MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 7, 2013

Obama’s Dangerous South China Sea Strategy Chiến lược nguy hiểm của Obama ở Biển Đông

Obama’s Dangerous South China Sea Strategy

Chiến lược nguy hiểm của Obama ở Biển Đông



By Ted Galen Carpenter
Ted Galen Carpenter
National Interest
October 21, 2013.

National Interest
21/10/ 2013.

The Obama administration can’t seem to resist the temptation to meddle in the territorial disputes between China and its neighbors over islands (and probable underlying oil and gas riches) in the South China Sea. The latest incident began earlier this year when the Philippines filed an unprecedented arbitration case—over Beijing’s strenuous objections—regarding the issue with the United Nations’ Convention on the Law of the Sea. Instead of remaining quiet on the matter, as prudence would dictate, Secretary of State John Kerry ostentatiously weighed in at the East Asia Summit on October 10 in Brunei.


Chính quyền Obama dường như không thể không can thiệp vào tình hình tranh chấp lãnh thổ hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (và vấn đề tiềm ẩn chính chính là khai thác dầu và khí đốt) ở khu vực Biển Đông. Động thái mới nhất diễn ra vào đầu năm nay khi Philippines đưa hồ sơ tranh chấp ra tòa án Liên Hợp Quốc – bất chấp những phản đối từ phía Trung Quốc – nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở của Công ước Liên Hiộp Quốc về Luật Biển. Thay vì ngấm ngầm yên lặng theo dõi, Ngoại trưởng John Kerry đã có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày 10 tháng Mười ở Brunei.



In remarks to leaders at the gathering, including Chinese Premier Li Keqiang, Kerry tacitly backed Manila’s arbitration ploy and its underlying territorial claim. “All claimants have a responsibility to clarify and align their claims with international law. They can engage in arbitration and other means of peaceful negotiations.” In a passage implicitly rebuking Beijing’s extraordinarily broad assertions of sovereign rights in the South China Sea, Kerry added that “freedom of navigation and overflight is a linchpin of security in the Pacific.” “Washington’s imprudent support for a weak treaty ally could ultimately embroil the United States in a nasty confrontation with an increasingly powerful China.”


Trong bài phát biểu với các lãnh đạo tại buổi họp, trong đó có cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Ngoại trưởng Kerry đã ngầm ủng hộ những bước đi và tuyên bố về vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Manila trong thời gian vừa qua. “Tất cả các bên tranh chấp đều có trách nhiệm thực hiện đúng, rõ ràng, đảm bảo yêu cầu phù hợp với luật pháp quốc tế. Các bên có thể tham gia, đưa vấn đề ra tòa án quốc tế và giải quyết chúng trên tinh thần đàm phán hòa bình”. Trong một đoạn văn ngầm chỉ trích những hành động bành trướng của Bắc Kinh về chủ quyền tại vùng Biển Dông, ông Kerry nói thêm rằng “tự do hàng hải và hàng không là vấn đề trụ cột an ninh tại Thái Bình Dương”.

This was hardly the first time that Washington has taken a stance that seemingly embodies an “anyone but China” attitude regarding the South China Sea controversy. During President Obama’s first term, Secretary of Defense Leon Panetta made remarks during a high-profile visit to Vietnam that appeared sympathetic to that country’s claims as well as a bid for bilateral strategic cooperation.


Đây không phải lần đầu tiên Washington đưa ra các lâp trường ủng hộ các bên tranh chấp – trừ Trung Quốc – trong các động thái, thái độ của các bên có liên quan đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Trong nhiêm kỳ đầu tiên ủa Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã có chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam, bày tỏ thái độ ủng hộ các tuyên bố Việt Nam đồng thời cũng nỗ lực đi đến hợp tác chiến lược song phương.


But it is the Obama administration’s support for Manila and its claims that is the most provocative. During a November 2011 East Asian economic summit in Bali, President Obama went out of his way to emphasize the importance of the long-standing U.S. military alliance with the Philippines and pledged to strengthen those ties. Just a day earlier, Secretary of State Hillary Clinton struck the same theme during remarks in Manila, asserting that “the United States will always be in the corner of the Philippines and we will stand and fight with you.” That comment was combative enough in the abstract, but it became even more so when she juxtaposed it with comments about the South China Sea dispute elsewhere in her speech. “Any nation with a claim has the right to assert it,” Clinton stated, “but they do not have the right to pursue it through intimidation or coercion.”


Những hành động của chính quyền Obama đã gây chú ý và đầy tính khiêu khích khi tuyên bố ủng hộ Manila trong Hội nghị Thượng đinh Kinh tế các nước Đông Á tại Bali diễn ra vào tháng Mười năm 2011, rằng Tổng thống Obama đã khăng định lập trường của mình để nhấn mạnh tầm quan trọng trong liên minh quân sự lâu dài giữa Hoa Kỳ và Phillipines. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn trong tương lai giữa hai nước. Chỉ một ngày trước đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã có bài phát biểu có cùng chủ đề tại Manila, khẳng định rằng “Hoa Kỳ sẽ luôn đứng về phía Phillippines và chúng tôi sẽ đứng liên chiến đấu cùng cá bạn”. Bình luận đó mang sắc thái khá mạnh, nhất là khi nó được nhấn mạnh hơn nữa trong các đoạn liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông. “Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng họ không có quyền có được những điều đó thông qua các hành động đe dọa hay cưỡng ép”, bà Clinton nói.


Chinese leaders no longer try to conceal their annoyance regarding Washington’s apparent bias against Beijing’s position. When asked about Kerry’s remarks, Foreign Ministry spokesperson Hua Chunying contended that “non-parties to the dispute should respect the efforts by relevant parties involved to peacefully solve the dispute” through direct negotiations, “instead of doing things that could harm regional peace and stability.” She added (with considerable exaggeration) that “the South China has been calm and tranquil, so if some country really wants to safeguard peace and stability in the South China Sea, it should stop stirring up waves.”


Lãnh đạo Trung Quốc không còn cố gắng che dấu những bất bình của họ về những thiên vị rõ ràng chống lại quan điểm của Bắc Kinh. Khi được hỏi về nhận xét của ô g Kerry, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho rằng, “Những bên không liên đến vấn đề tranh chấp phải tôn trọng những nỗ lực của các bên liên quan trong việc đi đến một giải quyết tranh chấp trên tinh thần hòa bình và đàm phán trực tiếp thay vì có những hành động có thể gây hại đến hòa bình và ổn định khu vực”. Bà còn nói thêm (với giọng điệu khá nhấn mạnh) rằng “Tình hình ở Miền Nam Trung Quốc đang khá ổn định, vì vậy, nếu có bất kỳ một quốc gia nào thực sự muốn bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, họ cần ngừng việc khuấy động vấn đề đó lên”.


Beijing’s claims are annoyingly broad, and the United States, as the world’s leading maritime power, understandably does not want to see the South China Sea become Chinese territorial waters. But Washington needs to exercise greater caution for two reasons. First, the issue is one that involves a great deal of national pride on China’s part, not just mundane economic or territorial calculations. Chinese officials are fond of asserting their country’s “indisputable historical” claim to the South China Sea and seem to regard U.S. actions as a manifestation of a broader policy to thwart China’s re-emergence as a great power. Chinese leaders are already uneasy about Washington’s strategic pivot or “rebalancing” military posture toward East Asia and the accompanying efforts to strengthen ties with traditional allies such as Japan and South Korea. Backing the Philippines and other rival claimants in the South China Sea controversy enhances Beijing’s suspicions.


Tuyên bố của Bắc Kinh đã đánh động tình hình lên khá nhiều, và Hoa Kỳ – cường quốc có sức mạnh hải quân hàng đầu thế giới – hiểu rằng họ không hề muốn Biển Đông trở thành vùng lãnh hải của Trung Quốc. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Washington cần phải thận trọng vì hai lí do. Đầu tiên, vấn đề này liên quan trực tíêp đến nền tự hào quốc gia của Trung Quốc, nó không đơn giản chỉ là vấn đề về lãnh thổ và kinh tế. Các quan chức Trung Quốc khẳng định tính chủ quyền “không thể chối cãi lịch sử” của họ ở Biển Đông và dường như xem hành động của Hoa Kỳ như một biểu hiện cho ý định không muốn Trung Quốc vươn lên trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Lãnh đạo Trung Quốc cũng đã lo lắng về chính sách “Trục xoay châu Á” của Washington hay chính sách “tái cân bằng” vị thế quân sự ở khu vực Đông Á. Những động thái nỗ lực tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang làm Bắc Kinh tiếp tục bất bình. Việc ủng hộ Philippines và các bên liên quan trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ càng làm tăng mối nghi ngờ và lo ngại của Trung Quốc.


Second, it is generally a bad idea for a great power to back a small, volatile client state in a dispute with a much larger, stronger neighbor. Small clients then have a tendency to adopt a bolder stance—sometimes even an irresponsible one—confident that their powerful patron has their back. Serbia’s actions in 1914 toward Austria-Hungary might have been far less intractable if Belgrade had not assumed that it had Russia’s support. And more recently, the Georgian government’s provocative military actions against the Russian-protected secessionist regime in South Ossetia seemed motivated in part by the mistaken belief that the United States and NATO would protect the country from Moscow’s retaliation.


Điều thứ hai, việc một cường quốc đưa ra những động thái bảo vệ một quốc gia láng giêng nhỏ trong khu vực tranh chấp trước một cường quốc lớn thứ hai trên thế giới là một bước đi khá mạo hiểm. Những quốc gia láng giềng yếu thế hơn ở khu vực này dường như có xu hướng dựa vào và đôi khi quá tin rằng vị thế mạnh mẽ của người bảo trợ sẽ giúp họ đạt  được hầu hết các quyết định nhằm giành lại những lợi thế của mình. Hành động ở Serbia năm 1914 đối với Áo–Hungary có thể có kết quả tốt hơn và dễ dàng hơn nếu không có sự hỗ trợ của Nga. Và gần đây hơn, hành động khiêu khích quân sự của chính phủ ly khai Gruzia chống lại chế độ Nga ở miền Nam Ossetia dường như đã khẳng định thêm niềm tin sai lầm rằng, Hoa Kỳ và NATO sẽ nỗ lực bảo vệ và ủng hộ những nước nhỏ khỏi bị trả thù.


The Philippines is a small, poor country with a fragile political system marked by a good deal of jingoistic posturing.Its territorial claims in the South China Sea may exceed any reasonable ability to vindicate them without direct U.S. backing. Manila has already infuriated Beijing on several occasions over the past few years by sending ships into disputed waters. Washington’s imprudent support for a weak treaty ally could ultimately embroil the United States in a nasty confrontation with an increasingly powerful China. The Obama administration needs to rethink its strategy regarding the South China Sea issue before blundering into a crisis.


Philippines là một quốc gia nghèo, nhỏ, có thể chế chính trị khá mong manh và yếu. Việc tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Manila đã khiêu khích Bắc Kinh khá nhiều lần trong vài năm qua bằng cách gửi tàu vào vùng biển đang tranh chấp. Nếu Washington thiếu thận trong trong việc hỗ trợ cũng như kết quả có thể mang lại đối với một đồng minh yếu thế có thể kéo Hoa Kỳ vào một cuộc đối đầu mạo hiểm với Trung Quốc. Chính quyền Obama cần phải suy nghĩ lại chiến lược này trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông trước khi trở thành một nhân tố trong cuộc khủng hoảng lớn trong tương lai.


Ted Galen Carpenter, a senior fellow at the Cato Institute and a contributing editor to The National Interest, is the author of nine books and more than 500 articles and policy studies
Ted Galen Carpenter là thành viên cao cập tại Viện Cato, Biên tập viên của trang The National Interest, đồng thời cũng là tác giả của chín quyển sách và hơn 500 bài báo, nghiên cứu về các chính sách quốc tế.





Translated by Thùy Dương




http://www.cato.org/publications/commentary/obamas-dangerous-south-china-sea-strategy

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn