Adapting to the Threat Dynamics of the 21st Century By The Honorable Donald C. Winter
| Những thách thức lớn của Mỹ trong thế kỷ 21
|
Heritage Foundation September 15, 2011
| Heritage Foundation 15/09/2011 |
Abstract: During the latter half of the 20th century, U.S. defense efforts were driven by the need to respond to the threat posed by the Soviet Union. While the Soviet threat was considerable, the U.S. response was facilitated by the focus on a single adversary. The current situation is quite different. Today, the U.S. faces a disturbingly diverse set of national security challenges ranging from Somali pirates to transnational terrorist organizations to rogue nations with nuclear weapons. In the 21st century, the only viable approach to national security is to maintain an adequately sized, trained, and equipped force that is capable of dissuading, deterring and--if necessary--defeating a diverse set of future adversaries.
| Tóm tắt: Trong nửa sau của thế kỷ 20, những nỗ lực quốc phòng Mỹ được thúc đẩy bởi sự cần thiết để đối phó với mối đe dọa của Liên Xô. Trong khi mối đe dọa của Liên Xô là đáng kể, phản ứng của Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi khi chỉ tập trung vào một kẻ thù duy nhất. Tình hình hiện nay là khá khác hẳn. Ngày nay, Mỹ phải đối mặt với một tập hợp đa dạng một cách khó chịu các thách thức an ninh quốc gia khác nhau, từ cướp biển Somalia tới các tổ chức khủng bố xuyên quốc gia cho đến các quốc gia gian lận với vũ khí hạt nhân. Trong thế kỷ 21, phương pháp tiếp cận an ninh quốc gia hữu hiệu duy nhất là duy trì một lực lượng đủ lớn, huấn luyện tốt, và được trang bị tốt có khả năng của đẩy lùi, ngăn chặn và nếu cần thiết - đánh bại một tập hợp đa dạng các đối thủ trong tương lai.
|
The national security situation in the 21st century is far different from what existed during the Cold War. Today, the U.S. faces a disturbingly diverse set of national security challenges ranging from pirates threatening U.S. citizens and world commerce off the coast of Somalia to transnational terrorist organizations, such as al-Qaeda, to rogue nations acquiring nuclear capabilities, such as North Korea. Added to these threats are the military buildup in China[1] and continuing unrest in the Middle East. These security challenges encompass a broad spectrum of threats, from improvised explosive devices to nuclear weapons. Furthermore, the location of these threats continues to shift. The U.S. focus has moved from Afghanistan to Pakistan to Libya in a matter of weeks, as the U.S. attempts to respond to ever-changing demands on its military.
| Từ nạn cướp biển đe dọa công dân Mỹ và thương mại thế giới trên biển Xômali đến các tổ chức khủng bố xuyên quốc gia như Al-Qaeda, cho tới các nước "cứng đầu" nắm trong tay khả năng hạt nhân như Bắc Triều Tiên. Kèm theo các mối đe dọa đó là sự phát triển của quân đội Trung Quốc và sự mất ổn định tiếp tục diễn ra ở Trung Đông. Những thách thức an ninh này chứa đựng hàng loạt mối đe dọa từ các thiết bị nổ tức thì đến các loại vũ khí hạt nhân. Hơn nữa địa điểm của các mối đe dọa đó tiếp tục thay đổi. Trọng tâm của Mỹ đã chuyển từ Ápganixtan đến Pakixtan, sau đó đến Libi trong những tuần gần đây do Mỹ có ý đồ đáp ứng các yêu cầu đang thay đổi về quân sự.
|
The significant reductions in U.S. military end strength after the fall of the Soviet Union have exacerbated the difficulty in dealing with this dynamic, widely dispersed, and wide-ranging threat environment. The demands for a “peace dividend” after the fall of the Berlin Wall in 1989 led to U.S. military reductions that cut the number of active duty personnel by one-third and the Army’s force structure from 18 divisions to 10 divisions.[2] Furthermore, as Secretary Robert Gates recently noted in a speech to NATO, the burden of dealing with security challenges worldwide is increasingly falling on the U.S. as other nations lack the military capability and political will to support such efforts.[3] In fact, the only viable approach to national security in the 21st century is to maintain an adequately sized, trained, and equipped force that is capable of dissuading, deterring, and—if necessary—defeating a diverse set of future adversaries.
| Việc cắt giảm sức mạnh quân sự của Mỹ sau sự sụp đổ của Liên Xô đã làm tăng khó khăn trong việc giải quyết môi trường của mối đe dọa rộng lớn, phân tán và biến động. Sau khi Bức tường Béclin sụp đổ năm 1989, Mỹ cắt giảm 1/3 quân số và cơ cấu lực lượng của Lục quân giảm từ 18 sư đoàn xuống còn 10 sư đoàn. Hơn nữa gánh nặng giải quyết các thách thức an ninh trên toàn thế ngày càng đặt trên vai quân đội Mỹ do các nước khác thiếu khả năng quân sự và quyết tâm chính trị để hỗ trợ những nỗ lực như vậy. Thực tế, giải pháp quan trọng duy nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ trong thế kỷ 21 là duy trì một lực lượng quân sự có quy mô hợp lý, trang bị hùng mạnh và được huấn luyện toàn diện để có khả năng khuất phục, ngăn chặn, và nếu cần đánh bại các kẻ thù khác nhau trong tương lai.
|
U.S. Defense Strategy During the Cold War
During the latter half of the 20th century, U.S. defense planning efforts focused on the Soviet Union and the Warsaw Pact. Force structure, positioning, and investments in weapon systems were tailored based on the understanding of the Soviet threat. The Soviet Union made huge investments in its armed forces and had access to leading technologies, as evidenced by its early successes in space, such as Sputnik. Fortunately, while some notable espionage efforts, such as the Rosenberg case, enabled the Soviets to acquire U.S. technology, most of their weapon systems were developed internally. Their development and deployment processes and procedures took a considerable amount of time and afforded the West the opportunity to observe and measure their modernization efforts. The resulting threat assessments were well documented[4] and became the basis for much of U.S. defense planning and budgeting. Joint efforts by industry and government laboratories maintained a qualitative advantage in weaponry, due in part to the Soviets' bureaucratic development and deployment processes. Technological gaps, such as those revealed with the launch of Sputnik, were closed by focused and well-funded efforts.
| Chiến lược Quốc phòng của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh
Nửa cuối thế kỷ 20, quân đội Mỹ tập trung nỗ lực vào Liên Xô và Khối Vácsava. Phát triển lực lượng, bố trí các đơn vị và đầu tư cho các hệ thống vũ khí đều dựa trên cơ sở đánh giá mối đe dọa từ Liên Xô. Liên Xô đầu tư rất lớn cho lực lượng vũ trang và đạt được các công nghệ hiện đại cả trên vũ trụ, trên không, trên biển và trên bộ, như đưa vệ tinh nhân tạo Sputnik lên quỹ đạo trái đất tháng 10/1957. Thật may mắn, mặc dù một số nỗ lực tình báo cho phép Liên Xô thu thập công nghệ của Mỹ và hầu hết các hệ thống vũ khí của họ được phát triển trong nước, nhưng tiến trình triển khai, phát triển và quy trình của Liên Xô mất thời gian khá dài, từ đó tạo cơ hội cho Mỹ và phương Tây nỗ lực hiện đại hóa quân đội. Các đánh giá chính xác mối đe dọa trở thành cơ sở cho quân đội Mỹ hoạch định tác chiến và tăng ngân sách. Ngành công nghiệp và các cơ sở nghiên cứu của Chính phủ Mỹ phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì ưu thế về số lượng vũ khí, một phần do tiến trình triển khai và phát triển vũ khí của Liên Xô khá chậm. Nhờ nỗ lực ngân sách và phát triển công nghệ, Mỹ dần dần xóa bỏ khoảng cách công nghệ với Liên Xô. |
The U.S. also believed that it had a good understanding of where the threats might appear. The makeup of the Warsaw Pact, the positioning of its forces, and the military history of geographical features, such as the Fulda Gap in Germany,[5] gave a good idea of the most probable points of conflict. Identification of these locations led to U.S. and NATO deployment strategies and the positioning of major U.S. bases in Europe and elsewhere around the Iron Curtain to respond to the projected hostile actions.
| Mỹ cũng tin tưởng và nắm chắc các mối đe dọa có thể xuất hiện ở đâu. Sự ra đời của Hiệp ước Vácsava, bố trí lực lượng của tổ chức quân sự này và lịch sử đặc điểm địa lý quân sự giúp Mỹ đánh giá chính xác những nơi có khả năng xảy ra xung đột. Trên cơ sở xác định các vị trí đó, Mỹ và NATO triển khai lực lượng và các căn cứ quan trọng ở châu Âu cũng như nhiều nơi khác xung quanh "Lá chắn Thép" nhằm đối phó với những hành động thù địch của Liên Xô và Khối Vácsava.
|
The focus on the Soviet Union was recognition of the threat embodied in the massive Soviet military force, equipped with enough nuclear weapons to destroy the free world many times over, under the control of a despotic leadership with an outspoken intent to defeat the West.[6] The U.S. strategy for the Cold War worked. U.S. and NATO forces constituted an adequate deterrent to attack by the Warsaw Pact. Finally, U.S. technology, coupled with President Ronald Reagan’s uncompromising support for the Strategic Defense Initiative, dissuaded Soviet General Secretary Mikhail Gorbachev from continuing the Cold War. Gorbachev had stated to the Politburo that the Soviet Union risked being “pulled into an arms race that is beyond our capabilities.”[7]
| Mỹ coi Liên Xô là mối đe dọa bởi Liên Xô có lực lượng quân sự hùng mạnh, được trang bị các loại vũ khí hạt nhân nhằm phá hủy thế giới tự do nhiều lần, và dưới sự kiểm soát của giới lãnh đạo độc quyền có ý đồ đánh bại phương Tây. Chiến lược của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh đã giúp lực lượng Mỹ và NATO ngăn chặn cuộc tấn công của Khối Vácsava. Cuối cùng, công nghệ Mỹ, cộng với sự ủng hộ mạnh mẽ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược của Tổng thống Ronald Reagan đã khuất phục Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev ngừng tiếp tục Chiến tranh Lạnh. Gorbachev tuyên bố trước Bộ Chính trị rằng Liên Xô có nguy cơ "bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang vượt quá khả năng của mình". |
Impact of Technology Proliferation
There is no indication that the current complex and highly dynamic security situation will similarly resolve or simplify itself in the foreseeable future. This is a period of great change, fostered in part by a technological revolution evidenced in the explosive growth of the Internet. Social media played a significant role in the rapid evolution of the “Arab Spring,” spreading it from Tunisia to Egypt to Libya in a matter of months.[8] At the same time the opposition was using the Internet to rally against President Hosni Mubarak in Egypt, al-Qaeda was using it to recruit new terrorists, train them, and coordinate operations. Al-Qaeda’s use of the Internet has been a major factor in its ability to persevere in spite of nearly 10 years of pursuit by the U.S. and its allies.[9] The U.S. has long believed that U.S. command and control technology provided a significant advantage that was beyond the technological and financial reach of all but a few near peer competitors. However, the Internet has negated much of this advantage by enabling even nonstate actors, including al-Qaeda, to employ sophisticated digital production and communications technologies at minimal expense.
| Tác động của phổ biến và phát triển công nghệ
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình hình an ninh biến động và phức tạp hiện nay sẽ giảm trong tương lai gần. Đây là một giai đoạn thay đổi lớn và sự thay đổi này được thúc đẩy một phần do cuộc cách mạng công nghệ, trong đó đặc biệt là sự bùng nổ của Internet. Các phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhanh chóng của "Mùa Xuân Arập" từ Tuynidi đến Ai Cập và Libi trong nhiều tháng. Đồng thời phe đối lập đã sử dụng Internet để phát động biểu tình chống Tổng thống Hosni Mubarak tại Aicập, Al-Qaeda sử dụng Internet để tuyển mộ những kẻ khủng bố mới, huấn luyện chúng và phối hợp hành động. Việc sử dụng Internet của Al-Qaeda trở thành một nhân tố quan trọng để tồn tại mặc dù Mỹ và đồng minh đã phát động cuộc chiến chống khủng bố kéo dài gần 10 năm. Từ lâu, Mỹ cho rằng công nghệ kiểm soát và chỉ huy của Mỹ tạo ra ưu thế hơn hẳn công nghệ của tất cả các nước, trừ một số đối thủ cạnh tranh. Nhưng Internet đã ảnh hưởng rất lớn đến ưu thế này bởi vì nó cho phép các nhân tố phi nhà nước, trong đó có Al-Qaeda, sử dụng các công nghệ thông tin liên lạc và kỹ thuật số hiện đại với chi phí rất nhỏ.
|
Regrettably, the Internet is not the only technology that has been widely disseminated. Even in impoverished third-world countries, the development of highly sophisticated weapon systems, particularly missiles and nuclear weapons, has accelerated. North Korea’s surprisingly rapid development of missile technology has been noted[10] and caused great concern. In 1998, in the first systematic review of these shortened developmental timelines, the Commission to Assess the Ballistic Missile Threat to the United States noted that “A nation that wants to develop ballistic missiles and weapons of mass destruction can now obtain extensive technical assistance from outside sources. Foreign assistance is not a wild card. It is a fact.”[11]
| Thật đáng tiếc, Internet không phải công nghệ duy nhất đã được phổ biến rộng rãi. Thậm chí tại thế giới thứ ba nghèo khổ, sự phát triển các hệ thống vũ khí hiện đại, đặc biệt các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đã phát triển mạnh. Công nghệ tên lửa của Bắc Triều Tiên phát triển nhanh chóng và gây nỗi lo ngại lớn cho Mỹ. Năm 1998, phát hiện kịp thời sự phát triển đó, Ủy ban Đánh giá Mối đe dọa từ Tên lửa Đạn đạo của Mỹ nhấn mạnh: "Hiện nay, một nước muốn phát triển các loại tên lửa đạn đạo và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật rất lớn từ các nguồn bên ngoài".
|
The commission expressed concern that the U.S. could expect reduced warning time of new missile developments. While the Soviet Union relied on indigenous development of critical technologies—a time-consuming process—new aspirants to the ballistic missile community can skip many of those developmental steps by acquiring the technology from others. The commission also pointed out that relaxed standards for accuracy, reliability, and safety among these new players has facilitated the accelerated development and that the new players are increasingly able to conceal their efforts.
| Ủy ban này sợ rằng Mỹ có thể giảm bớt các chương trình phát triển tên lửa mới. Mặc dù Liên Xô chỉ dựa vào việc phát triển các công nghệ quan trọng ở trong nước, một tiến trình mất rất nhiều thời gian, nhưng các nước mới muốn tham gia cộng đồng tên lửa đạn đạo có thể bỏ qua nhiều bước phát triển đó bằng cách mua công nghệ từ các nước khác. |
The End of Predictability
These multifold shifts in technology and societal behavior have the net effect of creating an increasingly unpredictable threat environment. The U.S. cannot know for certain who will constitute the next threat against the U.S., the origin of that threat, or the military capabilities that could be brought to bear. This has arguably been the situation for a number of years. Who forecasted U.S. engagements in Somalia or the Balkans, much less in Iraq and Afghanistan? Who anticipated Turkey’s refusal to permit U.S. forces to stage for Desert Storm or Spain’s reaction to the 2004 terrorist attack in Madrid? Who predicted the Arab Spring and NATO’s engagement in Libya?
| Chấm dứt khả năng dự báo
Những thay đổi gấp nhiều lần về công nghệ và thái độ xã hội đã tạo nên một môi trường đe dọa ngày càng khó dự đoán. Mỹ không thể biết chắc chắn nước nào sẽ là mối đe dọa tiếp theo chống lại Mỹ và không thể biết nguồn gốc mối đe dọa đó hoặc các khả năng quân sự có thể được sử dụng. Người ta cho rằng khó khăn này sẽ kéo dài một số năm. Trước kia có ai dự đoán Mỹ can dự Xômali hoặc các nước Bancăng mà ít nghĩ tới Irắc và Ápganixtan? Ai có thể dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép lực lượng Mỹ sử dụng lãnh thổ để tiến hành chiến dịch "Bão Táp Sa mạc" hoặc phản ứng của Tây Ban Nha trước các cuộc tấn công khủng bố tại Mađrít? Ai có thể dự đoán Mùa Xuân Arập và sự can dự của NATO tại Libi?
|
During the Cold War, the U.S. felt confident in focusing on preparing to counter the Soviet threat. The military capabilities developed during that time and the resulting U.S. force structure effectively deterred Soviets. They also provided what is often termed “lesser included capabilities,” which enabled the U.S. to deal with smaller challenges, such as in Grenada (1983), Libya (1986), and Panama (1989). U.S. force planning was fairly straightforward and could be defended before Congress and explained to the American public because it was based on evolving, but relatively predictable Soviet capabilities. Congress and the American people recognized the clear and present danger posed by the Soviet Union and supported funding to build up military end strength and pursue military modernization programs that led to the fall of the Berlin Wall in 1989.
| Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ cảm thấy tự tin vào các nỗ lực chuẩn bị để chống lại mối đe dọa Xôviết. Các khả năng quân sự được phát triển trong thời gian đó và tổ chức lực lượng của Mỹ đã ngăn chặn hiệu quả Liên Xô. Kế hoạch lực lượng của Mỹ hoàn toàn minh bạch và có thể được ủng hộ trước Quốc hội và được công khai trước công chúng Mỹ vì nó dựa trên cơ sở phát triển nhưng chủ yếu nhờ các khả năng từ Liên Xô. Quốc hội và công chúng Mỹ nhận thức rõ mối đe dọa của Liên Xô và ủng hộ tăng ngân sách để xây dựng sức mạnh quân sự và thực hiện các chương trình hiện đại hóa quân sự, từ đó dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Béclin năm 1989.
|
Strategies for an Era of Uncertainty
In today’s vastly different situation, the U.S. needs to effectively prosecute the war against terrorism in Iraq, Afghanistan, and wherever else al-Qaeda and its associates appear. The U.S. needs to control piracy off Somalia and dissuade and deter Iran, North Korea, and other rogue nations from hostile action, while remaining mindful that Russia still has more than 10,000 nuclear warheads[12] and that China is continuing its military buildup[13] and challenging its neighbors throughout the South China Sea. Yet the U.S. military is far smaller today than during the Cold War, and the Administration appears to have subordinated the nation’s defense needs to budget goals.[14]
| Các chiến lược trong kỷ nguyên không chắc chắn
Tình hình hiện nay rất khác, Mỹ cần tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố tại Irắc, Ápganixtan và bất cứ nơi nào xuất hiện Al-Qaeda và tay chân của chúng. Mỹ cần kiểm soát cướp biển ở biển Xômali, khuyên can và ngăn chặn Iran, Bắc Triều Tiên và các nước cứng đầu khác gây hành động thù địch, đồng thời tiếp tục ghi nhớ rằng Nga vẫn có hơn 10.000 đầu đạn hạt nhân và Trung Quốc đang tiếp tục hiện đại hóa quân đội và thách thức các nước láng giềng khắp khu vực Biển Đông. Nhưng hiện nay quân đội Mỹ ít hơn lực lượng trong thời gian Chiến tranh Lạnh và Chính phủ Mỹ dường như cắt giảm các nhu cầu của quân đội cho các mục tiêu ngân sách. |
Given the rapid pace at which threats evolve today, the U.S. needs to prepare ahead of time and not wait for a challenge to emerge. The military needs to be adequately sized, able to respond in a timely manner, and equipped to perform a wide range of missions. The speed at which unanticipated challenges can emerge and new weapons appear in the hands of U.S. adversaries makes any strategy of hopeful waiting untenable. While the American buildup during World War II[15] demonstrated America’s exceptional capabilities, those who challenge the U.S. in the future will probably not give many years of warning enabling us to prepare. Nor is the U.S. likely to have allies like Great Britain was 70 years ago, able to hold off the adversary without us.
| Thực tế, hiện nay các mối đe dọa phát triển với tốc độ nhanh chóng, do đó Mỹ cần chuẩn bị trước và không chờ đợi các thách thức nổi lên. Quân đội Mỹ cần có quy mô hợp lý để có thể hành động kịp thời với mọi tình huống và được trang bị mạnh để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ. Tốc độ mà các thách thức có thể nổi lên và các loại vũ khí nằm trong tay các kẻ thù của Mỹ làm cho bất cứ chiến lược nào cũng có khả năng bị vô hiệu hóa. Mặc dù việc xây dựng quân đội Mỹ trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ II chứng tỏ các khả năng đặc biệt của Mỹ, nhưng các nước thách thức Mỹ trong tương lai có thể không mất nhiều năm cảnh báo để cho phép Mỹ chuẩn bị. Mỹ cũng không thể có các nước đồng minh như Anh cách đây 70 năm, có thể chống lại kẻ thù mà không cần Mỹ.
|
Modern militaries need extensive training. They cannot be quickly built up by filling the ranks with conscripted recruits who receive only a few weeks of training. Effectively using modern weapons and doctrine requires extensive training and preparation. Similarly, the weapons themselves require years to develop and produce. Furthermore, the U.S. increasingly depends on other nations to provide raw materials and manufacture most products. China and other nations have long surpassed the U.S. in many key manufacturing areas.[16] America’s ability to serve as an arsenal of democracy has declined in recent years and could be challenged by others. Even a temporary reduction in defense investment accounts could grievously harm the U.S. industrial base, with profound implications for the future.
| Các quân đội hiện đại cần huấn luyện toàn diện. Họ không thể được hiện đại hóa nhanh chóng bằng cách tăng số lượng tân binh theo lệnh nhập ngũ và chỉ được huấn luyện vài tuần lễ. Sử dụng hiệu quả các loại vũ khí hiện đại đòi hỏi công tác chuẩn bị và huấn luyện toàn diện. Tương tự, bản thân các loại vũ khí đòi hỏi nhiều năm mới có thể phát triển và sản xuất. Hơn nữa, Mỹ ngày càng lệ thuộc các nước cung cấp các nhiên liệu thô và sản xuất hầu hết các sản phẩm. Trung Quốc và nhiều nước khác từ lâu đã vượt Mỹ trên nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng. Khả năng của Mỹ để được coi như một cái nôi của dân chủ đã giảm sút trong những năm gần đây và có thể bị nhiều nước khác thách thức. Thậm chí, việc cắt giảm tạm thời các khoản đầu tư quốc phòng có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho ngành công nghiệp của Mỹ và làm ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai.
|
In the 21st century, the only viable approach to national security is to maintain an adequately sized, trained, and equipped force that is capable of dissuading, deterring, and—if necessary—defeating a diverse set of future adversaries. The U.S. will likely not be able to predict the location, nature, or timing of the next military challenge. The U.S. cannot afford to assume that the future will look like the engagements in Iraq and Afghanistan, much less like the confrontation with the Soviet Union or its proxies.
| Trong thế kỷ 21, biện pháp quan trọng sống còn duy nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ là duy trì một lực lượng có quy mô hợp lý, được huấn luyện toàn diện và được trang bị các loại vũ khí hiện đại để có khả năng khuất phục, ngăn chặn và nếu cần đánh bại các kẻ thù trong tương lai. Mỹ sẽ không thể dự đoán địa điểm, bản chất, thời gian của thách thức quân sự tiếp theo. Mỹ không thể cho rằng tương lai sẽ giống như những can dự của Mỹ tại Irắc và Ápganixtan, càng không thể như cuộc đối đầu với Liên Xô hoặc các nước ủy nhiệm của Liên Xô.
|
What the U.S. Should Do
To prepare the U.S. military for the 21st century, Congress and the President should: Meet the Pentagon’s budget request. The Pentagon needs $731 billion in fiscal year 2012 and $3.6 trillion over the next five years to maintain military readiness and advance its capabilities. Ensure that U.S. forces can respond to the wide range of evolving threats emanating worldwide. The U.S. military needs to be organized, trained, and equipped to dissuade, deter, and—if necessary—defeat the broad spectrum of adversaries. Invest in the air and sea mobility assets needed to respond quickly to challenges anywhere in the world. These assets will take years to develop and produce. The U.S. cannot wait to prepare until future threats to develop. Invest in the technologies needed to continue to respond to the broad range of threats. Technology proliferation and increasing use of asymmetric capabilities necessitates a sustained investment strategy.
| Chúng ta nên làm gì
Để chuẩn bị quân đội Mỹ cho thế kỷ 21. Muốn vậy, Quốc hội và Tổng thống phải đáp ứng các đề nghị ngân sách của Lầu Năm Góc. Lầu Năm Góc cần 731 tỷ USD trong năm tài khóa 2012 và 3600 tỷ cho 5 năm tới để bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và tăng cường các khả năng; bảo đảm lực lượng Mỹ có thể đối phó với hàng loạt mối đe dọa trên thế giới. Quân đội Mỹ cần được tổ chức, huấn luyện và trang bị để khuất phục, ngăn chặn và cần thiết đánh bại tất cả các kẻ thù; đầu tư cho các tài sản cơ động trên không và trên biển cần thiết để nhanh chóng đối phó với các thách thức ở khắp nơi trên thế giới. Những tài sản này sẽ mất nhiều năm để phát triển và sản xuất. Mỹ không thể chờ đợi đến khi các mối đe dọa tương lai phát triển mới chuẩn bị; đầu tư cho các công nghệ cần thiết để tiếp tục đối phó với các mối đe dọa. Phát triển công nghệ và sử dụng ngày càng tăng các công nghệ đòi hỏi một chiến lược đầu tư lâu dài.
|
Conclusion
U.S. policymakers need to acknowledge the limitations of threat-based force planning in a worldwide security environment that is rapidly changing in increasingly unpredictable ways. Congress needs to find a way to provide the needed financial resources. This is not a matter of nation building at home versus abroad. It is a matter of ensuring the survival of America and the free world.
| Kết luận
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần hiểu được những hạn chế của kế hoạch lực lượng được dựa trên cơ sở mối đe dọa trong một môi trường an ninh toàn cầu hiện đang thay đổi nhanh chóng và ngày càng không thể dự đoán. Quốc hội Mỹ cần tìm cách cung cấp các nguồn tài chính cần thiết. Đây không phải vấn đề xây dựng quốc gia để chống lại nước ngoài. Nó là vấn đề bảo đảm sự sống còn của Mỹ và thế giới tự do.
|
Donald C. Winter has served as U.S. Secretary of the Navy (2006–2009). | Donald C. Winter là cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ (2006-2009) |
| Translated by dinh tuan anh |
http://www.heritage.org/research/reports/2011/09/adapting-to-the-threat-dynamics-of-the-21st-century |
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn