MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 17, 2012

Myanmar Reforms Attract Tourists Cải tổ tại Miến Điện thu hút du khách



Myanmar Reforms Attract Tourists
Cải tổ tại Miến Điện thu hút du khách
YANGON, Myanmar — Friday night in Yangon, and things didn’t look promising. It was pitch black outside, street lamps being scarce. A monsoonal downpour had driven most people inside, making the streets even more desolate. As our taxi slowly swerved around the giant potholes that pockmark the roads, I noticed little sign of life in the dilapidated colonial-era downtown.
YANGON, Myanmar – Đêm thứ Sáu tại Yangon (Ngưỡng Quảng), nhìn quanh không thấy gì hứa hẹn. Bên ngoài trời tối như mực, đèn đường vẫn còn hiếm hoi. Một trận mưa mùa xối xả đã đẩy gần hết mọi người vào trong nhà, khiến đường phố càng thêm tiêu điều. Khi chiếc taxi chúng tôi chậm rãi vòng vèo để tránh né các ổ gà to tướng nằm lác đác trên các con đường, tôi nhận thấy không có dấu hiệu gì sinh động trong khu phố trung tâm thời thuộc địa đang đổ nát này.
Inside Monsoon, a restaurant situated in a gracious townhouse, it was a different story. Waiters deftly maneuvered between tables with trays loaded with drinks and steaming dishes. Fellow tourists perused the long menu of Southeast Asian specialties, while a group of United Nations workers relaxed over Gin and Tonics. A long table slowly filled with thirtysomething Burmese women blowing air kisses and exclaiming over each other’s smart frocks — just a regular night out with friends.
Bên trong quán Monsoon (Gió Mùa), một tiệm ăn nằm trong một căn nhà hai tầng duyên dáng, không khí hoàn toàn đổi khác. Các người hầu bàn khéo léo di chuyển giữa các bàn ăn, tay nâng chiếc khay chất đầy thức uống và các món ăn nóng hổi đang bốc hơi. Các du khách khác đang rảo mắt qua tấm thực đơn dài liệt kê các đặc sản Đông Nam Á, trong khi một nhóm nhân viên Liên Hợp Quốc thoải mái ngồi uống rượu gin và nước khoáng. Một chiếc bàn dài dần dần được các phụ nữ Miến trong lứa tuổi 30 ngồi vào, họ đưa ngón tay lên hôn gió với nhau và ríu rít khen nhau về quần áo — chỉ là một bữa đi ăn ngoài bình thường với bầu bạn.
Normalcy, however, isn’t what I had expected in the former capital of Myanmar. A long-time Bangkok resident, I’ve traveled extensively in Asia, but hadn’t yet made it to Yangon, formerly known as Rangoon. Like many travelers, I was deterred by opposition leader Aung San Suu Kyi’s calls for a tourism boycott. In recent years, she has softened her stance. Her party, the National League for Democracy, issued a statement in May saying it welcomed tourists but underscored the importance of responsible travel. When the chance to spend a few days in Yangon with my husband came up this past summer, I shrugged off my reservations.
Tuy vậy, không lâu trước đây, tình trạng bình thường không phải điều tôi đã dự kiến về cố đô Miến Điện này. Là một cư dân sống lâu dài tại Bangkok, tôi đã từng đi du lịch nhiều nước châu Á, nhưng chưa bao giờ đi đến Yangon, trước đây được gọi là Rangoon. Cũng như nhiều du khách khác, tôi đâm ra e ngại, chỉ vì đã có lời kêu gọi của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đòi tẩy chay du lịch Miến Điện. Trong những năm gần đây, bà đã nới lỏng lập trường của mình. Đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã ra một tuyên bố vào tháng Năm nói rằng đảng này hoan nghênh các du khách đến Miến Điện nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi du lịch có trách nhiệm. Khi có cơ hội theo chồng đến ở Rangon vài ngày vào mùa Hè vừa qua, tôi đã buông bỏ những dè dặt của mình.
Though only an hour away by plane from Bangkok, Yangon in many ways feels more like a journey back in time. Epic economic mismanagement has left its infrastructure in shambles. Rickety, 20-year-old Toyota sedans serve as private taxis, their doors sometimes held together with wires. Vines and trees sprout from decrepit bungalows. Stately edifices that once housed colonial administrative offices look forlorn with missing windowpanes and moldy plaster. Western brands are largely absent, the result of consumer boycotts and Western sanctions.
Mặc dù chỉ cách Bangkok một giờ bay, nhưng trong nhiều cách Yangon cho ta cái cảm tưởng đang làm một cuộc hành trình đi lùi vào dĩ vãng. Việc quản lý kinh tế quá kinh khủng đã để lại một cơ cở hạ tầng đổ nát. Những chiếc Totoya mui kín, 20 năm tuổi, rệu rã, được đem ra làm tắc xi tư nhân, cửa xe đôi khi được ràng rịt bằng những sợi dây thép. Các loại cây leo và các cành lá từ trong các căn nhà gỗ trệt đổ nát đâm nhánh ra ngoài. Các cơ sở uy nghi một thời được dùng làm văn phòng cho giới chức hành chính thuộc địa ngày nay trông thật thảm hại, với các cửa kính bị lấy mất và tường vôi phủ mốc. Các hàng hóa mang nhãn hiệu phương Tây gần như không thấy xuất hiện, đây là hậu quả của các chính sách tẩy chay hàng tiêu thụ [do Nhà Nước chủ trương] và của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Yet Yangon’s decrepit gentility exerts a certain charm amid the increasing homogeneity of urban Asia. It’s like an aristocrat gone to seed, fiercely hanging onto respectability. Traces of its status as a thriving outpost of the British Empire are everywhere. Downtown Yangon has the finest collection of colonial architecture in Southeast Asia, including the imposing redbrick former High Court and Secretariat building, where Aung San Suu Kyi’s father, a nationalist hero, was assassinated in 1947.
Tuy thế, vẻ phong nhã trong thời kỳ sa sút của Yangon lại tạo ra một sức quyến rũ nào đó so với dáng vẻ đồng phục ngày một gia tăng tại các thành thị châu Á. Trường hợp này cũng giống như một nhà quí tộc đã đến hồi suy vi, nhưng vẫn cố bám lấy danh giá. Những dấu vết của thành phố này trong địa vị một tiền đồn thịnh vượng của Đế quốc Anh được tìm thấy khắp nơi tại đây. Khu trung tâm Yangon nom giống như một bộ sưu tầm tuyệt vời về kiến trúc thời thuộc địa tại Đông Nam Á, bao gồm toà nhà gạch đỏ làm trụ sở Toà án Tối cao và Văn phòng Bí thư thời trước, nơi mà cha của bà Aung San Suu Kyi, một vị anh hùng dân tộc đã bị ám sát vào năm 1947.
The time-warp ambience also has a more straightforward appeal, as I discovered at the Governor’s Residence, a 48-room hotel operated by Orient-Express. Located in the leafy embassy district, the hotel’s lobby and restaurant are situated in a two-story teak house from the 1920s with elaborately carved eaves. A brass gong was struck when we arrived, and two porters in traditional longyi, or sarongs, escorted us to the reception desk where cold towels and glasses of lemongrass tea were waiting. The modern world seldom intruded here: the Wi-Fi signal was patchy and few cars passed by. During the sultry afternoons, we took refuge by the fan-shaped pool, gazing at the thunderclouds rolling in with only the rasping of cicadas interrupting the silence.
Cái không gian làm nền cho sự ngưng đọng thời gian ở nơi đây càng tăng thêm sức quyết rũ giản đơn của nó, như tôi đã khám phá tại khách sạn Governor’s Residence, một khách sạn 48 phòng được điều hành bởi công ty Orient-Express. Tọa lạc ngay trong khu vực dành cho các sứ quán, với cây lá xanh um, hành lang và nhà hàng của khách sạn nằm trong ngôi nhà làm bằng gỗ tếch từ thập niên 1920 với các hàng hiên được chạm trổ công phu. Âm thanh từ chiếc gồng bằng đồng trắng được gióng lên khi chúng tôi vừa đến, và hai người gác cổng trong bộ xà rông truyền thống đưa chúng tôi đến bàn tiếp viên, nơi đó khăn lau mát lạnh và các ly trà sả đang chờ. Thế giới hiện đại ít khi xâm nhập vào nơi đây: tín hiệu Wi-fi vẫn còn chợt hiện chợt biến và xe cộ cũng ít qua lại. Vào những buổi chiều oi bức, chúng tôi ngồi tránh cái nóng bên cạnh một hồ tắm hình cánh quạt, mãi ngắm những đám mây vần vũ báo hiệu cơn mưa, với âm thanh duy nhất là tiếng ve sầu làm gián đoạn sự tĩnh mịch.
Change, however, is slowly creeping into Yangon. Earlier this year, the government auctioned off dozens of heritage buildings. Some are likely to be replaced by modern high-rises. But here and there, I spied grand structures wrapped in bamboo scaffolding in preparation for restoration work. The City Hall — an Orientalist fantasy with pagoda-like towers and ornate colonnades — was recently painted a dubious shade of lilac.
Tuy nhiên, sự thay đổi đang dần dà xâm nhập vào Yangon. Đầu năm nay, chính phủ đã đem bán đấu giá hằng chục công thự có giá trị văn hóa (heritage buildings). Một số trong những kiến trúc ấy có khả năng bị thay thế bằng những nhà cao tầng hiện đại. Nhưng đây đó, tôi vẫn phát hiện được những kiến trúc uy nghi được gói trọn trong giàn giáo bằng tre (bamboo scaffolding) chuẩn bị cho việc trùng tu. Toà Thị sảnh — một dáng vẻ kỳ lạ phương Đông với tháp chùa và những trụ cao hoành tráng — vừa được sơn bằng một thoáng màu hoa tử đinh hương.
The trappings of middle-class life are also popping up. Near our hotel was a mall filled with the latest fashions from South Korea. Billboards touting a concert by local hip-hop star Ye Lay — hair gelled and dressed in a black bulletproof vest — plastered the city, while others touted cosmetics, cooking oil and Giordano polo shirts. During the day, fashionable professionals dine on pizzas and sandwiches at Sharkey’s, an airy café and deli with surprisingly good house-made cheese and ice cream. At night, the teenage children of Myanmar’s nouveau riche gather at Ginki Kids, where the sound system blasts rock ballads.
Những nét đặc trưng của đời sống tư sản (trung lưu) cũng đang trổi dậy. Gần khách sạn chúng tôi có một siêu thị chất đầy các kiểu thời trang mới nhất nhập cảng từ Nam Hàn. Các bảng quảng cáo về một buổi trình diễn của ngôi sao hip-hop địa phương, nghệ sĩ Ye Lay, — với tóc chải keo và áo vét an toàn đen — được dán khắp thành phố, trong khi các quảng cáo khác rao bán dầu ăn và áo pô-lô hiệu Giordano. Ban ngày, giới chuyên môn ăn mặc đúng thời trang thường đến thưởng thức món pizza và sandwich (bánh mì kẹp thịt) tại quán Sharkey, một quán ăn quang đãng và là một nơi bán đồ mỹ vị với món phô-mát và kem lạnh cực kỳ ngon do nhà hàng làm lấy. Ban đêm, con cái trong lứa tuổi tin của các đại gia mới nổi (nouveau riche) thường tụ tập tại quán Ginki Kids, nơi có hệ thống âm thanh bật ra những bản nhạc rock nghe đinh tai nhức óc.
One day, we joined a prominent businessman and his family for brunch at the Trader’s Hotel, where prosperous families gather en masse on weekends. Our companions told us that the country was starting to loosen up. Last year’s elections might have been called a sham by Western critics, but the civilian government has taken some steps toward reform.
Một hôm, chúng tôi theo một doanh nhân nổi tiếng và gia đình ông đến ăn sáng-trưa (brunch) tại Trader’s Hotel (Khách sạn Thương gia), nơi các gia đình giàu có thường tụ tập đông đảo vào cuối tuần. Những bạn đồng hành của chúng tôi nói rằng đất nước Miến Điện đang bắt đầu cởi mở. Mặc dù cuộc bầu cử năm ngoái bị các nhà phê bình phương Tây cho là một trò gian lận, nhưng chính phủ dân sự hiện nay đã bắt đầu những bước hướng tới dân chủ.
Since her release from house arrest last year, Aung San Suu Kyi — persona non grata under the junta — has met with senior government officials. The NLD, which boycotted the 2010 vote, will field candidates in upcoming parliamentary by-elections. Other governments are recognizing the thaw: U.S. Secretary of State Hilary Clinton paid a visit last week. These developments have led to a cautious optimism among Yangon’s jaded residents. “Change is happening, but it’s slow,” the wife observed.
Từ khi được phóng thích từ tình trạng quản thúc tại gia vào năm ngoái, bà Aung San Suu Kyi — người không được hội đồng quân nhân trước đây chấp nhận – đã gặp các viên chức chính phủ cấp cao. Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, từng tẩy chay cuộc bầu cử năm 2010, sẽ chọn ứng cử viên để tham gia cuộc bầu cử quốc hội bổ túc sắp đến. Chính phủ của nhiều nước khác đang nhìn nhận có tình trạng băng tan tại Miến Điện: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hilary Clinton đã đến thăm nước này vào tuần trước. Những chuyển biến này đã dẫn đến thái độ lạc quan dè dặt của các cư dân chán nản tại thành phố Yangon. “Thay đổi đang diễn ra, nhưng hãy còn chậm”, người vợ của nhà doanh nghiệp đồng hành nói vậy.

Translated by Tran Ngoc Cu
http://blogs.wsj.com/scene/2011/12/09/myanmars-reforms-take-hold-and-tourists-follow/?mod=rss_asia_whats_news

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn