MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

Defense Strategic Guidance Chiến lược quân sự mới của Mỹ T



Defense Strategic Guidance

Chiến lược quân sự mới của Mỹ

THE WHITE HOUSE

WASHINGTON

January 3, 2012

NHÀ TRẮNG

WASHINGTON

January 3, 2012



Our Nation is at a moment of transition. Thanks to the extraordinary sacrifices of our men and women in uniform, we have responsibly ended the war in Iraq, put al-Qa'ida on the path to defeat- including delivering justice to Osama bin Laden - and made significant progress in Afghanistan, allowing us to begin the transition to Afghan responsibility. At the same time, we must put our fiscal house in order here at home and renew our long-term economic strength.

Quốc gia của chúng ta đang trong một thời điểm chuyển tiếp. Nhờ những sự hy sinh lớn lao của các quân nhân nam, nữ của chúng ta, chúng ta đã kết thúc có trách nhiệm cuộc chiến tranh ở Irắc, đưa Al Qaeda vào con đường thất bại - kể cả thực thi công lý với Osama bin Laden – và đạt được tiến bộ đáng kể ở Ápganixtan, cho phép chúng ta bắt đầu chuyển giao trách nhiệm cho Ápganixtan. Đồng thời, chúng ta phải sắp xếp lại trật tự ngôi nhà tài chính của chúng ta ở trong nước và khôi phục sức mạnh kinh tế dài hạn của chúng ta.

To that end, the Budget Control Act of2011 mandates reductions in federal spending, including defense spending. As Commander in Chief, I am determined that we meet the challenges ofthis moment responsibly and that we emerge even stronger in a manner that preserves American global leadership, maintains our military superiority and keeps faith with our troops, military families and veterans. I therefore directed this review to identify our strategic interests and guide our defense priorities and spending over the coming decade.

Vì mục đích đó, Đạo luật Kiểm soát ngân sách 2011 đã yêu cầu giảm chi phí liên bang, kể cả chi phí quốc phòng. Với tư cách là Tổng tư lệnh, tôi quyết định rằng chúng ta phải đáp ứng những thách thức của thời điểm này một cách có trách nhiệm và chúng ta nổi lên thậm chí còn mạnh hơn theo cách duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, duy trì ưu thế quân sự của chúng ta, và giữ lời hứa với binh sĩ, các gia đình quân nhân và cựu chiến binh của chúng ta. Do vậy, tôi chỉ đạo bản đánh giá này nhằm xác định rõ những lợi ích chiến lược của chúng ta và chỉ dẫn nhũng ưu tiên và chi phí phòng thủ của chúng ta trong những năm tới.

This review has been shaped by America's enduring national security interests. We seek the security of our Nation, allies and partners. We seek the prosperity that flows from an open and free international economic system. And we seek a just and sustainable international order where the rights and responsibilities of nations and peoples are upheld, especially the fundamental rights of every human being.

Đánh giá này đã được định hình bởi những lợi ích an ninh quốc gia lâu dài của Mỹ. Chúng ta tìm kiếm an ninh của quốc gia, của các đồng minh và các đối tác của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm sự thịnh vượng bắt nguồn từ một hệ thống kinh tế quốc tế mở cửa và tự do. Và chúng ta tìm kiếm một trật tự quốc tế công bằng và bền vững ở đó các quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia và các dân tộc được duy trì, đặc biệt các quyền cơ bản của mọi con người.

Indeed, as we end today's wars, we will focus on a broader range of challenges and opportunities, including the security and prosperity of the Asia Pacific. As a new generation across the Middle East and North Africa demands their universal rights, we are supporting pol i tical and economic reform and deepening partnerships to ensure regional security.

Quả thực, khi chúng ta kết thúc các cuộc chiến tranh của ngày nay, chúng ta sẽ tập trung vào một loạt rộng rãi hơn những thách thức và cơ hội, kể cả an ninh và thịnh vượng của châu Á-Thái Bình Dương. Khi một thế hệ mới khắp Trung Đông và Bắc Phi đòi hỏi các quyền lợi chung của họ, chúng ta ủng hộ cải cách chính trị và kinh tế và làm sâu sắc thêm các quan hệ đối tác để đảm bảo an ninh khu vực.

In contrast to the murderous vision of violent extremists, we are joining with allies and partners around the world to build their capacity to promote security, prosperity, and human dignity. And the growing capabilities of allies and partners, as demonstrated in the successful mission to protect the Libyan people, create new opportunities for burden-sharing.

Trái với tầm nhìn đầy sát khí của những kẻ cực đoan bạo lực, chúng ta tham gia cùng các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới để xây dựng khả năng của họ thúc đẩy an ninh, thịnh vượng, và nhân phẩm. Và khả năng ngày càng tăng của các đồng minh và đối tác, như được thể hiện trong sứ mệnh thành công để bảo vệ người dân Libi, tạo ra những cơ hội mới cho việc chia sẻ gánh nặng.

Meeting these challenges cannot be the work of our military alone, which is why we have strengthened all the tools of American power, including diplomacy and development, intelligence, and homeland security. Going forward, we will also remember the lessons of history and avoid repeating the mistakes of the past when our military was left ill-prepared for the future.

Đáp ứng những thách thức này không thể chỉ là công việc của quân đội chúng ta, điều là lý do tại sao chúng ta đã tăng cường tất cả các công cụ của sức mạnh Mỹ, bao gồm ngoại giao và phát triển, tình báo và an ninh nội địa. Tiến về phía trước, chúng ta cũng sẽ nhớ những bài học của lịch sử và tránh lặp lại những sai lầm của quá khứ, khi quân đội của chúng ta bị để trong tình trạng không được chuẩn bị tốt cho tương lai.

As we end today's wars and reshape our Armed Forces, we will ensure that our military is agile, flexible, and ready for the full range of contingencies. In particular, we will continue to invest in the capabilities critical to future success, including intelligence, surveillance, and reconnaissance; counterterrorism; countering weapons of mass destruction; operating in anti-access environments; and prevailing in all domains, including cyber.

Khi chúng ta kết thúc các cuộc chiến tranh hiện nay và định hình lại Các lực lượng vũ trang của chúng ta, chúng ta sẽ đảm bảo rằng quân đội của chúng ta là nhanh nhạy, linh hoạt, và sẵn sàng cho một loạt đầy đủ các sự việc bất ngờ. Đặc biệt, chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư vào những khả năng thiết yếu cho thành công tương lai, bao gồm tình báo, giám sát và do thám; chống khủng bố; chống vũ khí hủy diệt hàng loạt; hoạt động trong môi trường chống tiếp cận; và thắng thế trên tất cả các lĩnh vực, kể cả không gian mạng.

Most importantly, we will keep faith with our troops, military families and veterans who have borne the burden of a decade of war and who make our military the best in the world. Though we must make hard fisical choices, we will continue to prioritize efforts that focus on wounded warriors, mental health, and families. And as our newest veterans rejoin civilian life, we continue to have a moral obligation - as a government and as a Nation - to give our veterans the care, benefits, and the job opportunities they deserve.

Quan trọng nhất, chúng ta sẽ giữ lời hứa với các binh sĩ, các gia đình quân nhân và các cựu chiến binh của chúng ta những người đã mang gánh nặng của một thập kỷ chiến tranh và những người làm cho quân đội chúng ta trở thành quân đội giỏi nhất trên thế giới. Mặc dù chúng ta phải đưa ra những lựa chọn tài chính khó khăn, chúng ta sẽ tiếp tục ưu tiên những nỗ lực tập trung vào các thương binh, sức khỏe tâm thần và các gia đình. Và khi các cựu chiến binh mới nhất của chúng ta quay trở lại với cuộc sống dân sự, chúng ta tiếp tục có một cam kết theo đạo lý – với tư cách là một chính phủ và một quốc gia – đem lại cho các cựu chiến binh của chúng ta sự chăm sóc, những lợi ích và cơ hội việc làm mà họ xứng đáng được hưởng.

The fiscal choices we face are difficult ones, but there should be no doubt - here in the United States or around the world - we will keep our Armed Forces the best-trained, best-led, best-equipped fighting force in history. And in a changing world that demands our leadership, the United States of America will remain the greatest force of freedom and security that the world has ever known.

Barack Obama

Những lựa chọn tài chính mà chúng ta đối mặt là những lựa chọn khó khăn, nhưng không nên có sự nghi ngờ - ở nước Mỹ đây và trên khắp thế giới – chúng ta sẽ duy trì các lực lượng vũ trang của chúng ta là lực lượng chiến đấu được huấn luyện tốt nhất, được lãnh đạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất trong lịch sử. Và trong một thế giới đang thay đổi đòi hỏi sự lãnh đạo của chúng ta, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ vẫn là sức mạnh lớn nhất vì tự do và an ninh mà thế giới từng biết đến.

Barack Obama


THE SECRETARY OF DEFENSE

1000 DEFENSE PENTAGON

WASHINGTON, DC 20301-1000

January 5, 2012

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG

1000 DEFENSE PENTAGON

WASHINGTON , DC 20301-1000

Ngày 5/1/2012

I am releasing new strategic guidance for the Department of Defense to articulate priorities for a 21st century defense that sustains U.S. global leadership. This guidance reflects the President's strategic direction to the Department and was deeply informed by the Department's civilian and military leadership, including the Joint Chiefs of Staff, the Secretaries of the Military Departments, and the Combatant Commanders.

Tôi công bố đường lối chỉ đạo chiến lược mới đối với Bộ Quốc phòng để nêu rõ những ưu tiên cho một nền quốc phòng thế kỷ 21 duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Đường lối chỉ đạo này phản ánh đường hướng chiến lược của tổng thống đối với Bộ Quốc phòng và đã được sự thấm nhuần sâu sắc của ban lãnh đạo dân sự và quân sự Bộ Quốc phòng, bao gồm các Tham mưu trưởng liên quân, các Bộ trưởng các Bộ thuộc Bộ Quốc phòng, và các Chỉ huy Chiến đấu.

This country is at a strategic turning point after a decade of war and, therefore, we are shaping a Joint Force for the future that will be smaller and leaner, but will be agile, flexible, ready, and technologically advanced. It will have cutting edge capabilities, exploiting our technological, joint, and networked advantage. It will be led by the highest quality, battle-tested professionals. It will have global presence emphasizing the Asia-Pacific and the Middle East while still ensuring our ability to maintain our defense commitments to Europe, and strengthening alliances and partnerships across all regions. It will preserve our ability to conduct the missions we judge most important to protecting core national interests: defeating al-Qa'ida and its affiliates and succeeding in current conflicts; deterring and defeating aggression by adversaries, including those seeking to deny our power projection; countering weapons of mass destruction; effectively operating in cyberspace, space, and across all domains; maintaining a safe and effective nuclear deterrent; and protecting the homeland.

Đất nước này đang ở vào một bước ngoặt chiến lược sau một thập kỷ chiến tranh và do vậy chúng ta đang định hình một Lực lượng liên quân chủng cho tương lai sẽ nhỏ hơn và gọn nhẹ hơn, nhưng sẽ nhanh nhạy, linh hoạt, sẵn sàng và tiên tiến về công nghệ. Nó sẽ có những khả năng mũi nhọn, tận dụng lợi thế công nghệ, phối hợp và làm việc qua mạng của chúng ta. Nó sẽ được lãnh đạo bởi các nhà chuyên nghiệp được thử thách qua chiến trận và có năng lực cao nhất. Nó sẽ có sự hiện diện trên toàn cầu chú trọng đến châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông trong khi vẫn đảm bảo khả năng của chúng ta duy trì các cam kết phong thủ của chúng ta với châu Âu, và tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác khắp tất cả các khu vực. Nó sẽ duy trì khả năng cúa chúng ta tiến hành các sứ mệnh mà chúng ta đánh giá là quan trọng nhất đối với việc bảo vệ các lợi ích quốc gia cốt lõi của chúng ta: đánh bại Al Qaeda và các chi nhánh của tổ chức này cũng như thành công trong các cuộc xung đột hiện tại; ngăn chặn và đánh bại sự xâm lược của các đối thủ, kể cả những kẻ tìm cách ngăn cản việc triển khai sức mạnh của chúng ta; chống vũ khí hủy diệt hàng loạt; hoạt động có hiệu quả trong không gian mạng, không gian vũ trụ và khắp tất cả các lĩnh vực; duy trì một sự răn đe hạt nhân an toàn và có hiệu quả; và bảo vệ nội địa.

The Joint Force will be prepared to confront and defeat aggression anywhere in the world. It will have the ability to surge and regenerate forces and capabilities, ensuring that we can meet any future threats, by investing in our p~ople and a strong industrial base. It will remain the world's finest military.

Các lực lượng liên quân chủng sẽ được chuẩn bị để đương đầu và dánh bại cuộc xâm lược ở bất cứ đâu trên thế giới. Nó sẽ có khả năng tăng quân và tái lập các lực lượng và các khả năng, đảm bảo rằng chúng ta có thể đáp ứng bất cứ mối đe dọa nào trong tương lai, bằng cách đầu tư vào con người và một cơ sở công nghiệp hùng mạnh của chúng ta. Đó sẽ vẫn là quân đội thiện chiến nhất thế giới.

Leon Panetta

Leon Panetta

Sustaining U.S. Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense

Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho quốc phòng thế kỷ 21.



Introduction

The United States has played a leading role in transforming the international system over the past sixty-five years. Working with like-minded nations, the United States has created a safer, more stable, and more prosperous world for the American people, our allies, and our partners around the globe than existed prior to World War II. Over the last decade, we have undertaken extended operations in Iraq and Afghanistan to bring stability to those countries and secure our interests. As we responsibly draw down from these two operations, take steps to protect our nation’s economic vitality, and protect our interests in a world of accelerating change, we face an inflection point. This merited an assessment of the U.S. defense strategy in light of the changing geopolitical environment and our changing fiscal circumstances. This assessment reflects the President’s strategic direction to the Department and was deeply informed by the Department’s civilian and military leadership, including the Joint Chiefs of Staff, the Secretaries of the Military Departments, and the Combatant Commanders. Out of the assessment we developed a defense strategy that transitions our Defense enterprise from an emphasis on today’s wars to preparing for future challenges, protects the broad range of U.S. national security interests, advances the Department’s efforts to rebalance and reform, and supports the national security imperative of deficit reduction through a lower level of defense spending.

LỜI GIỚI THIỆU

Mỹ đóng một vai trò lãnh đạo trong việc thay đổi hệ thống quốc tế trong 65 năm qua. Làm việc với các quốc gia có chung ý kiến, Mỹ đã tạo ra một thế giới an toàn hơn, ổn định hơn, và thịnh vượng hơn cho nhân dân Mỹ, cho các đồng minh của chúng ta, và cho các đối tác của chúng ta trên khắp toàn cầu so với trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong thập kỷ qua, chúng ta đã tiến hành các hoạt động mở rộng ở Irắc và Ápganixtan và mang lại sự ổn định cho hai nước đó và đảm bảo cho những lợi ích của chúng ta. Khi chúng ta giảm bớt một cách có trách nhiệm hai hoạt động này, thực hiện các biện pháp để bảo vệ sự sống còn về kinh tế của dân tộc chúng ta, và bảo vệ những lợi ích của chúng ta trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, chúng ta phải đối mặt với một bước ngoặt. Điều này xứng đáng có một sự đánh giá về chiến lược quân sự của Mỹ dưới ánh sáng của một môi trường địa chính trị đang thay đổi và những hoàn cảnh tài chính đang thay đổi của chúng ta. Đánh giá này phản ánh phương hướng chiến lược của Tổng thống đối với Bộ Quốc phòng và được sự thấm nhuần sâu sắc bởi ban lãnh đạo dân sự và quân sự của Bộ Quốc phòng, bao gồm các Tham mưu trưởng Liên quân, các Bộ trưởng các bộ trực thuộc Bộ Quốc phòng, và các Chỉ huy Chiến đấu. Từ sự đánh giá đó chúng ta đã phát triển được một chiến lược phòng thủ làm chuyển biến thiết chế quốc phòng của chúng ta từ chú trọng vào hai cuộc chiến tranh hiện nay sang chuẩn bị ứng phó với những thách thức trong tương lai, bảo vệ hàng loạt rộng rãi những lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, thúc đẩy những nỗ lực của Bộ Quốc phòng nhằm cân bằng lại và cải cách, và ủng hộ vấn đề cấp bách về an ninh quốc gia là giảm bớt thâm hụt thông qua mức chi phí quốc phòng thấp hơn.

This strategic guidance document describes the projected security environment and the key military missions for which the Department of Defense (DoD) will prepare. It is intended as a blueprint for the Joint Force in 2020, providing a set of precepts that will help guide decisions regarding the size and shape of the force over subsequent program and budget cycles, and highlighting some of the strategic risks that may be associated with the proposed strategy.

Văn kiện hướng dẫn chiến lược này miêu tả môi trường an ninh dự kiến và các sứ mệnh quân sự then chốt mà Bộ Quốc phòng (DoD) sẽ chuẩn bị. Nó được dự định là bản kế hoạch chi tiết cho Lực lượng liên quân chủng vào năm 2020, cung cấp một loạt quy tắc sẽ góp phần hướng dẫn những quyết định liên quan đến quy mô và định hình lực lượng về chương trình tiếp theo và chu kỳ ngân sách, và làm nổi bật lên một số nguy cơ chiến lược có thể gắn liền với chiến lược đã được đề xuất.

A Challenging Global Security Environment

The global security environment presents an increasingly complex set of challenges and opportunities to which all elements of U.S. national power must be applied.

Môi trường an ninh toàn cầu gây thách thức

Môi trường an ninh toàn cầu gây ra một loạt ngày càng phức tạp các thách thức và cơ hội theo đó tất cả các yếu tố trong sức mạnh quốc gia của Mỹ phải được vận dụng.

The demise of Osama bin Laden and the capturing or killing of many other senior al-Qaida leaders have rendered the group far less capable. However, al-Qa.’ida and its affiliates remain active in Pakistan, Afghanistan, Yemen, Somalia, and elsewhere. More broadly, violent extremists will continue to threaten U.S. interests, allies, partners, and the homeland. The primary loci of these threats are South Asia and the Middle East. With the diffusion of destructive technology, these extremists have the potential to pose catastrophic threats that could directly affect our security and prosperity. For the foreseeable future, the United States will continue to take an active approach to countering these threats by monitoring the activities of non-state threats worldwide, working with allies and partners to establish control over ungoverned territories, and directly striking the most dangerous groups and individuals when necessary.

Việc tiêu diệt Osama Bin Laden và bắt giữ hoặc tiêu diệt nhiều nhà lãnh đạo cao cấp khác của Al Qaeda đã làm cho tổ chức này giảm bớt khả năng của nó. Tuy nhiên, Al Qaeda và các chi nhánh của nó vẫn hoạt động ở Pakixtan, Ápganixtan, Yêmen, Xômani, và những nơi khác. Nói rộng hơn, các phần tử cực đoan bạo lực sẽ tiếp tục đe dọa những lợi ích, các đồng minh, các đối tác, và đất nước Mỹ. Địa điểm chủ yếu của những mối đe dọa này là Nam Á và Trung Đông. Với việc phổ biến công nghệ hủy diệt, các phần tử cực đoan này có khả năng gây ra các mối đe dọa khủng khiếp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và sự thịnh vượng của chúng ta. Trong tương lai có thể thấy trước, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện một đường hướng tích cực để chống lại các mối đe dọa này bằng cách giám sát các hoạt động của các mối đe dọa phi nhà nước rộng rãi trên thế giới, làm việc với các đồng minh và đối tác nhằm thiết lập sự kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ chưa được quản lý, và trực tiếp tấn công các tổ chức và những cá nhân nguy hiểm nhất khi cần thiết.

U.S. economic and security interests are inextricably linked to developments in the arc extending from the Western Pacific and East Asia into the Indian Ocean region and South Asia, creating a mix of evolving challenges and opportunities. Accordingly, while the U.S. military will continue to contribute to security globally, we will of necessity rebalance toward the Asia-Pacific region. Our relationships with Asian allies and key partners are critical to the future stability and growth of the region. We will emphasize our existing alliances, which provide a vital foundation for Asia-Pacific security. We will also expand our networks of cooperation with emerging partners throughout the Asia-Pacific to ensure collective capability and capacity for securing common interests. The United States is also investing in a long-term strategic partnership with India to support its ability to serve as a regional economic anchor and provider of security in the broader Indian Ocean region.

Những lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ được gắn chặt với sự phát triển trong vòng cung kéo dài từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á sang khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á, tạo ra một sự kết hợp những thách thức và cơ hội đang gia tăng. Vì vậy, trong khi quân đội Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp cho an ninh toàn cầu, chúng ta sẽ nhất thiết cân bằng lại đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương . Các mối quan hệ của chúng ta với các đồng minh châu Á và các đối tác then chốt là mang tính quyết định đối với sự ổn định và tăng trưởng trong tương lai của khu vực. Chúng ta sẽ chú trọng tới những liên minh hiện tại của chúng ta, các liên minh tạo nền tảng mang tính sống còn đối với an ninh của châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cũng sẽ mở rộng các mạng lưới hợp tác của chúng ta với các đối tác đang nổi lên trên khắp châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo khả năng tập thể và khả năng đảm bảo những lợi ích chung. Mỹ cũng đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ để hỗ trợ khả năng của nước này trở thành chiếc neo kinh tế khu vực và là quốc gia đảm bảo an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương rộng rãi hơn.

Furthermore, we will maintain peace on the Korean Peninsula by effectively working with allies and other regional states to deter and defend against provocation from North Korea, which is actively pursuing a nuclear weapons program.

Hơn nữa, chúng ta sẽ duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên bằng cách làm việc có hiệu quả với các đồng minh và các nước khác trong khu vực nhằm ngăn chặn và chống lại sự khiêu khích từ Bắc Triều Tiên, quốc gia đang tích cực theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.

The maintenance of peace, stability, the free flow of commerce, and of U.S. influence in this dynamic region will depend in part on an underlying balance of military capability and presence. Over the long term, China’s emergence as a regional power will have the potential to affect the U.S. economy and our security in a variety of ways. Our two countries have a strong stake in peace and stability in East Asia and an interest in building a cooperative bilateral relationship. However, the growth of China’s military power must be accompanied by greater clarity of its strategic intentions in order to avoid causing friction in the region. The United States will continue to make the necessary investments to ensure that we maintain regional access and the ability to operate freely in keeping with our treaty obligations and with international law.....Working closely with our network of allies and partners, we will continue to promote a rules-based international order that ensures underlying stability and encourages the peaceful rise of new powers, economic dynamism, and constructive defense cooperation.

Việc duy trì hòa bình, ổn định, dòng chảy thương mại tự do, và ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực năng động này sẽ phụ thuộc một phần vào sự cân bằng cơ bản về khả năng và sự hiện diện quân sự. Về lâu dài, sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc trong khu vực sẽ có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ và an ninh của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Hai nước chúng ta có lợi ích mạnh mẽ trong hòa bình và ổn định ở Đông Á và lợi ích trong việc xây dựng mối quan hệ song phương hợp tác. Tuy nhiên, sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải đi đôi với việc làm sáng tỏ hơn những ý định chiến lược của nước này để tránh gây ra sự bất đồng trong khu vực. Mỹ sẽ tiếp tục có những đầu tư cần thiết để đảm bảo rằng chúng ta duy trì sự tiếp cận khu vực và khả năng hoạt động tự do phù hợp với những nghĩa vụ trong hiệp ước của chúng ta và với luật pháp quốc tế. Làm việc chặt chẽ với mạng lưới đồng minh và đối tác của chúng ta, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc đảm bảo sự ổn định cơ bản và khuyến khích sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới, sự năng động kinh tế, và sự hợp tác phòng thủ mang tính xây dựng.

In the Middle East, the Arab Awakening presents both strategic opportunities and challenges. Regime changes, as well as tensions within and among states under pressure to reform, introduce uncertainty for the future. But they also may result in governments that, over the long term, are more responsive to the legitimate aspirations of their people, and are more stable and reliable partners of the United States.

Ở Trung Đông, phong trào Thức tỉnh Arập tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức chiến lược. Những thay đổi chế độ, cũng như những căng thẳng bên trong và giữa các nước bị sức ép phải cải cách, gây ra sự bất trắc trong tương lai. Nhưng chúng cũng có thể dẫn đến những chính phủ mà, về lâu dài, có trách nhiệm hơn đối với những khát vọng chính đáng của người dân của họ, và là các đối tác ổn định và đáng tin cậy hơn của Mỹ.

Our defense efforts in the Middle East will be aimed at countering violent extremists and destabilizing threats, as well as upholding our commitment to allies and partner states. Of particular concern are the proliferation of ballistic missiles and weapons of mass destruction (WMD). U.S. policy will emphasize Gulf security, in collaboration with Gulf Cooperation Council countries when appropriate, to prevent Iran’s development of a nuclear weapon capability and counter its destabilizing policies. The United States will do this while standing up for Israel’s security and a comprehensive Middle East peace.....To support these objectives, the United States will continue to place a premium on U.S. and allied military presence in – and support of – partner nations in and around this region.

Những nỗ lực phòng thủ của chúng ta ở Trung Đông sẽ nhằm chống lại các phần tử cực đoan bạo lực và xua tan những mối đe dọa, cũng như giữ vững cam kết của chúng ta với các đồng minh và các nước đối tác. Mối quan tâm đặc biệt là về việc phổ biến tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Chính sách của Mỹ sẽ chú trọng vào an ninh vùng Vịnh, cộng tác với các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh khi thích hợp, nhằm ngăn chặn khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và chống lại các chính sách gây bất ổn định của nước này. Mỹ sẽ làm việc này đồng thời ủng hộ an ninh của Ixraen và hòa bình toàn diện ở Trung Đông. Để hỗ trợ các mục tiêu này, Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng sự hiện diện quân sự của Mỹ và đồng minh tại - và ủng hộ - các nước đối tác trong và xung quanh khu vực này.

Europe is home to some of America’s most stalwart allies and partners, many of whom have sacrificed alongside U.S. forces in Afghanistan, Iraq, and elsewhere. Europe is our principal partner in seeking global and economic security, and will remain so for the foreseeable future. At the same time, security challenges and unresolved conflicts persist in parts of Europe and Eurasia, where the United States must continue to promote regional security and Euro-Atlantic integration. The United States has enduring interests in supporting peace and prosperity in Europe as well as bolstering the strength and vitality of NATO, which is critical to the security of Europe and beyond. Most European countries are now producers of security rather than consumers of it. Combined with the drawdown in Iraq and Afghanistan, this has created a strategic opportunity to rebalance the U.S. military investment in Europe, moving from a focus on current conflicts toward a focus on future capabilities. In keeping with this evolving strategic landscape, our posture in Europe must also evolve. As this occurs, the United States will maintain our Article 5 commitments to allied security and promote enhanced capacity and interoperability for coalition operations.

Châu Âu là nơi có một số đồng minh và đối tác đáng tin cậy nhất của Mỹ, nhiều nước trong số đó đã hy sinh cùng với các lực lượng của Mỹ ở Ápganixtan, Irắc, và các nơi khác. Châu Âu là đối tác chủ yếu của chúng ta trong việc tìm kiếm an ninh toàn cầu và an ninh kinh tế, và vẫn sẽ như vậy trong tương lai có thể nhìn thấy trước. Đồng thời, những thách thức an ninh và các cuộc xung đột chưa được giải quyết vẫn còn dai dẳng ở các khu vực thuộc châu Âu và Á–Âu, nơi Mỹ phải tiếp tục thúc đẩy an ninh khu vực và sự hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương. Mỹ có những lợi ích lâu dài trong việc ủng hộ hòa bình và thịnh vượng ở châu Âu cũng như tăng cường sức mạnh và sinh lực của NATO, tổ chức mang tính quyết định đối với an ninh của châu Âu và vượt ra ngoài châu lục này. Hầu hết các nước châu Âu hiện là các quốc gia “sản xuất” an ninh chứ không phải “tiêu thụ” an ninh. Kết hợp với việc rút quân ở Irắc và Ápganixtan, điều này đã tạo ra một cơ hội chiến lược để cân bằng lại sự đầu tư quân sự của Mỹ ở châu Âu, chuyển từ tập trung vào các cuộc xung đột hiện nay sang tập trung vào những khả năng trong tương lai. Để phù hợp với bối cảnh chiến lược đang phát triển này, tư thế của chúng ta ở châu Âu cũng phải phát triển. Khi việc này diễn ra, Mỹ sẽ duy trì những cam kết trong Điều 5 của chúng ta đối với an ninh đồng minh và thúc đẩy tăng cường khả năng và khả năng hoạt động tương tác quốc tế cho các hoạt động của liên minh.

In this resource-constrained era, we will also work with NATO allies to develop a “Smart Defense” approach to pool, share, and specialize capabilities as needed to meet 21st century challenges. In addition, our engagement with Russia remains important, and we will continue to build a closer relationship in areas of mutual interest and encourage it to be a contributor across a broad range of issues.

Trong kỷ nguyên eo hẹp về tài lực này, chúng ta cũng sẽ làm việc với các đồng minh NATO để phát triển một đường hướng “Phòng thủ Thông minh” nhằm phối hợp, chia sẻ, và chuyên môn hóa những khả năng cần thiết để ứng phó với những thách thức của thế kỷ 21. Ngoài ra, sự can dự của chúng ta với Nga vẫn có tầm quan trọng, và chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn trong các khu vực có lợi ích chung và khuyến khích nước này trở thành quốc gia đóng góp trong hàng loạt rộng rãi các vấn đề.

Building partnership capacity elsewhere in the world also remains important for sharing the costs and responsibilities of global leadership. Across the globe we will seek to be the security partner of choice, pursuing new partnerships with a growing number of nations - including those in Africa and Latin America – whose interests and viewpoints are merging into a common vision of freedom, stability, and prosperity. Whenever possible, we will develop innovative, low-cost, and small-footprint approaches to achieve our security objectives, relying on exercises, rotational presence, and advisory capabilities.

Việc xây dựng khả năng quan hệ đối tác ở nơi khác trên thế giới cũng vẫn có tầm quan trọng trong việc chia sẻ chi phí và trách nhiệm về sự lãnh đạo toàn cầu. Trên khắp toàn cầu chúng ta sẽ tìm cách trở thành một đối tác an ninh được lựa chọn, theo đuổi các mối quan hệ đối tác mới với số lượng các quốc gia ngày càng tăng - trong đó có các nước ở châu Phi và Mỹ Latinh – mà những lợi ích và quan điểm của các nước này đang hợp dần vào một tầm nhìn chung về tự do, ổn định, và thịnh vượng. Bất cứ khi nào có thể, chúng ta sẽ phát triển những đường hướng đổi mới, chi phí thấp, và ít dấu vết nhằm đạt được các mục tiêu an ninh của chúng ta, dựa vào các cuộc tập trận, sự hiện diện luân phiên, và những khả năng tư vấn.

To enable economic growth and commerce, America, working in conjunction with allies and partners around the world, will seek to protect freedom of access throughout the global commons – those areas beyond national jurisdiction that constitute the vital connective tissue of the international system. Global security and prosperity are increasingly dependent on the free flow of goods shipped by air or sea. State and non-state actors pose potential threats to access in the global commons, whether through opposition to existing norms or other anti-access approaches. Both state and non-state actors possess the capability and intent to conduct cyber espionage and, potentially, cyber attacks on the United States, with possible severe effects on both our military operations and our homeland. Growth in the number of space-faring nations is also leading to an increasingly congested and contested space environment, threatening safety and security. The United States will continue to lead global efforts with capable allies and partners to assure access to and use of the global commons, both by strengthening international norms of responsible behavior and by maintaining relevant and interoperable military capabilities.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và thương mại, Mỹ, kết hợp với các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới, sẽ tìm cách bảo vệ quyền tự do tiếp cận khắp các tài sản chung toàn cầu - các khu vực vượt ra ngoài quyền tài phán quốc gia tạo thành một chuỗi hệ thống quốc tế kết nối mang tính sống còn. An ninh và thịnh vượng toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào dòng chảy hàng hóa tự do được vận chuyển bằng đường hàng không hoặc đường biển. Các bên tham gia nhà nước và phi nhà nước gây ra các mối đe dọa tiềm tàng đối với sự tiếp cận các tài sản chung toàn cầu, cho dù thông qua sự phản đối các chuẩn mực hiện tại hoặc các đường hướng chống tiếp cận khác. Cả các bên tham gia nhà nước lẫn phi nhà nước đều có khả năng và ý định hoạt động tình báo trên mạng và, có khả năng, tấn công trên mạng vào nước Mỹ, với những ảnh hưởng có thể nghiêm trọng đối với cả các hoạt động quân sự của chúng ta lẫn tổ quốc của chúng ta. Sự gia tăng số lượng quốc gia hoạt động trên không gian cũng dẫn đến một môi trường không gian ngày càng đông đúc và cạnh tranh, đe dọa sự an toàn và an ninh. Mỹ sẽ tiếp tục đi đầu trong những nỗ lực toàn cầu với các đồng minh và đối tác có khả năng để đảm bảo sự tiếp cận và sử dụng những tài sản chung toàn cầu, cả bằng cách tăng cường các chuẩn mực quốc tế về ứng xử có trách nhiệm lẫn bằng cách duy trì các khả năng quân sự thích hợp và có khả năng hoạt động tương tác.

The proliferation of nuclear, biological, and chemical weapons technology has the potential to magnify the threats posed by regional state actors, giving them more freedom of action to challenge U.S. interests. Terrorist access to even simple nuclear devices poses the prospect of devastating consequences for the United States. Accordingly, the Department of Defense will continue to enhance its capabilities, acting with an array of domestic and foreign partners, to conduct effective operations to counter the proliferation of WMD.

Việc phổ biến công nghệ hạt nhân, sinh học, và hóa học có khả năng phóng đại các mối đe dọa do các bên tham gia nhà nước trong khu vực gây ra, tạo cho họ tự do hành động hơn để thách thức những lợi ích của Mỹ. Sự tiếp cận của các phần tử khủng bố với ngay cả các thiết bị hạt nhân có khả năng gây ra những hậu quả tàn phá đối với nước Mỹ. Vì vậy, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục tăng cường những khả năng của mình, hành động với một loạt đối tác trong nước và nước ngoài, để tiến thành các hoạt động có hiệu quả chống lại việc phổ biến WMD.

Primary Missions of the U.S. Armed Forces

To protect U.S. national interests and achieve the objectives of the 2010 National Security Strategy in this environment, the Joint Force will need to recalibrate its capabilities and make selective additional investments to succeed in the following missions:

NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MỸ

Để bảo vệ những lợi ích quốc gia của Mỹ và đạt được những mục tiêu của Chiến lược an ninh quốc gia 2010 trong môi trường này, Lực lượng liên quân chủng sẽ cần phải đánh giá lại khả năng của mình và đầu tư có chọn lựa thêm nữa để thành công trong những nhiệm vụ sau:

Counter Terrorism and Irregular Warfare.

Acting in concert with other means of national power, U.S. military forces must continue to hold al-Qa.’ida and its affiliates and adherents under constant pressure, wherever they may be. Achieving our core goal of disrupting, dismantling, and defeating al-Qa.’ida and preventing Afghanistan from ever being a safe haven again will be central to this effort. As U.S. forces draw down in Afghanistan, our global counter terrorism efforts will become more widely distributed and will be characterized by a mix of direct action and security force assistance.

Chống chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh không chính quy.

Hành động phối hợp với các phương tiện thể hiện sức mạnh quốc gia khác, lực lượng quân sự Mỹ phải tiếp tục gây áp lực lên al-Qaeda cũng như các chi nhánh và những người ủng hộ của nó, bất kể chúng ở đâu. Đạt được mục tiêu cốt lõi của chúng ta là phá vỡ, chia cắt và đánh bại al- Qaeda cũng như ngăn ngừa Ápganixtan khỏi lại trở thành một nơi trú ẩn an toàn sẽ là trọng tâm cho nỗ lực này. Khi các lực lượng Mỹ rút dần khỏi Ápganixtan, những nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu của chúng ta sẽ trở nên được phân bố rộng rãi hơn và sẽ có đặc điểm là một sự kết hợp của hành động trực tiếp và hỗ trợ của lực lượng an ninh.

Reflecting lessons learned of the past decade, we will continue to build and sustain tailored capabilities appropriate for counter terrorism and irregular warfare. We will also remain vigilant to threats posed by other designated terrorist organizations, such as Hezbollah.

Phản ánh những bài học có được từ thập kỷ vừa qua, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng và duy trì những khả năng đã định thích ứng để chống chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh không chính quy. Chúng ta cũng sẽ vẫn cảnh giác trước những mối đe dọa đến từ các tổ chức khủng bố đã được xác định khác, như Hezbollah.

• Deter and Defeat Aggression.

U.S. forces will be capable of deterring and defeating aggression by any potential adversary. Credible deterrence results from both the capabilities to deny an aggressor the prospect of achieving his objectives and from the complementary capability to impose unacceptable costs on the aggressor. As a nation with important interests in multiple regions, our forces must be capable of deterring and defeating aggression by an opportunistic adversary in one region even when our forces are committed to a large-scale operation elsewhere. Our planning envisages forces that are able to fully deny a capable state’s aggressive objectives in one region by conducting a combined arms campaign across all domains – land, air, maritime, space, and cyberspace. This includes being able to secure territory and populations and facilitate a transition to stable governance on a small scale for a limited period using standing forces and, if necessary, for an extended period with mobilized forces. Even when U.S. forces are committed to a large-scale operation in one region, they will be capable of denying the objectives of – or imposing unacceptable costs on – an opportunistic aggressor in a second region. U.S. forces will plan to operate whenever possible with allied and coalition forces. Our ground forces will be responsive and capitalize on balanced lift, presence, and prepositioning to maintain the agility needed to remain prepared for the several areas in which such conflicts could occur.

• Ngăn chặn và đánh bại xâm lược.

Các lực lượng Mỹ sẽ có khả năng ngăn chặn và đánh bại xâm lược từ bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào. Sự răn đe đáng tin cậy bắt nguồn từ cả khả năng ngăn chặn một kẻ xâm lược có thể đạt được các mục tiêu của mình lẫn từ khả năng bổ sung để bắt kẻ xâm lược phải chịu những cái giá không thể chấp nhận được. Là một quốc gia với những lợi ích quan trọng ở nhiều khu vực, các lực lượng của chúng ta phải có khả năng ngăn chặn và đánh bại sự xâm lược của một đối thủ lợi dụng cơ hội ở một khu vực ngay cả khi các lực lượng của chúng ta đang bận tham gia vào một chiến dịch quy mô lớn ở nơi khác. Việc vạch kế hoạch của chúng ta nhìn trước được những lực lượng có thể ngăn chặn hoàn toàn những mục tiêu gây hấn của một quốc gia có khả năng trong một khu vực bằng việc tiến hành một chiến dịch quân sự kết hợp trên khắp các phạm vi: mặt đất, trên không, trên biển, trong không gian và trên mạng. Điều này bao gồm khả năng bảo vệ lãnh thổ và dân cư cũng như tạo điều kiện cho một cuộc chuyên tiếp sang sự cai trị ổn định trên một quy mô nhỏ trong một khoảng thời gian giới hạn bằng các lực lượng thường trực, và nếu cần thiết, trong một khoảng thời gian kéo dài bằng các lực lượng động viên. Ngay cả khi các lực lượng của Mỹ bận tham gia vào một chiến dịch quy mô lớn ở một khu vực, họ sẽ vẫn có thể ngăn không để cho một kẻ xâm lược lợi dụng cơ hội ở một khu vực thứ hai đạt được những mục tiêu của chúng — hoặc bắt kẻ xâm lược phải chịu những cái giá không thể chấp nhận được. Các lực lượng của Mỹ sẽ lập kế hoạch tác chiến bất cứ khi nào có thể với các lực lượng đồng minh và liên quân. Các lực lượng trên bộ của chúng ta sẽ sẵn sàng đáp trả và tận dụng khả năng vận chuyển, sự hiện diện và triển khai trước cân bằng để duy trì tính nhanh nhạy cần thiết cho việc tiếp tục sẵn sàng cho một số khu vực nơi những xung đột như vậy có thể xảy ra.

• Project Power Despite Anti-Access/Area Denial Challenges.

In order to credibly deter potential adversaries and to prevent them from achieving their objectives, the United States must maintain its ability to project power in areas in which our access and freedom to operate are challenged. In these areas, sophisticated adversaries will use asymmetric capabilities, to include electronic and cyber warfare, ballistic and cruise missiles, advanced air defenses, mining, and other methods, to complicate our operational calculus. States such as China and Iran will continue to pursue asymmetric means to counter our power projection capabilities, while the proliferation of sophisticated weapons and technology will extend to non-state actors as well. Accordingly, the U.S. military will invest as required to ensure its ability to operate effectively in anti-access and area denial (A2/AD) environments. This will include implementing the Joint Operational Access Concept, sustaining our undersea capabilities, developing a new stealth bomber, improving missile defenses, and continuing efforts to enhance the resiliency and effectiveness of critical space-based capabilities.

• Triển khai sức mạnh bất chấp những thách thức chống tiếp cận/ ngăn chặn xâm nhập khu vực.

Để răn đe một cách đáng tin cậy những đối thủ tiềm tàng và ngăn chúng đạt được những mục tiêu của mình, Mỹ phải duy trì khả năng triển khai sức mạnh ở những khu vực mà sự tiếp cận và quyền tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức. Ở các khu vực này, những đối thủ tinh thông sẽ sử dụng các khả năng không đối xứng, gồm chiến tranh điện tử và mạng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, các hệ thống phòng không tiên tiến, thủy lôi và các phương pháp khác để làm rắc rối thêm tính toán hoạt động của chúng ta. Những quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi những biện pháp không tương xứng để chống lại các khả năng triển khai sức mạnh cúa chúng ta, trong khi sự phổ biến nhanh của các vũ khí và công nghệ tinh vi cũng sẽ mở rộng đến những bên tham gia phi quốc gia. Do đó, quân đội Mỹ sẽ đầu tư như được yêu cầu để đảm bảo khả năng hoạt động có hiệu quả của mình trong những điều kiện chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD). Điều này sẽ bao gồm việc thực hiện Khái niệm tiếp cận hoạt động chung, duy trì khả năng dưới biển của chúng ta, phát triển một loại máy bay tàng hình mới, cải thiện cảc hệ thống phòng thủ tên lửa và tiếp tục những nỗ lực nâng cao sức phục hồi và tính hiệu quả của các khả năng then chốt đặt cơ sở trên không gian.

• Counter Weapons of Mass Destruction.

U.S. forces conduct a range of activities aimed at preventing the proliferation and use of nuclear, biological, and chemical weapons.

These activities include implementing the Cooperative Threat Reduction (Nunn-Lugar) Program, and planning and operations to locate, monitor, track, interdict and secure WMD and WMD-related components and the means and facilities to make them. They also include an active whole-of-government effort to frustrate the ambitions of nations bent on developing WMD, to include preventing Iran’s pursuit of a nuclear weapons capability. In partnership with other elements of the U.S. Government, DoD will continue to invest in capabilities to detect, protect against, and respond to WMD use, should preventive measures fail.

• Chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Các lực lượng Mỹ tiến hành một loạt những hoạt động nhằm vào việc ngăn ngừa sự phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học. Những hoạt động này bao gồm thực hiện Chương trình hợp tác giảm thiểu đe dọa (Nunn-Lugar), cũng như kế hoạch và các chiến dịch xác định vị trí, giám sát, theo dõi, ngăn chặn và đảm bảo sự an toàn của vũ khí hủy diệt hàng loạt và các thành phần liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như các biện pháp và phương tiện để tạo ra chúng. Chúng cũng bao gồm một nỗ lực toàn chính phủ tích cực để phá vỡ tham vọng của các quốc gia nhất quyết phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, gồm ngăn chặn việc theo đuổi khả năng vũ khí hạt nhân của Iran. Trong sự cộng tác với các bộ phận khác của Chính phủ Mỹ, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục đầu tư vào các khả năng phát hiện, bảo vệ chống lại và phản ứng với việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, nếu các biện pháp phòng ngừa thất bại.

• Operate Effectively in Cyberspace and Space.

Modern armed forces cannot conduct high-tempo, effective operations without reliable information and communication networks and assured access to cyberspace and space. Today space systems and their supporting infrastructure face a range of threats that may degrade, disrupt, or destroy assets. Accordingly, DoD will continue to work with domestic and international allies and partners and invest in advanced capabilities to defend its networks, operational capability, and resiliency in cyberspace and space.

• Tác chiến có hiệu quả trong không gian mạng và không gian.

Các lực lượng vũ trang hiện đại không thể tiến hành những hoạt động nhịp độ cao, có hiệu quả nếu thiếu các mạng lưới thông tin và liên lạc đáng tin cậy và khả năng tiếp cận đựợc đảm bảo đối với không gian mạng và không gian. Ngày nay các hệ thống trong không gian và cơ sở hạ tầng hỗ trợ của chúng phải đối mặt với một loạt những mối đe dọa có thể làm thoái hóa, gây rối loạn, hay phá hủy các tài sản. Do đó, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục cộng tác với các đồng minh và các đối tác trong nước và quốc tế và đầu tư vào những khả năng tiên tiến để bảo vệ các mạng lưới, khả năng tác chiến, và khả năng hồi phục của mình trong không gian mạng và không gian.

• Maintain a Safe, Secure, and Effective Nuclear Deterrent.

As long as nuclear weapons remain in existence, the United States will maintain a safe, secure, and effective arsenal. We will field nuclear forces that can under any circumstances confront an adversary with the prospect of unacceptable damage, both to deter potential adversaries and to assure U.S. allies and other security partners that they can count on America’s security commitments. It is possible that our deterrence goals can be achieved with a smaller nuclear force, which would reduce the number of nuclear weapons in our inventory as well as their role in U.S. national security strategy.

• Duy trì một sự răn đe hạt nhân an toàn, đảm bảo và có hiệu quả.

Chừng nào vũ khí hạt nhân vẫn còn tồn tại, Mỹ sẽ duy trì một kho vũ khí an toàn, đảm bảo và có hiệu quả. Chúng ta sẽ triển khai các lực lượng hạt nhân mà trong bất cứ trường hợp nào có thể đương đầu với một đối thủ với viễn cảnh thiệt hại không thể chấp nhận được, nhằm cả răn đe những đối thủ tiềm tàng lẫn đảm bảo cho các đồng minh và các đối tác an ninh khác của Mỹ rằng họ có thể trông cậy vào những cam kết an ninh của Mỹ. Có khả năng rằng những mục tiêu răn đe của chúng ta có thể đạt được với một lực lượng hạt nhân nhỏ hơn, mà sẽ giảm bớt số lượng vũ khí hạt nhân trong kho dự trữ của chúng ta cũng như vai trò của chúng trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.

• Defend the Homeland and Provide Support to Civil Authorities.

U.S. forces will continue to defend U.S. territory from direct attack by state and non-state actors. We will also come to the assistance of domestic civil authorities in the event such defense fails or in case of natural disasters, potentially in response to a very significant or even catastrophic event. Homeland defense and support to civil authorities require strong, steady–state force readiness, to include a robust missile defense capability. Threats to the homeland may be highest when U.S. forces are engaged in conflict with an adversary abroad.

• Phòng thủ nội địa và cung cấp sự hỗ trợ các nhà chức trách dân sự.

Các lực lượng của Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi cuộc tấn công trực tiếp của các bên tham gia nhà nước và phi nhà nước. Chúng ta cũng sẽ tiến tới hỗ trợ các nhà chức trách dân sự trong nước trong tình huống như phòng thủ thất bại hoặc trong các trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên, có khả năng đối phó với một tình huống thực sự quan trọng hay thậm chí thảm khốc. Phòng thủ nội địa và hỗ trợ các nhà chức trách dân sự đòi hỏi sự sẵn sàng về lực lượng trong tình trạng mạnh mẽ, kiên định, kể cả một khả năng phòng thủ tên lửa vững chắc.. Những mối đe dọa đối với nội địa có thể là cao nhất khi các lực lượng của Mỹ tham gia xung đột với một kẻ thù ở nước ngoài.

• Provide a Stabilizing Presence.

U.S. forces will conduct a sustainable pace of presence operations abroad, including rotational deployments and bilateral and multilateral training exercises. These activities reinforce deterrence, help to build the capacity and competence of U.S., allied, and partner forces for internal and external defense, strengthen alliance cohesion, and increase U.S. influence. A reduction in resources will Sustaining U.S. Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense require innovative and creative solutions to maintain our support for allied and partner interoperability and building partner capacity. However, with reduced resources, thoughtful choices will need to be made regarding the location and frequency of these operations.

• Đem lại một sự hiện diện ổn định.

Các lực lượng của Mỹ sẽ tiến hành một nhịp độ có thể duy trì được các hoạt động hiện diện ở nước ngoài, trong đó có những sự triển khai luân chuyển và các hoạt động huấn luyện song phương và đa phương. Những hoạt động này củng cố sự răn đe, giúp xây dựng khả năng và năng lực của Mỹ, các lực lượng đồng minh và đối tác cho công tác phòng thủ bên trong và bên ngoài, tăng cường sự cố kết của liên minh, và làm gia tăng ảnh hưởng của Mỹ. Một sự giảm bớt các nguồn lực sẽ đòi hỏi những giải pháp mang tính đổi mới và sáng tạo nhằm duy trì sự hỗ trợ của chúng ta đối với khả năng cùng nhau tác chiến của đồng minh và đối tác và việc xây dựng khả năng của đối tác. Tuy nhiên, với các nguồn lực bị giảm bớt, cần thiết phải đưa ra những lựa chọn thấu đáo về địa điểm và tính thường xuyên của nhũng hoạt động này.

• Conduct Stability and Counterinsurgency Operations.

In the aftermath of the wars in Iraq and Afghanistan, the United States will emphasize non-military means and military-to-military cooperation to address instability and reduce the demand for significant U.S. force commitments to stability operations. U.S. forces will nevertheless be ready to conduct limited counterinsurgency and other stability operations if required, operating alongside coalition forces wherever possible. Accordingly, U.S. forces will retain and continue to refine the lessons learned, expertise, and specialized capabilities that have been developed over the past ten years of counterinsurgency and stability operations in Iraq and Afghanistan. However, U.S. forces will no longer be sized to conduct large-scale, prolonged stability operations.

• Tiến hành các hoạt động ổn định và chống nổi loạn.

Sau các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan, Mỹ sẽ chú trọng những biện pháp phi quân sự và hợp tác giữa quân đội với quân đội để đối phó với sự bất ổn định và giảm bớt nhu cầu về những sự tham gia đáng kể của lực lượng Mỹ trong các hoạt động ổn định. Các lực lượng Mỹ tuy thế sẽ sẵn sàng tiến hành chống nổi loạn có giới hạn và các hoạt động ổn định khác nếu cần, hoạt động bên cạnh các lực lượng liên minh ở bất cứ đâu có thể. Do đó, các lực lượng Mỹ sẽ duy trì và tiếp tục trau dồi những bài học đã tiếp thu được, sự tinh thông và những khả năng được chuyên môn hóa đã được phát triển trong 10 năm các hoạt động chống nổi loạn và ổn định ở Irắc và Ápganixtan. Tuy nhiên, các lực lượng Mỹ sẽ không còn ở tầm cỡ để tiến hành các hoạt động ổn định quy mô lớn, kéo dài.

• Conduct Humanitarian, Disaster Relief, and Other Operations.

The nation has frequently called upon its Armed Forces to respond to a range of situations that threaten the safety and well-being of its citizens and those of other countries. U.S. forces possess rapidly deployable capabilities, including airlift and sealift, surveillance, medical evacuation and care, and communications that can be invaluable in supplementing lead relief agencies, by extending aid to victims of natural or man-made disasters, both at home and abroad. DoD will continue to develop joint doctrine and military response options to prevent and, if necessary, respond to mass atrocities. U.S. forces will also remain capable of conducting non-combatant evacuation operations for American citizens overseas on an emergency basis.

• Tiến hành các hoạt động nhân đạo, cứu trợ thảm họa và các hoạt động khác.

Quốc gia này thường xuyên kêu gọi Các lực lượng Vũ trang của mình đối phó một loạt tình hình đe dọa sự an toàn và phúc lợi của người dân nước mình cũng như các nước khác. Các lực lượng Mỹ có những khả năng có thể triển khai nhanh chóng, bao gồm không vận và hải vận, giám sát, sơ tán và chăm sóc y tế, và thông tin liên lạc, có thể là vô giá trong việc phụ thêm cho các cơ quan cứu trợ hàng đầu, bằng cách dành sự giúp đỡ cho các nạn nhân của thiên tai và thảm họa do con người gây ra, cả trong và ngoài nước. Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phát triển học thuyết chung và những sự lựa chọn phản ứng quân sự để ngăn chặn, và nếu cần, chống lại những hành động tàn ác trên quy mô lớn. Các lực lượng Mỹ cũng sẽ vẫn có khả năng tiến hành các hoạt động sơ tán phi chiến đấu đối với các công dân Mỹ ở nước ngoài trên cơ sở cần thiết.

The aforementioned missions will largely determine the shape of the future Joint Force. The overall capacity of U.S. forces, however, will be based on requirements that the following subset of missions demand: counter terrorism and irregular warfare; deter and defeat aggression; maintain a safe, secure, and effective nuclear deterrent; and defend the homeland and support civil authorities.

Những sứ mệnh được nói đến ở trên sẽ phần lớn định hình Lực lượng liên quân chủng tương lai. Tuy nhiên, toàn bộ khả năng của các lực lượng Mỹ sẽ được dựa trên những yêu cầu mà tập hợp những sứ mệnh sau đây đòi hỏi: chống khủng bố và chiến tranh không chính quy; ngăn chặn và đánh bại xâm lược; duy trì một sự răn đe hạt nhân an toàn, đảm bảo và có hiệu quả; và bảo vệ tổ quốc và hỗ trợ các nhà chức trách dân sự.

TOWARD THE JOINT FORCE OF 2020

To ensure success in these missions, several principles will guide our force and program development. First, given that we cannot predict how the strategic environment will evolve with absolute certainty, we will maintain a broad portfolio of military capabilities that, in the aggregate, offer versatility across the range of missions described above. The Department will make clear distinctions both among the key sizing and shaping missions listed above and between these mission areas and all other areas of the defense program. Wholesale divestment of the capability to conduct any mission would be unwise, based on historical and projected uses of U.S. military forces and our inability to predict the future. Likewise, DoD will manage the force in ways that protect its ability to regenerate capabilities that might be needed to meet future, unforeseen demands, maintaining intellectual capital and rank structure that could be called upon to expand key elements of the force.

HƯỚNG TỚI LỰC LƯỢNG LIÊN QUẦN CHỦNG CỦA NĂM 2020

Để đảm bảo thành công trong những nhiệm vụ này, một vài nguyên tắc sẽ chỉ đạo sự phát triển lực lượng và chương trình của chúng ta. Thứ nhất, do chúng ta không thể dự đoán môi trường chiến lược sẽ tiến triển như thế nào với sự chắc chắn tuyệt đối, chúng ta sẽ duy trì một danh mục vốn đầu tư rộng lớn những khả năng quân sự mà gộp chung lại đem lại tính đa dụng xuyên suốt một loạt nhiệm vụ được miêu tả ở trên. Bộ sẽ phân biệt rõ cả trong những nhiệm vụ xác định quy mô và định hình chủ chốt được liệt kê ở trên lẫn giữa những lĩnh vực nhiệm vụ này và tất cả những lĩnh vực khác của chương trình phòng thủ. Việc loại bỏ hàng loạt khả năng tiến hành bất cứ nhiệm vụ nào sẽ là thiếu khôn ngoan, dựa trên những sự sử dụng mang tính lịch sử và được dự kiến của các lực lượng quân sự Mỹ và việc chúng ta không có khả năng dự đoản tương lai. Cũng như vậy, Bộ Quốc phòng sẽ quản lý lực lượng theo những cách thức bảo vệ khả năng của bộ phục hồi những năng lực có thể được cần đến để đáp ứng những nhu cầu trong tương lai, không lường trước được, duy trì nguồn vốn trí thức và cơ cấu cấp bậc có thể cần đến để mở rộng những yêu tố chủ chốt của lực lượng.

Second, we have sought to differentiate between those investments that should be made today and those that can be deferred. This includes an accounting of our ability to make a course change that could be driven by many factors, including shocks or evolutions in the strategic, operational, economic, and technological spheres. Accordingly, the concept of “reversibility” – including the vectors on which we place our industrial base, our people, our active-reserve component balance, our posture, and our partnership emphasis – is a key part of our decision calculus.

Thứ hai, chúng ta đã tìm cách phân biệt giữa những đầu tư phải thực hiện hôm nay và những đầu tư có thể trì hoãn. Điều này bao gồm một sự tính toán khả năng của chúng ta để tạo ra một sự thay đổi tiến trình có thể bị tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó có những cú sốc hay những sự tiến triển trong phạm vi chiến lược, tác chiến, kinh tế và công nghệ. Do đó, khái niệm “kha năng có thể đảo ngược” – bao gồm những véctơ mà trên đó chúng ta đặt nền tảng công nghiệp của chúng ta, con người của chúng ta, sự cân bằng thành phần quân dự bị – tại ngũ của chúng ta, tư thế của chúng ta, và sự chú trọng quan hệ đối tác của chúng ta – là một phần chủ chốt trong tính toán quyết định của chúng ta.

Third, we are determined to maintain a ready and capable force, even as we reduce our overall capacity. We will resist the temptation to sacrifice readiness in order to retain force structure, and will in fact rebuild readiness in areas that, by necessity, were deemphasized over the past decade. An ill-prepared force will be vulnerable to corrosion in its morale, recruitment, and retention. Unless we are prepared to send confident, well-trained, and properly equipped men and women into battle, the nation will risk its most important military advantage – the health and quality of the All-Volunteer Force.

Thứ ba, chúng ta quyết tâm duy trì một lực lượng sẵn sàng và có khả năng, ngay cả khi chúng ta giảm bớt toàn bộ lực lượng của mình. Chúng ta sẽ chổng lại cám dỗ hy sinh sự sẵn sàng để giữ lại cơ cấu lực lượng, và trên thực tế sẽ xây dựng lại sự sẵn sàng ở những lĩnh vực mà, do cần thiết, không được chú trọng trong thập kỷ trước. Một lực lượng được chuẩn bị yếu kém sẽ dễ bị xói mòn về nhuệ khí, về khả năng gia nhập và ở lại quân ngũ của mình. Trừ phi chúng ta sẵn sàng cử những quân nhân nam và nữ đáng tin cậy, được huấn luyện tốt và trang bị đầy đủ vào chiến trường, quốc gia sẽ có nguy cơ mất đi lợi thế quân sự quan trọng nhất của mình – sức khỏe và chất lượng của Lực lượng Hoàn toàn tự nguyện.

Fourth, the Department must continue to reduce the “cost of doing business”. This entails reducing the rate of growth of manpower costs, finding further efficiencies in overhead and headquarters, business practices, and other support activities before taking further risk in meeting the demands of the strategy. As DoD takes steps to reduce its manpower costs, to

include reductions in the growth of compensation and health care costs, we will keep faith with those who serve.

Thứ tư, Bộ phải tiếp tục giảm bớt “chi phí kinh đoanh”. Điều này đòi hỏi giảm bớt tỷ lệ gia tăng chi phí nhân lực, tìm kiếm những hiệu quả hơn nữa ở cấp trên và sở chỉ huy, các hoạt động kinh doanh, và những hoạt động hỗ trợ khác trước khi gánh rủi ro hơn nữa trong việc đáp ứng các đòi hỏi của chiến lược. Khi Bộ Quốc phòng có những bước nhằm cắt giảm các chi phí nhân lực của mình, kể cả những sự cắt giảm trong gia tăng chi phí bồi thường và chăm sóc y tế, chúng ta sẽ giữ lời hứa với những người đang phụng sự.

During the past decade, the men and women who comprise the All-Volunteer Force have shown versatility, adaptability, and commitment, enduring the constant stress and strain of fighting two overlapping conflicts. They have also endured prolonged and repeated deployments. Some – more than 46,000 men and women – have been wounded, and still others – more than 6,200 members of the Armed Forces – have lost their lives. As the Department reduces the size of the force, we will do so in a way that respects these sacrifices. This means, among other things, taking concrete steps to facilitate the transition of those who will leave the service. These include supporting programs to help veterans translate their military skills for the civilian workforce and aid their search for jobs.

Trong thập kỷ qua, những quân nhân nam và nữ cùng tạo thành Lực lượng Hoàn toàn Tự nguyện đã tỏ rõ sự tháo vát, khả năng thích nghi, và lòng trung thành, chịu đựng tình trạng căng thẳng dai dẳng của việc phải tiến hành hai cuộc xung đột chồng chéo nhau. Họ cũng chịu đựng những cuộc triển khai kéo dài và liên tục. Một số người – hơn 46.000 quân nhân nam và nữ – đã bị thương, và còn những người khác – hơn 6.200 thành viên của Các lực lượng vũ trang – đã hy sinh mạng sống của mình. Khi Bộ giảm bớt quy mô lực lượng, chúng ta sẽ làm như vậy theo một cách thức tôn trọng những hy sinh đó. Trong số những thứ khác, điều này có nghĩa là tiến hành những bước cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi của những người sẽ rời quân ngũ. Những bước này bao gồm các chương trình hỗ trợ nhằm giúp các cựu chiến binh chuyển những kỹ năng quân sự của họ cho lực lượng lao động dân sự và giúp đỡ họ tìm công ăn việc làm.

Fifth, it will be necessary to examine how this strategy will influence existing campaign and contingency plans so that more limited resources may be better tuned to their requirements. This will include a renewed emphasis on the need for a globally networked approach to deterrence and warfare.

Thứ năm, điều cần thiết là phải xem xét chiến lược này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chiến dịch hiện có và các kế hoạch cho tình huống bất ngờ để những nguồn lực có giới hạn hơn nữa có thể được điều chỉnh cho phù hợp hơn với những đòi hỏi của chúng. Điều này sẽ bao gồm một sự chú trọng được khôi phục lại vào sự cần thiết phải có một đường hướng kết nối toàn cầu đối với sự răn đe và chiến tranh.

Sixth, the Department will need to examine the mix of Active Component (AC) and Reserve Component (RC) elements best suited to the strategy. Over the past decade, the National Guard and Reserves have consistently demonstrated their readiness and ability to make sustained contributions to national security. The challenges facing the United States today and in the future will require that we continue to employ National Guard and Reserve forces. The expected pace of operations over the next decade will be a significant driver in determining an appropriate AC/RC mix and level of RC readiness.

Thứ sáu, Bộ sẽ cần phải xem xét việc kết hợp các yếu tố của Thành phần Tại ngũ (AC) và Thành phần Dự bị (RC) thích hợp nhất với chiến lược. Trong thập kỷ qua, các lực lượng Cảnh vệ quốc gia và Dự bị đã kiên định tỏ rõ sự sẵn sàng và khả năng của họ để có những đóng góp bền bỉ đối với an ninh quốc gia. Những thách thức mà Mỹ phải đối mặt ngày nay và trong tương lai sẽ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục triển khai các lực lượng Cảnh vệ quốc gia và Dự bị. Nhịp độ được mong đợi của các hoạt động tác chiến trong thập kỷ tới sẽ là một động lực đáng kể trong việc quyết định một sự kết hợp thích hợp AC/RC và mức độ sẵn sàng của RC.

Seventh, as we transition out of Iraq and draw down in Afghanistan, we will take extra measures to retain and build on key advancements in networked warfare in which joint forces have finally become truly interdependent. This imperative will shape a number of Departmental disciplines, ranging from establishing warfighting requirements to the way our forces train together.

Thứ bảy, khi chúng ta rút khỏi Irắc và giảm bớt quân ở Ápganixtan, chúng ta sẽ phải có các biện pháp bổ sung để duy trì và xây dựng dựa vào những tiến bộ chủ chốt trong chiến tranh mạng mà trong đó các lực lượng liên quân chủng cuối cùng trở nên thực sự phụ thuộc lẫn nhau. Đòi hỏi này sẽ định hình một số kỷ luật của Bộ, từ thiết lập những yêu cầu tiến hành chiến tranh tới cách thức các lực lượng của chúng ta cùng huấn luyện.

Finally, in adjusting our strategy and attendant force size, the Department will make every effort to maintain an adequate industrial base and our investment in science and technology.

Cuối cùng, trong việc điều chỉnh chiến lược và quy mô lực lượng kèm theo của chúng ta, Bộ sẽ có mọi nỗ lực nhằm duy trì một nền tảng công nghiệp thỏa đáng và đầu tư của chúng ta vào khoa học và công nghệ.

We will also encourage innovation in concepts of operation. Over the past ten years, the United States and its coalition allies and partners have learned hard lessons and applied new operational approaches in the counter terrorism, counterinsurgency, and security force assistance arenas, most often operating in uncontested sea and air environments.

Chúng ta cũng sẽ khuyến khích sự đổi mới trong những khái niệm tác chiến. Trong vòng 10 năm qua, Mỹ và các đồng minh và đối tác trong liên minh của Mỹ đã học được những bài học nghiệt ngã và đã áp dụng đường hướng tác chiến mới trong chống khủng bố, chống nổi dậy, và các vũ đài hỗ trợ lực lượng an ninh, hoạt động thường xuyên nhất trong các môi trường trên biển và trên không chưa có tranh giành.

Accordingly, similar work needs to be done to ensure the United States, its allies, and partners are capable of operating in A2/AD, cyber, and other contested operating environments. To that end, the Department will both encourage a culture of change and be prudent with its “seed corn,” balancing reductions necessitated by resource pressures with the imperative to sustain key streams of innovation that may provide significant long-term payoffs.

Do đó, công việc tương tự cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo cho Mỹ, các đồng minh, các đối tác của Mỹ có khả năng hoạt động trong những môi trường A2/AD, trên mạng, và những môi trường tác chiến có tranh giành khác. Để đạt được mục tiêu đó, Bộ sẽ phải vừa khuyến khích một nền văn hóa trao đổi vừa thận trọng với “hạt giống” của nó, cân bằng những sự cắt giảm bắt buộc phải có do những sức ép về nguồn lực với đòi hỏi phải duy trì các dòng chảy đổi mới chủ chốt có thể đem lại những lợi ích lâu dài đáng kể.

Conclusion

The United States faces profound challenges that require strong, agile, and capable military forces whose actions are harmonized with other elements of U.S. national power. Our global responsibilities are significant; we cannot afford to fail. The balance between available resources and our security needs has never been more delicate. Force and program decisions made by the Department of Defense will be made in accordance with the strategic approach described in this document, which is designed to ensure our Armed Forces can meet the demands of the U.S. National Security Strategy at acceptable risk.

KẾT LUẬN

Mỹ phải đối mặt với những thách thức sâu sắc đòi hỏi các lực lượng quân sự mạnh mẽ, nhanh nhạy, và có khả năng mà những hành động của họ hài hòa với những yếu tố khác trong sức mạnh quốc gia của Mỹ. Những trách nhiệm toàn cầu của chúng ta là đáng kể; chúng ta không thể thất bại. Sự cân bằng giữa các nguồn lực sẵn có và các nhu cầu an ninh của chúng ta chưa bao giờ mỏng manh hơn. Những quyết định về lực lượng và chương trình do Bộ Quốc phòng đưa ra sẽ được điều chính cho phù hợp với đường hướng chiến lược được miêu tả trong văn kiện này, những đường hướng được thiết kế nhằm đam bảo Các lực lượng. Vũ trang của chúng ta có thể đáp ứng các yêu cầu của Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ với rủi ro có thể chấp nhận được.



http://www.defencetalk.com/obama-us-defense-strategy-21st-century-defense-2012-document-39367/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn