MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 2, 2012

Vietnam Battles Dark Side of Boom Việt Nam chiến đấu với mặt tối của sự tăng trưởng




Vietnam Battles Dark Side of Boom
Việt Nam chiến đấu với mặt tối của sự tăng trưởng

James Hookway, The Wall Street Journal
James Hookway, The Wall Street Journal


HO CHI MINH CITY, Vietnam—At a time when many emerging markets are trying to stem a destabilizing rise in their local currencies against the dollar, up-and-coming Vietnam is grappling with a rather different problem: Residents can't get enough of the U.S. greenback, as their own currency, the dong, threatens to spiral lower.

TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam - Vào lúc nhiều thị trường mới nổi đang cố gắng ngăn chặn sự gia tăng bất ổn nơi các loại tiền tệ địa phương của họ so với đồng USD, nước Việt Nam tăng trưởng và đấy hứa hẹn lại đang phải vật lộn với một vấn đề khá khác biệt dân chúng không tìm được đủ đồng đô Mỹ khi đồng tiền của chính họ đang đe dọa xuống thấp hơn.


Moody's Investors Service signaled the extent of the problems Wednesday, downgrading its rating on Vietnamese government debt to B1 from Ba3 in part because of the downward pressure on Vietnam's currency and worsening inflation. It also maintained a negative outlook on the country's ratings, citing the mounting debt problems at state-run Vietnam Shipbuilding Industry Group as another reason for the downgrade.

Hôm thứ Tư, dịch vụ đầu tư Moody báo hiệu vấn đề sâu xa hơn, hạ thấp mức tín nhiệm của họ về mức nợ của chính phủ Việt Nam từ Ba3 xuống B1 một phần vì những áp lực suy giảm về tiền tệ và lạm phát của Việt Nam ngày càng tồi tệ. Dịch vụ này cũng duy trì một dự phóng tiêu cực đến thứ hạng của quốc gia, viện dẫn các món nợ khó khăn chồng chất tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy của nhà nưóc Việt Nam như là một lý do để bị tụt hạng.


Call it the dark side of Vietnam's economic boom. In recent years, Vietnam has established itself as a major production hub for the global economy, luring big names such as Canon Inc. and Intel Corp. to its shores and racking up some of the fastest growth rates in Asia after China.


Hãy gọi đấy là những mặt tối của sự bùng nổ kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tự hình thành như một trung tâm sản xuất lớn cho nền kinh tế toàn cầu, thu hút được các tên tuổi lớn như Canon Inc và Intel Corp đến vùng duyên hải của mình và đạt được một số các tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á sau Trung Quốc.


But the Communist-run government's determination to hit persistently high growth targets, coupled with state-directed lending growth of more than 30% annually in recent years, have flooded Vietnam's economy with money and created a raft of problems for the local currency. The excess capital has triggered a sharper uptick in inflation than has been seen in other emerging markets, stripping confidence in the dong as residents doubt their government can manage rising costs in the months ahead.


Nhưng việc cương quyết đạt cho được các mục tiêu tăng trưởng cao của chính phủ Cộng sản, cùng với sự chỉ đạo của nhà nước cho tăng lãi suất cho vay đến hơn 30% hàng năm trong những năm gần đây, đã khiến kinh tế Việt Nam lầy lụt trong tiền bạc và tạo ra một loạt các khó khăn đến đồng nội tệ. Vốn dư thừa đã gây ra một tình trạng mua vào giá cao đậm nét trong nạn lạm phát như đã được nhìn thấy tại các thị trường mới nổi khác, đánh mất lòng tin vào tiền đồng khi dân chúng nghi ngờ chính phủ mình không thể quản lý được vật giá tăng lên trong những tháng tới.


Meanwhile, unlike many Asian countries, Vietnam runs a substantial trade deficit, which adds further downward pressure on the dong. Officials here expect a deficit of $12 billion this year, little changed from 2009.


Trong khi đó, không như nhiều nước châu Á, Việt Nam đang bị thâm thủng thương mại lớn khiến tạo thêm áp lực lên tiền đồng. Các quan chức ở đây hy vọng một mức thâm hụt 12 tỷ USD trong năm nay, ít thay đổi so với năm 2009.


The dong has already lost about one-fifth of its value against the U.S. dollar since mid-2008, and black-market rates for dollars are currently 10% or more above the official exchange rate. That is fueling speculation that the government will be forced to devalue the dong again in the next few months to bring official values closer in line with street rates.


Tiền đồng đã thực sự mất khoảng một phần năm giá trị của nó so với đồng đôla Mỹ kể từ giữa năm 2008, và tỷ giá trao đổi đồng đô la ở chợ đen hiện nay là cao hơn từ 10% trở lên so với tỷ giá chính thức. Sự việc này dẫn đến suy đoán rằng chính phủ sẽ buộc phải phá giá đồng bạc một lần nữa trong vài tháng tới để đem giá chính thức lại gần hơn với tỷ lệ nơi thị trường bên ngoài.


Vietnam's currency woes serve as a reminder that not all emerging markets are the same at a time when investors are pouring money into frontier economies worldwide.


Ngay thời điểm các nhà đầu tư đang đổ tiền vào các nền kinh tế tiền phương trên toàn thế giới, khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam đem đến một lời nhắc nhở rằng không phải tất cả các thị trường mới nổi đều như nhau.


Most of Vietnam's neighbors, including Thailand, Malaysia and South Korea, are seeing their currencies shoot up in value as investors bet on stronger growth in Asian markets while the U.S. and Europe slog through slow recoveries from the latest global recession, sending the dollar and the euro lower.


Hầu hết các nước láng giềng của Việt Nam, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc nhìn thấy giá trị đồng tiền của mình tăng vọt vì các nhà đầu tư đặt cược vào sự tăng trưởng mạnh hơn ở thị trường châu Á trong khi Mỹ và châu Âu đang phải vất vả qua việc phục hồi chậm chạm từ cuộc suy thoái toàn cầu mới đây khiến đẩy đồng đô la và euro xuống thấp hơn.


Stronger currencies are a problem for many Asian countries because they make those countries' export sectors less competitive on global markets.


Các loại tiền tệ mạnh hơn là một khó khăn với nhiều nước châu Á bởi vì chúng làm cho ngành xuất khẩu của các nước trở nên kém cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.


But that isn't an issue for Vietnam. Instead, residents are now hoarding dollars and other stores of value because they consider just about anything to be better than the dong.

Nhưng đó không phải là một khó khăn đối với Việt Nam. Thay vì thế, dân chúng lại đang tích trữ đồng đô la và các nguồn có giá trị khác bởi vì họ coi bất cứ thứ gì cũng tốt hơn tiền đồng.




The dong has lost about one-fifth of its value against the U.S. dollar since mid-2008. Above, an employee counts Vietnamese dong bank notes at a bank in Hanoi.


Đồng đã bị mất khoảng một phần năm giá trị của nó so với đồng đô la Mỹ kể từ giữa năm 2008. Trên đây, một nhân viên đếm tiền đồng Việt Nam tại một ngân hàng ở Hà Nội.
The gold and jewelry stores along Ho Chi Minh City's Le Loi Street are doing a roaring trade most mornings, selling everything from U.S. dollars to South Korean won to residents desperate to unload their dong. The biggest trades often are made by vendors who also hawk goods like shirts, shoes and dried mangoes at the cavernous Ben Thanh market nearby. On a recent Tuesday, Nguyen Thi Phuong placed several bricks of Vietnamese dong on the glass table at Thuy Van's kiosk and asked how much to convert it into gold. The answer: 36.7 million dong per tael, or $1,447 per ounce, about 2.3% higher than international prices that day.

Các cửa hàng vàng bạc và đồ trang sức dọc hai bên đường Lê Lợi tại thành phố Hồ Chí Minh kinh doanh náo nhiệt nhất mỗi sáng, bán mọi thứ từ đô la Mỹ đến tiền won của Hàn Quốc cho các cư dân đang đổ tháo tiền đồng của mình trong tuyệt vọng. Các trao đổi lớn nhất thường được thực hiện từ những lái buôn vồ chụp các mặt hàng như áo sơ mi, giày dép và xoài sấy khô ở khu hầm chợ Bến Thành ở gần đó. Vào một ngày thứ Ba vừa qua, Nguyễn Thị Phương đã đặt một số cọc tiền đồng to như những viên gạch trên tủ kính tại quầy Thùy Vân, hỏi chuyển sang vàng tốn bao nhiêu tiền. Câu trả lời: 36.700.000 đồng/lượng, hoặc $1,447 USD/ounce, khoảng 2,3% cao hơn giá quốc tế ngày hôm đó.


"It's worth it for the peace of mind," Ms. Phuong says.

This loss of faith in the dong also presents a challenge for Vietnam's Communist leaders who, until now, have relied on rapid economic growth to keep the country's 85 million people satisfied. As the dong weakens, it is driving up the cost of imported goods and ratcheting up fears of higher inflation rates to come. The consumer-price index hit 11.1% in November, virtually assuring that the full-year inflation rate will hit double figures. Economic growth overall is expected to reach 6.7%.

"Thế cũng đáng để mà được yên lòng” bà Phương nói.

Việc mất niềm tin vào tiền đồng này cũng đem đến một thách thức cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, những người, cho đến nay, đã dựa vào tăng trưởng kinh tế nhanh chóng để giữ cho đất nước 85 triệu dân này hài lòng. Khi tiền đồng yếu đi, nó sẽ lôi kéo theo sự tăng giá của hàng hoá nhập khẩu và góp phần làm tăng thêm nỗi lo sợ về tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ xảy ra. Trong tháng Mười Một, chỉ số giá hàng tiêu dùng đạt đến mức 11,1%, hầu như sẽ đảm bảo rằng tỷ lệ lạm phát cả năm sẽ lên gấp đôi. Tăng trưởng kinh tế tổng thể dự kiến sẽ đạt được 6,7%.


Economists say the country has also used up much of its foreign reserves supporting the dong. Vietnam keeps the precise level of its foreign reserves secret, but the International Monetary Fund recently estimated it had enough to provide for 1.8 months of imports— a dangerously slim amount and well short of the three months that multilateral agencies consider adequate.


Các nhà kinh tế cho rằng đất nước này có cũng đã sử dụng gần hết nguồn ngoại hối dự trữ của mình để hỗ trợ tiền đồng. Việt Nam giữ bí mật con số chính xác về ngoại hối dự trữ của mình, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần đây đã ước tính đất nước này có đủ để cung cấp ngoại hối cho 1.8 tháng nhập khẩu - một số lượng mỏng manh nguy hiểm và quá ngắn với con số ba tháng mà các cơ quan đa phương cho rằng đủ.


One problem is that Vietnamese have long been used to dealing in foreign currencies, and sometimes buy land and other expensive goods with gold instead of bank notes. People here consume 10 times more gold on a per capita basis than people in China, according to data collected by the World Gold Council, and about twice as much as Indians.


Một vấn đề là từ lâu người Việt Nam đã quen với việc kinh doanh ngoại hối, và đôi khi đã mua đất đai, hàng hóa đắt tiền khác bằng vàng thay vì tiền giấy. Theo số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới, người dân ở đây tiêu thụ vàng trên mức bình quân đầu người là gấp 10 lần hơn so với dân Trung Quốc và khoảng gấp đôi so với người Ấn Độ.


Government economists also estimate that as much as $5 billion in U.S. bank notes are held outside the banking system in Vietnam, stuffed into mattresses or hidden under creaky floorboards—enough to cover Vietnam's projected balance-of-payments deficit this year.


Các kinh tế gia chính phủ ước tính rằng có đến 5 tỷ USD tiền giấy của Mỹ được cầm giữ bên ngoài hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, nhồi nhét dưới nệm giường hoặc giấu trong những ngóc ngách trong nhà, đủ để trang trải số thâm hụt dự kiến của Việt Nam trong năm nay.


Hanoi's economic planners in recent weeks have flagged their intent to do more to combat their currency problem instead of focusing relentlessly on bolstering headline gross-domestic-product growth figures, as they have in past years.


Trong những tuần này, các nhà hoạch định kinh tế của Hà Nội đã báo hiệu ý định sẽ hành động nhiều hơn để chiến đấu với khó khăn về tiền tệ của họ thay vì cứ liên tục tập trung chống đỡ các số liệu tổng sản phẩm nội hóa tăng trưởng hàng đầu như đã từng làm trong các năm qua.


Last month, the central bank pushed up its benchmark lending rate to 9% from 8% to help support the dong and contain prices, while the government has slapped a 10% tax on gold exports to help sustain the supply of the metal and avert any potential panic.


Tháng trước, ngân hàng trung ương đã đẩy lãi suất cho vay tiêu chuẩn của mình từ 8% lên đến 9% để hỗ trợ tiền đồng và kềm giữ giá, trong khi chính phủ đã thình lình đánh một khoản thuế 10% lên vàng xuất khẩu để giúp chống đỡ việc cung cấp kim loại này và ngăn chặn bất kỳ tiềm năng hoảng loạn nào.


Officials at Vietnam Shipbuilding Industry Group, or Vinashin, also are scrambling to reschedule some of its $4.4 billion in debt after the company almost collapsed during the summer. Several top executives have been arrested for allegedly masking the extent of the firm's problems, and new government-appointed managers have told creditors that the shipbuilder might not be able to make a $60 million initial repayment on a $600 million syndicated loan arranged by Credit Suisse in 2007—a failure that could badly tarnish the country's international reputation.


Các quan chức tại Vinashin - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam cũng đang vật lộn để sắp xếp lại một số khoản trong 4,4 tỉ đô la nợ của mình sau khi công ty này gần như đã sụp đổ trong mùa hè. Một số lãnh đạo hàng đầu đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc đã che giấu mức độ khó khăn của công ty, và các nhà quản lý mới do chính phủ bổ nhiệm đã nói với chủ nợ là công ty đóng tàu có thể không có khả năng trả được 60 triệu tiền nợ ban đầu của một khoản vay hợp vốn 600 triệu từ Credit Suisse vào năm 2007- một sự thất bại có thể làm lu mờ nặng nề đến uy tín quốc tế của đất nước.


Vinashin officials didn't respond to requests for comment. A Credit Suisse spokesman said the investment bank had no comment.


Các quan chức Vinashin đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Một phát ngôn viên của Credit Suisse cho biết, ngân hàng đầu tư cũng không có ý kiến gì.


"An unwillingness to support a seemingly strategic company…raises questions on the health of the public enterprise sector at large, and the adequacy of official holdings of foreign-exchange reserves," Moody's said in a statement Wednesday.


"Việc không sẵn sàng hỗ trợ một công ty có vẻ như chiến lược ... đặt ra nghi vấn rộng rãi về thể chất của khu vực doanh nghiệp nhà nước cùng uy tín để chính thức nắm giữ các dự trữ ngoại hối," Moody's cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.


Prime Minister Nguyen Tan Dung has ordered government ministries to set prices on goods such as coal and petrol to keep price rises in check. Among his tools, so far unused, are new rules enabling the government to impose price controls on goods and services produced by foreign and private companies in addition to those of state-owned enterprises.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ chính phủ định giá hàng hóa như than đá và xăng dầu để giữ gía cả trong vòng kiểm soát. Trong số các công cụ của ông, vốn đến nay vẫn chưa được dùng đến, là những được quy định mới cho phép chính phủ áp đặt kiểm soát giá cả lên các hàng hoá, dịch vụ sản xuất bởi các công ty nước ngoài và tư nhân ngoài các doanh nghiệp nhà nước.


"All the authorities should take strong measures to control gold prices and stabilize the foreign-exchange rates and interest rates, and punish speculation in gold and foreign currencies," Mr. Dung said earlier this month.


"Tất cả các nhà chức trách phải có biện pháp mạnh để kiểm soát giá vàng và ổn định lãi suất, giá trao đổi ngoại hối và trừng phạt nạn đầu cơ vàng và ngoại tệ", ông Dũng cho biết đầu tháng này.


It is unclear whether the current policies are enough to stop the rot. In a research note to clients this month, Capital Economics asked whether Vietnam is heading for a crisis in 2011.


Không rõ là liệu các chính sách hiện tại có đủ để ngăn chặn sự ung thối. Trong một bản nghiên cứu gởi đến các khách hàng tháng này, Capital Economic đạt câu hỏi là phải chăng Việt Nam đang đi đến một cuộc khủng hoảng vào năm 2011.


The answer, said economist Kevin Grice, is "yes" unless Vietnam moves more aggressively to let interest rates rise further and does more to tackle state-enterprise spending that, while encouraging growth, also contributes to a large budget deficit.


Câu trả lời, kinh tế gia Kevin Grice cho biết là "Đúng như thế", trừ khi Việt Nam phải chuyển động tích cực hơn để tăng lãi suất và trong khi khuyến khích tăng trưởng, vẫn phải hành động nhiều hơn để giải quyết vấn đề chi tiêu của doanh nghiệp nhà nước, vốn cũng góp phần làm thâm hụt ngân sách.


The International Monetary Fund last week warned that Hanoi needs to tighten monetary policy and also do more to cut public debt. "Further reforms are needed to safeguard a financial system that is robust, efficient and market-based," the IMF's Asian-Pacific chief, Masato Miyazaki, said in a statement.


Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuần trước đã cảnh báo rằng Hà Nội cần thắt chặt chính sách tiền tệ và phải hành động nhiều hơn để cắt giảm nợ công. "Phải cần đến các cải cách hơn nữa để bảo vệ một hệ thống tài chính mạnh mẽ, có hiệu quả và dựa vào thị trường", ông Masato Miyazaki, trưởng châu Á-Thái Bình Dương của IMF đã cho biết trong một tuyên bố.


The Communist Party Congress in January might determine how far Mr. Dung and other leaders are willing to go—and even whether they survive to push through policy changes. The congress, held every five years, will determine whether Mr. Dung will be appointed to a second term as premier and will likely set the scope of any reform plan.


Có lẽ Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng Một sẽ xác định việc ông Dũng và các nhà lãnh đạo khác sẵn sàng đi xa đến đâu - và ngay cả nếu họ còn tồn tại được để thúc đẩy qua các thay đổi về chính sách. Đại hội được tổ chức mỗi năm năm này sẽ xác định xem liệu ông Dũng có được bổ nhiệm làm Thủ Tướng cho nhiệm kỳ thứ hai hay không và có thể sẽ hình thành được tầm xa của bất kỳ kế hoạch cải cách nào.


If Hanoi's policy makers act decisively by tightening monetary policy, analysts said, they could restore confidence in Vietnam and its financial markets and gradually revive the flagging dong.


Các nhà phân tích cho biết, nếu các nhà hoạch định chính sách của Hà Nội hành động dứt khoát bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ, họ có thể khôi phục lòng tin ở Việt Nam, các thị trường tài chính của mình và dần dần phục hồi được tiền đồng đang suy yếu.


Stock market analysts said equity prices here have retreated to a level at which they now look attractive, with only those in Pakistan rated cheaper on a price-to-earnings basis. On Wednesday, the VN Index closed 0.8% higher at 493.47 points amid heavy trading volumes driven, brokers said, by speculation that the government's change in focus might help stabilize prices.


Các nhà phân tích thị trường chứng khoán cho biết giá cổ phiếu ở đây đã rút lại đến một mức khiến hiện nay chúng trở nên hấp dẫn, với việc chỉ có tỉ giá ở Pakistan là rẻ hơn trên cơ sở hệ số giá dựa trên thu nhập. Các nhà môi giới cho biết, hôm thứ tư, VN-Index đóng cửa tại mức 0,8% cao hơn ở 493,47 điểm trong xu thế của bối cảnh của giao dịch khối lượng lớn vì suy đoán rằng sự thay đổi trong trọng tâm của chính phủ có thể giúp ổn định giá cả.


Some analysts, though, said it will be difficult for Vietnam to shake off its old ways. Already, the government is projecting an inflation rate of at least 7% a year for the next five years, far higher than its neighbors, in a sign that it intends to pursue its target-driven, growth-at-all-costs policies.


Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng Việt Nam sẽ khó thoát khỏi những cách thức cũ của mình. Hiện tại, chính phủ đang tinh đến một tỷ lệ lạm phát tối thiểu là 7% một năm trong năm năm tới, cao hơn so với các nước láng giềng, trong một dấu hiệu cho thấy họ có ý định theo đuổi các chính sách nhắm mục tiêu phát triển bằng mọi giá.


"This isn't a sustainable way to run an economy," says Nguyen Quang A, an economist who ran Vietnam's only independent economic think tank until its founders opted to close it amid tightening government censorship.

Ông Nguyễn Quang A nói rằng: "Đây không phải là một cách bền vững để điều hành một nền kinh tế". Ông là kinh tế gia điều hành nhóm tư vấn kinh tế độc lập duy nhất của Việt Nam trước khi các thành viên sáng lập của nhóm phải lựa chọn việc ngưng hoạt động vì sự thắt chặt kiểm duyệt của chính phủ.






Translated by Lê Quốc Tuấn



http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704098304576021210677728744.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn