MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

Fears and Tears Sợ hãi và Nước mắt



Fears and Tears

Sợ hãi và Nước mắt

In an exclusive interview, the Dalai Lama talks to NEWSWEEK about the violence in Tibet, his vision of the future—and how he manages to sleep in spite of his distress over the killings.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho Newsweek, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện về bạo lực ở Tây Tạng, tầm nhìn của ông về tương lai làm thế nào ông có thể ngủ được trong khi đau khổ trước cảnh giết choc ở quê hương.

As news spread of massive Chinese troop movements into Tibet, and of hundreds of arrests, Chinese Premier Wen Jiabao told British Prime Minister Gordon Brown he was willing to talk with the exiled Tibetan leader the Dalai Lama if he renounced violence and gave up the idea of an independent Tibet—conditions the Dalai Lama has met with past statements. During an exclusive, wide-ranging 45-minute interview with NEWSWEEK's Melinda Liu and Sudip Mazumdar at the headquarters of the Tibetan government-in-exile in Dharamsala, India, the Dalai Lama talked about his willingness to negotiate with Beijing, his fears for the future, and how some government officials in China have sent him private messages of sympathy. Excerpts:

Như tin tức đưa tin về việc đông đảo quân đội Trung Cộng được di chuyển vào Tây Tạng, và hàng trăm người bị bắt. Tổng lý Ôn Gia Bảo đã nói với Thủ tướng Anh Quốc Gordon Brown rằng ông ta muốn nói chuyện với lãnh đạo lưu vong Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nếu ngài từ bỏ bạo động và từ bỏ ý tưởng Tây Tạng độc lập – những điều kiện mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp trong những lời tuyên bố trước đây. Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng dài 45 phút với phóng viên của tờ Newsweek Melinda Liu và Sudip Mazumdar tại đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về thiện chí của ngài trong việc bàn thảo với Bắc Kinh, những lo ngại của ngài về tương lai và việc một có cán bộ nhà nước ở Trung Quốc đã gởi đến ngài những thông điệp riêng tư thông cảm. Trích:

NEWSWEEK: Do you think Chinese officials still hope their problems in Tibet will disappear after you pass away?

NEWSWEEK: Ngài có nghĩ rằng chính quyền Trung Cộng vẫn hy vọng những rắc rối của họ trong vấn đề Tây Tạng sẽ biến mất sau khi ngài không còn nữa chứ?

The Dalai Lama: I don't know. I totally disagree with the view that the Tibet struggle will die, and there will be no hope for Tibet, after the Dalai Lama passes away. Both inside and outside [Tibet], the older generation may go away, but the newer generations carry the same spirit. Sometimes it's even stronger. So after my death a younger generation will come up.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không biết. Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm rằng sự đấu tranh của Tây Tạng sẽ chết, và sẽ không có hy vọng cho Tây Tạng, sau khi Đạt Lai Lạt Ma qua đời. Cả bên trong lẫn bên ngoài Tây Tạng, thế hệ già có thể biến mất, nhưng những thế hệ trẻ lớn lên mang cùng một tâm linh. Đôi khi ngay cả mạnh hơn. Vì thế sau khi tôi chết, một thế hệ trẻ hơn sẽ đứng lên nối tiếp. TRÍCH:

If Wen Jiabao or [China's President] Hu Jintao were sitting in this room in front of you, what would say to them?

NEWSWEEK: Nếu Tổng Lý Ôn Gia Bảo hay Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào đang ngồi trong phòng này trước mặt ngài, ngài sẽ nói gì với họ?

I always like to quote Deng Xiaoping and say, Please seek truth from facts. It is very important. I would urge them to find out what is really going on in Tibetan minds and what is happening on the ground. This I want to tell the prime minister, Wen Jiabao, if he were to come here. Of course, I have great respect for both, particularly Wen Jiabao. He seems very gentle. I would also ask him, "Please prove your recent accusations [that the Dalai Lama instigated the unrest in Tibet.]" [Laughs]

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn thích trích dẫn lời của Đặng Tiểu Bính, Xin hãy tìm sự thật từ những sự kiện. Điều này rất quan trọng. Tôi sẽ khuyến nghị họ khảo sát xem những gì thật sự xảy ra trong tâm tư ngườiTây Tạng và những gì đang xảy ra trong thực địa. Đây là những gì tôi muốn nói với Tổng Lý Ôn Gia Bảo, nếu ông ta đến đây. Dĩ nhiên, tôi rất có lòng tôn trọng cả hai, đặc biệt với Ôn Gia Bảo. Ông ta dường như rất tế nhị. Tôi cũng sẽ hỏi ông, “Xin hãy chứng minh những sự buộc tội gần đây của ông [rằng Đạt Lai Lạt Ma chủ mưu cho sự bất ổn ở Tây Tạng.]” [Cười]

Do you have back channels of communication to the Chinese leadership?

NEWSWEEK: Ngài đã có lại những đường dây liên lạc với những giới lãnh đạo Bắc Kinh rồi chứ?

Not serious [ones]. The usual channels are still there.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không phải là những đường dây quan trọng. Những đường dây thông thường vẫn ở đấy.

Do new technologies—cell phones, digital photography, e-mail and so on—make it harder for authorities to control the unrest?

NEWSWEEK: Những kỷ thuật mới – điện thoại cầm tay, máy chụp hình digital, e-mail,v.v…- làm cho giới thẩm quyền kiếm soát khó hơn sự bất ổn?

Oh, yes.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng.

Do they make it impossible?

NEWSWEEK: Có phải chúng làm điều này không thể?

Now authorities are trying to control [things] by shutting down these services. But it is very difficult to control everything.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ giới cầm quyền đang cố gắng để kiểm soát những thứ ấy bằng việc ngừng sự phục vụ những thứ này. Nhưng thật sự rất khó khăn để kiểm soát mọi thứ.

What's the difference between what's happening now and the turmoil of the late '80s in Lhasa?

NEWSWEEK: Có những gì khác biệt giữa những gì đang xảy ra bây giờ và sự rối loạn vào cuối những năm 80 tại Lhasa?

At that time it was mainly in Lhasa areas. And, yes, it is a factor that images can be seen elsewhere. But it is mainly the [extent of Tibetan] grievances. Today even Tibetan monks in Chinese areas carry Tibetan flags. I am quite surprised [by the prevalence of Tibetan dissatisfaction in areas far from Lhasa]. Now the entire Tibetan people have strong feelings. If [Chinese authorities] truly treated the Tibetans as brothers and sisters and as equals, giving them trust, then this would not happen.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vào lúc ấy chủ yếu ở những khu vực Lhasa. Và, vâng, nó là một nhân tố mà những hình ảnh có thể được thấy ở những nơi khác. Nhưng chủ yếu là sự phẩn uất lan rộng của người Tây Tạng. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên việc không hài lòng phổ biến ở những vùng xa với Lhasa. Bây giờ toàn bộ người Tây Tạng đã có những cảm giác mạnh mẽ. Nếu nhà đương cục Hoa Lục thật sự đối xử với người Tây Tạng như anh chị em và như bình đẳng, cho họ niểm tin, thế thì điều này đã không xảy ra.

Even privileged Tibetans who are in elite minority universities in Chinese cities such as Beijing and Lanzhou have organized vigils and peaceful protests. Why?

NEWSWEEK: Ngay cả những người Tây Tạng được ưu đãi trong những trường đại học ưu tiên cho người thiểu số ở những thành phố của Hoa Lục như Bắc Kinh và Lan Châu cũng đã tổ chức những buổi cầu nguyện ban đêm và phản đối một cách hòa bình. Tại sao?

Yes, yes—if they're not satisfied you can imagine how nomads feel. I occasionally meet affluent Tibetans who are economically sound, who have good housing. I met one such person who first told me he had no worries. Then he confessed [he felt] mental anguish, and then he began to cry. As Tibetans they feel some kind of subtle discrimination by the Chinese.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vâng – nếu họ không hài lòng ông có thể tưởng tượng những người du mục như thế nào. Thỉnh thoảng tôi đã gặp những người Tây Tạng giàu có, kinh tế khả quan, có nhà cửa tiện nghi. Tôi gặp một người như vậy, đầu tiên nói với tôi là ông ta không có gì lo lắng. Sau đó ông thú nhận, ông cảm thấy đau khổ, và rồi ông ta đã bắt đầu khóc. Khi người Tây Tạng cảm thấy một loại phân biệt vi tế nào đấy bởi những người Hoa.

Are you worried about the possibility of greater violence after you pass away?

NEWSWEEK: Ngài có lo lắng về khả năng của những vụ bạo động to lớn hơn sau khi ngài qua đời hay không?

Yes, I worry about that. As long as I am alive, I am fully committed to amity between Tibetans and Chinese. Otherwise there's no use. More importantly, the Tibetan Buddhist cultural heritage can eventually help bring some deeper values to the millions of Chinese youth who are lost in a [moral] vacuum. After all, China is traditionally a Buddhist country.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, tôi lắng về việc ấy. Cho đến khi nào tôi vẫn còn sống, tôi hoàn toàn cống hiến cho tình thân hữu Hoa – Tạng. Bằng khác đi không có lợi ích gì. Quan trọng hơn nữa, di sản của nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng cuối cùng có thể mang đến những giá trị sâu sắc hơn cho những hàng triệu người Hoa trẻ, những người bị lạc lõng trong khoảng không đạo đức. Dầu gì đi nữa thì Trung Hoa một cách truyền thống là một quốc gia Phật Giáo.

What more do you think the Chinese leadership wants you to do to prove your sincerity? Wen Jiabao wants you to accept two conditions—that you renounce Tibet's independence and renounce violence—before dialogue can take place.

NEWSWEEK: Ngài nghĩ giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn ngài làm gì hơn nữa để minh chứng cho sự chân thành của ngài? Ôn Gia Bảo muốn ngài chấp nhận hai điều kiện – rằng ngài từ bỏ vấn đề độc lập của Tây Tạng và từ bỏ bạo động – trước khi đối thoại có thể xảy ra.

Last year in Washington we had a meeting with some Chinese scholars, including some from mainland China, who asked me, "What guarantee is there that Tibet will not be separate from China ever [in the future]?" I told them that my statements won't help, my signature won't help. The real guarantee is that the Tibetan people should be satisfied. Eventually they should feel they would get greater benefit if they remain with China. Once that feeling develops, that will be the real guarantee that Tibet will forever remain part of the People's Republic of China.The Chinese government wants me to say that for many centuries Tibet has been part of China. Even if I make that statement, many people would just laugh. And my statement will not change past history. History is history.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Năm vừa rồi ở thủ đô Hoa Sinh Tân của Hoa Kỳ, tôi đã có một cuộc gặp gở với một số học giả Trung Hoa, kể cả một số từ Hoa Lục, người ta hỏi tôi, “Điều gì bảo đảm rằng Tây Tạng sẽ không bị tách rời khỏi Trung Hoa mãi mãi về tương lai?” Tôi đã nói với họ rằng những tuyên bố của tôi sẽ không giúp ích gì, chữ ký của tôi không hổ trợ gì. Sự bảo đảm thật sự là đồng bào Tây Tạng phải được hài lòng. Cuối cùng họ phải cảm thấy rằng họ sẽ đạt được những lợi lạc lớn lao nếu duy trì trong Trung Hoa. Một khi cảm nhận ấy phát triển, đấy sẽ là một bảo đảm thật sự rằng Tây Tạng sẽ mãi mãi là một phần của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chính quyền Trung Cộng muốn tôi nói rằng trong nhiều thế kỷ Tây Tạng đã là một phần của Trung Hoa. Ngay cả nếu tôi thực hiện tuyên bố ấy, nhiều người sẽ chỉ cười. Và tuyên bố của tôi sẽ không thay đổi lịch sử quá khứ. Lịch sử là lịch sử.

So my approach is, don't talk about the past. The past is past, irrespective of whether Tibet was a part of China or not. We are looking to the future. I truly believe that a new reality has emerged. The times are different. Today different ethnic groups and different nations come together due to common sense. Look at the European Union … really great. What is the use of small, small nations fighting each other? Today it's much better for Tibetans to join [China]. That is my firm belief.

Vì thế phương pháp của tôi là, đừng nói về quá khứ. Quá khứ là quá khứ, bất chấp Tây Tạng có là một phần của Trung Hoa hay không. Chúng ta đang nhìn về tương lai. Tôi thật sự tin rằng một thực tế mới đã xuất hiện. Thời gian là khác biệt. Ngày nay những nhóm thiểu số khác nhau và những quốc gia khác nhau đến với nhau qua những cảm nhận chung. Hãy nhìn vào Liên Hiệp Âu Châu… thật là vĩ đại. Lợi ích gì cho những quốc gia nhỏ bé chiến đầu với nhau? Ngày nay lợi lạc hơn nhiều để cho người Tây Tạng gia nhập [Trung Hoa]. Đấy là sự tin tưởng vững chắc của tôi.

You've said that two government officials sent private messages of support to you. Is there a significant number of officials in Tibet or other areas of mainland China who have shown sympathy to you in private?

Yes.

NEWSWEEK: Ngài đã từng nói rằng hai viên chức chính quyền đã gửi những thông điệp riêng tư hổ trợ ngài. Có phải có một số nổi bật những viên chức chính quyền ở Tây Tạng hay những vùng khác của Hoa Lục đã biểu lộ tình cảm riêng tư đối với ngài chứ gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.

How many?

I am not sure, but many ordinary Chinese, thousands, have come here. And several senior officials have sent messages. I feel very strongly that there will be a change [in the attitude of the Chinese leadership]. Now the important thing is the Chinese public should get to know the reality. They should have more information about Tibet.

NEWSWEEK: Bao nhiêu?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không chắc, nhưng nhiều thường nhân người Hoa, hàng nghìn người đã từng đến đây. Và vài viên chức kỳ cựu đã gửi những thông điệp. Tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng sẽ có một sự thay đổi [trong thái độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh]. Bây giờ điều quan trọng là dư luận công cộng Trung Hoa phải được biết thực tế. Họ phải có thêm tin tức về Tây Tạng.

Will that be difficult? The Internet is heavily censored inside China. As a result, people tend to develop very polarized, often very nationalistic views.

NEWSWEEK: Sẽ khó khăn chứ? Internet bị kiểm duyệt nghiêm nhặt ở Hoa Lục. Như một kết quả, người ta hướng đến phát triển rất phân hóa, thường là những quan điểm dân tộc hẹp hòi.

Yes, yes. You know, till 1959 the Tibetan attitude toward the Han Chinese was affectionate, very close, something normal. Chinese traders in Lhasa used to be referred to with affectionate respect. But, of course, the name of communism is feared in Tibet because of what happened in Mongolia, and to part of the Buddhist community in the Soviet Union. Then the Chinese communists entrenched themselves; more soldiers came and their attitude became more aggressive, more harsh. Even at that time we complained about these "bad communists," but we never said "bad Chinese." Never.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vâng. Bà biết không, cho đến 1959, thái độ đối với người Hoa vẫn cảm tình, rất gần gũi, điều gì đấy bình thường. Những thương nhân người Hoa ở Lhasa thường được liên hệ với sự tôn trọng tình cảm. Nhưng, dĩ nhiên, cái tên Trung Cộng bị sợ hãi ở Tây Tạng, do bởi những gì đã xảy ra ở Mongolia, và đến bộ phận cộng đồng Phật Giáo ở Liên Bang Sô Viết. Sau đó người Trung Cộng tác động đến chính họ; nhiều binh sĩ đến và thái độ của họ trở nên gây hấn hơn, khắc nghiệt hơn. Ngay cả vào lúc ấy, chúng tôi phàn nàn về những “người Trung Cộng xấu” này, nhưng chúng tôi không bao giờ nói “người Trung Hoa” xấu. Không bao giờ.

During the last 20 years I have met a lot of Tibetans from Tibet—students, government officials and businessmen. They express great dissatisfaction. Now some of them refer to Chinese people in a derogatory manner. Even in prison there is a division between Chinese and Tibetan inmates. This I think is very bad. This must change. Not through harsh [measures]—that would just harden the stands—but by developing trust. I think real autonomy can restore that trust. As far I am concerned, I'm totally dedicated toward this goal. It is not just politics. My aim is to create a happy society with genuine friendship. Friendship between Tibetan and Chinese peoples is very essential.

Trong 20 năm qua, tôi đã từng gặp nhiều người Tây Tạng từ quê hương Tuyết Sơn đến – sinh viên, viên chức nhà nước và thương nhân. Họ biểu lộ thái độ rất bất mãn. Bây giờ, một số họ liên hệ đến người Hoa trong một thái độ xúc phạm. Ngay cả trong trại giam, cũng có một sự phân biệt giữa những bạn tù người Hoa và Tạng. Điều này tôi nghĩ là rất tệ. Điều này phải thay đổi. Không phải qua mức độ cay nghiệt – điều ấy chỉ làm tình thế trở nên khó khăn hơn – mà bằng sự phát triển lòng tin. Tôi nghĩ một vùng tự trị thật sự có thể khôi phục lại lòng tin. Như tôi quan tâm đến nay, tôi hoàn toàn cống hiến cho mục tiêu này. Điều này không chỉ là chủ trương. Khuynh hướng của tôi là tạo nên một xã hội hạnh phúc với lòng hữu nghị chân thành. Tình thân hữu Hoa – Tạng là rất cần yếu.

Some images of the recent casualties have been graphic and disturbing. Have you seen them? What was your reaction? We heard you wept.

NEWSWEEK: Một số hình ảnh tai biến gần đây là sinh động và đáng ngại. Ngài đã thấy chứ? Phản ứng của ngài là thế nào? Chúng tôi nghe ngài đã rơi lệ.

Yes, I cried once. One advantage of belonging to the Tibetan Buddhist culture is that at the intellectual level there is a lot of turmoil, a lot of anxiety and worries, but at the deeper, emotional level there is calm. Every night in my Buddhist practice I give and take. I take in Chinese suspicion. I give back trust and compassion. I take their negative feeling and give them positive feeling. I do that every day. This practice helps tremendously in keeping the emotional level stable and steady. So during the last few days, despite a lot of worries and anxiety, there is no disturbance in my sleep. [Laughs]

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, tôi đã khóc một lần. Một thuận lợi thuộc văn hóa Phật Giáo Tây Tạng là tại trình độ trí năng có nhiều rối loạn, nhiều băn khoăn và lo lắng, nhưng ở trình độ cảm xúc sâu hơn có sự tĩnh lặng. Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tin và từ bi. Tôi nhận lấy cảm giác tiêu cực của họ và ban tặng họ cảm giác tích cực. Tôi làm như thế mỗi ngày. Đây là sự thực tập hổ trợ vô cùng trong việc giữ trình độ cảm xúc ổn định và vững vàng. Vì thế, trong vài ngày nay, mặc dù nhiều băn khoăn và lo lắng, nhưng không có sự quấy rầy nào trong giấc ngủ của tôi. [Cười]

Melinda Liu is Bejiing bureau chief for Newsweek and The Daily Beast, a veteran foreign correspondent, and recipient of a number of awards, including the 2006 Shorenstein Journalism Award, acknowledging her reporting on Asia.

Melinda Liu Bejiing trưởng văn phòng cho Newsweek và The Daily Beast, một phóng viên kỳ cựu nước ngoài, và đã nhận của một số giải thưởng, bao gồm cả giải thưởng Báo chí Shorenstein năm 2006, ghi nhận báo cáo của bà trên tuyến châu Á.


Translated by Tuệ Uyển

http://www.thedailybeast.com/newsweek/2008/03/19/fears-and-tears.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn