MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, July 28, 2011

DEATH BY CHINA 2 - Peter Navarro and Greg Autry - CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA


DEATH BY CHINA

Confronting the Dragon —A Global Call to Action

Peter Navarro and Greg Autry

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA

Lời Kêu Gọi Toàn Cầu Chống Quỷ Rồng

Peter Navarro and Greg Autry

Chapter 2 - Death by Chinese Poison: Bodies for Bucks and Chicks for Free

Chương 2 - Chết vì chất độc Trung Quốc: Thịt gà thì miễn phí nhưng người thì phải trả giá

What do they call Chinese food in China? Food!

—Jay Leno

Ở Trung quốc thì thức ăn Trung Quốc được gọi là gi? Là “Thực phẩm”!

_Jay Leno

While that joke is pretty funny, the phrase “Chinese food” has taken on far more serious implications now that China is supplying America with more and more of its fruits, vegetables, fish, and meat—not to mention vitamins and prescription drugs.

Trong khi câu đùa này nghe vui vui, thì cụm từ “Thực phẩm Trung Quốc” lại hàm nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều khi mà Trung quốc đang cung cấp cho nước Mỹ ngày càng nhiều trái cây, rau củ, cá và thịt- không kể các loại vitamin tổng hợp và thuốc chữa bệnh.

For our refrigerator, China is the largest exporter of seafood to the United States, a key supplier of white meat chicken and the world’s third largest tea exporter. Chinese farmers also provide 60% of our apple juice concentrate, 50% of our garlic, and significant amounts of everything from canned pears and preserved mushrooms to honey and royal bee jelly.

Trung quốc là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất sang Mỹ, là nhà cung cấp chính về gà thịt và là nước xuất khẩu trà lớn thứ ba trên thế giới. Các nhà nông Trung Quốc cũng cung cấp cho chúng ta 60% nước táo ép, 50% tỏi, và một số lượng lớn đủ các loại từ quả lê đóng hộp, nấm đến mật ong và sữa ong chúa.

For our medicine cabinet, China likewise produces 70% of the world’s penicillin, 50% of its aspirin, and 33% of its Tylenol. Chinese drug companies have also captured much of the world market in antibiotics, enzymes, primary amino acids, and vitamins. China has even cornered the world market for vitamin C—with 90% of market share—even as it plays a dominant role in the production of vitamins A, B12, and E, besides many of the raw ingredients that go into multivitamins.

Đối với các dược phẩm, Trung quốc cũng sản xuất cho thế giới đến 70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược Trung quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thế giới về kháng sinh, enzyme, các acid amin chính và vitamin tổng hợp. Trung quốc thậm chí đã thống lĩnh đến 90% thị phần thế giới về vitamin C- dù rằng họ đang có vai trò áp đảo trong việc việc sản xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu để sản xuất vitamin tổng hợp.

These statistics should disturb all of us for one simple reason: Far too much of what China is flooding our grocery stores and drug emporia with is pure poison. That’s why Chinese foods and drugs always rank #1 of those flagged down at the border or recalled by both the U.S. Food and Drug Administration and the European Food Safety Authority.

Các số liệu thống kê này làm tất cả chúng ta lo lắng chỉ vì một lý do đơn giản: Nỗi lo này hơn cả việc các loại thuốc Trung quốc tràn ngập các cửa hàng và siêu thị thuốc của chúng ta : chúng có độc. Đấy là lý do tại sao thực phẩm và dược phẩm Trung quốc luôn được xếp hàng đầu trong các loại phải kiểm tra khi nhập vào biên giới hoặc bị trả về bởi cả Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm của Mỹ lẫn Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu.

Just why does China keep sending us food and drugs that can sicken or kill us? Sometimes the poisons that show up in its food and drug supply chain are the accidental result of factors such as shoddy production methods, unsanitary processing, or soil toxicity due to a polluted environment. At other times, ethically challenged and morally degraded Chinese “black hearts”—a term used by their own countrymen—purposely contaminate our food and drug supply simply as a way to boost their profits.

Thế sao Trung quốc vẫn tiếp tục mang cho chúng ta các loại thực phẩm và thuốc có thể làm chúng ta đau ốm hoặc giết chúng ta như vậy? Đôi khi các chất độc có trong chuỗi cung cấp thực phẩm và thuốc là hậu quả ngẫu nhiên của những yếu tố như là phương pháp sản xuất kém chất lượng, qui trình kém vệ sinh, hoặc là chất độc từ đất do môi trường bị ô nhiễm. Những khi khác thì do những kẻ thoái hóa về đạo đức đã “dã tâm”- một từ do chính nông dân của họ gọi- cố tình làm nhiễm bẩn thực phẩm và thuốc, đơn giản chỉ vì muốn gia tăng lợi nhuận cho họ.

Whether it is by accident or by intention, the first thing you need to know about this particular Death by China is that it’s nothing personal. Indeed, Chinese farmers, fishermen, food processors, and pharmaceutical peddlers are just as likely to poison their own people as Americans, Europeans, the Japanese, Koreans, and other food and drug consumers around the world. To get just a small acid taste of the truth of this statement in your mouth, consider this “what’s in your wok” fact: Fully 10% of all the restaurants in China rely on so-called “gutter oil” for their cooking oil.

Cho dù là do ngẫu nhiên hay bởi cố tình, việc đầu tiên bạn cần biết cụ thể về Cái chết dưới tay Trung Quốc này là nó không phải tại riêng ai cả. Thật vậy, người Trung quốc, dù là nông dân, ngư dân, nhà chế biến thực phẩm hay là người bán thuốc, đều có thể đầu độc chính người dân của họ y như họ đầu độc người Mỹ, người Châu Âu, người Nhật, người Hàn và tất cả những ai trên toàn thế giới dùng thực phẩm và thuốc của họ. Để nếm thử chút ít vị chua trong câu nói trên, hãy xem thử sự kiện “Cái gì trong chảo của anh thế?”: Đủ 10% nhà hàng ở Trung quốc sử dụng cái gọi là “dầu ăn bẩn” để nấu nướng.

Gutter oil is a fetid stew of used oil and waste collected from the traps and drains of commercial kitchens, and it’s chock-full of a potent liver carcinogen known as aflatoxin mold. China’s guttersnipes sell it at the back doors of many restaurants for a mere one-fifth of the price of new soy or peanut oil. Besides being carcinogenic, this mashup of moldy oils and every possible type of food debris can be a sudden death sentence for anyone with serious food allergies.

Dầu ăn bẩn là một hỗn hợp hôi hám của dầu đã qua sử dụng và chất thải từ nhà bếp chứa đấy nấm mốc độc gây ung thư gan. Những kẻ nhặt rác ở Trung quốc lén lút bán thứ này cho nhiều nhà hàng với giá chỉ bằng một phần năm giá dầu đậu nành hay dầu lạc mới. Ngoài khả năng gây ung thư, cái hỗn hợp gồm dầu bị mốc với đủ loại thực phẩm bỏ đi này có thể là bản án tử hình bất ngờ vì ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng cho bất kỳ ai.

China’s Serial Melamine Killers

Disgusting though this gutter oil scam may be, it pales in comparison to China’s serial melamine murderers. These murderers have struck down numerous victims on both Chinese soil and around the world, and the often futile attempts to catch them graphically illustrate just how difficult it is for either the Chinese government or American regulators to guarantee safe food and drugs when murder for profit is in play.

Kẻ giết người hàng loạt Melamine Trung quốc

Câu chuyện dầu ăn bẩn này cho dù có thể làm chúng ta căm phẫn, nhưng so với chuyện những kẻ giết người hàng loạt melamime Trung quốc thì nó chưa là gì cả. Những kẻ sát nhân này đã hạ gục nhiều nạn nhân trên đất Trung Quốc cũng như trên khắp thế giới, và những nỗ lực thường là vô ích để bắt giữ chúng chỉ minh họa về mặt địa lý sự khó khăn cho cả chính phủ Trung quốc lẫn nhà đương cục Mỹ đối với việc bảo đảm an toàn thực phẩm và thuốc men khi mà bọn sát nhân hoạt động chỉ vì lợi nhuận.

As for the murder weapon itself, melamine is actually a quite valuable chemical—when it is not being surreptitiously added to food. Combine it with formaldehyde to produce melamine resin, and you get a durable plastic used in products like Formica and dry erase boards. Toss in some other chemicals, and you can use melamine either as a fire retardant, fertilizer, or “super plasticizer” for making high-resistance concrete. But add melamine to products like chicken feed, pet food, milk, or baby formula, and there is no faster way to destroy a pair of kidneys.

Bản thân vũ khí của kẻ sát nhân, melamime, thực ra là một hóa chất có giá trị khi chúng không bị lén lút cho vào thực phẩm. Kết hợp melamime với formaldehyde để sản xuất nhựa melamime, bạn sẽ có được một chất dẻo có độ bền cao dùng chế tạo các sản phẩm như formica và các bảng viết bằng bút xóa. Trộn với một số hóa chất khác, bạn có thể dùng melamime như một chất chống cháy, phân bón, hay là “phụ gia siêu dẻo” dùng trong bê tông cường độ cao. Thế nhưng thêm melamime vào các sản phẩm như thức ăn gia súc, sữa, hoặc sữa cho trẻ sơ sinh thì không còn cách nào nhanh hơn để hủy hoại hai quả thận trong người.

Just why do China’s black-hearted entrepreneurs add poisonous melamine to our food products? It’s because melamine’s high nitrogen content mimics correspondingly high protein levels. Such “Chinese protein adulteration,” as it has come to be infamously known, thereby fools food inspectors into grading the food with a higher protein content. Because melamine is substantially cheaper than actual protein, this means big bucks for the perpetrators—no matter how high the body count.

Thế tại sao những doanh nhân có dã tâm của Trung quốc lại thêm melamime vào thực phẩm của chúng ta? Đó là vì hàm lượng nitrogen cao trong melamime có thể nhái mức protein cao trong thực phẩm. Sự giả mạo protein kiểu Trung quốc này do đó có thể đánh lừa các nhân viên kiểm tra thực phẩm trong việc xếp hạng thực phẩm có hàm lượng protein cao. Vì melamime rất rẻ so với protein thật, nên điều này có nghĩa là rất nhiều tiền sẽ vào túi kẻ gian, bất kể nguy hại thế nào cho cơ thể con người.

Who Killed Fluffy? What Happened to Fido?

The world first learned of Chinese protein adulteration in 2007 when a wave of melamine-tainted pet food killed tens of thousands of cats and dogs in Europe, the United States, and South Africa. And it wasn’t just pets that were affected. According to the United States Food and Drug Administration and the Department of Agriculture, 3 million Americans consumed chicken or pork raised on feed laced with melamine.

Ai giết con cún của tôi? Cái gì đã xảy ra với con mèo nhà tôi?

Thế giới lần đầu biết đến việc giả mạo protein của Trung quốc vào năm 2007, khi hàng chục ngàn chó và mèo ở Châu Âu, Mỹ và Nam Phi bị chết vì loạt thức ăn nhiễm melamime. Và không chỉ thú vật nuôi bị ảnh hưởng. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cùng Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, ba triệu người Mỹ đã tiêu thụ thịt gà và thịt heo nuôi bằng thức ăn có chứa melamime.

And now hear this: If you lost your otherwise healthy pet to a mysterious illness or kidney failure during that time period, chances are it was a “Death by Chinese Poison.” Predictably, when the crisis first broke, the Chinese government stonewalled and even refused to allow foreign safety inspectors in to evaluate the problem. It was a different story, however, when the next melamine scandal crashed on China’s own shores.

Và giờ bạn hãy nghe đây: Nếu bạn bị mất con vật nuôi đang khỏe mạnh vì một chứng bệnh bí ẩn hay do hỏng thận, có lẽ là chúng bị chết do ”Chất độc Trung Quốc”. Có thể đoán trước được rằng khi vụ việc nổ ra, chính phủ Trung quốc đã tìm cách ngăn chặn và thậm chí từ chối cho phép các thanh tra viên nước ngoài đến để đánh giá vụ việc. Tuy nhiên, sau đây mới là một câu chuyện khác khi sự cố melamine nổ ra trên chính đât nước Trung Quốc.

It’s Nothing Personal, Part Deux

“I’ve completely lost confidence in milk powder made in China,” said Emily Tang, 31, a civil servant from the southern city of Shenzhen, who has a 3-year-old daughter.

—Bloomberg BusinessWeek

Không có gì là việc riêng của ai cả, Phần hai

“Tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào sữa bột do Trung quốc sản xuất”

Emily Tang, một công chức 31 tuổi ở thành phố Thẩm Quyến có cô con gái 3 tuổi nói

—Bloomberg BusinessWeek

In 2008, almost 300,000 Chinese babies fell ill and 6 died after 22 Chinese dairies conspired to add melamine to the milk and baby formula supply. According to Zhao Huibin, a dairy farmer in Hebei Province: “Before melamine, the dealers added rice porridge or starch into the milk to artificially boost the protein count, but that method was easily tested as fake, so they switched to melamine.”

Năm 2008, gần 300.000 trẻ sơ sinh Trung quốc bị ốm và 6 trẻ đã chết sau khi 22 nhà máy sữa ở Trung quốc bị nghi ngờ là đã cho thêm melamine vào sữa và sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh. Theo Triệu Huệ Bình, một nông dân nuôi bò sữa ở tỉnh Hồ bắc:” Trước khi sử dụng melamime, người ta đã dùng mầm lúa và tinh bột khoai để cố ý làm tăng số đo hàm lượng protein, nhưng cách này rất dễ bị phát hiện, nên họ chuyển sang dùng melamine”.

In this particular case, black heart adulterers didn’t even use pure industrial-grade melamine. Instead, they relied on the cheaper—and even more toxic—”scrap melamine.” No wonder many of the children who recovered from the acute melamine poisoning have been left with significant kidney damage.

Trong trường hợp cụ thể này, những kẻ giả mạo ác ôn còn không thèm dùng loại melamime công nghiệp. Thay vào đấy, chúng dùng loại rẻ tiền hơn- và độc hại hơn-“melamine phế thải”. Không ngạc nhiên khi nhiều trẻ em dù khỏi bệnh vì nhiễm độc melamime đã bị tổn thương thận nghiêm trọng.

What’s particularly chilling about this episode is that it came fully a year after Prime Minister Wen Jiabao had authorized an additional $1.1 billion and sent several hundred thousand inspectors to examine food and drug producers. As The New York Times opined on the implications of this abysmal regulatory failure:

Điều làm người ta rùng mình là sự việc xảy ra chỉ một năm sau khi Thủ tướng Ôn gia Bảo đã quyết định chi thêm 1,1 tỷ đô la và cử hàng trăm ngàn thanh tra viên đi kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm và dược phẩm. Tờ New York Times đã có bài nói về sự thất bại triền miên trong quản lý điều hành này như sau:

The dairy scandal raises the core question of whether the ruling Communist Party is capable of creating a transparent, accountable regulatory structure within a one-party system.

Sự cố liên quan đến các nhà máy sữa làm dấy lên một câu hỏi cốt lõi là liệu Đảng cộng sản đang cầm quyền ở TQ có khả năng tạo ra một cơ cấu điều hành có trách nhiệm và minh bạch trong hệ thống một đảng hay không.

And here’s a little laugh-out-loud addendum that answers that question while underscoring a fundamental difference between free and open societies and a ruthlessly totalitarian China. In 2010, former journalist Zhao Lianhai went to prison after a sham trial in which he was denied the ability to present evidence. Zhao’s “crime” was not poisoning people. Rather, he was convicted of “inciting social disorder” for his efforts to publicize the melamine murders after his own son was sickened. And that’s one more reason why the People’s Republic of China will never be able to guarantee us safer food products.

Bỏ qua sự khác biệt căn bản giữa các chế độ xã hội mở và tự do với chế độ toàn trị tàn bạo ở Trung quốc, ta hãy xem câu chuyện hài nhỏ có thể trả lời câu hỏi ấy. Năm 2010, nguyên nhà báo Triệu Liên Hải bị tù sau một phiên tòa vờ vịt trong đó anh bị phủ nhận khả năng chưng ra bằng chứng. “Tội” của Triệu không đầu độc mọi người. Đúng hơn là anh bị kết tội ”gây rối trật tự xã hội” vì đã cố đưa ra ánh sáng những kẻ giết người bằng melamine sau khi con anh bị mắc bệnh. Và đấy cũng lại thêm một lý do nữa vì sao Cộng hòa nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể bảo đảm cho chúng ta các sản phẩm an toàn hơn được.

Unlike democratic nations where the right to free speech and freedom of assembly are sacrosanct and help shine a bright light on deviant behavior, China sweeps everything under the rug—and any and all protesting voices into its gulags.

Không như ở các nước dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp là bất khả xâm phạm để giúp soi rọi mọi hành vi sai trái, Trung quốc dấu nhẹm mọi thứ--và cho tất cả những người phản kháng vào trại lao động cải tạo.

China’s Heparin Homicides

Now, lest you think China’s melamine scandals might be old news, forget about it. To this day, melamine-contaminated products keep popping up precisely because it is so profitable to use the kidney-buster as an additive.

Lest you also think that China’s trick of using contaminated “fillers” like melamine to boost profits is limited to foods, forget about that, too.

Những chất giết người bằng heparin của Trung quốc

Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng sự cố melamine là xưa rồi, thì không đâu! Cho đến tận bây giờ, các sản phẩm nhiễm độc melamine vẫn ngày cầng nhiều vì nó thực sự đem lại lợi ích quá lớn khi được dùng làm chất phụ gia, cho dù nó tàn phá quả thận của con người.

Còn như bạn nghĩ rằng thủ đoạn kiếm lợi nhuận bằng việc sử dụng những chất nhiễm độc như melamine chỉ có trong thực phẩm, thì cũng không chỉ thế thôi đâu.

As China’s “heparin homicides” graphically illustrate, unscrupulous Chinese entrepreneurs are also busily poisoning our drug supply.

Heparin is an anticoagulant drug used in everything from heart surgery and blood transfusions to intravenous therapy and kidney dialysis; and it is actually made from the lowly mucous membranes of pig intestines. In fact, that’s how China has gotten into the heparin manufacturing act: As the pork capital of the world, the Dragon has a seemingly endless supply of pig guts.

Nếu xem tất cả những nơi mà chất giết người bằng heparin của Trung quốc có mặt thì phải hiểu là bọn con buôn bất lương Trung quốc cũng đang bận rộn làm nhiễm độc cả thuốc chữa bệnh cho chúng ta. Heparin là một loại thuốc chống đông máu dùng trong phẫu thuật tim, truyền máu, mổ tĩnh mạch cho đến thẩm tách thận. Nó được làm từ niêm mạc ruột heo. Trong thực tế, đây chính là con đường để Trung quốc tham gia vào hoạt động sản xuất heparin: là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, Trung quốc luôn có nguồn cung ruột heo hầu như vô tận.

To cut costs and boost profits, Chinese manufacturers surreptitiously add a cheap but deadly heparin-mimicking agent called “overly sulfated chondroitin sulfate.” This particular poison triggers severe, and sometimes fatal, allergic reactions—from low blood pressure and shortness of breath to vomiting and diarrhea.

Để giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất Trung quốc đã bí mật thêm một chất tương tự như heparin, nhưng rẻ tiền và có thể gây chết người gọi là chondritin sulfate với hàm lượng sulfate vượt mức. Chất độc này có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây chết người-từ hạ huyết áp và thở gấp đến ói mửa và tiêu chảy.

Now here’s what’s particularly nasty about this bait and switch:

The heparin contaminant is so close in chemical structure to actual heparin that it is very difficult to detect. It’s also 100 times cheaper—$9 per pound versus $900! Because of such low costs, some contaminated heparin batches have been found to have been cut by up to 50% with the counterfeit chemical!

Và đây là điều bẩn thỉu của trò lừa đảo này:

Chất gây độc heparin có cấu trúc hóa học rất gần với heparin thật đến nỗi rất khó bị phát hiện. Giá của nó rẻ hơn heparin thật 100 lần: 9 dollar so với 900 dollar mỗi pound! Vì giá cực thấp như thế, một số lô heparin giả có giá rẻ tới 50%!

To put a personal face on this particular Death by Chinese Poison, look no further than Leroy Hubley of Toledo, Ohio. He lost his wife of 48 years to tainted heparin. Just a month later and before the contaminant was identified, Hubley’s son, who shared his mother’s inherited kidney dysfunction, fell victim to the same Chinese cost-cutting scam.

Không đâu xa, hãy xem trường hợp cụ thể của anh Leroy Hubley ở Toledo, Ohio về cái chết bởi chất độc Trung quốc. Anh đã mất người vợ 48 tuổi vì nhiễm chất heparin giả. Chỉ một tháng sau đấy và trước khi phát hiện ra chất độc, con trai của Hubley, cùng bị bệnh thiểu năng thận như mẹ cháu đã trở thành nạn nhân của cùng trò giá rẻ bất lương của bọn Trung quốc.

To date, China’s heparin poisoners have killed hundreds of Americans while sickening thousands. Bad heparin has also shown up in 11 other countries, including Japan, India, Germany, and Canada. Moreover, despite efforts by both Chinese and American regulators to contain the problem, bad heparin keeps showing up in our operating rooms and dialysis centers to this day.

Đến nay, chất độc heparin của Trung quốc đã giết hại hàng trăm người Mỹ và làm hàng ngàn người khác bị bệnh. Heparin kém chất lượng đã xuất hiện ở 11 nước khác, bao gồm Nhật bản, Đức, Ấn độ và Canada. Mặc dù nhà đương cục của cả Mỹ và Trung quốc đã nỗ lực kiểm soát, cho đến nay heparin kém chất lượng vẫn có mặt ở các phòng mổ và các trung tâm giải phẫu.

At this point, we must ask ourselves this pointed question: Why are so many Chinese black hearts so willing to poison the world’s food and drug supply for profit? The answer of at least one noted Chinese scholar provides a penetrating look into the aforementioned “moral degradation” of the Chinese soul. According to business professor Luo Yadong in the Management and Organization Review, such degradation—and the rush for profits at any cost—has occurred because of the breakdown of Confucian principles in the moral and ethical vacuum that is Chinese Communism.

Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi : Vì sao mà nhiều tên Trung quốc ác độc lại sẵn sàng đầu độc thức ăn và thuốc men chỉ vì lợi nhuận? Câu trả lời của một học giả nổi tiếng Trung quốc đã chỉ ra một cách sâu sắc đối với vấn đề suy thoái đạo đức của tâm hồn Trung quốc. Theo Giáo sư kinh doanh Lưu Hải Đồng trong Tạp chí Quản lý và Tổ chức, vấn đề suy thoái đạo đức- và việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá- đã xảy ra do sự đổ vỡ các nguyên tắc Khổng giáo trong môi trường không có đạo đức và luân thường đạo lý của chủ nghĩa cộng sản Trung quốc.

It’s precisely such moral degradation, working in tandem with corrupt government officials and lax regulatory enforcement, that has led Chinese food processors to deliberately add a long list of poisonous industrial chemicals to foods either to improve taste or to act as preservatives.

Chính xác là sự suy thoái đạo đức, cùng với việc các viên chức chính quyền tham nhũng và luật pháp lỏng lẻo, đã thúc đẩy những người chế biến thực phẩm tích cực sử dụng chất độc hóa học để cải thiện mùi vị và bảo quản thực phẩm.

In fact, China’s own regulators have found such abominations as hot pot soups “seasoned’ with formaldehyde to improve taste and soy sauce spiked with hydrochloric acid and human hair to boost amino acid levels. The Chinese black hearts have even added the highly toxic pesticide dichlorvos to make the humble sausage “deliciously” deadly. Just remember these little tidbits the next time you think

about eating anything “Made in China.”

Thực tế là chính các nhà chức trách Trung quốc cũng đã tìm thấy những trò quái gở ấy trong những bát xúp nóng có thêm formaldehyde để có vị ngon hay nước tương có pha thêm acid cloric và tóc để làm tăng nồng độ acid amin. Nhưng kẻ dã tâm Trung quốc còn làm xúc xích giá rẻ “tươi ngon” bằng cách cho cả thuốc trừ sâu cực độc vào. Lần sau, mỗi khi định ăn cái gì ngon ngon mà “ Made in China”, bạn hãy nhớ nhé!

Sometimes It’s Not Murder—Just Manslaughter

There reaches a point where I think it’s clear, if China wants to live in the twenty-first century, then they have to produce to those standards.

—Senator Richard Durbin (D-IL)

Đôi khi đấy không phải là án mạng - chỉ là giết người thôi!

Bây giờ tôi nghĩ là đã rõ mọi vấn đề, nếu Trung quốc muốn sống trong thế kỷ 21 này, thì họ phải sản xuất theo những tiêu chuẩn như vậy.

—Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin (D-IL)

While “first-degree murder” is the verdict in cases ranging from melamine to heparin, in many other cases, it’s simply “involuntary manslaughter”—the killing of another human being without “malice aforethought.” A major problem here is that as China has established itself as the world’s manufacturing floor, it has also turned itself into a toxic waste dump and the world’s most polluted country. Such wholesale environmental trashing now means that the soil China uses to provide the world with its nourishment is riddled with all manner of carcinogens, heavy metals, illegal pesticides, and other toxins. That the poisons from China’s soil are leaching into the diets of America, Europe, Japan, and South Korea should be evident to anyone who

bothers to look.

Trong khi “ tội giết người cấp độ một’’ là bản án trong những vụ án melamine hay heparin thì trong nhiều vụ khác, đấy chỉ là’’ tội ngộ sát’’-tội giết người không có chủ đích trước’’. Vấn đề chủ yếu ở đây là khi Trung quốc đã trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, thì họ cũng đồng thời trở thành bãi chứa chất thải nguy hại và là đất nước ô nhiễm nhất thế giới. Bãi rác cực lớn ấy giờ đây có nghĩa là mảnh đất Trung quốc dùng để nuôi dưỡng thế giới chứa đầy những chất gây ung thư, kim loại nặng, thuốc trừ sâu bất hợp pháp và những chất độc hại khác. Có nghĩa rằng việc chất độc từ mảnh đất Trung quốc đang chảy vào bữa ăn của người Mỹ, người Châu âu, người Nhật, người Hàn quốc nên là bằng chứng cho bất kỳ ai quan tâm.

A Chinese “Apple a Day” Keeps American Oncologists Fully Employed Consider, for example, the sweet and cuddly “juice box” you might pack in your child’s lunch. There’s a good chance this ostensibly “healthy” alternative to soda pop might be dosing your kid with arsenic, a heavy metal that can cause cancer. Here’s why:

Mỗi một quả táo Trung quốc cho một ngày đủ để làm cho các bác sĩ chuyên khoa ung thư của Mỹ bận rộn suốt cả ngày. Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa trưa của con bạn. Thế là đã có môt cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là ‘ tốt cho sức khỏe’’ chứa đầy thạch tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư. Đây là lý do tại sao:

Over the past 30 years, Chinese exports of apple juice concentrate have soared from 10,000 gallons a year to almost half a billion; and today China commands half or more of the U.S. market. Sure, the

juice is cheaper than what American farmers can produce. But one reason is that Chinese orchards rely heavily on illegal arsenic-based pesticides that are absorbed by the tree and concentrated in the fruit.

Hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung quốc đã tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm ; và ngày nay Trung quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ. Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vi các vườn cây Trung quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa thạch tín để rồi thấm vào cây và đọng vào trong quả.

Do You Like Your Tea Regular or Unleaded?

As for the expression “all the tea in China,” well, even that can’t be trusted! Here is how a former deputy commissioner of the U.S. Food and Drug Administration described one Chinese method of drying tea leaves on National Public Radio: The manufacturer lays the “tea leaves out on a huge warehouse floor and drive[s] trucks over them so that the exhaust...more rapidly dr[ies] the leaves out.”

Because China uses leaded gasoline, there is no more effective way of turning a tasty green tea into a lethal weapon.

Bạn muốn tách trà của bạn bình thường, không có chì chứ?

Có một câu nói: “mọi thứ trà đều là trà Tàu cà.’’ Đúng thế, dù rằng khó tin! Một vị nguyên là Phó giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã mô tả trên Đài tiếng nói quốc gia một phương pháp mà người Trung quốc đã sử dụng để làm khô lá trà như sau:

Người sản xuất rải ‘’lá trà trên một cái sân kho rất rộng rồi dùng xe tải cán lên cho chóng khô’’. Vì xe Trung quốc dùng xăng pha chì nên không có cách nào hiệu quả hơn thế để làm cho lá trà thơm ngon trở thành một thứ vủ khí giết người.

There Is No Truth in Chinese Food Labeling

In addition, one of the most deceptive black heart practices is to chronically mislabel “organic” food products. Not surprisingly, Chinese farmers have been eager to jump on America’s “organic foods” bandwagon, but this admission from a Chinese grocery store owner says it all: Maybe 30% of farms that put the organic label on their food produce the real thing. I think in the future the government will improve testing. But now, hygiene officers have so much work to do with essential food safety that they don’t worry about organic.

Given this admission, it should come as no surprise that Walmart, Whole Foods, and other retailers have found supposedly “organic” products from China to be heavily dosed with pesticides.

Chẳng có tí Sự thật nào trong các nhãn hiệu thực phẩm Trung quốc cả!

Ngoài ra, một trong những thói quen lừa đảo của những tên dã tâm Trung quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm’ hữu cơ’. Không ngạc nhiên là các nhà nông Trung quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực phẩm hữu cơ Mỹ, nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung quốc đã nói lên tất cả: Có khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó.Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo cho thực phẩm hữu cơ nữa.

Với sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart, Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là ‘hữu cơ’ của Trung quốc chứa đầy thuốc trừ sâu.

Japan’s Green Bean Gag Reflex

It’s not just America that China is turning toxic. Consider what happened when one Japanese food distributor imported over 50,000 packages of allegedly “fresh” Chinese green beans from the Yantai Beihai Foodstuff Co. in Shandong Province. After consumers experienced nausea and vomiting followed by mouth numbness, Japanese health department officials found the level of a deadly insecticide present in the beans to be almost 35,000 times the legal limit!

Bệnh cứng miệng vì đỗ xanh tại Nhật

Không phải chỉ có Hoa kỳ nói rằng Trung quốc đang thành nơi có độc. Hãy xem điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm Nhật bản nhập khẩu trên 50.000 kiện đỗ xanh Trung quốc được cho là “ tươi ngon” từ Công ty thực phẩm Yên đài Bắc hải của tỉnh Sơn đông. Sau khi những người tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị cứng miệng, các viên chức của Bộ Y tế Nhật bản đã tìm thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có trong đỗ xanh cao gấp gần 35.000 lần nồng độ cho phép!

Of course, we could continue to chronicle tale after tale of “death by Chinese poison.” For example, there’s the fiasco in Europe involving Vitamin A supplies contaminated with a deadly bacterium that almost got into infant formula. There have been multivitamins riddled with lead and honey and shrimp dosed with antibiotics. There’s also the infamous and well-publicized cough syrup laced with antifreeze that killed thousands around the globe. But examples such as these are only as good as the broader points they illustrate.

Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện khác về “cái chết bởi thuốc độc Trung quốc”. Chẳng hạn như vụ ở Châu Âu liên quan đến Vitamin A nhiễm vi trùng ở trong sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm thấy các viên vitamin tổng hợp nằm lẫn lộn với chì, mật ong, tôm và thuốc kháng sinh. Cũng phát hiện ra loại xi rô ho rẻ tiền được quảng cáo ầm ĩ chung với chất kháng đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới. Những thí dụ như thế này giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn.

The last broad point we wish to illustrate with an example about fish farming in China is this: Given the scope of the environmental problems with Chinese foods and drugs and the pervasiveness of morally degraded Chinese entrepreneurial behavior, it is virtually impossible for agencies such as the U.S. Food and Drug Administration, the European Food and Safety Authority, and the Food Safety Commission of Japan to adequately police Chinese imports. In fact, the story of how Chinese fish farms have overwhelmed both foreign competitors and food safety regulators represents a microcosm of all that is wrong with relying on Chinese food—and fish!

Điểm cuối cùng chúng tôi muốn làm rõ bằng ví dụ sau đây về ngành nuôi cá ở Trung quốc: trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành vi thiếu đạo đức của các doanh nhân Trung quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cục quản lý An toàn và Thực phẩm Châu Âu cũng như Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật bản kiểm soát được các sản phẩm nhập khẩu từ Trung quốc hầu như là bất khả thi. Trong thực tế, câu chuyện làm thế nào mà các nhà nuôi trồng thủy sản Trung quốc đã đè bẹp các đối thủ cũng như các nhà chức trách về an toàn thực phẩm chỉ đại diện cho một thế giới thu nhỏ các sai lầm của việc phụ thuộc vào thực phẩm và thủy sản Trung quốc!

It’s Not Just China’s Humans Who Live in

Crowded Conditions

Our waters here are filthy. There are simply too many aquaculture farms in this area. They’re all discharging water here, fouling up other farms.

—Ye Chao, eel and shrimp farmer, Fuqing, China

Không phải chỉ có người Trung quốc sống trong điều kiện đông đúc chật chội.

Các dòng nước của chúng tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm các trang trại khác

—Triệu Diệp, nông dân nuôi lươn và tôm ở Phúc Kiến, Trung quốc.

This unfortunately quite true Chinese “fish story” appropriately begins in the Southeastern United States where, during the 1990s, raising fish like the southern catfish represented one of American aquaculture’s great success stories. Then, enter the Dragon.

“Câu chuyện về thủy sản” Trung quốc không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở miền Đông Nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90 việc nuôi cá da trơn miền Nam là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy sản Mỹ. Thế rồi con rồng Châu Á bước vào.

As we discuss fully in Part II, “Weapons of Job Destruction,” Chinese enterprises benefit from an array of unfair trade practices, and China’s fish farms are no exception. Indeed, beginning in the early 2000s, under the onslaught of Chinese subsidized exports, many American fish farms across states such as Louisiana, Mississippi, and Alabama quite literally dried up.

Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong Phần II,”Những vũ khí tiêu diệt việc làm”, các doanh nghiệp Trung quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh doanh, và các cơ sở nuôi thủy sản của Trung quốc không phải là ngoại lệ. Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ 21, dưới sự tấn công dữ dội của ngành xuất khẩu được trợ cấp của Trung quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳ ở các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến mất.

Today, China is the world’s leading source of farm-raised fish and dominates the markets for catfish, tilapia, shrimp, and eel. However, China’s fish farms provide no pastoral image of peace and harmony with nature. Rather, they project a Paradise Lost nightmare of hellish filth.

Ngày nay, Trung quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi trồng số một thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá da trơn, cá tilapia, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi trồng thủy sản Trung quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn quê xa lạ với hòa bình và thiếu hòa hợp với thiên nhiên, Hơn thế nữa, họ còn dự định tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người do quỉ satan dẫn dắt.

This fish farm filth begins with the fact that less than half of China has access to sewage treatment facilities. How this human waste—along with a flood of pesticides, fertilizers, coal slurry, antibiotics, dyes, and other pollutants—finds its way onto your Friday night dinner plate is instructive.

Sự bẩn thỉu của các cơ sở thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa nước Trung Quốc là có cơ sở xử lý chất thải. Vậy thì cái cách thức mà những thứ do người thải ra này- cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu, phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác- tìm được đường đến bữa cơm tối thứ sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được biết.

This stomach-turning journey begins at the upper reaches of the Yangtze River and runs over 3,000 river miles to China’s Eastern Delta. It is at this Eastern Delta where much of the contaminated fish raised for export to the United States, Europe, Japan, and elsewhere is raised.

Con đường dẫn đến chứng đau bụng này bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương tử, chạy hơn 3.000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung quốc. Và chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và các nước khác.

Along the Yangtze’s route, booming large cities such as Chengdu and Chongqing dump billions of tons of mostly untreated human, animal, and industrial waste directly into the river. This toxic mess is then given some considerable time to ferment and stew as it collects in the reservoir behind the gigantic Three Gorges Dam below Chongqing.

Nằm dọc theo dòng Dương tử, những thành phố lớn đang phát triển như Thành đô và Trùng khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa qua xử lý từ người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đấy lại có thêm thời gian để lên men và nhũn ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp, phía bên dưới tỉnh Trùng khánh.

In fact, to take a 3-day “luxury” cruise down the Yangtze River from Chongqing to the Three Gorges Dam—as many American tourists do — is to experience a frightening environmental nightmare.

The reservoir waters glow an eerie and sometimes malodorous florescent green under an ever-present cloud of smoke from coal burning plants. Like Sherlock Holmes’ “dog that didn’t’ bark,” the almost

complete absence of waterfowl, turtles, and amphibians—not to mention the once playful, iconic, and now extinct pink river dolphins — underscores the toxicity of one of China’s largest rivers and drinking water supplies.

Chuyến đi 3 ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương tử từ Trùng khánh đến Đập Tam Hiệp-như nhiều du khách Mỹ vẫn thường đi- thực ra là để nếm trải cơn ác mộng về môi trường đang bị đe dọa.

Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống như “ con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư-chưa kể đến những con cá heo sông màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và là biểu tượng của dòng sông nay đã tuyệt chủng- cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một trong những con sông -và là nguồn cung cấp nước ngọt- lớn nhất Trung quốc.

As to why this is in any way relevant to the Chinese fish you eat in America, remember that it is precisely this Yangtze stew—as well as the equally wretched waters of the Pearl and Yellow Rivers—that fill the export-focused fish farms on China’s East Coast. Of course, because Chinese eels, fish, and shrimp are raised in such toxic conditions, the creatures suffer from all manner of infections and parasites.

Còn hỏi tại sao câu chuyện này lại liên quan đến thủy sản Trung quốc mà bạn ăn ở Mỹ, hãy nhớ rằng chính những đống mùn rác trên dòng Dương tử, cũng như nước từ những con sông Châu giang và Hoàng hải bất hạnh, đang đổ vào những cơ sở nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở bờ Đông Trung quốc. Lẽ dĩ nhiên, vì lươn, cá, tôm của Trung quốc được nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, con người sẽ bị nhiễm đủ loại vi trùng và ký sinh trùng.

As Chinese scholar Liu Chenglin has noted:

The conditions that aquacultured seafood is grown under in China are deplorable: Producers tightly cram thousands of finfish and shellfish into their facilities to maximize production. This generates large amounts of waste, contaminates the water, and spreads disease, which can kill off entire crops of fish if left untreated. Even if a disease does not kill off all the fish in an aquaculture facility, remaining bacteria, such as Vibrio, Listeria, or Salmonella, can sicken people who eat the fish.

Học giả Trung quốc Lưu chính Linh ghi nhận:

Các điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở Trung quốc thật tệ hại: Những người sản xuất dồn chặt vào bể nuôi hàng ngàn loại cá, tôm để có sản lượng cao nhất. Điều này tạo ra một lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nước và truyền những bệnh có thể giết hết cả mẻ cá nếu không được xử lý. Cho dù căn bệnh không giết hết tôm cá trong bể nuôi, thì những loại vi trùng còn đấy như Vibrio, Listeria, hay Salmonella vẫn có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị nhiễm bệnh.

To treat these conditions, China’s fish farmers routinely pump all manner of banned antibiotics, antifungals, antivirals, and dyes into their polluted waters. These toxic substances, which are inevitably

absorbed into the creatures’ flesh, range from malachite green, chloramphenicol, and fluoroquinolones to nitrofurans, contraceptive drugs, and gentian violet; and they can do everything from cause cancer and trigger rare diseases like aplastic anemia to degrade the human body’s ability to use antibiotics to cure infections.

Để xử lý môi trường nuôi, những người nuôi cá Trung quốc thường bơm đủ loại kháng sinh,thuốc kháng nấm, thuốc kháng khuẩn và thuốc nhuộm vào nước đã bị ô nhiễm. Những độc chất này, không tránh khỏi việc ngấm vào thịt sinh vật, bao gồm từ lục malachit, chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc tím gentian. Chúng có thể gây ra đủ thứ bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.

On top of these outrages, Chinese fish processors routinely treat fish for export with substances such as carbon monoxide gas to give the filets a bright red color. This not only increases the visual appeal of the product but disguises any spoilage. Please remember that little trick the next time you see a nice pink Chinese fish and think it is “fresh frozen.”

Trên cả những sự vi phạm trắng trợn này, các nhà máy chế biến thúy sản Trung quốc còn thường xuyên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng fi-lê cá có màu đỏ tươi. Việc này không những làm tăng vẻ ngoài hấp dẫn của sản phẩm mà còn che dấu được những sản phẩm đã hư hỏng. Bạn hãy nhớ kỹ trò lừa đảo nhỏ mọn này mỗi khi bạn thấy một miếng cá Trung quốc đỏ tươi và nghĩ rằng nó được “làm đông lúc còn tươi nguyên”.

Of course, in China, “what’s good for the American goose is often not what’s good for the Chinese gander.” Indeed, this type of “pink primping” is subject to harsh penalties if used in fish designed for

domestic Chinese consumption.

Tất nhiên là ở Trung quốc, “ cái gì dân Mỹ dùng được thì thường lại không phải là cái mà dân Tàu dùng được”. Thật vậy, cái kiểu “tô son điểm phấn” này chịu những hình phạt rất nặng nếu dùng cho thủy sản phục vụ thị trường nội địa Trung quốc.

Now here is the broader point of this Chinese fish story—and really the only thing you need to remember: The U.S. Food and Drug Administration is so grossly understaffed that although it regulates 80% of America’s food supply, it only inspects less than 1% of food imports. It is precisely for this reason that whenever you eat anything from China you are effectively playing “Chinese Food Roulette.” And no amount of assurances from either the Chinese government or American regulators should convince you otherwise!

Bây giờ là điểm quan trọng hơn trong câu chuyện về thủy sản Trung quốc- và mới thực sự là điều duy nhất bạn cần nhớ: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thiếu nhiều nhân viên đến nỗi mặc dù họ kiểm soát 80% nguồn cung thực phẩm của Mỹ, họ chỉ có thể kiểm tra dưới 1% thực phẩm nhập khẩu. Đúng là bởi lý do này mà mỗi khi bạn ăn bất cứ thứ gì xuất xứ từ Trung quốc thì có nghĩa là bạn đang chơi “trò nguy hiểm với thức ăn Trung quốc” đấy. Và chính phủ Trung quốc cũng như nhà đương cục Hoa kỳ đều không thể bảo đảm an toàn cho bạn được!

Selling Fake Coals to Newcastle

Certain Chinese companies are now mass producing and selling fake rice to unwitting villagers. According to a report in the Korean-language Weekly Hong Kong, the manufacturers are blending potatoes, sweet potatoes, and plastic industrial resin to produce the imitation rice.

—Natural News

Bán than giả cho Newcastle.

Một vài công ty Trung quốc hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn gạo giả cho những dân làng không biết chuyện. Theo một báo cáo đăng trên tờ Tuần san Hongkong ấn bản tiếng Hàn, những người sản xuất đã trộn khoai tây, khoai lang và nhựa công nghiệp để làm gạo giả.

—Natural News

To end this chapter, we would be remiss in not sharing with you two of the most recent, brazen, and outrageous examples of Chinese product adulteration. These examples put several exclamation points on the point that if Chinese entrepreneurs will do these kinds of things to their own countrymen, why would you expect them to send us safe food, drugs, or products?

Chúng tôi có thể sẽ thiếu trách nhiệm khi kết thúc chương này mà không chia sẻ với bạn hai trong số những ví dụ về trò giả mạo sản phẩm vô liêm sỉ gần đây của Trung quốc. Những ví dụ này đưa ra lời cảnh báo là nếu các doanh nhân Trung quốc sẵn sàng làm giả đối vơi dân chúng của họ, thì sao chúng ta lại mong họ cung cấp cho mình những sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm an toàn?

The first example involves a scheme to pawn off fake plastic rice to poor villagers. In this particular con game, the faux rice manufacturers first mash up a blend of regular potatoes and sweet potatoes and mold the mash into the shape of rice kernels. Synthetic plastic resin is then added so the grains hold their shape; the giveaway is that you can boil the faux rice for hours and it remains crunchy. As noted by an official from the Chinese Restaurant Association, eating three bowls of this Frankenstein mashup is the same as swallowing an entire plastic bag. And you thought that wheat bran was hard on your intestinal track.

Ví dụ thứ nhất là về âm mưu làm gạo giả bán cho dân quê nghèo. Trong trò lừa lợi dụng lòng tin của người dân này, những kẻ làm giả trộn một hỗn hợp khoai tây và khoai lang rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Sau đó nhựa tổng hợp được thêm vào để giữ nguyên hình cho hạt gạo. Kết quả là bạn có thể nấu thứ gạo này hàng giờ mà nó vẫn cứng và dòn. Một viên chức của Hiệp hội Nhà hàng Trung quốc cho rằng ăn ba bát gạo quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một cái túi plastic. Và bạn nghĩ rằng cám gạo đã đóng cứng trong ruột mình.

As for example number two, this scheme is rampant throughout major provinces of China, including Gansu, Henan, Qinghai, Shanxi, and Sichuan. The con involves adding fake flavors and aromas to ordinary rice to make it smell and taste like the much more expensive premium and aromatic “Wuchang” rice.

Trong ví dụ thứ hai thì âm mưu được thực hiện trong những tỉnh lớn của Trung quốc, bao gồm các tỉnh Cam túc, Hà nam, Thanh hải, Sơn tây và Tứ xuyên. Trong trò lừa đảo này, người ta thêm hương vị và mùi thơm giả vào gạo thường để làm cho nó có hương vị giống như loại gạo thơm Vũ xương đắt tiền.

By adding a mere half a kilo of fragrance, an unscrupulous Chinese rice processor can aromatize up to ten tons of rice. That this scheme is out of control is captured in one laugh-out-loud statistic reported by the Chinese media: Each year, farmers grow only 800,000 tons of Wuchang rice, but more than 10 million tons are sold at market.

Chỉ cần thêm nửa ký hương thơm thì người chế biến gạo Trung quốc có thể tạo mùi hương cho 10 tấn gạo. Âm mưu này bị bại lộ khi các phương tiện truyền thông Trung quốc công bố một báo cáo thống kê khôi hài: Mỗi năm, nông dân trồng được 800.000 tấn gạo Vũ xương, nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn!

Nor is there any apparent remorse among the perpetrators of this scam. When confronted, one spokesman for a company caught redhanded simply said, “The adulterated rice products have been selling very well due to the lower prices compared to the real thing.” We know sociopaths who have more social conscience.

Không hề thấy một sự hối hận nào từ thủ phạm của những trò lừa đảo này. Khi buộc phải đối chất, phát ngôn viên của một công ty bị bắt quả tang làm giả chỉ nói:” Gạo giả bán rất chạy vì giá rẻ so với gạo thật”. Thật là những kẻ vô đạo đức có trách nhiệm xã hội cao!





No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn