MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 7, 2013

China’s Top Six 2013 Fake News Reports Top 6 Tin Tức Bịa Đặt Hàng Đầu Của Trung Quốc Năm 2013

China’s Top Six 2013 Fake News Reports

Top 6 Tin Tức Bịa Đặt Hàng Đầu Của Trung Quốc Năm 2013




Little girl holding umbrella for ill-struck street cleaner. Fooled!

Một bé gái che dù cho một người quét dọn đường phố bị trúng gió bất tỉnh. Bạn đã bị lừa rồi!

By Secret China
Epoch Times
November 30, 2013
Secret China
Epoch Times
30/11/2013


In China, sometimes it is hard to know which media reports are true and which are false. The following six supposed news reports have all been debunked.

Ở Trung Quốc, đôi khi rất khó để biết được những báo cáo từ phương tiện truyền thông là thật hay giả. Sáu bản tin sau đây đã bị vạch trần.


1. Woman Feeds Homeless Man

On March 26, 2013, many Chinese media outlets covered a story of a young woman named Wenfang feeding an old homeless man. She was named “the most beautiful girl in Shenzhen.”


1. Người Phụ Nữ Cho Người Đàn Ông Vô Gia Cư Ăn

Vào 26/03/2013, trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc tràn ngập một bài viết về câu chuyện người phụ nữ trẻ tên Văn Phương, cho một người đàn ông già vô gia cư ăn. Cô gái này được tôn vinh là “cô gái đẹp nhất ở Thâm Quyến”.



The act of compassion was apparently phony and just meant to attract media attention. A witness told Xinhua Net that Wenfang fed the old man only to pose for the camera. After her boyfriend was finished taking the picture, the two left immediately and didn’t care about the old man anymore.

Tuy nhiên, hành động thương người này thực ra là giả mạo và chỉ để thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thông. Một nhân chứng nói với mạng Tân Hoa Xã rằng Văn Phương cho người đàn ông già ăn với mục đích chỉ để chụp ảnh. Sau khi bạn trai cô ta chụp xong, đôi nam nữ này đã bỏ đi ngay lập tức và chẳng thèm quan tâm về người đàn ông già nữa.

2. Million-Dollar Demolition Compensation

Dajiang News reported that Zhu Jing from Wenzhou in Zhejiang Province returned to his hometown on March 27, 2013 after an absence of over nine years.



2. Số Tiền Bồi Thường Phá Dỡ Lên Tới Triệu Đô

Hãng tin Đại Giang đã đăng một câu chuyện về Chu Tĩnh từ Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang trở về quê vào ngày 27 tháng 3 năm 2013 sau 9 năm vắng mặt.




Poverty-stricken, Zhu had left home in 2004 to look for work. But luck was not on his side. After continuous failures he became homeless, lost contact with his family, and in addition developed a serious case of tuberculosis. He was finally sent home from a shelter in Jiangxi Province.


Do nghèo đói, Chu đã rời quê nhà vào năm 2004 để tìm việc làm. Nhưng vận may lại không đến với Chu. Sau những thất bại liên tục, ông trở thành người vô gia cư và mất liên lạc với gia đình; ngoài ra, Chu đang mắc bệnh lao giai đoạn cuối. Cuối cùng, ông được đưa về quê từ nơi cư ngụ ở tỉnh Giang Tây.

Upon coming home, his older brother told Zhu that he had struck it rich, as there had been a land development project a few years ago and he had been given a land compensation settlement of seven million yuan (US$1.15 million).

Khi về nhà, anh trai Chu nói với ông rằng ông đã trở thành giàu có nhờ một dự án phát triển đất đai một vài năm trước đây và ông được giải quyết bồi thường quy hoạch số tiền 7 triệu NDT (1,15 triệu USD).


Unfortunately for Zhu, this story was fake too. A reporter of Modern Gold News did some investigating and discovered it was “seriously inconsistent with the facts.”


Thật không may cho Chu, câu chuyện này là giả. Một phóng viên của hãng Modern Gold đã làm một số điều tra và phát hiện ra nó “hoàn toàn không đúng với sự thật”.

3. Five-Ton Firecracker Deal

During the 2013 Chinese New Year, a video spread on China’s Internet about a foreigner having spent a million yuan on five tons of firecrackers.

3. Vụ 5 Tấn Pháo Hoa

Trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2013, trên Internet tràn ngập một video về việc một người nước ngoài đã chi một triệu NDT để mua năm tấn pháo hoa.



But somehow the story had become blown way out of proportion. According to a notice circulated by the Liuyang municipal government in Hunan Province and printed by Xinhua Net on Feb. 16, the video was about a small fireworks company from Denmark holding a mini firecrackers show in Liuyang in the summer of 2012. There was no five-ton, million-dollar deal.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó câu chuyện trên đã bị thổi phồng quá mức. Theo một thông báo được lưu hành bởi chính quyền thành phố Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam và báo in Tân Hoa Xã Net, vào ngày 16 tháng 2, đoạn video về một công ty pháo hoa nhỏ Đan Mạch đã tổ chức một cuộc trình diễn pháo hoa ở Lưu Dương vào mùa hè năm 2012. Và tất nhiên là chẳng có phi vụ nào về một triệu đô la cho 5 tấn pháo hoa cả.

4. Medical Billing Reform

On Feb. 19, CCTV’s National News program and its website both reported a major change in the country’s medical billing practices. Quoting the Health Department, CCTV said that “paying after treatment” will be implemented nationwide. Previously, patients had to pay for medical treatment in advance. With the new policy, hospitals will pay in advance, and patients only need to pay their out-of-pocket portion to the hospital after the treatment; the remainder will be paid by health insurance. The new system is already being implemented on in more than 20 pilot provinces, it said.

4. Thay Đổi Cách Thanh Toán Trong Y Tế

Vào ngày 19 tháng 2, trong chương trình Tin Tức Quốc Gia của CCTV và trang web của mình đưa tin về một sự thay đổi lớn trong các hoạt động thanh toán y tế quốc gia. Trích dẫn từ Sở Y tế, CCTV nói rằng, chế độ “trả tiền sau khi điều trị” sẽ được thực hiện trên toàn quốc. Trước đây, bệnh nhân phải trả tiền điều trị y tế trước. Với chính sách mới, bệnh viện sẽ trả tiền trước, và bệnh nhân chỉ cần trả phần phụ phí cho bệnh viện sau khi điều trị, phần chi phí bệnh viện thanh toán trước sẽ được thanh toán bởi bảo hiểm y tế. Hệ thống mới đang được thực hiện trên hơn 20 tỉnh thí điểm.



CCTV aired the good news in the morning, the Health Department denied it in the afternoon. But the news had already caught the public’s attention. While an industry specialist warned that the plan was “a double-edged sword,” and would require hospitals to come up with higher standards in diagnosis and treatment, netizens just called it “the most beautiful fake news.”

CCTV vừa phát sóng tin tức tốt lành này vào buổi sáng thì Sở Y tế phủ nhận ngay vào buổi chiều cùng ngày. Nhưng tin tức này đã gây sự chú ý của công chúng. Trong khi đó, một chuyên gia ngành công nghiệp cảnh báo rằng kế hoạch này là “con dao hai lưỡi”, đòi hỏi các bệnh viện phải có tiêu chuẩn cao hơn trong chẩn đoán và điều trị, còn các cư dân mạng thì gọi đó là “tin tức giả mạo tốt đẹp nhất”.

5. Internet Date Turns Out to Be Daughter-in-Law

Heilongjiang Morning News reported on an embarrassing date in the city of Muling on Oct. 22. 57-year-old Mr. Wang became smitten by “Lonely Flower” on the Internet. When they met for a date at a hotel, he discovered that Lonely Flower was his daughter-in-law, the report said.


5. Hẹn Hò Trên Internet Trúng Ngay Con Dâu Của Mình

Hãng tin Morning News tỉnh Hắc Long Giang đưa tin về một ngày đáng xấu hổ tại thành phố Mục Lăng vào ngày 22. Ông Vương 57 tuổi rất say mê người có nickname “Bông hoa cô đơn” trên Internet. Vào một ngày nọ, khi ông gặp người bạn hẹn hò tại một khách sạn, ông phát hiện ra “Bông hoa cô đơn” lại chính là con dâu của mình.




Later, Heilongjiang Morning News made a retraction and issued an apology, saying after careful further verification, the news proved to be false. The Muling Police Department also verified that the story was made up by Muling TV station reporter Wei Hongji, it said. “We sincerely offer our apology to our readers.”


Nhưng ngay sau đó, Morning News đã rút lại tin này và nói lời xin lỗi vì sau khi có thêm xác minh cẩn thận hơn, tin tức trên là sai. Sở Cảnh sát Mục Lăng cũng xác nhận rằng câu chuyện này được thực hiện bởi phóng viên Vi Oanh Ki, Đài Truyền hình Mục Lăng, nhà đài đành thông báo:”Chúng tôi xin chân thành gửi lời xin lỗi đến quý khán giả”


6. Child Saves Old Woman From Heatstroke

Stories abound in China of people having accidents or collapsing in the street and nobody helping them. But on Aug. 1, XKB.com published an article of a child helping a woman street cleaner who was suffering from heat exhaustion. The article was titled “Thank you, child!” and showed a photo of a little girl holding an umbrella over a woman lying in the street.


6. Đứa Trẻ Cứu Giúp Người Phụ Nữ Già Khỏi Cơn Say Nắng
Có nhiều câu chuyện ở Trung Quốc về những người gặp nạn hoặc ngất xỉu ngã trên đường phố nhưng không ai giúp đỡ họ. Nhưng vào ngày 01 tháng Tám, trên trang XKB.com xuất hiện một bài viết về lòng tốt của một đứa trẻ đã giúp đỡ một người phụ nữ dọn dẹp đường phố đang bị kiệt sức vì nóng. Bài báo có tựa đề “Cảm ơn em, một đứa trẻ!”, và đăng hình một cô bé đang che ô cho người phụ nữ nằm trên đường.



According to the article, the woman had collapsed on Huangcun East Road near the Dongpu Bus Station in Tianhe District. People passed by but didn’t stop to help. Then a little girl held an umbrella over the woman’s head to shield her from the sun and said to her mother, “Mom, save her!” Seeing the child’s action, two passer-by finally reached out their helping hands and woke her up.


Theo bài báo, người phụ nữ bị ngã trên đường Huangcun East, gần trạm xe buýt Dongpu, quận Thiên Hà. Có nhiều người đi ngang qua nhưng không ai dừng lại để giúp đỡ. Sau đó, một cô bé đã đến và che ô trên đầu của người phụ nữ để bảo vệ cô khỏi ánh nắng mặt trời và nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, hãy cứu bà!”. Nhìn thấy lòng tốt của một đứa trẻ, hai người qua đường cuối cùng đã tiến đến và giúp người phụ nữ tỉnh dậy.


If this story didn’t make you cry, what follows, may. The whole thing was a hoax. According to People’s Daily Online, XKB admitted the following day that “the photo full of love” turned out to have been staged.

Nếu câu chuyện này đã không làm bạn khóc thì những gì sau đó, có thể làm được. Toàn bộ điều này là một trò lừa bịp. Theo tờ Nhân dân Nhật báo online, XKB đã thừa nhận vào ngày hôm sau rằng “bức ảnh tràn ngập tình yêu” này hóa ra là đã được dàn dựng.

It took the reporter considerable effort to find Ms. Tang, the street cleaner lady.

Phóng viên nỗ lực đáng kể để tìm ra bà Đường, người phụ nữ dọn dẹp đường phố

“They told me they wanted to film an advertisement for umbrellas,” Tang said. “If I knew it was to be published in the newspaper to fool people, I would never have agreed to do it.”

“Họ nói với tôi là họ muốn quay quảng cáo ô dù,” bà Đường nói. ”Nếu tôi biết được nó được công bố trên báo chí để đánh lừa mọi người, tôi sẽ không bao giờ đồng ý làm điều đó.”

Tang said the little girl’s mother was one of the four people who asked her to participate in the advertisement. It took them an hour and a half to take the picture printed in the newspaper. They told her to lie down on the ground three times for the camera to get the perfect angle. The little girl was paid 150 yuan. “I feel I was being used,” she said.

Bà Đường nói rằng mẹ của cô bé là một trong bốn người yêu cầu cô tham gia vào quảng cáo. Họ phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ để chụp bức ảnh in trên báo. Họ nhờ bà ấy nằm xuống trên mặt đất ba lần để có được những góc chụp hoàn hảo. Cô bé trong bức ảnh được trả 150 NDT. ”Tôi cảm thấy tôi bị lợi dụng”, bà nói.


Whether or not these debunked stories are actually true is hard to say. State media CCTV, Xinhua, and People’s Daily are also known to be masters at fabricating news.

Khó mà nói được những câu chuyện bị vạch trần này là đúng hay không. Những phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc như CCTV, Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo được biết đến là những bậc thầy trong việc giả mạo tin tức.

Translation by Yu Chen.







No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn