MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

Losing Asia? Đang mất Á Châu


Losing Asia?

Đang mất Á Châu

Dan Blumenthal

The Weekly Standard

Dan Blumenthal

The Weekly Standard

After three decades of peace and stability in the Asia-Pacific, it is tempting to dismiss the possibility of tension and conflict in that critical region. But the breaking down of the post-Vietnam war great power peace should be a legitimate worry for the U.S. government. America's military forces have an important role to play in Asia for the foreseeable future. The questions for our military leaders are what are the Asia missions, what forces are needed, and how will we fight alongside our allies?

Sau ba thập niên hòa bình, ổn định, châu Á – Thái Bình Dương đang nỗ lực để giảm bớt những căng thẳng và xung đột trong khu vực quan trọng này. Tuy nhiên, thất bại của siêu cường Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam cho thấy chính phủ nước này có lý do để lo lắng về hòa bình. Trong tương lai gần, các lực lượng quân sự Mỹ vẫn có một vai trò quan trọng ở châu Á. Những câu hỏi cho các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta là sứ mệnh ở châu Á là gì, cần những lực lượng nào và chúng sẽ chiến đấu bên cạnh các đồng minh như thế nào?

China could soon have the capability both to establish local air supremacy and to hit any surface ship coming its way from the Western Pacific.

Trung Quốc có thể sớm có khả năng thiết lập ưu thế trên không trong khu vực và tấn công bất cứ con tàu nào đến từ Tây Thái Bình Dương.

The remarkable economic growth of the "Asian tigers"--Taiwan, Singapore, Japan, South Korea, and, more recently, China--did not happen in a vacuum. Despite domestic political pressure, American presidents decided time and again to keep substantial military forces deployed in the region. This military presence, variously referred to as the "security umbrella" or the "oxygen," set the conditions for Asian elites to embark on the policies that led to economic growth and relatively peaceful relations. Without America as guarantor, those same Asian countries would likely have engaged in costly military competitions--perhaps even wars--and many would have tried to acquire nuclear weapons. America's forward deployment of forces and its network of alliances did the job, helping Asians set themselves on a course of 30 years of prosperity.

Sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của các “con hổ châu Á”- Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây hơn là Trung Quốc - không phải ngẫu nhiên mà có. Mặc dù chịu sức ép chính trị trong nước, Các tổng thống Mỹ đã quyết định thời gian và một lần nữa tiếp tục việc triển khai lực lượng quân sự đáng kể trong khu vực. Sự hiện diện quân sự này, gọi theo nhiều cách khác nhau như là “chiếc ô an ninh” hay “Ôxy” tạo điều kiện cho các thành phần ưu tú của châu Á tiến hành các chính sách dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ tương đối hòa bình. Nếu không có sự đảm bào của Mỹ, các nước châu Á này rất rễ bị cuốn vào những cuộc chạy đua vũ trang tốn kém - thậm chí là chiến tranh - và nhiều nước sẽ cố để sở hữu được vũ khí hạt nhân. Chính việc triển khai lực lượng tiền tuyến của Mỹ và mạng lưới các đồng minh của nước này đã giúp châu Á ổn định và thịnh vượng trong 30 năm qua.

Yet, today, there are a number of developments that threaten the region's stability.

Nhưng nay, có một số diễn biến đang đe dọa sự ổn định khu vực.

First, North Korea has conventional missiles that can destroy Seoul and gravely damage Japan. It also has a nuclear arsenal. The North's brutal dictatorship could, moreover, suddenly collapse: leaving South Korea, Japan, the United States, and China scrambling to find and secure weapons of mass destruction while stabilizing the state. The allies and China have very different notions about what a secure Korean Peninsula means. China's pursuit of its own goals during a crisis is a recipe for trouble.

Thứ nhất, Bắc Triều Tiên có những tên lửa thông thường có thể phá hủy Seoul và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhật Bản. Nước này cũng có một kho vũ khí hạt nhân. Hơn nữa chế độ độc tài Bắc Triều Tiên có thể sụp đổ bất cứ lúc nào: để lại cho Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc vừa phải tranh nhau tìm kiếm và đảm bảo an toàn cho số vũ khí hủy diệt hàng loạt này vừa phải ổn định tình hình đất nước. Các nước đồng minh và Trung Quốc có những quan niệm rất khác nhau về an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Sự theo đuổi những mục tiêu riêng của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng chính là chỗ khó của vấn đề.

Second, Southeast Asia suffers the scourge of radical Islam. The U.S. military may be called upon to help respond to terrorist attacks--as it has been doing, with a light footprint, for almost a decade in the Philippines.

Thứ hai, Đông Nam Á phải gánh chịu hậu quả của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Quân đội Mỹ có thể được kêu gọi giúp đỡ đáp trả những cuộc tấn công khủng bố-- như họ đã từng làm, một cách nhẹ nhàng, trong hầu hết một thập niên qua ở Philipines.

And then there is China, which has the greatest potential to undermine the Asia-Pacific peace. China has translated its economic resources into an impressive and growing military arsenal. Its Second Artillery ballistic and cruise missile forces pose a particular threat to U.S. and allied air supremacy in the "first island chain" (Japan, Taiwan, and the Philippines). China's missiles could seriously damage and ground most U.S. air assets at our most important Pacific base--Kadena in Japan. The Second Artillery is refining a land-based anti-ship ballistic missile. China could soon have the capability both to establish local air supremacy and to hit any surface ship coming its way from the Western Pacific.

Và sau cùng là Trung Quốc, nước có khả năng phá vỡ hòa bình, ổn định của châu Á – Thái Bình Dương nhiều nhất. Trung Quốc đã chuyển đổi tiềm lực kinh tế của nước này thành kho quân sự một cách ấn tượng với cường độ ngày càng tăng. Lực lượng pháo thủ thứ hai với tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của nước này đang tạo ra mối đe dọa đặc biệt với Hoa Kỳ và ưu thế của không quân đồng minh trong “chuỗi đảo thứ nhất” (Nhật Bản, Đài Loan và Philipines). Tên lửa của Trung Quốc có thể gây thiệt hại nặng nề và ngăn chặn các máy bay cất cánh từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản -- căn cứ quan trọng nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương. Thế hệ pháo thủ thứ hai đang cải tiến một loại tên lửa đạn đạo chống tàu trên đất liền. Trung Quốc sẽ sớm có khả năng thiết lập ưu thế không quân trong khu vực và tấn công bất kỳ con tàu nào đến từ Tây Thái Bình Dương.

China has a growing fleet of diesel and nuclear submarines. The diesel boats, which can stay longer undersea, carry arsenals sufficient to enforce a blockade of Taiwan and threaten surface ships in and around China's littorals. With a new base in Hainan Island, China's nuclear submarine force has easy access to the South China Sea and the Malacca Strait. Given historic Sino-Indian mistrust and America's reliance on the Indian Ocean for its own energy trade, China's ability to cause mischief at critical Pacific and Indian Ocean chokepoints is a serious strategic development.

Trung Quốc đang phát triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng dầu diesel và năng lượng hạt nhân. Loại tàu chạy dầu diesel này có thể lặn dưới biển lâu hơn và mang theo những kho vũ khí đủ để gây sức ép phong tỏa Đài Loan và đe dọa các tàu nổi trên mặt nước trong và xung quanh vùng ven biển Trung Quốc. Với một căn cứ mới trên đảo Hải Nam, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận biển Đông và eo biển Malacca. Sự thiếu tin tưởng lịch sử trong quan hệ Trung - Ấn và việc buôn bán năng lượng của Mỹ phụ thuộc vào Ấn Độ Dương cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ gây tổn hại ở những chỗ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một diễn biến chiến lược quan trọng.

Some experts argue that just because China has developed these capabilities does not mean that it will use them to threaten America or its allies. India, too, the logic goes, is undertaking a military modernization program. This is simply what great powers do. But it is the character of a rising power that matters. Those who take comfort in the assertion that "all great powers do it" should consider China's revanchist claims, its troubling international activities, and its internal dynamics.

Một số chuyên gia nhận định rằng việc Trung Quốc phát triển những khả năng đó không có nghĩa là nước này sẽ dùng chúng để đe dọa Mỹ và các nước đồng minh. Điều này cũng logic với Ấn độ, nước này đang bắt đầu tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân sự. Đơn giản đây chỉ là điều mà cường quốc làm. Nhưng bản chất của cường quốc đang trỗi dậy mới là vấn đề đáng lo ngại. Những ai thỏa mãn với nhận định “tất cả các cường quốc đều làm điều đó” nên xem xét những tuyên bố của những người theo chính sách thù hằn của Trung Quốc, những hoạt động quốc tế phức tạp và động lực bên trong nước này.

Even with a government in Taiwan that has abandoned any claim to independence, China has not renounced its right to use force against the island. It continues the unrelenting military buildup of a force across the strait that was only supposed to "deter Taiwan's independence."

Thậm chí khi chính quyền Đài Loan đã từ bỏ việc tuyên bố độc lập, Trung Quốc vẫn không từ bỏ quyền sử dụng vũ lực chống lại hòn đảo này. Nước này vẫn không ngừng xây dựng lực lượng quân sự vượt qua eo biển, một hành động được cho là để “ngăn chặn Đài Loan độc lập”.

The Chinese navy is increasing the frequency of its sojourns into disputed waters in the South and East China Seas. The Indians find themselves encircled by a network of Chinese maritime facilities. U.S. Navy ships have been harassed by Chinese vessels during lawful missions in international waters. The Chinese military is interested in expanding control of its maritime periphery and keeping the United States out. U.S. Navy access to these waters has been a source of reassurance to our allies during Asia's 30-year peace.

Hải quân Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện thường xuyên tại các vùng nước tranh chấp trong biển Đông và biển Hoa Đông. Người Ấn độ cảm thấy họ bị bao vây bởi mạng lưới các phương tiện hàng hải Trung Quốc. Các tàu của hải quân Mỹ thì bị các tàu của Trung Quốc quẫy nhiễu trong khi đang làm nhiệm vụ một cách hợp pháp trong vùng biển quốc tế. Việc giới quân sự Trung Quốc muốn mở rộng kiểm soát vùng biển xung quanh nước này và ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận những vùng nước nói trên chính là lý do để tái khẳng định sự đảm bảo hòa bình cho các đồng minh của chúng ta ở châu Á trong 30 năm qua.

Beijing embarked on its military modernization program after the Cold War, a unique moment of peace and security in China's history. It did not choose to focus on homeland defense, on the threats posed by terrorism or nuclear proliferation, or on modest programs that would allow China to continue to grow in peace while guarding against potential attack. That is what the rest of the world was doing. Nor after the 9/11 attacks, and consequent threats to all non-Islamic nations, did China change its posture and contribute to global efforts to eradicate terrorist safe havens. Rather, it continued to invest in power projection capabilities.

Bắc Kinh đã bắt đầu tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự nước này sau chiến tranh lạnh-khoảng thời gian hòa bình và an ninh duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nước này đã không lựa chọn tập trung vào phòng vệ đất nước, những mối đe dọa khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân hay những chương trình bình thường khác giúp Trung Quốc tiếp tục phát triển hòa bình trong khi đề phòng các cuộc tấn công có thể xảy ra. Đây là điều mà phần còn lại của thế giới đã và đang làm. Ngay cả sau những vụ tấn công ngày 11/9, tất cả các quốc gia không theo đạo Hồi đều bị đe dọa, Trung Quốc vẫn không thay đổi thái độ, góp phần vào nỗ lực toàn cầu để tiêu diệt những nơi ẩn náu an toàn của bọn khủng bố. Hơn thế, họ vẫn tiếp tục đầu tư vào khả năng phô trương sức mạnh.

This decision was driven by a deep sense that China must right the wrongs of the past and recover from "a century of humiliation." Taiwan needs to be reclaimed, Japan rendered impotent, and U.S. access to China's periphery impeded. Nor can China bear the humiliation of relying on the United States to keep safe the commons for Chinese trade. In the view of the hypernationalist leaders within the government, the rest of Asia must accept the country's rightful place at the top of the Asian political hierarchy.

Quyết định này được chỉ đạo bởi một ý niện sâu xa rằng Trung Quốc phải sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và hồi phục sau “ một thế kỷ nhục nhã” Cần phải tái tuyên bố chủ quyền với Đài Loan. Nhật Bản đã trở nên suy yếu và sự tiếp cận vùng ngoại vi Trung Quốc của Hoa Kỳ đã bị ngăn chặn. Tuy nhiên Trung Quốc có thể chịu nhục đối với Hoa Kỳ để đảm bảo môi trường an toàn cho thương mại. Theo quan điểm của những lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc quá khích trong chính quyền Trung Quốc thì các nước còn lại của châu Á phải chấp nhận vị trí xứng đáng, đứng đầu của nước này trong hệ thống thứ bậc chính trị châu Á.

China, in short, seeks to frustrate our most basic aims in the Asia-Pacific: maintaining the political order that has helped produce a set of mostly democratic and free market economies in the region and assuring that they continue to develop free from domination by any other power.

Tóm lại, Trung Quốc đã tìm cách phá hỏng các mục tiêu cơ bản nhất của chúng ta ở châu Á: duy trì trật tự chính trị để tạo ra một nhóm các nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ nhất trong khu vực, đảm bảo rằng các quốc gia này tiếp tục phát triển tự do, không bị bất cứ cường quốc nào thống trị.

We have responded very modestly to the erosion of our favorable military position in Asia. During the Clinton years, we upgraded our relations with Japan and began talks with the Indians that led to a strategic breakthrough in the next administration. Under Bush, we also transferred maritime and aerospace assets into the Pacific. But no significant steps have been taken toward building a more robust deterrent in the Pacific, one that can face down Chinese intransigence.

Chúng ta đã đáp lạị một cách nhã nhặn trước sự hao mòn lợi thế quân sự của chúng ta ở châu Á. Trong những năm Clinton nắm quyền, chúng ta đã nâng tầm quan hệ với Nhật Bản và bắt đầu hội đàm với Ân độ. Chính điều đó đã dẫn đến những đột phá chiến lược trong chính quyền sau đó. Dưới thời tổng thống Bush, chúng ta cũng đã di chuyển các căn cứ hàng hải và hàng không vũ trụ đến Thái Bình Dương. Tuy nhiên, không có bước đi quan trọng nào được tiến hành theo hướng xây dựng một sự ngăn chặn mạnh mẽ hơn trong Thái Bình Dương để làm giảm sự ngoan cố của Trung Quốc.

There are numerous instances of American negligence in this regard. Our attack submarine program is unstable--with the numbers appearing to be shrinking. We cancelled the tactical air program--the F-22--that could have operated most effectively against China's sophisticated air defenses. We have not done the basic work of hardening and securing our present land bases or diversifying them. Our surface ship programs are shrinking and are not optimized for undersea warfare. Our most promising defense against Chinese missiles--directed energy--is not being properly funded. Our tanker fleet, needed to refuel attack aircraft in a region with very long logistical lines, remains depleted and old. New and promising programs that are in their experimental phases--such as naval-based unmanned aerial vehicles and long-range strike assets--should have been funded a decade ago.

Có nhiều ví dụ về sự sơ xuất của người Mỹ trong vấn đề này. Chương trình tàu ngầm tấn công của chúng ta không ổn định.-với với số lượng đang bị thu hẹp. Chúng ta dừng lại chương trình không quân chiến thuật - F 22- chương trình có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất để chống lại hệ thống phòng không tối tân của Trung Quốc. Chúng ta chưa làm những việc cơ bản để củng cố và đảm bảo an toàn hoặc đa dạng hóa những căn cứ trên bộ hiện tại của chúng ta. Các kế hoạch tàu nổi trên mặt nước của chúng ta đang bị thu hẹp và không khả quan lắm cho chiến tranh dưới nước. Hệ thống phòng thủ hứa hẹn nhất của chúng ta để đối phó với tên lửa Trung Quốc- năng lượng trực tiếp - thì lại không được tài trợ ứng đúng mức. Đội tàu trở dầu cần thiết để tiếp nhiên liệu cho các máy bay tấn công - trong một khu vực với các tuyến hậu cần rất dài- đã trở nên xuống cấp và cũ. Các chương trình mới và hứa hẹn khác thì đang trong giai đoạn thử nghiệm --như các máy bay không người lái hạ cánh trên căn cứ hải quân và các vũ khí tấn công tầm xa –nhẽ ra phải được đầu tư từ một thập kỷ trước.

In addition, we have only paid lip service to our partnerships. With the advanced economies and militaries in Japan, South Korea, Singapore, Australia, and India, real alliances require exporting high-technology equipment and systems. We have not taken the basic step of reforming export controls so that we can more easily sell our allies the weapons they need and then train with them on the common systems. (One particularly jarring consequence is that the French or the Russians may end up selling fighters to India, even though our airmen are more likely to one day fight alongside them.) All of these countries are investing in submarines, anti-submarine surface ships, cruise missiles, and tactical aircraft that can engage in maritime strike missions. We are missing a strategic opportunity to build a region-wide network of allies around common security concerns.

Ngoài ra, chúng ta chỉ có lời nói dầu môi trong các mối quan hệ đối tác. Những nước đồng minh của chúng ta là các nền kinh tế và quân sự tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc, và Ấn Độ thực sự có nhu cầu nhập khẩu hệ thống trang thiết bị công nghệ cao. Chúng ta chưa có các bước đi cơ bản nhằm cải cách việc kiểm soát xuất khẩu để có thể bán vũ khí dễ dàng hơn cho các đồng minh này và sau đó huấn luyện họ trên các hệ thống đó. (Một hậu quả đặc biệt tai hại là người Pháp hoặc người Nga có thể sẽ bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, mặc dù một ngày nào đó nhiều khả năng phi công của chúng ta cũng chiến đấu cùng phi công các nước này) Tất cả các quốc gia này đều đang đầu tư vào tàu ngầm, tàu nổi chống ngầm, tên lửa hành trình, và máy bay chiến thuật, các phương tiện có thể tham gia vào những cuộc tấn công trên biển. Chúng ta đang bỏ lỡ một cơ hội chiến lược để xây dựng một mạng lưới các đồng minh rộng khắp khu vực xung quanh mối quan tâm chung về an ninh.

Our strategic requirements necessitate more military investment in the Asia-Pacific on an expedited schedule, as well as creative strategic thinking about building alliances with countries that are already funding their own military modernization programs. Investing properly in air supremacy, undersea warfare, and missile defenses will be costly. But the cost is nowhere near the price we will pay if the region--which has enjoyed a long run of peace, stability, and prosperity--descends into chaos or conflict.

Yêu cầu chiến lược đòi hỏi chúng ta, trong thời gian ngắn, phải đầu tư nhiều hơn cho quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương trên một trình tự giải quyết, cũng như tư duy chiến lược sáng tạo về việc xây dựng liên minh với các quốc gia đang tự tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Việc đầu tư thích đáng vào không quân, hải quân và hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ rất tốn kém. Nhưng chi phí đó không là gì so với cái giá mà chúng ta sẽ phải trả nếu khu vực - đã có một thời gian dài hòa bình, ổn định và thịnh vượng - này rơi vào tình trạng hỗn loạn hay xung đột

Dan Blumenthal is a resident fellow at AEI.

Dan Blumenthal là thành viên tại Viện Kinh doanh Hoa Kỳ.

Translated by Nguyễn Văn Bình

http://www.aei.org/article/foreign-and-defense-policy/regional/asia/losing-asia/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn