MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 7, 2013

Crunch time for the TPP Thách thức với TPP

Crunch time for the TPP — and for US leadership in Asia

Thách thức  với TPP và sự lãnh đạo của Hoa Kỳ tại châu Á



Claude Barfield, EAF
October 15th, 2013
Claude Barfield, EAF
October 15th, 2013


At a crucial time in US-Asian relations, China is stealing the limelight. America needs to get back in the game. Earlier this month, amid the US government shutdown, President Obama decided to cancel his trip to Asia and forego participation in the Asian Pacific Economic Cooperation leaders’ meeting and the East Asia Summit.



Trung Quốc đã chiếm lấy ánh đèn sân khấu vào đúng thời điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Á. Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải trở lại để gây thêm hình ảnh của mình. Đầu tháng Mười vừa qua, giữa bối cảnh xung đột nội bộ bên trong chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thống Obama đã quyết định hủy bỏ chuyến đi của ông đến châu Á và không tham gia cuộc họp của các lãnh đạo nhóm Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.



It is possible to overstate the negative ramifications of this. But it would also be a mistake to underestimate the blow — at least in the short term — to the ability of the US to project a confident leadership role in the region. Headlines such as ‘As Obama’s Asian ‘pivot’ falters, China steps into the gap’ are all too representative of the reaction both within Asia and around the world.

Tình hình có thể hơi phóng đại khi đề cập đến những vấn đề tiêu cực ở mức độ cao, nhưng đó là một sai lầm khi đánh giá sai việc Hoa Kỳ nên đóng vai trò một lãnh đạo chủ chốt trong khu vực. Các tiêu đề như “Trục xoay châu Á của Obama bị lung lay, Trung Quốc lấp đầy khoảng trống” là những gì mà cộng đồng khu vực châu Á cũng như trên thế giới nhìn thấy và đánh giá trong thời gian qua.


In the immediate future, the image embodied in Hillary Clinton’s robust announcement of an American ‘pivot’ to Asia and her comment that ‘We are back to stay’ will take a credibility beating. The White House had planned both practical deliverables in the Trans-Pacific Partnership (TPP) negotiations and also highly symbolic visits by the president to Malaysia and the Philippines. The image of President Obama twiddling his thumbs in the White House and haggling over a looming US default while Asian leaders meet in Bali and Brunei will be hard to erase in the short term.


Ngay sau khi khi những vấn đề bên trong chính phủ Hoa Kỳ được Nhà Trắng giải quyết, hình ảnh mang tính biểu tượng đầy mạnh mẽ của nước này đã trở lại và đã từng được Hilary Clinton nhấn mạnh rằng, “Chúng tôi đã quay trở lại”. Đây là một hành động đáng nhớ của người Mỹ đối với ‘trục châu Á’. Nhà Trắng đã lên kế hoạch xúc tiến các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, tức Trans-Pacific Partnership (TPP), và Tổng thống Obama lên kế hoạch thăm Malaysia và Philippines. Tuy nhiên, việc Tổng thống Obama hủy bỏ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh trong khi các lãnh đạo châu Á trông chờ vào sự xuất hiện của ông tại Brunei và Bali sẽ khó có thể quên trong một thời gian ngắn.


Worse (though partly by coincidence), Chinese leaders were ready to fill in the gap. Long-planned, visits by President Xi Jinping to Malaysia and Indonesia captured headlines around the region, not least from the largesse dispensed along the way — a $US15 billion currency swap agreement with Indonesia and a promise to triple trade with Malaysia to $US160 billion by 2017. In a tag team display, Chinese Premier Li Keqiang is now off on follow-up official visits to Vietnam, Thailand and Brunei.

Trong khi đó, các lãnh đạo Trung Quốc đã [tình cờ] sẵn sàng để đứng vào khoảng trống mà Hoa Kỳ tạo ra. Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Malaysia và Indonesia đã có thể mường tượng ra kế hoạch lâu dài của Trung Quốc. Không dừng ở đó, Trung Quốc còn có một thỏa thuận hoán đổi 15 tỉ USD tiền tệ với Indonesia và hứa hợp tác thương mại với Malaysia với giá trị lên tới 160 tỉ USD vào năm 2017. Trong thời gian đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã có những chuyến viếng thăm tới Việt Nam, Thái Lan và Brunei.

The potential impact of the US president’s no-show at TPP negotiations is another negative development but not one that will necessarily be fatal to the successful conclusion of the agreement. Since 2010, when serious bargaining began, there have been 19 negotiating sessions. By now, most if not all of the technicalities have been cleared away by the trade bureaucrats from the 12 member states. What is left is a group of at least a dozen highly sensitive political questions and judgments that must be settled by political leaders. Among the issues outstanding are rules and commitments related to state-owned enterprises (SOEs), the environment, labour, market access and rules of origin, and intellectual property. Neither President Obama nor other national TPP leaders could be expected to iron out the specific details in the single day allotted to the TPP in Brunei. But what Obama did miss was the opportunity to personally push for a successful conclusion of the talks.

Tuy rằng những rủi ro tiềm năng trong việc Tổng thống Hoa Kỳ không có mặt tại cuộc đàm phán TPP được đánh giá khá tiêu cực, nhưng không vì thế mà nó thể hiện sự kết thúc của các thỏa thuận tiềm năng sắp tới trong tương lai. Từ năm 2010, khi những thỏa thuận cao cấp được mang ra thảo luận, đã có hơn 19 phiên đàm phán và hầu hết các vấn đề chuyên môn vẫn chưa được hoàn toàn giải quyết. Duy nhất chỉ có các thỏa thuận giữa các quan chức thương mại từ 12 quốc gia thành viên là được giải quyết ổn thỏa. Những vấn đề còn lại xoay quanh những câu hỏi chính trị nhạy cảm, nổi bật là những vấn đề về quy định và cam kết liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, môi trường, lao động, tiệp cận thị trường, qui tắc ứng xử và các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, để đi đến những thỏa thuận hay kết luận cuối cùng, Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo TPP còn rất nhiều việc phải làm bởi nó không thể đơn giản được đưa ra thảo luận và giải quyết tại Brunei. Nhưng những gì ông Obama bỏ lỡ trong thời gian vừa rồi lại là cơ hội cho những cá nhân thúc đẩy những động cơ của chính họ để cuộc đàm phán được kết thúc thành công.

It will now be crucial for him to turn his full attention to the TPP endgame. In the coming weeks, the White House must quickly decide what its top offensive and defensive priorities will be. Will it demand, for example, quite detailed competition rules for SOEs? Will it want enforceable rules in the environmental chapter and for health and safety provisions? And will the US at this late date suddenly demand trade rules to curb currency manipulation? Defensively, the White House must make judgments on what it will give in return: for instance, Vietnam has made it clear that it will not move on SOEs without US concession on shoes and textiles. Further, what can the United States give on sugar or cotton? How much continued protection will it defend for the US automobile industry? And what can it concede from its highly protected dairy sector?

Bây giờ là quãng thời gian để ông Obama chuyển toàn bộ sự chú ý của ông vào giai đoạn cuối của TPP. Nhà Trắng sẽ phải nhanh chóng quyết định những bước đi quan trọng của mình, cả những bước đi mang nghĩa tấn công hay phòng thủ. Ví dụ, liệu Hoa Kỳ có hướng tới những quy tắc cạnh tranh khá chi tiết đối với khối doanh nghiệp nhà nước? Liệu Hoa Kỳ muốn thực hiện những quy định về môi trường, các quy định về sức khoẻ và an toàn lao động? Và Hoa Kỳ sẽ làm thế nào đối với các quy tắc thương mại để hạn chế thao túng tiền tệ? Đó là những vấn đề mang tính đòi hỏi, tấn công. Những vấn đề trong các cuộc đàm phán TPP cũng buộc Hoa Kỳ phải suy nghĩ và phải thực hiện trong thời gian tới. Ví dụ, Việt Nam đã làm rõ ràng rằng họ sẽ không có những quyết định về các vấn đề liên quan đến khối doanh nghiệp nhà nước khi Hoa Kỳ chưa bỏ đi chế độ bảo hộ ngành giày dép và dệt may. Hơn nữa, Hoa Kỳ có thể làm gì trong vấn đề liên quan đến cung cấp lợi ích cho thị trường đường và chất sợi bông? Việc bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Hoa Kỳ sẽ ở mức nào sau khi các ký kết TPP kết thúc?


Political timing is vital. US companies with both offensive and defensive issues at stake are aware that it is crunch time for key decisions, and they have begun high-powered lobbying campaigns to achieve their disparate goals. While the administration has worked diligently with domestic stakeholders (including NGOs), it must redouble its own domestic political actions. This means moving forward quickly with Congress to pass new trade promotion authority that sets out congressional trade priorities, and guarantees a timely up or down vote for a future TPP agreement. The president himself must also be willing to spend the political capital to craft a coalition that can assure congressional approval of the TPP.


Bên cạnh đó, vấn đề chính trị cũng là điều quan trọng. Những doanh nghiệp của Hoa Kỳ đang trong giai đoạn khá khủng hoảng khi phải quyết định khá nhiều vấn đề quan trọng cùng lúc. Họ đã bắt đấu các chiến dịch vận động hành lang cao cấp để đạt được các mục tiêu khác nhau mà họ đã đề ra. Trong khi chính quyền làm việc với các bên liên quan trong nước (kể cả các tổ chức NGO), họ cũng phải tăng gấp đôi hành động chính trị của mình. Điều này có nghĩa là Quốc hội và chính quyền của Tổng thống Obama sẽ phải nhanh chóng thông qua cơ quan xúc tiến thương mại để có thể đưa ra các ưu tiên thương mại của Quốc hội và đảm bảo có những cuộc bỏ phiếu kịp thời cho những thỏa thuận TPP trong tương lai. Tổng thống Obama cũng phải sẵn sàng chi tiêu các khoản vốn chính trị để xây dựng các liên minh trong Quốc hội đảm bảo cho TPP được thông qua.


At a news conference in the wake of the Pacific summits, President Obama ruefully admitted that missing the Asian leaders’ meeting was ‘almost like not showing up’ for his own party, and that this inevitably ‘created a sense of concern’ on the part of US allies and trading partners. But on the larger canvass of US leadership in Asia, the damage is not irreparable. Despite the burst of Chinese triumphalism, Asian nations are certainly aware that Beijing has not backed off its belligerent stands and demands regarding the East and South Chinas seas — nor its bullying of smaller nations such as Vietnam and the Philippines. The ongoing, huge build-up of Chinese military prowess only underscores the perceived necessity for an enduring US defence presence as a counterbalance.


Tại cuộc họp báo xoay quanh Hội nghị Thưởng đỉnh Thái Bình Dương, Tổng thống Obama thừa nhận rằng việc không xuất hiện tại cuộc họp các nhà lãnh đạo châu Á là một thiếu sót tương tự như vắng mặt cuộc họp của chính đảng mình, nhưng việc này không ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng minh và các đối tác kinh doanh của Hoa Kỳ tại châu Á. Nhưng ở vấn đề lớn và thiệt hại nặng nề hơn là khó có thể khắc phục trong một thời gian ngắn. Bên cạnh các hành động thân thiện của Trung Quốc, các quốc gia châu Á chắc chắn nhận thức được rằng Bắc Kinh vẫn chưa từ bỏ ý định làm chủ khu vực. Bắc Kinh vẫn tiếp tục có những hành động hiếu chiến với các bên liên quan trong vụ tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông – thậm chí Bắc Kinh vẫn chưa từ bỏ ý định ép buộc và lấn lướt các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines. Những diễn biến đang diễn ra đang ngày càng tạo thêm sức mạnh khá lớn cho Trung Quốc và càng làm cho các nước liên quan phải nhận thức được rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại châu Á là vô cùng cần thiết.

In addition to committing full diplomatic and political resources to completing and passing the TPP, the president should move to assuage the ‘sense of concern’ in Asia by quickly rescheduling the cancelled trips to Southeast Asia and add on Japan and Korea. For the TPP, there might be a quick payoff for the negotiations, as Korea was widely expected to announce at the Brunei summit that it would join the talks, but apparently backed off when Obama cancelled. A visit to Seoul might just seal that deal and further tip the balance toward the TPP as the lead institution in a new regional economic architecture.

Để đạt được những mặt tích cực trong mối quan hệ ngoại giao cũng như chính trị nhằm hoàn thành các bước cuối cùng cho TPP thì Tổng thống Obama cần có những bước đi xoa dịu những “nghi ngờ” của các quốc gia châu Á, bằng cách tái lập lại các chuyến thăm tới Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đối với TPP, Hoa Kỳ cũng phải có những bước đi “đền bù” cho sự vắng mặt của mình, nhất là khi Hàn Quốc tuyên bố họ sẽ có mặt tại TPP và tham dự vào các buổi hội đàm nhưng ngay sau đó đã rút lui vì không có mặt của Tổng thống Obama. Một chuyến thăm tới Seoul không chỉ giải quyết vấn đề quan hệ mà còn mang lại những lợi ích xa hơn giữa lúc TPP đang trở thành đầu tàu kinh tế trong khu vực.

Claude Barfield is a resident scholar at the American Enterprise Institute for Public Policy Research.
Claude Barfield là một học giả thường trú tại Học Viện Doanh nghiệp Mỹ về Nghiên cứu Chính sách công.



Translated by Thùy Dương



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn