêu sách của Trung Quốc

Tất cả những nước đòi chủ quyền ở Biển Đông đều chứng minh quyền sở hữu của mình bằng cách sử dụng định nghĩa của Quy Uớc LHQ. Chỉ có Trung Quốc sử dụng những phương tiện như sức mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự, một lập trường ngoại giao không dung hòa; và đã biểu lộ thái độ hung hăng nhằm đạt được những mục tiêu của họ. Sự việc này làm cho Bắc kinh trở nên một nước quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp đất đai và cũng là một chướng ngại to lớn nhất cho việc tìm kiếm giải pháp.

When discussion turns to diplomacy and a negotiated resolution to the dispute, Beijing persists in reminding all other claimant countries that the South China Sea is Chinese sovereign territory and refuses to negotiate unless the parties accept China’s indisputable sovereignty. To date, China’s tactic is to engage in talks only bilaterally and avoid objective adjudication through <unclos procedures or any outside parties. Additionally, China has made declarations and provided highly interpretive definitions that exceedingly complicate the resolution process and put China on a collision course with the rest of the seagoing world.

Khi có những bàn cãi ngoại giao và thương thuyết để tìm giải pháp cho sự tranh chấp, Bắc Kinh luôn luôn nhắc nhở những quốc gia khác rằng Biển Đông là của Trung Quốc và từ chối không thương lượng ngoại trừ các nước chấp nhận chủ quyến không thể tranh cãi của Trung Quốc. Cho tới hôm nay, chiến thuật của Trung Quốc là chỉ chấp nhận thương thuyết song phương và tránh sử dụng Quy Ước LHQ hoặc bất cứ phe nào ở ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc đã ra nhửng bản tuyên ngôn và định nghĩa làm tiến trình tìm kiếm giải pháp trở nên vô cùng phức tạp và đặt Trung Quốc vào vị đụng độ với tất cả mọi quốc gia trong thế giới hàng hải.

Continental shelves and the impracticality of drawing coastal boundaries for countries with complex and deeply indented coastlines, like Norway, or for archipelagic states, such as the Philippines or Indonesia, were recognized in such unclos provisions as Article 7 (“Straight baselines”), Article 47 (“Archipelagic baselines”), and Articles 76 and 77 (“Continental Shelf”). These articles permit countries to draw straight boundary lines across complex or closely spaced coastal features and islands as long as they do not interfere with customary freedom of navigation. Beijing, however, extends the definitions of these articles by applying them to its claimed islands and coastal features.3

Đối với những nước có bờ biển phức tạp và cong queo, như Na Uy hoặc những quốc gia có nhiều đảo như Philippine và Indonesia, việc vẽ ranh giới duyên hải rất khó khăn. Thềm lục địa và những khó khăn này được thừa nhận bởi Quy Ước LHQ như Điều 7 (đường thẳng), Điều 47 (đường đảo cong queo), và Điều 76 và Điều 77 (thềm lục địa). Những điều khoản này cho phép những quốc gia vẽ ranh giới cho những vùng duyên hải phức tạp và chật hẹp và những hòn đảo miễn là những ranh giới này không cản trở tự do lưu thông thường lệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh nới rộng định nghĩa của nhửng điều khoản này và áp dụng cho những hòn đảo Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền và phần đất dọc theo đường biển. [3]

3 Max Herriman, “China’s Territorial Sea Law and International Law of the Sea,” Maritime Studies 15 (1997). See also the discussion of China’s claim by Xavier Furtado in “International Law and the Dispute over the Spratly Islands: Whither unclos?” Contemporary Southeast Asia 21:3 (December 1, 1999).

3 Max Herriman, "Luật Lãnh hải của Trung Quốc và Luật Biển quốc tế, Nghiên cứu Hàng hải 15 (1997). Xem thêm Thảo luận về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc của Xavier Furtado: "Luật quốc tế tranh chấp trên quần đảo Trường Sa: UNCLOS Ði về đâu?" Đông Nam Á đương đại 21:03 (ngày 01 tháng 12 năm 1999).

The Standing Committee of the National People’s Congress adopted the “Law on the Territorial Waters and Their Contiguous Areas” (Territorial Sea Law) on February 25, 1992. This law does not specify China’s exact territorial claim, but it does assert sovereignty over the Paracel and Spratly Islands. Moreover, China has published a map showing the entire South China Sea from Hainan Island up to Indonesia’s Natuna Island in an enclosed loop as territorial waters. In 1993, China’s foreign minister verbally reassured his Indonesian counterpart that the densely populated and economically important Natuna Island was not claimed by China, but Beijing has since failed to formally confirm that informal statement.

Ủy Ban Thường Trực của Quốc Hội Trung Quốc thông qua “Đạo Luật về Lãnh Hải và Những Khu Vực Lân Cận” (Luật Lãnh Hải) vào ngày 25 tháng 02, 1992. Luật này không nói rõ những phần đất nào Trung Quốc đòi hỏi, nhưng xác định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands). Ngoài ra, Trung Quốc phổ biến một bản đồ bao gồm toàn thể Biển Đông từ đảo Hải Nam đến đảo Natuna của Indonesia trong một vòng lãnh hải kín. Vào năm 1993, bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc cam kết miệng với bộ trưởng ngoại giao của Indonesia rằng Trung Quốc không đòi hỏi đảo Natuna đông dân cư và quan trọng về mặt kinh tế. Tuy nhiên từ đó đến nay, Bắc Kinh chưa chính thức xác nhận lời tuyên bố này.

According to unclos and international custom, “territorial waters” extend twelve nautical miles from the low-water line along a country’s coast. When Beijing signed unclos, however, it included declarations that postulated definitions of territorial waters and rights of coastal states different from those written in unclos. Among other things, China declared that:

Theo Quy Ước LHQ và thông lệ quốc tế, “lãnh hải” (“territorial waters”) trải rộng 12 hải lý từ đường bờ biển ở mực nước thấp nhất. Tuy nhiên khi ký Quy Ước LHQ Bắc Kinh đã đính kèm bản tuyên ngôn bao gồm định nghĩa về lãnh hải và quyền của những quốc gia giáp ranh với biển khác với những điều viết trong Quy Ước LHQ. Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên bố rằng:

1. In accordance with the provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea, the People’s Republic of China shall enjoy sovereign rights and jurisdiction over an exclusive economic zone of 200 nautical miles and the continental shelf.

2. The People’s Republic of China will effect, through consultations, the delimitation of boundary of maritime jurisdiction with the states with coasts opposite or adjacent to China, respectively, on the basis of international law and in accordance with the equitable principle.

1. Theo những điều khoản của Quy Ước LHQ về Luật Biển, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc sẽ hưởng chủ quyền và quyền hạn pháp lý trên đặc khu kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.

2. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc qua những cuộc tham khảo, sẽ ấn định ranh giới lãnh hải với những nước có bờ biển đối diện hoặc kế cận Trung Quốc lần lượt trên căn bản luật quốc tế và theo nguyên tắc công bằng.

3. The People’s Republic of China reaffirms the sovereignty over all its archipelagoes and islands as listed in Article 2 of the Law of the People’s Republic of China on the Territorial Sea and Contiguous Zone, which was promulgated on February 25, 1992.

4. The People’s Republic of China reaffirms that the provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea concerning innocent passage through the territorial sea shall not prejudice the right of a coastal state to request, in accordance with its laws and regulations, a foreign state to obtain advance approval from or give prior notification to the coastal state for the passage of its warships through the territorial sea of the coastal state.

3. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc tái xác nhận chủ quyền trên những quần đảo và đảo như đã liệt kê tại Điều 2 của Đạo Luật về Lãnh Hải và Những Khu Vực Lân Cận, đã được ban hành vào 25 tháng 2, 1992.

4. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc tái xác nhận rằng những điều khoản của Quy Ước LHQ về Luật Biển liên quan đến lưu thông qua lãnh hải không làm thiệt hại đến quyền của nước ven biển đòi hỏi, theo đúng luật lệ của nước này, một quốc gia khác phải xin sự chấp thuận trước từ hoặc báo trước cho nước ven biển để những chiến hạm của quốc gia này đi qua lãnh hải của nước ven biển.

These declarations substantially change the meaning of unclos articles and are in marked contrast to traditional sea laws. China claims its eez is not just an economic boundary but sovereign territory, thus extending its maritime border 200 nautical miles. Beijing is also claiming that the uninhabited islands and reefs of the South China Sea are Chinese territory and, thus, also have eez extending an additional 200 nautical miles from each of them, and that its continental shelf extends as far as Beijing chooses to draw it. Finally, the declarations greatly broaden China’s prerogatives as a coastal state by insisting that warships making innocent passage must first obtain Chinese permission, again a violation of both unclos and the traditional laws of the sea.

Những tuyên bố này thay đổi đáng kể ý nghĩa của những điều khoản trong Quy Ước LHQ và trái ngược rõ ràng với luật biển thông thường. Trung Quốc đòi hỏi rằng đặc khu kinh tế không phải chỉ là ranh giới kinh tế (economic boundary) mà là ranh giới có chủ quyền (sovereign territory). Khi nới rộng ranh giới lãnh hải 200 hải lý, Trung Quốc cũng đòi hỏi rằng những hòn đảo không có người ở và những giải đá ngầm ở Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc và như vậy sẽ có đặc khu kinh tế 200 hải lý từ mỗi đảo và thềm lục địa sẽ được nới rộng ra xa theo như Bắc kinh muốn. Sau cùng những tuyên ngôn trên nới rộng đáng kể những đặc quyền của Trung quốc, một nước ven biển, bằng cách đòi hỏi các chiến hạm đi qua trước hết phải xin giấy phép của Trung Quốc. Đây là một vi phạm Quy Ước LHQ về Luật Biển và luật lệ thông thường.

Beijing is also claiming that the uninhabited islands and reefs of the South China Sea are Chinese territory and, thus, also have EEZ.

Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng các đảo không có người ở các rạn san hô của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) lãnh thổ Trung Quốc, do đó, vùng đặc quyền kinh tế.

The position of the Chinese government has direct implications for regional economies, the freedom of navigation of global air and surface fleets, and America’s naval and air forces. If China were entitled to enforce its sovereignty over the South China Sea, then merchant ships traversing that Sea, no matter their flag, would be subject to China’s law and regulations and any fees, duties or other restrictions China may choose to impose. Additionally, China would have exclusive fishing and mineral rights over a Sea that the other littoral countries depend on for a significant portion of their natural resource income. Lastly, China’s insistence that any warship traversing the South China Sea must first gain permission nullifies the rights of foreign warships to conduct innocent passage. Furthermore, warships that do traverse territorial waters have severe restrictions applied to their operations.

Lập trường của chính quyền Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vùng, vấn đề tự do lưu thông của phi cơ và thuyền bè, kể cả lực lượng hải và không quân Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc có quyền thi hành chủ quyền ở Biển Đông, tất cả những thương thuyền đi qua vùng biển này, bất kể mang cờ nào, cũng sẽ phải tuân theo luật lệ của Trung Quốc và bất cứ lệ phí nào, thuế và những giới hạn khác mà Trung Quốc chọn lựa để áp đặt. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ có quyền đánh cá và khai thác khoáng sản ở Biển Đông mà những quốc gia ven biển khác dựa vào đó một phần lớn để sinh sống. Sau cùng việc Trung Quốc đòi hỏi các chiến hạm đi qua Biển Đông phải xin phép đương nhiên triệt tiêu quyền tự do lưu thông vô hại của các chiến hạm này. Hơn nữa, các chiến hạm đi qua vùng biển này sẽ chịu những giới hạn về hoạt động.

These restrictions, if applied to the entire South China Sea, would severely restrict the operations of the United Sates Navy and hinder its ability to protect both American and international shipping. Furthermore, in light of China’s position, the dispute between China and the United States over the activities of the ep-3 reconnaissance airplane near Hainan Island in April 2001; the multiple harassing actions against the American ships USNS Impeccable and Victorious in the Spring of 2009; the collision between a Chinese submarine and the USNS John McCain’s sonar array in June 2009, and the recent show of force through naval exercises in the Yellow Sea are not isolated incidents, but rather the latest chapters of China’s campaign to assert its sovereignty over the South China Sea and could well be the first rounds in an escalating shoving match between China and the United States.

Nếu áp dụng vào Biển Đông những giới hạn này sẽ thu hẹp nghiêm trọng hoạt động của Hải Quân Hoa Kỳ và cản trở khả năng bảo vệ vận chuyển hàng hải của Hoa Kỳ và quốc tế. Hơn nữa, căn cứ vào quan điểm của Trung Quốc, những việc xẩy ra sau đây không phải là tình cờ và biệt lập: (1) tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về hoạt động của phi cơ do thám EP-3 gần đảo Hải Nam vào tháng Tư, 2001; (2) những hành động quấy rỗi hai chiến hạm của Hoa Kỳ USNS Impeccable và Victorious vào mùa xuân 2009; (3) Sự đụng độ giữa một tầu ngầm của Trung Quốc và chiến hạm USNS John McCain vào tháng Sáu, 2009; và (4) tập dượt hải quân để phô trương lực lượng mới đây ở vùng Hoàng Hải (Yellow Sea). Những sự kiện trên đây nằm trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và rất có thể là vòng đầu trong trận đấu đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

How strong is China’s claim?

Yêu sách của Trung Quốc mạnh như thế nào?

In the 9th century, an Arab trading dhow sank off Belitung Island, in what are now Indonesian waters, at the southern reaches of the South China Sea. The ship was laden with 60,000 artifacts of gold, silver, and exquisite porcelain apparently from China’s southern port metropolis of Guangzhou and bound for markets in Southeast Asia. The dhow was discovered in 1998 by Indonesian fishermen and is now considered one of the most important finds in maritime archeology.

Trong thế kỷ thứ IX, một chiếc thuyền buồm Ả Rập (dhow) chìm ở ngoài khơi của đảo Belitung, nay ở trong lãnh hải của Indonesia ở phía nam của Biển Đông. Chiếc thuyền này chứa khoảng 60,000 di vật bằng vàng, bạc, và đồ sứ phát suất từ hải cảng ở miền nam của tỉnh Quảng Châu (Quangzhou) và đi đến các thị trường ở Đông Nam Á. Những ngư dân Indonesia đã khám phá chiếc thương thuyền này vào năm 1998 và được xem như là một khảo cổ quan trọng được tìm thấy trong ngành hàng hải.

The Belitung wreck was not a Chinese merchant vessel (Tang Dynasty China did not have a functioning seafaring culture), but it is emblematic of China’s new Sinocentric ideology of preeminence in East Asia. The Chinese government’s claim to the South China Sea is based in part on ancient relics, coins, pottery shards, and the like that litter South China Sea islets. The fact that these artifacts most likely were not left by Chinese sailors does not appear to influence Beijing’s outlandish claims.

Con tầu bị đắm gần đảo Belitung không phải là thuyền của Trung Quốc (Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường (Tang Dynasty) không có một nền văn hóa đi biển), nhưng nó là biểu tượng của tư tưởng “dĩ hoa vi trung” của Trung Quốc trong vùng Đông Á. Việc đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông một phần dựa vào những di vật cổ, tiền kim loại, những mảnh vỡ của đồ sứ, và những thứ tương tự rơi vãi trên những hòn đảo nhỏ trong Biển Đông. Những di vật này rất có thể không phải do thủy thủ Trung Quốc để lại. Sự kiện này xem ra không ảnh hưởng đến những yêu sách kỳ dị của Trung Quốc.

China also justifies its claims to the South China Sea with various vague writings dating back more than 2,000 years.

Trung Quốc cũng biện minh cho yêu sách của mình về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) với các văn bản mơ hồ có niên đại hơn 2.000 năm.

Neither can Beijing demonstrate that Chinese ever permanently inhabited the Spratly or Paracel Islands, because they are uninhabitable. Many are wholly or intermittently submerged. The ones that are mostly dry lack sources of fresh water, and these low features are seasonally exposed to the monsoons. Today, the only human populations of these islands and reefs are military garrisons maintained at immense expense to their respective governments and at great personal risk to their members. They can by no means be said to have “an economic life of their own” and consequently are not able to generate their own eez under Article 121 of Unclos.

Bắc Kinh cũng không chứng minh được rằng dân Trung Quốc sống thường trực trên những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi vì những hòn đảo này không sống được. Nhiều hòn đảo bị ngập nước hoàn toàn hoặc một cách gián đoạn. Những đảo hầu hết khô ráo lại thiếu nguồn nước và chịu ảnh hưởng của gió mùa và mưa lũ. Ngày nay, nhân số của những đảo này đều là những đơn vị quân sự được duy trì bởi những chi phí lớn lao của những chính quyền liên hệ. Những binh sĩ này chịu nhiều rủi ro. Những hòn đảo này không thể gọi là có một đời sống kinh tế và không thể tạo ra được một đặc khu kinh tế theo Điều 121 của Quy Ước LHQ.

China also cites various vague, questionable, and off-point historical writings dating back more than 2,000 years in its attempt to document its claimed sovereignty over the South China Sea.4 Without doubt, Chinese explorers and fisherman sailed the South China Sea for two thousand years, and some recorded their exploits, but it is equally clear that the Chinese traditionally have viewed Hainan Island as the southernmost outpost of their civilization, certainly until the end of the 19th century.5

Trung Quốc cũng dẫn chứng một số văn bản mơ hồ, đáng ngờ vực, có tính cách lịch sử có từ hơn 2,000 năm trước đây để cố gắng chứng minh chủ quyền của mình trên Biển Đông. [4] Chắc chắn là những nhà thám hiểm và ngư dân Trung Quốc đi qua Biển Đông trong hai ngàn năm và một số người đã ghi chép lại kỳ công của mình, nhưng cũng rõ ràng rằng Trung Quốc theo truyền thống xem đảo Hải Nam là tiền đồn cuối cùng về phương nam của nền văn minh Trung Quốc, chắc chắn cho tới cuối thế kỷ XIX. [5]

4 Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, “Jurisprudential Evidence to Support China’s Sovereignty over the Nansha Islands” (2000).

5 See the introduction to Edward H. Schafer, Shore of Pearls (University of California Press, 1970).

4 Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, "Bằng chứng khoa học pháp lý để hỗ trợ chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa" (2000).

5 Xem giới thiệu Edward H. Schafer, Bờ biển Ngọc trai (Nhà xuất bản Đại học California, 1970).

Ancient Chinese records do not disprove the claims of Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, or Indonesia. There is substantial archeology showing that today’s Southeast Asians lived on those archipelagos long before written Chinese history. Several waves of settlers arrived in the Indonesian and Philippine archipelagos as far back as 250,000 years. These early peoples sailed or paddled the South China Sea to arrive where their descendents are living today. Although the Spratly and Paracel Islands were too small for permanent habitation, peoples of all the littoral countries fished and economically exploited them before China existed.

Những tài liệu cổ của Trung Quốc không phủ nhận được những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippine, Malaysia, Brunei, hoặc Indonesia. Có nhiều tài liệu khảo cổ chứng minh rằng những người dân Đông Nam Á đã sống trên những quần đảo này trước khi có lịch sử Trung Quốc bằng văn bản. Có nhiều đợt sóng di dân đã đi đến hai quần đảo Indonesia và Philippine từ 250,000 năm trước. Những người này vượt qua Biển Đông để đến định cư tại những nơi mà con cháu họ ngày nay đang sinh sống. Mặc dầu, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa quá nhỏ để có thể sống thường trực ở đây, những người dân của những quốc gia ven biển đã đánh cá và khai thác những hòn đảo này trước khi Trung Quốc tồn tại.

For countries that are littoral to the South China Sea, China’s claims are analogous to one of your neighbors claiming that the entire street in front of your home is his personal property. Furthermore, he claims that your sidewalk, driveway, and front yard clear up to the doorstep also belong to him. His armed guards park their cars in your driveway and he picks flowers out of your garden. If you or your neighbors protest he denies the validity of your title and refuses to settle in court. If someone insists on his property rights then the guards beat him.

Đối với những nước ven Biển Đông, yêu sách của Trung Quốc giống như yêu sách của một người hàng xóm đòi hỏi là con đường trước nhà của quý vị là tài sản cá nhân của họ. Ngoài ra, người hàng xóm này còn đòi hỏi cả vỉa hè, khúc đường lái xe vào nhà, vườn đằng trước đến tận những bậc thềm dẫn vào cửa nhà cũng thuộc về họ. Những kẻ bảo vệ có võ trang của người hàng xóm đậu xe trên khúc đường lái xe vào nhà của quý vị. Chúng cũng có thể ngắt những bông hoa trong vườn của quý vị. Nếu quý vị hay những người hàng xóm khác phản đối, chúng sẽ phủ nhận giá trị của quyền sở hữu của quý vị và từ chối giải quyết ở tòa án. Nếu có người nào khăng khăng đòi quyền sở hữu, họ sẽ bị những kẻ bảo vệ đánh đập.

Competing visions

The international community, led by the United States, is already pursuing a vision of Southeast Asia’s future and the resolution of the South China Sea disputes that competes with China’s world view. The world’s vision of nation states is of the Westphalian model of independent countries with sovereign territories. The United Nations Charter and the un Convention on the Law of the Sea are manifestations of that model. China’s vision, on the other hand, is a Chinese world order, a new face to China’s ancient tributary system where China is the central power and Beijing is the global political pole.

Tầm nhìn cạnh tranh

Cộng đồng thế giới, lãnh đạo bởi Hoa Kỳ, đang theo đuổi một tầm nhìn về tương lai của Đông Nam Á và một giải pháp cho cuộc tranh chấp về Biển Đông, cạnh tranh với quan điểm về thế giới của Trung Quốc. Tầm nhìn của thế giới về các quốc gia theo mô hình Westphalian về các nước độc lập với chủ quyền về lãnh thổ. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Quy Ước LHQ về Luật Biển là biểu hiện của mô hình này. Mặt khác, tầm nhìn của Trung Quốc là một trật tự thế giới theo kiểu Trung Quốc, một bộ mặt mới của một hệ thống chư hầu triều cống cổ xưa theo đó, Trung Quốc là một quyền lực ở trung tâm và Bắc Kinh là cực chính trị của thế giới.

The countries of Southeast Asia have already adopted the Westphalian model as their own and formed asean as an explicit defense of member countries’ sovereignty and independence. Nevertheless, the tributary system is a familiar part of Southeast Asia’s history and at the cost of independence it was tolerable, especially as an alternative to confrontation with Chinese military power.

Những quốc gia Đông Nam Á đã theo mô hình Westphalian và thành lập ASEAN để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của mỗi thành viên. Tuy nhiên, hệ thống chư hầu là một phần quen thuộc của lịch sử Đông Nam Á. Nó được chấp nhận với sự mất mát của nền độc lập như một giải pháp thay thế cho việc phải đương đầu với sức mạnh của Trung Quốc.

The Chinese world order.

The mechanics of the tributary system are often described as relatively benign. Countries paid a tribute, the kings or their ambassadors performed a kowtow ceremony to the Chinese emperor acknowledging his sovereignty, and in exchange they were given expensive gifts and granted lucrative trade concessions. According to the historians that espouse this view of the tributary system the Chinese emperors rarely intervened in the internal affairs of a country and were not territorially acquisitive.

Trật tự thế giới theo kiểu Trung Quốc.

Cơ chế của hệ thống chư hầu thường được mô tả một cách tương đối nhân từ. Những ông vua của những nước [nhỏ] hoặc những sứ thần của những vua này nộp vật cống và quỳ lạy trước hoàng đế Trung Quốc, công nhận chủ quyền của hoàng đế. Ngược lại, những vua được hoàng đế ban cho những tặng vật đắt tiền và đặc quyền thương mại sinh lời. Theo những nhà sử học tán thành hệ thống chư hầu, những hoàng đế Trung Quốc ít khi nào can thiệp vào nội bộ của một nước và không ham lợi về đất đai.

The reality is that the Chinese emperors viewed their vassal kingdoms in the same terms as the European monarchs viewed their colonies: The emperor did not hesitate to use military force in order to protect his property. For example, in the 15th century, a tribute-paying king on the Indonesian island of Java killed some Chinese imperial envoys who had been sent to recognize the investiture of the self-proclaimed “king” of the Chinese colony at Palembang, a colony that had been subordinate to Java. In response the emperor sent a large naval fleet to deliver a note that said, “You should immediately send 60,000 ounces of gold to redeem your crime, so that you may preserve your land and people. Otherwise we cannot stop our armies from going to punish you.”6

Sự thật là những hoàng đế Trung Quốc xem những vương quốc chư hầu tương tư như những quốc vương Âu châu xem những thuộc địa của mình: Hoàng đế không do dự sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ tài sản của mình. Thí dụ vào thế kỷ XV, một vị vua chư hầu ở đảo Java của Indonesia giết chết một vài sứ thần của hoàng đế Trung Quốc được gửi tới để công nhận lễ phong chức của một vua của vùng Palembang, một thuộc địa của Trung Quốc nhưng trước đó lệ thuộc vào Java. Hoàng đế Trung Quốc gửi một hạm đội lớn để đòi vua của Java nộp 60,000 lượng vàng để chuộc tội và do đó vua này có thể bảo tồn đất đai và dân. Nếu không quân Trung Quốc sẽ ra tay trừng phạt. [6]

6 Giovanni Andornino, “The Nature and Linkages of China’s Tributary System under the Ming and Qing Dynasties,” Global Economic History Network working paper 21 (2006).

6 Giovanni Andornino, "Bản chất và mối liên kết của hệ thống chư hầu Trung Quốc thời nhà Minh nhà Thanh," Mạng lưới Lịch sử kinh tế toàn cầu bài viết 21 (2006).

When the Chinese Communist party usurped the emperor’s throne in 1947 it sought to regain control over all the empire’s former realms. The venerable China scholar John K. Fairbanks described China’s world view in concentric circles with a an inner “Sinic Zone” of nearby countries that were culturally similar, the “Inner Asia Zone” of tributary states on the fringe of Chinese territory, and the “Outer Zone” of barbarians. The Kingdom of Kashgar was once a tributary state in the Outer Zone, as opposed to Korea, which was in the inner Sinic Zone. Today the former Kingdom of Kashgar is part of the Chinese province renamed Xinjiang. Although the same colony twice declared independence as the East Turkistan Republic (in 1933 and 1944) the People’s Liberation Army “peacefully liberated” the independent state from itself in 1949.

Sau khi lật đổ ngai vàng của hoàng đế Trung Quốc vào năm 1947, Đảng Cộng Sản Trung Quốc tìm cách kiểm soát tất cả những vương quốc chư hầu. Học giả John K. Fairbanks chuyên về Trung Quốc đã mô tả quan điểm về thế giới của Trung Quốc bằng những vòng tròn đồng tâm với vòng bên trong gọi là “Vùng Trung Quốc” (Sinic Zone) bao gồm những nước có một nền văn hóa tương tự. Tiếp đến là “Vùng Nội Á” (Inner Asia Zone) bao gồm những nước chư hầu giáp ranh với lãnh thổ Trung Quốc, và một “Vùng Ngoài” (Outer Zone) bao gồm những giống dân man rợ. Vương quốc Kashgar trước đây đã là một nước chư hầu nằm trong Vùng Ngoài và Hàn quốc nằm trong Vùng Trung Quốc. Ngày nay, cựu vương quốc Kashgar là một phần của một tỉnh của Trung Quốc được đổi tên là Tân Cương (Xinjiang). Mặc dầu thuộc địa này đã hai lần tuyên bố độc lập là Cộng Hòa East Turkistan vào năm 1933 và 1944, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã “giải phóng” nước này và sát nhập vào Trung Quốc vào năm 1949.

The Chinese emperors viewed their vassal kingdoms the same as the European monarchs viewed their colonies.

Các hoàng đế Trung Hoa, đã được xem vương quốc chư hầu của họ tương tự như các vua chúa châu Âu xem các thuộc địa của họ.

The People’s Republic of China lacked the strength to extend its influence to all the empire’s former vassals. Korea escaped Kashgar’s fate because of the rise of the Japanese Empire. Korea became a battleground between the Chinese and Japanese Empires, and was won by the Japanese Emperor in 1895. Despite the painful memories of Japanese occupation, the silver lining for today’s Koreans is that Japanese colonization and the aftermath of World War II prevented China from annexing Korea as it did East Turkistan and Tibet.

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc thiếu sức mạnh để nới rộng ảnh hưởng trên tất cả các nước chư hầu cũ. Hàn quốc thoát khỏi số phận của Kashgar vì sự vươn lên của Đế Quốc Nhật. Hàn quốc trở thành trận địa giữa hai đế quốc Nhật Bản và Trung quốc. Nhật Bản đã chiến thắng vào năm 1895. Mặc dù thời gian Nhật chiếm đóng đã gây ra nhiều thảm họa nhưng, cùng với kết quả của Thế Chiến Thứ Hai, đã giúp Hàn quốc không bị Trung Quốc thôn tính như East Turkistan và Tây Tạng.

The proposition that Korea could share the fate of other former Chinese vassal states is not mere speculation but the considered opinion of the Chinese Academy of Social Science. In 2002, the Chinese government launched a research effort called the Northeast Project. In 2004 project researchers from the Chinese Academy of Social Science declared that the ancient Korean Kingdom of Koguryo was not an independent kingdom, but a Chinese province. The same year, China’s Foreign Ministry removed all references to Koguryo as a period of Korean history from its website. The Chinese government hosted similar research efforts called the Northwest Project and Southwest Project for Xinjiang and Tibet respectively. It is perhaps only a matter of time before the Chinese Academy of Science launches fresh research projects on China’s former vassals in Southeast Asia.

Nhận định rằng Hàn quốc có thể chia sẻ số phận của những nước chư hầu cũ không phải chỉ là một ước đoán mà là một ý kiến đã được cứu xét của Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc. Vào năm 2002 chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một dự án nghiên cứu gọi là Dự Án Đông Bắc. Vào năm 2004, những nhà nghiên cứu của Viện Khoa Học Xã Hội tuyên bố rằng cựu vương quốc Koguyo không phải là một vương quốc độc lập của Hàn Quốc mà là một tỉnh của Trung Quốc. Trong cùng năm đó, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã loại bỏ ra khỏi mạng của bộ tất cả những phần nói đến Koguryo trong lịch sử của Hàn Quốc. Chánh phủ Trung Quốc đã chủ xướng những chương trình nghiên cứu gọi là Dự Án Tấy Bắc và Dự Án Tây Nam lần lượt cho Tân Cương và Tây Tạng. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Viện Khoa Học Xã Hội đưa ra dự án nghiên cứu về các cựu vương quốc trong vùng Đông Nam Á.

Southeast Asia also owes its contemporary independence to foreign occupation. Between the 17th and 19th centuries, European powers extended their empires to many of China’s tributary states across southern Asia and Southeast Asia, including Vietnam and several kingdoms that ruled in regions of the modern-day Philippines and Indonesia. The Japanese and Europeans plucked these states from the weak Chinese emperor in what modern China derides as the “unequal treaties,” and they turned China’s colonies into European colonies. After the Japanese empire was destroyed in World War II and the European empires retreated from Asia, the most important legacy of their occupation was the residual concept of independent and sovereign states. China was too weak to reassert control over its former tributary states against European and American opposition, and new countries were built on the boundary templates of the former colonies freed, at least temporarily, from Chinese influence.

Đông Nam Á cũng có được nền độc lập nhờ vào sự chiếm đóng của ngoại quốc. Giữa hai thế kỷ XVII và XIX, những cường quốc Âu châu bành trướng đế quốc của mình đến những nước chư hầu của Trung Quốc ở Nam và Đông Nam Á châu, bao gồm cả Việt Nam và một vài vương quốc nằm trong vùng thuộc về Philippine và Indonesia ngày nay. Nhật Bản và Âu châu đã giành giật những nước này ra khỏi bàn tay của Trung Quốc lúc đó đang yếu kém bằng cái mà Trung Quốc ngày nay cho là những “thỏa hiệp bất công” và đã biến những thuộc địa của Trung Quốc thành những thuộc địa của Âu châu. Sau khi đế quốc Nhật bị phá hủy trong Đệ Nhị Thế Chiến và những đế quốc Âu châu rút khỏi Á châu nhưng đã để lại quan niệm về quốc gia độc lập và có chủ quyền. Trung Quốc quá yếu để có thể đòi lại quyền kiểm soát những nước chư hầu cũ trước sự chống đối của Âu châu và Hoa Kỳ, và nhiều quốc gia mới đã được xây dựng trên nền tảng của những thuộc địa cũ, được thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, ít nhất tạm thời.

China disregards treaties and bases its current territorial claims on the pre-colonial tributary relationships.

Trung Quốc coi thường các điều ước quốc tế yêu sách lãnh thổ hiện tại của nó dựa trên mối quan hệ chư hầu tiền thuộc địa.

In pursuit of Beijing’s ambitions, China disregards the “unequal treaties” negotiated with Japan and the European powers and bases its current territorial claims on the pre-colonial tributary relationships. For example, between 1992 and 2000 China and Vietnam negotiated their Gulf of Tonkin maritime boundaries. The basis for Vietnam’s claim in the Gulf was an 1887 treaty between France and China that established Vietnam’s modern borders. China, however, would not recognize the validity of the treaty or Vietnam’s historic claims.7 A treaty was eventually agreed to, but it was evidently so inequitable to Vietnam that Hanoi kept the terms secret for years. Eventually some of the terms leaked out, inflaming nationalist passions and threatening the stability of the Vietnamese government.

Khi theo đuổi tham vọng Bắc Kinh, Trung Quốc bất kể những “thỏa hiệp bất công” đã thương lượng với Nhật Bản và Âu châu, và dựa vào những liên hệ chư hầu trước thời kỳ thuộc địa [Âu châu] để đưa những đòi hỏi chủ quyền hiện nay. Thí dụ, giữa 1992 và 2000 Trung Quốc và Việt Nam đã thương lượng về lãnh hải ở Vịnh Bắc Việt. Việt Nam dựa vào Thỏa Hiệp 1887 giữa Pháp và Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc không công nhận giá trị của thỏa hiệp này hoặc những đòi hỏi của Việt Nam dựa vào lịch sử. [7] Sau cùng hai bên đồng ý ký kết thỏa hiệp [mới], nhưng hiển nhiên là quá bất công đối với Việt Nam khiến Hà Nội giữ kín trong nhiều năm. Sau cùng, một số điều kiện bị tiết lộ ra ngoài, kích động đến cảm súc quốc gia và đe dọa sự ổn định của chính phủ Việt Nam.

7 Zou Keyuan, “The Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin,” Ocean Development & International Law 36 (2005).

7 Zou Keyuan, "Hiệp định Việt-Trung về phân định ranh giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ," Phát triển Đại Dương và Luật Quốc tế 36 (2005).

Since every country in Southeast Asia derives its present-day borders from colonial era treaties and agreements (including even Thailand, which was never a European colony, but did sign border treaties with European empires), Vietnam’s experience should serve as warning to any of the asean countries trying to bilaterally negotiate with China. Nevertheless, shortly after Vietnam concluded its border treaties President Gloria Macapagal Arroyo of the Philippines struck an agreement with China, in 2004, for oil exploration. Like Vietnam she also tried unsuccessfully to keep the terms secret. The formerly secret Annex “a” showed that the delineated boundaries included huge areas of the Philippines’ eez. Of the total of almost 150,000 square kilometers covered in the agreement, around 24,000 square kilometers included maritime territory previously claimed only by the Philippines. When the terms of the secret treaty were finally exposed, nationalist passions were once again inflamed. Amado Macasaet, publisher of the popular and respectable Philippine magazine Malaya, went so far as to say that President Arroyo should be charged with treason for signing the agreements he claimed were made in exchange for loans “attended by bribery and corruption.” Afterward even the overthrown former President Marcos was more popular than Arroyo.

Vì biên giới hiện nay của mọi quốc gia ở Đông Nam Á đều dựa vào những thỏa hiệp từ thời thuộc địa [Âu châu] (kể cả Thái Lan, một nước không phải là thuộc địa của Âu châu nhưng cũng đã ký thỏa hiệp về biên giới với các đế quốc Âu châu), kinh nghiệm của Việt Nam là một cảnh cáo cho mọi nước ASEAN toan tính thương lượng song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi Việt Nam kết thúc thỏa hiệp biên giới, Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo của Philippine đã ký kết một thỏa hiệp với Trung Quốc vào năm 2004 về việc khai thác dầu. Cũng giống như Việt Nam, bà đã cố gắng giữ kín những điều khoản của thỏa hiệp nhưng không thành công. Phụ lục “A” cho thấy rằng đường biên giới bao gồm một vùng khá lớn của đặc khu kinh tế của Philippine. Trong khoảng gần 150,000 cây số vuông bao gồm trong thỏa hiệp, gần 24,000 cây số vuông lãnh hải trước đây chỉ có Philippine là nước đòi hỏi chủ quyền. Khi những điều kiện của thỏa hiệp bí mật này bị tiết lộ, cảm súc quốc gia một lần nữa lại bừng lên. Ông Amado Macasaet, chủ nhiệm tạp chí được ưa chuộng và kính trọng Malaya đã nói rằng Tổng Thống Arroyo nên bị kết tội phản quốc vì đã ký thỏa hiệp mà theo ông có liên hệ tới một món tiền nợ “kèm theo hối lộ và tham nhũng”. Sau đó, ngay cả cựu Tổng Thống Marcos bị lật đổ cũng còn được ưa chuộng hơn là Bà Arroyo.

For China’s former colonies, there is little reason to believe that appeasing China in the South China Sea will satisfy its appetite for territory or hegemony. In the Chinese world order China is not one country in a community but the oldest civilized country among upstarts. Any country’s sovereignty is ultimately owed to China and the degree of independence depends on its appreciation of Beijing’s “core interests.” In asserting its “indisputable sovereignty” over the South China Sea, Beijing is laying down its markers as if to say, “We can solve this problem the easy way, or the hard way, but it will be China’s way.”

Đối với những thuộc địa cũ của Trung Quốc, có rất ít lý do để tin rằng làm hài lòng Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thỏa mãn sự ham muốn về đất đai hoặc quyền bá chủ của Trung Quốc. Trong trật tự mới theo kiểu Trung Quốc, Trung Quốc không phải là một nước trong một cộng đồng mà là một quốc gia văn minh và lâu đời nhất giữa những nước mới mẻ. Chủ quyền của mọi quốc gia sau cùng đều nhờ vả vào Trung Quốc và mức độ độc lập tùy thuộc vào việc đánh giá “quyền lợi cốt lõi” của Bắc Kinh. Khi đặt những cột mốc để đánh dấu biên giới và tái xác nhận “chủ quyền không thể tranh cãi” về Biển Đông, Bắc Kinh dường như muốn ám chỉ rằng “Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng, hoặc khó khăn, nhưng cũng vẫn là theo kiểu Trung Quốc”.

Perceptions in Southeast Asia

Aggressive american diplomacy that seeks to pull together a “balancing alliance” against China can only confirm China’s suspicions of an American strategy to contain China while, at the same time, American actions are alienating Southeast Asian governments. asean capitals are more concerned about China than Washington, but they are also far more vulnerable to Beijing’s economic and military pressures and thus reluctant to provoke Chinese retribution. Ideally, asean would have the United States Navy steam in force into the South China Sea to maintain the peace, while asean then clucks disapprovingly from the sidelines and reassures the Chinese that it had nothing to do with it. Intellectually, of course, asean knows that it has to do better than that. Understanding the views of the asean countries is the first step in developing a balanced and appropriate policy.

Những nhận thức trong khu vực Đông Nam Á

Chính sách ngoại giao hung hăng của Hoa Kỳ nhằm quy tụ một số nước để thành lập một liên minh đối trọng với Trung Quốc chỉ làm cho Trung Quốc càng nghi ngờ về một chiến lược be bờ của Hoa Kỳ trong khi đó những hành động của Hoa Kỳ sẽ làm cho chính phủ của những quốc gia Đông Nam Á xa lánh. Những nước này lưu tâm đối với Bắc Kinh hơn là Hoa Thịnh Đốn và cũng chịu nhiều áp lực kinh tế và quân sự của Bắc Kinh, và do đó những nước này rất do dự không muốn gây thù hằn với Trung Quốc. Lý tưởng là những nước ASEAN muốn Hải Quân Hoa Kỳ hiện diện ở Biển Đông để duy trì hòa bình, trong khi đó những nước này đứng ngoài, tỏ vẻ bất đồng ý kiến và cam đoan với Bắc Kinh rằng ASEAN không liên quan đến hành động của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên về phương diện trí thức, những nước ASEAN có thể làm hơn thế. Tìm hiểu quan điểm của những nước này là bước đầu tiên để phát triển một chính sách quân bình và thích hợp.

Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, and Thailand formed asean in 1967 with the stated goal of fostering peace and stability, but the most important goal was to gain every member’s acceptance of the Westphalian-like principle of “mutual respect for the independence, sovereignty, equality, territorial integrity, and national identity of all nations.” During the Cold War, asean continued to evolve as a diplomatic tool to fence out superpower competition in the region. After the Cold War, asean recruited Brunei, Burma, Cam-pu-chia, Laos, and Vietnam, and focused on economic development. In the 21st century, security issues are again taking precedence on the asean agenda. First it was international terrorism and maritime piracy that inspired inter-asean security cooperation, and now the rise of China increasingly tops the agenda of security discussion.

Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, và Thái Lan thành lập khối ASEAN vào năm 1967 với một mục tiêu được công bố là nuôi dưỡng hòa bình và ổn định, nhưng mục tiêu quan trọng nhất là vận động mọi thành viên chấp nhận nguyên tắc giống như của mô hình Westphalian “tôn trọng lẫn nhau về nền độc lập, chủ quyền, công bằng, toàn vẹn lãnh thổ, và tính chất đặc thù cửa mỗi nước”. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ASEAN tiếp tục diễn tiến như một công cụ ngoại giao để ngăn cách sự cạnh tranh của các cường quốc trong vùng. Sau chiến tranh lạnh ASEAN tuyển mộ thêm Brunei, Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam và tập trung vào việc phát triển kinh tế. Trong thế kỷ XXI, một lần nữa những vấn đề an ninh lại trở thành ưu tiên hàng đầu. Trước hết là vấn đề khủng bố quốc tế và cướp biển đã thúc đẩy ASEAN hợp tác, và nay là vấn đề Trung Quốc đang vươn lên.

Citing the recent steep rise in military spending in Southeast Asia, some analysts speculate that these countries are already preparing for military competition with China. For example, the Stockholm International Peace Research Institute has reported that arms imports to Indonesia, Singapore, and Malaysia rose by 84 percent, 146 percent, and 722 percent, respectively, in the last five years. In the same timeframe Thailand’s defense budget has doubled. Some analysts argue that this huge increase in defense spending is an indicator of Southeast Asia’s concern over the Chinese threat. Unfortunately, like many government-led activities in Southeast Asia, there is much less substance than the raw data suggest.

Căn cứ vào ngân sách quốc phòng gia tăng của những nước Đông Nam Á, một số nhà phân tách tình hình thế giới ước đoán rằng những nước này đã chuẩn bị tranh đua về mặt quân sự với Trung Quốc. Thí dụ, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Thế Giới ở Stockholm tường trình rằng võ khí nhập cảng vào Indonesia, Singapore, và Malaysia lần lượt tăng 84%, 146%, và 722% trong năm năm vừa qua. Cùng trong khoản thời gian này, ngân sách quốc phòng của Thái Lan tăng gấp đôi. Một số nhà phân tách lập luận rằng chi tiêu quốc phòng gia tăng đáng kể là dấu hiệu cho thấy là Đông Nam Á lo ngại về mối đe dọa của Trung Quốc. Rất tiếc rằng ngoài những suy diễn dựa vào những con số, nội dung về những hoạt động của chính phủ có rất ít.

In Malaysia, for example, the often-cited billion-dollar purchase of French submarines and many other expensive weapon systems perhaps has more to do with extravagant corruption than with strategic defense planning.8 In fact, the history of arms purchases in Malaysia appears burdened with corruption — a way of bejeweling its armed forces with expensive, low-density weapons that complicate logistics without adding combat value.

Thí dụ tại Malaysia, chi phi hàng tỉ Mỹ kim để mua tầu ngầm của Pháp và nhiều võ khí đắt tiền khác liên hệ đến tham nhũng quá mức nhiều hơn là chiến lược quốc phòng. [8] Sự thật, lịch sử mua võ khí của Malaysia xem ra dính với tham nhũng khá nhiều – một cách trang điểm quân đội với những võ khí mật độ thấp, đắt tiền làm vấn đề tiếp vận trở nên phức tạp mà không tăng giá trị chiến đấu.

8 Asian Sentinel has published an excellent series of articles exposing the submarine scandal in Malaysia, but John Berthelsen’s individual piece provides a good synopsis: John Berthelsen, “Malaysia’s Submarine Scandal Surfaces in France,” Asian Sentinel (April 16, 2010).

8 Sentinel châu Á đã công bố một loạt bài báo tuyệt vời vạch trần vụ bê bối tàu ngầm tại Malaysia, nhưng bài viết cá nhân của John Berthelsen cung cấp một tóm tắt tốt: John Berthelsen "Những khuôn mặt Scandal tàu ngầm của Malaysia tại Pháp," Sentinel châu Á (ngày 16 tháng 4 năm 2010).

In the Philippines, vulnerable to the Chinese juggernaut, national security is sacrificed to domestic politics.

Philippine, vốn dễ bị tổn thương bởi sự tung hứng của Trung Quốc, an ninh quốc gia bị hy sinh cho chính trị trong nước.

In Thailand, the current military buildup began only after the Royal Thai Army’s 2006 coup installed an Army-dependent government. Furthermore, although the generals espouse a pro-American defense policy to visiting U.S. officials, their equipment purchases are from an unusual mix of non-U.S. companies. From a logistics point of view a menagerie of military equipment is difficult and expensive to maintain; on the other hand, using smaller, non-U.S. arms suppliers may give Thai officers easier access to kickbacks.

Tại Thái Lan, việc tăng cường võ trang hiện tại chỉ bắt đầu từ sau cuộc đảo chính vào năm 2006 và một chính phủ phụ thuộc vào quân đội được thành lập. Ngoài ra, mặc dầu các vị tướng đều tán thành một chính sách quốc phòng thân Mỹ, nhưng Thái Lan lại mua võ khí của những công ty không phải là của Hoa Kỳ. Theo một quan điểm tiếp vận, một kho vũ khí đủ loại khác nhau rất khó và tốn kém để bảo trì. Mặt khác, sử dụng những công ty cung cấp vũ khí nhỏ và không phải Hoa Kỳ có thể giúp cho những sĩ quan Thái Lan có cơ hội được tiền lại quả.

In the Philippines, the Southeast Asian country that is second only to Vietnam in its vulnerability to the Chinese juggernaut, national security is sacrificed to domestic politics. Since September 11< the United States has engaged in a sustained effort to improve the capabilities of the Philippine Armed Forces. Total U.S. assistance tripled from roughly $38 million in 2001 to almost $120 million in 2010. Additionally, not counted in those assistance dollars are the millions spent on an ongoing series of robust U.S.-Philippine military exercises designed to improve the capabilities of the Philippine Armed Forces. Unfortunately, despite the sincere efforts of the U.S. Pacific Command, there have been only marginal improvements in the paf.

Tại Philippine, một quốc gia ở Đông Nam Á, thứ hai sau Việt Nam, phải đương đầu với mối đe dọa Trung Quốc, an ninh quốc gia không quan trọng bằng chính trị nội bộ. Kể từ ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ giúp Philippine cải tiến quân đội. Sự trợ giúp của Hoa Kỳ tăng từ khoảng $38 triệu vào năm 2001 lên gần tới $120 triệu vào năm 2010. Thêm vào đó là hàng triệu Mỹ kim, không tính vào số tiền trợ giúp trên, chi tiêu vào những cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp nhằm tăng cường khả năng của quân lực của Philippine. Mặc dù Hoa Kỳ đã có những cố gắng thực lòng, rất tiếc là quân lực của Philippine chỉ được cải tiến một cách không đáng kể.

This lack of improvement relates to the declining Philippine defense budget. As U.S. assistance grew, the Philippine Congress cut the defense budget. Besides the China threat the Philippines is also beleaguered by multiple internal insurgencies, yet most of the paf’s equipment is Vietnam War vintage and the defense budget is now only about one percent of gdp, or about $1.16 billion in 2009. Despite, or perhaps because of America’s unstinting assistance, many Philippine politicians, including the newly elected President Benigno Aquino III, feel that they are entitled to more. Ignoring their own complicity in underfunding Philippine security forces, these politicians are calling for a review of the Visiting Forces Agreement (the agreement that permits the American military presence to help train the paf). Their objection is that the U.S. is not doing enough to modernize the Philippine Armed Forces, and they imagine the Visiting Forces Agreement as a tool to leverage ever greater American military subsidies.

Tình trạng thiếu cải thiện này liên hệ đến việc giảm ngân sách quốc phòng của Philippine. Khi Hoa Kỳ tăng viện trợ, Quốc Hội Philippine lại giảm ngân sách quốc phòng. Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, Philippine cũng bị bao vây bởi một số nổi loạn, tuy nhiên, phần lớn trang bị của quân đội Philippine thuộc vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam và ngân sách quốc phòng chỉ bằng 1% của GDP, hoặc vào khoảng $1.16 tỉ vào năm 2009. Mặc dù hay có lẽ vì viện trợ của Hoa Kỳ không hạn chế, nhiều chính trị gia Philippine, kể cả Tổng Thống Benigno Aquino III, cảm thấy rằng họ có quyền được nhiều hơn. Làm ngơ về việc thiếu tài trợ đối với những lực lượng an ninh của Philippine, những chính trị gia này đòi hỏi cứu xét lại Thỏa Hiệp về Những Lực Lượng Thăm Viếng (thỏa hiệp này cho phép sự có mặt của quân nhân Hoa Kỳ để huấn luyện Quân Lực Philippine). Họ chống đối vì cho rằng Hoa Kỳ không làm đủ để hiện đại hóa Quân Lực Philippine và họ dùng Thỏa Hiệp về Những Lực Lượng Thăm Viếng để đòi hỏi thêm bao cấp của Hoa Kỳ.

Fortunately, the security picture in Southeast Asia is not all venality and indolence. Both Vietnam and Indonesia are making significant arms purchases focused on strengthening their national security. Additionally, after decades of wise investment, Singapore’s armed forces are world-class and by far the most powerful in asean.

May mắn là tình trạng an ninh ở Đông Nam Á không phải tất cả đều dễ mua chuộc bằng tiền và biếng nhác. Cả Việt Nam lẫn Indonesia đều mua sắm nhiều võ khí nhắm vào việc tăng cường an ninh quốc gia. Ngoài ra, sau nhiều thập niên đầu tư khôn ngoan, quân lực Singapore thuộc hạng quốc tế và cho tới nay có một sức mạnh lớn nhất trong khối ASEAN.

ASEAN’s total air and naval forces are imposing, but they are not enough to defeat the powerful Chinese Army.

Toàn bộ các lực lượng hải và không quân ASEAN khá mạnh, nhưng họ không đủ để đánh bại quân đội Trung Quốc hùng hậu.

On paper, asean’s total air and naval forces are imposing. asean boasts a fleet of 680 fixed-wing combat aircraft, 412 surface combat vessels, and eight submarines in the combined navies.9 These numbers are not enough to defeat the powerful People’s Liberation Army, with its 2,300 combat aircraft, 65 submarines, and 256 surface combat vessels, but they are sufficient to act as a deterrent were there any sense of common defense. Unfortunately, asean is not nato: No country in Southeast Asia is treaty-bound to assist another in case of an attack, and there are few solely indigenous efforts to coordinate military activities.

Trên giấy tờ, hải và không lực của toàn thể ASEAN có vẻ mạnh mẽ. ASEAN có 680 phi cơ chiến đấu với cánh cố định, 412 chiến hạm, và 8 tầu ngầm. [9] Những con số này không đủ để đánh bại Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân với 2,300 phi cơ chiến đấu, 65 tầu ngầm, và 256 chiến hạm, nhưng đủ để là một lực lượng ngăn chặn. Không may là ASEAN không phải là một tổ chức như NATO [North Atlantic Treaty Organization]: Không một nước nào ở trong vùng Đông Nam Á bị ràng buộc vào một thỏa hiệp chung để giúp đỡ một nước khác trong trường hợp bị tấn công. Tuy nhiên có một vài cố gắng cục bộ để phối hợp hoạt động quân sự.

9 These numbers are based primarily on material published by the Center for Strategic and International Studies in “The Military Balance in Asia: 1990–2010.”

9 Những con số này chủ yếu dựa trên tài liệu được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế về "Cân bằng quân sự ở châu Á:. 1990-2010"

Indonesia is the largest country in Southeast Asia, making up 40 percent of the region’s population; it has the largest economy and is a developing democracy. Indonesia’s views on China’s activities reflect Jakarta’s vision of itself as an informal leader of asean. Speaking at the Center for Strategic and International Studies in Washington, D.C., Indonesia’s Foreign Minister Marty Natalegawa said, “For members of asean, what is more worrying is the possibility that the South China Sea could be a central theater for possible rivalry.” Indonesia’s goal, and by extension asean’s as well, is to balance the United States against the Chinese in order to protect their territorial integrity and independence.

Indonesia là một nước lớn trong vùng Đông Nam Á, chiếm khoảng 40% dân số của vùng, có một nền kinh tế lớn nhất và là một nước đang phát triển dân chủ. Tầm nhìn của Indonesia về những hành động của Trung Quốc phản ảnh tầm nhìn của Indonesia về chính mình. Phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Thuật và Quốc tế Vụ ở Washington-DC, ông Marty Natalegawa nói “Đối với những thành viên của ASEAN, điều đáng lo ngại hơn là Biển Đông có thể trở thành một sân khấu của sự đối nghịch”. Mục tiêu của Indonesia, và cũng là của ASEAN, là cân bằng Hoa Kỳ để đối đầu với Trung Quốc nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập.

The government of Vietnam perceives China as nothing less than an existential threat; an anxiety validated by historical experience. Vietnam’s recorded history dates back 2,700 years. China occupied the country for more than a thousand of those years and Hanoi was subject to a burdensome tributary status for most of the rest of its history. Despite many long and difficult wars with China, Hanoi enjoyed genuine independence for only brief periods.

Chính phủ Việt Nam nhận thức Trung Quốc như một mối đe dọa cho sự sống còn, một lo âu được kiểm chứng bằng kinh nghiệm lịch sử. Việt Nam có một lịch sử được ghi chép lại khoảng 2,700 năm. Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam trên một ngàn năm trong số những năm đó và Hà Nội phải chịu đựng một thân phận chư hầu trong phần lớn những thời gian còn lại. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến khó khăn và lâu dài với Trung Quốc, Hà Nội được hưởng độc lập thực sự trong những giai đoạn ngắn ngủi.



Hanoi’s experience with post-empire China is the latter’s enduring disregard of Vietnam’s sovereignty and independence. In 1979, in order to chastise Hanoi for policies Beijing did not like, China attacked Vietnam and briefly occupied parts of the country. Additionally, China’s pla Navy has on multiple occasions attacked and sunk Vietnamese naval vessels operating just off southern Vietnam and hundreds of miles from China’s coast; Chinese soldiers garrison tiny islands and atolls inside Vietnam’s eez; pla Navy vessels frequently harass or arrest Vietnamese fishermen; and Beijing interferes with Hanoi’s efforts to exploit natural gas resources well inside Vietnam’s eez. Nevertheless, Hanoi is careful not to provoke China and continues to seek good relations with Beijing.

Kinh nghiệm của Hà Nội đối với Trung Quốc sau khi vương quốc Trung Hoa sụp đổ là chủ quyền và nền độc lập của Việt Nam bị Trung Quốc coi thường. Vào năm 1979, Trung Quốc đã tấn công Việt Nam và chiếm đóng một phần của Việt Nam trong một thời gian ngắn để trừng phạt Việt Nam về những chính sách mà Bắc Kinh không thích. Ngoài ra, Hải Quân Trung Quốc trong nhiều trường hợp đã tấn công và đánh chìm chiến hạm của Việt Nam hoạt động ở ngoài khơi miền nam Việt Nam cách xa bờ biển của Trung Quốc hàng trăm dặm; binh sĩ Trung Quốc đồn trú trên những hòn đảo nhỏ và đảo san hô trong đặc khu kinh tế của Việt Nam; chiến hạm Trung Quốc thường xuyên quẫy nhiễu và bắt bớ ngư dân Việt Nam; Bắc Kinh cản trở những nỗ lực khai thác khí thiên nhiên nằm sâu trong đặc khu kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Hà Nội rất cẩn thận không khiêu khích Trung Quốc và tiếp tục theo đuổi quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh.

Hanoi’s experience with post-empire China is the latter’s enduring disregard of Vietnam’s independence.

Kinh nghiệm của Hà Nội đối với Trung Quốc sau khi vương quốc Trung Hoa sụp đổ là chủ quyền và nền độc lập của Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm.

Although Singapore is not party to the South China Sea maritime territorial dispute, and 75 percent of its population is of Chinese descent, Singapore’s views on rising China prove the rule that asean is suspicious of China’s intentions. Singapore is an ethnically diverse country, but the bulk of its population is descended from Chinese immigrants, mostly laborers brought in during British rule. Because of its immigrant population and economic success some countries in the region resent Singapore and often voice suspicions of its loyalties. Although Singapore has for decades built strong economic links with China, it waited until 1990 to open formal relations with the People’s Republic — the last country in asean to do so. Singapore continues that strong economic link, but China’s recent belligerence has forced Singapore to declare its side.

Mặc dù Singapore không là một thành phần trong vụ tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, và 75% dân số thuộc gốc Trung Quốc, quan điểm của Singapore về một Trung Quốc đang vươn lên chứng minh rằng ASEAN nghi ngờ về ý định của Trung Quốc. Singapore là một quốc gia gồm nhiều sắc tộc, nhưng phần lớn dân số xuất thân từ những di dân từ Trung Quốc, phần lớn là những người lao động được tuyển mộ trong thời kỳ Anh đô hộ. Một số quốc gia trong vùng bực bội với Singapore và thường nghi ngờ về sự trung thành của nước này, bởi vì dân là những người nhập cư và thành công về kinh tế. Mặc dù, Singapore thiết lập liên hệ kinh tế với Trung Quốc trong nhiều thập niên, Singapore là một nước cuối cùng trong khối ASEAN thiết lập bang giao chính thức với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc vào năm 1990.

In order to assure its neighbors (and notify China) that Singapore is not a Chinese province, Singapore’s Prime Minister Lee Hsien Loong, at the August 2010 National Day celebration, made a point of describing Singapore’s unique cultural identity, including the adoption of English as the national language and the distinctive Singaporean cuisine. To emphasize that message, in a September 6, 2010, editorial the Straits Times, Singapore’s national newspaper and government mouthpiece, emphasized that the people of Singapore were not overseas Chinese, saying, “the term ‘Overseas Chinese’ should rankle Singaporeans of all races because it implies that the Chinese in Singapore are somehow ‘overseas,’ separated from the ‘mainland.’ It also implies a desire to perhaps ‘return’ some day. In fact, most Singaporeans here are not ‘overseas.’ They are rooted here.” In another editorial last summer the Straits Times guardedly approved Washington’s new approach to the South China Sea and warned Beijing that its “actions will be closely watched for what it says about the growing power’s ‘peaceful rise.’”

Để bảo đảm với những nước láng giềng (và thông báo cho Trung Quốc) rằng Singapore không phải là một tỉnh của Trung Quốc, Thủ Tướng Lý Hiển Long trong buổi lễ mừng ngày quốc khánh trong tháng 8, 2010 đã mô tả nền văn hóa đặc thù của Singapore, bao gồm việc chấp nhận tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc gia và những thức ăn đặc thù của Singapore. Để nhấn mạnh về thông điệp trên, một bài xã luận đăng trên tờ Straits Times, một tờ báo quốc gia và cơ quan ngôn luận của chính phủ vào ngày 6 tháng 9, 2010, đã nhấn mạnh rằng dân Singapore không phải người Trung Quốc ở hải ngoại, bài báo viết “từ ‘người Trung Quốc hải ngoại’ giầy vò những người Singapore thuộc tất cả mọi chủng tộc bởi vì nó ám chỉ rằng những người Trung Quốc ở Singapore bằng cách nào đó là ở nước ngoài, tách biệt khỏi ‘lục địa’. Nó cũng ám chỉ rằng một nguyện vọng ‘trở về’ một ngày nào đó. Sự thật là phần đông những người Singapore ở tại đây, không phải ở ‘nước ngoài’. Nguồn gốc của họ là ở đây”. Trong một bài xã luận vào mùa hè năm ngoái, tờ báo Straits Times chấp nhận phương pháp mới của Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề Biển Đông và cảnh giác Bắc Kinh rằng “những hành động của họ sẽ được theo dõi chặt chẽ về những gì Bắc Kinh đã nói về sự trỗi dậy hòa bình của một cường quốc đang phát triển”.

Singapore’s biggest concern about the new U.S. policy is not fear of provoking China but the fickleness of American foreign policy, a point of view that reflects the broader asean position. From asean’s point of view, despite decades of strident Chinese declarations and demonstrative military actions, the U.S. has been “standoffish” about the dispute; seemingly unaware or unconcerned of Beijing’s acquisitiveness in the South China Sea and the implications for the region and the globe. For example, when the Philippines, an American treaty ally, discovered a Chinese naval installation on Mischief Reef, Washington did not share Manila’s outrage and took no position on the dispute, even as the Chinese continued to expand and enlarge their presence.

Một quan tâm lớn nhất của Singapore liên quan đến chính sách mới của Hoa Kỳ không phải là lo sợ khiêu khích Trung Quốc nhưng là tính chất thiếu kiên định của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, một quan điểm phản ảnh vị thế của tất cả ASEAN. Theo quan điểm của ASEAN, mặc dù Trung Quốc rầm rĩ ra những tuyên ngôn và có những hành động quân sự có tính cách phô trương trong nhiều thập niên, Hoa Kỳ tránh xa cuộc tranh chấp; xem ra không biết đến hoặc không quan tâm đến tính tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông và ảnh hưởng đối với vùng Đông Nam Á và toàn cầu. Thí dụ, khi Philippine, một đồng minh theo thỏa hiệp với Hoa Kỳ, khám phá một căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Mischief Reef, Washington đã không chia sẻ sự phẫn nộ của Manila và không có lập trường nào về sự tranh chấp, ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục bành trướng sự hiện diện của họ.

But asean countries are ambivalent about both America and China. They ask for consistent American support and presence to balance China. At the same time, many asean countries are reluctant to grant the U.S. too much access for fear of compromising their sovereignty. asean countries fear China’s military power and political intentions, but they welcome Chinese investment and trading opportunities in the vast Chinese market.

Nhưng những nước ASEAN vừa thương vừa ghét cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Họ yêu cầu sự yểm trợ trước sau như một và sự hiện diện của Hoa Kỳ để cân bằng với Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều nước ASEAN dè dặt cho Hoa Kỳ tiếp cận quá nhiều vì sợ tổn thương đến chủ quyền. Những nước ASEAN sợ sức mạnh quân sự và ý định chính trị của Trung Quốc, nhưng hoan nghênh đầu tư và cơ hội buôn bán trong thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Finally, asean countries are far from unified in their view of China as a threat. Four of asean’s ten countries, Burma, Cam-pu-chia, Laos, and Thailand, are not party to the South China Sea territorial dispute. Burma’s junta, an international pariah regime, ranks the People’s Republic of China among the few governments friendly to it and would be reluctant to defend its asean partners against its patron’s encroachment. Thailand is in the midst of deep political schism and unlikely to participate in a common defense. Furthermore, Thailand’s elite are proud of Thailand’s flexible “bamboo” foreign policy and see no reason not to bend with the wind from China. The royal families in both Thailand and Cam-pu-chia are on friendly terms with the Chinese government. Lastly, asean’s consensus decision process means that Beijing needs only one dissenting vote to avoid asean censure.

Sau hết, những nước ASEAN còn xa vời để thống nhất quan điểm về mối đe dọa của Trung Quốc. Bốn quốc gia trong số 10 thành viên của khối ASEAN là Miến Điện, Cam Bốt, Lào, và Thái Lan, không phải là thành phần trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Chính quyền Miến Điện, một chế độ hạ đẳng quốc tế, xem Trung Quốc là một trong một số ít chính quyền thân thiện với Miến Điện, sẽ dè dặt để bênh vực những đối tác ASEAN chống lại sự xâm lấn đất đai của ông chủ Trung Quốc. Thái Lan đang ở trong tình trạng phân ly chính trị nghiêm trọng và rất không có thể tham dự vào một cuộc phòng vệ chung. Ngoài ra, giai cấp tinh hoa và nhiều quyền lực hãnh diện về chính sách ngoại giao uyển chuyển như những cây tre của Thái Lan và không thấy có lý do nào để không uốn cong trước cơn gió từ Trung Quốc thổi xuống. Hoàng tộc ở Thái Lan và Cam Bốt có một liên hệ thân thiết với Trung Quốc. Sau cùng, tiến trình quyết định của ASEAN dựa trên sự đồng thuận có nghĩa là Bắc Kinh chỉ cần một lá phiếu chống để tránh được sự chỉ trích của ASEAN.

Moving forward

The countries of Southeast Asia use asean to create a diplomatic fence around the region. As recent events have shown, however, a rising China is pushing against that boundary and asean is now wishing for increased United States presence to balance the Chinese encroachment. The harsh reality is that even ironclad security treaties and the presence of American warships are not enough to protect Southeast Asian countries if they are not willing to defend themselves. The asean countries must act individually and collectively to create a substantive deterrent to Chinese encroachment. To quote the poet Robert Frost, “Good fences make good neighbors,” and asean lacks the institutional strength, cohesion, and unity of purpose to build a good fence.

Tiến về phía trước

Những quốc gia Đông Nam Á dùng tổ chức ASEAN để xây dựng một hàng rào ngoại giao quanh vùng. Tuy nhiên, như những biến cố vừa qua cho thấy, một Trung Quốc vươn lên đang đẩy tới ranh giới đó và ASEAN hiện nay đang mong đợi sự có mặt của Hoa Kỳ gia tăng để cân bằng với sự lấn đất của Trung Quốc. Sự thật khắt khe là ngay cả những thỏa hiệp an ninh cứng rắn và sự hiện diện của chiến hạm Hoa Kỳ cũng không đủ để bảo vệ những nước Đông Nam Á nếu những nước này không tự bảo vệ lấy chính mình. Những nước ASEAN phải hành động riêng rẽ và tập thể để một hàng rào ngăn cản chắc chắn để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Nhà thơ Robert Frost nói “Hàng rào tốt tạo ra hàng xóm tốt”, và ASEAN thiếu sức mạnh cơ chế, sự liên kết, và sự thống nhất về mục đích để xây một hàng rào tốt.

China poses a substantial and present military threat, but starting U.S. assistance with a buildup of asean militaries is analogous to building a house by starting with the roof. The first priority must be for the individual countries to build a foundation for that house by cleaning up their legal systems and reducing corruption. With the exception of Singapore, every country in asean is afflicted with deeply corrupt legal systems. Judicial corruption is extremely unpopular, known in Indonesia as the “judicial mafia,” and U.S. assistance in fighting it would be welcome. The U.S. has a number of programs, particularly in the Departments of Justice and Homeland Security, that can assist indigenous judicial-reform efforts and should be the first priority for assistance to the region.

Trung Quốc tạo ra mối đe dọa quân sự đáng kể và hiện hữu, nhưng bắt đầu sự trợ giúp của Hoa Kỳ bằng tăng cường lực lượng quân sự giống như xây dựng một căn nhà bằng cách bắt đầu với mái nhà. Ưu tiên thứ nhất cho mỗi nước phải là xây dựng nền nhà bằng cách dọn dẹp hệ thống luật pháp và giảm bớt tham nhũng. Ngoại trừ Singapore, mọi quốc gia trong ASEAN đều có những hệ thống luật pháp mục nát. Tham nhũng tư pháp bị dân chúng cục kỳ chán ghét, ở Indonesia được gọi là “tư pháp mafia” và Hoa Kỳ trợ giúp để chống lại những hệ thống này rất được hoan nghênh. Hoa Kỳ có những chương trình đặc biệt của hai Bộ Tư Pháp và Bộ Nội An có thể giúp những nỗ lực cải tổ hệ thống tư pháp của địa phương và đây phải là trợ giúp ưu tiên một.

Substantial improvement in ASEAN’s legal systems and growth in its economies must come before increased military strength.

Cải thiện đáng kể trong các hệ thống quy phạm pháp luật của ASEAN và tăng trưởng kinh tế của phải đến trước khi gia tăng sức mạnh quân sự.

The second priority for building asean’s house is the economic walls and posts that will hold up the roof. asean has made progress in loosening inter-asean trade restrictions, but it must continue to expand those efforts, and the countries must reform their internal economies to permit economic growth. Again, the U.S. has many departments and agencies that can and should aid economic development in Southeast Asia. In particular, the U.S. Trade Representative could negotiate an enhanced trade agreement between the U.S. andasean, perhaps modeled on the U.S.-Vietnam trade agreement that did so much to assist Vietnam’s economic reforms.

Ưu tiên thứ hai để xây căn nhà của ASEAN là những bức tường và cột kinh tế để giữ mái. ASEAN đã đạt được những tiến bộ trong việc giảm bớt những giới hạn cản trở kinh doanh giữa các nước. Nỗ lực này cần phải được tiếp tục và những nước thành viên phải cải tổ nền kinh tế nội bộ để cho phép kinh tế phát triển. Một lần nữa, Hoa Kỳ có nhiều bộ và cơ quan có thể giúp phát triển kinh tế trong vùng Đông Nam Á. Đặc biệt, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ có thể thương thuyết để thiết lập một thỏa hiệp thương mại giữa Hoa Kỳ và ASEAN, có thể theo mô hình của thỏa hiệp thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thỏa hiệp này đã giúp rất nhiều cho việc cải tổ kinh tế ở Việt Nam.

In Southeast Asia the U.S. can for a time provide a security shield for the asean countries, but that commitment must not become a bottomless obligation. Security subsidies, like welfare, trade, or industrial subsidies, can become expensive entitlements and eventually prompt behavior that runs counter to the original intent of the subsidy.

Tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ có thể bảo vệ an ninh cho những nước ASEAN trong một thời gian, nhưng cam kết này không thể là một bổn phận không đáy. Bao cấp về an ninh, cũng giống như bao cấp an sinh xã hội, thương mại hoặc công nghệ, có thể trở nên tốn kém và sau chót có thể đưa đến những hành động phản lại ý định ban đầu của trợ cấp.

If there is substantial improvement in the legal systems and growth in the economies, then increased military strength will follow naturally. Relieved of the burden of purchasing weapons systems whose only practical use is enriching politicians or generals will significantly increase military capability without costing an additional penny. Furthermore, with larger and more robust national economies, the regional militaries will gain more resources for modernization without increasing their burden on taxpayers. The Pentagon already has robust military assistance programs in the region, and improved national militaries will be more able to take advantage of American assistance.

Nếu có những cải thiện đáng kể trong những hệ thống luật pháp và trong lãnh vực phát triển kinh tế, sức mạnh về quân sự sẽ đến một cách tự nhiên. Trút khỏi gánh nặng mua những hệ thống vũ khí mà công dụng thực tiễn của chúng chỉ là làm giầu những chính trị gia hoặc những ông tướng, sẽ giúp gia tăng khả năng quân sự mà không tăng thêm một xu chi phí. Hơn nữa, với những nền kinh tế quốc gia lớn hơn và mạnh hơn, quân đội trong vùng sẽ có nhiều tài nguyên hơn cho chương trình hiện đại hóa mà không phải làm tăng gánh nặng của người đóng thuế. Ngũ Giác Đài đã có những chương trình trợ giúp quân sự mạnh mẽ trong vùng và quân đội quốc gia được cải tổ sẽ có nhiều khả năng hơn để lợi dụng sự trợ giúp của Hoa Kỳ.

Diplomatically, asean should begin inter-asean negotiations on internal borders. Beginning the process may force China to ask to participate in the multilateral process, allowing asean to set the terms of the negotiations. Even if Beijing will not participate, an asean border agreement would complicate China’s diplomacy and spoil its bilateral intimidation.

Về phương diện ngoại giao, ASEAN nên bắt đầu cuộc thương thuyết giữa những thành viên về biên giới nội bộ. Bắt đầu tiến trình này có thể buộc Trung Quốc phải yêu cầu được tham gia vào trong tiến trình đa phương và cho phép ASEAN đặt ra những điều kiện để thương thuyết. Ngay cả nếu Bắc Kinh không tham gia, một thỏa hiệp về biên giới giữa những nước ASEAN sẽ phức tạp hóa chính sách ngoại giao và làm hư hỏng chiến thuật đe dọa song phương của Trung Quốc.

Militarily, asean should begin the process of improving its ability to conduct collective military defense. Building on the small steps already begun — fighting transnational terrorism, suppressing maritime piracy, and providing disaster relief — the asean militaries should begin to look for opportunities to improve their ability to perform coalition operations. asean’s stated diplomatic and political goals are to protect the sovereignty and territorial integrity of the member nations. Building a collective military deterrent to defend those goals against all possible adversaries is not an anti-China activity.

Về phương diện quân sự, ASEAN nên bắt đầu tiến trình cải tổ khả năng thực hiện phòng vệ quân sự chung. Xây dựng trên những bước nhỏ đã bắt đầu – chống khủng bố liên quốc gia, ngăn chặn cướp biển, và trợ giúp thiên tai – Quân đội của những nước ASEAN nên bắt đầu tìm kiếm cơ hội để cải thiện khả năng thực hiện những hành quân chung của liên minh. Mục tiêu ngoại giao và chính trị đã công bố của ASEAN là bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên. Xây dựng một lực lương quân sự ngăn chặn chung để bảo vệ những mục tiêu này chống lại mọi kẻ thù không phải là một hoạt động chống Trung Quốc.

Lastly, it is not the purpose of this article to argue that Beijing will necessarily enforce its ancient prerogatives, but rather that the Sinocentric ideology is the historical base from which Chinese leaders will view the world. Beijing must be convinced to become a devoted adherent to the Westphalian model. Former Deputy Secretary of State Robert Zoellick often opined that China needed to be more of a “stakeholder” in the international system and that that goal needs to remain a long-term U.S. policy objective. During the latter half of the 20th century, China greatly benefited from the inherent protections of the Westphalian model of a nation-state and the broader international system. Now that China is big enough to influence the world order, it must not be permitted to establish a tiered structure with China demanding greater rights than other countries.

Sau cùng, bài viết này không có mục đích để lập luận rằng Bắc Kinh sẽ cần phải thực hiện những đặc quyền cổ xưa của họ, nhưng tư tưởng “dĩ hoa vi trung” là một nền tảng lịch sử mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ dựa vào để nhìn thế giới. Bắc Kinh cần phải được thuyết phục để trở thành một người nhiệt tình ủng hộ mô hình Westphalian. Cựu Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Robert Zoellick thường phát biểu rằng Trung Quốc cần là một “người chia sẻ trách nhiệm” (stakeholder) nhiều hơn trong hệ thống quốc tế và mục tiêu này cần được duy trì trong chính sách dài hạn của Hoa Kỳ. Trong nửa phần sau của thế kỷ XX, Trung Quốc được hưởng rất nhiều từ sự bảo vệ của mô hình Westphalian về một quốc gia độc lập có chủ quyền và một hệ thống quốc tế rộng lớn hơn. Ngày nay, Trung Quốc lớn đủ để ảnh hưởng đến trật tự thế giới, nước này không được phép thiết lập một cấu trúc với nhiều tầng lớp với Trung Quốc đòi hỏi nhiều quyền lợi to lớn hơn những quốc gia khác.

Washington policymakers must remember that China is not currently a threat to any country. Although there is considerable potential for a U.S.-China clash, good diplomacy in Washington and growing political maturity in Beijing may obviate any such confrontation. The best way to achieve this goal is to embed China in rules-based organizations and then insist that Beijing abide by those rules. The most important global maritime treaty is unclos, but the United States has not yet ratified the treaty and thus has less power to influence the treaty implementation than does China. The only way for the U.S. to get a seat at the unclos table is to ratify unclos and participate in the various commissions guiding its implementation.

Những người làm chính sách ở Washington cần phải nhớ rằng Trung Quốc hiện tại không là một mối đe dọa cho bất cứ một nước nào. Mặc dầu có tiềm năng đáng kể để xẩy ra một cuộc đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chính sách ngoại giao tốt tại Washington và sự trưởng thành chính trị đang lớn mạnh ở Bắc Kinh có thể ngăn ngừa được sự đối đầu đó. Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là đưa Trung Quốc vào những tổ chức có luật lệ và khẳng định rằng Trung Quốc phải tuân theo những luật lệ đó. Thỏa hiệp quan trọng nhất về hàng hải là Quy Ước LHQ về Biển, nhưng Hoa Kỳ chưa phê chuẩn thỏa hiệp này và như vậy có ít quyền hành để ảnh hưởng đến việc thi hành hơn là Trung Quốc. Một cách duy nhất để Hoa Kỳ có một chổ ngồi tại hội nghị Quy Ước LHQ về Biển là thông qua Quy Ước LHQ về Biển và tham dự vào những ủy ban hướng dẫn việc thi hành.

American interests in maintaining the freedom of navigation in the South China Sea and other contested waters should be defended with diplomacy backed by military strength. The U.S. must not flinch or compromise, because any temporary concession to China’s demonstrably unreasonable demands will not earn gratitude, but instead will become a precedent for China’s future demands. Diplomatically and militarily, Washington must continue to deploy sufficient force to deter China’s unjustifiable territorial ambitions.

Quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông ở Biển Đông và những vùng biển tranh chấp khác nên được bảo vệ bằng chính sách ngoại giao, hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự. Hoa Kỳ không được chùn bước hay thỏa hiệp, bởi vì bất cứ một nhượng bộ nào đối với những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc sẽ không nhận được sự biết ơn, nhưng sẽ trở thành một tiền lệ cho những đòi hỏi trong tương lai của Trung Quốc. Về hai mặt ngoại giao và quân sự, Washington phải tiếp tục triển khai lực lượng đủ để ngăn chặn những tham vọng đất đai không thể bào chữa được của Trung Quốc.

Dana R. Dillon is the author of The China Challenge (2007) and a frequent commentator on Asian and national security issues.

Dana R. Dillon tác giả của Thách thức Trung Quốc (2007) nhà bình luận thường xuyên về các vấn đề an ninh châu Á và an ninh quốc gia.

http://www.hoover.org/publications/policy-review/article/79931

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn