MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 2, 2012

Vietnam: Macroeconomic challenges and the road to prosperity Việt Nam: Những thách thức kinh tế vĩ mô và con đường đi đến thịnh vượng



Vietnam: Macroeconomic challenges and the road to prosperity

Việt Nam: Những thách thức kinh tế vĩ mô và con đường đi đến thịnh vượng
Vu Minh Khuong, NUS

Vũ Minh Khương, East Asia Forum
In her recent article ‘Vietnam – the next BRIC?’, Suiwah Leung pointed to macroeconomic instability as a major obstacle for Vietnam as it seeks realise its economic potential. This point is valid. Vietnam’s macroeconomic instability has significantly weakened the country’s economic competitiveness and performance. And Vietnam’s macroeconomic instability is not only short-term turbulence but rather a significant system-wide problem caused by the country’s deficiency in fundamental development concepts and a lack of strategic effort to build good governance.

Trong bài viết gần đây "Việt Nam - một BRIC tương lai?" (BRIC: Brazil, Russia, India, China - ND), Suiwah Leung đã chỉ ra nền kinh tế vĩ mô bất ổn là trở ngại lớn nhất cho Việt Nam khi nước này tìm cách tận dụng tiềm năng kinh tế của mình. Điều này rất đúng. Sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã làm suy yếu nghiêm trọng tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của quốc gia này. Và sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam không chỉ là một xáo động ngắn hạn mà thực sự là một vấn đề nghiêm trọng có hệ thống, bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của đất nước này về các khái niệm về nguyên tắc phát triển cũng như sự thiếu hụt về nỗ lực mang tính chiến lược nhằm xây dựng một nền quản lý hiệu quả.


Evidence of the seriousness of Vietnam’s macroeconomic instability and its adverse effect on the country’s performance abounds. Relative to its Asian peers, Vietnam has performed poorly on the key macroeconomic indicators in recent years, especially over the past three years, during which the 2008-2009 global financial crisis posed a serious test to the soundness of macroeconomic fundamentals in each country. The Vietnamese inflation rate was 15 per cent averaged for 2008-2009 and estimated to be 8.6 per cent for 2010, while these two respective figures are 2.6 per cent and 3 per cent for China, 2.3 per cent and 3.3  per cent for Thailand; 6.3 per cent and 4.2 per cent for the Philippines, and 7.3 per cent and 5.2 per cent for Indonesia.


Có vô số bằng chứng về sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của quốc gia. So với những quốc gia đồng hạng ở châu Á, trong những năm gần đây Việt Nam đã có kết quả tồi tệ trong những chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong ba năm qua, vào lúc cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã tạo ra một thử thách quan trọng về tính hiệu quả của những nguyên tắc về kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Tỉ lệ lạm phát đã ở mức trung bình 15% trong giai đoạn 2008-2009 và dự tính sẽ ở mức 8,6% trong năm 2010, trong khi những con số tương tự ở Trung Quốc là 2,6% và 3%, Thái Lan là 2,3% và 3,3%; Philippines là 6,3% và 4,2%, và Indonesia là 7,3% và 5,2%.

On the government budget balance (as a share of GDP), the averages for 2008-2009 and estimates for 2010, are -7.4 per cent and -7 per cent for Vietnam, -1.3 per cent and -2 per cent for China, -2.8 per cent and -2 per cent for Thailand; -2.4 per cent and -4 per cent for the Philippines, and -1.1 per cent and -2 per cent for Indonesia. On the trade balance (as a share of GDP), the average for 2008-2009 and estimate for 2010, are -11.5 per cent and -11 per cent for Vietnam, +6.6 per cent and +4 per cent for China, +9.4 per cent and +11 per cent for Thailand; -6.6 per cent and -6 per cent for the Philippines, and +5.5 per cent and +5 per cent for Indonesia. Furthermore, Vietnam’s currency relative to US dollar has been sharply weakening in both 2008-2009 and 2010, while the currencies of its peers are expected to appreciate notably. The deterioration in macroeconomic conditions has resulted in the downgrading of Vietnam’s sovereign rating recently by all the three major credit rating agencies – S&P, Moody’s, and Fitch; while most of the comparison countries have improved their sovereign rating over the period.

Trong cán cân ngân sách chính phủ (theo mức phần trăm của Tổng Sản lượng Nội địa), con số trung bình trong giai đoạn 2008-2009 và con số dự tính cho 2010 của Việt Nam là -7,4% và -7%, của Trung Quốc là -1,3% và -2%, Thái Lan là -2,8% và -2%; của Philippines là -2,4% và -4%, và của Indonesia là -1,1% và -2%. Trong cán cân thương mại (theo mức phần trăm của Tổng Sản lượng Nội địa), con số trung bình trong giai đoạn 2008-2009 và con số dự tính cho 2010 của Việt Nam là -11,5% và -11%, của Trung Quốc là +6,6% và +4%, của Thái Lan là +9,4% và +11%; của Philippines là -6,6% và -6%, và của Indonesia là +5,5% và +5%. Hơn nữa, tỉ giá giữa đồng tiền Việt và đồng Mỹ kim đã suy yếu trầm trọng trong cả giai đoạn 2008-2009 lẫn 2010, trong khi mệnh tiền của các quốc gia lân cận được dự đoán là sẽ tăng giá một cách đáng kể. Sự suy yếu của những điều kiện kinh tế vĩ mô đã dẫn đến việc cả ba cơ quan chấm điểm tín dụng quan trọng là S&P, Moody's và Fitch đều hạ điểm tín dụng của Việt Nam trong khi hầu hết các quốc gia tương tự đều đã tăng chỉ số tín dụng của họ trong cùng thời kỳ.


The negative effect of Vietnam’s weak macroeconomic conditions on its economic performance has become more and more apparent. According to the Asian Development Bank’s recent report (“Outlook 2010 Update”), Vietnam is no longer a star performer on economic growth in the region. The country’s projected GDP growth rate for 2010 is 6.7per cent, while this figure is 9.6 per cent for China, 8.5 per cent for India, 14 per cent for Singapore, 7.4 per cent for Laos, 7.0 per cent for Thailand, 6.8 per cent for Malaysia, 6.2 per cent for the Philippines, and 6.1 per cent for Indonesia.


Các tác động tiêu cực của những điều kiện yếu kém trong nền kinh tế vĩ mô Việt Nam đối với hiệu năng kinh tế ngày càng trở nên rõ rệt. Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á ("Cập nhật Viễn cảnh 2010") Việt Nam không còn là một ngôi sao về hiệu quả tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Mức tăng trưởng GDP trong năm 2010 của quốc gia này dự tính sẽ là 6,7%, trong khi con số này ở Trung Quốc là 9,6%, Ấn Độ là 8,5%, Singapore là 14%, Lào là 7,4%, Thái Lan là 7%, Malaysia là 6,8%, Philippines là 6,2% và Indonesia là 6,1%.


In order to enhance the soundness of its macroeconomic conditions, it is imperative for Vietnam to urgently and effectively address to the root the deficiency in its fundamental development concepts and efforts to build good governance. The government’s current large and unjustified subsidies to the state-own sector in its political ambition to build this sector to become the foundation and a driving force of the economy has not only caused resources misallocation but also damaged the vibrancy and competitiveness of the private sector. The country’s increasing and heavy dependence on foreign aid, workers’ remittances, and natural resources for creating prosperity have severely undermined the frugality and human capital formation in the nation. The lack of strategic and strenuous efforts to build good government has kept Vietnam in the group of countries with most corrupt and ineffective governments among the East Asian nations. Macroeconomic instability characterised by high inflation, large budget and trade deficits, and unreliable local currency, in fact, are unavoidable consequences of the problems related to   resources misallocation, weak competitiveness, heavy dependence on external and natural resources, pervasive corruption, and government ineffectiveness.

Nhằm mục đích tăng cường mặt tốt của các điều kiện kinh tế vĩ mô, điều cấp bách đối với Việt Nam là phải giải quyết nhanh chóng và hiệu quả tận cội rễ sự thiếu hiểu biết những khái niệm về nguyên tắc phát triển và nỗ lực nhằm xây dựng một nền quản lý hiệu quả. Lĩnh vực quốc doanh khổng lồ được nhà nước trợ cấp một cách phi lý với tham vọng chính trị nhằm biến lĩnh vực này thành nền tảng và động cơ của nền kinh tế hiện không chỉ dẫn đến việc phân bố tài nguyên không đúng chỗ mà còn làm tổn hại đến tính năng động và cạnh tranh của lĩnh vực tư nhân. Sự nương tựa ngày càng nhiều vào viện trợ nước ngoài, tiền kiều hối, và tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra thịnh vượng đã gây tổn hại nghiêm trọng đối với tính tiết kiệm cũng như việc tạo dựng vốn con người trong cả nước. Việc thiếu vắng những nỗ lực mang tính chiến lược và cố gắng để xây dựng một chính quyền tốt đã đặt Việt Nam vào nhóm những nước tham nhũng và ít hiệu quả nhất trong các quốc gia Đông Á. Trên thực tế, sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô với những đặc điểm như lạm phát cao, thâm thủng lớn trong thương mại và ngân sách, mệnh tiền trong nước không có độ tin cậy là những hệ quả không tránh khỏi của những vấn đề liên quan đến nạn phân bố tài nguyên không đúng, thiếu tính cạnh tranh, sự lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài và tài nguyên thiên nhiên, nạn tham nhũng tràn lan và một chính quyền thiếu hiệu quả.


The case of Vinashin – the state-owned shipbuilding economic group – is illustrative. The company has received billions of US dollars from government guaranteed loans to invest in numerous non-viable projects because the Vietnamese government is ambitious to make this state-owned conglomerate a leading driver of the economy. At the same time, corporate governance in Vietnam is weak and corruption is severe. Consequently, in 2010, the chairman and his successor (after the chairman was arrested) as well as a number of the key members of the company were arrested for mismanagement and dishonest practices. The government then had to hastily intervene to rescue the company from bankruptcy caused by a debt amounting to US$4-5 billion. The serious consequence of this problem has undoubtedly contributed to Vietnam’s current macroeconomic instability.


Trường hợp của Vinashin, một tập đoàn kinh tế chuyên đóng tàu của nhà nước là một minh hoạ. Công ty này đã nhận hàng tỉ Mỹ kim từ những món nợ bảo đảm của chính phủ để đầu tư vào hàng loạt các công trình không quan trọng vì chính quyền Việt Nam có tham vọng biến tập đoàn nhà nước này thành một động cơ chính của nền kinh tế. Trong cùng lúc đó, việc quản lý tập đoàn tại Việt Nam thì yếu kém với nạn tham nhũng trầm trọng. Do đó, năm 2010, vị chủ tịch và người kế vị (sau khi ông chủ tịch bị bắt) cùng một loạt những thành viên chủ chốt trong công ty đã bị bắt giữ vì những quản lý sai trái và những hành vi gian dối. Chính quyền sau đấy đã vội vã can thiệp nhằm cứu lấy công ty khỏi tình trạng phá sản vì số nợ lên đến 4-5 tỉ Mỹ kim. Hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này rõ ràng là đã góp phần vào tình trạng bất ổn trong kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Vu Minh Khuong is an assistant professor at the Lee Kwan Yeuw School of Public Policy, National University of Singapore.
Vũ Minh Khương là giáo sư trợ lý tại Phân viện Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore



Translated by Diên Vỹ


http://www.eastasiaforum.org/wp-content/uploads/2010/11/aapone-20090113000145201604-vietnam-economy-vendor-layout.jpg

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn