The Bear is Back:
Russia Returns to Vietnam
|
‘Gấu’ Nga quay trở
lại Việt Nam
|
|
By Carl Thayer
The Diplomat
November 26, 2013
|
Carl Thayer,
The Diplomat
26/11/2013
|
A visit to Vietnam
by Vladimir Putin is just the latest sign of the former allies’ growing ties.
|
Chuyến viếng thăm
Việt Nam của Vladimir Putin chỉ là dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ đang phát
triển các của hai đồng minh cũ .
|
President Vladimir Putin paid a whirlwind one-day visit to
Hanoi on November 12 to advance the comprehensive strategic partnership
reached with Vietnam last year. This was Putin’s third visit to Vietnam and
his second since assuming the office of President of the Russian Federation.
|
Vào ngày 12 tháng Mười một vừa qua, Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã có chuyến thăm tới Hà Nội để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện với Việt Nam được hai nước thành lập vào năm ngoái. Đây là
chuyến thăm thứ ba của Putin tới Việt Nam và thứ hai kể từ khi ông trở lại
Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga.
|
Putin met Vietnam’s top three leaders, Prime Minister
Nguyen Tan Dung, President Truong Tan Sang and party Secretary General Nguyen
Phu Trong. At the conclusion of his visit it was announced that seventeen
bilateral agreements had been reached, including five in the oil, gas and
energy sectors. These agreements were a reflection of the broad-based nature
of bilateral relations developed ten years after the collapse of the Soviet
Union.
|
Putin đã gặp ba lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam – Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã đạt được sự đồng
thuận, kí kết tổng cộng mười bảy hiệp định song phương, trong đó có năm văn
bản được kí kết ở các lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Các thỏa thuận này phản
ánh những dấu hiệu khá tích cực trên các lĩnh vực khác nhau giữa mối quan hệ
hai nước kể từ sau Liên Xô cũ sụp đổ.
|
In March 2001, the Russian Federation became Vietnam’s
first strategic partner. At that time the two sides mapped out eight major
areas of cooperation:
political-diplomatic, oil and gas, hydro power and nuclear energy,
trade and investment, science and technology, education and training, culture
and tourism, military equipment, and technology.
|
Vào tháng Ba năm 2001, Liên bang Nga đã trở thành đối tác
chiến lược đầu tiên của Việt Nam. Tại thời điểm đó, hai bên đã vạch ra tám
lĩnh vực hợp tác chính giữa hai nước: Chính trị – ngoại giao, dầu khí, thủy
điện, năng lượng hạt nhân, thương mại và đầu tư, khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo, văn hóa và du lịch, công nghệ và thiết bị quân sự.
|
Vietnam’s armed forces — air defense air force, navy,
armor and artillery corps — are dependent on Soviet-era spare parts and
equipment and badly in need of modernization. Between 1993 and 2000, Russia
sold Vietnam twelve Su-27SK and Su-27UB Flanker jet aircraft, two missile
attack corvettes, four radar systems, and other military equipment.
|
Lực lượng vũ trang của Việt Nam – các binh chủng không
quân phòng không, hải quân, thiết giáp và pháo binh - phụ thuộc vào phụ tùng thiết
bị thời Xô Viết, và rất cần hiện đại hóa. Từ năm 1993 đến năm 2000, Nga đã
bán Việt Nam mười hai Su-27SK và Su- 27UB máy bay phản lực Flanker, hai tàu
hộ tống tên lửa tấn công, bốn hệ thống radar và các thiết bị quân sự khác .
|
Between 2001 and 2008 bilateral relations were constrained
by the poor state of the Russian economy; consequently the strategic
partnership had very thin underpinnings. Since 2008 Russia regained political
stability and its economy has been bolstered by the development of oil and
gas reserves. Russia sought to exploit the market opportunities in fast
growing Vietnam and the transport links between Vietnam and the Russian Far
East.
|
Giữa năm 2001 và 2008, quan hệ song phương giữa hai nước
bị hạn chế do nền kinh tế Nga đang trong giai đoạn đi xuống, và trong thực tế
thì mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga có nền tảng khá mỏng. Từ năm
2008, Nga đã lấy lại sự ổn định nền kinh tế và chính trị của mình bởi sự gia tăng
trữ lượng dầu khí và khí đốt. Nga đã tìm kiếm các cơ hội phát triển thị
trường ở Việt Nam và thúc đẩy liên kết giao thông vận tải giữa Việt Nam và
vùng Viễn Đông của Nga.
|
Article 8 of the agreement on strategic partnership
specified that, “The two parties will strengthen their cooperation in
military supplies to meet Vietnam’s and Russia’s security demands and not to
oppose any third country.”
|
Điều 8 của Hiệp định về đối tác chiến lược đã xác định
rặng, “Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thiết bị khí tài quân sự
để đáp ứng nhu cầu cần thiết của Việt Nam và Liên bang Nga mà không liên quan
đến nước thứ ba”.
|
Russian arms sales to Vietnam soon became a significant
component of the strategic partnership.
Between 2008 and 2012, the Vietnam People’s Army Navy took
delivery of two Gepard-class guided missile frigates and four Svetlyak-class
fast patrol boats. The navy also procured 40 Yakhont/SS-N-26 and 400 Kh-35
Uran/SS-N-25 anti-ship missiles.
In 2009, Vietnam signed a contract for the purchase of six
advanced Project 636 Varshavyanka (Kilo-class) conventional submarines.
|
Việc giao dịch vũ khí – khí tài quân sự giữa Việt Nam và
Nga đã sớm trở thành phần quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược. Từ năm
2008 đến năm 2012, Hải quân Quân đội nhân Dân Việt Nam đã nhận bàn giao hai
tàu khu trục tên lửa dẫn Gepard và 4 tàu tuần tra nhanh loại Svetlyak. Ngoài
ra, Hải quân cũng mua 40 tên lửa Yakhont/SS-N-26 và 400 tên lửa Kh-35
Uran/SS-N-25 chống tàu. Trong năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu
ngầm 636 Varshavyanka (Kilo) hiện đại do Nga sản xuất.
|
Vietnam’s air defense air-force took delivery of twenty
Su-30MK2V combat aircraft armed with Kh-59MK anti-ship cruise missiles, 100
R-73 (AA-11 Archer) short-range air-to-air missiles, 200 9M311/SA-19 Grison
surface-to-air missiles, two batteries of S-300PMU-1 surface-to-air systems,
four Kolchnya air defense search radars and three VERA passive radio
locators. Vietnam also took delivery of two batteries of the K-300P Bastion
coastal defense missiles.
|
Về lực lượng không quân và phòng không không quân, Việt
Nam cũng đã nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V trang bị tên lửa hành trình
chống tàu Kh-59MK, 100 tên lửa không đối không tầm ngắn 100 R-73 (AA- 11
Archer), 200 tên lửa đất đối không 9M311/SA-19 Grison, hai tổ hợp tên lửa
S-300PMU, 4 hệ thống ra-đa phòng không Kolchnya và ba bộ định vị vô tuyến thụ
động Vera. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã nhận hai tổ hợp lên lửa phòng thủ bờ
biển K-300P Bastion.
|
On July 27, 2012, Presidents Putin and Sang met in the resort
city of Sochi and adopted a Joint Statement raising their bilateral relations
to a comprehensive strategic partnership. Russian arms sales and service
contracts to Vietnam now became the most significant component of their
bilateral relations.
|
Ngày 27 tháng 7 năm 2012, Tổng thống Putin và Chủ tịch
Sang đã gặp nhau tại thành phố nghỉ mát Sochi và thông qua một Tuyên bố chung
nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Việc Nga bán
vũ khí và hợp đồng dịch vụ với Việt Nam hiện nay đã trở thành thành tố quan
trọng nhất của quan hệ song phương của hai nước.
|
Since 2012, Vietnam has placed an order for twelve more
Su-30MK2s aircraft and two Gepard 3.9-class frigates configured for
anti-submarine warfare. Russia also was given the contract to construct a
military ship maintenance and repair facility at Cam Ranh Bay.
|
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt hàng hơn 12 máy bay Su-30MK2s
và hai tàu khu trục nhỏ lớp Gepard 3.9 dành cho công tác chiến đấu chống tàu
ngầm. Nga cũng đã nhận hợp đồng xây dựng cơ sở quân sự bảo trì và sửa chữa
tàu tại Vịnh Cam Ranh.
|
On the eve of Putin’s November visit to Vietnam, Russia
loaded Vietnam’s first Kilo-class submarine on a transporter for delivery to
Vietnam and announced it would hand over a submarine crew training center
that it was building in Cam Ranh Bay in January 2014.
|
Vào đêm trước chuyến viếng thăm của ông Putin tới Việt
Nam. Nga đã tải tàu ngầm Kilo đầu tiên mà Việt Nam đặt mua để giao cho nước
này. Nga cũng tuyên bố sẽ bàn giao một trung tâm đào tạo phi hành đoàn tàu
ngầm, dự kiến sẽ được xây dựng trong khu vực Vịnh Cam Ranh vào tháng Giêng
năm 2014.
|
At the conclusion of Putin’s visit this month, a Joint
Statement was issued that briefly mentioned an agreement on defense
cooperation had been reached without providing any details. Media reports and
other official statements indicated that Russia would be heavily involved in
servicing armaments and military equipment that it sold to Vietnam, and
transferring military technology for licensed co-production. For example, it
is likely that Vietnam and Russia will co-produce the Uran (SS-N-25
Switchblade) anti-ship cruise missile.
|
Vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm của ông Putin trong
tháng này, một Tuyên bố Chung được đưa ra đề cập đến thỏa thuận về hợp tác
quốc phòng đã đạt được mà không được tiết lộ cho giới báo chí. Phương tiện
truyền thông và báo chí chỉ ra rằng, Nga sẽ tập trung vào việc cung cấp, phát
triển vũ khí và thiết bị quân sự mà đã bán cho Việt Nam. Ngoài ra, Nga cũng
sẽ chuyển giao công nghệ quân sự cho Việt Nam để có thể cùng Việt Nam hợp tác
sản xuất. Ví dụ, Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình chống
tàu Uran (SS-N-25 Switchblade).
|
In an interview on November 9, on the eve of President
Putin’s arrival, President Sang called for the two countries to “raise
military cooperation to a higher plane.” In order “to create a new
breakthrough” in the comprehensive strategic partnership, Sang also proposed
“joint venture production, in research, in setting up service centers and
after sales service as well as in exports to third countries.”
|
Trong bài trả lời phỏng vấn ngày mùng 9 tháng Mười một,
đêm trước khi Putin sang thăm Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi
hai nước “tăng cường hợp tác quân sự, nâng lên tầm cao mới”. Để tạo ra “các
bước đột phá mới“ trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai nước cũng
cần “hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, liên doanh sản xuất, nghiên cứu, thiết
lập các trung tâm dịch vụ, dịch vụ bán hàng và xuất khẩu sang các nước khác”.
|
President Putin, in a statement issued prior to his
arrival in Hanoi, noted that, “military and technical co-operation has taken
a totally new dimension. It is no longer limited to export supplies, steps
are being taken to launch the licensed production of advanced military
equipment with the assistance of Russian companies in Vietnam.”
|
Tổng thống Putin, trong một tuyên bố đưa ra trước khi đến
Hà Nội, cũng đã lưu ý rằng “quân sự và hợp tác kỹ thuật giữa hai nước đã được
thực hiện theo chiều hướng hoàn toàn mới. Nó không còn giới hạn trong xuất
khẩu vật tư, hai nước đang thực hiện những bước cần thiết để khởi động việc
sản xuất thiết bị quân sự tân tiến với sự hỗ trợ của các công ty Nga tại Việt
Nam”.
|
Russia is currently pressing Vietnam to give it exclusive
access to the military ship repair, maintenance and logistics facilities
being constructed at Cam Ran Bay.
|
Nga cũng đang hối thúc Việt Nam tạo điều kiện để Moscow
xây dựng một trung tâm hậu cần dành cho việc sửa chữa, bảo trì các thiết bị
quân sự và tàu biển.
|
Current and projected Vietnamese military acquisitions
have generated a pressing need for appropriate maintenance, repair and
training services that only Russian defense enterprises can provide. In
addition, Russia has offered to expand the number of billets at its military
academies to train Vietnamese military personnel.
|
Quân đội Việt Nam đang ngày càng được hiện đại hóa, tạo ra
một nhu cầu cấp bách trong việc sửa chữa, đào tạo chuyên môn sâu – những điều
mà các doanh nghiệp quốc phòng Nga có thể cung cấp. Ngoài ra, Nga cũng đã yêu
cầu nâng cấp các cơ sở học viện quân sự để có thể đào tạo ra các chuyên gia
quân sự tại Viêt Nam.
|
Australian Admiral James Goldrick (retired) recently noted
with respect to Vietnam’s purchase of six Kilo-class submarines that “the
Vietnamese are trying to do something very quickly that no navy in recent
times has managed successfully on such a scale from such a limited base.” He
concluded, “the new boats may have significant numbers of Russians on board
for years to come.… Russian experts will certainly be need ashore.”
|
Cựu Đô đốc Úc James Goldrick đã có những ghi nhận liên
quan đến việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo như sau, “Việt Nam đang cố gắng
làm những điều mà không có lực lượng hải quân nào có thể thực hiện những việc
tương tự trong thời gian gần đây, nhất là với một cơ sở khá khiêm tốn của
Việt Nam ở thời điểm hiện tại“. Ông kết luận, “trong thời gian tới, số lượng
tàu chiến được chuyển giao sẽ tăng cao… và các chuyên gia Nga chắc chắn sẽ
phải lên bờ”.
|
In sum, “the bear” is coming back to Vietnam. In the
coming years, Russian companies will assist Vietnam in servicing and
maintaining the high end military platforms, equipment and armaments that it
has purchased from Russia. Russian defense companies will assist Vietnam in
co-producing a variety of missiles and armaments that will be fitted to its
new air and sea platforms. And Russian military personnel and other
specialists will assist Vietnam in developing its submarine fleet.
|
Tóm lại, “gấu tuyết” đã trở lại Việt Nam. Trong những năm
tới, các công ty Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phục vụ và duy trì những
trang thiết bị quân sự hiện tại mà Việt Nam đã mua từ Nga. Các công ty quốc
phòng của Nga sẽ hỗ trợ Việt nam trong việc hợp tác sản xuất các loại tên lửa
và vũ khí phòng không và đường biển trong thời gian tới. Các nhân viên cũng
như các chuyên gia của Nga cũng sẽ giúp Việt Nam trong việc vận hành và đào
tạo hạm đội tàu ngầm.
|
Russian military facilities at Cam Ranh Bay also can be
expected to resupply and repair Russian Navy ships in transit from the Far
East to the Gulf of Aden and back. As the November 14 Joint Statement
revealed, Russian-Vietnamese oil and gas joint ventures will continue to
explore and produce hydrocarbons on Vietnam’s continental shelf. Russia and
Vietnam therefore will have congruent interests in peace and stability in the
South China Sea.
|
Các cơ sở quân sự được xây dựng tại Vịnh Cam Ranh có thể
dự kiến sẽ là nơi tiếp tế và sửa chữa tàu hải quân của Nga trên đường từ VIễn
Đông đến Vịnh Aden và ngược lại. Như Tuyên bố Chung ngày 14 tháng Mười một
tiết lộ, liên doanh dầu khí Việt Nam – Nga sẽ tiếp tục thăm dò và sản xuất
khí đốt hydrocarbon trên thềm lục địa Việt Nam. Nga và Việt Nam do đó sẽ có
lợi ích đồng dạng trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Biển
Đông.
|
|
|
|
Translated by Huệ Đăng
|
|
|
|
|
http://thediplomat.com/2013/11/the-bear-is-back-russia-returns-to-vietnam/
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn