MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 29, 2011

DEATH BY CHINA 5 - Peter Navarro and Greg Autry - CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA


DEATH BY CHINA

Confronting the Dragon —A Global Call to Action

Peter Navarro and Greg Autry

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA

Lời Kêu Gọi Toàn Cầu Chống Quỷ Rồng

Peter Navarro and Greg Autry

Chapter 5 - Death by Currency Manipulation: Crouching Tiger, Nuking Dragon

Chương 5: Cái chết đến từ thao túng tiền tệ: Hổ thu mình, rồng công phá

American workers can compete dollar for dollar against Chinese workers. They just can’t compete dollars against manipulated yuans.

—Eric Lotke, Campaign for America’s Future

Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả từng đồng đô-la một với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với đồng tệ bị thao túng.

- Eric Lotke, Chiến dịch vì tương lai Mỹ

If money is the root of all evil, then China’s manipulation of its currency, the yuan, is the tap root of everything wrong with the U.S.–China trade relationship. For more than a decade, chronic U.S. trade deficits with China have dramatically slowed America’s economic growth rate and spiked our unemployment rate. Yet it would be impossible for China to keep sucking the lifeblood out of the American economy without its fangs of currency manipulation.

Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của Trung Quốc trên đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên của Mỹ với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đột kích vào tỉ lệ thất nghiệp My. Nhưng chúng ta sẽ không thể để Trung Quốc tiếp tục hút cạn sinh lực của kinh tế Mỹ dưới nanh vuốt của thao túng tiền tệ.

China manipulates its currency by artificially “pegging” the Chinese yuan to the U.S. dollar at a grossly undervalued fixed exchange rate. To understand why this debilitates the American economy, it is critical to understand that any nation’s economy is driven by only four factors: consumption, business investment, government spending, and “net exports.”

Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ với đô-la Mỹ ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này lại phá hoại kinh tế Mỹ, điều cốt yếu cần hiểu là kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng đều chỉ phụ thuỗc vào 4 yếu tố: mức tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “cán cân xuất nhập khẩu”.

This last growth driver—net exports—is the most important for our discussion of Chinese currency manipulation because it measures the difference between how much we export to the world minus how much we import. And here is a critical observation that underscores the essential role that net exports play in our economy:

Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem tổng doanh số chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừ đi doanh số nhập khẩu. Nhận xét đặc biệt dưới đây nhấn mạnh vai trò quan yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên nền kinh tế:

When America runs a chronic trade deficit with China, this shaves critical points off our economic growth rate. This slower growth rate, in turn, thereby reduces the number of jobs America creates.

Khi nước Mỹ lâm vào thâm hụt mãn tính với Trung Quốc, một số phần trăm tăng trưởng kinh tế đã bị bào mòn đi. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm đi này đến lượt nó lại kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.

Of course, as the American economy suffers from slow growth and high unemployment, China enjoys just the opposite effect. The Dragon booms while America goes bust.

Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất nghiệp cao thì ở đầu bên kia, Trung Quốc là người hưởng lợi. Con rồng bùng nổ, trong khi nước Mỹ suy thoái.

Another Day Older, Deeper in Debt, and Slower in Growth So just how big is our trade deficit with China?

Just how many jobs has our “Chinese import dependence” cost us? And why is currency manipulation a principal reason the United States is unable to significantly reduce its trade deficit? Only by knowing the answers to these questions can we escape from China’s currency manipulation trap. Let’s start then with the size of the U.S. trade deficit. In terms of absolute size, America imports almost $1 billion a day more than it exports from China every business day of the year. That’s not a typo; it’s billion not million.

Ngày mỗi già cỗi hơn, chìm sâu hơn trong nợ nần và vật vờ hơn trong tăng trưởng. Vậy thì thâm hụt mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc lớn đến mức nào?

Bao nhiêu việc làm đã mất vì “sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc”? Và tại sao thao túng tiền tệ là lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể cải thiện đáng kể thâm hụt mậu dịch? Chỉ có hiểu rõ các câu trả lời mới giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thao túng tiền tệ Trung Quốc. Hãy bắt đầu bằng kích cỡ mức thâm thủng của Mỹ. Xét về con số tuyệt đối, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với Trung Quốc gần 1 tỷ đô-la mỗi ngày. Đây không phải lỗi đánh máy, hàng tỷ chứ không phải hàng triệu.

In terms of relative size, the U.S.–China trade deficit is equally astonishing. China accounts for almost half of our annual trade deficit in goods and fully 75% when petroleum imports are removed from the calculation. Here is one logical policy inference from these statistics: If America wants to reduce its overall trade deficit to increase its growth rate and create more jobs, the best place to start is with currency reform with China!

As for the actual impact our Chinese import dependence has had on America’s growth and unemployment rates, this, too, is mindboggling.

Còn xét về con số tương đối, mức thâm thủng cũng đem lại sự kinh ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về hàng hóa của Mỹ và tròn 75% khi loại doanh số nhập khẩu dầu mỏ ra khỏi phép tính. Như vậy, suy luận lô-gích từ các thống kê này là: nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, nhằm cải thiện tỉ lệ tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là sự cải cách tiền tệ với Trung Quốc.

Over the past decade, our trade deficit with China has typically shaved off close to half a point of GDP growth a year. While that might not seem like a large sum, it translates into a cumulative impact of millions of jobs that the American economy failed to create.

If we had those jobs right now plus the millions more manufacturing jobs that China’s unfair trade practices have destroyed outright, we wouldn’t be seeing unemployment lines wrapping around government buildings, fields of padlocked houses under foreclosure, and America’s empty factories pushing up weeds. Instead, we’d be on the sunny side of Easy Street.

Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng ta giật mình. Cả thập kỷ vừa qua, mức thâm thủng với Trung Quốc đã lấy mất gần nửa điểm phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta. Trong khi trông có vẻ không phải là con số lớn, trong thực tế điều này đã có ảnh hưởng tích lũy, làm hàng triệu công việc mất cơ hội được tạo ra. Giả sử ngay bây giờ, nếu chúng ta có được số lượng việc làm này, cộng thêm hàng triệu công việc khu vực sản xuất không bị hủy hoại do các thực thi thương mại bất công khác của Trung Quôc, chúng ta sẽ không phải thấy những hàng dài thất nghiệp bao vây các tòa nhà chính phủ, những khu nhà im ỉm bị tịch thu, và những công xưởng trống trơn đầy cỏ dại ở Mỹ. Thay vào đó, chúng ta hẳn đang bon bon tiến về phía trước.

As a side note, these stunning statistics always remind us of the story about Willie Sutton, the famous bank robber. When they asked Sutton why he robbed banks, he famously replied, “Because that’s where the money is.” Just as banks are where the money is, China’s currency manipulation is where our best hope of reducing our trade deficit—and reclaiming robust economic growth—lies.

Như một lưu ý bên lề, những số liệu gây choáng này luôn nhắc chúng ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton được hỏi tại sao lại cướp ngân hàng, hắn đã có câu trả lời nổi tiếng, “bởi vì ở đó có tiền”. Cũng giống như nhà băng là nơi có tiền, thao túng tiền tệ của Trung Quốc là nơi chúng ta nên kỳ vọng nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại phong độ tăng trưởng vững chãi cho nền kinh tế.

Hard Times for America from China’s Hard Dollar Peg

Những thời khắc khó khăn của Hoa Kỳ để thoát khỏi chính sách neo cứng đồng đô-la của Trung Quốc

So, just how does China manipulate its currency? It does so by effectively “hard pegging” its yuan to the dollar at a grossly undervalued fixed exchange rate: around six yuan to the dollar. This ultracheap yuan, in turn, provides a lucrative subsidy for Chinese exporters while levying a hefty tax on U.S. exports to China. The result of this currency manipulation, working in league with the other Chinese unfair trade practices we have discussed, has been the chronic U.S. trade deficits we have just weighed and measured. Now here’s the key currency manipulation point: America’s trade imbalance with China could never persist in a world of free trade where China allowed its currency to float freely alongside other floating currencies around the world like the euro, Japanese yen, Swiss Franc, Brazilian real, Indian rupee, and U.S. dollar.

Như vậy, Trung Quốc đã làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họ đã thực hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng nhân dân tệ với đồng đô-la ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thực: khoảng 6 tệ ăn 1 đô-la. Đồng tệ siêu rẻ này đến lượt nó lại cung cấp tài trợ cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi lại đánh thuế nặng lên hàng xuất khẩu của Mỹ. Kết cục của chính sách thao túng đồng tiền này, song hành cùng các thực thi kinh doanh bất công khác như đã được đề cập, đã gây nên căn bệnh thâm thủng mậu dịch mãn tính của Hoa Kỳ như đã được mổ xẻ, phân tích ở trên. Còn đây là chìa khóa cho vấn đề thâm hụt: sự bất cân xứng mậu dịch Mỹ-Trung sẽ không bao giờ tồn tại trong thế giới thương mại tự do, khi mà Trung Quốc thả nổi tự do đồng tệ cũng như bao đồng tiền thả nổi khác trên thế giới như yên Nhật, real Bra-xin, franc Thụy Sỹ, ru-pi Ấn Độ, và đô-la Mỹ.

In a world of free trade characterized by completely floating exchange rates, the U.S.–China trade imbalance could never persist because as the U.S. trade deficit rose, the dollar would fall relative to the yuan. As the dollar fell, U.S. exports to China would rise, Chinese imports would fall, and trade would come back into balance. However, by pegging the yuan to the dollar, a mercantilist China subverts this free trade adjustment process—even as it undermines a global free trade framework based on the promise of mutual gain.

Trong một thế giới tự do mậu dịch đặc trưng bởi các tỉ giá được thả nổi, sự bất cân xứng thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ hiện diện, bởi vì khi mức thâm hụt tăng lên, giá trị đồng đô-la sẽ giảm tương đối với đồng tệ. Khi đô-la rớt giá, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách neo đồng tệ vào đồng đô-la, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh thương mại tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu mậu dịch tự do toàn cầu vốn dựa trên triển vọng giao dịch cùng có lợi.

The Nuking Dragon Declares a New Kind of War

The Chinese government has begun a concerted campaign of economic threats against the United States, hinting that it may liquidate its vast holding of U.S. treasuries if Washington imposes trade sanctions.... Described as China’s “nuclear option” in the state media, such action could trigger a dollar crash.... It would also cause a spike in U.S. bond yields, hammering the U.S. housing market and perhaps tipping the economy into recession.

—The London Telegraph

Con Rồng quậy phá tuyên bố một loại chiến tranh mới

Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phối hợp tung ra các răn đe chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể thanh lý số trái phiếu Mỹ khổng lồ họ đang nắm giữ, nếu Washington áp đặt các trừng phạt thương mại… Được mô tả như là “phương án chiến tranh hạt nhân” của Trung Quốc, hành động đó có thể kích hoạt một cuộc sụp đổ đồng đô-la… Nó cũng giáng đòn chí tử vào lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái.

- Báo Bưu điện Luân Đôn

It’s bad enough that Chinese currency manipulation has left the American economy stuck in first gear while destroying millions of jobs. It is worse that this particular “Death by Chinese Currency Manipulation” also threatens the “Death of American Political Sovereignty.” At the heart of this matter is what the war hawks running China’s central bank have threatened us with. These hawks call it the “financial nuclear option,” and it involves using China’s vast foreign reserves to destabilize America’s banks, stock market, and bond market.

Thật là tồi tệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ngay từ đầu bằng cách hủy hoại hàng triệu công ăn việc làm. Còn tồi tệ hơn nữa, “cái chết đến từ thao túng tiền tệ” này lại kéo theo “cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là các đe dọa mà những con diều hâu chiến tranh đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra. Chúng gọi nó là “phương án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao hàm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc để làm bất ổn các Ngân hàng Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu.

To understand just how credible China’s threat of “dropping the big one” on America’s financial system is, it helps to illustrate more precisely how China manipulates its currency. This process begins when you or I walk into a store like Walmart and buy a Chinese product, after which our dollars are shipped overseas. At this point, to maintain the U.S. dollar’s fixed peg to the yuan, China must promptly recycle our “Walmart dollars” back into the United States by buying financial assets such as U.S. government bonds, U.S. real estate, or U.S. companies; otherwise, upward pressures would build on the yuan.

Để hiểu mối đe dọa của Trung Quốc “đánh gục gã khổng lồ” trên phương diện hệ thống tài chính là xác thực đến mức nào, chúng ta sẽ không phí công khi mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩm Trung Quốc, sau đó các đồng đô-la này sẽ được di chuyển vượt đại dương. Lúc này, để duy trì chính sách neo chặt đô-la với đồng tệ, Trung Quốc phải nhanh chóng hồi chuyển “số đô-la Walmart” đó của chúng ta vào trở lại Mỹ bằng cách mua tài sản tài chánh như trái phiếu chính phủ Mỹ, bất động sản Mỹ, hay các công ty Mỹ; nói cách khác, áp lực ngược sẽ được đặt lên đồng tệ.

Now here’s perhaps the most interesting little twist on this currency manipulation tale: Before the Chinese government can recycle any of our Walmart dollars, it must gain control of those dollars from the Chinese exporters that accumulated them. This requires a convoluted process known as sterilization.

To sterilize our Walmart dollars, the Chinese government forces its exporters to buy Chinese government bonds denominated in U.S. dollars. In return for surrendering their greenbacks, exporters then receive about 4% interest on the sterilization bonds. The Chinese government then turns around and reinvests the captured sterilized greenbacks back into U.S. government bonds that pay less than 2% interest. China thereby loses 2% or more in interest on every dollar it sterilizes—and the losses run into the billions!

Bây giờ là câu chuyện đáng quan tâm nhất về thủ thuật thao túng tiền tệ: trước khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô-la Walmart nào của chúng ta, họ phải giành quyền kiểm soát những đô-la này từ tay những nhà xuất khẩu Trung Quốc. Điều này đòi hỏi một quá trình xoay vòng được gọi là “quá trình thanh lý”. Để thanh lý những đô-la Walmart của chúng ta, chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc định giá bằng đô-la Mỹ. Đổi lại việc giao nộp những tờ giấy bạc Mỹ, các nhà xuất khẩu được nhận lãi suất khoảng 4% trên các trái phiếu thanh lý này. Kế tiếp, chính phủ Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những tờ đô-la này vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất ít hơn 2%. Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi suất cho mỗi đô-la Mỹ được thanh lý, và khoản lỗ lã này lên đến hàng tỷ đô-la.

Just why is the Chinese central bank willing to shoulder such huge losses? It is because the Communist Party is far more interested in creating jobs to maintain political stability and its totalitarian grip on the country than it is in actually making money. That’s one of the big differences between true American capitalism and China’s perverted “beggar thy neighbor” brand of state capitalism. And never mind that in this zero-sum currency manipulation process, many of the jobs that China gains are exactly the ones lost by the American economy.

Câu hỏi là tại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh khoản lỗ khổng lồ như vậy? Câu trả lời là bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn trong việc tạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và sự toàn trị đất nước so với việc kiếm tiền thực tế. Đó là một trong những điều khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ thực dụng và chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc đã bị bóp méo qua chủ trương “lợi mình – hại người”. Và đừng bao giờ nghi ngờ rằng với quá trình thao túng tiền tệ có tổng bằng không này, rất nhiều công ăn việc làm mà Trung Quốc lấy được sẽ bằng đúng số việc làm bị mất đi tại Hoa Kỳ.

In fact, this process of Chinese currency manipulation has led to an accumulation of over $2 trillion in U.S. foreign reserves now held by the People’s Bank of China, aka, American’s mortgage banker. To put this astonishing sum in perspective, it’s more than the gross national product of India or Canada, and it’s nearly equal to that of the United Kingdom. It is also bigger than the GDP of South Korea, Mexico, and Ireland combined!

Trên thực tế, quá trình thao túng tiền tệ này đã tích lũy được một quỹ dự trữ ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nắm giữ, mà nay đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay của người Mỹ. Để hiểu hết ý nghĩa con số gây sốc này, chúng ta nên biết nó còn lớn hơn tổng sản lượng quốc dân của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng nếu so với Anh quốc. Nó cũng lớn hơn GDP của cả ba nước Đại Hàn, Mexico, và Ireland gộp lại.

What this astonishing sum means is this: China could take its foreign reserves and buy a controlling interest in all the big American companies listed on the Dow Jones Industrial Average, including giants like Microsoft, Exxon, and Walmart—and still have enough cash left over to buy up majority stakes in Apple, Intel, and Ford.

Con số khổng lồ này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Mỹ có tên trong danh sách Chỉ số Dow Jones Công nghiệp Trung bình, gồm cả những gã khổng lồ như Microsoft, Exxon, và Walmart, rồi tiền còn lại vẫn đủ để mua cổ phần đa số của Apple, Intel, và Ford.

It is precisely China’s massive accumulation of dollardenominated foreign reserves that now allows the Chinese Communist Party to credibly threaten to nuke our financial system. As He Fan of the Chinese Academy of Social Sciences has said in threatening the financial nuclear option, if China were to begin dumping dollars, this would “lead to a mass depreciation of the dollar.” And as the excerpt leading off this chapter has aptly described, such a “dollar crash” would “cause a spike in U.S. bond yields, hammering the U.S. housing market and perhaps tip the economy into recession.”

Chính xác là sự tích lũy khổng lồ quỹ dự trữ ngoại hối bằng đô-la Mỹ cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sở đe dọa “tấn công hạt nhân” hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Như He Fan thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa sử dụng “phương án tấn công hạt nhân” về tài chính, rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô-la, sự rớt giá thê thảm của đồng đô-la sẽ xảy ra. Và như trích dẫn ở đầu chương đã khéo léo mô tả, sự sụp đổ đồng đô-la “sẽ giáng đòn chí tử vào lãi suất trái phiếu Mỹ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái”.

In fact, there is clear evidence that a kowtowing Uncle Sam has already begun to surrender at least some of America’s political sovereignty to China because of the credibility of China’s financial nuclear option. Indeed, any time now that the White House, the Congress, or the U.S. Trade Representative threatens to crack down on unfair trade practices, China fires a missile across our bow by threatening to dump—and in some cases actually dumping—U.S. dollar reserves. Indeed, the existence of this financial nuclear threat goes a long way toward explaining the perennially timid behavior toward China of various U.S. Secretaries of the Treasury over the last decade—from Bush’s Hank Paulson to Obama’s Timothy Geithner.

Trong thực tế đã có bằng chứng rõ ràng rằng một Chú Sam khúm núm đã bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do nguy cơ có thực của phương án tấn công hạt nhân tài chính từ phía Trung Quốc. Thực vậy, lúc này bất cứ khi nào mà Nhà Trắng, Quốc Hội hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ lên tiếng đòi xóa bỏ các thực thi mậu dịch bất bình đẳng, Trung Quốc liền phản pháo bằng cách đe dọa bán tháo - và trong vài trường hợp có bán tháo thực sự – dự trữ đồng đô-la. Thực tế, sự tồn tại của mối “đe dọa hạt nhân tài chính” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng Tài chánh thập niên vừa qua, từ Hank Paulson dưới trào Bush cho đến Timothy Geithner dưới trào Obama.

And please understand this: Over time, it would be extremely naïve for any American to think that China’s “greenback blackmail” will be limited to merely trade issues. At some point, Chinese officials

are likely to use this weapon on any one of a number of geopolitical issues: from White House visits by the Dalai Lama and arms sales to India to the ever-present conflict on the Korean peninsula, and the ever-touchy U.S. backing of Taiwan.

Vui lòng hiểu rõ điều này: qua thời gian, sẽ cực kỳ ngây thơ cho bất kỳ người Mỹ nào nghĩ rằng chính sách “tống tiền đồng bạc xanh” của Trung Quốc chỉ khu trú trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài địa chính trị: từ chuyến thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt Ma, bán vũ khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chuyện nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.

China, Can You Spare Us a Gazillion Dimes?

Chinese currency manipulation has not only led to a loss of American political sovereignty. It has also greatly facilitated America’s self-inflicted “Death by Fiscal Profligacy.” Remember: In the process of currency manipulation, the Chinese government must maintain the peg between the yuan and the dollar principally by buying U.S. government bonds. In this way, our Chinese mortgage banker helps American politicians finance our massive budget deficits.

Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng tôi lượng lớn đồng 1 hào?

Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất mát chủ quyền chính trị của Mỹ. Nó còn làm người Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu hoang”. Hãy nhớ: trong quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái neo giữa đồng tệ và đô-la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Bằng cách này, người cho vay đến từ Trung Quốc đã giúp các chính khách Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách khổng lồ.

That China helps us finance programs like America’s serial fiscal stimuli and the Federal Reserve’s easy money printing press is no small irony. After all, it is largely because of America’s blood-sucking trade deficits with China that America’s politicians feel they need to keep priming the economic pump with deficit spending—even as we keep getting deeper and deeper into debt to a totalitarian regime benefiting greatly from our demise.

Sự kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như chương trình kích thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc in tiền dễ dàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là một sự chua chát bình thường. Sau rốt, phần lớn bởi vì mức thâm hụt nguy hại với Trung Quốc mà các chính khách Mỹ cảm thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng các chi tiêu thâm thủng, thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào nợ nần với một chế độ chuyên chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.

In fact, this whole sad process in which China has become America’s mortgage banker has been part of a Devil’s bargain President Barack Obama has engaged in ever since he took office and broke his promise to get tough on Chinese mercantilism. Here, we need to clearly remember that on the 2008 campaign trail, in key industrial swing states like Illinois, Michigan, Ohio, and Pennsylvania, Candidate Obama repeatedly promised to crack down on unfair Chinese trade practices.

Thực tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó, Trung Quốc đóng vai nhà cho vay của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với Quỷ” mà sự thể là Tổng thống Barrack Obama hứa hẹn ngay từ lúc nhậm chức sẽ mạnh tay với chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc và rồi đã thất hứa. Ở đây, chúng ta cần nhớ rõ rằng trong chiến dịch tranh cử 2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang do dự như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thực thi thương mại bất bình đẳng với Trung Quốc.

Since taking office, however, President Obama’s Treasury Department, led by the aforementioned Timothy Geithner, has repeatedly refused to brand China a currency manipulator. However, it is precisely such a move that would allow the United States to impose appropriate countervailing duties to eliminate one of China’s most important mercantilist edges. But instead of fulfilling his campaign promise, President Obama has chosen this dangerous devil’s bargain: “You keep buying our bonds, China, and we won’t take any meaningful actions on trade reform.” In this way, the President has wrongly put politics and his administration’s short-term financing needs ahead of America’s prospects for long-term economic recovery. This is dead wrong, because no matter how many trillions of Walmart dollars we borrow back from China to throw at the American economy, these stimulus bucks won’t make any difference—until we achieve constructive currency reform with China.

Từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu bởi Timothy Geithner như đã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, chính xác là một động thái như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ một trong các phương diện bảo hộ quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng thay cho việc thực thi lời đã hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc mặc cả nguy hiểm với Quỷ: “Ngài, Trung Quốc, hãy tiếp tục mua trái phiếu của chúng tôi, đổi lại chúng tôi sẽ không áp dụng bất kỳ hành động nào đáng kể để cải cách mậu dịch”. Bằng cách này, Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu tài chính trước mắt của Nội các ông ta ưu tiên hơn triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết người, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ “đô-la Walmart” từ Trung Quốc để ném vào nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền kích thích này cũng sẽ không tạo nên khác biệt, cho đến khi nào chúng ta đạt được cải cách tiền tệ tích cực với Trung Quốc.

America Trapped in the Global Economic Elevator

We’re fed up. China’s mercantilist policies are hurting the rest of the world, not just America. It helped create the global recession that we’re in. The Chinese want to be treated as a developing country, but they’re a global giant, the leading exporter in the world.

—Senator Lindsey Graham (R-SC)

Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang kinh tế toàn cầu

Chúng tôi chán rồi. Chính sách bảo hộ của Trung Quốc đã làm thương tổn phần còn lại của thế giới, không chỉ mỗi nước Mỹ. Nó gây nên một cuộc suy thoái toàn cầu. Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát triển, nhưng họ là một gã khổng lồ, là nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới.

- Thượng Nghị sĩ Lindsay Graham (R-SC)

As a final observation from 30,000 feet, China’s currency manipulation is not just debilitating the American economy. It is threatening to tear asunder the entire global economic fabric and free trade framework. The problem is this: Whenever the U.S. dollar declines against other currencies such as the euro, real, won, and yen—as it now does frequently—the Chinese yuan falls with it. This fall in the yuan against these other currencies in turn provides a mercantilist China with an even sharper edge against competitors around the world—from Europe and Brazil to Japan and South Korea. The results have included the flagging export demand that drove Europe into economic stagnation and the prolonging of Japan’s now decadelong persistent slow growth. Meanwhile, inflation runs rampant in countries like Australia and Brazil due to speculative hot money flows and commodity price appreciation that can be traced directly back to the undervalued yuan.

Quan sát từ xa 30.000 feet, việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm tổn hại kinh tế Mỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ tấm vải kinh tế toàn cầu và cơ cấu tự do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng đô-la giảm so với các loại tiền tệ khác như euro, real, won, hay yên – chuyện bây giờ xảy ra thường xuyên – thì đồng tệ cũng rớt giá theo nó. Đến lượt nó, việc rớt giá của nhân dân tệ so với các đồng tiền khác lại cung cấp cho Trung Quốc bảo hộ một mũi dùi sắc bén hơn chống lại các đối thủ cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Braxin cho đến Nhật Bản và Đại Hàn. Hệ lụy là cầu xuất khẩu suy giảm và đã dẫn châu Âu vào cơn vật vờ về kinh tế, cũng như kéo dài thêm sự tăng trưởng uể oải của Nhật vốn đã lê thê cả chục năm nay. Trong khi đó, lạm phát chồm lên ở các quốc gia như Úc và Braxin, do các dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào và do sự tăng giá hàng hóa mà ta có thể truy ngược trực tiếp trở lại là do đồng tệ được định giá thấp.

Throughout all of this—and despite repeated calls from institutions like the International Monetary Fund and World Bank for China to strengthen its currency—China has taken the hardest possible line against reform. This hard line begins right at the top of China’s leadership; as the proverb says, “A fish rots from the head down.”

Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối cứng rắn này bắt đầu ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói, “cá thì ương từ đầu xuống”.

Consider, for example, this incredulous response from Prime Minister Wen Jiabao to pressure from other members of the G-20 to revalue. Said Wen: “First of all, I do not think the [yuan] is undervalued.” Right, Mr. Wen, and the air is clean in Beijing, Tibetans love being part of China, the people speak freely in Shanghai, and your lunar space probe has shown that the moon is made of Swiss cheese.

In fact, with these kinds of absurd responses to international pressure from top Communist Party leaders, it’s hard to tell whether China’s currency manipulation denial is more akin to a Shakespearean

tragedy or a Molière farce. After all, of all the countries that stand to benefit from China strengthening its currency, China would benefit the most!

Ví dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước áp lực đòi định giá lại đồng tệ của các thành viên khác trong khối G-20. Ôn nói: ”Trước tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng đấy, Mr.Ôn, cũng như không khí ở Bắc Kinh thì trong lành, người Tây Tạng mong muốn là một phần của Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do ở Thượng Hải, và chuyến thăm dò không gian Mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy nó được tạo thành từ phó mát Thụy Sĩ. Trong thực tế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực quốc tế của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói liệu việc chối bỏ mình thao túng tiền tệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay giống với trò hề của Moliere. Sau cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.

For starters, a stronger yuan would fight rapidly rising inflation in China by lowering the cost of oil, raw materials, and the myriad other inputs China needs to run its factories. As an important inflation fighting bonus, a stronger yuan would also promptly halt the speculative inflows of “hot money” now inflating both a Chinese stock market and real estate bubble.

Để khởi đầu cải cách, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục nhanh chóng lạm phát đang gia tăng ở Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên liệu, và vô số chi phí đầu vào mà Trung Quốc cần để vận hành các công xưởng. Và như một phần thưởng chống lạm phát mạnh mẽ, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi phồng cả thị trường chứng khoán và bong bóng nhà đất Trung Quốc.

Most importantly, a stronger yuan would put significantly more purchasing power in the hands of a woefully underdeveloped Chinese consumer. In this way, Chinese currency reform would make China far less dependent on selling exports to the rest of the world—a vulnerability that represents the true Achilles’ heel of China’s growth model.

Điều quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức mua của người tiêu dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ của Trung Quốc sẽ làm nó ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới – một điểm yếu được mô tả như gót chân Achille của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.

Unfortunately, China’s leaders refuse to accept the compelling logic of this message. Instead, these brittle ideologues defend their intransigent position by claiming that strengthening the yuan would destroy China’s economy by sharply reducing its exports. But this is just another way of saying that the only way China can keep growing is by beggaring the rest of the world. One must also consider the obvious possibility that beggaring the rest of the world and, in particular, emasculating America’s economy and manufacturing base is, in fact, one of China’s long-term strategic and military goals.

Không may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết phục của thông điệp này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng bằng tuyên bố rằng đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc do xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Nhưng điều này cũng là một cách nữa để nói rằng phương thức duy nhất giữ Trung Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của thế giới, và đặc biệt, làm suy nhược nền kinh tế và cơ sở sản xuất của Mỹ, mà thực tế đây là một trong những mục tiêu quân sự và chiến lược lâu dài của Trung Quốc.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn