MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 29, 2011

DEATH BY CHINA 7 - Peter Navarro and Greg Autry - CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA


DEATH BY CHINA

Confronting the Dragon —A Global Call to Action

Peter Navarro and Greg Autry

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA

Lời Kêu Gọi Toàn Cầu Chống Quỷ Rồng

Peter Navarro and Greg Autry

Death by Colonial Dragon:

Locking Down Resources and Locking

Up Markets Round the World

Chương 7 - Con rồng “thuộc địa hóa” gây ra cái chết của thế giới

Thâu tóm mọi nguồn tài nguyên – Thao túng thị trường khắp thế giới

To defeat your enemy, first offer him help so that he slackens his vigilance; to take, one must first give.

—Sun Tzu

Muốn đánh bại kẻ thù, trước tiên phải làm hắn ta mất cảnh giác; muốn thâu tóm ai đó, trước hết hãy đề nghị giúp đỡ họ” - Tôn Tử

In the greatest movement of people the world has ever seen, China is secretly working to turn the entire [African] continent into a new colony. Reminiscent of the West’s imperial push in the 18th and 19th centuries—but on a much more dramatic, determined scale—China’s rulers believe Africa can become a “satellite” state, solving its own problems of overpopulation and shortage of natural resources at a stroke.

—Daily Mail Online

“Trong một chuyển động vĩ đại nhất của con người mà thế giới từng chứng kiến, Trung Quốc đang bí mật tích cực làm chuyển đổi toàn bộ lục địa đen Phi Châu thành thuộc địa mới của họ. Đây là sự lặp lại các chiến tích thuộc địa hóa hay chính sách thực dân của các đế chế phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 nhưng với một qui mô to lớn và kế hoạch rõ ràng hơn rất nhiều, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng Phi Châu có thể trở thành một nhà nước vệ tinh của mình và giúp giải quyết các vấn đề nội tại của Trung Quốc như nạn “nhân mãn” với dân số quá đông và tài nguyên thiên nhiên luôn thiếu hụt chỉ với một cú đánh ngoạn mục” – Daily Mail Online

While America’s factories gather ever more dust, while U.S. diplomats and military leaders continue to focus myopically on the Middle East, and while Washington’s politicians dreamlessly sleep, China is on the march. Its million-man army is moving relentlessly across Africa and Latin America locking down strategic natural resources, locking up emerging markets, and locking out the United States, Europe, Japan, and other economies of the world from the building blocks of future prosperity. It’s all just one more nail in the coffin of the U.S. and global manufacturing bases; and it’s long past time that the world started paying attention to the rising colonial empire in our midst.

Trong khi các nhà máy tại Hoa Kỳ ngày càng bụi bặm, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và các lãnh đạo quân đội tiếp tục tập trung vào cự ly gần ở Trung Đông và khó nhìn thấy được điều gì khác hơn, và các chính trị gia tại Thủ đô Washington đang giấc mơ nồng, Trung quốc đang chuyển động trong một cuộc tuần hành vĩ đại. Một đội quân hàng triệu người đang di chuyển hung hãn xuyên qua Phi Châu và Mỹ La Tinh nhằm thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược của các quốc gia, thao túng toàn bộ các thị trường mới nổi, và khóa chặt các quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật, và các nền kinh tế khác của thế giới bằng việc xây dựng các chướng ngại nhằm ngăn cản các triển vọng tương lai của các nước này; và đã từ rất lâu rồi, thế giới bắt đầu chú ý sự xuất hiện ngày càng gia tăng của một thể chế “thuộc địa hóa” đang ở giữa chúng ta.

China’s Colonial Dragon is the misbegotten son of its voracious Manufacturing Dragon—a factory floor that already consumes half of the world’s cement, nearly half of the world’s steel, a third of its copper, a fourth of its aluminum, and vast quantities of everything from antimony, chromium, and cobalt to lithium, timber, and zinc. It is all of these resources and more, which come from all around the world, that contribute to every nation’s economic growth and quality of life—and that collectively are the raw material sources of all manufacturing jobs and the community of service workers they support.

Con rồng “thuộc địa hóa” kiểu Trung Quốc chính là đứa con bị lãng quên được sản sinh từ con rồng “nền sản xuất quá đói kém” của Trung Quốc – riêng các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đã tiêu thụ một nửa lượng xi măng của thế giới, gần một nửa lượng thép của thế giới, một phần ba lượng đồng, một phần tư lượng nhôm, và một lượng rất lớn của mọi thứ nguyên liệu từ antimony, chromium, cobalt tới lithium, gỗ và kẽm. Đó là tất cả nguồn lực và còn hơn thế nữa đến từ khắp thế giới nhằm góp phần xây dựng nền kinh tế của mỗi quốc gia và chất lượng cuộc sống – và đó cũng là nguồn nguyên liệu thô để tạo ra tất cả công việc sản xuất và tạo dựng cộng đồng các công nhân lao động.

It is the bauxite and iron ore from countries like Guinea and Tanzania that are transformed into the aluminum and steel we need to manufacture airplanes in Seattle, Washington and build ships in Bath, Maine. It is the copper from Chile that wires our home, the cobalt from the Congo that helps run the machine shops of Michigan, and the niobium from Brazil that goes into everything from rocket engines for our national defense to nuclear reactors for lighting our homes.

Bauxite và quặng sắt đến từ Guinea và Tanzania để chuyển hóa thành nhôm và thép mà chúng ta cần để sản xuất máy bay ở Seattle, Washington và đóng các chiếc tàu ở Bath, Maine. Đồng đến từ Chile làm thành dây điện sử dụng trong nhà, Cobalt từ Congo giúp chế tạo các máy móc tại các cửa hàng ở Michigan, và chất niobium từ Brazil được sử dụng rộng rãi trong các động cơ đẩy tên lửa cho công tác quốc phòng và cả với các lò phản ứng hạt nhân tạo ra điện năng thắp sáng cho ngôi nhà của chúng ta.

And it is the lithium from Bolivia and Namibia that will fuel the batteries that will run our hybrid cars, the manganese from Gabon that helps mold the billions of recyclable cans we need for our soft drinks, and the titanium from places like Mozambique and Madagascar and Paraguay that helps produce anything that requires a high-strength to weight ratio—from twenty-first century marvels like Boeing’s new ultra-fuel efficient 787 Dreamliner to Johnson & Johnson’s artificial hips and knees.

Lithium từ Bolivia và Namibia sẽ là nhiên liệu cho các bình ắc quy sử dụng cho các loại xe ô tô lai (động cơ hybrid vừa dùng xăng, vừa dùng nhiên liệu khác), manganese từ Gabon giúp làm khuôn cho hàng tỉ lon có thể tái sử dụng mà chúng ta sử dụng để uống nước giải khát “soft drinks”,và chất Titanium từ những nơi như Mozambique và Madagascar hay Paraguay thì giúp sản xuất bất cứ thứ gì mà yêu cầu sự chắc chắn cao cùng với tỉ trọng nhẹ - từ thế kỷ 21 dùng để chế tạo máy bay Boeing 787 Dreamliner cho tới các khớp hông, khớp gối nhân tạo của công ty Johnson & Johnson.

It is all of these natural resources from all of these different nations that China now wants all to itself for its own manufacturing base and job creation machine. And if we stand idly by on the global stage and allow this to happen, we might as well dig our own economic grave using a gold-plated shovel made in Shanghai. But happening it is, and we all need to clearly understand Beijing’s “bait and switch” colonial game if we are to confront this rising empire on issues critical to both economic survival and national defense.

Đó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các quốc gia khác nhau trên thế giới mà Trung Quốc hiện nay muốn có tất cả cho các nhà máy sản xuất của chính nó cũng như tạo ra thêm công ăn việc làm cho Trung Quốc. Và nếu chúng ta lười biếng đứng yên nhìn, bàng quang với các sự việc xãy ra trên thế giới và cho phép điều đó diễn ra, chúng ta sẽ phải sử dụng cái xẻng nạm vàng sản xuất tại Thượng Hải để tự đào nấm mồ chôn chính nền kinh tế của mình. Nhưng trước khi điều đó diễn ra, tất cả chúng ta cần hiểu rõ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” - hay “mồi câu và chiếc roi” - của Bắc Kinh trong trò chơi “thuộc địa hóa” kiểu Trung Quốc, nếu chúng ta có thể đối đầu với thể chế độc đoán đang biểu dương sức mạnh này và giải quyết tốt các tình huống phát sinh khẩn cấp cho cả sự sống còn của nền kinh tế và an ninh quốc phòng, chúng ta có thể có một tương lai khác hơn.

The Colonial Dragon’s Bait and Switch

The people of this bewitching, beautiful continent, where humankind first emerged from the Great Rift Valley, desperately need progress. The Chinese are not here for that. They are here for plunder.

—Daily Mail Online

Cây gậy và củ cà rốt của con Rồng thuộc địa hóa

“Những con người của lục địa đen huyền bí và xinh đẹp, nơi cái nôi của nhân loại được sản sinh ra từ thung lũng Great Rift, đang tuyệt vọng trông chờ sự tiến bộ và giải thoát khỏi đói nghèo, người Trung Quốc đến đó không phải để giúp, họ đến để cướp bóc và vơ vét” – Daily Mail Online

China’s strategy of bait and switch always begins the same way: Its president or premier or trade minister arrives in the capital of some faroff country like Djibouti or Niger or Somalia that most Americans can’t even point to on a map. He comes waving a huge checkbook offering the promise of lavish, low-interest loans to build up the country’s civilian or military infrastructure—whether it be useful roads, ports, and highways; a wasteful and opulent palace for the ruling dictator; or AK-47s to keep a restive population under a repressive boot.

Chiến lược “Cây gậy và Củ cà rốt” của Trung Quốc luôn bắt bầu với cùng kịch bản bằng việc Chủ tịch, Thủ tướng hay Ngoại trưởng Trung Quốc viếng thăm các quốc gia xa xôi của Phi Châu như Djibouti, Niger, hay Somalia, .v.v. những nơi mà đa số người Mỹ chưa nghe đến và thậm chí không biết cách chỉ ra trên bản đồ thế giới. Họ đến và vẫy tay với những cuốn séc dày cộm với những hứa hẹn và những khoản vay lãi suất ưu đãi hấp dẫn cho các dự án hạ tầng cả dân sự lẫn quân sự như cầu cống, đường cao tốc, bến cảng hoặc những cung điện nguy nga lãng phí cho các nhà cầm quyền quân phiệt hoặc những khẩu súng AK47 dùng để đàn áp những cái đầu bướng bỉnh phải chịu khuất phục đối với thể chế hiện hữu.

In exchange for China’s largess, all the budding colony has to do is two things. First, it must surrender control of its natural resources in exchange for the loan—thereby allowing China to lock down the colony’s resources for its own use. Second, it must open its markets to all the finished products that China’s factory floor will make with the raw materials the colony surrenders—thereby allowing China to lock up yet another emerging market.

Trong sự trao đổi vụ lợi này với Trung Quốc, các thuộc địa thân hữu của Trung Quốc phải chấp nhận hai thứ để đánh đổi. Đầu tiên phải chấp thuận từ bỏ quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên của quốc gia để đổi lấy các khoản vay nợ Trung Quốc, vì vậy, điều này giúp Trung Quốc thâu tóm nguồn tài nguyên của quốc gia thuộc địa cho mục tiêu sử dụng của mình. Thứ hai, kế đến họ sẽ gây áp lực phải mở cửa thị trường của các quốc gia thuộc địa mới này cho các sản phẩm Trung Quốc được làm từ các nguồn tài nguyên thâu tóm được từ các thuộc địa được tự do tung hoành, và như vậy Trung Quốc đã nắm được và thao túng các thị trường mới nổi lên trên khắp thế giới.

In fact, China’s brass-knuckled approach to resource acquisition is radically different from that of much of the rest of the world, which relies on global markets to distribute energy and raw materials through the price system. Such a market-based approach to natural resource distribution is the essence of a global economy based on a community of interests. But rather than rely on cooperative capitalism, Beijing’s colonial capitalists put an exclamation point on the “colonial” part of the equation.

Thực tế, kế hoạch gặm cỏ dần của Trung Quốc thông qua việc thâu tóm tài nguyên thuộc địa khác nhau cơ bản với phần còn lại của thế giới mà chủ yếu dựa vào các thị trường toàn cầu hóa để phân phối năng lượng và nguyên liệu thô thông qua hệ thống giá. Như vậy, kế hoạch dựa trên thị trường cung-cầu để phân bổ tài nguyên thiên nhiên là cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu vì dựa trên lợi ích của toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên, thay cho việc tích lũy tư bản có tính hợp tác, các nhà tư bản thuộc địa hóa ở Bắc Kinh đã không làm như vậy mà đặt một dấu chấm thang to tướng tạo ra sự thuộc địa hóa đối với bàn cân lợi ích các quốc gia nghèo đói ở Phi Châu.

In fact, the Dragon’s bargain now being struck across Africa and Latin America—and much of Central Asia—is the very definition of colonialism: Seize control of the natural resources that represent the true wealth of a colony. Export these resources back to China rather than allow the colony to use the resources for its own economic development. Then re-export the raw materials back to the colony in the form of finished, manufactured goods. This thereby creates jobs in the homeland, boosts the profits of the homeland’s corporations, and of course lengthens the unemployment lines in the colony.

Một thực tế khác cho thấy, thỏa thuận hay thương lượngg với con Rồng thuộc địa hóa này đang diễn ra như một cú đấm sấm sét lan tỏa từ Phi Châu tới Châu Mỹ La Tinh và hầu hết vùng Trung Á, với cùng công thức: tịch thu và giành lấy quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu cho mức độ giàu có thực sự của nước sở tại sau khi đã biến họ thành thuộc địa kiểu mới. Xuất khẩu các tài nguyên này về Trung Quốc mà không cho các quốc gia bị thuộc địa kiểu mới này được sử dụng tài nguyên của chính mình cho việc phát triển kinh tế bản địa. Kế đến Trung Quốc sẽ bán các nguyên liệu chế biến dưới dạng các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và được sản xuất ở Trung Quốc ngược lại cho các thuộc địa mới. Và điều này dễ dàng tạo ra thêm công ăn việc làm và lợi nhuận lớn cho các xí nghiệp, công ty bên trong Trung Quốc, và dĩ nhiên sẽ làm kéo dài thêm chuỗi các thất nghiệp và nghèo đói tại các quốc gia thuộc địa mới này.

What’s left in the colonies are mostly dangerous, low-paying jobs in extractive industries, while all the high-value manufacturing work moves to Guangzhou or Chengdu or Shanghai. It’s all good for China, but all bad for the colonized mark.

Các quốc gia bị thuộc địa kiểu mới này chỉ nhận được các công việc thuộc loại nguy hiểm, lương thấp trong các ngành công nghiệp khó nhọc trong khi các công việc sản xuất có hàm lượng giá trị cao được chuyển đến các nhà máy ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Tất cả những thứ tốt sẽ được dành cho Trung Quốc, tất cả các thứ tệ hại được chuyển cho các quốc gia thuộc địa kiểu mới này.

China’s Checkbook Diplomacy

When we look at the reality on the ground, we find that there is something akin to a Chinese invasion of the African continent.

—Libyan Foreign Minister Musa Kusa

Nền ngoại giao “vung tiền mua chuộc” của Trung Quốc

“Khi chúng ta trở về với thực tại, chúng ta thấy rằng Trung Quốc giống như đang xâm lược vào Lục địa Phi Châu” - Ngoại trưởng Lybia - Musa Kusa

In fact, China’s colonial bait and switch is playing out all over the globe. The Chinese mortgage on Angolan oil is already well over $10 billion and counting. The Democratic Republic of the Congo has

encumbered billions of dollars of its copper in exchange for infrastructure. Ghana is bartering away its cocoa beans, Nigeria is trading natural gas for power plants, and the Sudan is literally up to its military arms in oil-backed Chinese debt. And none of these countries ever gets the better end of the deal.

Hiện tại, chính sách thuộc địa hóa dùng cây gậy và củ cà rốt của Trung Quốc đang áp dụng đối với mọi nơi trên toàn cầu. Thế chấp gán nợ về dầu hỏa của Angola đối với Trung Quốc đã hơn 10 tỉ đô la và vẫn còn đang tiếp diễn. Cộng hòa dân chủ Công-gô vướng vào một trao đổi hạ tầng với Trung quốc lấy mỏ đồng trị giá hàng tỉ đô la đầy thiệt hại. Ghana thì trao đổi hạt ca cao trong khi Nigeria thì bán khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc và Sudan gia tăng trang bị quân sự qua việc thanh toán phí tổn và gánh nợ bằng dầu hỏa. Không quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên nhận được kết cục tốt đẹp trong bất cứ các thương vụ nào.

Meanwhile, in Peru, China now owns an entire mountain of copper; and in buying Peru’s Mount Toromacho, Beijing’s colonialists have taken a page right out of the W.C. Fields playbook and his famous motto, “Never give a sucker an even break.” In fact, a hard-bargaining China picked up this copper treasure for a mere $3 billion in payouts and payoffs and now stands to make a 2,000% profit on its investment. Meanwhile, hunger, illiteracy, and poverty—and horrific mining accidents and environmental dumping—remain daily facts of Peruvian mountain life.

Trong khi đó, tại Peru, một quốc gia ở Mỹ Châu, Trung Quốc hiện đang sở hữu toàn bộ một quả núi có chứa quặng mỏ đồng; và trong thương vụ mua núi Toromacho, các nhà thực dân kiểu mới ở Bắc Kinh đã sử dụng một triết lý phổ biến nhất của người Mỹ là “Đừng bao giờ cho đối phương dù là một phút lơi lỏng”. Thực tế cho thấy, thương vụ hời cho Trung Quốc về mỏ đồng đã mang lại cho họ khoảng tài sản mỏ đồng tương đương 3 tỉ USD mà có lãi hơn 2000% (20 lần) riêng cho việc đầu tư này. Điều đó cũng có nghĩa là nạn đói kém, bệnh dịch, lạc hậu và các tại nạn liên quan đến hầm mỏ và tàn phá môi trường trên thực tế sẽ tiếp tục diễn ra cho người dân trong vùng núi Peru này.

As bad as this Peruvian deal is, it is easily topped by Beijing’s fleecing of the murderous dictator Robert Mugabe of Zimbabwe. This doddering old tyrant, who rules one of the most resource-rich and job-poor

nations in the world, mortgaged off fully $40 billion of Zimbabwe’s precious platinum reserves for a mere $5 billion. He then used a good chunk of the funds on a new palace along with helicopter gunships, fighter jets, and assault rifles to keep a Chinese-made jackboot on the neck of the Zimbabwe people. Only the Chinese can make Zimbabwe’s Apartheid of old look good by comparison.

Tệ hại cũng không kém là vụ việc dễ dàng thấy, liên quan đến nhà độc tài đang chạy trốn Robert Mugabe của Zimbabwe, nhà chuyên chế độc tài già nua và run rẩy này, người đang vận hành đất nước giàu tài nguyên và thiếu trầm trọng việc làm, đã gán hơn 40 tỉ đô la trử lượng kim loại quý Platium của Zimbabwe để nhận lấy chỉ khoảng 5 tỉ USD. Sau đó, ông ta dùng tiền này để xây các cung điện mới, để mua trực thăng chiến đấu, các chiến đấu cơ, súng tiểu liên ám sát và cả giày ống sản xuất tại Trung Quốc trên nổi thống khổ của người dân xứ sở Zimbabwe này.

“So what?” you say. Aren’t the Chinese just as entitled to these resources as America or Europe or Japan? And why should U.S. citizens care if the Chinese rip off some corrupt African dictator or some

poverty-stricken Latin American backwater? If the leaders of these Third World hell holes are too stupid or greedy to resist China’s checkbook diplomacy, so be it. For what possible difference can it make to the employees of a company manufacturing machined graphite components in Bensenville, Illinois, cathedral stained glass in Kokomo, Indiana, or hardwood furniture in Asheboro, North Carolina? And how could any of China’s colonial gambits affect in any way the job prospects of a young man graduating from Cal-Berkeley with a degree in chemistry or a young woman leaving Georgia Tech with a degree in engineering? Well, here’s at least one answer.

Chỉ duy có Trung Quốc mới có thể so sánh và làm cho Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và thời kỳ khốn khó Apartheid mới trông còn dễ chịu hơn!

“Sẽ ra sao nữa, rồi sao nào?”, bạn sẽ hỏi. Trung Quốc không chỉ nhắm vào các nguồn tài nguyên này như Mỹ, Châu Âu và Nhật đã từng ư? Và tại sao công dân Mỹ phải quan tâm nếu Trung Quốc chỉ xé xác vài quốc gia với các nhà độc tài tham nhũng ở Phi Châu hoặc vài nhà nước chịu ảnh hưởng đói nghèo vùng Nam Mỹ? Nếu như các địa ngục trần gian là các quốc gia trong thế giới thứ 3 mà các nhà lãnh đạo tại đây lại quá tham lam và ngu dốt thì cứ việc để họ phải chịu sự tra tấn của Trung Quốc vậy. Điều gì khả dĩ có thể ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên tại các công ty và nhà máy sản xuất đá graphite tại Bensenville, Illinois, hay thủy tinh nhuộm màu tại Kokomo, Indiana, hoặc đồ nội thất gỗ tại Asheboro, North Carolina? Và làm thế nào vài chính sách thuộc địa hóa kiểu Trung Quốc lại có thể ảnh hưởng đến triển vọng công ăn việc làm của một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học ngành hóa trường Cal-Berkeley hay một phụ nữ trẻ có bằng kỹ sư vừa rời trường George Tech? Vậy thì ít nhất nên có một câu trả lời về việc này.

By establishing its colonial relationships across Africa, Asia, and America’s back yard of Latin America, China is keeping more and more of the world’s natural resources out of the global marketplace and all to itself. This colonial lockdown strategy thereby gives Chinese manufacturers exclusive access to essential resources at the lowest possible cost—and China thereby gains yet another competitive advantage over America and the rest of the world.

Bằng cách thiết lập mối quan hệ thuộc địa xuyên qua các châu lục như Châu Phi, Châu Á, và cả sân sau của nước Mỹ là Châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới bên cạnh các tài nguyên hiện có của thị trường toàn cầu và tất cả đều trong tầm ngắm của họ. Chiến lược khóa chặt và sở hữu “thuộc địa hóa” các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến cho Trung Quốc có thể sử dụng các tài nguyên này khi cần với chi phí rẻ nhất và do vậy họ dễ dàng có lợi thế về giá thành cạnh tranh với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.

In fact, to see clearly what China is doing is to understand that its resource acquisition lockdown strategy is nothing more than a thinly disguised de facto embargo on natural resource access imposed upon the rest of the world. For if Chinese manufacturers can lock down the bauxite from Brazil, Equatorial Guinea, and Malawi; the copper from the Congo, Kazakhstan, and Namibia; the iron ore from Liberia and Somalia; the manganese from Burkina Faso, Cambodia, and Gabon; the nickel from Cuba and Tanzania; and the zinc from Algeria, Kenya, Nigeria, and Zambia, well, that’s just that much less for the factories of Cincinnati and Memphis and Pittsburgh—and Munich and Yokohama and Seoul.

Trong thực tế, để thấy rõ điều Trung Quốc đang làm và để hiểu thêm chính sách muốn khóa chặt và thôn tính nguồn tài nguyên thì không gì rõ ràng hơn việc quan sát cách ngụy trang thô thiển bằng việc cấm vận sử dụng tài nguyên đối với các nước trong phần còn lại của thế giới. Ví dụ, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể khóa chặt việc sử dụng bauxite từ Brazil, Equatorial Guinea, và Malawi; Đồng từ Congo, Kazakhstan, và Namibia; quặng sắt từ Liberia và Somalia; mangan từ Burkina Faso, Cambodia, và Gabon; nickel từ Cuba và Tanzania; và kẽm Algeria, Kenya, Nigeria, và Zambia, và do vậy chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các nhà máy tại Cincinnati, Memphis và Pittsburgh hoặc Munich và Yokohama hay Seoul.

China’s de facto colonial embargo also offers up a billion more tons of natural resource reasons why the automobiles of the future are going to be manufactured in Lanzhou and Wuhu rather than Detroit and Huntsville; why tomorrow’s airplanes will be built in Binzhou and Shenyang rather than Seattle and Wichita; why the next generations of computer chips will be fabricated in Dalian and Tianjin rather than in Silicon Valley; and why twenty-first century steel will be forged more and more in Tangshan and Wuhan rather than in Birmingham, Alabama and Granite City, Illinois.

Chính sách cấm vận trên thực tế của Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ hàng tỉ tấn tài nguyên tự nhiên và là lý do tại sao các nhà máy sản xuất xe ô tô trong tương lai sẽ tập trung ở Lan Châu, Vũ Hán thay thế cho Detroit và Huntsville; Đó là lý do tại sao, các loại máy bay của tương lai sẽ được chế tạo tại Binzhou và Shenyang, Trung Quốc thay cho Seattle and Wichita, Hoa Kỳ; các thế hệ vi mạch máy tính, vi xử lý thế hệ mới sẽ được chế tạo tại Đại Liên và Thiên Tân thay thế cho Silicon Valley; Các nhà máy cán thép trong thế kỷ 21 sẽ đặt tại Tangshan và Vũ Hán thay cho Birmingham, Alabama và Granite City, Illinois.

This is not the way the free market or international cooperative relationships are supposed to work. Not by a long shot. And we should all be outraged at this prospect. But in the political salons of Berlin, Tokyo, and Washington, the attitude seems a lot more like Rhett Butler in Gone with the Wind: “Frankly my dear, I don’t give a damn.”

Đây không phải là cách thức thị trường tự do vận hành, cũng không phải các quan hệ hợp tác quốc tế thông dụng thường có. Không phải một quá trình lâu dài. Tất cả chúng ta nên nhận thức rõ một sự xúc phạm đối với tất cả với cách làm này. Tuy nhiên, tại các bàn tròn chính trị tại Berlin, Tokyo, và Washington, một thái độ dường như không hơn nhân vật Rhett Butler trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió: “ Ồ bạn thân mến, tôi không làm gì nguy hại cả”

The Overpopulated Dragon Overruns the Dark Continent

Whatever they say, it is a fact that the Chinese come to Africa not just with engineers and scientists. They are coming with farmers. It is neo-colonialism. There are no ethics, no values.

—Egyptian Parliament Member Mustafa al-Gindi

Con Rồng “bị quá tải dân số” chạy quá nhanh qua Lục địa đen

“Bất cứ điều gì họ nói, có một sự thật là người Trung Quốc đến Châu Phi không chỉ với các kỹ sư và nhà khoa học. Họ đang đến với cả các nông dân. Đó là chủ nghĩa thực dân mới. Không có chỗ cho đạo đức và giá trị nào” - Nghị sĩ Ai Cập - Mustafa al-Gindi

Even as China booms and other manufacturing nations of the world stand to go bust, China’s budding new African colonies—from Angola to Zimbabwe—remain mired in hunger, poverty, and often bloody civil wars. This is despite the fact these colonies sit atop some of the most valuable treasures of the earth.

Thậm chí là khi Trung Quốc phát triển một cách bùng nổ, các quốc gia sản xuất khác sẽ gặp khó khăn và đi đến phá sản, sự nảy mầm Trung Quốc trong chính các quốc gia thuộc địa mới này, từ Angola tới Zimbabwe, họ duy trì khai khoáng trong sự đói nghèo, đau khổ và các cuộc chiến tranh dân sự đẫm máu thường xuyên. Dù rằng có một thực tế là các quốc gia này đang có một địa vị cao khi đang nắm giữ các tài nguyên thiên nhiên đáng giá nhất của trái đất.

This ongoing poverty and civil strife is a direct result of the “switch” portion of China’s “bait and switch” checkbook diplomacy. Here’s how this switch works: At the outset of the colonial relationship, a “baiting” China promises that all of that borrowed Chinese money to build the colony’s infrastructure will flow down to the local population in the form of thousands of jobs and robustly rising wages.

Sự đói nghèo đang diễn ra và các xung đột dân sự là một hệ quả trực tiếp nhất của phần trừng phạt bằng cây roi hay cây gậy của chính sách ngoại giao “dùng tiền mua chuộc” với “cây gậy và củ cà rốt”. Chính sách trừng phạt diễn ra như thế nào: vào giai đoạn đầu của chính sách quan hệ thuộc địa mới, “củ cà rốt” của Trung Quốc được đưa ra với nhiều hứa hẹn rằng nguồn tiền vay của Trung Quốc sẽ giúp xây dựng hạ tầng cơ sở cho quốc gia bản địa và sẽ có lợi cho số đông dân chúng địa phương bằng cách tạo ra hàng ngàn việc làm mới và sự tăng thu nhập cho người dân.

The switch, however, is when China quite literally exports its own “million-man army” to build the infrastructure. For rather than hire local architects, engineers, construction workers, and trucking companies, a “switching” China uses as much of its own labor force as it can get away with according to the terms of whatever deals it signs. Here’s what this sad and sorry colonial situation looks like on the ground in the Sudan to the authors of the book, China Safari:

Tuy nhiên, “cây gậy” được đưa ra khi Trung Quốc hoàn toàn xuất khẩu một đội quân triệu người để giành lấy việc xây dựng hạ tầng này. Thay cho việc thuê các nhân công địa phương của các ngành về kiến trúc, kỹ sư, công nhân xây dựng, và các công ty vận tải, một “cây gậy” Trung Quốc được sử dụng tối đa tạo điều kiện cho các lao động Trung Quốc tới các thuộc địa mới, sử dụng các điều khoản có lợi nhất cho Trung Quốc đã được ký trong các hợp đồng hợp tác dạng này. Đây là tình huống bị thuộc địa hóa đáng buồn và đáng tiếc nhất của mảnh đất Sudan mà các tác giả cuốn sách “China Safari” viết:

So there are Chinese to drill the oil and pump it into the Chinese pipeline guarded by a Chinese strongman on his way to a port built by the Chinese, where it is loaded onto Chinese tankers headed for China. Chinese laborers to build the roads and bridges and the gigantic dam that has displaced tens of thousands of small [land]holders; Chinese to grow Chinese food so other Chinese need eat only Chinese vegetables with their imported Chinese staples; Chinese to arm a government committing crimes against humanity; and Chinese to protect that government and stick up for it in the UN Security Council.

Nơi đây người Trung Quốc khoan dầu và bơm nó vào các đường ống của Trung Quốc, được bảo vệ bởi một người Trung Quốc mạnh bạo đang trên đường tới một bến cảng cũng được xây dựng bởi người Trung Quốc, nơi mà dầu sẽ được bơm lên những bồn chứa lớn để chở về Trung Quốc. Những người lao động Trung Quốc xây dựng đường xá, cầu cống và những đập chứa nước khổng lồ và làm biến mất quyền sở hữu các mảnh đất nhỏ của hàng chục ngàn nông dân địa phương; Người Trung Quốc phát triển trồng trọt lương thực cho chính họ, đáp ứng nhu cầu ăn uống của chính họ với rau cũng của Trung Quốc và nguyên liệu nhập khẩu cũng từ Trung Quốc; Người Trung Quốc vũ trang cho một chính phủ phạm tội ác chống lại nhân loại; và Người Trung Quốc bảo vệ chính phủ đó và liên kết chặt chẽ với nó trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

And here’s the biggest dirty little secret about China’s colonial ambitions. While locking down natural resources and locking up new markets are the primary strategic goals, Beijing’s central planners also want to systematically export millions of Chinese citizens to the “satellite states” of Africa and Latin America to reduce pressures on a grossly overpopulated homeland. In China Safari, one Chinese scientist framed this population dumping strategy in this way: We have 600 rivers in China, 400 of which have been killed by pollution.... We will have to send at least 300 million people to Africa before we begin to see the end of our problems.

Và đây là bí mật nhỏ với một vết nhơ lớn nhất về tham vọng thực dân mới của Trung Quốc. Trong khi đang thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thao túng các thị trường mới là các mục tiêu chiến lược chủ yếu, các nhà hoạch định trung ương Bắc Kinh cũng muốn xuất khẩu có hệ thống hàng triệu công dân Trung Quốc vào các “nhà nước vệ tinh” tại Phi Châu và Mỹ La Tinh để giảm thiểu áp lực tăng dân số quá mức ở Đại Lục. Trong cuốn “China Safari”, một nhà khoa học Trung Quốc mô tả chiến lược di dời dân số này như sau: chúng ta có 600 con sông ở Trung Quốc, 400 trong số này đã bị chết bởi ô nhiễm… chúng ta sẽ phải gửi ít nhất 300 triệu người tới Phi Châu trước khi chúng ta bắt đầu chứng kiến kết cục các vấn đề nghiêm trọng của chúng ta.

And here’s just one small case in point that illustrates the emigration screws China is putting to the Dark Continent: When Namibia defaulted on billions of dollars in Chinese loans, Beijing’s loan sharks collected by negotiating the acceptance of thousands of Chinese families to Namibia. In fact, this secret deal only surfaced through WikiLeaks; and perhaps needless to say, when the news hit, it outraged the Namibia people.

Và đây chỉ là một trường hợp nhỏ tại nơi mà có thể giải thích hiện tượng nhập cư mà Trung Quốc đang áp đặt lên Lục Địa Đen: khi Namibia bị phá sản với hàng tỉ USD nợ vay của Trung Quốc, các con cá mập chủ nợ ở Bắc Kinh đã đòi nợ bằng cách thương lượng một sự chấp thuận cho hàng ngàn gia đình Trung Quốc tới Namibia. Thực tế, bí mật thương vụ này chỉ được phơi bày qua Wikileaks; và có lẽ không cần nói gì thêm, khi các tin tức được tiết lộ, nó đã gây phẫn nộ dữ dội của người dân nước này.

You’d probably be outraged, too, if these forced migration shoes were on American feet. Just think about it: If a few billion dollars of debt gets China the right to settle thousands of Chinese immigrants in Namibia, how many hundreds of thousands of Chinese immigrants do you think Beijing might want the American government to accept to get rid of our $2 trillion debt to China? But hey, there’s plenty of room in Montana and Wyoming.

Bạn có thể cũng đã rất phẫn uất rồi, nếu các đôi giày nhập cư đang bước trên đất Mỹ. Chỉ cần nghĩ về điều đó thôi: nếu một ít tỉ đô la tiền nợ của Trung Quốc cho phép họ quyền được gửi hàng ngàn người tới Namibia, bao nhiêu trăm ngàn người nhập cư bạn có thể hình dung Bắc Kinh muốn chính phủ Hoa Kỳ phải chấp nhận để đổi lấy một khoảng nợ hai ngàn tỉ đô la của Trung Quốc? Nhưng mà nè, cũng vẫn còn có rất nhiều đất trống ở Montana và Wyoming đó!

As to the startling scope of the strategic—and incredibly racist—Chinafication of Black Africa, here’s how award-winning journalist Andrew Malone has described the grim progression: With little fanfare, a staggering 750,000 Chinese have settled in Africa over the past decade. More are on the way. The strategy has been carefully devised by officials in Beijing, where one expert has estimated that China will eventually need to send 300 million people to Africa to solve the problems of over-population and pollution.

Đối với phạm vi giới hạn của một chiến lược đang gây sửng sốt, chiến lược đồng hóa chủng tộc hay Trung Quốc hóa Châu Phi đen, nhà báo nổi tiếng với nhiều giải thưởng Andrew Malone mô tả sự phát triển rất hung hãn này: với một nhóm nhỏ ban đầu, một cộng đồng Trung Quốc 750 ngàn người gây ngạc nhiên, đã và đang sinh sống tại châu Phi hơn một thập kỷ qua. Những người khác đang trên đường tới. Chiến lược thôn tính này đã được hoạch định cẩn thận bởi các quan chức tại Bắc Kinh, nơi một chuyên gia đã ước lượng rằng Trung quốc sẽ cần gửi 300 triệu người tới Phi Châu để giải quyết các vấn đề dân số quá mức và ô nhiễm môi trường.

The plans appear on track. Across Africa, the red flag of China is flying. Lucrative deals are being struck to buy its commodities—oil, platinum, gold, and minerals. New embassies and air routes are opening up. The continent’s new Chinese elite can be seen everywhere, shopping at their own expensive boutiques, driving Mercedes and BMW limousines, sending their children to exclusive private schools.... All over this great continent, the Chinese presence is swelling into a flood... Exclusive, gated compounds, serving only Chinese food, and where no blacks are allowed, are being built all over the continent. “African cloths” sold in markets on the continent are now almost always imported, bearing the legend: “Made in China.”

Các kế hoạch đang vào guồng. Xuyên qua Phi Châu, cờ đỏ Trung Quốc đang tung bay phấp phới. Các thương vụ sinh lời hấp dẫn đang được mang ra chiêu dụ, đánh đổi để mua bán hàng hóa với Trung Quốc – dầu hỏa, bạch kim, vàng, và khoáng chất. Các đại sứ quán và các đường bay đang mở thêm ra. Các tầng lớp ưu tú của Trung Quốc có thể được nhìn thấy khắp mọi nơi, đang dạo chơi mua sắm tại các cửa hàng sang trọng đắt tiền của chính họ, đang lái những chiếc siêu xe Mercedes và BMW, đang gửi những đứa trẻ con họ tới các trường tư thục độc quyền dành riêng cho họ… băng qua lục địa vĩ đại này, sự hiện diện của người Trung Quốc đang phình to như một cơn lũ … các khu phức hợp kín cổng cao tường và độc quyền, chỉ phục vụ riêng thức ăn Tàu, và là nơi người da đen không được phép đến, đang được xây dựng trên khắp châu lục. “Quần áo kiểu Phi Châu” được bán tại các chợ trong khắp châu lục hiện nay chủ yếu được nhập khẩu, mặt sau luôn ghi lời nguyền “ Made in China”.

From Malone’s scathing narrative, you can glean that it’s not just construction crews that China is exporting to Africa, Asia, and Latin America. China also brings its own farmers, merchants, and even hookers!

To put China’s land grab in its proper perspective, suppose the America government swept into Iowa and Nebraska, seized millions of acres of prime cropland, turned it over to China, told local farmers to

take a hike, and racially segregated the neighborhoods and eating establishments. Just how enraged do you think Americans would be?

Từ những câu chuyện về tổn thất của Malone, bạn có thể tự suy xét và soi sáng thêm rằng đó không chỉ là các nhóm công nhân xây dựng được Trung Quốc xuất khẩu sang Phi Châu, Á Châu, Mỹ La Tinh. Trung Quốc còn mang sang cả nông dân, thương gia, và thậm chí cả gái điếm.

Để đặt chiếc máy xúc đất kiểu Trung Quốc đúng chỗ, giả sử chính quyền Mỹ bỏ qua hai bang Iowa và Nebraska, tịch thu hàng triệu hécta đất hoa màu chủ yếu, chuyển nó qua cho Trung Quốc, và bảo với người nông dân địa phương đi chỗ khác chơi, và chia tách phân biệt chủng tộc giữa những người hàng xóm, và họ thôn tính luôn các nhà xưởng, công sở của Hoa Kỳ. Chỉ thử hình dung mức độ giận dữ của người Mỹ xem?

Well, that is exactly what is happening right now in Africa where there are already over a million Chinese farmers. That’s right, over a million Chinese farmers. These Chinese émigrés are tilling African soil to produce food for export back to China exclusively for Chinese tables—even as hunger and poverty remain rife around them.

À, đó chính là điều thực sự đang diễn ra tại Phi Châu, nơi mà hàng triệu người nông dân Trung Quốc đã có mặt. Những người nhập cư Trung Quốc này đang canh tác đất của người châu Phi để sản xuất thực phẩm và xuất khẩu ngược về Trung Quốc đại lục một cách độc quyền cho các bàn ăn của người Trung Quốc – thậm chí cả khi nạn đói nghèo của người dân Phi Châu đang hoành hành xung quanh họ.

Here’s just a small bitter taste of the Sino-African land grab trade: According to The Economist, China has snagged over 7 million acres of prime Congolese palm oil turf to grow biofuels. In Zambia, Chinese farms already “produce a quarter of the eggs sold in the capital, Lusaka.” In Zimbabwe, according to the Weekly Standard, the Mugabe regime went so far as to offer “formerly white-owned farms for free to Chinese state-owned firms.” Meanwhile, the Trojan Horse of the ironically named Chinese “Friendship Farms” has been used in countries ranging from Gabon, Ghana, and Guinea to Mali, Mauritania, and Tanzania to lock up smaller acreages and thereby stay well below the political radar.

Đây chỉ là một vị đắng nhỏ trong thương vụ thôn tính đất đai Sino-African: theo tờ báo The Economist , Trung Quốc đã thâu tóm hơn 7 triệu hécta các cánh đồng dầu cọ chủ yếu của Công Gô và phục vụ cho nhiên liệu sinh học. Tại Zambia, các cánh đồng của Trung Quốc đã sẳn sang cung ứng một phần tư số trứng được bán tại Thủ đô Lusaka. Còn tại Zimabbwe, theo tờ Weekly Standard, thể chế Mugabe đã đi xa hơn khi cho phép các công ty nhà nước Trung Quốc được tự do sở hữu các nông trại của người da trắng trước đây. Trớ trêu thay, con Ngựa Gỗ thành Troy mang tên “Những nông trại hữu nghị” đã được sử dụng tại các quốc gia từ Gabon, Ghana, và Guinea tới Mali, Mauritania,và Tanzania để khóa chặt các vùng đất lớn nhỏ và được đặt dưới sự giám sát và che chở của những chiếc Ra đa theo dõi về chính trị một cách kỹ lưỡng.

The Merchant-dizing of Africa and Latin America

In addition to a flood of Chinese farmers, there has been wave after wave of Chinese merchants washing over both Africa and Latin America. Some come with the flood of Chinese goods into major cities like Kinshasha, Kampala, Lagos, Lima, and Santiago. Others—a new breed of even more adventurous Chinese merchants—disembark from ships and planes to service the far-flung boom towns that inevitably spring up around the Chinese construction projects that crisscross the African and South American continents.

Thương vụ mua cả Phi Châu và Mỹ La Tinh

Thêm vào cơn lũ người nông dân Trung Quốc là các làn sóng các thương nhân Trung Quốc càn quét qua cả Phi Châu và Mỹ La Tinh. Một số người đến cùng với cơn lũ hàng hóa Trung Quốc tràn ngập các thành phố lớn như Kinshasha, Kampala, Lagos, Lima, và Santiago. Số khác là các thương nhân thuộc loại mạo hiểm hơn, họ xếp dỡ hàng xuống từ những chuyến tàu và máy bay và bán cho các thành phố đang phát triển bùng nổ thuộc vùng sâu hơn mà có các dự án xây dựng của Trung Quốc xuyên qua khắp các châu lục cả Phi Châu và Mỹ La Tinh.

As for China’s émigré prostitutes, we are not kidding here. And just like their predatory pricing manufacturing brethren, the Chinese ladies of the night who come to staff the inevitable bars and brothels that spring up around the colonial trade quite literally use cheap tricks to push the locals out. Here’s what the authors of China Safari had to say about the economics of hooking in the timber-rich nation of Cameroon: “Chinese prostitutes will turn tricks for as little as 2000 CFA ($4.25), whereas the locals...won’t get into bed for less than 5000.”

Khi cả gái mại dâm nhập cư Trung Quốc xuất hiện, thật không phải chuyện đùa ở đây. Và cũng giống như các ông anh bà con của họ đang làm những sản phẩm hàng hóa nhằm thôn tính khu vực này, các quý cô Trung quốc của màn đêm, vào làm cho các quán bar và nhà thổ mọc lên đầy xung quanh các khu thương mại thuộc địa và họ cũng áp dụng chiêu ma mãnh là phá giá để loại các đối thủ địa phương ra. Các tác giả cuốn China Safari phải thốt lên rằng nền kinh tế mại dâm ở quốc gia giàu tài nguyên gỗ rừng Camaroon: “gái mại dâm Trung Quốc dụng chiêu giảm giá chỉ còn 2000 CFA (khoảng 4,25 USD) tại những nơi mà gái mại dâm người địa phương có giá không thấp hơn 5000CFA”

And here’s yet another laugh-out-loud data point that tells us all we need to know about the economic pressures driving much of Chinese emigration: When the police tried to rescue a group of Chinese women brought by human traffickers for prostitution to Congo-Brazzaville, these hookers insisted on staying in the country. That’s because the money and treatment they were getting was better than anything they could receive in their home province of Sichuan. Apparently, it’s better to perform unnatural acts in a Congolese brothel than commune with nature on a peasant farm in Dragonland.

Và đây là một câu chuyện khôi hài cười ra nước mắt mà chúng tôi có được để hiểu vì sao nền kinh tế chịu nhiều áp lực đã dẫn đến vấn đề nhập cư của Trung Quốc: khi cảnh sát nỗ lực giải cứu một nhóm phụ nữ Trung Quốc được mang đến bởi bọn buôn người để làm mại dâm tại Congo-Brazzaville, những phụ nữ kêu nài được ở lại nước này. Đó là vì tiền và cách xử lý họ có được ở đây hơn hẳn bất cứ điều gì họ nhận được từ quê nhà vùng Tứ Xuyên. Hiển nhiên, họ chấp nhận thân phận mại dâm tại các nhà thổ Congolese hơn là quay về quê nhà với các nông trại cùng với các cộng đồng thân quen của họ trên vùng đất của rồng.

China Exports Its Killing Floors and Toxic Waste Dumps

Chinese firms pay their labor forces very little and have them work long hours; how can one expect them to behave differently overseas? With 6,700 Chinese coal miners dying from accidents every year (17 a day)..., how can one expect Chinese ventures to do better in other parts of the world?...China has severely damaged its own ecological system during its rapid modernization process; how can one expect it consciously to implement Western-style environmentally friendly measures elsewhere?

—Wenran Jiang, University of Alberta

Trung Quốc xuất khẩu các sàn nhà với nguy cơ sụp đổ chết người và các chất thải độc hại

“Các công ty Trung quốc đang trả lương cho người lao động rẻ mạt và bắt họ làm việc nhiều giờ hơn; làm sao có thể kỳ vọng họ làm khác hơn khi ở nước ngoài? Với hơn 6.700 thợ mỏ Trung Quốc chết vì tai nạn mỗi năm (khoảng 17 người chết/ngày) …. Làm thế nào có thể kỳ vọng các liên doanh Trung quốc có thể làm tốt hơn phần còn lại của thế giới? … Trung Quốc đã phá hỏng hệ sinh thái và môi trường sống của chính họ trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng; làm sao có thể kỳ vọng họ có đủ lương tri để thực hiện các kế hoạch làm ăn thân thiện và bảo vệ với môi trường kiểu phương Tây tại những nơi khác?” - Wenran Jiang, University of Alberta

Whether it’s construction workers, merchants, prostitutes, farmers, or a flood of cheap goods to shut down local businesses, China is effectively exporting its own economic and unemployment problems to its new colonies while driving the indigenous population deeper into the welfare lines or to outright begging on the street. But these are hardly the only noxious exports.

Nếu các công nhân xây dựng, thương nhân, gái mại dâm, nông dân hoặc làn sóng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc làm đóng cửa các cơ xưởng và doanh nghiệp địa phương, Trung quốc đang xuất khẩu một cách có hiệu quả các vấn nạn của chính họ về kinh tế và thất nghiệp vào các thuộc địa mới của họ, trong khi thúc đẩy tiến trình làm cho dân bản địa phải nhận trợ cấp an sinh xã hội của chính phủ như một gánh nặng hoặc phải ăn xin ngay trên đường phố của chính họ. Nhưng đây không phải là các xuất khẩu độc hại duy nhất.

China is also exporting the same utter disregard that it demonstrates on its own domestic soil for both worker safety and environmental protection. As Professor Wenran Jiang has waxed eloquent upon, no one should be surprised. For if Beijing’s central planners won’t even protect their own flesh-and-blood workers and their own environmental treasures, why should anyone expect China to behave any better or different in the cobalt mines of the Congo, the forests of Gabon, the silver mines of Peru, or the copper mines of Zambia?

Trung Quốc còn xuất khẩu cả “sự bất cẩn đầy tai tiếng” mà ngay tại đất mẹ của họ cũng không có cả sự bảo vệ tối thiểu về môi trường làm việc và an toàn lao động cho công nhân. Giáo sư Wenran Jiang đã nhấn mạnh như trên, không ai ngạc nhiên về điều này. Các nhà hoạch định chính sách tại trung ương ở Bắc Kinh thậm chí không bảo vệ các công nhân cùng máu mủ ruột thịt với họ hay tài sản môi trường sống nào, tại sao ai đó lại kỳ vọng Trung Quốc sẽ làm điều tốt hơn và khác biệt hơn tại mỏ than ở Congo, hay các khu rừng ở Gabon, mỏ Bạc ở Peru, hoặc mỏ đồng ở Zambia?

In fact, the brazenness with which China ravages the land of its colonies seemingly knows no boundaries. Just consider what happened when one of China’s biggest state-owned enterprises—Sinopec—rolled into Gabon to explore for oil. The back story here is

that in 2002, Gabon’s government had the foresight to designate fully a fourth of the country—mostly virgin forest—as a nature preserve.

Thực tế, sự vô liêm sỉ của Trung Quốc khi tàn phá đất đai của các thuộc địa mới dường như không có giới hạn, không có biên giới. Chỉ cần xem qua điều đã xãy ra khi tập đoàn nhà nước lớn nhất Trung quốc là Sinopec vào Gabon khai thác dầu hỏa. Câu chuyện xảy ra vào năm 2002, chính phủ Gabon khi đó với tầm nhìn xa đã qui hoạch hơn một phần tư diện tích quốc gia – hầu hết là rừng nguyên sinh – làm khu bảo tồn tự nhiên.

However, upon its arrival in Gabon, Sinopec promptly began prospecting for oil right in the middle of this preserve. It carved roads willy-nilly through the forests while wantonly dynamiting portions of the park—and only wound up with a slap on the wrist from the government. And just as “blood diamonds” have helped pay for Chinese weapons in places like the Congo to slaughter innocent civilians and arm teenagers, China’s imports of Liberian timber have helped finance and arm combatants in a staggeringly bloody civil war.

Tuy nhiên, khi thâm nhập vào Gabon, Sinopec đã nhanh chóng thọc sâu vào giữa trung tâm của khu bảo tồn rừng nguyên sinh này. Họ đào và đắp các con đường dang dở xuyên qua các khu rừng trong khi bừa bãi khai thác các vùng đất trong công viên bảo tồn – và chỉ nhận sự phản đối yếu ớt của chính quyền địa phương. Và đầy rẫy những viên “kim cương máu” được khai thác để đổi lại vũ khí Trung quốc ở những nơi như Congo để tàn sát những người dân vô tội và trang bị vũ trang cho cả trẻ em, trong khi tiền bán gỗ của Liberian cho Trung quốc dùng để tài trợ tài chính và vũ khí cho cuộc chiến đẫm máu kinh hoàng trên đất nước này.

Where’s That Pale Rider When You Need Him?

In Namibia, on taking issue with their ill treatment, workers were told to “suffer now so that future generations can enjoy.”

In [Kenya, a] community blocked road construction works demanding that they be provided with water for domestic use and for their livestock. This was at the height of a severe drought and the Chinese contractor had denied the community access to the only borehole with water within a radius of the road work.

—Africa Review

Khi bạn cần sự trợ giúp đối phó với những kẻ chà đạp xuyên biên giới, ai có thể giúp?

Tại Namibia, đang phát sinh vấn đề điều trị bệnh, các công nhân được bảo rằng “ráng chịu cực khổ, sau này các thế hệ tương lai sẽ được hưởng”. Tại Kenya, cộng đồng dân cư đã ngăn chặn các công việc xây dựng đường và yêu cầu cung cấp nước sạch cho nhu cầu nội địa và dân sinh. Đây là nơi có độ cao và hạn hán nghiêm trọng và nhà thầu Trung quốc không cho cộng đồng dân cư được tới gần các giếng khoan nước trong phạm vi làm đường. - African Review

Regarding worker health and safety, there is nothing but fear and loathing in the factories and mines that Chinese bosses run in Africa and Latin America. For just as in China, it is a tale of long hours, low pay, unsafe working conditions, and incredibly abusive bosses—along with all manner of dumping of mining wastes into the adjacent environment.

Liên quan đến sức khỏe và an toàn của công nhân, không có gì hơn ngoài nỗi sợ hãi và lời oán than trong các nhà máy và hầm mỏ mà các ông chủ người Trung Quốc đang vận hành ở Phi Châu và Mỹ La Tinh. Ngay cả tại Trung quốc, đây cũng là câu chuyện dài, lương tiền rẻ mạt, môi trường lao động không an toàn, và những gã chủ mắng nhiếc không thể tin được – cùng với những vấn đề như đánh tráo chất thải khai khoáng để thải lậu vào môi trường lân cận xung quanh.

Need some gory details here? Well, try this little cry-out-loud atrocity: When laborers at the Collum Coal Mine in Southern Zambia presented their grievances over poor pay and unsafe conditions, two of their trigger-happy Chinese bosses responded by downing 11 of the miners with shotgun blasts. Where is Clint Eastwood’s “Pale Rider” when you need him?

Bạn cần một chi tiết vấy máu hơn? À, xem qua chuyện đáng khóc, xấu xa gớm ghiếc này: khi các công nhân tại mỏ than Collum, miền nam Zambia, trình báo khiếu nại về đồng lương thấp và điều kiện làm việc không an toàn, hai trong số những ông chủ đang tràn đầy hạnh phúc của họ đã lập tức dùng súng bắn hạ 11 thợ mỏ. Nơi mà diễn viên điện ảnh gạo cội Clint Eastwood đóng vai trong phim “The Pale Rider” – anh ta đã ở đâu khi bạn cần anh ta?

And this shooting wasn’t an isolated event. Just a few months before at another Zambian mine, a strike turned into a riot when a Chinese manager fired into the crowd. Of course, a Foreign Ministry official in Beijing promptly called the massacres a “mistake.” Ya think?

Và phát súng không phải là một việc quá xa lạ. Chỉ một ít tháng sau đã có một vụ khác tại hầm mỏ khác ở Zambia, vụ tấn công biến thành cuộc bạo loạn khi một quản đốc người Trung Quốc bắn vào đám đông. Dĩ nhiên, viên chức ngoại giao ở Bắc Kinh lập tức gọi vụ tàn sát này là “một sự cố nhỏ”. Ui chà, bạn nghĩ sao?

China’s Amoral Code Undercuts the West

Of the 640 million small arms circulating in the world, it is estimated that 100 million are found in Africa.

—Baffour Dokyi Amoa, Pambuzaka News

Giải mã sự phi đạo đức của Trung Quốc làm xói mòn niềm tin của Phương Tây

Trong số 640 triệu vũ khí cầm tay lưu hành trên thế giới, ước lượng có khoảng 100 triệu được tìm thấy ở Phi Châu

- Baffour Dokyi Amoa, Pambuzaka News

Given all the dire consequences associated with Chinese colonialism, it is an open question as to why so many African, Asian, and Latin American nations are welcoming China with such open arms. In fact, there are many answers to this question, but any one particular answer depends on the kind of country we are talking about.

Mọi người cho rằng tất cả hệ quả thảm khốc đều liên quan đến chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Trung Quốc, một câu hỏi mở là tại sao có quá nhiều các quốc gia Phi Châu, Á Châu, Mỹ La Tinh đều đang mở rộng vòng tay đón chào Trung Quốc. Thực tiễn có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng vài người đặc biệt trả lời dựa trên phân loại quốc gia mà chúng ta đang nói tới.

One type is personified by the swath of Africa’s dictatorial hell holes that are ruled by military juntas, charismatic mass murderers, or putatively “democratic leaders” elected by stuffed ballot boxes or at the point of a gun. Rogue regimes such as Angola, the Sudan, and Zimbabwe are always at the top of this list.

Một kiểu trả lời nhân cách hóa là bởi liên quan đến các nhà nước độc tài ở châu Phi, nơi mà luật lệ được ban hành bởi chính quyền quân sự, những tên sát nhân hàng loạt vô nhân tính, hoặc các nhà lãnh đạo dân chủ được bầu qua những lá phiếu đánh tráo hoặc dưới những họng súng. Các thể chế dân chủ giả mạo tại Angola, Sudan, Zimbabwe luôn đứng đầu danh sách các quốc gia này.

In these and many other African and Latin American countries featuring weak democracies or military strongmen, China’s colonial rule is rooted in this chilling slogan first mouthed by Chinese President Hu Jintao to the Gabon parliament: “Just business with no political conditions.”

Tại các nước châu Phi và Mỹ La Tinh khác, có đặc điểm là nền dân chủ rất yếu hoặc phe quân đội nắm quyền lực mạnh mẽ, nguyên tắc của thực dân Trung quốc đưa ra căn bản là câu khẩu hiệu lạnh lùng được nói đầu tiên bởi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước quốc hội Gabon: “ chỉ kinh doanh, không đề cập tới chính trị”.

By adhering to this amoral code, China will do business with any foreign government no matter how ruthless, repressive, or corrupt. In doing so, it will utter nary a word of criticism and offer nary a clause to condition trade on such trifles as human rights or financial transparency.

Thừa hưởng nguyên tắc phi đạo đức này, Trung Quốc làm kinh doanh với bất kỳ chính phủ nước ngoài nào, bất chấp tình trạng thiếu lòng trắc ẩn và tình người, bất chấp sự hà khắc áp chế, bất chấp cả hiện tượng tham nhũng diễn ra tràn lan. Để làm điều đó, họ chìa bàn tay giúp đỡ trong bối cảnh khủng hoảng và đề nghị giúp đỡ với các điều khoản kinh doanh bất chấp tình trạng nhân quyền hay minh bạch tài chính của các nước thuộc địa mới này.

Now, right off the bat, you should see that Beijing’s amoral approach to foreign policy provides it with an incredibly strong advantage over the truly civilized nations of the world like the United States, Great Britain, France, and Japan. These nations, either individually or through bodies like the United Nations, try to use diplomatic weapons like trade embargos and the withholding of bank credit and foreign aid as sticks to beat despots into line. However, when these civilized nations try to exert such pressures, enter the Dragon—typically secretly through the back door.

Ngày nay, không khó khăn gì, bạn cũng có thể thấy kế hoạch phi đạo đức của Bắc Kinh đối với chính sách ngoại giao đã mang lại các ưu thế mạnh mẽ vượt qua các quốc gia văn minh thật sự của thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, một cách không thể tin được. Các quốc gia này, hoặc với tư cách cá nhân hoặc thông qua các thể chế như Liên hợp quốc cần cố gắng sử dụng các phương tiện ngoại giao như cấm vận thương mại và phong tỏa tài khoản ngân hàng và hỗ trợ ngoại giao để giám sát và kềm chế các tên bạo chúa tại các quốc gia thuộc địa mới này. Tuy nhiên, khi các quốc gia dân chủ văn minh cố gắng gây áp lực như vậy, cần đẩy lui con Rồng “thuộc địa hóa” – một cách khéo léo qua cửa sau.

Indeed, when the United States cuts off trade to the Sudan because its Arab military junta is killing black Africans in Darfur, or when the UN imposes an arms embargo on the Ivory Coast or Sierra Leone, or when Europe tries to pressure Eritrea or Somalia, or when virtually the entire world tries to force the dictator Robert Mugabe of Zimbabwe into a power-sharing arrangement to honor the results of an election, Beijing’s amoral opportunists spring into action. They offer these repressive regimes access to anything they want—from small arms and advanced fighter jets, to computers and sophisticated telecommunications systems.

Do vậy, Hoa Kỳ cần cắt đứt ngoại giao thương mại với Sudan vì chính quyền quân đội Ả Rập tại đây đang giết chết nhiều người da đen Châu Phi tại Darfur, hoặc khi Liên hợp quốc áp lệnh cấm vận quân sự vào Bờ Biển Ngà hoặc Siera Leone, hoặc khi Châu Âu gây áp lực lên Etriea hoặc Somalia, hay khi toàn thế giới chống lại nhà độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe và bắt ông ta phải chia sẻ quyền lực thông qua cuộc tổng tuyển cử, các nhà cơ hội phi đạo đức ở Bắc Kinh đều tranh thủ tìm các hành động mới. Họ đưa ra các đề nghị béo bở đối với các thể chế độc đoán, bất cứ điều gì đối tác mong muốn – từ các vũ khí hạng nhẹ và máy bay chiến đấu tiên tiến đến các máy tính đời mới và hệ thống viễn thông hiện đại.

Here’s just one firsthand account of the “blood for oil” carnage almost entirely perpetrated with Chinese weaponry in Darfur from the BBC documentary, The New Killing Fields:

Thousands of women and children are being systematically raped in Darfur while their husbands, brothers, and sons are murdered in cold blood.... The government planes bomb African villages and then send their men in on camels, horses, and trucks.... Villages are attacked five times over. One woman called Kalima...tried to call to her husband when her village was attacked. But the militia men had killed him, and her son clinging to her in fear was taken away by Arab militia and burnt alive—the boy was 3 years old. Kalima was herself then raped by these men.

Đây chỉ là cái bắt tay đầu tiên cho chiến dịch tàn sát mang tên “vàng và máu” xâm nhập toàn diện vũ trang vào Darfur theo các tài liệu tiết lộ bởi BBC , Tờ The New Killing Fields:

Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em đã bị cưỡng bức có hệ thống tại Darfur trong khi những người chồng, anh em, các con trai của họ bị tàn sát trong vũng máu lạnh …. Chính phủ lên kế hoạch ném bom những ngôi làng châu Phi và sau đó gửi lực lượng vũ trang đến trên những con lạc đà, ngựa và xe tải … các ngôi làng bị tấn công hơn năm lần. Một phụ nữ tên là Kalima … đã cố gắng gọi chồng mình khi ngôi làng bị tấn công. Nhưng một tên lính vũ trang đã giết chết ông ta và đứa con đang bám vào người cô ta trong sự sợ hãi tột cùng, cố tháo chạy khỏi bọn người vũ trang Ả Rập và họ đã thiêu sống đứa bé trai chỉ mới 3 tuổi. Kalima sau đó bị hãm hiếp bởi chính những tên đồ tể này.

In these ways, while we in the free and democratic nations of the world take the moral high ground, an opportunistic China plows the fields of commerce. Through this process, the Dragon has helped arm thousands of African children with AK-47s in places like Liberia, Nigeria, and Sierra Leone—while its construction equipment helps plow hundreds of thousands of corpses under the killing fields of faroff

places like Darfur.

Theo những cách này, trong khi chúng ta sống trong những quốc gia dân chủ và tự do của thế giới mang những nền tảng đạo đức cao nhất của con người, một nước Trung Quốc nhiều lạc quan đang cày xới tung trên tất cả các cánh đồng thương mại. Thông qua quá trình đào bới này, con Rồng “thuộc địa hóa” đã giúp vũ trang cho hàng ngàn tay súng trẻ em châu Phi với những khẩu AK-47 tại những nơi như Liberia, Nigeria, và Sierra Leone – trong khi đó các thiết bị máy móc xây dựng đang giúp cày xới mảnh đất với hàng trăm ngàn xác chết, dưới những cánh đồng chết chóc không xa lắm ở Darfur.

Et Tu, Australia? Then Falls the World

China Guangdong Nuclear Power Holding Co...offered 83.6 million Australian dollars...for control of Energy Metals Ltd., adding to a wave of Chinese investment in Australia’s natural resources. State-owned CGNPH’s offer to buy 70% of the...Bigrlyi uranium project in Australia’s Northern Territory also signals China’s first significant corporate move into one of the world’s biggest uranium producing nations.

The offer comes amid a low point in relations between China and Australia following the detainment last month of four employees of Anglo-Australian mining giant Rio Tinto Ltd., including Australian citizen Stern Hu, on charges of bribery and infringing on state secrets. It also comes as disquiet grows among some politicians and commentators about the amount of Chinese investment in Australia’s mining sector.

—The Wall Street Journal

Kế đến là Australia? Và sau đó là sự sụp đổ của thế giới

“Công ty năng lượng điện hạt nhân Quảng Đông Trung quốc đề nghị 83,6 triệu đô la Úc … cho việc kiểm soát công ty Energy Metals, đang thêm vào làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào tài nguyên thiên nhiên của Úc. Doanh nghiệp nhà nước CGNPH đề nghị mua 70% cổ phần của dự án Bigrlyi khai thác Uranium vùng lãnh thổ bắc Australia và vẫn là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn tham gia khai thác nguyên liệu hạt nhân Uranium tại một trong những quốc gia sản xuất Uranium lớn nhất thế giới.

Đề nghị tham gia khai thác này xãy đến giữa lúc quan hệ hai nước Trung – Úc không được mặn mà lắm theo sau vụ bắt giữ tháng rồi đối với 4 quan chức của tập đoàn khoán sản Anh – Úc Rio Tinto, bao gồm một công dân Úc, ông Stern Hu bị cáo buộc tội đưa hối lộ và vi phạm bí mật quốc gia. Điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi gia tăng giữa các chính khách và các nhà bình luận về số lượng các đầu tư Trung quốc trong lĩnh vực khai khoáng của Úc”.

— The Wall Street Journal

Perhaps what is most startling about Chinese colonialism is how even countries with well-developed economies and strong democratic institutions, like Australia, Brazil, and South Africa, are likewise succumbing to China’s checkbook charms. Consider, for example, Australia.

Có lẽ, điều đang gây quan ngại sâu sắc nhất về chủ nghĩa thực dân mới kiểu Trung quốc là làm thế nào các quốc gia, thậm chí là các quốc gia phát triển kinh tế và có nền dân chủ vững mạnh như Úc, Brazil, and Nam Phi vẫn có thể bị quyến rũ bởi chính sách “dùng tiền mua chuộc” của Trung Quốc.

This is a country with a welleducated population, a highly skilled workforce, and virtually all the natural resources it needs to become an industrial powerhouse. But instead of developing industries to process its natural resources and then use these resources to manufacture goods, its short-term thinking leadership simply lets China come in and buy its resources, dig this extraordinary wealth out of the ground, and ship it off on the cheap to Chinese factories.

Khảo sát tình huống của Úc như một ví dụ. Đây là quốc gia có dân số được hưởng nền giáo dục tốt, lực lượng lao động có kỹ năng cao, và hầu như có tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nó cần để trở thành một đất nước năng lượng công nghiệp mạnh. Tuy nhiên, thay cho việc phát triển các ngành công nghiệp để xử lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dùng nó để sản xuất hàng hóa, các nhà lãnh đạo suy nghĩ ngắn hạn cho rằng cứ đơn giản hơn là để Trung Quốc đến và mua các tài nguyên, đào bới các tài nguyên giàu có và chở về các nhà máy Trung quốc với giá rẻ.

In the last few years alone, companies like Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metallurgical, and Shanghai Baosteel have pulled off mega-deals for raw materials. While this has been a boon for a few hundred of Australia’s elite families, it’s a long-term recipe for poverty once China hollows out Australia’s mines.

Trong ít năm vừa qua, các công ty như Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metallurgical, và Shanghai Baosteel đã thâu tóm được các hợp đồng hàng triệu tấn nguyên liệu thô. Trong khi đó, đây chính là nguồn lợi của hàng trăm gia đình của các tầng lớp ưu tú ở Úc, nó là một công thức dẫn tới đói nghèo một khi Trung Quốc đã làm trống rỗng các mỏ khai khoáng tại Úc sau một thời gian nữa.

Even in the near term, Australia is getting the short end of the colonial stick. That’s because when China sends finished goods made with Aussie raw materials back Down Under, Australia runs an everlarger trade deficit with China—despite its vast natural resource wealth!

Thậm chí, trong ngắn hạn hơn, Nước Úc phải đón nhận một kết cục nhanh chóng của chính sách thuộc địa hóa này. Đó là bởi vì Trung quốc đang gửi các hàng hóa thành phẩm với các nguyên liệu đầu vào từ Úc quay trở lại chính thị trường này, nước Úc phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn chưa từng có với Trung Quốc – dù rằng nó sở hữu một nguồn giàu có tài nguyên thiên nhiên rất to lớn vĩ đại.

Both Brazil and South Africa are in similar—and even leakier—colonial boats. Both countries sit upon an incredibly diverse array of treasures. Both countries have a budding middle class and a great opportunity to join the league of industrialized nations. But both nations are surrendering far too many of their natural resources to China—and running large trade deficits in the process.

Cả hai quốc gia Brazil và Nam Phi đều có nhiều điểm tương đồng – thậm chí hơn kém chỉ ít nhiều – các con thuyền thực dân kiểu mới. Hai quốc gia ngồi trên một chuổi những tài sản đa dạng phong phú không thể tưởng tượng nổi. Cả hai nước này đều có tầng lớp trung lưu đang tăng tiến và có cơ hội rất lớn để gia nhập đội ngũ các quốc gia công nghiệp hóa. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đang từ bỏ quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên về tay Trung Quốc – và đang trong tiến trình chạy nhanh tới chổ thâm thủng mậu dịch nghiêm trọng.

For example, in Brazil, China has poured over $7 billion into the oil industry alone, while the ubiquitous Sinopec managed to buy a large chunk of Brazil’s prodigious oil reserves in the Santos Basin. Nor is this Sinopec’s first dance in Rio: It loaned Brazil’s state-owned company Petrobras $10 billion in exchange for the rights to 10,000 barrels of oil a day for the next decade—at bargain basement prices.

John Pomfret of The Washington Post has painted this literally bigger “Chinamax” picture:

Ví dụ như Brazil, Trung Quốc rót hơn 7 tỉ USD vào công nghiệp dầu khí, trong khi công ty Sinopec hầu như có mặt khắp mọi nơi, đã sắp mua một phần lớn trữ lượng dầu của Brazil tại mỏ Santos Basin. Chỉ cần một bước nhảy đầu tiên, công ty Sinopec của Trung Quốc đã vươn đến tận Thủ đô Rio: họ cho công ty dầu khí quốc gia Brazil là Petrobras vay 10 tỉ đô la, để đổi lại quyền mua 10 ngàn thùng dầu thô /ngày trong một thập kỷ tới – với giá nền đã thương lượng. John Pomfret của tờ The Washington Post đã phác họa bức tranh “Chinamax” lớn hơn theo nghĩa đen:

Here along the golden sands that grace the Atlantic coastline 175 miles north of Rio de Janeiro, China is forging a new economic reality. Just past a port where workers are building a two-mile-long pier to accommodate huge vessels known as Chinamaxes that will transport iron ore for China’s ravenous steel industry, past berths for tankers to lug oil to Beijing, a city of factories is sprouting on an island almost twice the size of Manhattan. Many of the structures will be built with Chinese investment: a steel mill, a shipyard, an automobile plant, a factory to manufacture oil and gas equipment....

“Dọc theo bãi cát vàng tô điểm vẻ đẹp kiều diễm của 175 dặm bờ biển phía bắc Thủ đô Rio de Janneiro, Trung Quốc sẽ đang đúc thành một nền kinh tế mới. Chỉ cần vượt qua một cầu cảng nơi các công nhân đang xây một con đê chắn sóng dài 2 dặm để tiếp đón những con tàu khổng lồ được biết đến như Chinamaxes và sẽ vận chuyển quặng sắt cho ngành công nghiệp thép đang đói khát của Trung Quốc, băng qua các bến cảng cho những chiếc tàu dầu hướng về Bắc Kinh, một thành phố của những nhà máy đang mọc lên trên một hòn đảo diện tích gấp đôi Manhattan. Nhiều hạ tầng sẽ được xây dựng bởi đầu tư của Trung quốc: nhà máy thép, nhà máy đóng tàu, nhà máy chế tạo ô tô, một nhà máy sản xuất thiết bị chạy dầu và gas …

The investments in Brazil reflect China’s “going out” strategy, which seeks to guarantee natural resources for development purposes and to shield the country’s state-owned enterprises from slower growth at home. Said a worried South African President Thabo Mbeki about colonial gambits such as these in his home country, “If Africa just export[s] raw materials to China while importing Chinese manufactured goods, the African continent could be condemned to underdevelopment.”

Các đầu tư vào Brazil phản ánh chiến lược “vươn ra ngoài” của Trung quốc, và tìm kiếm sự đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các mục tiêu phát triển và bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước của quốc gia này từ sự tăng trưởng đang chậm hơn ở Đại Lục”. Tổng thống Nam Phi, ông Thabo Mbeki khá lo lắng về vấn đề thuộc địa hóa hay chủ nghĩa thực dân kiểu mới này đang diễn ra trên đất nước mình, “ nếu Châu Phi chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô tới Trung Quốc trong khi nhập khẩu các mặt hàng sản xuất bởi Trung Quốc, Lục địa đen xem như bị tuyên án chịu sự lạc hậu chậm tiến mãi mãi”.

Whether it’s a civilized Australia, a war-torn Congo, a nation in transition like South Africa, or a dictatorial basket case like Zimbabwe, what all of these nations share in common is this: China is systematically stripping these countries of their treasures. And once

these treasures are cut down, shoveled out, and depleted, these colonies will be hollow shells, bereft of the industrial capacity and job creation ability that they would otherwise have enjoyed in a noncolonial future.

Cả xã hội dân sự văn minh như nước Úc, một quốc gia đói rách vì chiến tranh như Congo, một quốc gia đang chuyển đổi nhanh như Nam Phi, hoặc trường hợp một loạt các nhà nước độc tài kiểu như Zimbabwe, điều mà các quốc gia này cùng chung sự chia sẻ hoàn cảnh đó là: Trung quốc đang bóc lột một cách có hệ thống các nguồn tài nguyên của họ. Và một khi các tài nguyên này cạn kiệt, bị xúc mang đi hết hay sử dụng hết, các thuộc địa kiểu mới này sẽ biến thành các những chiếc vỏ rỗng ruột, thiếu vắng khả năng công nghiệp và khả năng tạo việc làm mới và khi đó may ra họ mới thoát khỏi kiếp nạn hoặc một tương lai không là thuộc địa kiểu mới này!

The American Eagle Has Become the World’s Biggest Pigeon

The Manufacturing Dragon is voracious. The Colonial Dragon is relentless. The American Eagle is asleep at the wheel.

—Ron Vara

Đại bàng Mỹ đã biến thành con bồ câu to lớn nhất thế giới

Con rồng “sản xuất” rất tham ăn. Con rồng “thuộc địa hóa” không còn dịu dàng nữa. Con đại bàng Mỹ đã ngủ quên ngay trên cỗ xe. – Ron Vara

The bottom line for all of this is that while China has a resource acquisition strategy to keep its factories humming, the rest of the world does not. While China’s million-man army marches across Africa, Asia, and Latin America implementing its strategy of locking down resources, locking up markets, and locking out the rest of the world, the American Eagle remains grounded, Europe is stuck in perennial denial, and Japan is simply paralyzed with fright. This was not always so—at least for America.

Để khép lại chương này, điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là Trung quốc đang có một chiến lược thâu tóm tài nguyên để giữ cho các nhà máy của họ hoạt động hết công suất, phần còn lại của thế giới thì không có gì. Trong khi đội quân vũ trang hàng triệu người của Trung Quốc đang tuần hành qua khắp các châu lục từ Châu Phi, Châu Á, tới Châu Mỹ La Tinh và đang thực hiện chính sách thâu tóm mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời thao túng toàn bộ thị trường, và khóa chặt phần còn lại của thế giới, thì con Đại Bàng Mỹ vẫn yên vị nơi mặt đất, các nước Châu Âu đang mắt kẹt trong một sự chối bỏ lâu đời cố hữu, còn Nhật Bản thì có vẻ tê liệt vì nỗi sợ hãi mơ hồ. Điều này không phải luôn luôn như vậy – ít nhất là đối với Hoa Kỳ.

Indeed, the United States used to be a master at projecting “soft power” around the globe through aid missions, diplomacy, and military assistance. Now, however, the American Eagle has turned into the world’s biggest pigeon; and we are down to running Peace Corps missions in countries that have smaller national debts than ours and hunkering down in armed garrisons in countries where we don’t belong. But it’s long past time that we and the rest of the world first wake up—and then stand up against—the budding colonial empire in our midst. Again, as Peter Finch so eloquently suggested, the civilized world needs to throw open its East-facing window and shout, “I’m mad as hell and I won’t take it anymore.”

Do đó, nước Mỹ phải là bậc thầy tiên phong mở lối với “quyền lực mềm” trên toàn cầu thông qua các nhiệm vụ trợ giúp, chính sách ngoại giao, và hỗ trợ quân sự. Hiện tại, tuy nhiên, con Đại Bàng Mỹ ngày nào giờ đã trở thành con Bồ Câu to lớn nhất thế giới; và chúng ta đáp xuống trong sự vận hành các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thông qua các doanh nghiệp tư nhân tại các quốc gia mà tại đó các khoản nợ quốc gia tương đối ít hơn chúng ta và ngồi nhấp nhổm với các đồn trú biên phòng tại các nước mà chúng ta không thuộc về. Nhưng chúng ta phải thấy điều này đã là quá khứ, và phần còn lại của thế giới phải thức dậy lên tiếng – và phải đứng lên chống lại – vị hoàng đế “thuộc địa hóa” đang nảy nòi thành bạo chúa ở giữa thế giới của chúng ta. Một lần nữa, Peter Finn hùng hồn tuyên bố, thế giới dân chủ và văn minh cần mở toan cánh cửa đối mặt trực diện với phương Đông và dõng dạc: “ Ta cũng biết cách điên như quỷ dữ trong địa ngục và ta sẽ không bao giờ nhịn như vậy một lần nữa”

For if we do not, the de facto natural resource embargo that China is placing on the world through its colonial strategy will eventually act as a noose around the necks of all the world’s economies. Over time, as China’s rising colonial empire gains ever-more control of the Earth’s most precious resources and as its appetite continues to grow, the noose will steadily tighten around the soft necks of America, Europe, Japan, Korea, and others.

Nếu chúng ta làm không như thế, Trung quốc trong thực tế đang áp đặt sự cấm đoán tài nguyên đối với thế giới thông qua chính sách thuộc địa hóa, sẽ như sợi dây thòng lọng đang siết chặt dần quanh cổ của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Theo thời gian, Trung Quốc sẽ gia tăng thể chế thuộc địa kiểu mới này cho đến khi họ đạt được quyền kiểm soát tuyệt đối hầu hết các nguồn tài nguyên quý giá nhất trái đất, và khi đó món tráng miệng tiếp tục được tìm đến, sợi dây thòng lọng sẽ chắc chắn siết chặt quanh những cái cổ mềm của Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn quốc và các quốc gia khác nữa.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn