MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

A Conversation With: E. Sreedharan Phỏng vấn: E. Sreedharan


A Conversation With: E. Sreedharan

Phỏng vấn: E. Sreedharan

By HEATHER TIMMONS AND PAMPOSH RAINA

HEATHER TIMMONS AND PAMPOSH RAINA

At a time when corruption seems to stalk nearly every corner of the Indian government, the Delhi Metro’s star shines brighter than ever. Under Elattuvalapil Sreedharan, the 9-year-old Metro provides stellar service, completes projects on time and under budget, and is making a profit, despite having the lowest fares of any metro system in the world outside of Kolkata.

Trong lúc tai tiếng tham nhũng hình như đang bám sát mỗi bộ phận của chính quyền Ấn Độ (1) thì ngôi sao sáng của công ty xe điện ngầm Delhi Metro rực rỡ hơn bao giờ hết. Dưới sự lãnh đạo của ông Elattuvalapil Sreedharan, công ty này – chỉ mới thành lập được 9 năm nay – đã không ngừng cung cấp dịch vụ chở hành khách tuyệt hảo, hoàn thành mọi dự án đúng kỳ hạn và dưới ngân sách, và đem lại lợi nhuận, dù với giá vé metro rẻ nhất thế giới ngoài Kolkata (Calcutta).

The Delhi Metro’s more than 200 clean, comfortable trains now carry 2 million passengers a day, and it has embarked on a third phase of expansion, a new line that will ring Delhi, connecting suburbs like Gurgaon with Dwarka.

200 chiếc xe điện ngầm tiện nghi và sạch sẽ của Delhi Metro chuyên chở 2 triệu hành khách mỗi ngày, và hiện nay công ty đang khởi sự phát triển đợt 3, là một đường xe điện ngầm chạy vòng quanh Delhi, nối liền các khu ngoại ô như Gurgaon với Dwarka.

Mr. Sreedharan, 79, a life-long bureaucrat with more than three decades in the country’s railways, has been the architect of this Metro’s success, building a 7,000-person organization that, to all appearances, is corruption-free, from the ground up.

Ông Sreedharan, một cụ già 79 tuổi, cả đời là một công chức với hơn 3 thập niên phục vụ trong hệ thống đường sắt Ấn Độ, đã là người tạo nên sự thành công cho Metro khi từ con số không, ông đã tự tay xây dựng nguyên một công ty gồm 7000 nhân viên được tiếng là trong sạch, không tham nhũng.

Ahead of his retirement at the end of this year, he spoke to India Ink about how Indian society and government need to change, and the ways his spirituality makes him a better manager.

Trước khi về hưu vào cuối năm nay, ông đã nói chuyện với India Ink về nhu cầu cần thay đổi của xã hội và nhà nước Ấn Độ, và làm thế nào cuộc sống tâm linh của ông đã giúp ông trở thành một nhà quản lý giỏi hơn.

Q.

The Delhi Metro has continued to be a success at a time when many other agencies are mired in corruption. What did you do to keep this agency on the straight and narrow?

H:

Delhi Metro đã tiếp tục thành công vào lúc rất nhiều cơ quan nhà nước khác bị sa lầy trong tham nhũng. Ông đã làm gì để giữ cho Metro được trong sạch?

A.

That’s a big question that cannot be answered in one or two sentences.

When we wanted to build the Delhi Metro, we said we would do it in a different way, creating a new organization and a new company with a lot of freedom for taking decisions.

The board of directors is supreme in taking decisions, we depend on the government only for only two or three items like funding and land acquisition, and the rest is entirely left to us.

We have built up a team here drawn from the Indian Railways which is highly motivated and professionally competitive, a very competent team. The whole credit should go to the team backing me.

Đ:

Đây là một câu hỏi rất lớn không thể trả lời bằng một hai câu được. Khi chúng tôi khởi công Delhi Metro, chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ làm khác mọi người. Chúng tôi muốn tạo ra một tổ chức mới và một công ty mới với rất nhiều quyền tự do quyết định. Là một cơ quan nhà nước nhưng ban giám đốc chúng tôi có toàn quyền lấy mọi quyết định. Chúng tôi chỉ lệ thuộc vào chính quyền trong hai ba lãnh vực, như ngân quỹ và mua đất, còn tất cả những thứ còn lại đều thuộc quyền chúng tôi.

Thứ đến, chúng tôi thành lập một ê-kíp toàn nhân viên lấy từ cơ quan Đường Sắt Ấn Độ nhưng chỉ những người làm việc tận tụy nhất với tài năng nghề nghiệp không thua ai. Đây là một ê-kíp với khả năng rất cao, và do đó thành quả đạt được cũng thuộc về toàn bộ ê-kíp đứng sau lưng tôi.

Q.

How did you pick the team?

H:

Ông đã tuyển chọn ê-kíp đó ra sao?

A.

I was with Indian Railways for 36 years so I knew a lot of people. So I could hand pick, choose the right person for the right job and then get him trained.

The main thing was the reputation for integrity, then the reputation for hard work, professional competence and the knowledge and the aptitude to work in a team. If they work as a lone worker, that is not going to help us.

Đ:

Tôi từng làm việc với Đường Sắt Ấn Độ suốt 36 năm trời nên tôi biết rõ nhiều người, nhờ đó tôi đã tự tay tuyển chọn từng người, mỗi người là người thích hợp nhất cho vai trò được giao phó, rồi tôi đào tạo họ. Yếu tố quan trọng nhất là người đó phải được tiếng là trong sạch, chịu khó làm việc, tài giỏi trong nghề nghiệp, có đủ hiểu biết cùng khả năng làm việc tập thể trong một ê-kíp. Nếu chỉ biết làm việc cho riêng mình thì chẳng giúp gì cho chúng tôi.

Q.

Could you apply these same principles to an existing organization? If someone said to you, “Go fix Air India,” would that be possible?

H:

Ông có thể đem áp dụng cùng những nguyên tắc trên cho bất cứ tổ chức nào khác không, chẳng hạn nếu có ai nhờ ông “chữa bệnh” cho Air India, chuyện đó có làm được không?

A.

It is possible. What is required is the right work culture of the organization, the values of the organization, the way the team is built up and the way they are motivated. You need to define the roles and the goals, very precisely.

Đ:

Được chứ. Cái cần nhất cho một công ty là phải có một “văn hóa làm việc” đúng đắn, phải có những giá trị đạo đức, phải xây dựng được một ê-kíp và ê-kịp đó có đủ động cơ thúc đẩy họ phục vụ. Phải định rõ vai trò cùng mục tiêu của mỗi người, thật chính xác.

Q.

What’s the best way to motivate people? Is it praise, or salary or something else?

H:

Làm cách nào thúc đẩy nhân viên? Bằng cách khen ngợi, trả lương cao hay làm gì khác?

A.

The best way to motivate people is to set an example for them. I can’t sit in an air-conditioned room and make others do all the work. Here I try to set an example in all manners, everything, whether it is punctuality or inspections or the standards for specifications, finishing of the work, anything.

Đ: Cách hay nhất để thúc đẩy nhân viên là… làm gương cho họ! Tôi không thể ngồi trong văn phòng có máy lạnh mà sai người khác làm mọi việc thay tôi. Tôi cố làm gương trong mọi điều, mọi thứ, từ chuyện đến sở đúng giờ, việc làm luôn được thanh tra, được hoàn tất đúng kỳ hạn, đúng tiêu chuẩn đã định trước,… vâng, tất cả mọi thứ.

Q.

Does this organization pay more than other government jobs?

H:

Cơ quan của ông có trả lương cao hơn các cơ quan nhà nước khác không?

A.

We pay exactly the same, these are government salaries. What is a motivation is the good work environment that they have, and a good environment for learning things. Once people work in Delhi Metro for five or six years, their market value is so high, they are in demand by everyone afterwards.

Đ:

Chúng tôi trả lương giống y hệt, vì tất cả đều là lương nhà nước mà. Cái thúc đẩy họ không cứ là lương bổng mà là khung cảnh, môi trường làm việc tốt đẹp, một môi trường nơi họ có thể học hỏi thêm nhiều thứ. Một khi đã làm việc với Delhi Metro được 5, 6 năm, thì giá trị của họ trên thị trường nhân dụng lên cao đến nỗi người ta giành giựt mướn họ.

Q.

Yet, many say a reason for corruption in government agencies is that salaries are too low?

H:

Nhưng nhiều người bảo rằng bởi vì lương thấp mà các cơ quan nhà nước mới tham nhũng đến thế?

A.

It is not true. No one can say that government salaries are low, so they have to be corrupt. It is totally wrong. Today the government salaries are very decent. It may not compare well with the private sector, but it is very, very comfortable.

Corruption has become a part of public life in this country mainly because of a lot of black money going around.

There are many laws, regulations, agencies and institutions already set up to prevent corruption, but they are not effective. We have an anti-corruption bureau, a vigilance organization, a big strong audit organization, we have got a huge police force, but the police themselves are corrupt, so what is the use?

Đ: Không đúng đâu. Không thể nói được rằng vì lương nhà nước quá thấp nên nhà nước phải ăn hối lộ!. Ngày nay lương nhà nước cũng đâu đến nỗi tệ? Có lẽ ít hơn lãnh vực tư nhân chút đỉnh nhưng vẫn thoải mái đấy chứ. Tham nhũng đã lan rộng trong chính quyền là vì có quá nhiều “tiền đen”. Người ta đặt ra lắm cơ cấu, ủy ban, bộ luật nhằm phòng chống tham nhũng, nhưng thật là vô hiệu. Nước ta có nguyên một ban bộ chống tham nhũng, một cơ quan báo động, một tổ chức thanh tra đồ sộ và đầy quyền lực, nước ta cũng có một lực lượng cảnh sát vĩ đại, thế nhưng khi chính những người đi bắt tham nhũng cũng ăn tham nhũng thì có ích gì?

Q.

How do you fix that?

H:

Thế làm sao giải quyết đây?

A.

Some basic transformation is required. I would start with the police themselves. We have been talking about police reform in this country for the last so many years. The Supreme Court has given a directive to the governments in 2001 to implement these reforms, but not even one state government or central government has implemented these reforms.

Why? Because it does not suit the politicians, it does not suit the police, themselves.

Corruption has somehow spread into the national fabric, and it takes time to get rid of it.

People want to make easy money, particularly the politicians, and they are the people who are breeding corruption in this country.

Đ:

Có một số chuyện căn bản cần thay đổi. Bắt đầu là những người đi bắt tham nhũng. Người ta đã bàn về chuyện cải tổ ngành cảnh sát từ bao nhiêu năm rồi. Năm 2001 Toà Án Tối Cao đã ra lệnh cho chính phủ phải đem ra thi hành, thế nhưng không có một chính quyền nào từ tiểu bang đến liên bang đã làm bất cứ gì. Tại sao như vậy? Vì chẳng có lợi gì cho các tay chính trị, cũng chẳng lợi gì cho cảnh sát. Và từ đó tham nhũng đã ăn sâu vào xương tủy của đất nước, sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới trừ được. Người ta chỉ thích làm tiền kiếm dễ thôi, đặc biệt là những tay có chút quyền hành; họ chính là những kẻ đã nuôi dưỡng tham nhũng trong đất nước này.

Q.

What is one rule or regulation that should change to curb black money, and hence corruption?

H:

Nếu có thể giảm thiểu số “tiền đen” và tham nhũng bằng một điều luật, thì điều luật đó là gì?

A.

A simple thing — most of the black money is coming today through property dealings. The government knows very well that a particular property has a certain market value, but it is registered at one-third the market value, so two-thirds goes as black money. Why can’t the government insist that the registration be at the market value?

And when people are caught for corruption, why are they not punished immediately? It takes years and years. It takes years to get justice.

But this has nothing to do with the Delhi Metro. We have had tried to have a very clean organization. When we suspect anybody is indulging in unethical matters, immediately he is sacked.

Đ:

Một điều giản dị thôi. Phần lớn “tiền đen” trong xứ này có được là qua chuyện mua bán đất đai, bất động sản. Người cầm quyền dư biết bất động sản có giá trị thật trên thị trường là bao nhiêu, nhưng họ lại khai chỉ bằng một phần ba, còn hai phần ba kia là “tiền đen” đó. Tại sao nhà nước không ra lệnh nhà đất phải được đánh giá đúng giá thị trường? Rồi cả khi bắt được kẻ tham nhũng thì tại sao không đem họ ra trừng phạt sớm sủa? Tại sao lại ngâm tôm hết năm này sang tháng nọ?

Nhưng tất cả những gì tôi vừa nói không liên quan gì tới Metro Delhi. Ở đây chúng tôi chỉ cố gắng hết sức để có được một tổ chức sạch sẽ. Khi một người có hành động thiếu đạo đức nghề nghiệp thì lập tức bị sa thải.

Q.

Can you tell us about bringing spirituality into this organization – you give copies of the “Bhagavad Gita” (a Hindu scripture) to all managers. How does that help you and them?

H:

Ông có thể nói thêm về việc đưa đời sống tâm linh vào kinh doanh, như ông thường tặng quyển kinh Bhagavad Gita (2) cho tất cả các manager của ông. Điều này có giúp gì cho ông hoặc cho họ?

A.

You see, spirituality has no religious overtones. The essence of spirituality is to make a person pure in his mind and his thoughts.

When I started reading our old scriptures, like the “Baghavad Gita,” I found it was useful for day-to-day life, so I started practicing it.

I consider it an administrative gospel, one that will help you in doing things like running an organization like this.

Đ: Ông thấy không, tâm linh không mang màu sắc tôn giáo, mà tinh túy của tâm linh là giúp cho con người trở nên trong sạch trong tâm, trong tư tưởng. Khi tôi bắt đầu đọc kinh cổ của nước ta, như quyển Bhagavad Gita, tôi khám phá ra rằng nó rất hữu dụng cho đời sống hằng ngày của mình, và tôi bắt đầu đem ra thực hành. Tôi xem quyển kinh đó như một loại thánh kinh về quản lý, có thể giúp tôi làm nhiều công việc, chẳng hạn như điều hành một tổ chức như thế này.

Q.

Do you have a favorite quote you share with employees?

H: Ông có ưa thích một câu đặc biệt nào trong kinh mà đem ra chia sẻ với nhân viên?

A.

Mainly I tell them “Do your work without expecting any return out of it.” It is called Asangathu Vaa. You do it for the sake of the society, of the organization you work for.

Đ:

Chủ yếu thì tôi thường khuyên họ, “Hãy làm việc mà không chờ đợi một lợi lộc nào”. Đức tính này có tên là Asangathu Vaa. Chúng ta làm việc cho lợi ích của xã hội, cho lợi ích của tổ chức mà chúng ta phục vụ.

Q.

You’ll be serving as an adviser on the Indian Railways safety committee. What else is in your future after you retire?

H:

Ông có chương trình gì sau khi về hưu?

A.

No particular plan, except to retire really and spend more time on spirituality.

Đ:

Không có gì đặc biệt, ngoại trừ tôi muốn thực sự về hưu và dành thêm nhiều thì giờ cho chuyện tâm linh.

Q.

Would you sit on the Lokpal board if asked?

H:

Ông có sẽ nhận ngồi trong Ủy Ban Lokpal (3) nếu được mời?

A.

No, no I would not like to take up any of these responsibilities. I am in the fag end of my life.

Đ: Không, không, ở cái tuổi già yếu này, tôi không muốn nhận những trách nhiệm như thế.

Translated by Sông Hằng

Chú thích

(1) Trong những tháng qua, phong trào quần chúng chống tham nhũng tại Ấn Độ đã lên cao với hàng loạt cuộc biểu tình có hàng chục ngàn người tham dự nhằm hỗ trợ cuộc tuyệt thực của một cụ già 74 tuổi bình dị, tên Kisan Baburao Hazare (được dân chúng mệnh danh là “Anna”, có nghĩa là “người anh cả”). Dưới áp lực của quần chúng và sau khi đàn áp phong trào chống tham nhũng, bỏ tù ông Hazare, cuối cùng chính quyền của Thủ tướng Manmohan Singh đã phải nhượng bộ, chấp nhận cứu xét những sửa đổi pháp lý mà ông Hazare đòi hỏi.

(2) Bhagavad Gita: một trong những quyển kinh cổ của Ấn Độ nằm trong truyền thống Veda. Trong đó, Đức Krishna giảng về những phương cách để linh hồn đạt tới Đấng Tối cao. Một trong những lời dạy chủ yếu là sống và làm việc mà không mong đợi bất cứ thành quả nào của việc làm, vì tất cả đã hiến dâng cho Tối cao, và nhờ đó con người cũng nhập một với Tối cao. Lời dạy này cũng hiện diện dưới nhiều hình thức trong nhiều tín ngưỡng khác như đạo Phật, đạo Kitô, đạo Lão, và do đó được xem là một chân lý tâm linh không mang màu sắc đặc thù tôn giáo nào.

(3) Lokpal: Bộ luật về chính quyền liêm khiết, đã được đưa ra từ năm 1971 nhưng chưa bao giờ được ban hành.

http://india.blogs.nytimes.com/2011/10/05/a-conversation-with-e-sreedharan/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn