MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 29, 2011

DEATH BY CHINA 13 - Peter Navarro and Greg Autry - CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA


DEATH BY CHINA

Confronting the Dragon —A Global Call to Action

Peter Navarro and Greg Autry

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA

Lời Kêu Gọi Toàn Cầu Chống Quỷ Rồng

Peter Navarro and Greg Autry

Chapter 13 - Death by Chinese Pogrom:

When Mao Met Orwell and Deng Xiaoping in Tiananmen Square

Chương 13. Thảm sát người Trung quốc: Khi Mao gặp gỡ Orwell và Đặng Tiểu Bình tại Quảng trường Thiên An Môn

Communism is not love. Communism is a hammer, which we use to crush the enemy.

—Mao Zedong

Chủ nghĩa cộng sản không phải là tình yêu. Chủ nghĩa cộng sản là cái búa để chúng ta đập nát kẻ thù. - Mao Trạch Đông

In China’s “worker’s paradise,” far too often the “enemies” of the Communist Party state are the citizens of China themselves. These citizen-enemies are the real hard-working people in the “People’s” Republic who want higher wages and better working conditions, who long for clean water and breathable air, who strive for reasonable health and pension benefits, and who desperately and fervently seek the freedom to express their political and religious views.

Trong "thiên đường công nhân" Trung quốc, quá đỗi bình thường khi "kẻ thù" của nhà nước Đảng Cộng sản lại chính là người dân của Trung quốc. Những kẻ thù công dân nầy là những người lao động chăm chỉ chân thực trong nước Cộng hòa "Nhân dân" muốn có thu nhập cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn, những người khao khát có được nước sạch và không khí dễ thở, những người đấu tranh vì trợ cấp hưu trí và chăm sóc y tế thỏa đáng, những người tuyệt vọng và nhiệt thành mưu cầu tự do được bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của mình.

In conquered territories like Tibet, Inner Mongolia, and Xinjiang province, these Chinese Communist Party “enemies” are also the indigenous peoples who dare to seek autonomy from Beijing, who demand some rightful share of the prosperity created from the exploitation of the resources in their homeland, and who deeply and viscerally resent a massive influx of the dominant ethnic Han Chinese immigrants imported by Beijing for the express purpose of diluting and “cleansing” their gene pool.

Tại những lãnh thổ chiếm đóng như Tây Tạng, Nội Mông, và tỉnh Tân Cương, những "kẻ thù"nầy của Đảng Cộng sản Trung quốc cũng chính là người dân bản địa dám mưu cầu quyền tự chủ với Bắc Kinh, những người đòi hỏi phần chia công bằng trong sự thịnh vượng được tạo ra từ việc khai thác tài nguyên trên quê hương của mình, những người phẫn nộ sâu sắc và từ trong xương tủy dòng người nhập cư ồ ạt của sắc tộc Hán Trung hoa thống trị do Bắc Kinh đưa vào nhằm mục đích đặc biệt là pha loãng và "thanh tẩy" bộ gien của họ.

For these hundreds of millions of victims of the People’s Republic of China, it’s a trifecta of:

• Home-grown repression from a pollution-rife economic growth model run on 50-cent labor

• A rigid, class-based Communist Party theocracy that provides for little upward mobility, and

• An “Orwell on steroids” totalitarianism that watches every little move you make, constricts every breath you take, and brooks absolutely no opposition.

Đối với hàng trăm triệu nạn nhân của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, đất nước nầy là một là bộ ba gồm:

• Sự đàn áp được nuôi dưỡng trong nhà với mô hình tăng trưởng kinh tế gây ô nhiễm tràn lan hoạt đông dựa trên nhân công rẻ mạt

• Chế độ thần quyền của Đảng Cộng sản dựa trên giai cấp, khô cứng ít giúp cho sự thay đổi đi lên, và

• Một chủ nghĩa toàn trị kiểu "Orwell về steroids" theo dõi từng cử động nhỏ của chúng ta, bóp nghẹt từng hơi ta thở, và tuyệt đối không cho phép đối lập.

In fact, the ironically named “People’s Republic” is neither a representative democracy with leaders duly elected at the ballot box by the people nor is it a “republic” where its citizens in any way, shape, or form retain significant control over the government. Instead, the meetings and decision-making processes of the ruling Chinese Communist Party are completely opaque and filtered by a media the party controls with an iron fist.

Trên thực tế, cái tên đầy mỉa mai "Cộng hòa Nhân dân" vừa không phải là một nền dân chủ đại diện trong đó những người lãnh đạo được nhân dân bầu ra một cách chính đáng tại những thùng phiếu, cũng không phải là một nền "cộng hòa"nơi mà người dân với bất kỳ cách thức, khuôn mẫu, hay hình thức nào, duy trì sự kiểm soát cần thiết đối với chính quyền. Thay vào đó, các cuộc họp và quá trình ra quyết định của Đảng Cộng sản Trung quốc cầm quyền hoàn toàn không rõ ràng và được các phương tiện truyền thông do đảng kiểm soát bằng bàn tay sắt lược lọc.

The Big Lie Begins with China’s Name and Is Told by Its Constitution

Citizens of the People’s Republic of China enjoy freedom of speech, of the press, of assembly, of association, of procession and of demonstration.

—Article 35 of China’s Constitution

Sự dối trá to lớn bắt đầu với cái tên của nước Trung quốc và được nêu trong hiến pháp của nó

Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, tuần hành và biểu tình.

- Điều 35 Hiến pháp Trung quốc

Just as the name of China—the “People’s Republic”—is a lie steeped in irony, so, too, is the Constitution of the People’s Republic a charade laced with absurdities. While Article 35 guarantees rights like freedom of speech, association, assembly, and demonstration, to exercise any one of them—especially demonstration—is to invite either a severe beating or jail, or both.

Cũng như cái tên của nước Trung quốc - "Cộng Hòa Nhân dân" - một sự dối trá đầy mỉa mai, Hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân nầy cũng là một trò đố chữ đầy rẫy những điều vô lý. Trong khi điều 35 bảo đảm các quyền như tự do ngôn luận, lập hội, hội họp và biểu tình, thì việc thực hiện bất cứ quyền nào trong số đó - nhất là biểu tình - sẽ bị đánh cho thê thảm hoặc bị bỏ tù, hay bị cả hai.

As for freedom of the press, a prerequisite for a successful police state is its ability to both control information flows and to mold internal and external perceptions of reality through the management of incoming and outgoing communications. This is a two-step process of suppressing real information and replacing it with convincing falsehoods; and China uses its newspapers and electronic media to do this very well. In fact, the latest Press Freedom Index published by Reporters Without Borders ranked China 171 out of 178, putting it just ahead of a half dozen heavily censored black holes like the Sudan, North Korea, and Iran.

Về tự do báo chí, một điều kiện tiên quyết cho một nhà nước cảnh sát thành công là khả năng của nó trong cả kiểm soát các luồng thông tin và cả định hình nhận thức hiện thưc bên trong và bên ngoài thông qua quản lý truyền thông vào và ra. Đây là một quá trình có hai bước nhằm đàn áp thông tin chân thực và thay thế nó bằng sự lừa dối đầy thuyết phục; và Trung quốc sử dụng báo chí và truyền thông điện tử của nó làm điều nầy rất hiệu quả. Thực tế, Chỉ số Tự do Báo chi gần đây nhất do Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố xếp Trung quốc ở thứ hạng 171 trong số 178 nước, chỉ đứng trên khoảng vài hố đen kiểm duyệt ngặt nghèo như Sudan, Bắc Hàn, và Iran.

As for Article 40 of the Constitution, it reads, “The freedom and privacy of correspondence of citizens of the People’s Republic of China are protected by law.” This, too, is laughable. Just try to go on the Internet in China and send an email to a friend. Your supposedly “private” missive will be screened by a “Great Firewall” that employs over 50,000 cybercops and censors; and we’ve personally seen this happen when the police in Shenzhen detained dissidents we had scheduled to meet via email.

Đối với Điều 40 của Hiến pháp, nêu, "Tự do và sự riêng tư thư tín của công dân nước Công hòa Nhân dân Trung hoa được luật pháp bảo vệ." Điều nầy cũng thật nực cười. Thử lên internet ở Trung quốc và gửi thư điện tử cho một người bạn. Bức thư mang tính "riêng tư" sẽ bị kiểm tra bởi một "Vạn lý Hỏa thành" sử dụng trên 50.000 cảnh sát mạng và nhân viên kiểm duyệt; chúng tôi đã trực tiếp thấy được điều nầy khi cảnh sát ở Thẩm quyến bắt giữ những người bất đồng chính kiến mà chúng tôi đã sắp xếp lịch gặp thông qua thư điện tử.

To see China’s Great Firewall in action, you can also try this: Go to an Internet café in any Chinese city and try typing into your web browser actual phrases like “freedom of speech” or “Tiananmen Square demonstrations.” The resulting links will be blocked. Try it again, and your computer shuts down. Do it repeatedly, and you are likely to get a personal visit from one of China’s cybercops—or get busted by someone from a network of amateur enforcers who now turn in their fellow Netizens for cash rewards. As Chinese President Hu Jintao has warned:

Để biết tác dụng của bức Vạn lý Hỏa Thành, ta có thể thử như sau: Vào một quán cà-phê internet ở bất kỳ thành phố Trung quốc nào và thử đánh vào trình duyệt web cụm từ như “freedom of speech” (tự do ngôn luận) hay “Tiananmen Square demonstrations”(biểu tình ở Quảng trường Thiên An môn.) Các đường link tìm được sẽ bị khóa. Thử lần nữa, máy của ta sẽ bị tắt ngúm. Lặp lại việc đó, hẩu như ta sẽ bị cảnh sát mạng Trung quốc trực tiếp thăm hỏi - hay bị ai đó trong mạng lưới an ninh không chuyên túm giữ, những người nầy giờ đây giao nộp công dân mạng đồng bào của mình để lấy tiền thưởng. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo:

[We must] further strengthen and improve controls on the information web, raising our level of control over virtual society, and perfecting our mechanisms for the channeling of public opinion online.

[Chúng ta phải] tăng cường và cải tiến hơn nữa việc kiểm soát các trang thông tin mạng, nâng cao mức độ kiểm soát xã hội ảo, và hoàn thiện cơ chế của chúng ta đối với các kênh trực tuyến ý kiến công chúng.

It’s useful to add here that, like many things in China, censorship is well integrated into Beijing’s economic warfare against its trading partners and competitors. For example, banning Hollywood films from Chinese theaters over claims of cultural and moral objections while tacitly allowing them to be pirated on the streets of Shanghai is clearly a massive trade barrier directed at one of America’s great industries.

Cũng có ích khi biết thêm rằng, kiểm duyệt, giống như nhiều thứ khác ở Trung quốc, được kết hợp trong chiến tranh kinh tế của Bắc Kinh chống lại các đối tác thương mại và đối thủ cạnh tranh của nó. Ví dụ, việc cấm các rạp Trung quốc chiếu phim của Hollywood với lý do phản đối về mặt văn hóa và đạo đức trong khi ngầm cho phép sao chép chúng trên đường phố Thượng Hải rõ ràng là một rào cản thương mại to lớn nhằm vào một trong những ngành công nghiệp to lớn của Mỹ.

Similarly, blocking U.S. firms like Google, YouTube, and Facebook from the Chinese market while nurturing Chinese knockoffs like Baidu, Youku, and RenRen is a clear violation of World Trade Organization rules hidden behind a bizarre assumption that censorship is a valid excuse rather than a compounding evil. As Businessweek has noted, “If Facebook grew corn or built cars, the cry would go out that China was putting up barriers to trade.”

Tương tự, ngăn cản các công ty Mỹ như Google, YouTube, và Facebook xâm nhập thị trường Trung quốc trong khi đó lại nuôi dưỡng các hãng nhái như Baidu, Youku, và RenRen là một sự vi phạm trắng trợn luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới ẩn núp đằng sau lập luận quái đản cho rằng kiểm duyệt là một lý do hợp lệ chứ không phải là tội ác chồng chất. Businessweek đã lưu ý, "Néu Facebook trồng bắp hay chế tạo xe, tiếng thét sẽ vượt ra ngoài rằng Trung quốc đang dựng lên các rào cản thương mại"

And here’s another entry for the irony file: The fact that so many Chinese citizens are hauled off to jail for attempts to exercise the freedoms defined in Articles 35 and 40 clearly suggests that the police

in China haven’t bothered to read Article 37 of the Constitution. It states:

Và đây là một điều khoản khác trong hồ sơ đầy mỉa mai đó: Thực tế là rất nhiều công dân Trung quốc bị giam giữ vì cố gắng thực hiện quyền tự do quy định tại các Điều 35 và 40 cho thấy rõ ràng rằng công an Trung quốc chẳng thèm bận tâm đọc đến Điều 35 của Hiến pháp. Nó nêu rõ:

The freedom of person of citizens of the People’s Republic of China is inviolable.

Sự tự do của công dân nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm.

In fact, today, there are as many as two million Chinese citizens languishing in more than 300 so-called “Reeducation Through Labor” camps; and tens of thousands of these citizens have been locked up for crimes like being an “unregistered” Christian or for being outed as a member of the Falun Gong religious sect. This, too, is most curious because Article 36 of the constitution clearly states Citizens of the People’s Republic of China enjoy freedom of religious belief.

Thực tế, hiện nay có khoảng hai triệu người dân Trung quốc đang chết mòn trong hơn 300 nơi được gọi là trại "Cải tạo Lao động"; và hàng chục nghìn người dân đang bị giam giữ vì những tội như theo đạo Thiên chúa "chưa được đăng ký" hay là thành viên của giáo phái Pháp Luân Công. Điều nầy nữa, cũng thật kỳ lạ vì Điều 36 của hiến pháp đó nêu rõ:

Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng.

Of course, when ordinary Chinese citizens are forced to confront the stark contrast between the ideals set forth by their own Constitution and the reality of their everyday Orwellian life, they themselves experience their own severe case of cognitive dissonance. Which raises the question: Just how did a country with such an industrious and intelligent people and such a long and rich cultural and economic history descend into the totalitarian hell it is today? To answer that question, it is useful to look at least briefly into several key historical turning points.

Tất nhiên, khi người dân Trung quốc bình thường buộc phải đối mặt với sự tương phản hoàn toàn giữa những lý tưởng được Hiến pháp của họ quy định và hiện thực cuộc sống hàng ngày kiểu như nhà văn Orwell đã mô tả, họ tự trải nghiêm tình huống đối nghịch nhận thức nghiêm trọng của riêng mình. Điều đó làm nảy sinh câu hỏi: Điều gì đã khiến một quốc gia có người dân chăm chỉ, thông minh, và một lịch sử kinh tế,văn hóa lâu đời, phong phú như thế lại rơi vào địa ngục toàn trị như hôm nay? Để trả lời câu hỏi đó, nên xem xét vắn tắt ít ra vài khúc quanh lịch sử chủ yếu.

A Mighty Imperial Nation Descends into Isolationist Poverty

A huge [Chinese] fleet left port in 1414 and then sailed westward on a voyage of trade and exploration. The undertaking far surpassed anything Columbus…could have envisioned. The fleet included at least 62 massive trading Galileans, any of which could have held Columbus’s three small ships on its decks.

—The Emperor’s Giraffe

Một đế quốc hùng mạnh suy tàn trong đói nghèo cô lập

Một hạm đội [Trung Hoa]khổng lồ rời cảng vào năm 1414 giong buồm đi về phương Tây trong một chuyến đi thương mại và thám hiểm. Nhiệm vụ đó vượt xa những gì Columbus...có thể hình dung. Hạm có ít nhất 62 chiếc tàu thương mại kiểu Galileo to lớn, bất cứ chiếc nào trong số đó đều có thể chứa ba tàu nhỏ của Columbus trên sàn của nó.

- The Emperor’s Giraffe

Much of the innovation and vibrance we associate with China has its roots in the Tang Dynasty (from about 600 to 900 A.D.) and the early Ming Dynasty (from about 1370 to 1450). During both of these periods, China—the inventor of everything from the compass, gunpowder, and multistage rockets to paper money, wheelbarrows, whiskey, and chess—was by far the wealthiest, most powerful, most stable, and advanced civilization on Earth.

Phần lớn sự đổi mới và chuyển động mà chúng ta gắn với Trung quốc có nguồn gốc từ triều đại nhà Đường (khoảng từ năm 600 đến năm 900 sau Công nguyên) và đầu triều đại nhà Minh (khoảng 1370-1450). Trong cả hai thời kỳ nầy, Trung quốc - nước phát minh ra mọi thứ từ la bàn, thuốc súng, tên lửa nhiều tầng đến tiền giấy, xe đẩy, rượu, cờ tướng - cho đến lúc đó là nền văn minh thịnh vượng nhất, hùng mạnh nhất, ổn định và tiên tiến nhất trên Trái Đất.



During the Ming Dynasty specifically, while Europe slumbered in the dark ages, China developed a robust consumer economy supported by technological innovation and a massive trading empire. It was during this period that the third Ming emperor launched the largest fleets of exploration the world has ever seen—before or since.

Đặc biệt trong triều đại nhà Minh, khi châu Âu còn ngủ vùi trong thời kỳ tăm tối, Trung quốc đã phát triển một nền kinh tế tiêu dùng vững chắc được một đế chế sáng tạo công nghệ và thương mại quy mô hỗ trợ. Chính trong thời kỳ nầy hoàng đế thứ ba triều Minh đã hạ thủy hạm đội thám hiểm lớn nhất mà thế giới từng thấy - cả trước và sau thời kỳ đó.

As chronicled in Samuel Wilson’s The Emperor’s Giraffe, China’s imperial expeditionary fleet consisted of hundreds of massive “treasure ships”—some half the length of a modern cruise ship. They carried tens of thousands of Chinese sailors to India, Africa, and the Middle East, and they returned with tribute and ambassadors from afar. By comparison, Christopher Columbus’s ensemble was a pitiful little group of dinghies, and with this projection of its imperial fleet, China was poised to become an international power that might easily have pushed aside Spain and England in the sixteenth century quest for global supremacy.

Theo ghi chép trong cuốn The Emperor’s Giraffe của Samuel Wilson, hạm đội viễn chinh hoàng gia của Trung quốc có hàng trăm "thuyền chở châu báu" đồ sộ - bằng khoảng một nửa chiều dài chiếc du thuyền hiện đại. Chúng chở hàng chục nghìn thủy thủ Trung quốc đến Ấn độ, châu Phi, và Trung Đông, và trở về với đồ cống nạp và các đại sứ từ phương xa. Nếu so sánh, tất cả những thứ mà Christopher Columbus có chỉ là một nhúm thuyền nhỏ tội nghiệp, và với việc hạ thủy hạm đội hoàng gia của nó, Trung quốc đã sẵn sàng để trở thành một thế lực quốc tế có thể dễ dàng gạt Tây Ban Nha và Anh sang một bên trong cuộc chinh phục địa vị bá chủ toàn cầu ở thế kỷ mười sáu.

China’s imperial dream was not to be realized, however. In 1433, powerful court eunuchs abruptly squelched the explorations, destroyed the ships, and even tried to eradicate the records of the voyage. What followed would be a ruinous policy of isolationism during which the once-great nation of China slowly fell into its own dark ages while the West flourished.

Tuy thế, giấc mơ đế quốc của Trung quốc đã không biến thành hiện thực. Năm 1433, những quan thái giám đầy quyền lực đã đột ngột cắt đứt các chuyến thám hiểm, phá hủy tàu thuyền, và thậm chí cố xóa sạch hồ sơ chuyến đi đó. Theo sau đó là một chính sách biệt lập tai hại khiến đất nước Trung hoa vĩ đại một thời dần dần chìm vào những thời kỳ đen tối trong khi phương Tây lại phát triển rực rỡ.

Despite its isolationism, in the early 1800s, China still accounted for fully one-third of the world’s gross domestic product versus America’s meager 3%. Yet at this pivotal point in history, China completely rejected the Industrial Revolution.

Vào đầu những năm 1800, bất chấp chính sách biệt lập của nó, Trung quốc vẫn chiếm một phần ba tồng sản lượng nội địa (GDP) của thế giới so với 3% khiêm tốn của Mỹ. Tuy nhiên ở khúc quanh quan trọng nầy của lịch sử, Trung quốc đã hoàn toàn chối bỏ cuộc Cách mạng Công nghiệp.

Instead, in one of the great boomerangs of history, Chinese technologies such as gunpowder and the compass were weaponized by European nations that eventually came to plunder the once proud and mighty Middle Kingdom. It was during this long period of what the Chinese refer to as the “foreign humiliation” that the emerging powers of the West established colonial beachheads in the port cities of Canton, Xiamen, Fuzhou, Ningbo, and Shanghai. These colonialists came not in peace but to extract China’s wealth and ship it back to England, Holland, and Portugal.

Thay vào đó, trong một vụ "gậy ông đập lưng ông" to lớn của lịch sử, những công nghệ Trung hoa như thuốc súng, la bàn được các nước châu Âu biến thành vũ khí và rốt cuộc tiến hành cướp bóc Vương quốc Trung tâm một thời kiêu hãnh và hùng mạnh nầy. Chính trong thời kỳ dài mà người Trung quốc gọi là thời kỳ "sỉ nhục của ngoại quốc" nầy, các thế lực đang nổi lên của phương Tây đã thiết lập các căn cứ tiền tiêu ở các thành phố cảng như Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải. Những kẻ thực dân nầy không đến trong hòa bình mà đến để bòn rút của cải của Trung quốc để chở về Anh, Hà lan, và Bồ Đào Nha.

It was likewise during this period that Britain launched its Opium Wars to force China to accept deadly opium imports from India so Britain could balance its huge trade deficit with China in goods like

cotton, silk, and tea. These wars culminated with the Boxer Rebellion, a Chinese uprising against foreigners that was brutally put down by a joint expeditionary force of European and American armies. It was these foreign armies marching into the Forbidden City and past the tombs of the great Ming emperors that shredded the last bit of Chinese dignity, patience, and, most importantly, cohesion.

Cũng trong thời kỳ nầy nước Anh phát động cuộc Chiến tranh Thuốc phiện buộc Trung quốc chấp nhận nhập khẩu thuốc phiện đầy chết chóc từ Ấn độ để Anh có thể cân bằng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung quốc về những hàng hóa như bông, lụa, trà. Những cuộc chiến tranh nầy lên đến đỉnh điểm với cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn, một cuộc nổi dậy của người Hoa chống lại người nước ngoài đã bị lực lượng viễn chinh chung của quân đội Châu Âu và Mỹ đàn áp dã man. Chính các đội quân nước ngoài nầy đã tiến vào Tử Cấm Thành bước qua lăng tẩm của các hoàng đế triều Minh vĩ đại xé nát mẩu cuối cùng của lòng tự trọng, sự kiên nhẫn, và quan trọng nhất, sự đoàn kết của người Trung quốc.

In the wake of this foreign humiliation, China slowly disintegrated into full-scale revolution. After the briefest wisp of hope for a republic under Sun Yat-sen in 1912, China was soon embroiled in a bloody, multidimensional civil war between nationalists, communists, and various private warlords. This was a debilitating chaos that invited a crushingly brutal invasion by Japan and climaxed in the rise of Mao Zedong, the founding of the People’s Republic in 1949, and the flight of Chinese nationalist forces to the beachhead of Taiwan.

Theo sau sự sỉ nhục của nước ngoài nầy, Trung quốc từ từ phân rã trong cuộc cách mạng toàn diện. Sau hy vọng ngắn ngủi về một nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn vào năm 1912, Trung quốc nhanh chóng bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu, phức tạp giữa những người quốc gia, cộng sản, và địa chủ tư nhân. Đây là một sự hỗn loạn làm suy nhược và mời gọi cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản và nó đạt đỉnh điểm với sự nổi lên của Mao Trach Đông, sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949, và cuộc đào thoát sang Đài loan của những người quốc gia Trung quốc.

What Mao Did During Woodstock

Nanjing is a big city of 500,000...the number of people executed in Nanjing is too low, more people should be killed in Nanjing.

—Mao Zedong’s instructions on the suppression of

counter-revolutionaries in Nanjing and Shanghai

Điều Mao đã làm vào thời kỳ Woodstock

Nam Kinh là một thành phố lớn có 500.000 dân...số người bị xử tử ở Nam Kinh ít quá, phải giết nhiều người Nam Kinh hơn nữa.

- chỉ đạo của Mao Trạch Đông đàn áp phản cách mạng ở Nam Kinh và Thượng Hải

To Mao Zedong’s credit, he did reunify China under ethnic Chinese or “Han” rule, unconditionally expel all foreigners, and restore Chinese pride. That said, the price the people of China have had to pay in blood, sweat, tears, forced labor, jail, and paranoia for Mao’s communist-style liberation has been a very heavy one.

Mao Trạch Đông được tôn vình là người đã tái thống nhất Trung hoa, đặt dưới sự cai trị của "Hán" tộc, trục xuất vô diều kiện tất cả người nước ngoài, khôi phục niềm tự hào Trung hoa. Điều đó cho thấy, cái giá nhân dân Trung quốc đã phải trả bằng máu, nước mắt, mồ hôi, lao động cưỡng bức, tù tội và trả cho sự hoang tưởng giải phóng kiểu cộng sản của Mao là một cái giá cực kỳ đắt.

Consider that while Hitler killed or exterminated about 12 million civilians and Stalin about 23 million in his famines and purges, Mao’s death toll ranges anywhere from 49 to 78 million. That makes Mao the worst mass murderer of all time—at least according to Piero Scaruffi, who has catalogued history’s most horrible genocides.

Trong khi Hitler giết hay tiêu diệt khoảng 12 triệu dân thường và Stalin khoảng 23 triệu trong các cuộc thanh trừng và nạn đói của hắn, số người chết do Mao đâu đó trong khoảng từ 49 đến 78 triệu. Điều đó khiến Mao trở thành kẻ giết người hàng loạt ác độc nhất trong mọi thời đại - theo Piero Scaruffi, người đã nghiên cứu những cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử…

In fact, during the two-and-a-half decades of Mao’s rule, when he wasn’t swimming across the Yangtze River for sport, the frenetic Chairman would leap from one mad program or pogrom to another.

For example, his “Great Leap Forward” included melting all the steel in the country in useless homemade forges and killing all the sparrows. Economic disaster and widespread famine inevitably followed in the footsteps of Mao’s often quite literally insane reforms.

Trên thực tế, trong suốt hai thập kỷ rưởi cai trị của Mao, khi không bơi qua sông Dương Tử để luyện sức khỏe, ngài Chủ tịch tâm thần nầy sẽ nhảy từ một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát nầy sang một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát khác. Chẳng hạn, chương trình "Đại nhảy vọt" của ông ta bao gồm việc nấu chảy toàn bộ sắt thép trong nước tại những lò rèn tự chế tại nhà vô dụng và tận diệt chim sẻ. Thảm họa kinh tế và nạn đói lan tràn tất yếu theo sau từng bước cải cách hoàn toàn điên rồ của Mao.

Equally disastrous—and terrifying—were Mao’s periodic purges of counter-revolutionaries, intellectuals, and members of his own party he labeled “capitalist roaders.” The phenomenon of the 1960s known as the “Cultural Revolution” was particularly brutal; and all those who lived through it are scarred by the experience.

Không kém thảm khốc - và khủng khiếp - là những cuộc thanh trừng định kỳ của Mao nhằm vào các phần tử phản cách mạng, trí thức, các phần tử trong đảng mà ông ta gọi là "những kẻ theo con đường tư bản". Hiện tượng những năm 1960 được biết đến như là cuộc "Cách mạng Văn hóa" cực kỳ tàn bạo; và tất cả những người đã sống qua thời kỳ đó đều lưu lại những vết sẹo trong tâm khảm.

During this Cultural Revolution, while the Rolling Stones and Beatles were emerging from Great Britain to rock the music world and hippies sought peace and love in the fields of Woodstock, crazed vigilantes known as Red Guards roamed the streets of China in search of victims for their peculiar political violence. At the same time, businessmen, intellectuals, and professors were blamed for all of China’s ills and were forced into manual labor while citizens lacking revolutionary zeal were routinely rounded up, publicly humiliated, beaten, and locked in labor camps for years. Even as the Chinese economy continued to retreat further into stagnation, the people of China were taught to lie to survive and obey to advance; and this Orwellian pall over the People’s Republic remains Mao’s most lasting legacy.

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa nầy, khi các ban nhạc Rolling Stones và Beatles nổi lên từ nước Anh làm sôi động thế giới âm nhạc và những người hip-pi phản kháng tìm kiếm hòa bình và tình yêu trên những cánh đồng Woodstock, những đội viên điên cuồng Hồng Vệ Binh sục sọi mọi ngóc ngách phố phường để tìm kiếm nạn nhân cho bạo lực chính trị kỳ dị của chúng. Đồng thời, doanh nhân, trí thức, giáo sư bị đổ tội cho tất cả những điều xấu xa của Trung quốc và bị cưỡng bức lao động chân tay, còn những người thiếu nhiệt tình cách mạng thường bị vây bắt, bị làm nhục công khai, và bị giam giữ nhiều năm trong trại cải tạo lao động. Ngay cả khi nền kinh tế Trung quốc tiếp tục rơi vào trì trệ, người dân Trung quốc được dạy nói láo để tồn tại và vâng lời để tiến thân; và tấm khăn liệm kiểu Orwell phủ trên nước Cộng hòa Nhân dân nầy vẫn tiếp tục là di sản bền vững nhất của Mao.

State Capitalism Rises from the Rubble of State Communism

It doesn’t matter whether the cat is black or white as long as it catches mice.

—Deng Xiaoping

Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước trỗi dậy từ đống đổ nát của Chủ nghĩa Cộng sản Nhà nước

Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột.

- Đặng Tiểu Bình

The man who lifted China out of the Mao economic morass was Deng Xiaoping. He was a former revolutionary and purged party leader who had been sent to work in a tractor factory during the Cultural Revolution. After his son was beaten by Red Guards and thrown from a fourth story window, Deng was pardoned and rehabilitated by Hua Guofeng, who became Mao’s heir apparent.

Người đã đưa Trung quốc ra khỏi bãi lầy kinh tế của Mao là Đặng Tiểu Bình. Ông ta là một cựu lãnh đạo đảng từng bị thanh trừng đưa về làm việc tại một nhà máy sản xuất máy kéo trong Cách mạng Văn hóa. Sau khi con trai ông ta bị Hồng Vệ binh đánh đập và ném ra cửa sổ tầng tư, Đặng được Hoa Quốc Phong, người thừa kế của Mao, ân xá và phục hồi.

Following the Chairman’s death, the wily Deng outfoxed Mao’s widow and her notorious Gang of Four as well as the man who saved him. While never formally claiming the official party titles of leadership,

Deng unofficially seized power, and everyone understood he was the true puppet master.

Sau cái chết của Chủ tịch Mao, Đặng quỷ quyệt đã cáo già hơn bà góa phụ của Mao và Bè lũ Bốn tên khét tiếng của bà ta cũng như cáo già hơn Hoa Quốc Phong, người đã cứu ông ta. Trong khi không bao giờ tuyên bố các chức vụ lãnh đạo đảng chính thức, Đặng đã nắm quyền lực một cách không chính thức, và mọi người đều biết ông ta là chủ nhân thực sự của bầy rối.

In truth, Deng Xiaoping is the most important figure in the China of today for at least two reasons. First, while the Soviet Premier Mikhail Gorbachev gave in to protestors and allowed the breakup of a Communistic Soviet Union, it was Deng who ordered the Chinese military to slaughter the protestors in Tiananmen Square in 1989—thus preserving the ruthless and repressionary Communist Chinese state.

Thực ra, Đặng Tiểu Bình là nhân vật quan trọng nhất ở Trung quốc hiện đại ít ra vì hai lý do, Thứ nhất, trong khi Tổng bí thư Mikhail Gorbachev nhượng bộ người biểu tình và cho phép sự tan rã của Liên Xô Cộng sản, chính Đặng là người đã ra lệnh quân đội Trung quốc tàn sát những người biểu tình tại Thiên An môn vào năm 1989 - để bảo vệ nhà nước Trung Cộng vô nhân và hà khắc.

Equally important, Deng is credited with singlehandedly pushing forward the brand of state-subsidized mercantilist capitalism that is the hallmark of the “beggar thy neighbor” Chinese economy of today. For it was Deng who opened special economic zones to the West and who would ultimately unleash a massive labor force on world markets armed with potent weapons of job destruction like illegal export subsidies and a manipulated currency.

Quan trọng không kém, Đặng được ghi nhận là đã một mình thúc đẩy nhãn hiệu chủ nghĩa tư bản trọng thương được nhà nước bao cấp, đặc trưng của nền kinh tế Trung quốc "lợi mình, hại người" ngày nay. Chính Đặng là người mở ra các đặc khu kinh tế cho phương Tây và là người rốt cuộc đã giải phóng một lực lượng lao động khổng lồ trên thị trường thế giới được trang bị những vũ khí hủy diệt việc làm mạnh mẽ như trợ cấp xuất khẩu phi pháp và đồng tiền bị thao túng.



It is this China of today created by Mao and Deng that is as harsh on its own citizenry as it is unfair to its trading partners. In the next chapter, we will catalogue the repression and brutality in all of its Death by China on China inglory. As we do so, you will see how the twin legacies of Chairman Mao and Deng Xiaoping continue to live on in an ever-more-ruthless totalitarian police state.

Chính đó là Trung quốc ngày nay mà Mao và Đặng đã tạo ra, tàn nhẫn với nhân dân của mình và chơi bẩn với đối tác thương mại. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày việc đàn áp và sự tàn bạo trong tất cả Cái chết do Trung quốc trên sự ô nhục Trung quốc. Khi chúng ta làm điều đó, ta sẽ thấy được hai di sản của Chủ tịch Mao và Đặng Tiểu Bình tiếp tục duy trì như thế nào trong một nhà nước cảnh sát toàn trị tàn bạo nhất trong lịch sử.




Two Chinese lawyers have been beaten and harassed for representing the family of a Falun Gong practitioner. On Wednesday, human rights lawyers Zhang Kai and Li Chunfu were meeting with the family of Falun Gong practitioner Jiang Xiqing. Jiang was arrested just over a year ago in the western city of Chongqing. He died at a reeducation-through-labor camp in January. Police claim he died of a heart attack, but his body had broken ribs and other signs of a beating. The lawyers said that two dozen police officers interrupted their meeting with Jiang's family and began to kick and beat them. According to the group Human Rights in China, Zhang and Li were interrogated at a local police station. Zhang was handcuffed and suspended in a metal cage. Both lawyers were told they could not represent Falun Gong practitioners. The lawyers were released early Thursday morning with multiple injuries.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn