| |
America's Long-Delayed Pacific Century
| THẾ KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG BỊ TRÌ HOÃN LÂU DÀI CỦA MỸ
|
Leon Hadar The National Interest, November 21, 2011
| Leon Hadar The National Interest, 21/11/2011
|
When President Bill Clinton was hosting the Leaders Summit of the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum in Seattle in 1993, the Middle East started to feel like old news. Resisting pressure to oust Saddam Hussein and to launch new military campaigns in the Middle East, Clinton promoted a trade-liberalization agenda in East Asia and tried to transform APEC from a "talking shop" into a pillar of an Asia-centric foreign policy.
| Khi Tổng thống Bill Clinton đang chủ trì Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Seattle năm 1993, Trung Đông đã bắt đầu có cảm giác như là tin cũ. Chống lại áp lực đòi hất cẳng Saddam Hussein và mở những chiến dịch quân sự mới ở Trung Đông, Clinton đã đẩy mạnh một chương trình nghị sự về tự do hóa thương mại ở Đông Á và cố gắng biến APEC từ một “diễn đàn bàn thảo công việc” thành một trụ cột của một chính sách ngoại giao lấy châu Á làm trung tâm.
|
But when President Barack Obama hosted the leaders of the APEC forum in Honolulu, Hawaii, close to two decades after the Seattle Summit, it felt like a diplomatic Groundhog Day, with U.S. officials insisting once again that the time has come to shift American global priorities from the Middle East to the Asia-Pacific region, proclaiming the Obama administration’s vision of “America’s Pacific Century.”
| Nhưng khi Tổng thống Obama chủ trì hội nghị các lãnh đạo của diễn đàn APEC ở Honolulu, Hawaii, gần hai thập kỷ sau Hội nghị thượng đỉnh Seattle, đó dường như là một sự kiện được lặp lại mang tính ngoại giao, với việc các nhà chức trách Mỹ nhấn mạnh một lần nữa rằng đã đến lúc cần chuyển những ưu tiên toàn cầu của Mỹ từ Trung Đông sang khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tuyên bố tầm nhìn “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” của chính quyền Obama.
|
That Obama, born and raised in Hawaii, America’s self-described “first Pacific president,” is hosting the APEC leaders meeting in one of America’s territorial possessions in the Pacific was meant to symbolize these changing U.S. priorities.
| Việc Obama, sinh ra và lớn lên ở Hawaii, “Tổng thống Thái Bình Dươmg đầu tiên” tự phong của Mỹ, chủ trì cuộc họp các lãnh đạo APEC tại một trong những vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương là có ý định nhằm tượng trưng cho những ưu tiên đang thay đổi này của Mỹ.
|
“The future of politics will be decided in Asia, not Afghanistan or Iraq, and the United States will be right at the center of the action,” Hillary Clinton wrote in the November issue of Foreign Policy. She added: “Harnessing Asia's growth and dynamism is central to American economic and strategic interests and a key priority for President Obama.” Clinton stressed that America’s diplomatic and economic frontiers this century lie not in the Middle East or Europe but in Asia.
| “Tương lai của các hoạt động chính trị sẽ được quvết định ở châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay Irắc, và Mỹ sẽ ở ngay trung tâm của hành động”, Hillary Clinton viết trong số tháng 11/2011 của tạp chí “Foreign Policy”. Bà nói thêm: “Kiểm soát sự tăng trưởng và động lực của châu Á là trung tâm đối với các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và là một ưu tiên then chốt của Tổng thống Obama”. Bà Clinton nhấn mạnh rằng các đường biên giới ngoại giao và kinh tế của Mỹ trong thế kỷ này không nằm ở Trung Đông hay châu Âu mà là ở châu Á.
|
And so America once again embraces an outlook that was front and center in the Bill Clinton years, before 9/11 pulled the focus of American diplomacy and national security back to the broader Middle East. The U.S. war on global terrorism necessitated a new set of priorities. Washington invaded Afghanistan and Iraq and tried to bring democracy to the Middle East.
| Và như vậy Mỹ một lần nữa lại đi theo một quan điểm mà đã là hàng đầu và trung tâm dưới thời Bill Clinton, trước khi vụ 11/9 kéo trọng tâm của nền ngoại giao và an ninh quốc gia Mỹ trở về vùng Trung Đông rộng lớn hơn. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu của Mỹ đòi hỏi một loạt những ưu tiên mới. Oasinhtơn đã xâm lược Ápganixtan và Irắc và cố gắng đưa dân chủ tới Trung Đông.
|
Indeed, East Asian officials and pundits criticized Bush throughout his presidency for changing the course set in Seattle in 1993. He was scored for investing so much time and resource on the Mideast-centered war on terrorism while treating the dramatic geopolitical and economic changes in Asia as a global sideshow.
| Thật vậy, các quan chức và các học giả Đông Á đã chỉ trích Bush trong suốt nhiệm kỳ của ông vì thay đổi tiến trình đã được ấn định ở Seattle năm 1993. Ông bị chỉ trích vì đã đầu tư quá nhiều thời gian và tài nguyên vào cuộc chiến chống khủng bổ lấy Trung Đông làm trung tâm trong khi coi những thay đổi sâu sắc về địa chính trị và kinh tế ở châu Á như một sàn diễn toàn cầu phụ.
|
Hence, Asian diplomats were furious when former secretary of state Condoleezza Rice skipped the 2007 Association of Southeast Asian Nations' Regional Forum in Manila and instead traveled to the Middle East for discussions in Egypt and Saudi Arabia and visits to Israel and the West Bank.
| Do đó, các nhà ngoại giao châu Á đã tức giận khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không tham dự Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Manila và thay vào đó đến Trung Đông để tiến hành các cuộc thảo luận ở Ai Cập và Arập Xêút cũng như tới thăm Ixraen và Bờ Tây.
|
Adding to those angers, President George W. Bush also postponed talks with leaders of the ten ASEAN states, scheduled in Singapore for September. Instead, Bush focused his attention on the “surge” in Iraq.
| Thêm vào những sự tức giận đó, Tổng thống George W. Bush cũng đã hoãn các cuộc hội đàm với các lãnh đạo của mười nước ASEAN, dự kiến tại Xinhgapo vào tháng 9. Thay vào đó, Bush tập trung sự chú ý của mình vào “việc tăng quân” ở Irắc.
|
Even when Bush and Rice did spend time in Asia, much of their concentration was on terrorism. Asian leaders wondered why Americans invested so much effort to "remake" the Middle East, “restart" the Israeli-Palestinian “peace process” and adjudicate the bloody Iraqi tribal wars. After all, they noted, in East Asia they did not have to invade countries in order to maintain their trade and military presence.
| Ngay cả khi Bush và Rice dành thời gian ở châu Á, phần lớn sự tập trung của họ là vào chủ nghĩa khủng bố. Các nhà lãnh đạo châu Á tự hỏi rằng tại sao người Mỹ đầu tư quá nhiều nỗ lực để “tái tạo lại” Trung Đông, “tái khởi động” “tiến trình hòa bình” Ixraen-Palextin và xét xử những cuộc chiến đẫm máu giữa các bộ lạc Irắc. Họ lưu ý rằng xét cho cùng ở Đông Á Mỹ không phải xâm lược các nước để duy trì sự hiện diện thương mại và quân sự của mình.
|
And while the Americans are being pulled into Middle Eastern quagmires, the Chinese, with their much less expansive defense budgets, could devote their resources to strengthening their economy.
| Và trong khi người Mỹ đang bị lôi kéo vào vũng lầy Trung Đông, người Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng ít mở rộng hơn nhiều của mình, có thể dành các nguồn tài nguyên của họ để củng cố nền kinh tế.
|
But now most Americans are exhausted from the costly military intervention in the Middle East, and many Washington politicians recognize that a diminishing economic base is constraining America’s ability to maintain its hegemony in southwest Asia. Thus, the Obama administration has a new opportunity to reorient U.S. geostrategic priorities.
| Nhưng hiện nay phần lớn người Mỹ đã quá mệt mỏi với cuộc can thiệp quân sự tốn kém ở Trung Đông, và nhiều chính trị gia Oasinhtơn nhận ra rằng một nền tảng kinh tế suy giảm đang kiềm chế khả năng duy trì quyền bá chủ của Mỹ ở Tây Nam Á. Do đó, chính quyền Obama có một cơ hội mới để tái định hướng các ưu tiên địa chiến lược của Mỹ.
|
Indeed, Kurt Campbell, assistant secretary of state for East Asian and Pacific Affairs, said earlier this year that U.S. foreign policy needed to transition from the Middle East to Asia. “One of the most important challenges for U.S. foreign policy is to effect a transition from the immediate and vexing challenges of the Middle East to the long-term and deeply consequential issues in Asia,” Campbell said in August.
| Thật vậy, Kurt Campbell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đầu năm nay đã nói rằng chính sách ngoại giao của Mỹ cần phải chuyển từ Trung Đông sang châu Á. Campbell phát biểu vào tháng 8: “Một trong những thách thức quan trọng nhất với chính sách ngoại giao của Mỹ là tiến hành một cuộc chuyển đổi từ những thách thức trước mắt và khó chịu của Trung Đông sang các vấn đề lâu dải và có hậu quả sâu sắc ở châu Á”.
|
All of this sounds good to East Asians. And the Obama administration, moving beyond rhetoric, has increased its economic and military cooperation with South Korea, India, Australia and ASEAN countries that have called for the U.S. to expand its presence in the region as a counterweight to a more assertive China.
| Tất cả điều này nghe có vẻ tốt đẹp với người Đông Á. Và chính quyền Obama, bỏ qua sự khoa trương, đã gia tăng hợp tác kinh tế và quân sự với Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia và các nước ASEAN, những nước đã kêu gọi Mỹ mở rộng sự hiện diện của họ trong khu vực như là một đối trọng với một Trung Quốc quả quyết hơn.
|
Congress recently approved a free-trade agreement with South Korea, and Obama indicated that his administration plans to speed up negotiations on the establishment of another free-trade system, the Trans-Pacific Partnership. The initiative originated with a regional free-trade agreement among Brunei, Chile, New Zealand and Singapore, but negotiations now involve the United States, Australia, Peru, Malaysia and Vietnam. Japan might also join the effort.
| Quốc hội gần đây đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, và Obama nhấn mạnh rằng chính quyền của ông có kế hoạch đẩy mạnh các cuộc đàm phán về việc thành lập một hệ thống thương mại tự do khác, hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Sáng kiến bắt đầu với một thỏa thuận thương mại tự do khu vực giữa Brunây, Chilê, Niu Dilân và Xinhgapo, nhưng các cuộc đàm phán hiện nay bao gồm Mỹ, Ôxtrâylia, Pêru, Malaixia và Việt Nam. Nhật Bản có thể cũng tham gia nỗ lực này.
|
Washington wants to ensure that the United States assumes a leading position in this new Asian free-trade arrangement, while China prefers a looser trade arrangement that includes China, Japan, South Korea and the ASEAN nations—but excludes the United States, Australia and New Zealand.
| Oasinhtơn muốn đảm bảo rằng Mỹ sẽ đảm nhiệm một vị trí lãnh đạo trong dàn xếp thương mại tự do châu Á mới này, trong khi Trung Quốc thích một dàn xếp thương mại lỏng lẻo hơn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN – nhưng không bao gồm Mỹ, Ôxtrâylia và Niu Dilân.
|
Does that suggest President Obama will be listening more intently to the leaders of Singapore and other southeast Asian nations and spending less time with Levantine figures who spent so much time schmoozing with his Oval Office predecessor?
| Phải chăng điều đó cho thấy rằng Tổng thống Obama sẽ chú ý lắng nghe các nhà lãnh đạo Xinhgapo và các nước Đông Nam Á khác hơn và dành ít thời gian hơn với các nhân vật Cận Đông, những người đã dành quá nhiều thời gian chuyện vãn với người tiền nhiệm Phòng Ôvan của ông?
|
Still, it is essential to remember that the United States remains the leading global power in the Middle East and faces there ongoing challenges, including prospects for a costly diplomatic and military confrontation, this time with Iran.
| Tuy nhiên, cần thiết phải nhớ rằng Mỹ vẫn là cường quốc toàn cầu hàng đầu ở Trung Đông và đối mặt với các thách thức đang diễn ra tại đó, gồm cả những viên cảnh vệ một sự đối đầu ngoại giao và quân sự tốn kém, lần này là với Iran.
|
This focus is tightened by the inconclusive outcomes of the wars in Iraq and Afghanistan and the collapse of two leading pro-American leaders in the region (Egypt and Tunisia). Also, America must continue to maintain the balance of power in the region and protect the interests of its leading military partners there, including Israel, Saudi Arabia and other oil-producing states in the Persian Gulf.
| Trọng tâm này được thắt chặt bởi những kết quả không thuyết phục của các cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan cũng như sụp đổ của hai nhà lãnh đạo ủng hộ Mỹ hàng đầu trong khu vực (Ai Cập và Tuynidi). Ngoài ra, Mỹ phải tiếp tục duy trì cân bằng quyền lực trong khu vực và bảo vệ những lợi ích của các đối tác quân sự hàng đầu tại đó, bao gồm Ixraen, Arập Xêút và các nước sản xuất dầu mỏ khác ở Vịnh Ba Tư.
|
President Clinton's efforts to refocus U.S. attention on Asia took place at a time when Washington could maintain American hegemony in the Middle East on the cheap. He could walk in the Middle East and chew gum in Asia at the same time. It is not clear that Obama can repeat that performance at a time when America is only starting to withdraw from Iraq and has yet to reassess its strategy in Afghanistan and when the White House is under pressure from Israel and Saudi Arabia—as well from both Democrats and Republicans—to take military action against Iran. America's Pacific Century, alluring as it is, may have to wait.
| Những nỗ lực của Tổng thống Clinton nhằm điều chỉnh lại sự tập trung của Mỹ hướng vào châu Á đã diễn ra vào một thời điểm khi Oasinhtơn có thể duy trì quyền bá chủ Mỹ ở Trung Đông mà ít tốn kém. Ông có thể đi bộ ở Trung Đông và nhai kẹo cao su ở châu Á cùng một lúc. Không rõ ràng liệu Obama có thể lặp lại thành tích này vào thời điểm khi Mỹ chỉ đang bắt đầu rút quân khỏi Irắc và vẫn chưa đánh giá lại chiến lược của mình ở Ápganixtan và khi Nhà Trắng đang chịu sức ép từ Ixraen và Arập Xêút – cũng như từ cả những đảng viên Dân chủ và Cộng hòa – đòi có hành động quân sự chống lại Iran. Thế kỉ Thái Bình Dương của Mỹ, có vẻ quyến rũ, có thể còn phải chờ. |
Leon Hadar, a Washington-based journalist and global affairs analyst, is the author of Sandstorm: Policy Failure in the Middle East (Palgrave Macmillan, 2005). | Leon Hadar, một nhà báo tại Washington và nhà phân tích vấn đề toàn cầu, là tác giả của Bão cát: Thất bạij Chính sách ở Trung Đông (Palgrave Macmillan, 2005). |
|
|
http://nationalinterest.org/commentary/americas-long-delayed-pacific-century-6175 |
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn