|
|
Bargaining With Beijing
What China Wants
|
Mặc cả với Bắc Kinh
Trung Quốc muốn gì
|
By Andrew J. Nathan
Foreign Affairs, July-August 2011
|
Andrew J. Nathan,
Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2011
|
Henry Kissinger's
new book argues that the United States should yield gracefully to China's
rise; Aaron Friedberg's gives the opposite advice. By focusing on intentions
instead of capabilities, both books overstate China's actual power.
|
Cuốn sách mới của
Henry Kissinger lập luận rằng Hoa Kỳ nên dịu dàng nâng đỡ sự trỗi dậy của
Trung Quốc; nhưng Aaron Friedberg cho lời khuyên ngược lại. Bằng cách tập
trung vào ý định thay vì khả năng, cả hai cuốn sách đều phóng đại quyền lực
thực tế của Trung Quốc.
|
As a connoisseur of fine diplomacy, Henry Kissinger finds
a lot of it to admire in China. His new book, cast as a history of Chinese
foreign policy, traces the twists and turns of Chinese strategy since the
establishment of the People's Republic in 1949, quoting liberally from his
numerous conversations with Chinese leaders. But On China is really neither
history nor memoir. Its purpose is to argue that the United States should
yield gracefully to China's rise in order to avoid a tragic conflict.
|
Là một người sành điệu trong nghệ thuật ngoại giao tế nhị,
Henry Kissinger tỏ ra rất khâm phục Trung Quốc (TQ) về nghệ thuật này. Tác
phẩm mới của ông, được viết dưới dạng một cuốn lịch sử ngoại giao TQ, vẽ ra
những khúc mắc chiến lược của TQ kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa năm 1949, trích dẫn khá nhiều các cuộc hội đàm của ông với một số
lãnh đạo TQ. Nhưng thật ra, cuốn Bàn về Trung Quốc (On China) của Kissinger
chẳng phải là một cuốn lịch sử mà cũng chẳng phải là một hồi ký. Mục đích
chính của nó là nhằm tranh luận rằng Hoa Kỳ (HK) nên tử tế nhượng bộ trước sự
trỗi dậy của TQ để tránh một cuộc xung đột bi thảm.
|
Aaron Friedberg gives the opposite advice. A Princeton
professor and former foreign policy adviser to Vice President Dick Cheney, he
analyzes the strategies that China and the United States have used in dealing
with each other since the early 1990s and tries to decipher China's
intentions in the coming decades. In the face of growing Chinese power and
ambition, the United States, he argues, must stand strong in those many areas
in which China's interests are adverse to its own. Together, the two books
offer a window onto the strategic split over China among mainstream
Republicans.
|
Aaron Friedberg lại đưa ra một lời khuyên ngược lại. Hiện
là giáo sư của Đại học Princeton và từng là cố vấn về chính sách đối ngoại
cho Phó Tổng thống Dick Cheney, Friedberg phân tích những chiến lược mà TQ và
HK đã sử dụng để ứng xử với nhau kể từ đầu thập niên 1990 và cố gắng giải mã
những ý định của TQ trong những thập kỷ tới. Ông lý luận rằng, để đối phó với
quyền lực và tham vọng ngày càng lớn của TQ, Hoa Kỳ cần phải giữ thế mạnh
trong nhiều lãnh vực mà lợi ích của hai nước xung khắc lẫn nhau. Cả hai cuốn
sách sẽ hé mở một cánh cửa cho thấy một sự rạn nứt chiến lược giữa các nhân
vật Cộng hòa chính thống về vấn đề TQ.
|
Kissinger likens Chinese diplomacy to the game of wei qi
(equivalent to the Japanese game of go), a patient contest of encirclement in
which victory is only relative. Chinese strategists view the quest for a
decisive outcome as illusory. Instead, they play a game of "combative
coexistence," seeking to improve their relative power position amid the
ever-changing forces of world politics. At the necessary moment, one may
deliver a salutary psychological shock and then withdraw, as the Chinese did to
the Indians in 1962 to put a stop to incursions along their contested border,
and as they did to the Soviets in 1969 to deter Moscow from probing Chinese
positions along their frontier. On other occasions, one may hide one's light
and bide one's time, as Deng Xiaoping famously advised his colleagues to do
in 1991, telling them to maintain good relations with the United States while
building up China's strength. Or it might be useful to claim hurt dignity and
designate a whole topic as nonnegotiable, as Beijing did in 1993-94 when U.S.
President Bill Clinton tried to make favorable tariff rates conditional on
improvements on human rights, and as it is doing today over territorial
issues.
|
Kissinger ví chính sách ngoại giao của TQ với môn cờ vây –
weiqi (tương tự như cờ igo của Nhật), một cuộc đọ trí kiên nhẫn bằng chiến
thuật bao vây, trong đó chiến thắng chỉ là tương đối. Các nhà chiến lược TQ
coi một thành quả quyết định là ảo tưởng. Thay vào đó, họ chơi trò “vừa sống
chung vừa đấu đá” (a game of combative coexistence), tìm cách cải tiến địa vị
quyền lực tương đối của mình giữa những thế lực biến chuyển không ngừng của
chính trị thế giới. Vào lúc cần thiết, TQ có thể dàn chào địch thủ bằng một
cú sốc tâm lý rồi rút lui, như họ từng làm với Ấn Độ năm 1962 nhằm chặn đứng
những cuộc xâm lấn vào biên giới tranh chấp giữa hai nước, và như TQ từng làm
với Liên Xô năm 1969 để ngăn chặn không cho Mác-xcơ-va thọc vào những vị trí
của TQ dọc theo biên giới. Trong những trường hợp khác, TQ có thể che đậy ánh
sáng và chờ thời cơ [“thao quang dưỡng hối”], như mọi người đều biết Đặng
Tiểu Bình đã khuyên các đồng chí của mình vào năm 1991, bảo họ phải duy trì
quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ trong khi xây dựng lực lượng của TQ. Hay có khi
TQ ấy lý do tự ái quốc gia bị tổn
thương để khẳng định toàn bộ một vấn đề nào đó là không thể thương thuyết,
như Bắc Kinh đã làm trong những năm 1993-94 khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton cố
đưa ra những mức thuế quan thuận lợi cho hàng hóa TQ với điều kiện TQ phải
cải thiện nhân quyền, và như TQ đang coi các vấn đề lãnh thổ hiện nay là
không thể thương thuyết.
|
Kissinger sees contrasts here with the usual approach of
U.S. diplomats, which often frustrated him when he was running the show.
Where American negotiators tend to compartmentalize issues and seek
solutions, their Chinese counterparts prefer to integrate issues and seek
understandings. Whereas Americans believe that agreements can be reached in
one sector while disagreements are expressed in another, Chinese prefer to
characterize the whole atmosphere as warm or cold, friendly or tense,
creating an incentive for the other side to put disagreements on the back
burner. Whereas Americans are troubled by deadlocks, Chinese know how to
leverage them to keep pressure on the other side. American diplomacy is
transactional; Chinese diplomacy, psychological.
|
Kissinger nhận thấy có những tương phản rõ nét ở đây với
đường lối thông thường của các nhà ngoại giao Mỹ, một điều lắm lúc làm ông
bức xúc trong thời gian ông điều khiển ngành ngoại giao Hoa Kỳ. Trong khi các
nhà thương thuyết Mỹ muốn tách riêng các vấn đề và tìm giải pháp cho từng vấn
đề một, thì các đồng nhiệm TQ lại muốn gộp các vấn đề lại với nhau và tìm
kiếm sự thông cảm từ phía bên kia. Trong khi người Mỹ tin rằng hai bên có thể
đạt được những thỏa thuận trong một lãnh vực nào đó và có thể nêu lên những
bất đồng trên một lãnh vực khác, thì các nhà thương thuyết TQ thích mô tả
toàn bộ bầu không khí là nồng ấm hay lạnh nhạt, thân thiện hay căng thẳng,
tạo động lực để khuyến khích phía bên kia gác lại các bất đồng. Trong khi
người Mỹ lấy làm lo ngại vì những bế tắc, thì phía TQ biết lợi dụng những bế
tắc này để duy trì sức ép lên phía bên kia. Ngoại giao của Mỹ nhằm giải quyết
vấn đề (transactional); ngoại giao của TQ nhằm gây tác động tâm lý
(psychological).
|
Kissinger quotes the advice of the ancient military
strategist Sun-tzu, who argued that one can win a battle before it begins by
staking out a dominant political and psychological position. As far back as
the third century, the military commander Zhuge Liang turned back an enemy
army by opening the city gates and sunning himself on the ramparts; this
looked like a trap and frightened away the opposing general. In 1793-94, the
Qianlong emperor fended off the British delegate Lord George Macartney with
smothering hospitality; when Macartney failed to get the point, the court
dismissed him with a note left on a silk chair. In 1958, Mao Zedong received
the Soviet leader Nikita Khrushchev not just at his private swimming pool but
in it, forcing the Soviet leader to negotiate in water wings. When Kissinger
met Zhou Enlai for the first time, in 1971, the premier had arranged his
schedule to leave only two negotiating slots, totaling 13 hours, available
during Kissinger's time in Beijing, forcing the American envoy to agree to a
presidential visit with few details resolved in advance.
|
Kissinger trích dẫn lời khuyên của Tôn Tử, một nhà chiến
lược quân sự cổ đại TQ đã cho rằng người ta có thể nắm được phần thắng trong
tay trước khi ra trận bằng cách trước hết là phải giành lấy ưu thế chính trị
và tâm lý. Thuở xa xưa, vào thế kỷ thứ ba, tư lệnh Gia Cát Lượng đã đẩy lui
một đạo quân của địch bằng cách mở toang các cửa thành rồi lên thành nằm phơi
nắng; sự dàn cảnh này tạo ấn tượng một chiếc bẫy, khiến tướng địch sợ hãi rút
quân. Khoảng năm 1793-94, Hoàng đế Càn Long đã tránh né những yêu cầu của sứ
thần Anh là Lord George Macartney bằng một cuộc tiếp đãi hết sức nồng hậu;
khi Macartney không hiểu được thâm ý của nhà vua, triều đình đã xua đuổi ông
bằng một tờ thư để trên một chiếc ghế lụa. Năm 1958, Mao Trạch Đông không chỉ
tiếp lãnh đạo Xô-viết Nikita Khrushchev tại hồ tắm riêng mà ngay trong hồ
tắm, buộc nhà lãnh đạo Xô-viết phải đàm phán trong khi đang mang phao. Khi
Kissinger gặp Chu Ân Lai lần đầu, năm 1971, thủ tướng TQ đã bố trí thời khắc
biểu của mình thế nào để chỉ dành cho Kissinger hai thời khoản thương thuyết
tổng cộng là 13 giờ trong suốt thời gian Kissinger có mặt tại Bắc Kinh, buộc
nhà ngoại giao Mỹ phải vội vã chấp nhận một cuộc viếng thăm TQ của tổng thống
Mỹ với rất ít chi tiết được giải quyết trước.
|
|
|
Such tactics make hospitality "an aspect of
strategy," Kissinger explains, leaving a foreign guest awed, discomfited,
or wooed by the host's wealth, generosity, and composure. Chinese diplomats
are adept at the use of friendship, which leaves "the other side . . .
flattered by being admitted to the Chinese 'club' as an 'old friend,' a
posture that makes disagreement more complicated and confrontations
painful," Kissinger writes. As the Manchu diplomat Qiying said about
dealing with the British "barbarians," it was necessary to
"curb them by sincerity."
|
Kissinger giải thích rằng những chiến thuật này đã biến
tính hiếu khách của TQ thành “một khía cạnh chiến lược”, khiến cho khách nước
ngoài phải nễ sợ, bối rối, hoặc bị dụ khị do sự giàu có, hào phóng, và điềm
tĩnh của chủ nhà. Các nhà ngoại giao TQ rất khéo dùng tình hữu nghị, khiến
“phía bên kia… cảm thấy mát lòng [được nịnh] vì được cho gia nhập vào ‘hội
quán’ TQ trong tư cách một ‘người bạn cũ’—đây là một tư thế làm cho việc bất
đồng với họ thêm khó khăn và việc đối đầu với họ trở nên nhức nhối”,
Kissinger viết. Nhà ngoại giao Kỳ Anh của nhà Thanh đã nói về cách ứng sử với
bọn “phiên” Anh (British barbarians) như sau: cần phải “kiềm chế chúng bằng
sự chân thành của mình”.
|
It helps to come from an ancient civilization. "The
duration and scale of the Chinese past allow Chinese leaders to use the
mantle of an almost limitless history to evoke a certain modesty in their
opposite numbers," Kissinger writes. His occasional digs at the United
States -- whose foreign policy culture he describes as
"missionary," interventionist, narrow-visioned, and crassly
pragmatic -- show how hard it was to represent a nation that lacks that
asset. At Kissinger and Zhou's first conversation, Zhou ceded seniority to
the United States by comparing the age of the American republic (some 200
years) to that of the People's Republic (22 years). It was flattering, even
though Kissinger knew it was false.
|
Kissinger cho rằng có gốc gác từ một nền văn minh cổ đại
là một lợi thế. “Độ dài và phạm vi rộng lớn của lịch sử TQ cho phép các nhà
lãnh đạo TQ nhận lấy trọng trách của một lịch sử gần như dài bất tận, do đó
có thể gợi lên trong tâm trí người đồng nhiệm ở phía bên kia một sự khiêm
nhượng nhất định”, Kissinger viết. Những lời chỉ trích đây đó của ông nhắm
vào Hoa Kỳ – mà văn hoá đối ngoại được ông mô tả là “có tính truyền giáo”,
theo chủ nghĩa can thiệp, có viễn kiến hẹp hòi, và thực dụng một cách thô bỉ
– chứng tỏ ông đã gặp khó khăn khi đại diện một quốc gia thiếu lợi thế đó.
Trong cuộc đàm luận đầu tiên của Chu Ân Lai và Kissinger, họ Chu đã dành thâm
niên (seniority) cho Hoa Kỳ bằng cách so sánh số tuổi của nước cộng hòa Mỹ
(khoảng 200 năm) với số tuổi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (22 năm). Cách
so sánh này làm mát lòng người nghe, mặc dù Kissinger biết điều đó là không
thật.
|
The problem with Kissinger's book is not the facts. These
are well grounded in the scholarly literature and, throughout much of the
book, in the notes of conversations in which he himself took part. But newer
scholarship has long since called into doubt any essentialism about China's
"singularity," "centrality," or "strategic
patience." Although Kissinger does not use the word, the picture he paints
is of an eternal -- and very Oriental -- China. And it is not clear why
China's long history of diplomacy makes it necessary for the United States to
yield to Chinese preferences in the present. What is lacking for such an
argument is an analysis of the material realities of China's relative power,
which even after 20 years of spectacular economic growth remain in many ways
unfavorable.
|
Vấn đề với cuốn sách của Kissinger không nằm ở sự kiện.
Những sự kiện được đưa ra là có cơ sở vững chắc trong tác phẩm nghiên cứu này
và, đây đó trong cuốn sách, ở những ghi chú về các cuộc đàm đạo mà chính
Kissinger có tham dự. Nhưng từ bấy đến nay những nghiên cứu mới mẻ đã hoài
nghi bất cứ một lý thuyết nào về các yếu tính (essentialism) liên quan đến TQ
như “tính đơn nhất”, “tính trung tâm”, hay “óc nhẫn nại chiến lược”
(singularity, centrality, or strategic patience). Mặc dù Kissinger không nói ra, nhưng bức
tranh ông vẽ lên nói về một nước Trung Hoa trường cửu – và rất đông phương.
Và Kissinger không cắt nghĩa rõ ràng lý do tại sao lịch sử ngoại giao lâu đời
của TQ lại khiến Hoa Kỳ phải nhượng bộ những tham vọng của TQ. Một lập luận
như thế thiếu sự phân tích những thực
tế vật chất tạo nên quyền lực tương đối hiện nay của TQ – thậm chí sau 20 năm
tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, trên nhiều mặt những thực tế vật chất này vẫn
còn rất bất lợi.
|
CONTENTIOUS
INTENTIONS
Friedberg also exaggerates Chinese power, although in
pursuit of a different argument. His is the most thoughtful and informative
of a stream of China-threat books that have come out since the mid-1990s.
Within that genre, its contribution is to focus on China's strategic
intentions. Although Friedberg agrees with the classical realist logic that a
change in power relations inevitably generates rivalry, he also believes it
is important to figure out what, as he puts it, China wants.
|
Những ý định lôi
thôi của Trung Quốc
Friedberg cũng phóng đại sức mạnh của TQ, mặc dù ông đi
theo một lập luận khác. Nhưng tác phẩm của ông là một cuốn sách sâu sắc và
đầy đủ thông tin nhất trong một loạt sách nói về hiểm họa TQ được xuất bản từ
giữa thập niên 1990 cho đến nay. Trong thể loại này, sự đóng góp của
Friedberg là tập trung vào những ý định chiến lược của TQ. Mặc dù Friedberg
đồng ý với lô-gic thực tế cổ điển (the classical realist logic), theo đó một
sự thay đổi trong tương quan quyền lực sẽ tất yếu tạo ra cạnh tranh quyền
lực, nhưng ông nghĩ rằng điều quan trọng là phải tìm cho ra TQ thật sự muốn
gì – theo cách diễn tả của ông.
|
His method is to synthesize the views of Chinese public
intellectuals who write in Chinese policy magazines roughly similar in
function to Foreign Affairs and in other media. The authors on whom he draws
are professors or fellows (and some graduate students) at universities and
think tanks and a few military officers who work in jobs that allow them to
write books and articles for the general public. Friedberg argues that these
materials "reflect the main currents of 'responsible' opinion"
among Chinese writers, "some of [whom] are known to have access to the
inner circles of the party and state." What he reads these experts as
saying is that China should seek to "displace the United States as the
dominant player in East Asia, and perhaps to extrude it from the region
altogether."
|
Phương pháp của Friedberg là tổng hợp quan điểm của các
nhà trí thức TQ đã công khai viết ra trên các tạp chí nghiên cứu chính sách
TQ có chức năng tương tự như tạp chí Foreign Affairs tại Mỹ và các phương
tiện truyền thông khác. Các tác giả mà ông trích dẫn là giáo sư đại học hay
những nhà nghiên cứu (và một số sinh viên theo đuổi chương trình thạc sĩ và
tiến sĩ) tại các đại học và các viện nghiên cứu chính sách. Ông cũng dựa vào
một số sĩ quan quân đội làm việc trong các ngành được phép viết sách, báo
phục vụ độc giả quần chúng. Friedberg lý giải rằng những tư liệu này “phản
ánh những luồng dư luận chính ‘có trách nhiệm’” trong giới viết lách tại TQ.
“Người ta biết rằng một số trong những nhà văn này được phép tiếp cận với các
giới lãnh đạo trung ương của đảng và nhà nước”. Điều mà ông đọc được từ những
chuyên gia này là, TQ phải tìm cách “thay thế Mỹ trong vai trò khống chế tại
Đông Á, và có thể đẩy Mỹ ra khỏi hẳn khu vực”.
|
But this method of assessing Chinese intentions is full of
pitfalls. Authors who write for the Chinese public have to compete for
attention the same way that American public intellectuals do, with edgy views
and vivid writing. And they do not all agree with one another. In fact, the
authors Friedberg cites take varied positions, ranging from that of Senior
Colonel Liu Mingfu, who wants China to become "world number one,"
to that of the scholar Wang Jisi, who emphasizes common interests between
China and the United States. The attempt to synthesize these views creates a
false unity, with Friedberg privileging those of the writers who say the
sharpest things. Moreover, as pointed out by Thomas Christensen in these
pages ( "The Advantages of an Assertive China," March/April 2011),
Chinese policymakers have consistently been more cautious in practice than
the Chinese media have been in their rhetoric. The proper takeaway from
Friedberg's analysis is that the Chinese public has been treated to a rich
diet of nationalist sentimentality, which for whatever reason is permitted --
or perhaps even mandated -- by the propaganda department, which ultimately
controls the Chinese media.
|
Nhưng phương pháp đánh giá các ý định của TQ mà Friedberg
sử dụng có rất nhiều khuyết điểm. Các tác giả viết cho công chúng TQ cần phải
tranh giành sự chú ý của bạn đọc, cũng giống như các trí thức quần chúng
(public intellectuals) tại Mỹ mà thôi, nghĩa là phải có quan điểm gay gắt và
lối viết sống động. Thật vậy, các tác giả mà Friedberg trích dẫn có lập
trường rất khác nhau, từ lập trường của Đại tá Lưu Minh Phúc, một người muốn
TQ trở thành “số một trên thế giới” (world number one), đến lập trường của
học giả Vương Tập Tư, một người nhấn mạnh những lợi ích chung giữa TQ và HK.
Việc Friedberg cố gắng tổng hợp những quan điểm này đã tạo ra một sự hợp nhất
không thật (a false unity), cùng với sự kiện ông chỉ tập trung vào những tác
giả phát biểu những điều sắc bén nhất. Hơn nữa, như Thomas Christensen đã
vạch ra trong tạp chí này [bản dịch trên Bauxite VN, “Những lợi thế của một
Trung Quốc biết khẳng định”, DG], trong thực tế các nhà hoạch định chính sách
TQ luôn luôn thận trọng hơn giọng điệu trên các phương tiện truyền thông TQ.
Điều đáng tiếp thu từ sự phân tích của Friedberg là: dân chúng TQ được báo
đài trong nước thiết đãi những món ăn đầy cảm tính dân tộc chủ nghĩa (a rich
diet of nationalist sentimentality) – dù với bất cứ lý do gì, điều này được
cho phép, hay thậm chí được giao phó bởi ban tuyên giáo, một cơ quan nhiên
hậu kiểm soát hết mọi báo đài TQ.
|
By focusing on intentions, Friedberg, like Kissinger,
leaves out any serious accounting of China's capability to achieve the goals
that various writers propose. Such an audit would show that China is bogged
down both internally and in Asia generally. At home, it devotes enormous
resources, including military ones, to maintaining control over the
two-fifths of its territory that comprise Xinjiang and greater Tibet, to
keeping civil order throughout the densely populated and socially unstable
Han heartland, and to deterring Taiwan's independence. Around its borders, it
is surrounded chiefly by two kinds of countries: unstable ones where almost
any conceivable change will make life more difficult for Chinese strategists
(such as Myanmar, North Korea, and the weak states of Central Asia) and
strong ones that are likely to get stronger in the future and compete with
China (such as India, Japan, Russia, and Vietnam). And everywhere on its
periphery, on land and at sea, China faces the powerful presence of the
United States. The U.S. Pacific Command remains the most muscular of the U.S.
military's six regional combatant commands, after the Central Command (which
is managing two ongoing wars), and it continues to adjust its strategies as
China's military modernizes.
|
Bằng cách tập trung vào ý định của TQ, Friedberg, cũng như
Kissinger, đã không đề cập một cách nghiêm túc những khả năng TQ cần phải có
để thực hiện những mục tiêu mà nhiều học giả khác nhau của TQ đã đề xuất. Một
sự kiểm toán như thế, nếu có, sẽ cho thấy rằng TQ đang sa lầy cả trong nước
lẫn tại châu Á nói chung. Ở trong nước, TQ đã dành nhiều nguồn lực hết sức to
lớn, kể cả các nguồn lực quân sự, để duy trì quyền kiểm soát trên 2/5 lãnh
thổ TQ, gồm Tân Cương và Tây Tạng, để duy trì trật tự dân sự khắp miền trung
châu của người Hán quá đông đúc và bất ổn, và để ngăn chặn phong trào độc lập
của Đài Loan. Chung quanh biên giới của mình, TQ bị bao vây chủ yếu bởi hai
loại quốc gia: những nước mất ổn định mà gần như bất cứ một thay đổi nào xảy
ra ở đó đều đặt các nhà chiến lược TQ vào tình trạng khó xử (chẳng hạn Miến
Điện, Bắc Hàn, và các nước nhược tiểu Trung Á) và các quốc gia hùng mạnh có
khả năng vươn lên trong tương lai để cạnh tranh với TQ (như Ấn Độ, Nhật Bản,
Nga, và Việt Nam). Và khắp nơi trên chu vi của TQ, trên bộ và trên biển, TQ
đều phải đối mặt với sự hiện diện hùng hậu của Hoa Kỳ. Bộ Tư lệnh Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ vẫn là một lực lượng có cơ bắp lớn nhất trong sáu bộ tư lệnh
chiến đấu khu vực (regional combatant commands) của quân lực Hoa Kỳ, chỉ đứng
sau Bộ Tư lệnh Trung ương (đang điều hành hai cuộc chiến). Bộ Tư lệnh Thái
Bình Dương tiếp tục điều chỉnh chiến lược của mình trong khi quân đội TQ hiện
đại hóa.
|
Friedberg is also imprecise. His title, A Contest for
Supremacy , means one thing; part of his subtitle, the Struggle for Mastery
in Asia , means another -- and neither idea is vindicated by the body of the
book. He is on firmer ground when he writes that "if China's power
continues to grow, and if it continues to be ruled by a one-party
authoritarian regime, its relations with the United States are going to
become increasingly tense and competitive." But friction is not
conflict.
|
Friedberg còn tỏ ra thiếu chính xác, khi nhan đề A Contest
for Supremacy (Cuộc thi đua giành địa vị siêu cường) nói lên một điều, mà một
phần của tiểu đề the Struggle for Mastery in Asia (cuộc tranh đấu giành quyền
bá chủ tại châu Á) lại có nói lên một điều khác – và cả hai ý tưởng này không
được phần chính của cuốn sách biện minh. Nhưng lý luận của ông có phần vững
chãi hơn khi ông viết rằng “nếu quyền lực của TQ tiếp tục gia tăng, và nếu TQ
tiếp tục bị cai trị bởi một chế độ độc tài độc đảng, thì quan hệ Mỹ-Trung sẽ
trở nên ngày càng căng thẳng và cạnh tranh.” Nhưng va chạm không có nghĩa là
xung đột.
|
And all this assumes that China's rise will continue
unabated. Friedberg reasonably enough makes this assumption for the purposes
of argument. But it is unlikely to prove correct in the long run because
China's economic and political model faces so many vulnerabilities. To add to
the worries of Chinese leaders, as Friedberg points out, there are U.S.
intentions: "stripped of diplomatic niceties, the ultimate aim of the
American strategy is to hasten a revolution, albeit a peaceful one, that will
sweep away China's one-party authoritarian state." This helps explain
why Chinese leaders act more like people under siege than like people on an
expansionist warpath.
|
Và tất cả điều này dựa trên giả định cho rằng sự trỗi dậy
của TQ sẽ tiếp diễn không ngừng. Một cách chừng mực vừa phải, Friedberg chỉ
đưa ra giả định này với mục đích tranh luận. Nhưng đây không phải là một giả
thuyết có thể đúng về lâu về dài, vì mô hình kinh tế và chính trị TQ đang gặp
phải quá nhiều sơ hở. Chồng chất lên những mối lo âu của giới lãnh đạo TQ,
như Friedberg vạch ra, là những ý đồ của Hoa Kỳ: “gạt bỏ những tế nhị ngoại
giao qua một bên, mục đích sau cùng trong chiến lược Mỹ là thúc đẩy một cuộc
cách mạng, dù là một cuộc cách mạng ôn hòa [diễn biến hoà bình], để cuốn
phăng nhà nước độc tài độc đảng của TQ”. Điều này giúp giải thích tại sao các
lãnh đạo TQ đang hành xử như những kẻ bị vây khốn hơn là những kẻ đang trên
đường đi gây chiến tranh bành trướng.
|
Even if China does stay on course, it cannot hope for
anything that can reasonably be called supremacy, or even regional mastery,
unless U.S. power radically declines. Absent that development, it is
implausible that, as Friedberg predicts, "the nations of Asia will
choose eventually to follow the lead of a rising China, 'bandwagoning' with
it . . . rather than trying to balance against it." Instead, the more
China rises, the more most of China's neighbors will want to balance with the
United States, not against it.
|
Cho dù có tiếp tục con đường trỗi dậy của mình, TQ cũng
không hi vọng đạt được một địa vị gọi là siêu cường thế giới, hay thậm chí
một bá quyền khu vực, trừ phi quyền lực Mỹ suy yếu quá đột ngột. Trừ khả năng
ấy ra, sẽ không có chuyện, như Friedberg tiên đoán, “các quốc gia châu Á cuối
cùng sẽ quyết định đi theo sự lãnh đạo của một TQ đang lên, ‘hùa theo’ TQ…
chứ không cố tình đối trọng với TQ”. Thay vì như vậy, TQ càng vươn dậy, thì
hầu hết các láng giềng của TQ càng muốn đứng với Hoa Kỳ để quân bình quyền
lực với TQ, chứ không chống lại Hoa Kỳ.
|
REACTING TO RISE
Kissinger ends his book with a policy recommendation that
is disappointingly brief and imprecise. He urges the creation of a Pacific
Community, "to which the United States, China, and other states all
belong and in whose peaceful development all participate." But why
should the United States yield so much authority to China? Every other
potential member of this community will also ask whether such a project would
enhance or reduce its power. The Chinese will wonder why they should bind
themselves to U.S. priorities in this way. Larger Asian powers, such as Japan
and South Korea, will doubt the benefit of submerging themselves in a
U.S.-Chinese condominium. And smaller states will see themselves at risk of
being sold out by their major ally, either China or the United States. The
proposal's premise, that a U.S.-Chinese confrontation must be avoided, is
sound, but it fails to take national interests into account.
|
Phản ứng trước sự
trỗi dậy của Trung Quốc
Kissinger kết thúc cuốn sách của mình bằng một đề xuất
chính sách vắn tắt và thiếu chính xác đến mức đáng thất vọng. Ông thúc đẩy
thành lập một Cộng đồng Thái Bình Dương “mà Hoa Kỳ, Trung Quốc, và các quốc
gia khác trong vùng đều là thành viên và tất cả đều tham gia vào việc phát
triển hoà bình của cộng đồng này”. Nhưng câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Hoa
Kỳ phải nhượng bộ quá nhiều thẩm quyền cho TQ? Mỗi thành viên tiềm năng khác
của cộng đồng cũng sẽ thắc mắc là liệu một dự án như vậy sẽ gia tăng hay làm
suy giảm quyền lực của họ. Người TQ sẽ tự hỏi tại sao họ phải tự ràng buộc
mình vào những ưu tiên của Mỹ qua dự án này. Những cường quốc châu Á, như
Nhật Bản và Nam Hàn, sẽ không tin vào lợi ích của việc tự d́m ḿnh trong một
chế độ công quản Mỹ-Trung. Và các quốc gia nhỏ bé hơn sẽ thấy mình có nguy cơ
bị người anh cả đồng minh bán đứng, dù đó là TQ hay HK. Tiền đề của đề xuất
này, rằng chúng ta cần phải tránh một cuộc đối đầu Mỹ-Trung, là đúng đắn,
nhưng đây là một tiền đề không xét đến các lợi ích quốc gia.
|
Friedberg rejects the idea of a two-power condominium in
Asia as appeasement. At the other extreme, he discredits the idea of trying
to delay or derail China's rise as too confrontational. A third option,
"enhanced engagement," is fine as far as it goes, but it places too
much hope in the willingness of Chinese policymakers to cooperate with an
opponent whose interests are not identical to their own. Instead, he
recommends that the United States set proper boundaries for China's rise by
maintaining a favorable balance of power in Asia. This will require the
United States to undertake "costly and difficult measures," such as
maintaining its alliances with Japan and South Korea and its cooperative
relations with most of China's other neighbors, continuing to upgrade its
military posture to match China's military modernization, and balancing its
transpacific trade relationships. In a version of "we have met the enemy
and he is us," Friedberg says that in order to do all this, the United
States must restore its economy, keep its scientific edge, protect its
advanced technology, and maintain its margin of military advantage.
|
Friedberg bác bỏ ý kiến thành lập một chế độ công quản do
hai cường quốc lãnh đạo và coi đó là một sự khoan nhượng vô nguyên tắc
(appeasement). Mặt khác, ông cũng bác bỏ đề nghị làm trì hoãn hay phá hoại sự
trỗi dậy của TQ vì cho như thế là quá trực diện đối đầu (too confrontational).
Lựa chọn thứ ba, “gia tăng cam kết” (enhanced engagement), ở một mức độ nào
đó là có thể chấp nhận, nhưng lập trường này đặt quá nhiều hi vọng vào thiện
chí của các nhà làm chính sách TQ trong việc cộng tác với một đối thủ có lợi
ích bất đồng với lợi ích của họ. Thay vào đó, Friedberg đề nghị Hoa Kỳ phải
vạch ra những ranh giới phù hợp với sự trỗi dậy của TQ, bằng cách duy trì một
cán cân quyền lực thuận lợi tại châu Á. Việc này sẽ đòi hỏi Hoa Kỳ phải thực
thi “những biện pháp tốn kém và khó khăn”, như duy trì các liên minh với Nhật
Bản và Nam Hàn và các quan hệ hợp tác với hầu hết các nước láng giềng khác
của TQ, tiếp tục nâng cấp thế đứng quân sự của mình cho phù hợp với chương
trình hiện đại hóa quân đội của TQ, và quân bình các quan hệ thương mại xuyên
Thái Bình Dương. Dựa vào câu “chúng ta đã gặp kẻ thù và nó chính là ta” [ý
nói Hoa Kỳ có những khuyết tật nội tại, DG], Friedberg cho rằng để thực hiện
tất cả những điều trên, Hoa Kỳ phải phục hồi sức mạnh kinh tế, giữ vững lợi
thế khoa học kỹ thuật, bảo vệ công nghệ tân tiến của mình, và duy trì khoảng
cách trong thế mạnh quân sự.
|
One can only say amen to the recommendation that the
United States pull up its socks. Such proposals are persuasive with or
without China in the picture, and it is well to reinforce them in the context
of China's rise. But few of them are controversial. That they form the core
of Friedberg's strategy is a sign that the United States' future in Asia is
not as hostage to China's rise as is implied by the alarmist tone of his
earlier chapters. China cannot displace the United States from Asia; only the
United States can. Friedberg's counsel resembles the essence of U.S. policy
for at least the last decade. Certainly, the Obama administration has been
working to do what Friedberg suggests. The United States is hardly "on
track to lose [its] geopolitical contest with China."
|
Người ta chỉ biết cầu nguyện cho cái đề xuất là Hoa Kỳ
phải biết cải thiện chính mình. Những đề nghị loại này là rất thuyết phục dù
có hay không có Trung Quốc trong kịch bản, và chúng cần được tăng cường trong
bối cảnh một nước Trung Hoa đang trỗi dậy. Nhưng thật ra, cũng ít ai tranh
cãi về những đề nghị này. Sự kiện những đề nghị này tạo thành cốt lõi cho
chiến lược mà Friedberg đưa ra là một dấu hiệu cho thấy rằng tương lai của
Hoa Kỳ tại châu Á không bị sự trỗi dậy của TQ đe dọa, như được ám chỉ bằng
giọng điệu báo động của ông trong phần đầu của sách. TQ không thể đẩy HK ra
khỏi châu Á; chỉ có HK tự ý làm việc đó cho mình mà thôi. Lời khuyên của
Friedberg cơ bản phản ánh yếu tính của chính sách Mỹ ít ra trong thập kỷ vừa
qua. Chắc chắn là, chính quyền Obama đã và đang làm những điều như Friedberg
đề nghị. Hoa Kỳ không “có dấu hiệu thua cuộc trong màn thi đua địa chính trị
với TQ”.
|
The real target of Friedberg's criticism is not U.S.
policy but "China-watchers in academia, commerce, and government,"
whom he accuses of stifling debate and of "willful, blinkered
optimism." Prominent among these is Kissinger, whom Friedberg
characterizes as part of a "Shanghai Coalition" (more plainly, a
new China lobby) that wants "to avoid criticism of China and to support
good relations." Friedberg's strongest disagreement with this group
concerns the place of human rights in Washington's China policy.
|
Sự chỉ trích của Friedberg không nhắm vào chính sách ngoại
giao của HK, nhưng nhắm vào “các chuyên gia về TQ trong giới hàn lâm, thương
mãi, hay chính quyền” là chính; những người này bị ông lên án là đã bóp nghẹt
tranh luận và có “thái độ lạc quan cố tình và thiển cận” (wilful, blinkered
optimism). Nổi bậc nhất trong đám là Kissinger, người mà Friedberg coi là
thành viên của một “Liên minh Thượng Hải” (nói trắng ra, một tổ chức lobby
mới xuất hiện, phục vụ quyền lợi của TQ), một tổ chức “tránh né việc chỉ trích
TQ và hậu thuẫn quan hệ hữu hảo giữa hai nước”. Bất đồng mãnh liệt nhất của
Friedberg với nhóm này có liên quan đến vai trò của nhân quyền trong chính
sách của Washington đối với TQ.
|
If a key technique of Sun-tzu-style diplomacy is to
convince the other side that certain issues are too culturally and
politically sensitive to be discussed, China seems to have secured that part
of the wei qi board when it comes to Kissinger's views on human rights.
Speaking of the immediate post-Tiananmen period, Kissinger says that
"the American advocates of human rights insisted on values they
considered universal" and that such universalism "challenges the
element of nuance by which foreign policy is generally obliged to
operate." He continues: "If adoption of American principles of
governance is made the central condition for progress in all other areas of
the relationship, deadlock is inevitable." These statements combine
three fallacies: that the universality of international human rights is a
matter of opinion rather than international law, that human rights equals
American principles of governance, and that promoting human rights means
holding hostage progress in all other areas.
|
Nếu một thủ thuật chủ yếu của chính sách ngoại giao theo
truyền thống Tôn Tử là thuyết phục phía bên kia tránh thảo luận một số vấn đề
nhất định có tính nhạy cảm chính trị và văn hóa, thì TQ có vẻ đã giành được
phần này trên bàn cờ vây (the wei qi board) nếu chúng ta chấp nhận quan điểm
của Kissinger về nhân quyền. Bàn về giai đoạn tiếp theo sau biến cố Thiên An
Môn, Kissinger nói rằng “những người Mỹ kêu gọi nhân quyền nhấn mạnh những
giá trị mà họ cho là phổ quát” và tính phổ quát ấy “phản lại yếu tố tế nhị,
theo đó chính sách đối ngoại thường bị bó buộc phải vận hành”. Ông nói tiếp:
“Nếu coi việc chấp nhận các nguyên tắc điều hành quốc gia kiểu Mỹ là điều
kiện chủ yếu để xúc tiến tất cả các lãnh vực khác của mối quan hệ giữa hai
nước, thì bế tắc là điều không thể tránh”. Những phát biểu này của Kissinger
có ba điều sai lầm: rằng tính phổ quát của các nhân quyền quốc tế là một vấn
đề tùy theo quan niệm chứ không phải là luật pháp quốc tế, rằng nhân quyền
đồng nghĩa với các nguyên tắc điều hành quốc gia kiểu Mỹ, và rằng cổ vũ cho
nhân quyền có nghĩa là đe dọa sự tiến bộ trong mọi lãnh vực khác của chính
sách đối ngoại.
|
Friedberg's counterargument is persuasive. Showing
softness on core values will reinforce the view of many Chinese that the
United States is in decline, thus encouraging China to miscalculate U.S.
resolve. As Friedberg writes, "Soft-pedaling talk of freedom will not
reassure China's leaders as much as it will embolden them." He tellingly
applies Kissinger's insight into the emollient effects of friendship to
Kissinger himself, arguing that the Shanghai Coalition's members are motivated
in part by "the psychic rewards that come from believing that they are
helping to promote peace and the gratification of being revered and well
treated by Beijing."
|
Lý luận phản biện của Friedberg là rất thuyết phục. Nếu
Hoa Kỳ tỏ ra mềm yếu đối với các giá trị cốt lỏi, thái độ này sẽ tăng cường
quan điểm của nhiều nhà lãnh đạo TQ rằng Hoa Kỳ đang suy yếu, vì vậy sẽ khuyến
khích TQ tính toán sai lầm quyết tâm của HK. Như Friedberg viết, “Nếu không
đặt nặng vấn đề tự do trong các cuộc thương thuyết, Hoa Kỳ sẽ trấn an các
lãnh đạo TQ thì ít nhưng khuyến khích họ trở nên liều lĩnh thì nhiều”.
Friedberg thẳng thắn áp dụng quan điểm của Kissinger về những hiệu ứng hòa
dịu của tình hữu nghị vào chính bản thân Kissinger, bằng cách tranh luận rằng
những thành viên của Liên minh Thượng Hải được thúc đẩy một phần do “các phần
thưởng tâm lý phát xuất từ việc tin rằng họ đang giúp gìn giữ hòa bình và từ
sự thoả mãn vì được Bắc Kinh kính nễ và tiếp đãi tử tế”.
|
It is no wonder that Chinese statecraft aims to establish
the cultural relativity of human rights and to pose talk of human rights as
the enemy of friendship. After all, the failure to respect human rights is a
glaring weakness of Chinese power both at home and abroad, whereas promoting
human rights has been among the United States' most successful maneuvers on
the wei qi board of world politics. What is surprising is that the United
States' master strategist wants to play this part of the game by Beijing's
rules. Would it not make more sense to emulate Chinese strategy than to yield
to it? Emphasizing the principled centrality of the human rights idea to
American ideology and keeping the issue active in bilateral relations even
though it cannot be solved would seem to be -- along with exercising the
United States' strengths in other fields -- a good way to set the boundaries
within which a rising Chinese power can operate without threatening U.S.
interests.
|
Thảo nào, chính sách ngoại giao của TQ cố tình coi nhân
quyền chỉ có giá trị tương đối tùy theo văn hóa từng quốc gia và coi vấn đề
nhân quyền như một kẻ thù của tình hữu nghị. Dẫu sao, việc không tôn trọng
nhân quyền là một yếu kém nổi bật của TQ ngay trong nước cũng như ở nước
ngoài, trong khi đó chủ trương bảo vệ nhân quyền lâu nay vẫn là một trong
chiến thuật thành công nhất của Hoa Kỳ trên bàn cờ vây (wei qi) của chính trị
thế giới. Điều đáng ngạc nhiên là, nhà chiến lược lỗi lạc của Hoa Kỳ [tức
Kissinger] muốn chơi cờ vây theo luật chơi của Bắc Kinh. Thiết tưởng ta có
nên bắt chước chiến lược này của TQ thay vì chỉ nhường bước cho nó? Nhấn mạnh
vai trò trung tâm có nguyên tắc của chủ trương nhân quyền trong ý thức hệ Mỹ
và tích cực nuôi dưỡng vấn đề nhân quyền trong các quan hệ song phương cho dù
không thể tìm ra giải pháp cho nó – cùng với việc sử dụng thế mạnh của Hoa Kỳ
trong các lãnh vực khác -- tỏ ra là một phương cách hữu hiệu để tạo ra những
hạn giới, trong đó một cường quốc Trung Hoa đang trỗi dậy có thể hoạt động mà
không đe dọa các lợi ích của Hoa Kỳ.
|
Andrew J. Nathan,
Ph.D is Class of 1919 Professor of Political Science at Columbia
University. His teaching and research
interests include Chinese politics and foreign policy, the comparative study
of political participation and political culture, and human rights. He is the
author of China's Transition, China's Crisis: Dilemmas of Reform and
Prospects for Democracy, and Chinese Democracy and co-author with Bruce
Gilley, China's New Rulers: The Secret Files.
|
Andrew J. Nathan,
tiến sĩ là hạng 1919, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Columbia. Giảng
dạy và quan tâm nghiên về chính trị và chính sách đối ngoại của Trung Quốc,
nghiên cứu so sánh về chính trị và văn hóa chính trị, và quyền con người. Ông
là tác giả của Chuyển đổi của Trung Quốc, Khủng hoảng của Trung Quốc: tình
thế lưỡng nan của việc cải cách và triển vọng cho Dân chủ và Dân chủ Trung Hoa,
và đồng tác giả Bruce Gilley, Các Nhà cai trị mới của Trung Hoa: Hồ sơ mật.
|
|
|
|
Translated by Tran Ngoc Cu
|
http://www.foreignaffairs.com/articles/67926/andrew-j-nathan/what-china-wants?page=show
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, July 2, 2012
Bargaining With Beijing What China Wants Mặc cả với Bắc Kinh Trung Quốc muốn gì
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC,
USA-HOA KY
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn