American Boomers in
Vietnam
|
Việt Nam: Quê hương
mới của những người Mỹ sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số
|
|
Doris Gallan
Huffington post
12/01/2013
|
Doris Gallan
Huffington post
12/01/2013
|
Viet Nam is just beginning to enter into the consciousness
of Americans as a potential place to retire or pre-retire after decades of
negative associations because of the war. Close to half a million Americans
traveled to the South East Asian country in 2012 including thousands of war
veterans. Word about all that the country has to offer is getting back home
and igniting the imaginations of retirees and late-career workers looking for
a major change in their lives.
|
Việt Nam bắt đầu đi vào ý thức của người Mỹ như một nơi
chốn tiềm tàng để về hưu hay chuẩn bị hồi hưu sau hàng chục năm mảnh đất này
gắn liền với những hình ảnh tiêu cực bởi cuộc chiến tranh. Năm 2012, gần nửa
triệu người Mỹ, với hàng ngàn cựu binh trong số đó, đã đặt chân đến Việt Nam.
Tất cả những gì mà đất nước này phải đưa ra chào mời họ là: Hãy quay về Mỹ và
khơi dậy trí tưởng tượng của những người về hưu và người lao động lâu năm
đang tìm kiếm một sự đổi thay lớn trong đời.
|
Three newcomers to Viet Nam came hoping for a lifestyle
change. What they found was a slower pace of life, a vastly cheaper cost of
living, a new sense of adventure, and amazingly welcoming people... as well
as numerous challenges in adapting to a completely different culture,
language and way of life.
|
Ba người mới đến Việt Nam mang theo hy vọng về một lối
sống khác. Những gì mà họ tìm thấy là một nhịp sống chậm hơn, mức sinh hoạt
phí rẻ hơn rất nhiều, cảm nghiệm mới về sự phiêu lưu, và những con người thân
thiện tuyệt vời… cũng như vô số thách thức trong quá trình thích nghi với một
nền văn hoá, ngôn ngữ và lối sống hoàn toàn khác.
|
Americans in Viet
Nam
Jerri, Marie and Tom are discovering all of the joys and
frustrations of moving to a new country. One of the first tests to anyone
traveling to Viet Nam is the sometimes shockingly chaotic traffic -- made up
mostly of motorcycles and mopeds -- that takes everyone by surprise.
|
Những người Mỹ ở
Việt Nam
Jerri, Marie và Tom đang nếm trải tất cả những thú vui
cũng như nỗi thất vọng của việc chuyển đến một đất nước mới. Một trong những
thử thách đầu tiên đối với bất cứ ai đến Việt Nam là dòng người và xe cộ hỗn
loạn trên đường – chủ yếu là xe máy và xe đạp điện – điều khiến ai cũng phải
ngạc nhiên.
|
Marie Kubo, a 58-year-old educator, will never forget her
first time on a motorcycle on the streets of Da Nang: "It was a little
scary since there are no apparent rules of the road. Traffic is coming and
going in all directions and one just has to dive into the road. I held on for
dear life!! After that first ride, I decided to take the tiger by the tail,
and in my mind I yelled: "Jeronimo!"
|
Marie Kubo, một nhà giáo dục 58 tuổi, không bao giờ quên
lần đầu tiên bà đi xe máy trên đường phố Đà Nẵng: “Tôi hơi sợ bởi không có quy
tắc giao thông rõ ràng nào cả. Tôi cố sống cố chết tiếp tục cuộc hành trình.
Sau lần đầu tiên đó, tôi quyết định “ngồi lên lưng hổ”, lòng tự nhủ lòng:
‘Nào, đi thì đi nào!’”
|
Jerri mostly walks everywhere or takes taxis to get around
while Tom dove in with a rental motorcycle he uses to explore the city and
surrounding countryside.
|
Jerri chủ yếu đi bộ hoặc đi taxi để đến nơi cần đến, trong
khi Tom lại đi chiếc xe máy thuê mà ông sử dụng để khám phá thành phố và vùng
nông thôn phụ cận.
|
If traffic is crazy in Da Nang, a city of one million
people, it's far worse in Sai Gon/Ho Chi Minh City and in Ha Noi (both at
over 6.5 million) and where most foreigners choose to live. Tom chose Da Nang
for its central location -- equal distance from Ha Noi and Sai Gon -- as well
as for its coastal location surrounded by mountains. Marie says chose the
city for its comparatively laid back and peaceful atmosphere.
|
Nếu việc lưu thông trên đường phố Đà Nẵng, một thành phố
với một triệu dân, diễn ra điên rồ thì ở Sài Gòn và Hà Nội (dân số hai nơi
đều khoảng 6,5 triệu và là những nơi mà phần lớn người nước ngoại lựa chọn để
sinh sống), tình hình còn tồi tệ hơn thế nhiều. Tom lựa chọn Đà Nẵng bởi vị
trí trung tâm – cách đều Hà Nội và Sài Gòn – cũng như vì địa thế ven biển bao
quanh bởi núi non của nó. Marie thì nói, cô chọn thành phố này vì bầu không
khí thoải mái và an lành của nó.
|
Who Are These
Boomers?
But none of the three had been to Viet Nam before making
the life-changing move to live here. Their decisions were made based on what
others had told them about the country.
|
Những người Mỹ sinh
ra trong giai đoạn bùng nổ dân số này là ai?
Nhưng cả ba đều đã từng đến Việt Nam trước khi quyết định
chuyển sang đây để thay đổi cuộc sống. Quyết định của họ dựa trên những gì mà
người ta nói với họ về đất nước này.
|
Marie expressed a sentiment often felt by Boomers: "I
was burned out in my job working with troubled teens and was ready for an
adventure. I was drawn by the beauty of the Vietnamese landscape and by
accounts of people who visited Da Nang."
|
Marie bày tỏ một cảm giác mà những người sinh ra trong
giai đoạn bùng nổ dân số (1945-1965) ở Mỹ thường cảm nhận: “Trước khi đến
đây, tôi đã dốc hết tâm sức trong công việc của mình với những cô cậu vị
thành niên và đã sẵn sàng cho một cuộc phiêu lưu. Tôi bị cuốn hút bởi vẻ đẹp
của phong cảnh Việt Nam và qua câu chuyện của những người từng thăm thú Đà
Nẵng.”
|
After studying for her Teaching English as a Foreign
Language (TEFL) certificate in her home town of Seattle, Marie took the
plunge and moved to Da Nang with only one on-line friend to help her out.
"In hindsight," Marie says, "I think my choice to come to here
was a miracle of sorts." She's now working part-time teaching English.
|
Sau khi theo học để lấy bằng TEFL (giảng dạy ngoại ngữ
Tiếng Anh) ở thành phố Seattle quê hương, Marie dấn thân vào cuộc phiêu lưu và
chuyển tới Đà Nẵng với sự giúp đỡ của chỉ duy nhất một người bạn trên mạng.
“Ngẫm lại”, Marie nói, “tôi thấy quyết định của mình quả là một phép màu.”
Hiện cô đang dạy Tiếng Anh ngoài giờ.
|
Why would people who've lived most of their lives in the
comfort of the United States want to uproot their lives by moving to Viet
Nam? Jerri Sones, 69, and another educator from Seattle, says: "I wanted
to try living elsewhere, by myself. The new experiences that I have had, the
new places I have seen, the new customs that have been revealed to me, all
enhance me beyond description."
|
Tại sao những người đã sống phần lớn cuộc đời mình trong
sự thoải mái ở Mỹ lại muốn rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình để đến Việt
Nam? Jerri Sones, 69 tuổi và là một nhà giáo dục khác đến từ Seattle, nói:
“Tôi muốn thử sống ở một nơi nào đó, tự thân vận động. Những trải nghiệm mới
mà tôi từng kinh qua, những nơi chốn mới mà tôi từng mục kích, những phong
tục mới mà tôi từng khám phá, thảy đều bồi đắp cho tôi những thứ mà không một
ngôn từ nào đủ sức mô tả.”
|
But not everyone comes to Viet Nam to work. Tom Richards,
59, retired from corporate life and was looking for something different when
he moved to Da Nang a few months ago. "I wanted to be in a country whose
people are friendly, that has all the modern conveniences, and regions that
I'm interested in visiting."
|
Nhưng không phải ai cũng đến Việt Nam để làm việc. Trước
khi chuyển tới Đà Nẵng cách đây vài tháng, Tom Richards, 59 tuổi, đã rút lui
khỏi đời sống công ty và đang tìm kiếm một điều gì đó khác lạ. “Tôi muốn sống
ở một đất nước mà con người thân thiện, một đất nước có đủ mọi tiện nghi hiện
đại, với những miền đất mà tôi muốn thăm thú.”
|
The hardest part:
missing family
For many expats, the greatest challenge they face in a new
country is the distance from family. Marie agrees: "My kids are grown,
and I miss them so very much. Thank goodness for Skype." Jerri expressed
similar feelings: "I left behind my family and I cope with Skype and, at
times, tears. I left behind dear friends and I cope by cultivating new
friends and keeping up on Skype and e-mail."
|
Thử thách khó khăn
nhất: nỗi nhớ gia đình
Đối với nhiều người ngoại quốc, thách thức lớn nhất mà họ
đối mặt ở đất nước mới là khoảng cách với gia đình. Marie đồng ý với điều
này: “Bọn trẻ của tôi đã lớn, và tôi nhớ chúng rất, rất nhiều. Ơn Chúa là đã
có Skype và, đôi khi, cả nước mắt nữa. Tôi bỏ lại phía sau những bạn bè thân
thiết và tôi ứng phó bằng cách vun đắp tình bạn mới, đồng thời giữ liên lạc
với bạn bè cũ qua Skype và email.”
|
The difficulty in undertaking such a big change is making
the decision but once they've crossed over to their new lives there is little
regret. Tom explains how well things have turned out for him: "My hopes
and desires have been met, very well. Though I anticipated the friendliness
of the Vietnamese, I underestimated how wonderful these people would really
be."
|
Khó khăn lớn nhất khi thực hiện một sự đổi thay hệ trọng
như thế là việc đưa ra quyết định, nhưng một khi đã chuyển sang cuộc sống mới
rồi thì người ta ít hối tiếc nữa. Tom giải thích mọi chuyện đã diễn ra tốt
đẹp với mình đến thế nào: “Những kỳ vọng và ước muốn của tôi đã trở thành
hiện thực, thật tuyệt. Dù đã biết trước tính thân thiện của người Việt Nam nhưng
tôi vẫn bất ngờ trước mức độ tuyệt vời mà họ thể hiện trong thực tế.”
|
|
|
Doris Gallan is the author of The Boomers' Guide to Going Abroad to Travel, Live, Give and Learn.
She is teaching tourism and hospitality at a university in Da Nang.
|
Doris Gallan là tác giả Cẩm nang dành cho những người Mỹ sinh ra trong giai đoạn 1945-1965
khi ra nước ngoài để du lịch, sinh sống, làm từ thiện và học tập. Bà đang dạy về du lịch và khách sạn tại
một trường đại học ở Đà Nẵng.
|
|
|
|
|
|
Translated by Lê Anh Hùng
|
|
|
|
|
http://www.huffingtonpost.com/doris-gallan/retire-to-vietnam_b_4320922.html
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn