DEATH BY CHINA Confronting the Dragon —A Global Call to Action
Peter Navarro and Greg Autry | CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA Lời Kêu Gọi Toàn Cầu Chống Quỷ Rồng
Peter Navarro and Greg Autry
|
Chapter 11 - Death by Darth Liu: Look Ma, There’s a Death Star Pointing at Chicago
| Chương 11:Chết dưới tay Darth Liu: Mẹ, hãy nhìn, đó là Ngôi sao chết chóc đang chiếu xuống Chicago |
We are devoted to the peaceful use of space and are ready to extend out cooperation to other countries. —President Hu Jintao
| Chúng ta cống hiến cho việc sử dụng hòa bình không gian vũ trụ và sẵn sàng mở rộng hợp tác với các nước khác. — Chủ tịch Hu Jintao
|
If anyone wanted to know what the Japanese were planning to do in the 1930s, all they had to do was read their plans and training documents. These plans were then being executed across the Asia-Pacific region. Many in America viewed claims about the increasing threat of the Japanese military as preposterous because they were committed to a peaceful rise. The Chinese are claiming a peaceful rise as well, coupled with a large increase in their armed forces and weapons. All that is needed now, as then, is to take a hard look at the policy and doctrine of the Peoples’ Liberation Army...with respect to [their] space capabilities and armed forces and what they plan to do, which is to counter our space superiority.
—Christopher Stone, Space Review
| Nếu những ai muốn biết những gì mà Nhật Bản đã lên kế hoạch để làm trong những năm 1930, thì tất cả những điều họ cần làm là đọc các kế hoạch và các tài liệu huấn luyện. Các kế hoạch này sau đó được thực hiện trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều người ở Mỹ đã coi những tuyên bố về mối đe dọa ngày càng tăng của quân đội Nhật Bản là phi lý bởi vì Nhật đã cam kết phát triển hòa bình. Trung Quốc cũng tuyên bố phát triển hòa bình như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang và vũ khí của mình. Tất cả những thứ đó là cần thiết bây giờ, vì sau này, sẽ là những nhìn nhận nghiêm khắc về các chính sách và học thuyết của Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc) ... đối với các khả năng và sức mạnh vũ khí không gian [của họ] cũng như những gì họ đã lên kế hoạch để làm, đó là để đối lại với ưu thế vũ trụ của chúng ta.
—Christopher Stone, Space Review
|
Just as with its Earthly adventures, China claims it seeks only a “peaceful rise” into the heavens. However, one of the biggest questions facing the Pentagon right now is whether China’s aggressive rise into space may turn out to be the ultimate weapon to bring America to its knees. This is a particularly important question in an era when the country that once sent a man to walk on the moon now has a space program that is at best on hold and at worst in shambles.
| Chỉ coi như những chuyến du hành quanh Trái đất, Trung Quốc tuyên bố họ chỉ tìm kiếm “sự vươn lên hòa bình” vào bầu trời. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn nhất mà Lầu Năm Góc đang phải đối mặt là liệu sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc vào không gian liệu cuối cùng có trở thành vũ khí để bắt Mỹ phải quy hàng không. Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên, khi mà 1 quốc gia đã từng đưa được người lên đi bộ trên mặt trăng thì nay đang có một chương trình không gian là tốt nhất trong hiện tại nhưng lại là tồi nhất trong chạy đua.
|
Make no mistake about it; China’s space exploration program is particularly impressive and aggressive. Over the next several decades, it plans to send missions to both the moon and Mars, while last year alone, China launched 15 orbital payloads. This ambitious launch schedule made it the first nation to achieve launch parity with the United States; and China is on a clear trajectory to surpass America in sheer launch volume at just about the same time the U.S. completes its final Space Shuttle mission and shuts the program down.
| Xin đừng mắc sai lầm về điều này; chương trình khảo sát không gian của Trung Quốc là cực kỳ ấn tượng và mạnh mẽ. Trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc dự kiến sẽ đưa phi hành đoàn lên cả mặt trăng và sao hỏa, và chỉ trong năm ngoái (2010), Trung Quốc đã phóng 15 chuyến bay chở hàng vào quỹ đạo. Lịch trình phóng tàu đầy tham vọng này đã làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên sánh ngang hàng với Hoa Kỳ về phóng tàu vũ trụ; và Trung Quốc rõ ràng là có xu thế sẽ vượt Hoa Kỳ về số lượng phóng tàu vũ trụ với mức độ gần bằng số lần phóng mà Mỹ dùng để hoàn thành chương trình tàu con thoi của mình và kết thúc chương trình này.
|
As to exactly what China is launching into space, payloads range from observation satellites and additions to its global positioning system to manned space missions and a second lunar orbiter. China is also expected to launch its first space station module for both scientific and military purposes by 2012, while three flights in the next two years are expected to dock with that station. Moreover, by leveraging its manufacturing prowess, China is moving away from customdesigned spacecraft to those produced on an assembly line; and this innovation will allow it to dramatically increase flight rates. | Để nói chính xác về những gì Trung Quốc đang phóng lên quỹ đạo, các chuyến tàu bao gồm từ những vệ tinh quan sát và bổ sung thêm những vệ tinh GPS cho tới những chuyến bay vũ trụ có người điều khiển và đưa vệ tinh thứ hai lên quỹ đạo mặt trăng. Trung Quốc cũng dự kiến sẽ phóng trạm quỹ đạo không gian dùng cho cả các mục đích khoa học và quân sự vào năm 2012 cùng 3 chuyến bay trong 2 năm tiếp theo được dự kiến sẽ kết nối với trạm vũ trụ đó. Ngoài ra, bằng cách điều chỉnh sức mạnh chế tạo của mình, Trung Quốc đang chuyển hướng dần từ chế tạo những chiếc tàu vũ trụ được thiết kế đơn chiếc sang những loại tàu được chế tạo và lắp ráp hàng loạt; sự đổi mới này sẽ cho phép họ gia tăng tốc độ phóng tàu vũ trụ lên mức khủng khiếp.
|
Even as China has soared, America’s NASA space program—upon which so much of our critical national technological edge rests—has spent an entire decade lost in space. The troubled American Space Shuttle program was scheduled to end in 2010, but with flight delays and one added mission, it will retire sometime this year. After that, there is no clear plan for U.S. manned spaceflight. This is because the Obama administration and Congress remain at odds over both what should be the right mission and what methods should fulfill that mission.
| Ngay cả khi Trung Quốc đã bay cao, thì chương trình vũ trụ NASA của Mỹ - với đầy rẫy chật vật về công nghệ - đã tiêu mất nguyên cả một thập kỷ vào vũ trụ. Chương trình tàu con thoi đầy trắc trở của Mỹ được dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2010, nhưng do sự trì hoãn các chuyến bay và có thêm một nhiệm vụ bổ sung nên nó sẽ kết thúc vào năm nay (2011). Sau đó, vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng nào cho những chuyến bay vũ trụ có người lái của Mỹ. Điều này là do bộ máy của Obama và Quốc hội Mỹ vẫn còn đang tranh cãi về cả 2 vấn đề: những sứ mệnh (chuyến bay) nào là cần thiết, và những phương pháp nào có thể dùng để thực hiện các sứ mệnh đó.
|
What this political gridlock means is that there will be no U.S. government-operated, manned flights for at least 5 years. For the foreseeable future, that means American astronauts must hitch rides to the International Space Station with the Russians—even as China makes its aggressive lunar and space station pushes.
| Sự rối ren về chính trị này có nghĩa là sẽ không có chuyến bay có người điều khiển nào do chính phủ Mỹ điều hành được đưa vào vũ trụ trong vòng ít nhất là 5 năm nữa. Trong tương lai gần, điều này có nghĩa là các nhà du hành vũ trụ Mỹ sẽ phải “đi nhờ” để lên Trạm Không gian Quốc tế cùng với người Nga – ngay cả khi Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình về mặt trăng và trạm vũ trụ không gian của mình.
|
In light of this Tale of Two Space Programs heading in quite opposite directions, we come back to this question: Will this be a peaceful Chinese rise into the Heavens or a race to seize the ultimate high ground while the American space program remains all but grounded?
| Với Câu chuyện về Hai chương trình Vũ trụ theo 2 hướng trái ngược nhau, chúng ta quay lại câu hỏi: Liệu đây có phải là sự vươn lên bầu trời vì hòa bình của Trung Quốc hay không, hay sẽ là cuộc đua để cuối cùng nắm lấy những vị trí cao (high ground) trong khi tất cả chương trình không gian của Mỹ vẫn còn nhưng là nằm trên mặt đất?
|
The Three Musketeers of Space Exploration
In the 2,900 cubic kilometers of [the asteroid] Eros, there is more aluminum, gold, silver, zinc, and other base and precious metals than have ever been excavated in history or indeed, could ever be excavated from the upper layers of the Earth’s crust.
—BBC News
| Ba chàng ngự lâm khảo sát không gian
Trong 2.900 km3 của [tiểu hành tinh] Eros, có chứa lượng nhôm, vàng, bạc, kẽm, các loại kim loại thông thường và kim loại hiếm nhiều hơn tổng lượng của tất cả các kim loại này đã từng được khai thác trên Trái đất.
—BBC News
|
In support of the idea that China’s space exploration program is merely an extension of its peaceful rise, there are at least three factors motivating China’s aggressive program. The first is the development of the many and varied new technologies that invariably accompany space exploration. The second is the future extraction and transport of key energy sources and raw material resources from space to China’s factories. The third is to act as a Darwinian safety valve for an overpopulated and rapidly warming planet. Each of these factors constitutes important reasons for civilian space exploration. Together, they can be used to paint a pastoral picture of China’s space exploration efforts.
| Để minh chứng cho tư tưởng rằng chương trình khảo sát vũ trụ của Trung Quốc chỉ là phần mở rộng của quá trình vươn lên một cách hòa bình, có ít nhất ba lý do khiến Trung Quốc thúc đẩy chương trình này một cách mạnh mẽ. Trước hết là sự phát triển của nhiều ngành công nghệ mới đòi hỏi phải luôn đi kèm với những khảo sát không gian. Thứ hai là việc khai thác và vận chuyển trong tương lai các nguồn năng lượng cũng như các loại nguyên vật liệu then chốt từ không gian vào lãnh thổ Trung Quốc. Lý do thứ ba có thể coi như đây là cái cửa thoát hiểm Đác-Uyn cho một hành tinh đang bị quá tải về dân số và đang nóng lên nhanh chóng. Mỗi yếu tố trong đó lại còn bao gồm trong nó những lý do quan trọng về nghiên cứu không gian phi quân sự. Tập hợp lại, chúng có thể được sử dụng để vẽ nên bức tranh toàn cảnh về những nỗ lực nghiên cứu không gian của Trung Quốc.
|
From GPS and Solar Power to CAT Scans
From this pastoral perspective, one of the most important reasons to engage in space exploration is a reason that America has totally lost sight of—the super boost that such exploration gives to the rate of technological innovation and economic growth in a country. What is remarkable here is how quickly America’s political leaders have forgotten the role that space exploration provided in stimulating our economy— and improving our quality of life!—over the past 50 years.
| Từ GPS và năng lượng mặt trời tới CAT Scan
Từ bức tranh toàn cảnh này, một trong những lý do quan trọng để cam kết theo đuổi chương trình không gian chính là điều mà nước Mỹ đã hoàn toàn mất tầm nhìn – chương trình khảo sát này có thể thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế trong nước một cách mạnh mẽ nhất. Điểm nổi bật ở đây là các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ đã nhanh chóng quên mất vai trò mà khảo sát không gian đã góp phần kích thích nền kinh tế Mỹ - và cải thiện cuộc sống người dân – trong vòng 50 năm qua.
|
Consider that, without NASA and our space program, we would likely not have today the Internet as we know it, our GPS network, all manner of solar power technologies, medical applications ranging from CAT scans and MRIs to needle breast biopsy, miracle plastics and lubricants, and a weather tracking system for hurricanes and wildfires that has saved hundreds of thousands of lives and billions of dollars while significantly boosting crop outputs. Together, these innovations alone have provided our economy with trillions of dollars in benefits. And let’s not forget more mundane but no less useful inventions such as the “memory foam” for Tempur-Pedic mattresses.
| Hãy nhìn nhận lại, nếu như không có NASA và chương trình không gian của chúng ta (Mỹ), có thể chúng ta đã không có được Internet như đang có ngày nay, mạng lưới GPS, các loại công nghệ năng lượng mặt trời khác nhau, các ứng dụng y tế từ CAT scan [CT scan] và MRI [chụp ảnh cộng hưởng từ] cho tới kim sinh thiết vú, những chất dẻo và chất bôi trơn kỳ diệu, và hệ thống theo dõi thời tiết để cảnh báo lốc xóay và cháy rừng giúp cứu thoát hàng trăm nghìn sinh mạng cùng hàng tỷ đô-la thiệt hại đồng thời góp phần đáng kể nâng cao năng suất mùa màng. Bên cạnh đó, chỉ riêng những đổi mới này đã mang lại hàng nghìn tỷ đôla lợi nhuận cho nền kinh tế chúng ta. Và chúng ta cũng đừng quên những phát minh nặng tính trần tục nhưng không kém phần hữu dụng như “bọt nhớ” (“memory foam”) cho loại đệm Tempur-Pedic.
|
While America has forgotten the importance of space exploration as an economic catalyst, China totally gets it. In fact, the head of China’s lunar program, Ouyang Ziyuan, has explicitly stated that the Apollo moon effort drove the U.S. tech boom; and he frequently uses that as rationale for China going to the moon. It’s not just more rapid innovation, however, that China will receive from its space program.
| Trong khi nước Mỹ đã quên tầm quan trọng của nghiên cứu không gian với vai trò như chất xúc tác cho nền kinh tế thì Trung Quốc lại hoàn toàn nắm được nó. Thực tế, người đứng đầu chương trình mặt trăng của Trung Quốc, Ouyang Ziyuan, đã phát biểu công khai rằng những nỗ lực của chương trình Apollo lên mặt trăng đã kích động quá trình phát triển công nghệ ở Mỹ, và ông ta thường xuyên sử dụng ý tưởng đó để làm cơ sở lý luận cho việc Trung Quốc đi lên mặt trăng. Tuy nhiên, đó không chỉ là những đổi mới nhanh chóng hơn mà Trung Quốc nhận được từ chương trình không gian của mình.
|
A Mining Cornucopia
What China also seeks in space is the valuable array of precious metals and raw materials that reside in the crusts of both the moon and numerous near-Earth asteroids. This bounty ranges from gold and platinum to extremely rare metals critical to high-tech manufacturing.
| Sự khai thác phong phú
Những thứ Trung Quốc tìm kiếm trong vũ trụ là những thứ có giá trị như những kim loại quý và những nguyên liệu khác từ lớp vỏ của mặt trăng hay từ các tiểu hành tinh gần trái đất khác. Những món quà này có thể là vàng, platin hay những kim loại cực kỳ hiếm có vai trò tối quan trọng trong công nghệ cao.
|
In fact, successful mining operations in space would do much to alleviate growing raw material shortages and the pollution associated with resource extraction. Consider, for example, Asteroid 433, otherwise known as Eros. Scientists writing in the journal Nature have predicted that in a fortunately distant future, this giant, 34-kiloton chunk of rock is likely to hit our planet and cause a disaster bigger than the impact that wiped out the dinosaurs some 65 million years back. The good news, however, is that Eros is jam-packed with all manner of mineral wealth just waiting for some enterprising space station to extract. Moreover, with its light gravity and a total lack of environmental constraints, extracting raw materials from Eros with freely available solar energy would be relatively simple once the transportation is in place. Nor is this completely sci-fi, as a NASA space probe visited Eros in the year 2000 and landed on it in 2001.
| Thực vậy, khai mỏ thành công trong vũ trụ sẽ giúp nhiều cho việc giảm bớt sự khan hiếm ngày càng gia tăng của các nguyên vật liệu cũng như sự ô nhiễm đi kèm với các quá trình khai thác tài nguyên. Ví dụ, ta hãy xem xét trường hợp tiều hành tinh Asteroid 433, còn được gọi là Eros. Các nhà khoa học khi viết trên tạp chí Nature đã dự đoán rằng trong tương lai xa, hành tinh khổng lồ này với khối đá nặng 34 nghìn tấn có khả năng sẽ va vào trái đất của chúng ta và gây ra một thảm hoạ còn lớn hơn cả thảm hoạ đã quét sạch loài khủng long 65 triệu năm về trước. Tuy nhiên, tin tốt là Eros lại chứa đầy những khoáng chất có giá trị đang chờ đợi các công ty khai thác không gian đến để lấy về. Hơn nữa, cùng với các yếu tố như trọng lực nhỏ tại và hoàn toàn không có những ràng buộc về môi trường, việc khai thác khoáng sản tại Eros sử dụng năng lượng mặt trời miễn phí sẽ có thể là khá đơn giản một khi có được phương tiện vận tải. Điều này hoàn toàn không phải là chuyện viễn tưởng khoa học vì một thiết bị lấy mẫu vũ trụ của NASA đã đến Eros vào năm 2000 và hạ cánh xuống đó vào năm 2001.
|
And here’s a radical idea that has been proposed by private space entrepreneur Jim Benson for both avoiding the calamity of a collision with Earth and getting Eros’s mineral bounty back to our planet: Attach rockets to the asteroid to gently adjust its orbit. In this way, it would eventually be possible to bring Eros into a steady position within our Earth-moon system and thereby eliminate any threat of a collision. Of course, this scenario begs the question as to who will get there first and plant their flag—and steering rockets—on resources like Eros.
| Và đây là tư tưởng cốt lõi được đề xuất bởi nhà kinh doanh vũ trụ tư nhân Jim Benson nhằm đồng thời tránh cho trái đất một tai hoạ và đồng thời lấy về cho trái đất những khoáng vật quý báu của Eros: phóng các tên lửa tới tiểu hành tinh để điều chỉnh quỹ đạo của nó. Bằng cách này, cuối cùng có thể sẽ đưa được Eros tới được một vị trí cố định trong hệ trái đất - mặt trăng của chúng ta và do vậy loại bỏ được nguy cơ va chạm. Tất nhiên, kịch bản này làm nảy sinh câu hỏi ai sẽ đến đó đầu tiên để cắm lá cờ của mình – và lái các tên lửa – trên các nguồn tài nguyên như của Eros.
|
Nor is it just raw materials like aluminum, gold, and zinc that China may seek in space. From the Chinese perspective, the even bigger lunar prize in the shorter term may well be realizing the enormous potential of nuclear fusion energy. Unlike the current problematic nuclear fission power plants, fusion energy would be both clean and safe and truly be “too cheap to meter.” And here’s the lunar connection: An ingredient that many physicists believe could bring fusion within reach is Helium 3—an extremely rare isotope thought to be abundant on the moon.
| Trung Quốc không chỉ tìm kiếm những nguyên liệu thô nhôm, vàng và kẽm trong vũ trụ. Trong tương lai gần, Trung Quốc có thể thu được những thành quả lớn trên mặt trăng khi khai thác tiềm năng thực hiện các phản ứng tổng hợp nhiệt hạch. Khác với những nhà máy điện hạt nhân đang tồn tại với đầy rẫy các vấn đề trên trái đất, năng lượng nhiệt hạch có thể sẽ là vừa sạch và vừa an toàn và thực sự là “quá rẻ để so sánh”. Và cầu nối với mặt trăng là: Thành phần mà các nhà khoa học tin rằng sẽ giúp thực hiện phản ứng nhiệt hạnh chính là Helium 3 - một đồng vị cực kỳ hiếm (trên trái đất) thì lại được cho rằng khá phong phú trên mặt trăng.
|
As China’s moon czar has framed the potential of Helium 3: “Each year, three space shuttle missions could bring enough fuel for all human beings across the world.” Mr. Ouyang might well have added that the successful development of fusion energy from moonbased materials would be a death blow to the OPEC oil cartel and a magic bullet against global warming.
| Như vị Hoàng đế mặt trăng của Trung Quốc đã đóng khung tiềm năng của Helium 3: “Hàng năm, 3 chuyến tàu con thoi có thể sẽ mang về đầy đủ nhiên liệu cho loài người trên toàn trái đất”. Mr. Ouyang có thể đã nói rõ ràng về việc triển khai thành công nguồn năng lượng nhiệt hạch từ mặt trăng - nguồn vật chất cơ bản sẽ giáng đòn quyết định đập chết tập đoàn dầu mỏ OPEC và là một điểm sáng để chống lại sự ấm lên toàn cầu.
|
Chinese visionaries like Ouyang also see the moon as offering a free and virtually nightless environment in which to generate solar power up to eight times more efficiently and then beam it back to Earth. Science fiction, you say? Yes, indeed. Just like walking on the moon or talking to anyone anywhere on Earth from a handheld device.
| Những người Trung Quốc mơ mộng như ông Ouyang cũng coi mặt trăng như là nơi hứa hẹn một môi trường tự do, không bóng tối mà tại đó có thể sản xuất năng lượng mặt trời với mức độ hiệu quả gấp 8 lần so với ở trái đất và sau đó ‘bắn’ chúng về trái đất. ‘Chuyện viễn tường khoa học à?’ - bạn có thể hỏi vậy. Vâng, đúng là như vậy. Giống như ai đó đang đi bộ trên mặt trăng và nói chuyện với một ai đó ở một nơi bất kỳ trên trái đất bằng thiết bị cầm tay.
|
And speaking of walking on the moon, it is perfectly understandable why the Chinese space program is aggressively targeting the moon with two successful orbital probes and planned robotic and manned landings for peaceful purposes. What is disconcerting, however, to American private enterprise space entrepreneurs like billionaire Robert Bigelow, is that while China is busy preparing to plant flags on the moon, America spins its wheels. As Bigelow warns: | Và khi nói chuyện về đi bộ trên mặt trăng, hoàn toàn có thể hiểu được vì sao chương trình vũ trụ của Trung Quốc lại nóng lòng nhằm vào mặt trăng với việc phóng thành công hai vệ tinh nhân tạo mặt trăng và đang xây dựng ý định cho các cuộc đổ bộ bằng thiết bị robot và con người. Tuy nhiên, điều lộn xộn đối với các tổ chức tư nhân không gian Mỹ, như trường hợp của nhà tỷ phú Robert Bigelow lại là trong khi Trung Quốc bận rộn chuẩn bị cho việc cắm cờ lên mặt trăng thì nước Mỹ lại quay đi. Như Bigelow cảnh báo:
|
By the time the Chinese began to systematically do this around the key locations on the moon, it is probably too late for other countries to put together expeditions to head off complete ownership of the water, ice, and all the valuable areas. | Vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu làm việc này một cách có hệ thống tại những khu vực then chốt trên mặt trăng, thì có thể đã là quá muộn đối với các nước khác trong việc cùng nhau tiến hành khảo sát để ngăn cản sự chiếm hữu toàn bộ (của Trung Quốc) những nơi có nước, băng và những khu vực có giá trị khác.
|
A Darwinian Escape
Besides serving as a catalyst for technological innovation and a fecund source of energy and natural resource extraction, space exploration also provides a potentially important safety valve in an era of overpopulation and climate change. If you think this, too, is science fiction, think again. As NASA Administrator Michael Griffin has observed:
| Cuộc chạy trốn kiểu Darwin
Bên cạnh vai trò là chất xúc tác cho đổi mới công nghệ và là nguồn cung cấp dồi dào năng lượng và các khoáng sản tự nhiên, khảo sát vũ trụ còn có tiềm năng là chiếc van thoát hiểm quan trọng trong kỷ nguyên bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu. Nếu bạn nghĩ rằng đây cũng lại là chuyện viễn tường khoa học thì hãy nghĩ lại. Như Michael Griffin, người điều hành NASA đã nhận xét:
|
The goal isn’t just scientific exploration...it’s also about extending the range of human habitat out from Earth into the solar system as we go forward in time...In the long run a single-planet species will not survive. We have ample evidence of that. This is a sentiment shared by physicist Stephen Hawking as well when he tapped out the following on his computer: “Our only chance of long-term survival is not to remain inward looking on planet Earth but to spread out into space.”
| Mục đích này không chỉ là khảo sát khoa học … nó còn bao gồm việc mở rộng môi trường sống của loài người từ trái đất vào trong hệ mặt trời khi chúng ta bước vào các thời kỳ … Trong dài hạn những loài chỉ sống được trên một hành tính sẽ không thể tồn tại. Chúng ta đã có những bằng chứng về điều này. Còn đây là một cảm nghĩ được chia sẻ bởi nhà vật lý Stephen Hawking khi ông gõ những dòng này trên máy tính của mình: “Cơ hội duy nhất để tồn tại lâu dài của chúng ta là không chỉ ở lại và nhìn xuống mặt đất mà là phải lan tỏa vào vũ trụ.”
|
Of course, colonizing the moon, Mars, and beyond will take many decades. However, one of the advantages that China has over America is its ability to focus on the long term and think in terms of generations rather than individuals. Because of this long-term view, at this point in time, China has a much higher probability of successfully colonizing the best real estate in space than any other country. The question we come back to is whether China’s seizure of the ultimate high ground will be used strictly for peaceful purposes or, instead, to also help subdue rivals. It is a question to which we now turn as we look first at China’s growing arsenal of defensive weapons and then its plans for offensive weapon capabilities.
| Tất nhiên, công cuộc chinh phục mặt trăng sao Hỏa và những hành tinh khác sẽ phải mất nhiều thập kỷ nữa. Tuy nhiên, một trong những ưu thế mà Trung Quốc có hơn Mỹ là khả năng tập trung cho dài hạn và suy tính cho nhiều thế hệ thay vì là cho các cá nhân. Do cách nhìn dài hạn này, vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn bất cứ nước nào để chinh phục thành công những tài sản có giá trị nhất trong vũ trụ. Câu hỏi mà chúng ta phải quay lại là liệu việc Trung Quốc chiếm đoạt được những đỉnh cao tuyệt đối này có phải chỉ được dùng cho các mục đích hòa bình hay không, hay ngược lại sẽ giúp họ chinh phục các đối thủ. Đây là câu hỏi mà bây giờ chúng ta phải quay lại khi nhìn thấy kho vũ khí quốc phòng của Trung Quốc đang lớn lên nhanh chóng cùng với những kế hoạch phát triển khả năng quốc phòng của mình.
|
China’s Space Warfare Epiphany—The Best Defense Is a Good Defense Outer space is going to be weaponized in our lifetime. —Senior Colonel Yao Yunzhu, PLA Academy of Military Sciences
| Sự xuất hiện vũ khí không gian của Trung Quốc – Phòng thủ tốt nhất là sự phòng thủ tốt
Không gian vũ trụ sẽ được trang bị vũ khí ngay trong thời của chúng ta - Đại tá Yao Yunzhu, Học việc khoa học quân sự, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
|
Perhaps the best evidence of China’s intentions to militarize and weaponize space may be found in the surprising abundance of open source literature on space warfare published by various Chinese military officers and strategists. From “plasma attacks against low-orbit satellites” and “kinetic kill vehicles” to “beam weapons” and “orbital ballistic missiles,” the common thread of this literature—much of which has been well analyzed by the U.S.–China Commission—is the destruction or subjugation of American military forces through the exploitation of the commanding heights of space.
| Có lẽ bằng chứng rõ nhất về những ý định trang bị vũ khí cho vũ trụ của Trung Quốc có thể được tìm thấy trong vô số những phát ngôn công khai về vũ khí vũ trụ của vô số quan chức và những nhà chiến lược quân sự Trung Quốc. Từ “tấn công plasma tiêu diệt các vệ tinh quỹ đạo thấp” và “những thiết bị tiêu diệt cơ động” (“kinetic kill vehicles”) cho tới “các vũ khí chiếu tia” (“beam weapons”) và “các tên lửa đạn đạo trên quỹ đạo,” nội dung thông thường của loại tài liệu này – mà đa số trong đó đã được phân tích kỹ trong Ủy ban Trung - Mỹ - là phá hủy hoặc chinh phục các lực lượng quân sự của Mỹ thông qua khai thác các điểm cao từ vũ trụ.
|
Here, for example, is the decidedly unpacifist vision of Colonel Li Daguang from his book Space Warfare. Besides advocating the integration of civilian and military uses for China’s space programs for economic reasons, Li sees the optimal military strategy as one that will do the following:
| Ví dụ, đây là quan điểm hiếu chiến kiên định của Đại tá Li Daguang trong cuốn sách của ông ta Vũ khí không gian. Bên cạnh việc biện hộ cho chương trình không gian của Trung Quốc kết hợp sử dụng cho cả dân sự và quân sự vì các lý do kinh tế, Li cho rằng chiến lược quân sự tối ưu là chiến lược phải làm được các việc sau:
|
Destroy or temporarily incapacitate all enemy satellites above our territory, [deploy] land based and space based antisatellite weapons, counter US missile defense systems, maintain our good international image [by covert deployment and keep] space strike weapons concealed and launched only in time of crisis.
| Phá hủy hay làm vô hiệu hóa tạm thời mọi vệ tinh của kẻ thù bên trên lãnh thổ của chúng ta, [triển khai] các loại vũ khí chống vệ tinh trên mặt đất và trong không gian, các hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa của Mỹ, duy trì hình ảnh quốc tế tốt của chúng ta [bằng cách che giấu việc triển khai và cất giữ] các loại vũ khí tấn công không gian được giấu diếm và chỉ tung ra vào thời điểm xảy ra khủng hoảng.
|
The very existence of published writings such as these in a tightly censored Communist world is curious. Not only do they openly contradict the official position of China’s civilian leadership, but they very much confound the ability of Pentagon analysts to figure out just exactly what is going on behind the bamboo curtain—and what America’s response should be.
| Sự tồn tại của những ấn phẩm kiểu này trong một thế giới được che đậy chặt chẽ của Đảng Cộng sản là một điều lạ lùng. Chúng không chỉ công khai mâu thuẫn với luận điểm chính thức của giới lãnh đạo dân sự Trung Quốc mà chúng còn gây nhiễu loạn cho các chuyên gia phân tích của Lầu Năm góc trong việc hình dung ra chính xác những điều gì đang diễn ra đằng sau tấm màn trúc – và nước Mỹ cần có phản ứng như thế nào.
|
One possibility is that this wealth of literature describing all manner of ways to bring Uncle Sam to its knees is simply a ruse to prod America into an expensive space arms race. The other possibility is that the threats made by the likes of Colonel Li are very real; and, absent an adequate response, America is leaving itself vulnerable to either a Pearl Harbor-style space attack or a fait accompli surrender.
| Có một khả năng là cả khối lớn tài liệu mô tả các phương thức để buộc chú Sam phải quỳ gối này đơn giản chỉ là âm mưu để nhằm kích động Mỹ lao vào cuộc chạy đua vũ trang trong không gian tốn kém. Một khả năng khác là những nguy cơ tương tự như điều mà Đại tá Li là thực tế; và, nếu không có những biện pháp đáp ứng đầy đủ thì nước Mỹ sẽ phải chịu tổn thương, hoặc là theo kiểu tương tự như 1 trận Trân Châu cảng nữa, hoặc sẽ là kẻ thua cuộc của một sự đã rồi.
|
Either way, one thing is clear: The United States unquestionably still holds the strategic high ground of space today. What is very much in question, however, is who will hold that strategic high ground in the many tomorrows that will follow?
| Dù theo cách nào đi chăng nữa thì cũng có một điều rõ ràng là: Nước Mỹ hiển nhiên vẫn còn giữ vị trí chiến lược cao trong không gian vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều người sẽ hỏi rằng, vậy thì ai sẽ nắm giữ vị trí chiến lược cao này sau nhiều lần ‘ngày mai’ nữa?
|
From that high ground, both the U.S. economy and the military depend heavily on a complex network of more than 400 orbiting satellites that provide everything from reconnaissance and navigation to communication and telemetry. It is precisely this impressive network that gives America’s fighting forces nearly preternatural power in the eyes of their adversaries.
| Từ vị trí chiến lược cao này, cả nền kinh tế và quân sự của nước Mỹ phụ thuộc nặng nề vào hệ thống phức tạp gồm hơn 400 vệ tinh quỹ đạo cung cấp tất cả các loại thông tin, từ do thám và dẫn đường cho tới viễn thông và đo đạc từ xa (viễn trắc - telemetry). Đây thực sự là một mạng lưới ấn tượng giúp cho sức mạnh của nước Mỹ trở nên gần như siêu phàm trong con mắt của các đối thủ.
|
Using the vantage point of space and its numerous advantages in high-tech weaponry, the U.S. has been able to fight a number of wars with decidedly asymmetrical casualties. While 150 Americans died in combat during the first Gulf War in 1991, anywhere from 30,000 to 56,000 Iraqi soldiers were killed. The same kind of asymmetric casualty rates were likewise in evidence in the American-coordinated NATO attack in 1999 during the Kosovo War as well as in the initial invasion campaign for the 2003 Iraq War.
| Sử dụng lợi điểm trong không gian và hàng loạt ưu thế về vũ khí công nghệ cao, nước Mỹ đã có thể tham gia vào hàng loạt các cuộc chiến tranh vởi tỷ lệ chênh lệch về thương vong rất lớn. Trong khi chỉ có 150 lĩnh Mỹ chết trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, thì đã có tới khoảng 30.000 – 56.000 lính Iraq bị tiêu diệt. Tỷ lệ chênh lệch về thương vong tương tự như vậy cũng xảy ra trong cuộc tấn công của NATO do Mỹ điều hành vào năm 1999 trong cuộc chiến tại Kosovo cũng như trong giai đoạn đầu chiến dịch chiếm lại Iraq vào năm 2003.
|
Whatever your own views of these military actions by the United States, the “game changing” domination of space by the Americans has not gone unnoticed by China. In fact, the 1991 Gulf War is generally regarded in Pentagon circles as Beijing’s wake-up call about how even the world’s largest army, that of China, might be subdued by a numerically far smaller enemy.
| Bất kể bạn có quan điểm thế nào về những hành động quân sự này của nước Mỹ, sự thống trị không gian “làm thay đổi cuộc chơi” của người Mỹ đã được Trung Quốc để ý. Thực tế, cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã thường xuyên được Lầu năm góc coi như những tiếng chuông báo động cho Bắc Kinh rằng ngay cả một đội quân lớn nhất thế giới, ở đây là Trung Quốc, cũng có thể bị chinh phục bởi một đối thủ có số lượng ít hơn nhiều lần.
|
To Kill or Blind, That is the Chinese Question As long as China’s space program is in the hands of its generals, it will largely reflect the People’s Liberation Army’s strategic requirements. This was the case for the former Soviet Union, where the military also controlled the Soviet space program. As seen by its development of multiple antisatellite weapons systems, its willingness to make military use of manned space programs, and its outright deceptions, China is increasingly following the Soviet example of seeking military dominance of outer space. —Richard Fisher, StrategyCenter.net
| Tiêu diệt hay bịt mắt, câu hỏi từ Trung Quốc
Khi chương trình không gian của Trung Quốc được trao vào tay các tướng lĩnh, nó sẽ chủ yếu phản ánh những nhu cầu chiến lược của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Đây là trường hợp đã từng xảy ra ở Liên bang Xô Viết cũ, nơi mà lực lượng quân sự cũng kiểm soát chương trình không gian của Liên Xô. Quan sát sự phát triển của các hệ thống vũ khí chống vệ tinh đa dạng với việc sẵn sàng đưa các ứng dụng quân sự vào trong chương trình không gian có người điều khiển, cùng với những lời dối trá, Trung Quốc ngày càng theo đuổi mạnh mẽ hơn phương thức của Liên Xô cũ trong việc tìm kiếm ưu thế thống trị về quân sự trong không gian vũ trụ.
—Richard Fisher, StrategyCenter.net
|
From the Chinese perspective, there are at least two defensive measures that can be taken to counter the U.S. space advantage. One is to destroy part or all of our satellite constellations. The other—which achieves the same result without the explosions—is to simply blind our surveillance birds. That China is developing capabilities in both areas should be evident to anyone who bothers to look.
| Theo quan điểm của Trung Quốc, có ít nhất hai biện pháp có thể sử dụng để đối phó với ưu thế không gian của Mỹ. Cách thứ nhất là phá hủy một phần hay toàn bộ các cụm vệ tinh của chúng ta. Cách thứ hai – cũng đạt được mục đích như vậy mà không cần phá hủy – đơn giản là bịt mắt những con chim quan sát của chúng ta. Đối với những ai quan tâm lo lắng thì sẽ có nhiều bằng chứng cho họ tìm hiểu về việc Trung Quốc đang phát triển các năng lực trên cả hai phương diện này.
|
In the area of satellite destruction, China has already tested several ways to blow up—or literally kidnap—American satellites. This testing began with a big and messy bang in January 2007 when the Chinese military shot one of its own aging satellites out of the sky.
| Trong lĩnh vực phá hủy các vệ tinh, Trung Quốc đã thực hiện thử nghiệm một số phương pháp làm nổ tung – hay đúng ra là bắt cóc – các vệ tinh của Mỹ. Thử nghiệm này được bắt đầu với một vụ nổ lớn và mờ ám vào tháng 1/2007, khi đó quân đội Trung Quốc đã bắn hạ một vệ tinh cũ của mình trên bầu trời.
|
This apparently “ready for retirement” weather satellite had faithfully circled the globe several times a day for more than a decade; but it was easy prey for a modified DF-21 intercontinental ballistic missile that lifted off from the Xichang launch facility in Sichuan province. The missile threw out a kinetic kill vehicle that took on a collision course with the innocent target; and upon impact, the nuts, bolts, panels, and wires of the satellite together with thousands of fragments and pieces of the kinetic kill vehicle created our galaxy’s largest mass of space junk.
| Đây là một vệ tinh thời tiết “đã đến hạn nghỉ hưu” đã từng bay mỗi ngày vài vòng quanh trái đất trong hơn 1 thập kỷ; nhưng đây cũng là một miếng ngon cho loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cải tiến DF-21 được phóng từ căn cứ ở Xichang thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Tên lửa này phóng ra một thiết bị tìm diệt cơ động để túm lấy mục tiêu khi va chạm; và khi va chạm, tất cả những thứ như đinh ốc, bù loong, các tấm bảng, dây điện .. của vệ tinh cùng với hàng ngàn mảnh vụ của thiết bị tìm diệt sẽ tạo thành một đống rác vũ trụ lớn nhất thiên hà của chúng ta.
|
Today, that field of Chinese space junk still remains a huge navigational hazard; China is apparently just as willing to pollute outer space as its own rivers and air basins. At risk from disastrous collisions with China’s space junk are more than two-thirds of the nearly 3,000 satellites and craft in orbit. In fact, the list of potential victims includes the International Space Station and its crew, which has had to adjust its orbit at least once to avoid a dense part of the Chinese space hazard.
| Ngày nay, bãi rác thải vũ trụ của Trung Quốc vẫn còn là mối tai họa lớn cho các chuyến bay; Trung Quốc hiển nhiên là luôn sẵn lòng gây ô nhiễm cho không gian vũ trụ giống như họ đã làm cho các sông ngòi và bầu khí quyển của họ. Hơn 2/3 trong số gần 3.000 vệ tinh và thiết bị bay trong quỹ đạo là rác thải vũ trụ của Trung Quốc tạo ra rủi ro va chạm trong vũ trụ. Thực tế, danh sách những nạn nhân tiềm tàng còn bao gồm cả Trạm Vũ trụ Quốc tế cùng phi hành đoàn, họ đã từng phải điều chỉnh quỹ đạo ít nhất 1 lần để tránh va phải 1 thiết bị không gian của Trung Quốc.
|
This is hardly the only sign that China is developing antisatellite or “ASAT” weapons capabilities to knock America’s GPS out of the sky. In January 2010, Chinese space gunners shot down a suborbital target at an altitude of about 150 miles with a mobile launched, solid fuel missile and a new kinetic kill vehicle called the KT2. And note that the KT2 is a double threat technology—good for either ballistic missile defense or destroying orbital space systems.
| Khó có thể nói đây là dấu hiệu duy nhất thể hiện việc Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí chống vệ tinh hay “ASAT” để hạ gục hệ thống GPS của Mỹ khỏi bầu trời. Tháng 1/2010, vũ khí vũ trụ của Trung Quốc đã bắn hạ một mục tiêu ở quỹ đạo thấp với độ cao khoảng 150 dặm bằng 1 loại hỏa tiễn dùng nhiên liệu rắn đặt trên xe cơ động và một thiết bị tiêu diệt cơ động kiểu mới được gọi là KT2. Và cần lưu ý rằng, KT2 là công nghệ có tính đe dọa kép – là phương tiện phòng thủ tốt đối với các tên lửa đạn đạo đồng thời có thể phá hủy các hệ thống trên quỹ đạo.
|
Besides these weapons that could cause American satellites to go boom in the night, there is China’s innovative new “Space Kidnapper.” This weapon was tested in August of 2010 when two Chinese satellites had a secret rendezvous in space. The goal of the test was to see if one satellite could perform what is blandly called a “noncooperative robotic rendezvous” with the other. The world is still waiting to hear from China as to whether the test was a success—although ground observations clearly suggest it was. And if this technology truly works, just imagine a fleet of these kidnappers being dispensed to capture members of the U.S. satellite family.
| Bên cạnh những vũ khí này dùng để ngăn cản sự phát triển của các vệ tinh Mỹ trên bầu trời đêm, Trung Quốc còn có loại vũ khí mới mang tên “Kẻ bắt cóc không gian” (“Space Kidnapper”). Loại vũ khí này được thử nghiệm vào tháng 8/2010 khi 2 vệ tinh của Trung Quốc có cuộc gặp nhau bí mật trong vũ trụ. Mục đích của thử nghiệm là để tìm hiểu xem liệu một vệ tinh có thể thực hiện cái được gọi giản dị là “cuộc gặp gỡ robot không hợp tác” với một vệ tinh khác không. Thế giới vẫn còn chờ đợi để nghe từ Trung Quốc xem cuộc gặp gỡ có thành công không - mặc dù các quan sát từ mặt đất cho thấy nó đã thành công. Và nếu công nghệ này được ứng dụng thành công, bạn chỉ cần tưởng tượng ra viễn cảnh một phi đội những kẻ bắt cóc này được tung ra để tóm gọn toàn bộ gia đình các vệ tinh của Mỹ.
|
Blinded by the Light—The Future’s So Bright Our Satellites Need Shades
They let us see their lasers. It is as if they are trying to intimidate us. —Gary Payton, Deputy Undersecretary of the U.S. Air Force for Space Programs
| Mù trong ánh sáng — Các vệ tinh của chúng ta cần bóng tối trong một tương lai đầy ánh sáng.
Họ cho chúng ta thấy laser của họ. Dường như họ đang dọa chúng ta.
—Gary Payton, Phó bí thư Không lực Hoa Kỳ phụ trách các chương trình không gian
|
Of course, you don’t have to obliterate or kidnap an American satellite to render it harmless. One other way that is both more elegant and possibly less provocative is to either temporarily “dazzle” or simply blind the satellite. In this arena, China likewise is developing deadly capabilities.
| Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải phá hủy hay bắt cóc một vệ tinh của Mỹ để vô hiệu hóa nó. Có một cách khác vừa lịch sự hơn và vừa bớt khiêu khích hơn là tạm thời “làm chói mắt” hay đơn giản là làm mù vệ tinh. Trên đấu trường này, dường như Trung Quốc đang phát triển những năng lực khủng khiếp của mình.
|
In fact, China’s provocative demonstration of this kind of capability began more than five years ago in the fall of 2006. As reported in the highly respected Jane’s Defence Weekly, during this time, U.S. spy satellites experienced a “sudden decline in effectiveness” as they “passed over China.” At the same time, telescopes at the Reagan Test Site on Kwajelein Atoll, in the South Pacific, were able to detect the reflected laser light to confirm the cause and Chinese origin.
| Thực tế, cuộc trình diễn mang tính khiêu khích kiểu này của đã bắt đầu vào mùa thu năm 2006. Như được thông báo trong tạp chí Jane’s Defence Weekly, trong thời gian này, các vệ tinh gián điệp của Mỹ đã “bất ngờ bị suy giảm hiệu quả” khi chúng “bay ngang qua Trung Quốc”. Cũng vào thời điểm đó, các kính viễn vọng đặt tại bãi thử Reagan tại Kwajelein Atoll, vùng Nam Thái bình Dương, đã phát hiện được các tia sáng laser để xác nhận nguyên nhân và nguồn gốc từ Trung Quốc.
|
More broadly, The Economist magazine reports, “The Chinese routinely turn powerful lasers skywards, demonstrating their potential to dazzle or permanently blind spy satellites.” The U.S. response has, however, been muted—in large part because of the budget constraints now facing an American military preoccupied with wars in other theaters. Of course, for China’s neighbors like Japan and Taiwan, the potential loss of the space infrastructure supporting the U.S. Navy’s unfettered access to the Western Pacific is simply terrifying.
| Ở mức độ rộng hơn, tạp chí The Economist đã viết, “Trung Quốc thường xuyên chiếu tia laser cường độ mạnh lên trời để trình diễn khả năng làm lóa mắt hay làm mù vĩnh viễn các vệ tinh gián điệp”. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ lại là im lặng - chủ yếu là do những hạn hẹp về ngân sách do lực lượng quân sự Mỹ đang đang vướng vào các cuộc chiến tranh trên các chiến trường khác. Tất nhiên, đối với những nước láng giềng của Trung Quốc như Nhật và Đài Loan thì khả năng tiềm tàng bị mất cơ sở hạ tầng không gian để hỗ trợ cho hải quân Mỹ được tiếp cận tự do tại vùng Tây Thái Bình Dương sẽ là rất đáng quan ngại.
|
From Buck Rogers to Beijing’s Orbital Nukes China looks set to pull ahead in the Asian space race to the moon, putting a spacecraft into lunar orbit Oct. 6 in a preparatory mission for an unmanned moon landing in two or three years...The mission, called Chang’e 2 after a heroine from Chinese folklore who goes to the moon with a rabbit, highlights China’s rapidly growing technological prowess... China’s moonshot, like all space programs, has valuable potential military offshoots. China’s space program is controlled by the People’s Liberation Army, which is steadily gaining experience in remote communication and measurement, missile technology, and antisatellite warfare through missions like Chang’e 2. —The Christian Science Monitor
| Từ Buck Rogers đến hệ thống hạt nhân quỹ đạo của Bắc Kinh Trung Quốc tìm cách vượt lên trong cuộc chạy đua không gian tại châu Á hướng tới mặt trăng, đưa 1 tàu không gian vào quỹ đạo mặt trăng vào ngày 6/10 với mục tiêu chuẩn bị cho một cuộc hạ cánh xuống mặt trăng trong vòng 2-3 năm tới … Sứ mệnh được gọi là Chang’e 2 này đánh dấu sự dũng cảm phát triển nhanh chóng của công nghệ vũ trụ Trung Quốc như theo truyện dân gian Trung Quốc nữ anh hùng đã đi lên mặt trăng cùng với một con thỏ. ... Chuyến bay lên mặt trăng của Trung Quốc, giống như mọi chương trình không gian khác, có tiềm ẩn những ý đồ quân sự. Chương trình không gian của Trung Quốc được kiểm soát bởi Quân đội, vẫn liên tục tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm về viễn thông và đo đạc tầm xa, công nghệ tên lửa, và vũ khí chống vệ tinh thông qua các sứ mệnh như Chang’e 2.
—The Christian Science Monitor
|
While using outer space as an observation point to track U.S. military movements and disabling the American satellite systems are important defensive goals of the Chinese space program, the real prize may be using space as an offensive weapons platform. Options run the gamut from boulders hurled off the moon with enough energy to destroy a metropolis on Earth, EMP pulse bombs designed to disable our electronic infrastructure, and directed energy weapons fired from space to orbiting H-bombs and space planes capable of raining nuclear death on any city in the world.
| Trong khi sử dụng không gian vũ trụ làm điểm quan sát các hoạt động quân sự của Mỹ và vô hiệu hóa các hệ thống vệ tinh của Mỹ là những mục tiêu phòng vệ quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc, thì giá trị thực tế có thể lại là sử dụng không gian làm căn cứ tấn công quân sự. Các phương án bao gồm toàn bộ những thứ có thể, từ việc ném những hòn đá lăn từ mặt trăng với sức đủ mạnh để tiêu hủy cả một trung tâm đô thị trên trái đất, các loại bom xung điện từ trường được thiết kế để vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng điện tử của chúng ta, và các loại vũ khí năng lượng được định hướng bắn từ không gian, cho tới những quả bom H được đặt trên quỹ đạo và những con tàu vũ trụ có khả năng rải thảm hạt nhân xuống bất kỳ thành phố nào trên trái đất.
|
In fact, if China were to drop a nuclear bomb from space, it would be infinitely more effective than lobbing that same warhead from a rocket out of the Gobi Desert. This is because earth-launched rockets have distinctive heat signatures that allow early detection and long trajectories that allow for tracking and interception. On the other hand, an orbital nuclear bomb needs only an undetectable jet of compressed air to drop from the silence of space. It then uses gravity to rapidly cover the short 200 miles or so to the Earth’s surface while such an attack route is virtually undetectable—until it is too late.
| Thực tế, nếu Trung Quốc có thể ném một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo thì điều đó chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc phóng một đầu đạn giống như vậy từ sa mạc Gôbi. Đó là vì những tên lửa phóng từ mặt đất phát ra những dấu hiệu về nhiệt rõ ràng để có thể phát hiện sớm và do hành trình dài nên có thể theo dõi và đánh chặn được. Mặt khác, một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo chỉ cần một động cơ dùng không khí nén không thể phát hiện được để phóng xuống từ không gian yên lặng. Sau đó, nhờ trọng lực nó có thể dễ dàng vượt qua khoảng cách khoảng 200 dặm để rơi xuống tới bề mặt trái đất trong khi đường đi của nó hầu như không thể phát hiện được – cho tới khi biết thì đã quá muộn.
|
To support the offensive capabilities of its space exploration program, China is building a massive infrastructure of space assets. These include a growing fleet of huge space tracking ships; new spaceports and ground stations; dozens of new communications, relay, and surveillance satellites; and last, but hardly least, an extremely expensive Global Positioning System of its own.
| Để hỗ trợ cho các năng lực phòng vệ trong chương trình không gian của mình, Trung Quốc đang xây dựng một cơ sở hạ tầng không gian khổng lồ. Cơ sở này bao gồm: một phi đội với số lượng ngày càng tăng các con tàu vũ trụ lớn có nhiệm vụ theo dõi; những bãi phóng vũ trụ mới; hàng chục vệ tinh mới làm nhiệm vụ thông tin, tiếp âm, và giám sát; và cuối cùng, nhưng chắc chưa phải là hết, là một hệ thống GPS cực kỳ đắt tiền của riêng họ.
|
China’s GPS is known as Beidou, and it is named after the Big Dipper Constellation, whose tail has long given mariners an arrow to the North. The fact that China is launching its own GPS to rival that of the United States is strongly suggestive of China’s militaristic intentions. After all, the United States offers its GPS free to the world, and there is no reason for any other country to undertake the tremendous expense of developing its own system—unless it intends to destroy the American GPS system or otherwise engage the United States in military conflict.
| Hệ thống GPS của Trung Quốc có tên gọi là Beidou, được đặt theo tên gọi của chòm sao Đại Hùng Tinh (chòm sao gấu lớn) có đuôi kéo dài để làm dấu cho các thủy thủ biết hướng đi tới phương Bắc. Việc Trung Quốc tung ra hệ thống GPS của riêng mình đối chọi lại với hệ thống của Mỹ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những ý định quân sự của Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đang cung cấp việc sử dụng GPS miễn phí cho toàn thế giới và không có lý do gì để một quốc gia bất kỳ tiêu một khoản tiền lớn khủng khiếp xây dựng một hệ thống cho riêng mình - trừ phi nước đó có ý định phá hủy hệ thống GPS của Mỹ hay nói cách khác có hành động quân sự chống lại Mỹ.
|
It’s not like we haven’t been warned about China’s offensive weapons space threat. In January 2001, a space security commission appointed by the House and Senate Armed Services Committees concluded that America is at serious risk of a “Space Pearl Harbor” and that strategic planning to counter developing offensive capabilities in China (and Russia) is urgently required. As with so many other warnings, the recommendations of this report were inadequately addressed in the wake of 9/11, as America’s military and intelligence operations refocused toward tactical threats from primitive enemies.
| Dường như không phải là chúng ta đã không được báo trước về các mối đe dọa của các vũ khí phòng từ vũ trụ của Trung Quốc. Vào tháng 1/2001, Ủy ban an ninh không gian được chỉ định bởi House and Senate Armed Services Committees đã kết luận rằng nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng của một trận “Trân Châu cảng không gian” và rằng cần phải có hoạch định chiến lược gấp để cân bằng lại với sự phát triển các năng lực tấn công của Trung Quốc (và cả nước Nga). Với nhiều lời cảnh báo như vậy, các kiến nghị của báo cáo này đã không được xem xét đến một cách đầy đủ do sự kiện 11/9 do lực lượng quân sự Mỹ và các hoạt động tìinh báo đã phải chuyển hướng các hoạt động quân sự và tình báo vào những nguy cơ cấp chiến thuật với những kẻ thù thô sơ.
|
The Taiwan End Game: Anti-Access/Area Denial
“[The] goal of a space shock and awe strike is [to] deter the enemy, not to provoke the enemy into combat. For this reason, the objectives selected for a strike must be few and precise... This will shake the structure of the opponent’s operational system of organization and will create huge psychological impact on the opponent’s policymakers.” —Colonel Yuan Zelu, People’s Liberation Army
| Cuộc chiến kết liễu Đài Loan: Ngăn chặn tiếp cận/Chống xâm nhập
“Mục đích của đòn đánh bất ngờ và kinh sợ từ vũ trụ là nhằm ngăn chặn kẻ thù chứ không phải khiêu khích kẻ thù lao vào các trận chiến. Vì lý do này, những mục tiêu được lựa chọn của một đòn đánh cần phải ít và chính xác .. Điều này sẽ làm đảo lộn cơ cấu hệ thống tổ chức vận hành của đối thủ và sẽ tạo ra tác động tâm lý lớn trong số những người ra quyết định của đối thủ”. —Đại tá Yuan Zelu, Quân giải phóng nhân dân
|
Colonel Yuan has truculently described China’s vision of a Space Pearl Harbor for us. He and many of China’s more hawkish leaders dangerously view their antisatellite weapons, GPS-blinding lasers, and orbiting nuclear bombs along with their antiship ballistic missiles, extensive submarine fleet, cyber weaponry, and forms of economic warfare as active chess pieces in a game designed to achieve a surprise political checkmate over America while avoiding any retaliation from the qualitatively superior U.S. forces and weaponry.
| Đại tá Yuan đã hùng hổ vẽ ra viễn cảnh Trung Quốc về một trận Trân châu cảng vũ trụ đối với chúng ta. Ông ta và nhiều nhà lãnh đạo diều hâu của Trung Quốc coi những loại vũ khí chống vệ tinh, hệ thống laser làm mù GPS và các hệ thống bom hạt nhân trong quỹ đạo cùng hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm, một đội tàu ngầm lớn, các vũ khí tin học công nghệ cao, cũng như các dạng thức khác nhau của vũ khí kinh tế sẽ là những quân cờ linh hoạt trong ván cờ được sắp đặt để giành được nước chiếu hết bất ngờ về chính trị đối với Mỹ trong khi tránh được sự trả đũa do ưu thế vượt trội về chất lượng lực lượng quân đội và vũ khí của Mỹ.
|
Taken in their totality, China’s growing five-dimensional array of air-, land-, sea-, cyber-, and space-based weaponry supports a strategy referred to in Pentagon circles as anti-access/area denial, or A2/AD. Its goal is to deny the U.S. Navy and Marines access to the coastal waters of China so that China can project its power into the region.
| Về tổng thể, Trung Quốc phát triển 5 lĩnh vực vũ khí: đối đất, đối không, đối biển, tin học, và không gian để hỗ trợ cho chiến lược đã được Lầu Năm góc để cập tới trong các thông báo của mình như những giải pháp ngăn chặn tiếp cận/chống xâm nhập, hay còn gọi là A2/AD (anti-access/area denial). Mục đích này là nhằm ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận tới các vùng gần bở biển Trung Quốc để từ đó Trung Quốc có thể lan tỏa sức mạnh của mình ra khu vực.
|
Of course, if China’s five-dimensional war machine can drive U.S. naval forces out past the so-called “second island chain,” which is an imaginary line running from Japan through Guam down to Indonesia, China’s civilian government can pretty much tell Japan, Korea, Taiwan, and Vietnam how things are going to run and how resources are going to be divided up. This is a chilling development, particularly for Taiwan, because once China’s A2/AD strategy is fully operational, the little island of free Chinese has little hope of remaining independent from the mainland.
| Tất nhiên, nếu cỗ máy chiến tranh 5 chiều của Trung Quốc có thể đẩy lực lượng hải quân Mỹ ra ngoài vùng được gọi là “chuỗi đảo thứ hai”, là 1 đường được tưởng tượng chạy từ Nhật Bản qua Guam xuống tới Indonesia, thì chính phủ dân sự của Trung Quốc có thể sẽ dễ dàng nói với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam rằng các vấn đề đã được giải quyết thế nào và các nguồn tài nguyên sẽ phải được chia ra sao. Đây là một sự phát triển lạnh gáy, đặc biệt là đối với Đài Loan, vì một khi chiến lược A2/AD của Trung Quốc được triển khai đầy đủ, hòn đảo nhỏ của những người Trung Quốc tự do khi đó sẽ chỉ còn rất ít hy vọng được tồn tại độc lập trước đại lục.
|
Why? Because current U.S. strategy is all about preventing Chinese military forces from taking Taiwan by using our aircraft carrier groups as a deterrent. If America’s Pacific Fleet is, in fact, driven back past the second island chain, Chinese military forces will be able to easily overwhelm Taiwan’s defenses with their thousands of missiles and massive troop strength. After that, the United States has no real plan or conceivable option to retake the island from Chinese forces dug in among the civilians. It’s the sort of situation that Captain James T. Kirk once famously described with gallows’ humor as: “We’ve got them just where they want us!”
| Vì sao ư? Vì chiến lược hiện nay của Mỹ là chỉ là sẽ ngăn ngừa quân đội Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng cách sử dụng những hàng không mẫu hạm của chúng ta (Mỹ). Nếu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thực tế bị đẩy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai, quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng nhấn chìm sức phòng ngự của Đài Loan bằng hàng ngàn tên lửa và đội quân với sức mạnh vượt trội. Sau đó, Mỹ thực tế sẽ không thể có kế hoạch nào hay một giải pháp có tính thuyết phục nào để tái chiếm lại hòn đảo từ một đội quân của Trung Quốc đã nấp kỹ trong những dân thường. Đây là loại tình huống mà thuyền trưởng James T. Kirk từng mô tả trong câu chuyện hài hước nổi tiếng về những kẻ bị treo cổ với câu nói: “Chúng ta tóm được họ ở chính tại nơi họ truy nã chúng ta!”.
|
These kinds of observations bring us back to the question: Is China’s rise into space really going to be a peaceful one? A more detailed look at what China is actually sending up into space provides even more fuel for the militaristic fire.
| Những quan sát này đưa chúng ta quay lại với câu hỏi: Liệu sự vươn ra vũ trụ của Trung Quốc có thực sự vì mục đích hòa bình? Xem xét chi tiết hơn những gì Trung Quốc thực sự đưa lên vũ trụ sẽ cho thấy thậm chí còn nhiều hơn cả thuốc súng cho ngọn lửa quân sự.
|
Lock the Doors on the Space Station!
The Chinese Are Coming On September 27th, a Chinese Shenzhou space capsule came within 45 kilometers of the International Space Station, and two of the three crewmen made the first Chinese space walk (going outside the spacecraft in their space suits). Later, a small, 88-pound microsatellite (the BX-1) was released from the Shenzhou. This was supposed to be a science experiment, but the fact that the Shenzhou came so close to the International Space Station, and then released a smaller, maneuverable (via small gas jets) BX-1, indicated another satellite destruction drill. The BX-1 could easily have been directed at the nearby space station, and destroyed it. —James Dunnigan, StrategyPage.com
| Hãy đóng cửa Trạm Vũ trụ! Người Trung Quốc đang đến
Ngày 27 tháng 9, tàu vũ trụ Shenzhou [Thần Châu] của Trung Quốc đã tiến đến khoảng cách 45 km gần Trạm Vũ trụ Quốc tế, và 2 trong số 3 phi hành gia đã thực hiện cuộc đi bộ ra ngoài vũ trụ lần đầu tiên của Trung Quốc (bước ra ngoài tàu vũ trụ trong bộ quần áo bảo vệ). Sau đó, một vệ tinh nhỏ nặng 88-pound (BX-1) đã được phóng từ tàu Shenzhou. Có vẻ đây là một thí nghiệm khoa học, nhưng vấn đề là tàu Shenzhou đã tiến đến quá gần Trạm Vũ trụ Quốc tế, và sau đó phóng ra một vệ tinh cơ động nhỏ BX-1 (qua một ống phóng nhỏ bằng khí nén), đã cho thấy một bài tập phá hủy vệ tinh khác. Vệ tinh BX-1 có thể dễ dàng được dẫn đến gần Trạm không gian và phá hủy nó. —James Dunnigan, StrategyPage.com
|
Each time China launches one of its manned Shenzhou space capsules, it also puts up a large, cylindrical, autonomously operating orbital module. Each module is about eight by nine feet; and because of an utter lack of transparency in the Chinese space program, the rest of the world has absolutely no idea what these modules contain. Is it nuclear bombs? Spying equipment? Or maybe it’s just some more purple space potatoes or an innocuous ginseng plant experiment. Who knows?
| Mỗi lần Trung Quốc phóng một tầu Thần Châu có người điều khiển của mình, họ cũng đều đặt vào quỹ đạo một môđun hình trụ lớn hoạt động tự động. Các môđun có kích thước khoảng 8 x 9 ft [đường kính x chiều dài hình trụ]; và do hoàn toàn không có sự minh bạch trong chương trình không gian của Trung Quốc nên phần còn lại của thế giới tuyệt đối không có được chút ý tưởng nào về những gì được chứa trong các môđun đó. Liệu đó có phải là bom hạt nhân? Thiết bị gián điệp? Hay có khi chỉ là loại khoai tây đỏ vũ trụ hay một thí nghiệm trồng nhân sâm vô hại? Ai biết được?
|
Here’s what we do know, at least about one of those Shenzhou missions. This incident once again illustrates the kind of in-your-face tactics of a country that would have run over Gandhi with a tank—twice to make its point.
| Còn đây là những gì chúng ta biết, ít nhất là về 1 trong số những chuyến bay Thần Châu này. Sự cố này một lần nữa cho chúng ta thấy tận mắt những chiến thuật của một quốc gia có thể dùng xe tăng để đè lên những người biểu tình không bạo động - tới 2 lần để đạt mục đích của mình.
|
China’s Shenzhou 7 mission not only sent up three of its astronauts, or taikonauts; it also carried a “microsatellite” named the BX-1. As part of the mission, the Shenzhou 7—where Shenzou translates as “divine vessel”—pulled a carefully planned but dangerously unannounced stunt typical of the China’s war hawks. It was a “drive-by” buzz of the International Space Station by the orbiting space capsule.
| Chuyến bay Thần Châu 7 không chỉ đưa lên vũ trụ 3 phi hành gia; nó cũng còn mang theo một “vệ tinh siêu nhỏ” (“microsatellite”) có tên gọi BX-1. Theo kế hoạch được lập cẩn thận nhưng vô cùng nguy hiểm, tầu Thần châu 7 - Thần châu được dịch là “con tàu thần kỳ” – kéo theo một thiết bị do thám (war hawk) loại cực nhỏ không được công bố của Trung Quốc. Đây là con bọ “bay ngang qua” Trạm Vũ trụ Quốc tế cùng con tàu vũ trụ trên quỹ đạo. |
Even more outrageous, China’s taikonauts also released the BX-1 microsatellite just before that drive-by, presumably so it could do its own little spy run—or perhaps, as analyst James Dunnigan has suggested, conduct a simulated antisatellite weapons test. In the process, China violated the so-called “conjunction box” range where NASA mission controllers would have considered moving the station—if they had known it was coming.
| Táo tợn hơn nữa, các phi hành gia Trung Quốc cũng phóng vệ tinh siêu nhỏ BX-1 trước khi nó bay ngang qua Trạm Vũ trụ, có thể nó muốn thử làm một cuộc do thám nhỏ - hay có thể, như nhà phân tích James Dunnigan đã giả định, tiến hành mô phỏng một cuộc thử vũ khí chống vệ tinh. Trong quá trình này, Trung Quốc đã vi phạm khoảng cách gọi là “hộp giao hội” (“conjunction box” range) mà theo đó những người điều khiển các chuyến bay của NASA có thể cần phải xem xét dịch chuyển trạm vũ trụ - nếu họ biết có vật lạ đang tiến đến.
|
To understand the consternation this caused at NASA, you have to understand that China’s astronauts passed just 25 miles below the space station, and the mysterious little BX-1 may have come as close as 15 miles. When you are in an orbit more than 26,000 miles long in a vast 3-dimensional space and traveling at 18,000 miles per hour, that’s infinitesimally close—and extremely dangerous.
| Để hiểu được sự kinh ngạc mà điều này gây ra tại NASA, bạn cần biết rằng các phi hành gia Trung Quốc đi qua ngay phía dưới Trạm Vũ trụ với khoảng cách chỉ 25 dặm, và vệ tinh bí mật tí hon BX-1 có thể đã tiến tới gần đến khoảng cách chỉ 15 dặm. Khi bạn ở trong quỹ đạo với chiều dài hơn 26.000 dặm và bay với tốc độ 18.000 dặm/h, thì đây là khoảng cách rất gần và cực kỳ nguy hiểm.
|
To put an exclamation point on the possible dangers, China’s state TV even announced during the flight that the 40 kilogram nanosatellite “had started drifting away from its intended trajectory.” That was hardly comforting for the European and American astronauts sitting in a $100 billion aluminum can watching a Chinese spy satellite and a gaggle of snooping taikonauts get up close and personal.
| Để lên tiếng than phiền về sự nguy hiểm có thể xảy ra, đài truyền hình Trung Quốc thậm chí đã đưa ra thông báo trong chuyến bay của vệ tinh siêu nhỏ 40 kg rằng “nó đã phải thay đổi đường đi so với quỹ đạo định trước”. Điều này khó có thể làm hài lòng các nhà du hành vũ trụ châu Âu và Mỹ đang ngồi trong chiếc thùng nhôm trị giá 100 tỷ đô-la quan sát vệ tinh gián điệp của Trung Quốc và một đám phi hành gia Tàu đang ỏm tỏi tiến lại gần.
|
Going Asymmetric on America’s Military Might
A strong enemy with absolute superiority is certainly not without weakness...[Our] military preparations need to be more directly aimed at finding tactics to exploit the weaknesses of a strong enemy. —People’s Liberation Army Daily | Đương đầu bất đối xứng với sức mạnh quân sự Mỹ
Một kẻ thù mạnh với ưu thế tuyệt đối không hẳn là không có những điểm yếu …. Những sự chuẩn bị quân sự của chúng ta cần nhằm trực tiếp vào tìm kiếm những chiến thuật để khai thác những điểm yếu của một kẻ thù mạnh. — Nhật báo Quân giải phóng nhân dân
|
Before leaving China’s emerging threat from space, it’s useful to put its growing defensive and offensive space weapons capabilities in a broader strategic context. In fact, the crown jewel of China’s carefully laid-out military planning is its focus on so-called “asymmetric warfare.”
| Trước khi để cho Trung Quốc nổi lên trở thành mối nguy cơ trong vũ trụ, cũng cần đặt các năng lực vũ khí phòng thủ và tấn công đang lớn mạnh của họ vào xem xét trong một bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn. Thực tế, hòn ngọc vương miện của quá trình hoạch định quân sự tỷ mỷ của Trung Quốc chính là sự tập trung vào cái gọi là “chiến tranh bất đối xứng.”
|
Asymmetric warfare techniques typically play the weaker but more clever David role to a more physically or technologically superior Goliath. In China’s case, faced with a significant technological disadvantage—and despite a huge troop advantage—Chinese strategists are constantly looking for surprising and inexpensive ways to disable, destroy, or otherwise defeat America’s greatest technological strengths.
| Các kỹ thuật chiến tranh bất đối xứng điển hình là sự đóng vai chàng David nhỏ bé yếu hơn nhưng thông minh hơn so với gã khổng lồ về sức mạnh hay công nghệ là Goliath. Trong trường hợp của Trung Quốc, khi phải đối mặt với sự yếu thế rõ ràng về công nghệ - trái ngược với ưu thế một đội quân hùng hậu – các nhà chiến lược Trung Quốc thường xuyên tìm kiếm những phương thức bất ngờ và không tốn kém để vô hiệu hóa, phá hủy, hay đánh bại bằng cách nào đó những sức mạnh công nghệ lớn nhất của Mỹ.
|
We saw, for example, one typical asymmetric warfare weapon in Chapter 8, “Death by Blue Water Navy.” This was a relatively inexpensive antiship ballistic missile capable of sinking an American aircraft carrier—or at least scaring it back past the second island chain.
| Ví dụ, chúng ta đã thấy một loại vũ khí chiến tranh bất đối xứng điển hình trong chương 8, “Death by Blue Water Navy.” Đây là một loại tên lửa đạn đạo không đắt tiền lắm có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ - hay ít nhất làm cho nó phải khiếp sợ và chạy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai.
|
Another example from this chapter is that of antisatellite weapons capable of taking down the American GPS and satellite communications grid. As the great Prussian military strategist Clausewitz once suggested, “If you entrench yourself behind strong fortifications, you compel the enemy to seek a solution elsewhere.”
| Một ví dụ khác trong chương này là các loại vũ khí chống vệ tinh có khả năng tháo dỡ dần mạng lưới vệ tinh GPS và viễn thông của Mỹ. Như nhà chiến lược quân sự lớn của Phổ Clausewitz đã từng nói, “Nếu các ngươi dùng những thành trì vững chắc để che chở cho mình, các người đã buộc kẻ thù phải tìm ra giải phảp ở một chỗ nào đó.” |
To get an idea how China’s cheap weapons could, in the future, take out America’s much more expensive technology, consider this gambit offered up in a Chinese military white paper entitled “Methods for Defeating GPS”:
| Để hiểu được ý tưởng bằng cách nào mà các vũ khí rẻ tiền của Trung Quốc lại có thể đương đầu trong tương lai với các công nghệ đắt tiền hơn nhiều của Mỹ, hãy xem xét thế cờ thí quân (gambit) sau được nêu ra trong Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc với tiêu đề “Những phương pháp đánh bại GPS”:
|
An ordinary inexpensive weather-monitoring rocket may carry a bomb containing a large amount of small lead shots into a designated orbit. Once exploded, the small lead shots will fly out with a relative velocity of 6.4 kilometers per second and destroy any satellite they encounter. When a few kilograms of gravel are thrown into orbit, they will attack the satellites like meteor showers and incapacitate the expensive GPS constellation.
| Một tên lửa thời tiết thông thường không đắt tiền lắm có thể mang lên một quỹ đạo dự định trước một quả bom chứa một lượng lớn các viên đạn chì nhỏ. Khi bom nổ, những viên đạn chì nhỏ sẽ bay ra với tốc độ tới 6,4 km/s và phá hủy bất cứ thứ gì nó gặp. Khi vài kg sỏi được ném vào quỹ đạo, chúng sẽ tấn công các vệ tinh giống như những trận mưa sao băng và vô hiệu hóa những chòm sao GPS đắt tiền. |
It is precisely these kinds of weapons and scenarios that China is developing that expose the lie to its claims of a peaceful rise. All of us outside of China must keep in mind that the very rhetoric of “peaceful rise” is purposely designed as a mask to hide China’s true militaristic intentions. Colonel Jia Junming made this abundantly clear when he wrote this:
| Đây chính xác là những loại vũ khí và kịch bản mà Trung Quốc đang phát triển thể hiện sự dối trá trong các tuyên bố của mình về bay lên [vũ trụ] vì hòa bình. Tất cả chúng ta đang sống ở bên ngoài Trung Quốc cần luôn nhớ rằng sự “bay lên vì hòa bình” nghe rất hùng biện này được thiết kế có chủ ý nhằm che đậy những ý định quân sự thực sự của Trung Quốc. Đại tá Jia Junming đã làm rõ hơn những điều này khi viết ra rằng:
|
Our future space weapons program should be low profile and ‘intense internally’ but relaxed in external appearance to maintain our good international image and position. As the 2001 U.S. Space Commission warned: “We are onnotice—but we have not noticed.” | Trong tương lai chương trình vũ khí không gian của chúng ta cần phải [công bố] chỉ ở mức thấp và ‘mạnh mẽ ở bên trong’ nhưng thể hiện ra ngoài thì không có gì để duy trì hình ảnh và vị thế quốc tế tốt đẹp. Vào năm 2001 Ủy ban Không gian Mỹ đã cảnh báo: “Chúng ta đang được thông báo – nhưng chúng ta đã không lưu ý”.
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, July 29, 2011
DEATH BY CHINA 11 - Peter Navarro and Greg Autry - CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA
Labels:
BOOKS-SONG NGỮ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn