MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

Realpolitik and the Myanmar Spring Chính trị thực dụng và mùa Xuân Miến Điện



Realpolitik and the Myanmar Spring

Chính trị thực dụng và mùa Xuân Miến Điện

BY BERTIL LINTNER

NOVEMBER 30, 2011

BERTIL LINTNER

30/10/ 2011

Wondering why Hillary Clinton is in Myanmar right now? Hint: it's all about China.

Quý vị thắc mắc tại sao Hillary Clinton đang có mặt tại Miến Điện chăng? Xin gợi ý: có liên quan tới Trung Quốc)

Secretary of State Hillary Clinton is in Myanmar, on a trip that is being hailed as a stunning breakthrough in bilateral relations and a sign that the Southeast Asian pariah state may finally be ready to rejoin the international community after two decades of isolation. It is a victory, analysts say, for the long-suffering forces of good and democracy over a brutal and self-serving military junta. But the truth is far more complicated.

Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đang có mặt tại Miến Điện, trong một chuyến viếng thăm được ca ngợi là một bước đột phá làm mọi người sửng sốt trong quan hệ song phương Mỹ-Miến và là một dấu hiệu cho thấy quốc gia Đông Nam Á bị thế giới ruồng bỏ này có thể cuối cùng lại tái gia nhập cộng đồng quốc tế sau hai thập niên bị cô lập. Các nhà phân tích thời cuộc cho rằng đó là một thắng lợi cho các lực lượng chính nghĩa và dân chủ đã chịu đựng gian khổ lâu dài và là một bước thụt lùi của hội đồng quân nhân tàn bạo và tham quyền cố vị. Nhưng sự thật còn phức tạp hơn thế rất nhiều.

According to the conventional wisdom in the Western media, Myanmar's Nov. 2010 elections may have been rigged and flawed, but nevertheless led to unprecedented policy changes and new initiatives. The new president, Thein Sein, has even been dubbed "Myanmar's Gorbachev" for his seemingly daring moves toward openness and respect for (at least some) democratic values. He has held talks with pro-democracy icon Aung San Suu Kyi, political prisoners have been released, and censorship of the media has been relaxed. Consequently, Clinton has said that the time is right to visit the country to "promote further reform."

Theo lý giải thông thường của giới truyền thông phương Tây, mặc dù cuộc bầu cử tháng 11 năm 2010 tại Miến Điện có thể là gian lận và phạm nhiều khiếm khuyết, nhưng nó cũng dẫn đến nhiều thay đổi chính sách chưa từng thấy và nhiều sáng kiến mới mẻ. Tân tổng thống, Ông Thein Sein, thậm chí còn được gọi là “Gorbachev của Miến Điện” vì đã có nhiều động thái tỏ ra tỏ ra can đảm, tiến tới cởi mở và tôn trọng (chí ít một số) giá trị dân chủ. Ông đã trực tiếp đối thoại với thần tượng của phong trào dân chủ, Bà Aung San Suu Kyi, đồng thời nhiều tù chính trị đã được phóng thích, và chế độ kiểm duyệt phương tiện truyền thông đã được nới lỏng. Do đó, Bà Clinton nói rằng đã đến lúc bà phải đến thăm nước này để “cổ vũ đổi mới hơn nữa”.

But the secretary's visit has as much to do with Myanmar's relations with China and North Korea as with its tentative progress on democracy and human rights.

Nhưng chuyến thăm viếng của bà bộ trưởng có liên quan tới quan hệ ngoại giao của Miến Điện với Trung Quốc và Bắc Hàn cũng như những tiến bộ sơ khởi về dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này.

If Western observers are to be believed, recent developments in Myanmar reflect a power struggle between "reform-minded moderates" and "hardliners" within the government and the military that still controls it.

Nếu người ta có thể tin được những quan sát viên phương Tây, thì những biến chuyển chính trị gần đây tại Miến Điện đã phản ánh một cuộc tranh giành quyền lực “giữa những nhân vật ôn hòa có đầu óc cải cách” và “những nhân vật cứng rắn” trong chính phủ và trong quân đội còn kiểm soát chính phủ này.

The political reality is far more convoluted.

In August and September of 1988, Myanmar saw the most massive and widespread pro-democracy demonstrations in recent Asian history. Strikes and protests were held in virtually every city, town, and major village throughout the country against a stifling military dictatorship that has held Myanmar in an irongrip since the army seized power in 1962 and abolished the country's democratic constitution. Suu Kyi, the daughter of Myanmar's independence hero Aung San, happened to be in the country at that time (she then lived in England) and people turned to her for leadership. She then emerged as the main leader of the country's pro-democracy movement.

Nhưng thực tế chính trị tại đây còn phức tạp hơn thế nhiều.

Vào tháng 8 và tháng 9 năm 1988, Miến Điện đã chứng kiến những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ nhất trong lịch sử gần đây của châu Á. Các cuộc đình công và biểu tình được tổ chức gần như trong mọi thành phố, mọi thị trấn, và mọi làng xã quan trọng khắp cả nước, để chống lại chế độ độc tài quân phiệt đang bóp nghẹt tự do — một chế độ cho đến nay vẫn còn kềm kẹp Miến Điện dưới bàn tay sắt từ khi quân đội giành lấy chính quyền vào năm 1962 và hũy bỏ hiến pháp dân chủ của nước này. Bà Suu Kyi, con gái của vị anh hùng Aung San từng chiến đấu đòi độc lập dân tộc, tình cờ có mặt trong nước vào thời điểm đó (lúc bấy giờ bà còn sinh sống ở Anh Quốc). Thế là, bà trở thành nhà lãnh đạo chính của phong trào dân chủ Miến Điện.

But the government didn't fall. It retreated into the background, and on Sept. 18, 1988, the military moved in, not to seize power -- which it already had -- but to shore up a regime overwhelmed by popular protest. The result was a brutal massacre. Thousands of marchers were mowed down by machine-gun fire, protesters were shot in custody, and the prisons were filled with people of all ages and from all walks of life.

Nhưng chính phủ không sụp đổ. Nó chỉ rút vào hậu trường, và vào ngày 18 tháng 9 năm 1988, quân đội đã can thiệp, không phải để giành lấy chính quyền — vốn đã nằm trong tay của họ – mà để chống đỡ một chế độ đang bị phong trào chống đối của dân chúng áp đảo. Hậu quả là một cuộc tàn sát đẫm máu đã diễn ra. Hàng nghìn người biểu tình đã ngã gục trước hỏa lực súng máy, nhiều người chống đối bị đem ra bắn bỏ trong lúc tạm giam, và các nhà tù Miến Điện nhốt đầy ắp dân chúng đủ mọi lứa tuổi, thuộc mọi thành phần xã hội.

Not surprisingly, Western countries, led by the United States, condemned the carnage. Later, sanctions were imposed on the regime, but they were always half-hearted and had little if any effect in terms of foreign trade. Still, sanctions turned Myanmar into an international outcast and prevented it from having full access to U.N. funding and international monetary institutions.

Hẳn nhiên, các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã lên án cuộc tàn sát thô bạo này. Sau đó, các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt lên chế độ cầm quyền Miến Điện, nhưng chúng chỉ được thực thi nửa vời và ít khi có tác dụng trên lãnh vực ngoại thương. Dù vậy, các biện pháp trừng phạt đã biến Miến Điện thành một quốc gia bị quốc tế ruồng bỏ và bị cấm cản trong việc tiếp nhận đầy đủ các quĩ tài trợ của LHQ và các định chế tiền tệ quốc tế.

China, which long had coveted Myanmar's forests, rich mineral and natural gas deposits, and its hydroelectric power potential, took full advantage of the situation. In fact, it had already made its intentions clear in the Sept. 1985 edition Beijing Review, an officially sanctioned news magazine and a mouthpiece of the government. An article titled "Opening to the Southwest: An Expert Opinion," written by Pan Qi, a former vice minister of communications, outlined the possibilities of finding an outlet for trade for China's landlocked southern provinces of Yunnan and Sichuan through Myanmar to the Indian Ocean. It also mentioned the Burmese railheads of Myitkyina and Lashio in the north and northeast, and the Irrawaddy River as possible conduits for Chinese exports. It was the first time the Chinese outlined their designs for Myanmar, and why the country was so important to them economically. Until then, China had supported the Communist Party of Myanmar and other insurgent groups, but after the death of Mao Zedong in 1976 and Deng Xiaoping's ascendance to power, Beijing's foreign policy shifted from supporting revolutionary movements in the region to promoting trade. This was the first time this new policy towards Myanmar was announced, albeit rather discreetly, by the Chinese authorities.

Trung Quốc (TQ), từ lâu vốn đã thèm thuồng các cánh rừng, các mỏ khoáng chất và khí đốt thiên nhiên, và tiềm năng thủy điện của Miến Điện, đã lợi dụng tối đa tình hình này. Thật vậy, TQ đã bày tỏ tham vọng của mình trong số báo tháng Chín năm 1985 của tờ Beijing Review, một tạp chí tin tức lề phải và là cái loa của chính phủ. Một bài báo mang tựa đề “Mở cửa về hướng tây-nam: Ý kiến một chuyên gia”, mà tác giả là Pan Qi, một cựu thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải TQ, đã phát thảo những khả năng về việc tìm ra một cửa khẩu thương mại cho các tỉnh Vân Nam và Tế Xuyên nằm sâu trong nội địa TQ xuyên qua Miến Điện để vào Ấn Độ Dương. Bài báo cũng đã nhắc đến Myitkynia và Lashio, là những địa điểm mà đường sắt Miến Điện đã đạt đến ở miền bắc và đông bắc, và sông Irrawaddy như có khả năng chuyển hàng xuất khẩu TQ ra cửa biển. Đó là lần đầu tiên lãnh đạo TQ phát thảo ý đồ của họ đối với Miến điện, và đưa ra lý do vì sao nước này là rất quan trọng đối với họ về mặt kinh tế. Cho tới thời điểm đó, TQ đã hậu thuẫn Đảng Cộng sản Miến Điện và các nhóm phiến loạn khác, nhưng sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976 và Đặng Tiểu Bình nắm được quyền lực, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh được chuyển đổi từ việc hậu thuẫn các phong trào cách mạng trong khu vực sang nỗ lực thúc đẩy thương mại. Đây là lần đầu tiên chính sách mới này đối với Miến Điện được nhà cầm quyền TQ công bố, mặc dù với một hình thức khá kín đáo.

The first border trade agreement between Myanmar and China was signed in early August 1988, days before the uprising began in earnest. After the movement had been crushed and sanctions were put in place, China moved in and rapidly became Myanmar's most important foreign trade partner. It helped Myanmar upgrade its antiquated infrastructure -- and supplied massive amounts of military hardware. In the decade after the massacres, China exported more than $1.4 billion worth of military equipment to Myanmar. It also helped Myanmar upgrade its naval facilities in the Indian Ocean. In return, the junta gave Beijing access to signals intelligence from key oil shipment sealanes collected by the Burmese Navy, using equipment supplied by China. The strategic balance of power in the region was being upset in China's favor.

Hiệp định thương mại biên giới đầu tiên giữa Miến Điện và TQ được ký kết vào đầu tháng 8 năm 1988, chỉ vài ngày trước khi cuộc nổi dậy của dân chúng thật sự bộc phát. Sau khi phong trào chống đối bị dập tắt và Miến Điện chịu những biện pháp trừng phạt, TQ liền nhảy vào và nhanh chóng trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Miến Điện. TQ giúp Miến Điện nâng cấp cơ sở hạ tầng đã lỗi thời – và ào ạt cung cấp nhiều phương tiện quân sự. Trong thập niên tiếp theo sau vụ đàn áp nói trên, TQ đã bán cho Miến Điện một số lượng trang bị quân sự trị giá trên 1,4 tỉ USD. TQ còn giúp Miến Điện nâng cấp các căn cứ hải quân trong Ấn Độ Dương. Để đền đáp lại, chế độ quân nhân Miến Điện đã cho phép Bắc Kinh tiếp cận tin tức tình báo từ các đường vận chuyển dầu lửa mà Hải quân Miến thu thập được nhờ các trang bị do TQ cung cấp. Cán cân lực lượng chiến lược trong khu vực đã nghiêng về phía TQ.

But the real resource play came later, and in spades. A plan to build oil and gas pipelines was approved by China's National Development and Reform Commission in April 2007. In Nov. 2008, China and Myanmar agreed to build a $1.5 billion oil pipeline and $1.04 billion natural gas pipeline. In March 2009, China and Myanmar signed an agreement to build a natural gas pipeline, and in June 2009 an agreement to build a crude oil pipeline. The inauguration ceremony marking the start of construction was held on Oct. 31, 2009, on Maday Island on Myanmar's western coast. The gas pipeline from the Bay of Bengal to Kunming, in China's Yunnan province, will be supplemented with an oil pipeline designed to allow Chinese ships carrying fuel imports from the Middle East to skirt the congested Malacca Strait. And in September of last year, China agreed to provide Myanmar with $4.2 billion worth of interest-free loans over a 30-year period to help fund hydropower projects, road and railway construction, and information technology development.

Nhưng các hoạt động thật sự liên quan đến dầu lửa lại diễn ra về sau và được tiến hành mạnh mẽ. Một kế hoạch xây ống dẫn dầu và khí đốt được Ủy ban Phát triển và Cải tổ Quốc gia của TQ thông qua vào tháng 4 năm 2007. Tháng 11 năm 2008, TQ và Miến Điện đồng ý xây một ống dẫn dầu trị giá 1,5 tỉ USD và một ống dẫn khí đốt trị giá 1,04 tỉ USD. Tháng 3 năm 2009, TQ và Miến Điện ký một hiệp định xây một ống dẫn khí thiên nhiên, và tháng 6 năm 2009 ký thêm một hiệp định xây một ống dẫn dầu thô. Lễ khánh thành đánh dấu việc khởi công xây cất được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 năm 2009, trên Đảo Maday thuộc duyên hải miền Tây Miến Điện. Ống dẫn khí đốt từ Vịnh Bengal đến Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam của TQ, sẽ được bổ túc bằng một ống dẫn dầu được thiết kế để cho phép tàu TQ chở nhiên liệu nhập khẩu từ Trung Đông khỏi phải đi qua Eo biến Malacca thường bị đông nghẹt. Vào tháng 9 năm ngoái, TQ thỏa thuận cho Miến điện vay 4,2 tỉ USD không lấy lãi trong một thời hạn 30 năm nhằm tài trợ các dự án thủy điện, xây dựng đường bộ và đường sắt, và phát triển công nghệ thông tin.

Western sanctions did not cause Myanmar's economic -- and strategic -- push into "the hands of the Chinese," as many foreign observers have argued. But Western policies certainly made it easier for China to implement its designs for Myanmar. This has, in return, caused the West to rethink its Myanmar policy -- at the same time as the country's growing dependence on China has caused considerable consternation within Myanmar's military leadership. U.S. strategic concerns were outlined as early as June 1997 in a Los Angeles Times article by Marvin Ott, an American security expert and former CIA analyst. "Washington can and should remain outspokenly critical of abuses in [Myanmar]. But there are security and other national interests to be served...it is time to think seriously about alternatives," Ott concluded.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây không tạo ra sức đẩy có ý nghĩa kinh tế và chiến lược để đưa Miến Điện vào trong “vòng tay của TQ”, như nhiều quan sát nước ngoài từng tranh luận. Nhưng chính sách của các nước phương Tây chắc chắn đã tạo điều kiện dễ dàng cho TQ thực hiện ý đồ của mình đối với Miến Điện. Điều này, sau đó, đã khiến phương Tây phải duyệt lại chính sách Miến Điện của mình — đồng thời sự lệ thuộc ngày một gia tăng của nước này vào Trung Quốc đã gây hoảng sợ đáng kể cho giới lãnh đạo quân sự Miến Điện. Những quan tâm chiến lược của Mỹ bắt đầu được nêu ra kể từ tháng 6 năm 1997 trong một bài báo trên Los Angeles Times bởi Marvin Ott, một chuyên gia Mỹ về an ninh quốc phòng và là một cựu phân tích gia của CIA. “Washington có thể và phải lớn tiếng phê phán những lạm dụng quyền hành tại Miến Điện. Nhưng vì có những lợi ích an ninh và lợi ích quốc gia của Mỹ cần phải quan tâm phục vụ… vì thế, đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc nghĩ đến các giải pháp khác”, Ott kết luận.

But the turn took some doing. When it was revealed in the early 2000s that Myanmar and North Korea had established a strategic partnership, Washington was alarmed. North Korea was providing Myanmar with tunneling expertise, heavy weapons, radar and air defense systems, and -- it is alleged by Western and Asian intelligence agencies -- even missile and nuclear-related technology. It was high time to shift tracks and start to "engage" the Burmese leadership, which anyway seemed bent on clinging on to power at any cost, no matter the consequences.

Sự chuyển hướng chính sách của Mỹ đòi hỏi nhiều nỗ lực. Khi được tiết lộ vào đầu những năm 2000 rằng Miến điện và Bắc Hàn đã thành lập một đối tác chiến lược, Washington trở nên báo động. Bắc Hàn lúc bấy giờ đang cung cấp cho Miến Điện kỹ thuật đào hầm, các loại vũ khí hạng nặng, các hệ thống ra-đa và phòng không, và – theo các cơ quan tình báo phương Tây và châu Á — cả công nghệ tên lửa và hạt nhân. Đã đến lúc Mỹ phải thay đổi đường lối và bắt đầu “đối thoại” với giới lãnh đạo Miến Điện, một giới lãnh đạo tỏ ra cương quyết bám lấy quyền hành bằng mọi giá, bất chấp hậu quả.

The 2010 election in Myanmar, no matter how fraudulent it was, was just the opportunity that Washington needed. Myanmar suddenly had a new face and a country run by a constitution, not a junta. It was the perfect time for Myanmar's generals to launch a charm offensive in the West, and for the United States and other Western countries to begin the process of détente -- and of pulling Myanmar from its uncomfortable Chinese embrace and close relationship with North Korea. Hardly by coincidence, Clinton visited South Korea before continuing on to Myanmar. For more than a year, it has been known in security circles that the United States wants South Korea to lure Myanmar away from its military cooperation with North Korea. The much richer South would be able to provide more useful assistance to Myanmar than the North, the argument goes.

Cuộc bầu cử năm 2010 tại Miến Điện, dù có gian lận đến đâu đi nữa, cũng là một cơ hội tốt mà Washington cần đến. Miến Điện đột nhiên có một khuôn mặt mới và một đất nước được điều hành bởi một hiến pháp, chứ không bởi một nhóm quân nhân. Đó là thời điểm tuyệt vời để các tướng lãnh Miến Điện mở ra một chiến dịch ngoại giao với phương Tây và để Mỹ và các nước phương Tây khác bắt đầu tiến trình hoà hoãn (détente) – và lôi kéo Miến Điện ra khỏi vòng tay khó chịu của TQ và khỏi mối quan hệ thân thiết với Bắc Hàn. Chẳng phải là chuyện tình cờ mà Bà Clinton đã ghé lại thăm Nam Hàn trước khi tiếp tục lên đường đến thăm Miến Điện. Hơn một năm nay, trong các giới chức an ninh quốc gia, người ta biết rằng Mỹ muốn Nam Hàn khuyến khích Miến Điện từ bỏ việc hợp tác quân sự với Bắc Hàn. Lý do đưa ra là, Nam Hàn vì giàu có hơn sẽ có khả năng giúp đỡ Miến Điện hữu hiệu hơn Bắc Hàn.

At the same time, many staunchly nationalistic Burmese military officers have become dissatisfied with their country's heavy dependence on China as well as uncontrolled immigration by Chinese nationals into the north of the country. The first blow against China came in Oct. 2004, when the then-prime minister and former intelligence chief Lt.-Gen. Khin Nyunt was ousted. The Chinese at first refused to believe that their man in Myanmar, Khin Nyunt, had been pushed out. How could the generals dare to move against a figure so key to the relationship? Nevertheless, both sides managed to smooth over the incident, and bilateral relations appeared to be returning to normal. Then, in 2009, Burmese troops moved into the Kokang area in the northeast, pushing more than 30,000 refugees -- both Chinese nationals and local, ethnic Chinese -- across the border back into China.

Đồng thời, nhiều sĩ quan có tinh thần dân tộc mạnh mẽ trong quân đội Miến Điện đã bắt đầu bất bình với việc đất nước quá lệ thuộc vào TQ cũng như việc nhập cư ngang nhiên của kiều dân TQ vào miền bắc Miến Điện. Đòn đầu tiên đánh vào TQ đã diễn ra vào tháng 10 năm 2004, khi thủ tướng đương nhiệm và là cựu giám đốc tình báo, Trung tướng Khin Nyunt, bị hạ bệ. Chính quyền TQ thoạt đầu không chịu tin rằng con bài của họ tại Miến Điện, tức Khin Nyunt, đã bị đẩy ra khỏi quyền lực. Làm sao mà các tướng lãnh Miến dám ra tay bứng một nhân vật chủ chốt cho tình hữu nghị Miến-Trung chứ? Nhưng, hai bên đã tìm cách làm lắng dịu vụ việc, và quan hệ song phương có vẻ trở lại bình thường. Rồi đến năm 2009, quân đội Miến đã tiến vào vùng Kokang ở đông bắc Miến Điện, dùng vũ lực đẩy hơn 30.000 người tị nạn — cả kiều dân TQ, lẫn người địa phương và người Hoa – qua biên giới về lại phía TQ.

Still, China did not get the message -- until Sept. 30 of this year, when Thein Sein announced that a China-sponsored, $3.6 billion hydroelectric power project in the far north of the country had been suspended. The dam was going to flood an area in Myanmar bigger than Singapore, and yet 90 percent of the electricity was going to be exported to China. Now, China has threatened to take legal actions against the Burmese government for breach of contract. This was the final straw. Today, it is clear that Sino-Burmese relations will never be the same.

Tuy vậy, mãi cho đến ngày 30 tháng 9 năm nay TQ mới hiểu được thông điệp của vụ việc nói trên, khi Thein Sein công bố dự án thủy điện trị giá 3,6 tỉ USD ở vùng cực bắc Miến Điện bị đình chỉ. Đập thủy điện này có khả năng làm ngập lụt một vùng Miến Điện rộng lớn hơn cả Singapore, và tuy vậy 90% điện lực của đập này được dự trù sẽ xuất khẩu sang TQ. Hiện nay, TQ đã lên tiếng đe dọa dùng hành động pháp lý đối với chính phủ Miến Điện về tội bội ước (breach of contract). Đây là cọng rác cuối cùng đã làm gãy lưng chú lạc đà. Hiện nay, rõ ràng là quan hệ Trung-Miến sẽ không bao trở lại đầm ấm như trước.

To strengthen its position vis-à-vis China, Myanmar has turned increasingly to its partners in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), which it is due to chair in 2014. Even more significantly, when Gen. Min Aung Hlaing, who was appointed commander-in-chief of Myanmar's military in March, went on his first foreign trip in mid-November, he did not go to China -- but instead to China's traditional enemy, Vietnam. Myanmar and Vietnam share the same fear of their common, powerful northern neighbor, so it is reasonable to assume that Min Aung Hlaing had a lot to discuss with his Vietnamese hosts.

Để tăng cường thế đứng của mình trước TQ, Miến Điện ngày càng hướng về các đối tác trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Miến Điện sẽ giữ chức chủ tịch vào năm 2014. Một cử chỉ còn có ý nghĩa hơn nữa là, khi Tướng Min Aung Hlaing, người được chọn làm Tổng tư lệnh Quân đội Miến Điện vào tháng 3 năm nay, ông đã không qua thăm TQ – nhưng thay vào đó ông đã đi thăm kẻ thù lâu đời của TQ, là Việt Nam. Miến Điện và Việt Nam cùng chia sẻ một mối lo sợ đối với nước láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc, vì vậy cũng là điều hợp lý khi cho rằng Min Aung Hlaing có nhiều vấn đề cần thảo luận với các lãnh đạo của nước chủ nhà – Việt Nam.

But the strategic change in Myanmar didn't happen overnight. In the same year as Khin Nyunt was ousted, an important document was compiled by Lt. Col. Aung Kyaw Hla, a researcher at Myanmar's Defense Services Academy. His 346-page top secret thesis, titled "A Study of Myanmar-U.S. Relations," outlined the policies which are now being implemented to improve relations with Washington and lessen dependence on Beijing. The establishment of a more acceptable regime than the old junta provided has made it easier for the Burmese military to launch its new policies, and to have those taken seriously by the international community.

Nhưng sự thay đổi chiến lược của Miến Điện không diễn ra một sớm một chiều. Cùng một năm khi [Thủ tướng thân TQ] Khin Nyut bị lật đổ, một văn kiện quan trọng đã được soạn thảo bởi Trung tá Aung Kyaw Hla, một nhà nghiên cứu tại Học viện Quốc phòng Miến Điện. Luận án tối mật dày 346 trang, nhan đề “Bản Nghiên cứu về Quan hệ Miến-Mỹ”, đã đề ra những chính sách đang được áp dụng hiện nay để cải thiện quan hệ với Washington và giảm bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh. Sự thiết lập một chế độ hợp lòng dân hơn cái chế độ mà hội đồng quân nhân dàn dựng trước đây đã giúp giới quân nhân Miến Điện dễ dàng đưa ra các chính sách mới mẻ, đồng thời làm cho cộng đồng quốc tế xét đến các chính sách đó một cách nghiêm túc.

As a result, relations with the United States are indeed improving, exactly along the lines suggested by Aung Kyaw Hla in 2004. While paying lip service to human rights and democracy, there seems to be little doubt that Sino-Burmese relations -- and North Korea -- will be high on Clinton's agenda when she visits Myanmar this week. On a visit to Canberra in November, President Barack Obama stated that, "with my visit to the region, I am making it clear that the United States is stepping up its commitment to the entire Asia-Pacific region." The United States is a Pacific power, Obama said, and "we are here to stay." But he was quick to add: "The notion that we fear China is mistaken. The notion that we are looking to exclude China is mistaken."

Như vậy, quan hệ với Mỹ đang thực sự được cải thiện đúng theo đường lối mà nhà nghiên cứu Aung Kyaw Hla đã đề xuất năm 2004. Mặc dù Bà Clinton sẽ bàn chiếu lệ về nhân quyền và dân chủ trên đầu môi chót lưỡi (lip service), nhưng gần như chắc chắn quan hệ Trung-Miến – và vấn đề Bắc Hàn sẽ có ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của bà khi bà viếng thăm Miến Điện tuần này. Trong chuyến viếng thăm Canberra vào tháng 11, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rằng “với chuyến viếng thăm của tôi trong khu vực, tôi muốn minh xác rằng Mỹ đang gia tăng những cam kết của mình đối với toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, Obama nói, và “chúng tôi đến đây để ở lại”. Nhưng ông cũng nhanh chóng thêm rằng: “Cái ý niệm cho rằng chúng tôi sợ TQ là một ý niệm sai lầm. Cái ý niệm cho rằng chúng tôi tìm cách để loại trừ TQ là sai lầm”.

That statement was about as convincing as Thein Sein's assurance that he had suspended the dam project in the north because he was concerned about "the wishes of the people."

Lời tuyên bố trên cũng có tính thuyết phục như lời cam kết của Thein Sein khi ông nói rằng sở dĩ ông đã đình chỉ dự án xây đập thủy điện ở Bắc Miến vì ông đã quan tâm đến “nguyện vọng của nhân dân”.

The two old adversaries, Myanmar and the United States, may have ended up on the same side of the fence in the struggle for power and influence in Southeast Asia. Frictions, and perhaps even hostility, can certainly be expected in future relations between China and Myanmar. And Myanmar will no longer be seen by the United States and elsewhere in the West as a pariah state that has to be condemned and isolated.

Hai nước cựu thù, Miến Điện và Mỹ, có thể cuối cùng sẽ đứng chung trên cùng một chiến tuyến trong cuộc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Những va chạm, và có lẽ cả xung đột, chắc chắn được dự kiến có thể xảy ra trong quan hệ giữa TQ và Miến Điện trong tương lai. Và Miến Điện sẽ không còn bị Mỹ và nhiều nước khác ở phương Tây coi như là một quốc gia bị ruồng bỏ mà thế giới cần phải lên án và cô lập.

Whatever happens, don't expect relations to be without some unease. Decades of confrontation and mutual suspicion still exist. And a powerful strain in Washington to stand firm on human rights and democracy will complicate matters for Myanmar's rulers -- who are still uncomfortable and unwilling to relinquish total control. And last of all, there's China. Myanmar may be pleased that the reliance on a dominant northern neighbor might be lessened shortly, but with so many decades of ties and real, on-the-ground projects underway, the relationship with Beijing isn't nearly dead yet.

Dù bất cứ điều gì xảy ra đi nữa, chúng ta không nên kỳ vọng quan hệ Mỹ-Miến sẽ hoàn toàn dễ chịu. Hậu quả của nhiều thập niên đối dầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn còn tồn tại. Và một khuynh hướng mạnh mẽ tại Washington với lập trường cứng rắn về nhân quyền và dân chủ sẽ làm phức tạp vấn đề đối với giới lãnh đạo Miến Điện – là những kẻ vẫn lấy làm khó chịu và không sẵn sàng từ bỏ chế độ toàn trị. Và sau cùng, còn có TQ. Miến Điện có thể hài lòng vì sự lệ thuộc vào người láng giềng đầy quyền lực ở phương bắc có thể giảm đi nhanh chóng, nhưng với nhiều thập kỷ quan hệ hữu nghị và những dự án trên thực địa đang được tiến hành, quan hệ của nước này đối với TQ cũng chưa đến nỗi chấm dứt.

Bertil Lintner lives in Thailand and is a former correspondent with the Far Eastern Economic Review and author of several books on Myanmar, including the forthcoming Great Game East: India, China and the Struggle for Asia's Most Volatile Frontier.

Betil Lintner, hiện sống tại Thái Lan, là một cựu thông tín viên của The Far Eastern Economic Review và là tác giả của nhiều cuốn sách về Miến Điện, kể cả cuốn sắp xuất bản nhan đề Great Game East: India, China and the Struggle for Asia’s Most Volatile Frontier (Ván cờ lớn phương Đông: Ấn độ, Trung Quốc và cuộc tranh giành vùng biên cương thiếu ổn định nhất châu Á).


Translated by Tran Ngoc Cu

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/11/30

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn