DEATH BY CHINA Confronting the Dragon —A Global Call to Action
Peter Navarro and Greg Autry | CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA Lời Kêu Gọi Toàn Cầu Chống Quỷ Rồng
Peter Navarro and Greg Autry
|
Chapter 12 - Death to a Big Planet: Do You Want to Be Fried with That Apocalypse?
| CHƯƠNG 12: Án Tử cho Hành tinh lớn: Bạn có muốn bị chết thui vào ngày tận thế đó?
|
China’s environmental problems are mounting. Water pollution and water scarcity are burdening the economy, rising levels of air pollution are endangering the health of millions of Chinese, and much of the country’s land is rapidly turning into desert. —Foreign Affairs
This soot-blackened city of Linfen in China’s inland Shanxi province makes Dickensian London look as pristine as a nature park. Shanxi is the heart of China’s coal belt, and the hills around Linfen are dotted with mines, legal and illegal, and the air is filled with burning coal. Don’t bother hanging your laundry—it’ll turn black before it dries. —Times
| Các vấn đề môi trường của Trung Quốc đang gia tăng. Nước ô nhiễm và khan hiếm là gánh nặng của nền kinh tế, mức độ ô nhiễm không khí gia tăng đe dọa sức khỏe của hàng triệu người Trung Quốc, và nhiều vùng đất đang biến thành hoang mạc khá nhanh chóng —Foreign Affairs
So với thành phố xám tro Lâm Phần (Linfen) thuộc tỉnh Sơn Tây (Shanxi) nội địa Trung Quốc, Luân Đôn u tối trong truyện của Dicken trông tinh khôi như một công viên thiên nhiên. Sơn Tây là trung tâm của vành đai than đá nước này, những ngọn đồi xung quanh Lâm Phần lỗ chỗ các mỏ than - cả mỏ lậu lẫn hợp pháp, không khí đầy muội than. Đừng lo phơi đồ giặt của bạn – chúng sẽ được nhuộm đen trước khi kịp khô. —Times
|
The Chinese people are not generally known for being stupid. But what China’s business and government leaders are doing to the air, land, and waters of their country—with the tacit acceptance of much of the population—has to be one of the dumbest, most shortsighted, and self-destructive acts of mass violence against Mother Nature the world has ever witnessed. Whether it is the eye-stinging, throat-scratching, lung-busting toxic air pollution belching up from China’s factory floor, or the tsunami of cancerous chemicals and raw feces inundating great rivers like the Yellow and Yangtze, or the ubiquitous heavy metals, pesticide residues, and deadly “e-waste” marinating prime farmland or China’s Long March of deforestation and desertification from the westernmost province of Xinjiang to the very gates of Beijing, it’s becoming an ever more Silent Spring virtually year round.
| Không ai cho là người dân Trung Quốc ngu ngốc. Nhưng những gì các nhà lãnh đạo chính phủ và giới kinh doanh Trung Quốc đang làm với bầu không khí, nước và đất đai của đất nước họ - với sự chấp nhận ngầm của đa số dân chúng – hẳn phải là hành vi gây hại diện rộng xuẩn ngốc nhất, thiển cận nhất, và dẫn đến tự hủy diệt đối với Mẹ Thiên Nhiên mà thế giới từng chứng kiến. Đó là đau nhức mắt, ngứa họng với thứ không khí nhiễm độc đến xé phổi phun ra ở các khu nhà máy của Trung Quốc, hay ồ ạt các hóa chất gây ung thư, phân và chất thải chưa xử lý tràn ngập các dòng sông lớn nhất như Hoàng Hà (Yellow) và Trường Giang (Yangtze/Dương Tử), hay ô nhiễm lượng lớn các kim loại nặng, thuốc trừ sâu dư lượng và các chất thải điện tử chết người đầy trong đất nông nghiệp hay là cuộc Đại Trường chinh (Long March) phá rừng và sa mạc hóa từ vùng cực tây Tân Cương (Xinjiang) đến tận cửa ngõ Bắc Kinh, tất cả hơn bao giờ hết vẫn đang hình thành một “Mùa xuân thầm lặng” cùng năm tháng.
|
Of course, Communist Party officials are wont to excuse their crimes against Mother Nature by arguing that their budding empire is still in a relatively early stage of its economic development. They insist that at least some environmental damage is to be expected before Red China makes the “inevitable” transition to Green China.
| Tất nhiên, thói thường của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc biện hộ cho tội ác chống Mẹ Thiên Nhiên rằng đế chế non trẻ của họ vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Họ nhấn mạnh rằng ít nhất vẫn lường được một số tổn hại về môi trường trước khi Trung Hoa Đỏ (Red China) tạo nên một quá trình chuyển đổi “không thể tránh khỏi” thành Trung Quốc Xanh.
|
And at least some “jobs now, environment later” party apparatchiks are quick to point out that when industrial America was first developing over a century ago, Pittsburgh was encased in a coal-encrusted shroud and Cleveland was a city where, if you couldn’t walk on the water, you could at least set that water on fire.
| Và một số vị lãnh đạo đảng theo thuyết “việc làm cho bây giờ, môi trường để sau này” hẳn nhanh chóng chỉ ra rằng khi nước Mỹ công nghiệp lần đầu tiên phát triển từ hơn một thế kỷ trước, Pittsburgh đã bị bọc trong tấm vải liệm nạm than và Cleveland là thành phố mà ở đó nếu bạn không thể đi bộ trên mặt nước vì quá tù đọng thì ít nhất có thể đốt cháy nước trên ngọn lửa.
|
Well, we hear that China. But China please hear this: Anything that America has ever done in its environmental history or that Victorian England ever did during the Industrial Revolution or that Brazil or Indonesia or Mexico or indeed any other big country anywhere today is now doing pales in comparison to the wholesale and retail environmental desecration now going on in China. And you don’t have to be Al Gore to understand this inconvenient truth: Much of the environmental damage being done is not just irreversible; China’s industrial “slash and burn” spillover effects are spreading quite literally like a cancer around the world.
| Vâng, thưa Trung Quốc, chúng tôi biết thế. Nhưng Trung Quốc xin hãy nghe điều này: Bất kỳ điều gì Mỹ đã từng làm trong lịch sử môi trường của nó hay việc nước Anh triều đại Victoria đã làm trong suốt cuộc Cách mạng Công nghiệp hay Brazil hoặc Indonesia, Mexico hoặc thậm chí bất kỳ các nước lớn nào khác hôm nay đang làm tại bất kể đâu là không đáng kể gì so với sự báng bổ môi trường hàng loạt từ nhỏ đến lớn đang diễn ra ở Trung Quốc. Và ta không cần phải là Al Gore để hiểu cái sự thật tệ hại này: Phần lớn các thiệt hại môi trường đang gây ra là không thể sửa chữa; hiệu ứng “đốn và đốt” công nghiệp của Trung Quốc đang lan tỏa như một căn bệnh ung thư ra khắp thế giới.
|
It is because of this last observation that all of us outside of China must ultimately be concerned about the Chinese government’s myopic willingness to wantonly trade off its air, water, and soil for 30 pieces of silver and a bigger global market share. For unlike in Las Vegas, “What happens in China doesn’t stay in China.” To bring this slogan right to our doorstep, consider that the toxic gases rising up like locusts from China’s factory floor now befoul the air basins not just of Japan, Taiwan, and the Korean Peninsula but also of Los Angeles, San Francisco, and Denver.
| Chính bởi điều đó tất cả chúng ta ở bên ngoài Trung Quốc rốt cục phải băn khoăn về sự sốt sắng thiển cận của chính phủ China ngang nhiên đánh đổi không khí, nước và đất trồng lấy 30 đồng bạc và mảnh thị phần lớn hơn trên thị trường toàn cầu. Không giống như ở Las Vegas, “Cái gì xảy ra ở Trung Quốc không ở lại Trung Quốc”. Hãy mang khẩu hiệu này đến ngay trước thềm nhà chúng ta, hãy cân nhắc việc khí độc hại gia tăng như châu chấu từ các nhà máy Trung Quốc nay đang làm bẩn bầu không khí không chỉ của Nhật Bản, Đài Loan và bán đảo Triều Tiên mà còn của Los Angeles, San Francisco và Denver.
|
Consider also, as Chapter 2, “Death by Chinese Poison,” has graphically illustrated, that the bacteria, dioxins, heavy metals, and toxic pesticide residues that pollute the waters and soil of China are winding up in our apple juice, chicken, fish, garlic, honey, vitamins, and other foods and drugs that America imports from China.
| Như trong Chương 2 “Chết vì chất độc Trung Quốc” minh họa khá sinh động, các vi khuẩn, chất độc dioxin, kim loại nặng, thuốc trừ sâu dư lượng độc hại làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai Trung Quốc tất cả đang luẩn quẩn đâu đó trong sản phẩm nước táo, thịt gà, cá, tỏi, mật ong, vitamin, và các loại thực-dược phẩm khác Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc.
|
And looking into our children’s future, as air and water pollution, desertification, over-development, increasing soil toxicity, and climate change increasingly shrink or contaminate the Chinese harvests of key staples like wheat, rice, and soybeans, China will increasingly compete for food supplies from around the world—and prices will spike accordingly, from the village markets of Africa to the supermarkets of Europe to the food aisles of Walmart in America.
| Và nhìn vào tương lai con cháu chúng ta, khi sự ô nhiễm nước và không khí, sa mạc hóa, phát triển thái quá, nhiễm độc đất gia tăng và sự biến đổi khí hậu đang dần làm eo hẹp và phá hoại vụ thu hoạch những loại cây lương thực chính như lúa mì, gạo và đậu nành nước này, Trung Quốc sẽ gia tăng cạnh tranh tìm nguồn cung cấp thực phẩm từ khắp thế giới – và hệ quả giá cả sẽ tăng đột biến suốt từ các làng tận Châu Phi cho đến các siêu thị ở Châu Âu hay tận các lối đi khu thực phẩm của Walmart trên đất Mỹ.
|
For all these reasons and many more—including China’s role as the world’s most egregious global warmer—all of us around the world need to clearly understand the “Tragedy of the Global Commons” now unfolding and confront China accordingly.
| Vì tất cả các lý do đó và nhiều lý do khác nữa – bao gồm cả vai trò nghiêm trọng nhất của Trung Quốc trong sự nóng lên toàn cầu – tất cả chúng ta trên khắp thế giới cần hiểu rõ cái “Thảm kịch của Bàn ăn chung Toàn cầu” đang dần bộc lộ và cần đương đầu với Trung Quốc một cách tương xứng.
|
Don’t It Make Our Blue Skies Brown In America, we take city kids out to farms to show them cows and where milk comes from. In China, that’s the same kind of trip many adults raised in industrial cities like Beijing, Chongqing, and Chengdu must take to realize that the sky is actually blue during the day and has stars out at night. I learned this lesson firsthand on a humanitarian mission helping some urban Chinese doctors screen rural children for congenital heart defects and adults for hypertension. When these city mice got out to the countryside, they were amazed to actually see stars. The funny part was that the air was still so polluted even in the mountains of Yunnan, that rather than witnessing the amazing spectacle of two thousand stars that awes an American child on a camping trip to Joshua Tree or Mount Washington, all we actually saw was the handful of twinkling smudges you’d catch most any night in Los Angeles. —Greg Autry
| Đừng để họ phủ Nâu bầu trời xanh của ta Ở Mỹ, chúng ta đưa lũ trẻ đến các nông trại để chỉ cho chúng xem bò và biết sữa lấy từ đâu. Ở Trung Quốc, theo cùng một cách dã ngoại như vậy, những người lớn lên ở các thành phố công nghiệp như Bắc Kinh, Trùng Khánh và Thành Đô (Chongqing & Chengdu) đi để nhận ra bầu trời thực sự có màu xanh vào ban ngày và có các ngôi sao lúc ban đêm. Tôi đã trực tiếp nhận được bài học này trong một sứ mệnh nhân đạo khi giúp các bác sĩ Trung Quốc ở thành phố đi kiểm tra bệnh khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ em và bệnh cao huyết áp ở người trưởng thành vùng nông thôn. Khi những chú chuột thành thị này ra vùng thôn quê, họ nhìn thấy các ngôi sao và tỏ ra kinh ngạc thực sự. Thứ khôi hài là việc bầu không khí ô nhiễm lan đến tận vùng núi Vân Nam (Yunnan), thay vì lẽ ra được chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời của hai nghìn ngôi sao lấp lánh thường làm choáng ngợp bọn trẻ Mỹ trong chuyến cắm trại đến Joshua Tree hay Mỏm Washington, tất cả thứ mà chúng tôi thấy là chỉ những dấu mờ lấp lánh mà bạn có thể thấy vào bất kỳ đêm nào ở Los Angeles. —Greg Autry
|
Anybody who has traveled to China to see the Forbidden City, the Great Wall, or that great graveyard of democracy otherwise known as Tiananmen Square knows exactly what the problem is: You just shouldn’t be able to see, taste—or have to choke on—the air you need to breathe. But that is the daily lot in life for hundreds of millions of chronically coughing Chinese citizens, most of whom really and truly have no idea that the sky can be a deep azure blue in the day and twinkle with a billion stars at night.
| Ai đã từng đến Trung Quốc để xem Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành hay nghĩa trang tuyệt vời của nền dân chủ với cái tên Quảng Trường Thiên An Môn đều biết chính xác vấn đề là: Bạn có lẽ không nên thấy, nếm thử-hay bị nghẹt thở-trong bầu không khí bạn đang phải hít thở. Nhưng nó đầy rẫy trong cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu dân Trung Quốc với bệnh ho đã thành mãn tính, hầu hết trong số họ hẳn là không biết rằng bầu trời có lúc xanh thẳm vào ban ngày và lấp lánh hàng tỷ ngôi sao vào ban đêm.
|
It’s not just a blotted sky, however, that the Chinese people have to worry about when it comes to the ill effects of air pollution. According to a seminal World Bank study, such pollution kills a staggering 700,000 Chinese souls annually. That’s roughly the equivalent of choking out the entire population of the city of San Francisco, the states of Wyoming or Delaware, the Canadian province of New Brunswick, or even the entire nation of Bahrain every single year.
| Tuy nhiên, điều đó không phải chỉ là việc một bầu trời màu nhờ nhờ, người Trung Quốc cần lo ngại về biểu hiện tác động gây bệnh của ô nhiễm không khí. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm như vậy hằng năm giết chết tới 700,000 người Trung Quốc. Nó ước chừng tương đương với việc làm ngạt thở toàn bộ dân số thành phố San Francisco, các bang của Wyoming hay Delaware, vùng dân cư Canada của New Brunswick, hay thậm chí toàn bộ quốc gia Bahrain mỗi năm.
|
Now parse this: In quintessential Orwellian fashion, when the World Bank’s study first came out, Beijing’s censors demanded this 700,000 corpse statistic be suppressed in the printed edition of the final report; these Communist Party hacks didn’t claim it was untrue, simply that the grim findings might lead to social unrest. Indeed—and wouldn’t it be about time?
| Giờ hãy phân tích việc này: Theo phong cách tinh hoa kiểu nhà nước độc tài toàn trị của Orwell[ii], khi nghiên cứu đó của Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên xuất hiện, bộ phận cảm biến kiểm duyệt yêu cầu con số thống kê 700,000 xác chết phải bị cắt bỏ trong ấn bản in cuối cùng của báo cáo này, những kẻ săm soi thuê của Đảng Cộng Sản đã không cao giọng nói điều đó không đúng sự thật, đơn giản là e sợ con số chết chóc này có thể dẫn đến bất ổn xã hội. Thật vậy - và liệu vấn đề có thật chỉ là thời điểm tránh công bố?
|
And here’s another mind-numbing statistic that isn’t exactly a state secret either. The world’s most populous nation features over 100 cities with over one million people; and virtually every one of these teeming masses of humanity is shrouded in a toxic haze of sulfur dioxide and lung-piercing particulates. Moreover, of the 20 largest cities in the world with the absolutely worst air pollution—Mexico City and Jakarta come achingly to mind—fully 16 of these gas mask-optional metropolises are in China.
| Và đây nữa, một thống kê lạnh gáy khác dù không phải là một bí mật quốc gia gì cả. Đất nước đông dân nhất thế giới này nổi bật với hơn 100 thành phố có hơn 100 triệu dân; và thực tế là mỗi cộng đồng đông đúc này của nhân loại đều được bao phủ dưới một đám mây mù độc hại lưu huỳnh hai ôxít (SO2 / sulfur dioxide) và các hạt bụi thấu phổi. Hơn nữa, trong số 20 thành phố lớn nhất thế giới bị ô nhiễm không khí tồi tệ nhất – dù cái tên Mexico City (thủ đô Mexico) và Jakarta xuất hiện ngay trong đầu chúng ta – thì có tới 16 đô thị “kiểu cần đeo mặt nạ dưỡng khí” đó ở Trung Quốc.
|
Just why is the air in China so filthy? Simply because China relies on coal for 75% of its energy needs—with little serious effort to manage its coal use cleanly. Indeed, throughout China, coal is transported, burned, and disposed of with little pollution control technology and with even less regard for its impact on human or animal life. (One of us has even personally witnessed sites where ton upon ton of coal has slid into the Yangtze River from pathetically constructed cliff-side storage bins—which are then patched up with an equal lack of concern.)
| Vậy tại sao không khí ở Trung Quốc dơ bẩn thế? Đơn giản, vì than đá đáp ứng đến 75% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc – mà nỗ lực quản lý khai thác sử dụng than sạch thật ít ỏi. Thực vậy, hàng ngày trên khắp đất nước này, than được vận chuyển, đốt cháy, xử lý chỉ với công nghệ kiểm soát ô nhiễm sơ sài và chẳng ai buồn quan tâm đến tác động của các quy trình đó đến đời sống con người hay động vật. (Một trong số chúng tôi thậm chí đã tận mắt chứng kiến các công trường nơi hàng tấn hàng tấn than trôi xuống sông Trường Giang từ các vựa chứa được xây dựng cẩu thả - rồi sau lại được vá víu qua loa và thờ ơ.)
|
It’s not just that coal is China’s choice for electricity generation. In many rural Chinese households, raw coal is still burned for cooking and heating—with little or no ventilation. And it is because of coal’s ubiquity in the Chinese economy that it accounts for 90% of China’s sulfur dioxide emissions—the principal ingredient of smog. High coal dependence is also the reason why China’s air is heavily laden with particularly lethal particulate matter, which can deeply penetrate—and often lacerate—lung tissue.
| Than không chỉ là lựa chọn của các nhà máy điện. Ở nhiều gia đình nông thôn Trung Quốc, than thô nguyên liệu được dùng để nấu ăn và sưởi ấm - mà hệ thống thông gió trong nhà dân lại hầu như không có. Than hiện diện khắp nơi trong nền kinh tế Trung Quốc gây ra tới 90% khí thải SO2 - thành phần chính trong lớp mây mù nước này. Sự lệ thuộc vào than đá cũng là lý do không khí Trung Quốc đọng đầy các hạt bụi chất thải chết người, chúng có thể xâm nhập sâu và xé rách mô phổi.
|
As to why any of us should care if the citizens of China want to choke themselves to death, remember this: For every 100 tons of sulfur dioxide or particulate matter or deadly mercury the Dragon’s factories belch into Chinese skies, thousands of pounds of these pollutants eventually reach vulnerable eyes, lungs, throats, and nervous systems in Japan, Korea, Taiwan, and, eventually, North America. It’s not for nothing that you can wake up in Carson, California or Seattle, Washington and exclaim, “I hate the smell of China in the morning.”
| Vậy tại sao mỗi người chúng ta phải quan tâm việc người dân Trung Quốc cứ muốn chết ngạt như thế, hãy nhớ rằng: cứ với 100 tấn SO2 hay khí thải dạng hạt hoặc có chứa thủy ngân chết người từ các nhà máy của Con Rồng này phun lên bầu trời Trung Quốc, hàng ngàn pound [iii] chất thải ô nhiễm cuối cùng sẽ gây tổn thương mắt, phổi, họng và hệ thần kinh dân cư ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và sau đó cả ở Bắc Mỹ. Với điều đó, bạn chẳng thể thức dậy ở Carson, California hay Seattle, Washington rồi kêu lên: “tôi thật ghét thấy cái mùi Trung Quốc này vào buổi sáng.”
|
Water, Water Everywhere and Nary a Drop to Drink America’s three great rivers—the Colorado, Mississippi, and Ohio—are so filthy that it is dangerous to swim or eat fish caught in them. Parts of the Ohio River in Pittsburgh are so thick, dark, and soupy it looks like one could walk across it. —FactsandDetails.com
| Nước, Nước Ở Mọi nơi mà Chẳng có Giọt nào để Uống Ba con sông lớn nhất nước Mỹ - Colorado, Mississippi và Ohio cũng là dơ bẩn theo nghĩa con người sẽ gặp nguy hiểm nếu bơi lội hay ăn tôm cá đánh bắt ở đó. Những đoạn sông Ohio chảy qua Pittsburgh cũng tù đọng, đen ngòm sền sệt như thể người ta có thể bước đi trên đó. —FactsandDetails.com
|
You don’t have to be a card-carrying member of the Sierra Club to know this quotation is phony. But once you replace “America” with “China,” substitute the “Yangtze, Pearl, and Yellow” rivers for the “Colorado, Mississippi, and Ohio,” and swap “Guangzhou” for “Pittsburgh,” the environmental picture painted by the website FactsandDetails.com is all too real.
| Ta cũng không chẳng cần phải là người có thẻ thành viên Câu lạc bộ Sierra [iv] để biết đoạn trích dẫn trên là thiếu căn cứ. Nhưng ngay khi ta thay thế các từ “Mỹ” bằng “Trung Quốc”, “Trường Giang, Châu Giang và Hoàng Hà” thay cho “Colorado, Mississippi và Ohio”, “Quảng Châu” đổi thành “Pittsburgh”, bức tranh môi trường mà trang web FactsandDetails.com đó mô tả thật trung thực.
|
Nor do you have to be a member of the National Rifle Association to know that if the rivers and waterways in America were even a tenth as filthy as those in China, the good old U.S. of A. would literally be up in arms. In China, however, there is precious little being done to protect the most precious of its resources—water.
| Cũng chẳng cần phải là thành viên Hiệp hội Súng trường quốc gia[v] để biết nếu các con sông và đường thủy ở Mỹ nhiễm bẩn dù chỉ bằng một phần mười sông ngòi Trung Quốc, những người có trách nhiệm nâng cao nhân quyền hay nhà môi trường yêu nước đã cùng sát cánh phản đối.
|
Frankly, we find this aspect of China’s lack of environmental stewardship to be the most astonishing. With 20% of the planet’s population, China has only 7% of the world’s fresh water; and vast portions of the country—including over 100 cities—suffer from chronic drought. Despite such water scarcity, China’s business and government brain trust has allowed 70% of all Chinese rivers, lakes, and streams and 90% of all Chinese groundwater to become severely polluted.
| Thực lòng mà nói, tình trạng thiếu quản lý môi trường ở Trung Quốc làm chúng tôi ngạc nhiên nhất. Chiếm tới 20% dân số thế giới, Trung Quốc chỉ có 7% nước ngọt thế giới; nhiều vùng đất rộng lớn ở nước này – bao gồm hơn 100 thành phố - phải chịu hạn hán triền miên. Bất chấp thực tế thiếu nước, các khối óc và chỗ đặt niềm tin của Chính phủ và giới kinh doanh Trung Quốc vẫn cho phép 70% toàn bộ sông suối, ao hồ và 90% nước ngầm nước họ trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. |
Moreover, in industrial bastions like Shanxi, much of the river water is even too toxic to touch. Jeffrey Hayes offers this brief snapshot of a real movie playing out in rivers and lakes all across China:
| Thậm chí, ở các thành trì công nghiệp như Sơn Tây, phần lớn nước sông ngòi độc hại tới mức không thể nhúng tay xuống. Jeffrey Hayes cung cấp một vài cảnh tóm tắt bộ phim thực tế đang diễn ra trên các sông hồ ở khắp Trung Quốc:
|
Waters that used to teem with fish and welcome swimmers now have film and foam at the top and give off bad smells. Canals are often covered with layers of floating trash, with the deposits particularly thick on the banks. Most of it is plastic containers in a variety of sun-bleached colors.
| Dòng nước đáng lẽ đầy cá tôm và thân thiện với những người thích bơi lội thì nay là mặt nước đen phản chiếu và ngầu bọt, bốc mùi hôi thối. Các con kênh lớp lớp rác rưởi lềnh bềnh, rác cứ ken dày hai bờ kênh. Đa số là các loại rác thải nhựa đủ màu đang phai nhạt với mức độ khác nhau dưới nắng mặt trời.
|
Such damage is being done by a relentless torrent of billions of tons of largely untreated industrial waste, chemical fertilizers, and raw animal and human sewage that spew from everything from chemical factories, drug manufacturers, and fertilizer producers to tanneries, paper mills, and pig farms. Because of this relentless barrage of untreated wastes, a billion Chinese citizens must drink polluted water on a daily basis while at least 700 million of these chosen many must endure their potable water “seasoned” with human or animal wastes.
| Sự nguy hại ấy gây ra bởi lũ lượt hàng tỷ tấn chất thải công nghiệp chưa xử lý, phân hóa học, nước thải tươi của người và động vật thải ra từ các nhà máy hóa chất, sản xuất thuốc và sản xuất phân bón, từ nhà máy thuộc da, sản xuất giấy hay những trang trại nuôi lợn. Chính vì cái đập xả chất thải chưa xử lý đó, hàng tỷ dân Trung Quốc phải uống nước ô nhiễm hàng ngày, ít nhất 700 triệu người trong số đó cũng phải quen với loại nước uống chứa gia vị chất thải người và động vật.
|
|
|
Meanwhile, the Liao River, which is the biggest river in southern Manchuria, is a monument to the maxim that the faster China grows, the further it gets behind in environmental protection. For even though the river’s banks feature new water treatment facilities, these facilities have been utterly overwhelmed by ever-increasing pollution levels.
| Trong khi đó, sông Liao lớn miền nam Mãn Châu là biểu trưng cho câu châm ngôn Trung Quốc càng phát triển nhanh, việc bảo vệ môi trường càng bị tảng lờ. Ngay cả khi hai bờ con sông này được trang bị nhiều cơ sở xử lý nước kiểu mới, những cơ sở này hoàn toàn bị các mức độ ô nhiễm liên tục gia tăng lấn át.
|
As to why so much pollution winds up in Chinese waters, here’s just one typical “fly by night” scenario offered up by one of the “T-shirt kings” of Guangdong Province—Fuan Textiles. As chronicled by the Washington Post, Fuan’s factory was shut down for illegally dumping 20,000 tons of waste that literally dyed the local river red. However, after unemployment rose, local government apparatchiks quietly encouraged Fuan to simply change its name and move to a new location.
| Giải thích tại sao các lưu vực ở Trung Quốc lại ô nhiễm quá mức, hãy lấy một trường hợp “đi đêm” điển hình của “Vua sơ mi” ở Tỉnh Quảng Đông – Công ty dệt may Fuan. Bị cáo giác trong phóng sự của tờ Washington Post, nhà máy của Fuan đã phải đóng cửa vì đổ trái phép 20,000 tấn chất thải nhuộm đỏ dòng sông địa phương. Thế nhưng, trước nạn thất nghiệp gia tăng, các viên chức Cộng sản của chính quyền địa phương âm thầm khuyến khích Fuan chỉ cần đổi tên và chuyển đến địa điểm mới.
|
In fact, China’s horrific water pollution has added a whole new term to the lexicon of environmental disasters—the so-called “cancer village.” Along the Huai River alone, there are more than 100 such cancer villages; and these beleaguered peasant backwaters feature esophageal, stomach, and intestinal cancer rates every bit as high as the death rates faced by American doughboys storming the beaches of Normandy.
| Thực tế, ô nhiễm nước hãi hùng của Trung Quốc đã thêm vào kho từ vựng về các thảm họa môi trường một thuật ngữ mới – “làng ung thư”. Chỉ tính dọc theo sông Hoài (Huai) đã có hơn 100 làng ung thư; các nông dân ở khu làng dòng nước con sông này bao quanh dần dần mắc bệnh ung thư thực quản, ruột và dạ dày với tỷ lệ cao như tỷ lệ tử vong của đám lính bộ binh Mỹ đổ bộ xuống bờ biển Normandy.
|
And think about this: As recently as Mao’s time, the Chinese people were very closely connected to the water. Today, however, even a reincarnated Chairman Mao—who loved to swim across the Yangtze—wouldn’t be caught dead in it. In this same tawdry vein, despite easy access to many mountain rivers, the residents of cities like Chengdu and Chongqing don’t consider recreational fishing to be an option outside of man-made pools inside “fishing parks.” Meanwhile millions of citizens in Shanghai live right on the coast and at the mouth of a great river, but almost nobody dares to bathe or swim in the deadly waters surrounding the city.
| Xem nào, gần đây nhất vào thời Mao Trạch Đông, người Trung Quốc rất gắn bó với các nguồn nước. Tuy nhiên, ngày nay, thậm chí cả một Mao chủ tịch tái sinh – người luôn yêu thích bơi dọc sông Trường Giang - có lẽ cũng không thể bị lừa chết trong đó được. Với cùng kiểu thích nước màu mè như thế, cho dù dễ dàng đến với nhiều sông suối vùng núi, các cư dân thành thị như Thành Đô và Trùng Khánh cũng không lựa chọn những nơi đó để câu cá giải trí thay việc tìm đến các ao đào nằm trong các khu “công viên câu cá”. Trong khi ấy, hàng triệu người dân Thượng Hải sinh sống ngay vùng bờ biển và cửa sông, chẳng ai dám liều tắm mình hoặc bơi lội trong các vùng nước chết quanh thành phố đó.
|
To view this environmental shame from an American perspective, consider the plight of Lake Tai. This Chinese equivalent of America’s beautiful Lake Placid in the Adirondacks is the third largest lake in China, is home to more than 90 islands, and is famous for its beautiful limestone formations. Today, however, a beleaguered Lake Tai is becoming even better known for its propensity to turn bright green from algae blooms that deplete the lake’s oxygen, kill fish, and render the lake’s water totally unsuitable for drinking.
| Để thấy nỗi hổ thẹn môi trường này từ quan điểm Mỹ, hãy xét cảnh ngộ Thái Hồ (Lake Tai). Tương đương Hồ Placid tuyệt đẹp ở Adirondacks, Mỹ, hồ này lớn thứ ba ở Trung Quốc và là nhà chung cho hơn 90 hòn đảo, nổi tiếng với các tuyệt tác đá vôi hình thành tự nhiên. Nhưng ngày nay, quần thể Thái Hồ lại nổi danh do đang đổi sang màu xanh sáng vì tảo sinh sôi mạnh đang làm cạn kiệt ô xi, giết chết tôm cá trong hồ, làm cho nước hồ hoàn toàn không thể xử lý thành nước uống sinh hoạt.
|
And what’s an endangered Chinese natural resource like Lake Tai without an environmental activist who has been tortured for trying to protect it? To his credit, Wu Lihong did hold out for five days before the police finally beat a “confession” out of him and sent him off to the Chinese slammer—which in China is truly a slammer.
| Trước nguy cơ hủy diệt tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc như trường hợp Thái Hồ, có hay không bất kỳ một nhà hoạt động môi trường từng bị đàn áp vì bảo vệ nó? Wu Lihong đã cố giữ niềm tin trong 5 ngày trước khi bị cảnh sát buộc “thú nhận tội lỗi” và ném vào tù – một nơi đúng là trại giam ở Trung Quốc.
|
China’s Invisible Scourge—Soil Toxicity China’s arable land, which feeds 22% of the world’s population, is facing grim pollution and degradation, warns Zhou Xiansheng, director of the State Environmental Protection Agency (SEPA)... The decline in soil quality has become one of the most worrisome byproducts of China’s breakneck economic growth. Heavy metals are accumulating in the soil, hardening the soil surface and reducing its fertility, and residues from chemical fertilizers and pesticides are showing up in farm products, poisoning both people and livestock. Currently, about 10 million hectares of cropland—10% of the country’s total cropland area—has been contaminated. —Worldwatch Institute
| Đất nhiễm độc – Kẻ trừng phạt vô hình của Trung Quốc Ông Zhou Xiansheng, Giám đốc Cục bảo vệ môi trường nhà nước State Environmental Protection Agency (SEPA) cảnh báo: Đất canh tác của Trung Quốc – nơi nuôi dưỡng cho 22% dân số thế giới này – đang đối mặt với sự ô nhiễm và thoái hóa tồi tệ…. Sự thoái hóa chất lượng đất trở thành một vấn đề đáng lo ngại nhất trong số các sản phẩm phụ của sự tăng trưởng kinh tế bất chấp hậu quả của Trung Quốc. Kim loại nặng tích tụ trong đất, làm cứng bề mặt đất và giảm màu mỡ của đất và dư lượng của phân hóa học và thuốc trừ sâu thấy rõ trong các nông sản, gây ngộ độc cho cả con người và vật nuôi. Gần đây, có khoảng 10 triệu hec-ta đất trồng trọt – tương đương 10% đất trồng nước này - bị ô nhiễm và hủy hoại. —Worldwatch Institute
|
China Environmental Times rightly calls soil contamination the “invisible pollution” because, unlike water and air pollution, it is not very visible to the naked eye. And today, in any given part of China, it truly is “pick your soil poison.”
| Tờ Thời báo môi trường Trung Hoa gọi nhiễm độc đất là “sự ô nhiễm vô hình” bởi vì nó không thể thấy rõ bằng mắt thường như sự ô nhiễm nước và không khí. Ngày nay, nhặt bất kỳ nắm đất Trung Quốc nào, thực sự bạn đang nắm “chất độc trong đất.”
|
For example, in the electronics manufacturing hub of the Pearl River Delta, the biggest problem is with heavy metals such as mercury, lead, and nickel. However, in the breadbasket of Northern China, it’s more like a flood of pesticides while China’s prime vegetable growing areas are inundated with carcinogenic nitrates from over-fertilization. Meanwhile, in fruit fields and orchards across China, intensive use of “a copper sulfate compound used in insecticides and germicides has led to widespread contamination of fruit that can cause chronic poisoning.” And despite an official nationwide ban on DDT, its continued regular use and long-term impacts are apparent in the insect-free and bird-free world of Western China’s farmland.
| Ví dụ, ở các trung tâm sản xuất đồ điện tử ở Đồng bằng châu thổ Châu Giang (Pearl River), vấn đề nghiêm trọng nhất là kim loại nặng trong đất gồm thủy ngân, chì và nikel. Tuy nhiên, ở vựa lúa mì miền Bắc, đất đai ngập trong thuốc trừ sâu, còn các vùng trồng rau chính của Trung Quốc tran làn chất nitrate gây ung thư do kích thích sinh trưởng quá độ. Trong khi đó, các vùng trồng cây ăn quả và vườn cây trái trên cả nước tập trung sử dụng “các chất diệt trùng và thuốc trừ sâu có thành phần đồng sulfat CuSO2 dẫn đến nhiễm độc trái cây tràn lan có thể gây ngộ độc mãn tính”. Bất chấp lệnh cấm DDT trên cả nước, chúng vẫn được sử dụng thường xuyên và những tác hại dài hạn thấy hiển nhiên ở các khu vực tuyệt nhiên không côn trùng lẫn chim chóc ở các vùng nông trang phía Tây Trung Quốc.
|
What’s so myopic about so much of this pollution is that it is the malignant outgrowth of an insane “more is better” philosophy embraced by millions of Chinese peasant farmers. Whether it is fertilizer or pesticides for crops or antibiotics for livestock (or lead in our toys and paint), there is no deft chemical touch in China but rather a “pour it on” and “paint it on” mentality that is about as safe as plutonium flakes in potato chips.
| Thật thiển cận làm sao, quá nhiều sự ô nhiễm độc hại đó là ác quả tự nhiên của cái triết lý điên rồ “cứ càng nhiều càng tốt” được hàng triệu nông dân Trung Quốc tán đồng. Cho dù là phân bón hay thuốc trừ sâu cho mùa màng, chất kháng sinh ở gia súc (hay chì trong đồ chơi và sơn của chúng ta), sẽ chẳng có khái niệm hóa chất độc hại tiềm ẩn nào ở Trung Quốc trừ cái tâm lý “cứ đổ vào” hay “tô lên” rằng cách thức đó an toàn kiểu như cho thêm ít gia vị chứa chất plutoni vào khoai tây chiên.
|
Just consider China’s over-fertilization epidemic: Chinese farmers use more than 30 million tons of nitrogen fertilizer each year and routinely apply double or triple what crops require. According to soil expert Fusuo Zhang of the China Agricultural University, this surfeit of fertilizer has caused soil pH to plummet, and the resulting soil acidification is cutting crop production by as much as 30 to 50% in some areas.
| Căn bệnh kích thích tăng trưởng nông sản quá liều của Trung Quốc như sau: Các nông dân nước này sử dụng hơn 30 triệu tấn phân đạm mỗi năm và thường xuyên dùng gấp đôi hay gấp ba lượng cần thiết. Theo chuyên gia về đất Fusuo Zhang ở Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, bón phân quá lượng làm độ pH trong đất giảm mạnh, kết quả đất bị a-xít hóa sẽ làm giảm sản lượng cây trồng từ 30-50% ở một số khu vực.
|
A similar Rabelaisian appetite for pesticides—together with often improper use—has led to the contamination of over 5% of China’s soil while, all told, China’s loss of arable land to all toxins adds up to fully 10%. To be clear here, that’s over 25 million acres down the toxic tubes; and it is the equivalent of wiping out over 80% of the farmland in Iowa.
| Tương tự, việc hám dùng thuốc trừ sâu đến bệnh hoạn - thường kèm với việc phun thuốc không đúng cách - dẫn đến ô nhiễm hơn 5% đất trồng Trung Quốc. Như đã nói trên, tổng cộng đất canh tác bị mất do nhiễm độc lên tới 10%. Cụ thể hơn, đó là hơn 20 triệu mẫu[vi] đất nhiễm độc; tương đương phá hủy hoàn toàn hơn 80% đất nông nghiệp ở Iowa.
|
This is hardly the end of the story, however. There is also the matter of China’s willingness—indeed, its extreme eagerness—to be the dumping ground for one of the most toxic modern concoctions ever created—so-called “e-waste.”
| Tuy nhiên, câu chuyện kiểu này vẫn chưa dừng lại. Một vấn đề nữa là Trung Quốc sẵn sàng – quả thực còn vô cùng háo hức – dành các bãi rác thải cho những loại hợp chất độc hại nhất mà thế giới hiện đại tạo ra – cái gọi là “chất thải điện tử”.
|
Such e-waste is the stuff of dead computers, obsolete cell phones, and other electronic gadgets; and it’s a veritable heavy metal concert like no other. As ScienceDaily tells it: “Up to 50-million tons of ewaste is generated worldwide each year—enough to fill a line of garbage collection trucks stretching halfway around the world;” and of course it’s China backing up its garbage trucks to collect fully 70% of that e-waste.
| Chất thải điện tử gồm những thứ còn lại của các máy tính hỏng bị vứt bỏ, điện thoại di động lỗi thời và các đồ điện tử khác; đó thực sự là một bản hòa tấu của các kim loại nặng chẳng giống ở đâu. Tờ Khoa học hàng ngày kể: “Mỗi năm có tới 50 triệu tấn chất thải điện tử được tạo ra trên toàn cầu - đủ để chất đầy đoàn xe tải thu gom rác xếp hàng dài tới nửa vòng trái đất;” và đương nhiên, Trung Quốc dự trữ đủ xe tải chở rác để thu gom tới 70% số rác thải điện tử đó.
|
This is not just West dumps East. It also the fifteenth century meeting the twenty-first century. In this squalid e-waste world, Chinese peasants squat over small charcoal grills to melt lead solder from circuit boards and use only small portable fans to ward off the toxic fumes as they pick bare-handed through the computer chips and capacitors and diodes that will be resold to electrical appliance factories.
| Đây không chỉ là Phương Tây thải sang phương Đông. Đó còn là thế kỷ 15 chạm mặt thế kỷ 21. Trong thế giới chất thải điện tử bẩn thỉu đó, nông dân Trung Quốc ngồi xổm trước lò nướng than củi bé tẹo để làm tan chảy hàn chì ở các bảng mạch và cũng chỉ dùng chiếc quạt cầm tay be bé để tránh làn khói độc hại giống như việc họ dùng các ngón tay trần tách các con chip máy tính, các tụ điện và điốt để sau bán lại cho các nhà máy sản xuất đồ dùng điện.
|
It’s an ultra-primitive recycling process amidst all the paraphernalia of modern life. And it yields China’s factory floor yet another competitive edge over countries like Brazil or Mexico or France or America that are willing to treat their citizens like human beings rather than as human sacrifices to the godless goal of cheap production.
| Đó đúng là một quá trình tái chế vô cùng nguyên thủy giữa các đồ dùng của cuộc sống hiện đại. Điều đó làm tăng thêm một mũi cạnh tranh từ các nhà máy Trung Quốc đối với các nước như Brazil, Mexico hay Pháp, Mỹ là nơi sẵn lòng đối xử với công dân nước họ như nhưng con người chứ không phải hy sinh con người cho cái mục tiêu vô thần của sản xuất giá rẻ.
|
This is all so disgusting on its face, and all the more so because the toxic dust that results from the recycling process travels for miles into the Chinese countryside. Indeed, in and around e-waste reprocessing ghettos like Guiyu in Guangdong Province, the levels of copper, lead, nickel, and various other toxic heavy metals are 100, 200, and 300 times higher than safety levels.
| Sự thật đáng ghê tởm ấy đã và vẫn tiếp diễn, và thậm chí còn tệ hơn thế bởi vì bụi độc hại từ quá trình tái chế sẽ bay xa hàng dặm đến tận các vùng nông thôn Trung Quốc. Thực vậy, ở tại và xung quanh khu ổ chuột của quá trình tái chế chất thải điện tử đó, như vùng Guiyu ở tỉnh Quảng Đông, mức độ ô nhiễm đồng, chì, nikel và nhiều loại kim loại nặng khác cao gấp 100, 200 và tới 300 lần mức an toàn.
|
So what, then, is the grand total cost of all of China’s various sources of soil contamination—from chemicals, fertilizers, and pesticides to e-waste? According to China’s own scientists, the price tag comes in the form of over 10 million tons of grain lost annually—a number equal to about one-sixth of the U.S. wheat harvest, half the total corn production of Mexico, and almost all of the annual rice production of Japan. So to put this price tag in another way we will all come to painfully understand at the checkout line of our local grocery store, that’s over 10 million more tons of grain that China will have to raid from the food supplies of other countries every year because of its lack of environmental stewardship.
| Vậy thì sau đấy, chi phí tổng cộng của tất cả mọi nguồn nhiễm độc đất - từ hóa chất, phân bón và thuốc trừ sâu cho tới chất thải điện tử - sẽ là bao nhiêu? Theo các nhà khoa học của chính Trung Quốc, mức giá phải trả là hơn 10 triệu tấn ngũ cốc mất đi hằng năm - con số tương đương một phần sáu tổng thu hoạch lúa mì của Mỹ, một nửa sản lượng ngô của Mexico, và gần như toàn bộ sản lượng lúa gạo hằng năm của Nhật. Vâng, đọc kỹ cái bảng giá này theo cách khác, chúng ta sẽ đau đớn hiểu ra khi đến khu vực thanh toán của hiệu tạp hóa địa phương, đó chính là 10 triệu tấn ngũ cốc Trung Quốc hằng năm phải lùng sục trong nguồn cung lương thực của các quốc gia khác do sự thiếu quản lý môi trường của nó.
|
The Emperor of Global Warming
The world has never faced such a predictably massive threat to food production as that posed by the melting mountain glaciers of Asia. China and India are the world’s leading producers of both wheat and rice—humanity’s food staples. China’s wheat harvest is nearly double that of the United States, which ranks third after India. With rice, these two countries are far and away the leading producers, together accounting for over half of the world harvest. —Friends of the Earth
| Vị hoàng đế làm toàn cầu nóng lên
Thế giới không bao giờ phải đối mặt với mối đe dọa nhãn tiền đến sản xuất lương thực qui mô lớn đến thế nếu không phải các “núi băng” Châu Á đang tan chảy. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước hàng đầu thế giới về sản xuất lúa mì và gạo - loại cây lương thực chính của nhân loại. Sản lượng thu hoạch lúa mì của Trung Quốc gấp đôi Mỹ nước đứng thứ ba sau Ấn Độ. Còn với lúa gạo, hai nước này bỏ xa các nước sản xuất hàng đầu khác, tổng sản lượng lúa gạo 2 nước chiếm phân nửa sản lượng toàn cầu. —Friends of the Earth
|
At this point, we think you get the very clear pollution picture—and how China’s utter disregard for its natural resources affects us all. Yet there is still one more environmental issue we need to put on the planetary table. This is the very weighty matter of the prodigious contributions of China’s factory floor to climate change.
| Đến lúc này, chúng tôi nghĩ bạn đã nắm rõ bức tranh về sự ô nhiễm – việc Trung Quốc bỏ mặc nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế tác động đến tất cả chúng ta. Tuy thế, vẫn còn một vấn đề môi trường khác chúng ta cần đặt lên bàn thỏa luận cấp hành tinh. Đó là vấn đề rất có trọng lượng về sự đóng góp phi thường của các nhà máy của Trung Quốc vào biến đổi khí hậu.
|
Before we delve into this issue, we know that there are many Americans who do not believe climate change is real, much less a legitimate danger. To those of you in this camp, we merely want to say this:
| Trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề này, chúng tôi biết rằng nhiều người Mỹ không tin vấn đề biến đổi khí hậu là có thật, ít nhiều chỉ là một nguy cơ chính đáng. Chúng tôi chỉ muốn nói điều này với các bạn ở đây:
|
The costs of failing to prevent climate change if it is indeed real are likely to be far higher than any costs we might incur to prevent climate change if it turns out to be a hoax. Viewed from this perspective, action on climate change would seem to represent a prudent insurance policy against a phenomenon we do not yet know anywhere near enough about. So within the context of these observations, we further note that as early as 2006—years before any experts thought it would happen—China absolutely sprinted past the United States to claim the mantle of biggest greenhouse gas emitter. Moreover, over the next several decades, if gone unchecked, China’s coal-fired-driven growth, working in tandem with a projected swarm of hundreds of millions of new cars on Chinese roads, will lead to an exponential increase in greenhouse gases that will absolutely dwarf that of all other nations combined—including the United States.
| Cái giá phải trả cho hậu quả việc không ngăn chặn biến đổi khí hậu nếu nó đúng là có thật sẽ cao hơn nhiều bất kỳ số chi phí nào chúng ta cần bỏ ra để ngăn biến đổi khí hậu nếu hóa ra đó chỉ là trò lừa đảo. Theo quan điểm tích cực này, hành động về biến đổi khí hậu dường như là một hợp đồng bảo hiểm thận trọng chống lại một hiện tượng chúng ta vẫn chưa biết thế nào là đủ hoặc đến đâu là vừa. Vì vậy, trong bối cảnh của những quan sát này, chúng tôi lưu ý rằng từ hồi đầu năm 2006 – vài năm trước khi bất kỳ chuyên gia nào thực sự nghĩ điều đó có thể xảy ra - Trung Quốc đã có bước nước rút qua mặt Mỹ trong việc trở thành quốc gia thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Hơn nữa, sau vài thập kỷ tới, nếu cứ tiến hành không kiểm soát, mô hình tăng trưởng nhờ-đốt-than của Trung Quốc, đi đôi với sự tất yếu nhung nhúc hàng trăm triệu ô tô mới trên đường phố Trung Quốc, sẽ dẫn đến sự gia tăng các loại khí gây hiệu ứng nhà kính theo cấp số nhân – mức độ tăng mà mọi quốc gia khác kể cả Hoa Kỳ cộng lại cũng không bì kịp.
|
Of course, the China apologists will argue that China has a “right” to pollute the world in proportion to its massive population. But that begs the question of exactly who is responsible for China being severely overpopulated in the first place? China certainly can’t pin that one on anyone else.
| Đương nhiên, đám biện hộ Trung Quốc sẽ lập luận rằng nước này có “quyền” gây ô nhiễm thế giới tương ứng với mức độ đông dân của nó. Nhưng xin đặt ra câu hỏi rằng chính xác thì ai sẽ chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc gây ô nhiễm nghiêm trọng quá mức ngay từ đầu? Trung Quốc chắc chắn không thể thoái thác trách nhiệm này cho bất kỳ ai nữa.
|
The biggest irony of all of this is that China actually stands to be one of the biggest victims of climate change. To understand why, it’s helpful to know that the mighty waters that flow through China’s two greatest rivers—the Yellow and the Yangtze—largely originate in the snow pack and glaciers of the Tibetan-Qinghai Plateau. These glaciers are already melting at the rate of about 7% a year, and if Planet Earth does indeed continue to heat up, these glaciers will melt far faster. That, in turn, means China will first face several decades of epic flooding—followed by chronic droughts and famines as its two biggest rivers run all but dry.
| Sự trớ trêu lớn nhất của tất cả việc này là Trung Quốc thực sự cũng là một trong số các nạn nhân lớn nhất của biến đổi khí hậu. Để hiểu nguyên nhân, nên biết rằng các dòng nước hùng vĩ chảy vào hai con sông lớn nhất Trung Quốc – Hoàng Hà và Trường Giang - phần lớn bắt nguồn từ vùng băng tuyết của cao nguyên Tây Tạng-Thanh Hải (Tibetan-Qinghai Plateau). Vùng đóng băng này mỗi năm đã tan ra khoảng 7%, nếu hành tinh Trái Đất thực sự tiếp tục nóng lên, các tảng băng này sẽ tan nhanh hơn nhiều. Hậu quả là Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên đối mặt với nhiều thập kỷ những trận lũ lịch sử - sau đó là hạn hán và đói kém triền miên khi cả hai con sông lớn nhất này cạn kiệt.
|
Meanwhile, as the polar ice caps continue to melt and sea levels rise, coastal cities like Shanghai and Tianjin will face submersion. That this is a very distinct possibility is validated by this dire warning from the Red Cross’s Dr. Peter Walker: “Within 80 years, 30 million people in China are going to be under sea. We know it is going to happen, so we must look at ways of how to protect the area.” Well, China, how about starting to protect yourself and your neighbor India and the rest of us—rather than blaming the rest of the world for the problem and demanding that America and Europe pay for any solution?
| Trong khi đó, các mỏm băng vùng cực trái đất tiếp tục tan và mực nước biển dâng lên, các thành phố ven biển như Thượng Hải và Thiên Tân (Tianjin) sẽ ngập nước. Đây là một khả năng xảy đến rất rõ ràng được xác nhận bằng một cảnh báo thảm khốc của Tiến Sĩ Peter Walker ở Chữ Thập đỏ: “Trong [vòng] 80 năm, vùng đất hiện có 30 triệu người Trung Quốc sinh sống sẽ nằm dưới biển, chúng ta biết điều đó sắp xảy ra, vì vậy chúng ta phải tìm cách để bảo vệ khu vực.” Vậy đấy, thưa Trung Quốc, sao Ngài không bắt đầu bảo vệ chính ngài và người hàng xóm Ấn Độ của ngài cùng phần còn lại của chúng ta – mà không phải đổ lỗi cho phần còn lại của thế giới về vấn đề này nọ và yêu sách Châu Âu hay Mỹ trả tiền cho giải pháp nào đó?
|
Why China is Killing Itself—and the Planet An industrial city—though China doesn’t really have any other kind—Tianying accounts for over half of China’s lead production. Thanks to poor technology and worse regulation, much of that toxic metal ends up in Tianying’s soil and water, and then in the bloodstream of its children.” —Times
| Sao China cứ tự kết liễu mình - rồi cả hành tinh này nữa Một thành phố công nghiệp như Tianying (Thiên Tân) – dù Trung Quốc chưa thật sự có kiểu thành phố công nghiệp – sản xuất hơn nửa sản lượng chì nước này. Vì công nghệ sản xuất nghèo nàn, qui định sản xuất còn nghèo nàn lỏng lẻo hơn, nhiều kim loại độc hại đọng lại trong đất và nguồn nước của Tianying, rồi nằm trong máu trẻ em vùng này. —Times
|
To close this chapter, we must answer what should by now be one glaringly obvious question: Why is China’s totalitarian government—which should be able to control anything it wants within its borders—allowing China to become the dumping ground of the world?
| Để khép lại chương này, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi rành rành lúc này: Tại sao chính phủ độc tài toàn trị China – cái bộ máy có thể kiểm soát mọi thứ nó muốn nằm trong phạm vi biên giới của nó – lại để nước mình biến thành bãi rác của thế giới?
|
Answering this question is of utmost importance—not the least of which to Chinese citizens. For it is certainly true that China’s battering of Mother Nature will ultimately cause far more suffering than anything the Chinese people endured during the 1930s horrific Rape of Nanking by Japanese imperial forces or over the course of the British Empire’s ruthless “opium wars” during the nineteenth century.
| Lời giải thích cho câu hỏi này rất quan trọng – không chỉ dành cho nhân dân Trung Quốc. Sự thật chắc chắn là, sự dập vùi Mẹ Thiên nhiên của họ sẽ có quả báo kinh hoàng hơn bất kỳ điều gì người dân Trung Quốc đã chịu đựng trong cuộc Cưỡng hiếp Nam Kinh (Nanking) kinh hoàng những năm 30 quân Nhật hoàng gây ra, hơn cả “cuộc chiến tranh nha phiến” tàn nhẫn của Đế quốc Anh vào thế kỷ 19.
|
Indeed, these “foreign humiliations” which the Chinese Communist Party are so fond of reminding the world of, while brutal and far reaching at the time, now seem second order small when it comes to the environmental humiliation the Chinese Communist Party is now inflicting on its own people.
| Thật vậy, những “nỗi nhục ngoại bang” mà Đảng cộng sản Trung Quốc thích rêu rao với thế giới đó, dù đã vô cùng tàn bạo và gây xúc động sâu rộng thời điểm ấy, giờ còn phải chào thua so với nỗi nhục môi trường Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây ra cho người dân. |
|
|
So why exactly is this Grand Tragedy of the Commons happening? Surely, part of the fault must lie squarely in the board rooms of foreign companies like BASF, DuPont, GE, Intel, and Volkswagen that strategically export their pollution to China. Besides having fallen in love with all of the various illegal subsidies the Chinese government uses to encourage offshoring, the corporate executives of these foreign companies much prefer the fast and loose rules of China’s “Environmental Predation Agency” to America’s Environmental Protection Agency, Japan’s Ministry of the Environment, or the European Environment Agency.
| Vậy chính xác thì tại sao Thảm kịch vĩ đại của Bàn ăn chung này lại xảy ra? Chắc chắn, một phần lỗi phải thế nào cũng nằm đâu đó trong phòng Hội đồng quản trị của các công ty nước ngoài như BASF, DuPont, GE, Intel và Volkswagen, những kẻ xuất khẩu ô nhiễm một cách chiến lược sang Trung Quốc. Ngoài việc say sưa áp dụng nhiều biện pháp trợ giá bất hợp pháp, chính phủ China thường khuyến khích gia công, ban điều hành các công ty nước ngoài hẳn thích các quy định lỏng lẻo sơ sài của “Cục Bảo “thịt” Môi Trường” Trung Quốc (Environmental Predation Agency) hơn nhiều so với qui định của các Cơ quan Bảo vệ Môi Trường Mỹ, Nhật hay EU.
|
Ultimately, however, the blame for China’s “Death to a Big Planet” must lie with the Chinese Communist Party itself for not just accepting its environmental humiliation—but also for engineering and financing it. In fact, the unprecedented willingness of an “any color but Green” China to allow the wholesale trashing of its air, water, and soil ecosystems boils down to three simple factors working in deadly interaction with an almost perfect lack of future vision.
| Tuy vậy, suy cho cùng, kẻ chịu trách nhiệm về “Án Tử dành cho Hành tinh” phải là chính Đảng Cộng sản Trung Quốc vì nó không chỉ chấp nhận sự hủy hoại môi trường tồi tệ mà còn trợ giúp kỹ thuật lẫn tài chính cho việc đó. Trong thực tế, cái kiểu sốt sắng chưa từng thấy của một “Trung Quốc màu-gì-cũng-được-trừ-màu-Xanh” cho phép bán tháo không khí, nước và hệ sinh thái đất trồng được qui về 3 yếu tố đơn giản dẫn đến suy vong vì hoàn toàn chẳng có chút tầm nhìn nào cho tương lai.
|
One factor is embodied in the unwritten Communist Party principle that says “pollute and grow now and protect later.” From this myopic perspective, it’s better to trade off another piece of the Chinese environment to steal a few million more jobs from the West—and thereby keep the political peace within China—than it is to pay the freight for environmental protection.
| Yếu tố thứ nhất được thể hiện trong nguyên tắc bất thành văn của Đảng Cộng sản “ô nhiễm với tăng trưởng ngay bây giờ, còn bảo tồn cứ đợi đã.” Từ góc nhìn thiển cận đó, họ thà đánh đổi một phần môi trường Trung Quốc để cướp đi vài triệu việc làm của phương Tây – và nhờ đó để giữ ổn định trong nước – hơn là trả chi phí bảo vệ môi trường.
|
A second related problem is that with so many of the enterprises in China owned by the state, the fox is not only guarding the environmental henhouse; it is running the entire chicken and egg business. In fact, China’s state-run enterprises are among the very worst offenders when it comes to the wholesale dumping and spewing of pollutants into the waters and onto the land of China.
| Vấn đề thứ hai bắt nguồn từ rất nhiều doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, con cáo không chỉ canh chừng cái chuồng gà môi trường; nó còn kinh doanh buôn bán cả lũ gà lẫn trứng gà. Thực tế, các doanh nghiệp nhà nước cũng nằm trong đám tội đồ tệ hại nhất xả cả đống chất thải các nguồn nước và phun khí thải ô nhiễm khí quyển Trung Quốc.
|
Still a third source of China’s utter disregard for its environment is the Confucian idea that man’s role is to conquer nature rather than to live in symbiosis with it. One of the most tragic illustrations of this fantastic Chinese delusion dates back to days of Mao Zedong and the great leap backward during the 1960s. This was the time of Mao’s infamous “Kill a Sparrow” campaign—concocted by the Chinese dictator to rid the countryside of rats, mice, mosquitoes, and public pest #1, the lowly sparrow.
| Và yếu tố thứ ba căn nguyên cho sự dửng dưng trước môi trường nằm ở tư tưởng Nho giáo, theo đó, con người đóng vai trò chinh phục thiên nhiên chứ không phải thích nghi và sống cộng sinh cùng môi trường. Một trong những minh họa bi thảm nhất về ảo tưởng lập dị này là từ thời Mao Trạch Đông và Bước đại nhảy vọt vào những năm 60. Cái chiến dịch “Giết con chim sẻ” khét tiếng của Mao – nhà độc tài Trung Quốc phải vật lộn cứu nông thôn thoát khỏi lũ chuột, muỗi và côn trùng gây hại, chỉ vì con chim sẻ tầm thường.
|
This felony dumb crime against nature was straight out of a Chinese revolutionary opera as Chairman Mao mobilized millions of peasants to sing and shout and bang on pans to scare the sparrows from the fields. Mao’s goal was to prevent the sparrows from feasting on the seeds of the planted crops—but what the Chairman didn’t count on was that as much seed as sparrows might eat, they devour even more insects.
| Cái trọng tội ngớ ngẩn chống lại thiên nhiên ấy cứ như một vở nhạc kịch cách mạng Trung quốc khi Chủ tịch Mao huy động hàng triệu nông dân hò hát, la hét và đập xong chảo beng beng để xua đuổi lũ chim sẻ ra khỏi các cánh đồng. Mục tiêu của Mao là ngăn lũ sẻ không đánh chén hạt giống cây trồng. Nhưng điều vị chủ tịch không tính đến là lũ chim sẻ ăn số côn trùng còn nhiều gấp mấy số hạt giống.
|
So it was that once China suppressed its sparrow population, China’s prime agricultural lands were overrun by hordes of hungry locusts. While the resulting starvation literally killed tens of millions of Chinese, the real long-term tragedy is that the Communist Party hasn’t learned a wit about the wisdom of environmental stewardship.
| Cho nên ngay sau khi China đàn áp được số lượng chim sẻ, các vùng đất nông nghiệp chính của Trung Quốc đã bị đám châu chấu đói tàn phá. Hậu quả, nạn đói theo đúng nghĩa đen cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người Trung Quốc. Tấn bi kịch còn dài dài vì Đảng Cộng sản vẫn chưa rút ra được cảnh báo nào từ kiểu quản lý môi trường khôn ngoan đó.
|
| The Red Army in 1934 Although the literal translation of the Chinese Cháng Zhēng is “Long March”, official publications of the People's Republic of China refer to "The Long March of the Red Army" (Chinese traditional: 紅軍長征, Chinese simplified: 红军长征, pinyin: Hóngjūn Chángzhēng). The Long March most commonly refers to the transfer of the main group of the First (or Central) Red Army, which included the leaders of the Communist Party of China, from Yudu in the province of Jiangxi, to Yan'an in Shaanxi. In this sense, the Long March lasted from 16 October 1934 to 19 October 1935. In a broader view, the Long March included two other forces retreating under pressure from the Kuomintang: the Second Red Army and the Fourth Red Army. The retreat of all the Red Armies was not complete until 22 October 1936, when the three forces linked up in Shaanxi. Tác phẩm nổi tiếng của Rachel Louise Carson (27 tháng 5 năm 1907 – 14 tháng 4 năm 1964), Mùa xuân thầm lặng (Silent Spring) 1962, được ghi nhận là đã làm xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu. [ii] Nguyên gốc “Orwellian fashion” = liên quan, gợi nhiều liên tưởng của các tác phẩm của George Orwell, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết trào phúng 1984, mô tả một nhà nước độc tài toàn trị của tương lai. [iii] 1 pound ~ 450gram [iv] Sierra Club: Tổ chức môi trường lớn nhất, lâu đời nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất ở Mỹ, được thành lập tư năm 1892 ở San Francisco [v] the National Rifle Association – NRA tổ chức ủng hộ cho việc bảo và thúc đẩy quyền sở hữu súng, an toàn vũ khí, bảo vệ săn bắn và tự vệ tại Mỹ. Theo một tạp chí Fortune khảo sát năm 1999, các nhà lập pháp và nhân viên quốc hội xem xét NRA nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng nhất. Hoạt động chính trị của nó là dựa trên nguyên tắc rằng quyền sở hữu súng là một quyền tự do dân sự được bảo vệ bởi Điều bổ sung sửa đổi thứ hai của Tuyên ngôn Nhân quyền, và nó vẫn là tổ chức hoạt động dân quyền lâu đời nhất tại Mỹ. NRA đã có gần bốn triệu thành viên. [vi] Acre: mẫu Anh
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, July 29, 2011
DEATH BY CHINA 12 - Peter Navarro and Greg Autry - CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA
Labels:
BOOKS-SONG NGỮ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn