MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 29, 2011

DEATH BY CHINA 14 - Peter Navarro and Greg Autry - CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA



DEATH BY CHINA

Confronting the Dragon —A Global Call to Action

Peter Navarro and Greg Autry

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG HOA

Lời Kêu Gọi Toàn Cầu Chống Quỷ Rồng

Peter Navarro and Greg Autry

Chapter 14 - Death by China on China:

Shanghaiing the Gene Pool at the Top of the World and Other Earthly Tales

CHƯƠNG 14: Đưa gen của Bắc Kinh thống trị thế giới và những câu chuyện có thật

Immersion in sewage, ripping out fingernails, sleep deprivation, cigarette burns and beatings with electric prods—these are some of the torture methods used by China’s police and prison officers to extract confessions and maintain discipline, a United Nations investigation has found.

—The Guardian of London

Dúi đầu xuống cống nước, rút móng tay, làm mất ngủ, làm bỏng bằng đầu thuốc lá và đánh đập bằng roi điện là một trong số những thủ đoạn tra tấn dã man của cảnh sát Trung Quốc và nhân viên nhà tù để lấy cung và duy trì kỷ luật đối với tù nhân, theo một điều tra và phát hiện của Liên Hiệp Quốc.

- Theo thời báo Guardian của London

Just how does the Chinese Communist Party of today beat, torture, work to the bone, sterilize, jail, and kill its own citizens—and millions of Tibetans, Mongolians, and Uyghurs? Let us count the ways in this chapter; and even a cursory reading of Beijing’s brass knuckled brutality should convince you that the problem in China is not with the Chinese people but with a government that regularly runs over its own citizenry.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay đã đánh đập, tra tấn, bòn vắt sức lao động đến tận xương tủy, làm cho vô sinh, bỏ tù và giết chết chính công dân của họ, hàng triệu người Tây Tạng, Nội Mông và người dân tộc thiểu số Uyghurs như thế nào? Ở chương này, chỉ cần đọc lướt qua những thủ đoạn tàn bạo và nham hiểm của Bắc Kinh bạn dễ dàng hiểu rằng vấn đề ở Trung Quốc là do chính quyền gây ra. Dân chúng chỉ là những người vô tội bị chính quyền đàn áp mà thôi.

No Male Child Left Behind—Except for One Tossed in the Trash

It is a serious offense to drown or abandon female infants.

—Sign on a hospital wall in Dai Bu Village, Yunnan Province

China alone stands to have as many unmarried young men—”bare branches,” as they are known—as the entire population of young men in America. In any country rootless young males spell trouble...Crime rates, bride trafficking, sexual violence, even female suicide rates are all rising and will rise further as the lopsided generations reach their maturity.

—The Economist

Trẻ sơ sinh nam không bao giờ bị bỏ rơi - ngoại trừ những em đã bị ném trong thùng rác

Việc dìm chết trong nước hoặc ruồng rẫy đối với trẻ sơ sinh nữ là một hành vi phạm tội nghiêm trọng

– Lời ghi trên một bức tường bệnh viện ở làng Dai Bu tỉnh Vân Nam.

Chỉ tính riêng Trung Quốc thì số lượng thanh niên độc thân được gọi bằng cụm từ “những nhánh cây chết” đã bằng số lượng thanh niên của toàn nước Mỹ. Ở bất cứ quốc gia nào, đàn ông trẻ không gia đình là báo hiệu của vô số rắc rối như tỉ lệ tội phạm, nạn buôn bán cô dâu, lạm dụng tình dục, ngay cả tỉ lệ tự tử của nữ giới đang gia tăng và con số này sẽ còn tăng hơn nữa khi lớp trẻ bây giờ lớn lên.

– Theo tạp chí kinh tế

It is true, all too true, that China is both grossly overpopulated and the most populous nation on the planet. Yet in many ways, China’s “cure” for its overpopulation problem—its “one child policy”—has

created far more problems than it solves. Indeed, even as other developing nations like Brazil, India, and Mexico have brought their populations under better control in more humane ways, China’s governmental control over reproductive rights remains a chilling study in coercion, forced sterilization, compulsory abortions, and infanticide.

Có một sự thật không thể chối cãi được, rằng Trung Quốc là quốc gia vừa có tốc độ bùng nổ dân số lớn nhất, vừa đông dân nhất hành tinh. Bằng nhiều giải pháp cho đến nay, Trung Quốc đã nỗ lực khắc phục tình trạng quá tải về dân số bằng “chính sách một con” – nhưng nó đã không giải quyết được vấn đề mà còn tạo ra thêm nhiều rắc rối khác. Trong khi một số nước đang phát triển khác như Bra-xin, Ấn độ và Mễ Tây Cơ đã quản lý dân số hiệu quả bằng các giải pháp mang tính nhân văn, thì chính quyền Trung Quốc lại lạnh lùng duy trì kiểm soát thực trạng sinh sản bằng cưỡng bức, ép buộc triệt sản, nạo phá thai và giết chết trẻ sơ sinh.

The cornerstone of China’s no-choice policy is a punitive fine for having a second child, the hefty amount of which nearly always exceeds the family’s annual income. The size of this fine means that most couples who find themselves in a second pregnancy face financial ruin if they decide to have the child. The not unsurprising result is that China has more abortions than the rest of the world combined—close to 13 million a year, and that’s a conservative government estimate.

Điểm nhấn trong chính sách cưỡng chế của Trung Quốc là tiền phạt đối với trường hợp sinh con thứ hai, số tiền phạt khổng lồ đó gần như luôn vượt quá khoản thu nhập hàng năm của nhiều gia đình. Khoản tiền phạt lớn tới mức nếu quyết định sinh đứa con thứ hai, hầu hết các cặp vợ chồng phải đương đầu với sự kiệt quệ, tiêu tan tài chính. Hậu quả không có gì ngạc nhiên rằng số ca nạo phá thai tại Trung Quốc còn hơn lớn hơn số ca nạo thai của tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại với gần 13 triệu ca một năm, theo con số ước tính dè dặt của chính phủ.

Note, however, that just because a couple may have the money to pay a fine or qualify for an exemption, it still doesn’t mean they can actually have a second child. Overzealous local officials, whose promotion chances often rest on the degree of compliance with the onechild policy, have often been known to forcibly round up pregnant women.

Tuy nhiên phải lưu ý rằng ngay cả khi một cặp vợ chồng có đủ tiền để trả tiền phạt hoặc biện minh cho sự ngoại lệ, điều đó cũng không có nghĩa họ có thể sinh đứa thứ hai. Các quan chức hăng hái địa phương những người mà cơ hội thăng tiến của họ phụ thuộc vào mức độ chấp hành chính sách một con, thường được biết như những người dùng vũ lực để vây bắt phụ nữ có thai.

For example, Time magazine reports how 61 pregnant women were hauled into hospitals in Guangxi, where they were injected with abortion-inducing drugs. The normally pro-China Al Jeezera did a similar feature on Xiao Ai Ying, who was “forced to have an abortion eight months into her pregnancy because she already had a ten-yearold girl.” And National Public Radio has described how Christian Pastor Liang Yage and his wife, Wei Linrong, were ordered to a hospital despite being willing to pay the fine for their second child. When the couple refused to sign abortion consent forms, officials just forged their signatures and injected the wife who was seven months pregnant. The next day, Wei went through 16 hours of contractions before giving birth to her dead little boy, who was then tossed into a plastic trash bag by hospital staff.

Chẳng hạn như, tờ Thời Báo đã nêu trường hợp 61 phụ nữ có thai đã bị cưỡng ép và đưa đến bệnh viện Quảng Tây để tiêm thuốc phá thai như thế nào. Kênh truyền hình phổ thông Al Jeezera đã làm phóng sự rất điển hình về việc tương tự đối với Xiao Ai Ying, người đã bị ép buộc nạo phá bào thai 8 tháng bởi vì bà ấy đã có một con gái 10 tuổi. Còn Đài Phát Thanh Quốc Gia đã miêu tả mục sư đạo cơ đốc Liang Yage và vợ, cô Wei Linrong bị ép buộc đưa đến bệnh viện để phá thai như thế nào mặc dù họ muốn được trả tiền phạt để sinh đứa con thứ hai. Khi cặp vợ chồng từ chối ký đơn đồng ý phá thai, các quan chức đã ký giả chữ ký của họ và tiêm thuốc cho người vợ đang mang thai 7 tháng. Ngày hôm sau, bà Wei đã trải qua 16 giờ đồng hồ khủng khiếp trong những cơn đau co bóp dạ con trước khi cho ra một bé trai đã chết, thi thể bé sau đó đã bị nhân viện bệnh viện ném vào túi rác ni lông.

While Wei Linrong lost her boy, it is mostly girls who suffer from China’s one-child policy. In fact, almost all of China’s abandoned babies are female, many abortions are sex selective, and female infanticide is still common enough to require public campaigns against the practice.

Trong khi Wei Linrong mất đứa con trai thì hầu hết các bé gái đã là nạn nhân bởi chính sách một con của Trung Quốc. Thực vậy, hầu hết các thai nhi bị loại bỏ là bé gái, rất nhiều ca nạo phá thai là hậu quả của sự lựa chọn giới tính, và việc loại bỏ thai nhi gái hiện vẫn còn quá phổ biến nên phải cần đến những cuộc vận động công khai mang tính chất cộng đồng để chống lại những thực tế vô nhân đạo đó.

Given that Chinese law bars Chinese couples under 35 and those with kids from adopting, it’s no wonder thousands of abandoned little Chinese girls are lucky enough to find loving homes in America, Australia, and Europe—even as China’s government-run adoptions bazaar captures more foreign exchange.

Vì luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm vợ chồng kể cả đã và chưa có con dưới 35 tuổi nhận thêm con nuôi, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi hàng ngàn bé gái Trung Quốc vô thừa nhận lại may mắn tìm thấy mái ấm ở Mỹ, Úc và châu Âu. Nhờ đó, vấn đề trao đổi con nuôi nhân đạo của chính quyền Trung Quốc đối với nước ngoài đã gặt hái được nhiều kết quả.

At least to journalist Joseph Farah, China’s gendercide represents “the biggest single holocaust in human history.” Whether you agree, what is true is that Chinese gendercide has resulted in a socially destabilizing gender imbalance. In fact, China now has 119 baby boys registered for every 100 girls, while in some provinces the ratio is as high as 130:100.

Ít nhất đối với nhà báo Joseph Farah, chính sách chọn lọc thai nhi của Trung Quốc được cho là "sự tàn sát khủng khiếp lớn nhất trong lịch sử nhân loại." Dù bạn đồng ý hay không, thì sự thực là việc loại bỏ thai nhi có chọn lọc của Trung Quốc đã dẫn đến bất ổn xã hội do mất cân bằng giới tính. Trên thực tế, tại Trung Quốc cứ 119 bé trai được sinh ra mới có 100 bé gái, trong khi ở một số tỉnh tỷ lệ này cao hơn, khoảng 130:100

Today, as a result of the perverse effects of China’s one-child policy, more than 100 million Chinese men are unable to find wives. These “bare branches,” as they are referred to in China, total more than the male populations of Japan and South Korea combined or the entire population of young men in America.

Do chính sách một con này mà ngày nay hơn một trăm triệu đàn ông Trung Quốc không thể tìm được vợ. Những “nhánh cây chết” này- cụm từ thường dùng ở Trung Quốc để chỉ thanh niên không vợ- còn nhiều hơn cả số lượng đàn ông của Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại hay bằng toàn bộ thanh niên của Mỹ.

The inevitable result has been a dramatic rise in prostitution (and all that comes with it), sex slavery, and even the kidnapping of women from foreign countries. In fact, The Washington Post claims that as many as 100,000 North Korean women have been imported into China as sex slaves. What happens in China doesn’t stay in China indeed.

Hậu quả không thể tránh khỏi là sự gia tăng đột biến về nạn mãi dâm và những hệ lụy đi cùng nó, nô lệ tình dục, cả việc bắt cóc tống tiền phụ nữ từ nước ngoài. Thật vậy, tờ Bưu Điện Nữu Ước khẳng định có hơn cả trăm ngàn phụ nữ Bắc Triều Tiên đã được đưa vào Trung Quốc để làm nô lệ tình dục. Thực tế, những gì xảy ra ở Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Trung Quốc.

The Three Autonomous Provinces of the Apocalypse

Ba tỉnh tự trị của sách Khải Huyền

We have been cheated, murdered, raped, violated, deprived, betrayed, discarded, sold and tortured for too long!

—Kekenus Sidik, Uyghur protestor

Chúng tôi đã bị lừa, bị sát hại, hãm hiếp, vi phạm, bị tước đoạt, bị phản bội, bỏ đi, bán và bị tra tấn quá lâu!

-Kekenus Sidik, một người Uyghur biểu tình phản đối.

Forced sterilization isn’t confined to Chinese women seeking to have a second child. It’s quite literally a standard operating procedure in Tibet, Inner Mongolia, and East Turkestan—three of the so-called and ironically named “autonomous” provinces of China. Here’s the bigger ethnic cleansing picture.

Triệt sản bắt buộc không chỉ giới hạn đối với phụ nữ Trung Quốc đã có một con. Thật vậy, nó còn là một qui định bắt buộc được áp dụng ngay cả Tây Tạng, Inner Mongolia và Tây Turkestan – ba tỉnh được gọi với cái tên nực cười là “tự trị” của Trung Quốc. Đây là một bức tranh toàn diện hơn về mưu đồ xóa bỏ dân tộc thiểu số.

Despite Beijing’s claim that Tibet, Inner Mongolia, and East Turkestan have nominally been under the sway of China for years, the reality is that these regions maintained their proudly distinct cultures and generally exercised home rule until the Communists’ tanks rolled in during the 1950s. During this time, the Red Army chased the Dalai Lama out of Tibet and Mao Zedong split up Mongolia with the Soviets. With the help of Stalin, Mao also managed to engineer a plane crash that decapitated the political leadership of East Turkestan and allowed for easy replacement of that leadership with Chinese puppets.

Mặc dù Bắc Kinh trên danh nghĩa tuyên bố rằng Tây Tạng, Nội Mông và Tây Turkestan nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc đã nhiều năm, trên thực tế những vùng này vẫn duy trì những nét văn hóa riêng biệt, đặc trưng của họ và thực hiện cơ chế tự quản cho đến khi Đảng Cộng sản bành trướng trong những năm 50. Trong suốt thời gian này, Hồng Quân Liên Xô đã xua Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khỏi Tây Tạng và Mao Trạch Đông đã tách Nội Mông Cổ ra khỏi Liên Xô. Với sự trợ giúp của Stalin, Mao cũng đã khéo léo đạo diễn thành công vụ tai nạn đâm máy bay để thủ tiêu các lãnh đạo chính trị của Đông Turkestan và nhờ đó đã dễ dàng thay thế dàn lãnh đạo này bằng những con rối bù nhìn người Trung Quốc.

Today, more than 50 years later, all three of these onceindependent territories remain under the jackboot of the Communist Party. They also suffer from a relentless ethnic cleansing campaign aimed at replacing the indigenous ethnic populations with ethnic Han Chinese. This so-called “Hanification” of Tibet, Inner Mongolia, and East Turkestan involves everything from the busing in of millions of ethnic Han Chinese and the busing out (or killing of) the locals to sterilizing the local women or diluting their gene pool through policies that drive marriage to Han men.

Ngày nay, sau hơn năm mươi năm trôi qua, cả ba vùng lảnh thổ tự trị này còn vẫn được duy trì dưới đôi ủng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ bị tổn hại từ chiến dịch đồng hóa dân tộc tàn nhẫn với mục đích để thay thế dân tộc thiểu số bản địa bằng dân tộc Hán Trung Quốc. Điều này được gọi là "Hán hóa" Tây Tạng, Nội Mông, và Đông Turkestan liên quan đến tất cả mọi thứ từ việc sắp xếp đưa vào hàng triệu người dân tộc Hán Trung Quốc cũng như loại bỏ (hoặc giết chết) người dân địa phương tới việc làm các phụ nữ địa phương vô sinh hoặc lai gen của họ thông qua chính sách phát động kết hôn với đàn ông Hán.

To date, such ethnic cleansing has been most successful in Inner Mongolia, where more than 80% of the population is now Han. According to the Inner Mongolia People’s Party, to bring about this Hanification, more than a quarter of a million Mongolians were murdered while more than 15 million Chinese were moved into Inner Mongolia to water down Mongolian culture.

Đến nay, việc đồng hóa dân tộc đã thành công nhất tại Nội Mông Cổ, nơi có đến 80% dân số là người Hán. Theo Đảng Nội Mông, để thực hiện chính sách Hán hóa này, hơn một phần tư triệu người Nội Mông Cổ đã bị sát hại, để thay thế họ 15 triệu người Hoa được di cư đến để xóa dần nền văn hóa Nội Mông.

As for East Turkestan—known now on the Chinese map as Xinjiang Province—Rebiya Kadeer, a Uyghur leader expelled to the United States from her native Xinjiang, has testified to Congress that 240,000 of her people, mostly women, have been forcibly moved out of their ancestral home. Of these women, many have been compelled to marry Han men to cross-breed, while many others have been used for cheap slave labor and as sex workers. Further, despite exemptions in the one-child law for minorities, thousands of Uyghur women have been subjected to “forced abortions, forced sterilizations, and forced insertions of intrauterine devices.”

Ở miền Đông Turkestan ngày nay nơi được biết như tỉnh Tân Cương trên bản đồ Trung Quốc - Rebiya

Kadeer, một lảnh đạo người Uyghur bị trục xuất sang Mỹ từ quê quán Tân Cương của cô ta đã khai báo với quốc hội Mỹ rằng có đến 240,000 người của cô ta, hầu hết là phụ nữ bị bắt buộc phải rời khỏi quê hương. Đa số những người phụ nữ này đã bị ép buộc làm vợ những người đàn ông Hán Trung Quốc để lai giống, trong khi nhiều người khác bị cưỡng bức làm nô lệ và nhân công tình dục giá rẻ. Thêm vào đó, mặc dù có trường hợp ngoại lệ dành về chính sách một con cho các dân tộc thiểu số, thế nhưng hàng ngàn phụ nữ Uyghur đã phải chịu “ép buộc phá thai, triệt sản, đặt vòng tránh thai”

Resentment in Xinjiang came to a head in 2009 with protests that escalated into open battles between Uyghurs and Han Chinese. In a typically hard-line response, Chinese police rounded up and beat hundreds of these protesters—even as they literally “disappeared” dozens of Uyghur men. A resident of Urumqi described the brutal crackdown to Human Rights Watch:

Sự bất bình và lòng oán hận ở Tân Cương đã lên đỉnh điểm vào năm 2009 với những phản đối leo thang dẫn đến cuộc chiến giữa người Uyghurs và người Hán. Bằng những phản ứng không khoan nhượng, Cảnh Sát Trung Quốc đã vây bắt và đánh đập hàng trăm người chống đối – thậm chí họ đã thủ tiêu hàng chục đàn ông Uyghur. Một cư dân Urumqi mô tả cuộc đàn áp dã man đó với tổ chức giám sát nhân quyền:

They told everybody to get out of the houses. Women and elderly were told to stand aside, and all men, 12 to 45 years old, were all lined up against the wall...They beat the men randomly, even the older ones—our 70-year-old neighbor was punched and kicked several times. We couldn’t do anything to stop it—they weren’t listening to us.

Mọi người bị xua ra khỏi nhà, Phụ nữ và người già đứng sang một bên, tất cả đàn ông từ 12 đến 45 xếp thành hàng úp mặt vô tường. Họ tùy tiện đánh người, ngay cả những người già – một người hàng xóm tuổi 70 của chúng tôi đã bị đấm và đá nhiều lần. Chúng tôi không thể làm gì để ngăn chận họ, họ đã không thèm nghe chúng tôi.

Tibet has hardly fared better than either Inner Mongolia or Xinjiang. In fact, the introduction of a new high-speed rail line to Tibet from cities like Beijing, Chengdu, Guangzhou, and Shanghai has merely accelerated the rush of a seemingly never-ending stream of Han Chinese into the Himalayas.

Tình hình ở Tây Tạng hầu như không khá hơn hơn so với Nội Mông Cổ, Tân Cương. Trên thực tế, sự ra đời của một tuyến đường sắt cao tốc đến Tây Tạng từ các thành phố như Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu và Thượng Hải chỉ đơn thuần nhằm tăng tốc và củng cố sự bành trướng dường như không bao giờ kết thúc của người Hán Trung Quốc vào dãy Hy Mã Lạp Sơn.

In today’s Tibet, Han Chinese now own most of the shops in the capital of Lhasa and likely already comprise the majority of the capital’s population. Meanwhile, the Tibetan language is being taught as a second, “foreign” language while Mandarin is the only speech allowed in high school.

Ở Tây Tạng ngày nay, người Hán Trung Quốc sở hữu hầu hết các cửa hiệu ở thủ đô Lhasa và dường như chiếm phần lớn dân số của thủ đô. Trong lúc đó, tiếng Tây Tạng hiện đang dạy như ngoại ngữ thứ hai còn tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ độc nhất được phép sử dụng trong các trường trung học.

Rural Tibet is under a similar Hanification siege. In some cases, entire villages have been evacuated and then flooded with Chinesebuilt dams while nomadic people have been herded into concrete camps and their livestock confiscated. One camp inmate explained the plight of his people: “They have no jobs and they have no land. The only way they can fill their empty stomachs is by stealing.”

Nông thôn Tây Tạng nằm trong một cuộc bao vây Hán hóa tương tự. Một số trường hợp người Hán đã xây dựng những con đập cho những ngôi làng Tây Tạng , sau khi đập vỡ, toàn bộ ngôi làng đã bị sơ tán, dân du mục thì bị dồn vào các trại bê tông còn vật nuôi của họ bị tịch thu sung công quỹ. Một tù nhân trong trại giải thích cảnh ngộ éo le của những người dân du mục bị giam trong đó: "Họ không có việc làm cũng chẳng có đất đai, cách duy nhất để có thể sống và tồn tại là ăn cắp."

And here’s a Tibetan version of Catch-22: Some local farmers have been reduced to renting their lands to Han Chinese to pay back loans on the new homes they were forced to buy to begin with because of a government policy that required them to relocate. Of course, Chinese bankers have been executing the rental agreements.

Và đây là một bản lấy cung số-22 của người Tây Tạng: Một số nông dân địa phương đã phải thu hẹp phần đất cho thuê của họ đối với người Hán để trả lại các khoản vay cho các ngôi nhà mới mà họ đã buộc phải mua theo chính sách tái định cư của chính phủ. Dĩ nhiên, các chủ ngân hàngTrung Quốc là người thực hiện các hợp đồng thỏa thuận cho thuê này.

For all these reasons and more, Tibetan anger overflowed several years ago as rioters threw stones at police, attacked Han Chinese on bicycles and in taxis, and set fire to Han businesses. As expected, the protestors were brutally repressed—while hundreds of monks who began the unrest with a peaceful protest were rounded up, kicked, and beaten.

Những nguyên do kể trên đã bị dồn nén cùng những nguyên do khác nữa nên cách đây vài năm, sự căm hờn của người Tây Tạng đã dâng lên đỉnh điểm. Họ đã nổi loạn ném đá vào cảnh sát, tấn công người Hán trên xe đạp, trong xe taxi và đốt cháy các cơ sở kinh doanh của người Hán. Không ngoài dự đoán, những người nổi loạn đã bị trấn áp một cách tàn bạo, ngay cả hàng trăm sư sãi cũng không ngồi yên tụng kinh niệm Phật nữa, họ cũng xuống đường tham gia biểu tình trong hòa bình và đã bị vây bắt và đánh đập.

Meanwhile, to keep its repression under wraps, Beijing has severely restricted the access of journalists to Tibet. Moreover, any foreign visitors must receive special approval, and in recent years such permits have been completely banned near the anniversary of the protests. Those who have snuck in have been horrified—as was British filmmaker Jezza Neumann working on the documentary Undercover in Tibet. He has noted, “I haven’t met anyone who had been arrested who wasn’t tortured.”

The filmmakers also relay reports that the Chinese have swept into Tibet with mobile sterilization vans and are forcibly inserting permanent IUDs into Tibetan women as well as performing tubal ligations without anesthesia. One victim describes the process:

Trong lúc đó, để che dấu hành vi đàn áp, Bắc Kinh đã khắt khe hạn chế không cho phóng viên vào Tây Tạng. Hơn thế nữa, bất cứ khách tham quan nước ngoài nào muốn vào phải xin giấy phép đặc biệt, và trong những năm gần đây gần đến những ngày lễ kỷ niệm chống đối, việc cấp giấy phép bị cấm tuyệt đối. Những ai vào chui được như nhà làm phim người Anh Jezza Neumann khi làm bộ phim tài liệu “Bí mật ở Tây Tạng” thì lấy làm kinh khiếp “Tôi không gặp bất cứ ai đã bị bắt giữ mà không bị tra tấn." - ông nói. Những nhà làm phim theo kíp cũng báo cáo rằng người Hoa đã tràn vào Tây Tạng với những xe tải triệt sản di động và bằng vũ lực đã đặt vòng tránh thai cố định vào phụ nữ Tây Tạng cũng như thực hiện thắt ống dẫn trứng mà không cần gây mê. Một nạn nhân miêu tả qui trình:

I was forcibly taken away against my will. I was feeling sick and giddy and couldn’t look up. Apparently they cut the fallopian tubes and stitched them up. It was agonizingly painful. They didn’t use anesthetic. They just smeared something on my stomach and carried out the sterilization.

Tôi bị cưỡng chế bắt làm những điều trái với ý muốn của tôi. Tôi cảm thấy mệt, chóng mặt và không thể nhìn lên. Rõ ràng họ đã cắt ống dẫn trứng và khâu nó lại. Tôi thấy đau khủng khiếp. Họ không hề dùng thuốc tê, họ chỉ bôi một chất nhờn gì đó lên bụng tôi và thực hiện việc triệt sản.

Meanwhile, the Dalai Lama hangs out at his home in exile in India, helpless in his efforts to move his people toward true autonomy from Chinese rule. And in a park near the sacred Potala Palace where the Dalai Lama once lived in winter residence, his followers hide his forbidden image in their pockets and pray while government loudspeakers blast propaganda messages like this: “We are part of a Chinese nation contributing to a great future—we are Chinese people.”

Trong khi Đức Dalai Lama sống lưu vong tại Ấn độ, bất lực trong việc hướng người dân của mình đến quyền tự trị thật sự khỏi luật lệ Trung Quốc, thì ở một công viên gần cung điện mùa đông thiêng liêng Potala nơi mà ngài đã từng sống trước đây, các môn đệ đã phải giấu bức ảnh bị cấm của ngài trong túi họ và cầu nguyện trong khi các loa phát thanh tuyên truyền của chính quyền vẫn lải nhải những thông điệp kiểu như: “Chúng ta là một phần của đất nước Trung Quốc hãy cùng đóng góp cho một tương lai tươi sáng – chúng ta là người Hoa”.

Now here’s a cry-out-loud ode to both the zealousness and thoroughness of the jackboots of Beijing: They have managed to take two steps to ensure that the next Dalai Lama will be one of their puppets and not an independent voice like the current Dalai Lama. First, they long ago “disappeared” the six-year-old reincarnation of the Panchen Lama, Tibetan Buddhism’s second highest religious figure. This world’s youngest political prisoner has not been seen since 1996.

Đây là chính sách được sử dụng có mục đích xuyên suốt trong đôi ủng của Bắc Kinh: Họ rắp tâm thực hiện hai bước để Đức Đạt Lai Lạt Ma tương lai sẽ trở thành một trong những con rối bù nhìn của họ chứ không còn có tiếng nói độc lập như hình ảnh của Đức Dalai Lama hiện tại. Đầu tiên, họ đánh cắp phật đầu thai 6 tuổi, hiện thân cho Panchen Lama - là biểu tượng có ảnh hưởng lớn thứ hai trong giới phật giáo Tây Tạng. Không ai còn nhìn thấy tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất thế giới này kể từ năm 1996.

Second, and this is as much laugh-out-loud as cry-out-loud, Beijing has banned Buddhist monks in Tibet from reincarnating without the government’s permission. The Huffington Post has explained the hidden agenda behind this seemingly absurd law: “By barring any Buddhist monk living outside China from seeking reincarnation, the law effectively gives Chinese authorities the power to choose the next Dalai Lama, whose soul, by tradition, is reborn as a new human to continue the work of relieving suffering.”

Thứ hai, điều mà cười cho lắm lại phải bật khóc là Bắc kinh cấm các sư sãi theo phật giáo ở Tây Tạng không được tự hành lễ đầu thai mà không được sự đồng ý của chính phủ. Tờ Huffington Post đã có lời giải thích kế hoạch đằng sau quy định vô lý này như sau: “Bằng việc cấm đoán các sư sãi theo đạo phật sống bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc không được tìm kiếm sự đầu thai, luật pháp đã cho những nhà cầm quyền Trung Quốc quyền lực mạnh mẽ để chọn ra Đức Dalai Lama kế tiếp, người mà tâm hồn, theo đúng giáo lý, được tái sinh trong hình hài con người mới để tiếp tục sứ mệnh triệt bỏ khổ hạnh”

Charles Dickens Does Dongguan

Chinese entrepreneurs have five-star factories that meet the ethical standards of the big companies they cater to. [Alexandra] Harney [in her book The China Price] takes the example of a Walmart executive who went to visit a factory that sold goods to Walmart. “Her job was to determine whether the factory was producing according to Walmart’s ethical standards — which include a strict ban on child or slave labour

and rules on occupational hazards, working hours and payment of minimum wages.” What the Walmart executive was inspecting... was a five-star factory... [But] the real production takes place in a shadow factory...“Tucked away in a gated business park, the [shadow] factory is not registered with the Chinese government. Its 500 employees work on a single floor, without safety equipment or insurance and in excess of the legal working hours. They are paid a daily rather than a monthly wage. No one from Walmart has ever seen this factory, though Walmart buys much of the factory’s output.”

—Daily News & Analysis

Charles Dickens có thể viết truyện từ Đông Quan

Các doanh nghiệp Trung Quốc có các nhà máy 5 sao đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức của các công ty lớn mà họ phục vụ. [Alexan¬dra] Harney [trong cuốn Giá Trung Quốc của bà ta] lấy một ví dụ của một nhà điều hành Walmart đến thăm một nhà máy chuyên cung cấp hàng cho Walmart. Công việc của cô ấy là xác định việc sản xuất của nhà máy có phù hợp theo tiêu chuẩn đạo đức của Walmart hay không – tiêu chuẩn đó bao gồm việc cấm tuyệt đối sử dụng lao động trẻ em và nô lệ cùng những qui định về những nguy hiểm rủi ro trong nghề nghiệp, giờ làm việc và mức lương tối thiểu. “Nơi nhà điều hành Walmart kiểm tra đúng là một nhà máy tiêu chuẩn năm sao thật nhưng thực tế sản xuất lại ở một nhà máy bí mật khác”. Nằm đáo kín trong một bãi đậu xe, nhà máy này hoạt động không đăng ký với chính quyền sở tại. Có 500 công nhân cùng làm việc trên một mặt bằng, không được trang bị thiết bị an toàn lao động hoặc bảo hiểm và làm việc vượt quá mức giờ qui định của luật pháp. Họ được trả lương theo ngày công chứ không phải lương tháng. Không ai từ Walmart nhìn thấy cảnh tượng của nhà máy này mặc dù họ mua rất nhiều sản phẩm từ đó.

– Theo tờ Thời báo & Phân Tích

While Tibetans, Mongolians, and Uyghurs suffer under the boot of Chinese Communist Party rule, workers don’t fare a whole lot better. In fact, while Chinese officials love to take Westerners to socalled “five star” show factories that offer guided tours of clean facilities with state-of-the-art safety and environmental protection equipment, they are rarely allowed to see the truly unbearable shadow factory conditions behind the ubiquitous electronic gates and guard shacks that surround virtually all Chinese plants. As a worker in a South China factory where Microsoft Xboxes are assembled has explained: “It is only when the foreign clients show up that management turns on the air conditioning.”

Trong khi người Tây Tạng, Nội Mông Cổ và Uyghurs chịu đựng dưới đạo luật đôi ủng khắc nghiệt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì người công nhân cũng không được đối xử tử tế gì hơn. Thực tế, trong khi các quan chức Trung Quốc ưa thích đưa các nhà quản lý, doanh nhân Âu-Mỹ đến tham quan cái gọi là nhà máy 5 sao với các dây chuyền tiêu chuẩn sạch sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn và bảo vệ mội trường, họ hiếm khi được phép nhìn thấy sự thật của những điều tệ hại không thể dung thứ che giấu đằng sau các cổng điện tử và các lều chỏng sơ sài có mặt hầu như xung quanh tất cả các nhà máy của người Trung Quốc. Chẳng hạn như một công nhân của một nhá máy lắp ráp Xboxes của Microsoft ở phía Nam Trung Quốc bộc bạch: “Ban quản lý chỉ cho bật máy lạnh khi nào có sự xuất hiện của các khách hàng nước ngoài”.

Laboring in sweltering sweatshops is just one of the many quasislave labor conditions that millions of Chinese workers face; this is true even in factories ostensibly under the direction of large American firms like Microsoft and Walmart. Consider, for example, the Yuwei Company in the southern city of Dongguan. It makes metal and plastic components for auto parts like brakes, doors, and gear shifts, and the Ford Motor Company accounts for 80% of its business.

Lao động trong các xí nghiệp bị bóc lột tàn tệ chỉ là một trong nhiều trường hợp làm việc đầu tắt mặt tối mà hàng triệu công nhân Trung Quốc phải đối mặt; đây là điều đúng ngay cả trong các nhà máy có vẻ bọc bên ngoài dưới sự chỉ đạo của các công ty lớn của Mỹ như Microsoft và Walmart. Xem xét ví dụ của công ty Yuwei tại thành phố miền nam Đông Quan. Công ty sản xuất linh kiện bằng thép và nhựa cho các bộ phận phụ tùng ô tô như phanh (thắng), cửa sổ và hộp số, và công ty ô tô Ford mua đến 80% sản phẩm của họ.

In addition, Yuwei services companies like General Motors, Chrysler, Honda, and Volkswagen; and as part of its American connection, Yuwei even has a U.S. office and warehouse in Ann Arbor, Michigan.

Ngoài ra, Yuwei còn cung cấp các dịch vụ cho General Motors, Chrysler, Honda, and Volkswagen; và như một phần kết nối với với các đối tác Mỹ, Yuwei thậm chí còn thiết lập văn phòng chi nhánh và kho bãi của họ tại Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.

Now here’s what life is like for workers at the Yuwei facilities according to a 2011 investigative report entitled “Dirty Parts/Where Lost Fingers Come Cheap: Ford in China.” As this report reveals:

Yuwei workers toil 7 days a week in 14-hour shifts and regularly operate equipment with safety devices that have been intentionally disabled.

Bây giờ đây chính là đời sống thực của công nhân tại các cơ sở Yuwei theo một báo cáo điều tra 2011 với tiêu đề “Những phần bẩn thỉu/nơi những ngón tay quá rẻ mạt: Ford tại Trung Quốc” như báo cáo này cho thấy: Công nhân của Yuwei làm việc cực nhọc 7 ngày một tuần, 14 giờ một ngày, vận hành các dây chuyền sản xuất mà các thiết bị an toàn hầu như không hoạt động.

One result is a remarkably high production rate; the other is an equally remarkable high rate of cut, mutilated, or severed fingers and limbs. As the “Ford in China” report describes this carnage:

Kết quả là năng suất lao động đạt khá cao; nhưng trái lại là sự tăng đột biến về tỉ lệ thương tật, đứt tay chân hay tàn phế. Như báo cáo “Ford ở Trung Quốc” miêu tả sự tàn ác này.

Twenty-one year old Worker “A” had three fingers and several knuckles torn from his left hand when it was trapped in a powerful punch press, or stamping machine. He was making “RT Tubes” for export to Ford at the time of his accident.

Công nhân “A” 21 tuổi bị cắt đứt 3 ngón tay và hư khớp trên bàn tay trái khi nó bị mắc kẹt trong một máy dập nén cường lực, hay máy dập hình nổi. Công nhân ấy vận hành máy gia công “ống RT” để xuất bán cho Ford tại thời điểm xảy ra tai nạn.

Management deliberately instructed the worker to turn off the infrared safety monitor device so he could work faster. “We had to turn it off. My boss did not let me turn it on,” said Worker A. He had to stamp out 3,600 “RT Tubes” a day, one every 12 seconds.

Quản lý chủ tâm hướng dẫn công nhân tắt các thiết bị an toàn theo dõi hồng ngoại để ông có thể làm việc nhanh hơn. Chúng tôi đã phải tắt nó đi. Ông chủ của tôi đã không để cho tôi bật nó lên, "Công nhân A. Ông đã phải đóng dấu 3600" RT ống "một ngày, mỗi ống 12 giây.

So what’s the loss of, say, three fingers, worth in China? About $7,000 in compensation pay—and the loss of the mutilated worker’s job and future career prospects. And, by the way, any worker who misses one day’s work at a Yuwei facility is docked three days’ pay. In fact, getting fired for becoming injured is a standard labor practice in China. As a friend of ours who sells supplies to a Shanghai factory told us, “If there is an accident, even a death, there is no investigation. A second accident at the same task, no investigation. A third time will probably be investigated.” Please remember all of this if you ever

consider buying a Ford supposedly “Made in America” but put together with a bunch of Chinese parts.

Vậy thì việc đánh mất ba ngón tay được bù đắp như thế nào ở Trung Quốc? chỉ khoảng 7,000 dollars Mỹ được trả cho sự tổn hại, mất việc làm và viễn cảnh nghề nghiệp tương lai. Và, nhân tiện kể ra đây, bất cứ công nhân nào bỏ một ngày làm việc tại nhà máy Yuwei sẽ bị trừ ba ngày lương. Thật vậy, bị cháy gây ra thương tích là chuyện thường ngày ở Trung Quốc. Một người bạn của chúng tôi bán nhu yếu phẩm cho nhà máy Thương Hải kể rằng “ Nếu xảy ra tại nạn, ngay cả chết người cũng không được điều tra. Lần tai nạn thứ hai với công việc tương tự cũng không được điều tra. Lần thứ ba sẽ có thể được điều tra . “Vui lòng ghi nhớ tất cả những điều này khi cân nhắc mua một sản phẩm của Ford cho là “sản xuất ở Mỹ” nhưng lắp cùng với phần lớn phụ tùng Trung Quốc.

Ain’t Nothing “Quasi” About This Slave Labor

Among the 10- to 14-year-old children, the working rate is 11.6% in China. Many companies prefer child labor because children are cheap, obedient and agile enough to maneuver in small machine-cramped work areas.

—IHS Child Slave Labor News

They took advantage of my brother because he has a mental disability. They forced him to work, beat him, tortured him, and then when he was too weak to take it anymore, they threw him out on the street.

—Liu Xiaowei

Không gì là “Quasi”/”Không thể” đối với chế độ tù nhân khổ sai này

Tỉ lệ lao động trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến14 ở Trung Quốc là 11.6%. Rất nhiều doanh nghiệp chuộng lao động trẻ em vì giá rẻ, sẵn sàng tuân lệnh nhanh nhẹn, đủ để cơ động trong khu vực làm việc chật hẹp với máy móc.

Tuần tin tức Tù nhân khổ sai trẻ em IHS

Họ lợi dụng em trai tôi vì em tôi có vấn đề về tâm thần. Họ buộc em tôi làm việc, đánh đập và tra tấn em tôi, khi em tôi sức tàn lực kiệt, họ ném em tôi ra đường.

—Liu Xiaowei

Not surprisingly, in particularly hellish jobs like brickmaking and low-skilled, numbingly repetitive jobs like toy making, it is difficult to recruit adequate workers. In such industries, many factory managers see labor shortages as an open invitation to human trafficking; and both children and the mentally handicapped are always at the top of the trafficker’s list.

Không có gì bất ngờ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gạch thủ công, và sản xuất đồ chơi – các công việc lặp đi lặp lại, nơi mà môi trường làm việc tựa như địa ngục trần gian – rất khó tuyển lao động. Trong các ngành này, người tuyển dụng lao động nhìn nhận việc thiếu nguồn lao động như một sự mời chào cho tệ nạn buôn người. Trẻ em và người khiếm khuyết thần kinh luôn đứng đầu danh sách của bọn buôn người.

In some cases, the children or mentally handicapped are tricked or coerced by phony recruiters who sell them to factories. In other cases, they are simply kidnapped, often by the factory owners themselves. Either way, they wind up in unspeakable working conditions.

Có những trường hợp, bọn giả mạo là nhà tuyển dụng đã lừa hoặc cưỡng chế trẻ em và người tâm thần rồi bán họ cho các nhà máy. Hoặc có khi chính các chủ nhà máy bắt cóc trẻ em và người tâm thần. Dù bằng cách nào đi nữa, họ cũng bị buộc phải làm việc trong điều kiện tồi tệ không thể tả được.

Such was the fate of poor Liu Xiaoping, a mentally challenged 30-year-old. He was taken from his family by one of China’s new-age slave dealers and sold to a brick kiln—notorious for being among the most brutal of China’s many labor hells.

Đó là số phận của người nghèo Liu Tiểu Bình, một người bị tâm thần 30 tuổi. Anh đã được đưa ra khỏi gia đình mình bởi một trong những đại lý nô lệ thời đại mới của Trung Quốc và bán cho một lò gạch khét tiếng và tàn bạo nhất trong các địa ngục lao động của Trung Quốc.

When the kiln was done with Liu, it tossed the broken, but still alive man out onto the streets with what the Los Angeles Times described as “hands as red as freshly boiled lobster from handling hot bricks from a kiln without proper protective gloves.” Along with these lobster hands, this man-child in a land of broken promises had chain marks on his wrists and burns on his legs where the foreman placed scalding bricks as punishment. Where’s Charles Dickens when you need him?

Khi Liu làm việc với lò nung, nó bị vỡ, nhưng người đàn ông vẫn còn sống trên đường phố với những gì Los Angeles Times mô tả là "bàn tay đỏ như tôm hùm tươi luộc khi làm việc với từng viên gạch nóng từ lò mà không có găng tay bảo vệ thích hợp." Cùng với đôi bàn tay tôm hùm, người đàn ông trong một vùng đất của lời thất hứa này đã bị tên quản đốc thi hành hình phạt bằng cách in hình cái xích trên cổ tay anh và đã dùng viên gạch nung đỏ dí vào đôi chân anh. Ông Charles Dickens ở đâu khi bạn cần ông?

And, by the way, even in the most worker friendly of China’s factories, often unbearable stresses are created from having to live hundreds of miles from home with strangers while enduring long hours and the grinding monotony of assembly work. One of us (Autry) saw this firsthand on a visit to the highly secretive Foxconn City in Shenzen. This is the world’s largest factory with 350,000 workers making products like Apple’s popular iPad.

Và, bằng cách này, ngay cả trong những nhà máy thân thiện nhất đồi với công nhân của Trung Quốc, thường không thể chịu đựng các áp lực tạo ra từ việc sống xa nhà hàng trăm dặm với những người không quen biết, trong khi chịu đựng với công việc lắp ráp trong thời gian dài và đơn điệu. Một trong chúng tôi (Autry) đã chứng kiến trực tiếp trong một chuyến thăm bí mật thành phố Foxconn tại Shenzen. Đây là nhà máy lớn nhất thế giới với 350.000 công nhân sản xuất những sản phẩm rất phổ biến như iPad của Apple.

As Chinese factories go, Foxconn’s Taiwanese-run facility is far better than most. During his visit, Autry saw dorms, kitchens, and work areas that were first-rate, at least by Chinese standards. There were even game rooms, gyms, and pools. However, the most ubiquitous “amenity” at Foxconn is the string of safety nets protruding from the second story of every building. These nets were put in place to halt a rash of worker suicides. And that’s sadly representative of

China’s solution to intolerable working conditions—don’t improve them, just make it harder to kill yourself by jumping out a building.

Trong số các nhà máy Trung Quốc, cơ sở hạ tầng của Foxconn được điều hành bởi người Đài Loan là tốt hơn cả. Trong chuyến thăm, Autry nhìn thấy các ký túc xá, nhà bếp, và các khu vực làm việc được coi là hạng nhất, ít nhất là theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Thậm chí còn có cả phòng giải trí, phòng tập thể dục và bể bơi. Tuy nhiên, "tiện nghi" thường thấy nhất tại Foxconn là lưới an toàn nhô ra từ tầng hai của các toà nhà. Những lưới này được thiết kế để ngăn chặn làn sóng tự tử của người lao động. Điều này là sự thể hiện đáng buồn trong lối giải quyết đối với điều kiện làm việc hà khắc của Trung Quốc – nó không cải thiện vấn đề, có chăng chỉ khiến việc tự tử bằng cách nhảy ra khỏi tòa nhà trở nên khó khăn hơn mà thôi.

Don’t Bother Checking for the Union Label

Of course, one big reason Chinese companies can so thoroughly exploit their workers is because organizing a real trade union in China’s “worker’s paradise” is effectively illegal. Meanwhile, the official government-backed All-China Federation of Trade Unions is simultaneously a puppet for the companies it serves and a tool for management to spy on and control workers.

Đừng ngại Kiểm Tra Nhãn Hiệu Liên Minh

Tất nhiên, một nguyên nhân chính giải thích tại sao các công ty Trung Quốc có thể thực hiện việc bóc lột công nhân của họ suôn sẻ đến vậy là bởi vì việc điều hành công đoàn thực sự trong "thiên đường của người lao động" của Trung Quốc là thực sự bất hợp pháp.Trong khi đó, liên đoàn thương mại toàn Trung Quốc do chính phủ hậu thuẫn chính thức của tổ chức công đoàn cũng đồng thời là một con rối bị các công ty mà nó phục vụ giật dây và là một công cụ quản lý để theo dõi và kiểm soát công nhân.

China’s slave labor situation is further compounded by this abiding fact of Chinese labor relations: Most organized attempts by workers are ruthlessly crushed by either the cops or hired thugs—with the hiring of thugs for beatings and intimidation a common practice in China.

Tình hình tù nhân khổ sai tại Trung Quốc tiếp tục phức tạp bởi thực tế nó tuân thủ các mối quan hệ lao động Trung Quốc: Hầu hết các nỗ lực tổ chức của người lao động bị tàn nhẫn nghiền nát bởi cảnh sát hoặc côn đồ được thuê - việc thuê côn đồ đánh đập và đe dọa là một thực tế phổ biến ở Trung Quốc.

One graphic case in point is offered up by the fate of the 2,000 workers at the KOK Machinery factory outside Shanghai. They had the temerity to organize a strike to protest unbearable conditions—including working with hot rubber in rooms up to 122 degrees Fahrenheit. One female worker described what happened when their protest spilled over into the streets: “The police beat us indiscriminately.

Một hình ảnh minh họa được cung cấp bởi số phận của 2.000 công nhân tại nhà máy sản xuất máy móc KOK bên ngoài Thượng Hải. Họ đã dám liều lĩnh tổ chức một cuộc đình công để phản đối các điều kiện khắc nghiệt bao gồm làm việc với cao su nóng dưới nhiệt độ phòng lên đến 50oC. Một nữ nhân viên mô tả những gì đã xảy ra khi phong trào phản đối của họ tràn qua các đường phố: "Cảnh sát đã đánh chúng tôi một cách bừa bãi. Họ đá và dẫm lên tất cả mọi người, không cần phân biệt nam hay nữ."

They kicked and stomped on everybody, no matter whether they were male or female.” Even filing a grievance within the rules of the system can get you into serious trouble. For example, Li Guohong, an oil worker in Henan, earned 18 months of “Reeducation Through Labor” in one of China’s infamous forced labor camps. His crime? Filing petitions and lawsuits in protest of being laid off.

Ngay cả việc nộp đơn khiếu nại trong khuôn khổ luật định của hệ thống cũng có thể đẩy bạn dính vào rắc rối nghiêm trọng. Ví dụ, Li Guohong, một nhân viên dầu mỏ ở Hà Nam, bị nhận án 18 tháng “cải tạo lao động" trong một trong các trại lao động khét tiếng của Trung Quốc. Ông đã phạm tội gì? Kiến nghị nộp đơn, khởi kiện để phản đối bị sa thải.

Of course, being sent to a forced labor camp wasn’t exactly how Mr. Li envisioned getting back to work. But he has now joined the fraternity of more than 50 million Chinese citizens over the past 50 years who have passed through (or died in) China’s more than 1,000 forced labor camps. Today, these camps—known infamously in China as the Laogai (or Laojiao)—contain as many as 7 million Chinese citizens, many of whom are guilty of nothing more than attempting to exercise some freedom to speak, worship, assemble, or organize.

Tất nhiên, khi phản đối sa thải ông không tài nào hình dung được nơi mình được gửi tới lại là một trại lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, ông đã gia nhập vào huynh đệ đoàn gồm hơn 50 triệu công dân Trung Quốc trong 50 năm qua, những người đã đi qua (hoặc chết) tại hơn 1.000 trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc. Ngày nay, các trại này được biết đến nổi tiếng ở Trung Quốc như các Laogai (hoặc Laojiao) là trại đông nhất, nơi chứa tới 7 triệu công dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ không có tội gì hơn là cố gắng thực hiện một số quyền tự do trong diễn thuyết, thờ phụng, đoàn kết, hoặc tổ chức.

And here’s a final observation on the right to strike in China: The only circumstance that the government will allow such strikes to flourish is when they help Chinese enterprises beat foreign competitors.

Và đây là một quan sát cuối cùng về quyền đình công ở Trung Quốc: Chính phủ sẽ chỉ cho phép các cuộc đình công với mục đích có lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc trong việc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

A case in point is that of a series of strikes and public protests that shut down several Honda automobile factories. Rather than intervene, the usual riot police simply stood by and finally walked away.

That left Honda thousands of cars short of production goals. The lack of the usual police strikebreaking also forced Honda to negotiate higher wages with its angry Chinese workers. Of course, this makes Japan’s Honda less competitive against Chinese car companies like Chery and Geely.

Một trường hợp hàng loạt các cuộc đình công và biểu tình rộng rãi được chỉ ra là biểu tình đóng cửa một số nhà máy ô tô Honda. Thay vì can thiệp, cảnh sát chống bạo động chỉ đứng và cuối cùng bỏ đi. Sự việc đó khiến mục tiêu sản xuất hàng nghìn xe ô tô của Honda thất bại. Việc thiếu can thiệp của cảnh sát chống đình công buộc Honda phải thương lượng mức lương cao hơn với các công nhân giận dữ của Trung Quốc. Tất nhiên, điều này làm giảm tính cạnh tranh của Honda Nhật Bản với các công ty ô tô Trung Quốc như Chery và Geely.

How Chinese Cops Bring Chinese Parishioners to Their Knees

The persistent desire to control the most intimate area of citizens’ lives, namely their conscience, and to interfere in the internal life of the Catholic Church does no credit to China.

On the contrary, it seems to be a sign of fear and weakness rather than of strength.

—Communique of the Vatican Holy See

Làm thế nào cảnh sát Trung Quốc bắt giáo dân Trung Quốc quì gối trước họ

“Mong muốn duy trì kiểm soát khu vực riêng tư nhất trong cuộc sống của công dân, cụ thể là tâm linh của họ, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo chẳng đem lại kết quả gì cho Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là biểu hiện của sự sợ hãi và hèn yếu hơn là sức mạnh.”

– Theo thông cáo Hội thánh Vatican.

Communism is a secular faith that can brook no dissent, and the Chinese Communist Party does its best to follow Marx’s edict to abolish religion. To that end, the Party requires that all religious activity be conducted through state-approved churches, while unregistered religious activity can result in severe punishment.

Chủ nghĩa cộng sản xưa nay là 1 lý tưởng đoàn kết không cho phép bất đồng ý kiến và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng rất tốt điều này, họ theo sắc lệnh của Marx để xoá bỏ tôn giáo. Cuối cùng, Đảng yêu cầu tất cả các hoạt động tôn giáo được thực hiện thông qua các nhà thờ được nhà nước chấp thuận, các hoạt động tôn giáo trái phép sẽ bị trừng phạt nặng nề.

Just consider the case of Yang Xuan. This pastor of the unregistered Linfen Church in Fushan received a sentence of three years for building an illegal church. Then his wife, Yang Rongli, was first severely beaten for organizing a protest of her husband’s detention and then slapped with seven years imprisonment. As you read this description of what happened at the Linfen Church, imagine for the moment that Linfen is a church in your own neighborhood:

Trường hợp của YangXuan là một ví dụ. Mục sư của nhà thờ không phép Lifen tại Fushan bị kết án 3 năm tù vì xây dựng một nhà thờ bất hợp pháp. Sau đó, vợ của ông, Yang Rongli, bị đánh đập dã man vì lần đầu tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc giam giữ chồng và sau đó bị trừng phạt với bảy năm bóc lịch trong tù. Khi bạn đọc những dòng sau đây, hãy tưởng tượng lúc đó, Lifen là một nhà thờ trong khu phố của riêng bạn:

In the early morning hours of Sunday, September 13, Linfen Church members were jolted awake by rowdy, screeching intruders. A mixed mob of 400 police officers, local government officials, and hired thugs beat the church members who were sleeping at the construction site of their new church building. Heavily bleeding, more than 20 members were severely injured and hospitalized. Local officials instructed the hospitals not to give the victims blood transfusions, forcing them to be relocated to regional hospital care.

Vào sáng sớm ngày Chủ Nhật 13 tháng 9, các thành viên Giáo Hội Lifen bị xốc dậy bởi những tiếng còi hú chói tai. Một đám hỗn hợp gồm 400 nhân viên cảnh sát, chính phủ quan chức địa phương, và côn đồ đánh thuê xông vào hành hung các thành viên nhà thờ đang ngủ tại công trường xây dựng của nhà thờ mới của họ. Máu chảy rất nhiều, hơn 20 thành viên đã bị thương nặng và phải nhập viện. Các quan chức địa phương chỉ đạo các bệnh viện không cung cấp truyền máu cho các nạn nhân, buộc họ phải di dời để chăm sóc tại bệnh viện tuyến trên.

As for access to the Holy Bible, copies may only be printed by the officially approved “China Christian Council”; and quantities are limited by the government. Moreover, unapproved printings and distribution of Bibles or Christian literature can result in arrest.

Về việc tiếp cận với Kinh Thánh, người ta chỉ có thể sao chép từ những bản có đóng dấu chính thức "Hội đồng Kitô giáo Trung Quốc", với số lượng bị chính phủ hạn chế. Hơn nữa, những ai dính líu tới những bản in không qua kiểm soát và phân phối Kinh Thánh, tài liệu Kitô Giáo có thể bị bắt giữ.

Of course, it’s not just Christians and “closet Catholics” who risk the ire of the Chinese Communist Party. It’s also quasi-religious groups like the Falun Gong—whose members regularly experience the tip of the Chinese sword.

Dĩ nhiên không chỉ có tín đồ Kitô và Công giáo mới mạo hiểm với sự giận dữ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành viên của những nhóm bán tôn giáo như Pháp Luân Công cũng thường xuyên phải nếm mùi đao kiếm của Trung Quốc.

In many ways, the extreme antipathy of the Communist Party toward the Falun Gong is puzzling. Falun Gong practitioners follow a peaceful philosophy based on Buddhism and Taoism, and they practice a series of physical exercises derived from traditional Chinese Qigong. These exercises are designed not to overthrow the Chinese Communist state but rather to align one’s breath, physical nature, and consciousness with the central tenants of Truthfulness, Benevolence, and Forbearance.

Xét trên nhiều phương diện, ác cảm cực đoan của Đảng Cộng sản đối với các học viên Pháp Luân Công rất khó lý giải. Các học viên Pháp Luân Công theo một triết lý hòa bình dựa trên Phật giáo và Đạo Lão và họ thực hành những bài tập thể dục có nguồn gốc khí công truyền thống của Trung Quốc. Chúng được sáng tạo ra để giúp điều hòa hơi thở và cơ thể một cách tự nhiên đồng thời giác ngộ ý thức của người tập với chân lý Chân-Thiện-Nhẫn chứ không có mối liên quan với mục đích phá hoại nhà nước Cộng sản Trung Quốc.

In the late 1990s, this then-fast-growing sect attracted the attention of the Communist security apparatus and propaganda system, which promptly labeled it a “dangerous cult.” The Falun Gong reaction was, in hindsight, a huge political miscalculation. When 10,000 adherents gathered in silent protest outside the walls of the Communist leaders’ compound at Zhongnanhai, this frightened President Jiang Zemin; and he ordered the Communist Party to crack down hard.

Vào cuối những năm 1990, việc giáo phái này phát triển với tốc nhanh chóng đã thu hút sự chú ý của bộ máy an ninh Cộng sản và hệ thống tuyên truyền, họ gắn ngay cho nó cái mác "giáo phái nguy hiểm." Thái độ phản ứng với Pháp Luân Công ngay trong nhận thức đã là một tính toán chính trị sai lầm lớn. Khi 10.000 tín đồ tụ tập để phản đối im lặng bên ngoài các bức tường của các nhà lãnh đạo Cộng sản ở Trung Nam Hải, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã sợ hãi, và ông đã ra lệnh Đảng Cộng sản đàn áp cứng rắn.

In the months following the protest, Vice-Premier Li Lanqing reported that over 35,000 Falun Gong members were rounded up; and since that time, the persecution of members has been as brutal as it has been relentless.

Nhiều tháng sau vụ phản đối, Phó Thủ tướng Li Lanqing báo cáo có trên 35.000 học viên Pháp Luân Công đã bị vây bắt, và kể từ thời điểm đó trở đi, những cuộc đàn áp đối các thành viên giáo phái càng ngày càng tăng kể cả về tần suất lẫn độ dã man, hung ác.

Of course, the Communist Party’s harsh response has produced some serious blowback in the form of a Falun Gong led anti-Communist Party campaign that features a worldwide newspaper and satellite television service. In China, however, the repression of this sect continues unmercifully; and thousands of its adherents have been shipped off to the Chinese Laogai gulags for beatings and torture.

Tất nhiên, phản ứng thô bạo của Đảng Cộng sản đã làm dấy lên chiến dịch phản đòn chống Đảng Cộng sản trên tít một tờ báo lớn và được truyền hình qua vệ tinh trên toàn thế giới dưới hình thức dẫn chuyện của một học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên tại Trung Quốc, việc trấn áp giáo phái này vẫn tiếp tục diễn ra không thương tiếc, hàng ngàn tín đồ đã được chuyển đến tại cải tạo Laogai Trung Quốc để đánh đập và tra tấn.

Falun Gong practitioners are also often sequestered in so-called “psychiatric” ward extensions of the Laogai where all manner of brainwashing is attempted. According to the Congressional testimony

of Ethan Gutmann: “Falun Gong comprises between 15 to 20% of the Laogai system. That’s about half a million to a million Falun Gong in detention on average, representing the largest Chinese Security action since the Maoist period.”

Học viên Pháp Luân Công cũng thường xuyên bị nhốt biệt lập trong khu mở rộng được gọi là phòng "tâm thần" của Laogai với mục đích cuối cùng là tẩy não. Một nhân chứng tên Ethan Gutmann nói trước Quốc hội như sau: "Học viên Pháp Luân Công chiếm khoảng 15 đến 20% toàn bộ hệ thống Laogai. Nơi đó giam trung bình nửa triệu đến một triệu Pháp Luân Công, đây có thể cho là hành động an ninh lớn nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông."

Just as with the other forms of slave labor that produce collateral damage to workers around the world, the repression of the Falun Gong likewise has its global labor market implications. To see these implications, we end this chapter with this description of a typical day in the life of a Falun Gong prisoner from the Falun Dafa Information Center:

Giống các hình thức nô lệ lao động khác có tạo ra tổn hại phụ cho người lao động trên toàn thế giới, việc đàn áp Pháp Luân Công đã gây tác động đối với thị trường lao động toàn cầu. Để thấy những tác động này, chúng ta kết thúc chương này bằng việc xem một ngày bình thường của một tù nhân Pháp Luân Công cuả Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp diễn ra như thế nào:

Mr. Wang Jiangping is handicapped and can’t knit as fast as the others. It’s almost 2:00 a.m. and the Division Six prisoners have been working since dawn. They have to meet the deadline.

Ông Wang Jiangping bị khuyết tật và không đan nhanh như những người khác. Gần 2giờ sáng và tù nhân Phòng Sáu đã làm việc kể từ lúc bình minh. Họ phải đan xong đúng hạn.

His fellow Falun Gong practitioners nod off only to be

wakened by guards stabbing them with scissors. Mr. Wang is exhausted. The guards throw bricks at his chest. The Changji Labor Camp has to meet Tianshan Wooltex’s quota of Kashmir sweaters, or the guards won’t get their bonus. The Chinese “reform through labor” camps have become privatized.

Các bạn đồng tu Pháp Luân Công của ông chỉ vì ngủ gật đã bị quản giáo lấy kéo đâm vào người để đánh thức. Ông Wang kiệt sức. Quản giáo ném gạch vào ngực ông. Trại Lao động Changji phải thực hiện được hạn ngạch xuất khẩu áo len kiểu Kashmir của công ty Thiên Sơn Wooltex, bằng không quản giáo sẽ bị cắt tiền thưởng. Những trại "cải tạo thông qua lao động" Trung Quốc đã bị tư nhân hóa.

They are small enterprises that sign contracts with big companies and export products to overseas shopping malls.

Họ là các doanh nghiệp nhỏ ký hợp đồng với các công ty lớn và xuất khẩu các sản phẩm ra các trung tâm mua sắm ở nước ngoài.

It is a place where torturers get rich, and where Falun Gong practitioners slave to pay for the purchase of the electric batons that will shock them if they slow down. These are places where persecution drives profit. These are places where sleep and food deprivation, filth, stench, beatings, heat, cold, and toxic odors are daily routines. These places are where products for export are made by the slave labor of prisoners of conscience: doctors, teachers and students abducted from their homes for practicing Falun Gong.

Đó là một nơi mà kẻ tra tấn trở nên giàu có, và là nơi học viên nô lệ Pháp Luân làm việc để trả tiền cho những chính chiếc dùi cui điện sẽ dí vào người họ nếu họ không làm nhanh. Ở những nơi như thế này sự hành hạ ngược đãi đẻ ra tiền. Ở những nơi như thế này giấc ngủ và thực phẩm luôn thiếu thốn, còn rác rưởi, mùi hôi thối, đánh đập, nóng, lạnh, và mùi hôi thối độc hại là chuyện cơm bữa. Ở những nơi như thế này các sản phẩm xuất khẩu được thực hiện bởi tù nhân khổ sai. Bác sĩ, giáo viên và học sinh - những người có tín ngưỡng chỉ vì chót luyện tập Pháp Luân Công mà không thể về nhà nữa.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn