Xi Jinping Refills
an Old Prescription
|
Tập Cận Bình kê lại
đơn thuốc cũ
|
|
|
|
Orville Schell
|
Orville Schell
|
The Pacific Chronicle
11.18.13
|
The Pacific Chronicle
11.18.13
|
|
|
The reforms called for by the Third Plenum of the Eighteenth
Party Congress have been, like so much else in China over the past few
decades, part of an ongoing Chinese quest for national unity, wealth, and
power. But, for those of us steeped in Western political philosophy, such
Chinese policy prescriptions sometimes can seem to call for bouquets of
confusingly contradictory reforms.
|
Những lời kêu gọi cải cách tại Hội nghị Trung ương 3 của
Đại hội Đảng lần thứ 18, giống như rất nhiều Đại hội Đảng khác ở Trung Quốc
trong vài thập kỷ qua, là một phần của những nỗ lực không ngừng của Trung
Quốc cho sự đoàn kết dân tộc, sự thịnh vượng và quyền lực. Nhưng đối với
những ai thấm nhuần triết học chính trị phương Tây, những mệnh lệnh chính
sách đó của Trung Quốc đôi khi có vẻ như là lời kêu gọi cho một loạt các cải
cách khó hiểu, đầy mâu thuẫn.
|
On the one hand, the latest explications of announced reforms
call for greater latitude in the realm of individual life by relaxing the one
family-one child policy; by reformulating household registration regulations
to allow peasants greater flexibility to move into the cities; and by calling
for an end to a despised extra-judicial form of punishment, “reeducation
through labor,” which for decades has sent criminals and dissenters alike off
to labor camps without court judgments, due process, or avenues of appeal.
All of these reforms are being made out of a recognition at the top of the
Party for an urgent need to relax some of the old and rigid structures laid
down during the Stalin era under Mao, the better to catalyze greater
“creativity” and “innovation,” two notions which obsess the new leadership.
|
Một mặt, những thuyết minh mới nhất cho các cải cách được
công bố kêu gọi cho quyền hoạt động lớn hơn trong lĩnh vực đời sống cá nhân
bằng cách nới lỏng chính sách mỗi gia đình chỉ một con; sửa đổi các quy định
đăng ký hộ khẩu để cho phép người nông dân chuyển vào thành phố một cách linh
hoạt hơn; và kêu gọi chấm dứt hình thức trừng phạt ngoài vòng pháp luật bị
khinh miệt, “trại cải tạo lao động”, nơi mà trong nhiều thập kỷ qua, hình
thức đó đã đưa các tội phạm cũng như những người bất đồng chính kiến đến để
cải tạo lao động mà không cần có phán quyết của tòa án, thủ tục xét xử, hoặc
khiếu nại. Tất cả những cải cách đó bắt nguồn từ sự công nhận trong giới chóp
bu của Đảng về nhu cầu cấp thiết phải từ bỏ một số cơ cấu cứng nhắc và xưa cũ
được thiết lập trong thời kỳ Stalin dưới quyền của Mao Trạch Đông, để càng có
thêm chất xúc tác tốt hơn cho sự “sáng tạo” và “đổi mới” hơn nữa, hai khái
niệm đang gây ám ảnh cho các nhà lãnh đạo mới.
|
On the other hand, President Xi also is calling for a
dramatic streamlining of surveillance and security functions with a new
“National Security Council” under his command and for centralizing nationwide
financial reform efforts in a “small leadership group” also under his
control. At the same time, he also has been cracking down on independent
media voices, silencing outspoken academics, and arching his back against
foreign critics. All of this may appear to be something of a contradiction.
However, in a rather Yin/Yang sense, President Xi seems very much to be
borrowing a page from Deng Xiaoping’s post-1989 playbook, namely, seeking to
bring about radical economic reforms during this inflection point, while at
the same time keeping a tight hand on all centrifugal social and political
forces and, above all, on the prerogatives of the top leaders.
|
Mặt khác, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi một cuộc hợp
thức hóa đầy kịch tính đối với các chức vụ an ninh và giám sát bằng một “Hội
đồng An ninh Quốc gia” mới dưới sự chỉ huy của ông ta, cũng như để tập trung
những nỗ lực cải cách tài chính trên toàn quốc vào tay một “nhóm lãnh đạo
nhỏ” cũng dưới quyền kiểm soát của ông Tập. Đồng thời, ông ta cũng ra tay
trấn áp những tiếng nói độc lập trên phương tiện truyền thông, bịt miệng các
học giả đã phê bình thẳng thắn, và ưỡn lưng chống lại các nhà phê bình nước
ngoài. Tất cả những điều này có vẻ như cho thấy một điều gì đó đầy mâu thuẫn.
Tuy nhiên, hiểu theo ý nghĩa Âm-Dương, Chủ Tịch Tập có vẻ như đã vay mượn rất
nhiều từ một trang trong cuốn cẩm nang hậu-1989 của Đặng Tiểu Bình, cụ thể là
phải tìm cách thúc đẩy cải cách kinh tế triệt để trong thời gian điểm gắt gao
này, trong khi đồng thời phải thắt chặt mọi các lực lượng ly tâm trong xã hội
và chính trị, và trên tất cả, thắt chặt những đặc quyền của các nhà lãnh đạo
hàng đầu.
|
At first blush, the contradiction of these two endeavors
seems hopelessly opposed, especially to Western eyes. But Mao, who was fond
of the “unity of opposites,” would have thought otherwise. Indeed, most
reformers who have quested, quite uniformly, after a wealthier and more
powerful nation over the past century and a half would probably also agree
with Xi’s latter-day formula. What leaders from Liang Qichao and Sun Yat-sen
at the turn of the last century, and Chiang Kai-shek and Mao Zedong in the
middle of the century, to Deng Xiaoping and Xi Jinping in more recent times
all have shared as a goal is not a more enlightened, democratic country, but
a nation unified by nationalism and ruled by a single disciplined party that
could galvanize China into meeting the historic challenge of becoming a
wealthy and powerful, and thus respected, nation in the modern world.
|
Thoạt đầu, mâu thuẫn giữa hai nỗ lực trên dường như được
xem như là đối lập với nhau một cách tột cùng, đặc biệt là trong cách nhìn
phương Tây. Nhưng Mao Trạch Đông, kẻ ưa thích “sự thống nhất của những đối
lập,” lại có suy nghĩ khác. Thật vậy, hầu hết các nhà cải cách, những người
đã từng tìm cách, dù rất giống nhau, để thiết lập một quốc gia giàu có và
mạnh mẽ hơn sau hơn một thế kỷ rưỡi, cũng đã có thể đồng ý với công thức mới
nhất của ông Tập. Điều mà các nhà lãnh đạo từ Lương Khải Siêu và Tôn Trung
Sơn ở đầu thế kỷ trước, hoặc Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông vào giữa thế
kỷ, cho đến Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình trong thời gian gần đây đều đã
chia sẻ như một mục tiêu chung không phải là một quốc gia dân chủ khai sáng
hơn, mà là một quốc gia được thống nhất bởi chủ nghĩa dân tộc và được cai trị
bởi một đảng phái duy nhất, có kỷ luật, có thể tôi luyện Trung Quốc để đương
đầu với thách thức lịch sử để trở thành một nước giàu có và vững mạnh, qua đó
được tôn trọng, trong thế giới hiện đại.
|
Whereas Western developmental theorists always imagined
that open societies were ineluctably bound together with open economies,
Chinese nation-builders have turned this model on its head. China seems to
proclaim that a closed society with relatively open markets is a more
efficient way of generating wealth, power, and respect than an open society
paralleled by an open market. And so, what appears to be a contradiction to
Western democrats—a la Bill Clinton—who saw China as being on “the wrong side
of history,” has a very different logic when seen from the vantage point of
Chinese leadership circles in Beijing. Why? Because their goal is not to
protect people against the tyranny of too much government, but to use
efficient and authoritarian government to build a strong state capable of
making a people weary of defeat and exploitation feel a sense of pride in the
rejuvenation of their nation. A key part of this pride derives from showing
that China once again can stand tall, even defiantly, among other “great
powers.” If democracy and openness do not contribute in a utilitarian way to
that great national quest, they will not play a meaningful role as goals in
the sort of policy expressions we now see growing out of the Third Plenum. In
short, it is the health of the national entity, not the sanctity of the
individual, which is driving the C.C.P. leadership’s decision-making.
|
Trong khi các nhà lý thuyết phát triển của phương Tây luôn
luôn hình dung rằng các xã hội mở luôn được gắn liền cùng với nền kinh tế mở,
các nhà lập quốc Trung Hoa đã đảo ngược mô hình này. Trung Quốc dường như
tuyên bố rằng một xã hội khép kín bên cạnh các thị trường tương đối tự do là
một cách hiệu quả hơn để tạo ra sự giàu có, quyền lực, và sự tôn trọng, hơn
là so với một xã hội mở cùng với một thị trường mở. Bởi vậy, điều dường như
được xem là mâu thuẫn đối với các nhà dân chủ phương Tây – như ông Bill
Clinton – người coi Trung Quốc như đang đứng “chệch hướng đi của lịch sử”,
lại có một logic rất khác khi nhìn từ vị trí thuận lợi của giới lãnh đạo
Trung Quốc tại Bắc Kinh. Tại sao? Bởi vì mục tiêu của họ không phải là để bảo
vệ người dân chống lại sự chuyên chế quá thái của chính phủ, mà là để sử dụng
một chính phủ hiệu quả và độc tài nhằm xây dựng một nhà nước vững mạnh có khả
năng khiến cho một dân tộc bị mệt mỏi trước sự thua thiệt và bóc lột được cảm
thấy tự hào về sự phục hồi của dân tộc mình. Một phần quan trọng của niềm tự
hào này xuất phát từ việc cho thấy Trung Quốc một lần nữa có thể ngẩng cao
đầu, thậm chí ngang ngược, giữa những “cường quốc” khác. Nếu nền dân chủ và
sự cởi mở minh bạch không đóng góp một cách thiết thực cho nhiệm vụ lớn của
toàn dân, chúng sẽ không đóng một vai trò có ý nghĩa như những mục tiêu của
các loại chính sách mà bây giờ chúng ta đang thấy ngày càng nhiều trong Hội
nghị Trung ương 3. Tóm lại, đó là vì sức mạnh quốc gia, không phải vì sự bất
khả xâm phạm của cá nhân, là động lực dẫn dắt các quyết định của giới lãnh
đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
|
|
|
Sun Yat-sen warned a century ago, “The individual should
not have too much liberty, but the nation should have complete liberty.” Most
Chinese leaders after Sun, right up until Xi himself, have worried very
little about the sanctity of the individual and a great deal about the
sanctity of a strong state. Sun counseled: “If we want to restore China’s
liberty, we must unite ourselves into one unshakeable body and use
revolutionary methods to weld our state into firm unity.” Xi Jinping would
doubtless agree wholeheartedly with Sun, as did Chiang, Mao, and Deng before
him.
|
Tôn Dật Tiên đã cảnh báo một thế kỷ trước, “Cá nhân không
nên có quá nhiều tự do, nhưng quốc gia cần phải có tự do hoàn toàn.” Hầu hết
các nhà lãnh đạo Trung Quốc sau thời Tôn Dật Tiên cho đến ông Tập đều dành
rất ít sự lo lắng cho quyền bất khả xâm phạm của cá nhân, nhưng lo nghĩ rất
nhiều cho sự bất khả xâm phạm của một nhà nước vững mạnh. Ông Tôn khuyên rằng:
“Nếu chúng ta muốn khôi phục lại tự do của Trung Quốc, chúng ta phải đoàn kết
thành một khối vững chắc và sử dụng các phương pháp cách mạng để hàn gắn quốc
gia thành một thể thống nhất.” Tập Cận Bình chắc chắn sẽ nhất mực đồng tình
với ông Tôn, cũng giống như Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu
Bình trước đó.
|
So, the dicta flowing out of the Third Plenum would seem
to have a clear logic to Xi: Without a unified leadership, a strong single-party
state, and a dynamic economy that can create wealth, there will be no power.
And, without power, China will, as was the case for over a century past,
remain weak, preyed upon by outsiders. Thus, the real thrust of the recent
policy prescriptions is not to protect individual freedoms—except in so far
as loosening the bonds a little bit may allow more innovation—but to keep the
economic engines of China turning at high RPMs, and keep the Party enthroned
as an even more powerful and effective custodian over the process of national
rejuvenation. This was Deng Xiaoping’s goal during his heyday when “to get
rich is glorious” became the watchword of the hour. It is still true today,
albeit with a far greater emphasis on national, rather than individual, wealth.
|
Vì vậy, lời tuyên bố qua Hội nghị Trung ương 3 dường như
có một logic rõ ràng đối với ông Tập: Nếu không có một khối lãnh đạo thống
nhất, một nhà nước độc đảng mạnh mẽ, và một nền kinh tế năng động có thể tạo
ra sự thịnh vượng, sẽ không có quyền lực. Khi không có quyền lực, Trung Quốc,
như đã xảy ra trong hơn một thế kỷ qua, sẽ vẫn bị yếu kém, là nạn nhân của cả
người nước ngoài. Như vậy, đột phá thực sự đối với các quy định chính sách
gần đây không phải là để bảo vệ quyền tự do cá nhân – ngoại trừ trong chừng
mực nới lỏng một chút ràng buộc để có thể cho phép nhiều đổi mới hơn – nhưng
chỉ để cho các động cơ kinh tế của Trung Quốc quay ở tần số cao, và để cho
Đảng thậm chí nắm quyền như một kẻ giám hộ vững mạnh hơn, hiệu quả hơn trong
quá trình phục hồi quốc gia. Đây là mục tiêu của Đặng Tiểu Bình trong thời kỳ
hoàng kim của ông ta với câu nói “làm giàu là vinh quang” đã trở thành khẩu
hiệu. Nó vẫn còn đúng cho đến hôm nay, mặc dù được nhấn mạnh nhiều hơn đến sự
thịnh vượng của quốc gia, thay vì sự giàu có của cá nhân.
|
Orville Schell is the Arthur Ross Director of the Center
on U.S.-China Relations at the Asia Society in New York. He is a former
professor and Dean at the University of California, Berkeley Graduate School
of Journalism. Schell is the author of fifteen books, ten of them about
China, and a contributor to numerous edited volumes. His most recent books
are Wealth and Power: China's Long March to the Twenty-first Century (Random
House, 2013) (co-authored with John Delury), Virtual Tibet: Searching for
Shangri-La from the Himalayas to Hollywood (Metropolitan Books, 2000), The
China Reader: The Reform Years (Vintage, 1998), and Mandate of Heaven: The
Legacy of Tiananmen Square and the Next Generation of China's Leaders (Simon &
Schuster, 1994). He is also a contributor to such magazines as The New
Yorker, The Atlantic, The New York Times Magazine, The Nation, The Los
Angeles Times Magazine, Granta, Wired, Newsweek, Mother Jones, The China
Quarterly, and The New York Review of Books.
|
Orville Schell là Giám đốc Trung Tâm Quan hệ Mỹ – Trung
danh hiệu Arthur Ross tại Tổ chức Châu Á ở New York. Ông là một cựu giáo sư
và Trưởng khoa tại Đại học California, trường Báo chí Berkeley. Ông là tác
giả của mười lăm cuốn sách, mười trong số đó là về Trung Quốc, đồng thời là
người đóng góp nhiều cho việc hiệu đính các tuyển tập. Các cuốn sách gần đây
nhất của ông là Giàu có và Quyền lực: Vạn Lý Trường Chinh của Trung Quốc đến
thế kỷ 21 (Random House, 2013) (đồng tác giả với John Delury), Tây Tạng ảo:
Tìm kiếm Shangri-La từ dãy Himalaya đến Hollywood (Metropolitan Books, 2000),
Độc giả Trung Quốc: Những năm tháng cải cách (Vintage, 1998), và Thiên Mệnh:
Di sản của Quảng trường Thiên An Môn và thế hệ tiếp theo của giới lãnh đạo
Trung Quốc (Simon & Schuster, 1994). Ông cũng là một người cộng tác cho
nhiều tạp chí như The New Yorker, The Atlantic, The New York Times Magazine,
The Nation, The Los Angeles Times Magazine, Granta, Wired, Newsweek, Mother
Jones, The China Quarterly, và The New York Review of Books.
|
|
Translated by Mai Xương Ngọc
|
|
|
http://www.chinafile.com/xi-jinping-refills-old-prescription
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn