|
|
Moscow’s Asian
Nuclear Campaign
|
Chiến dịch hạt nhân
của Moscow tại châu Á
|
By Richard Weitz
|
Richard Weitz
|
The Diplomat, November 02, 2010
|
The Diplomat, 02/11/2010
|
|
|
Energy-hungry Asia offers Russia a chance to re-engage
with the continent. But is a nuclear strategy a guarantee of influence?
|
Châu Á đói khát năng lượng cho Nga một cơ hội để tiếp xúc
lại với châu lục này. Nhưng liệu chiến lược hạt nhân sẽ bảo đảm sự ảnh hưởng
của họ?
|
When Russian Foreign Minister Sergey Lavrov remarked that
many of the leaders at last weekend’s Association of Southeast Asian Nations
summit had expressed an interest in acquiring Russian nuclear energy
technologies, he was merely highlighting an increasingly obvious point—nuclear
power and arms sales are now the two most important sources of Moscow’s
influence in Asia.
|
Khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nhận định rằng
nhiều nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tuần trước đã bày tỏ việc
muốn có được những kỹ thuật năng lượng hạt nhân của Nga, ông chỉ đã nhấn mạnh
một hiện tượng đã quá rõ ràng - năng lượng hạt nhân và bán vũ khí hiện là hai
nguồn cung cấp quan trọng trong ảnh hưởng của Moscow tại châu Á.
|
The fact that Russian President Dmitry Medvedev also
travelled to Hanoi to join the meeting—which saw the first formal
Russian-ASEAN summit for several years—underscored Moscow’s broader interest
in reaffirming Russia’s status as a major Asian power.
|
Việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã đến Hà Nội để
tham dự hội nghị, cuộc họp thượng đỉnh Nga-ASEAN chính thức đầu tiên trong
vài năm - đã nhấn mạnh mối quan tâm rộng hơn của Moscow trong việc củng cố vị
thế của Nga như là một cường quốc châu Á.
|
And from Moscow’s perspective, Hanoi was an excellent
location for an ASEAN summit. Seeking to strengthen foreign ties to help
manage a rising China, which contests Vietnam’s maritime claims, the
Vietnamese government has been eager to reenergize its longstanding
connections with Russia, as well as develop new ties with Washington.
|
Và trên quan điểm của Moscow, Hà Nội là một địa điểm lý
tưởng cho một hội nghị ASEAN. Tìm cách tăng cường quan hệ với nước ngoài để
giúp kềm chế Trung Quốc đang lên, vốn đang có tranh chấp về chủ quyền biển
với Việt Nam, chính phủ Việt Nam đang mong muốn hồi phục mối quan hệ lâu dài
với Nga cũng như xây dựng những quan hệ mới với Washington.
|
On the sidelines of the summit, Medvedev and Vietnamese
leaders signed an intergovernmental memorandum of understanding that Russia
would construct Vietnam's first nuclear power plant, with a combined capacity
of 2.4 GW. According to Rosatom, Russia’s state-owned nuclear energy
monopoly, it will cost about $5.5 billion to build the two-unit plant,
expected to become operational by 2020. Although the parties have yet to
negotiate a firm contract, Russian officials have indicated that they are
prepared to loan Vietnam (still a relatively poor country) some of the funds
needed to finance the plant’s construction
|
Bên lề hội nghị, Medvedev và các lãnh đạo Việt Nam đã ký
kết một bản ghi nhớ cấp quốc gia để thừa nhận việc Nga sẽ xây cho Việt Nam
nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với sản lượng 2,4GW. Theo Rosatom, tập đoàn
quốc doanh độc quyền năng lượng hạt nhân của Nga, phí tổn để xây nhà máy gồm
hai cơ sở này sẽ vào khoảng 5,5 tỉ Mỹ kim, được dự trù sẽ bước vào hoạt động
vào năm 2020. Mặc dù các bên vẫn chưa thoả thuận một hợp đồng chắc chắn, các
quan chức Nga đã cho biết rằng họ đang chuẩn bị để cho Việt Nam (vẫn là một
quốc gia tương đối nghèo) vay một số vốn cần thiết để xây dựng nhà máy.
|
It’s becoming increasingly clear that Vietnam is emerging
as Moscow’s most important partner in South-east Asia. The government-run
Vietnam Oil & Gas Group, PetroVietnam, has been one of the few foreign
companies allowed to extract oil on Russian territory and its RusVietPetro
joint venture (51 percent owned by Russia's Zarubezhneft) has been exploring
deposits in the Nenets autonomous district since being registered in 2008.
|
Ngày càng rõ ràng là Việt Nam đang nổi lên như một đối tác
quan trọng của Moscow trong khu vực Đông nam Á. Tập đoàn Dầu khí quốc doanh
của Việt Nam, Petro Việt Nam, đã đang là một trong vài công ty nước ngoài
được phép khai thác dầu hoả trong lãnh thổ Nga và liên doanh RusVietPetro
(với 51 phần trăm cổ phần sở hữu bởi Zarubezhneft của Nga) đang thăm dò những
quặng mỏ tại khu vực tự trị Nenets kể từ khi đăng ký thành lập vào năm 2008.
|
In addition, Vietnam has also begun buying major Russian
weapons systems. When Prime Minister Nguyen Tan Dung visited Russia last
December, he signed a contract to purchase six Kilo-class conventional
submarines as well as other advanced military equipment. Meanwhile, this
July, Vietnam agreed to purchase 20 Sukhoi fighter planes.
|
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những hệ thống
vũ khí quan trọng của Nga. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng Nga tháng
Mười hai năm ngoái, ông đã ký một hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo
cũng như những quân cụ tối tân khác. Trong khi đó, vào tháng Bảy năm nay,
Việt Nam đã đồng ý để mua thêm 20 chiến đấu cơ Sukhoi.
|
But arms issues aside, it’s rising energy demand around
Asia that has as much as anything been encouraging governments in the region
to consider Russia a potential partner. Rising incomes and growing
populations have left even those countries that can afford to import large
quantities of oil and natural gas preferring to diversify their foreign
energy sources to reduce the commercial and security risks of being dependent
on a few states.
|
Nhưng bên ngoài vấn đề vũ khí, chính nhu cầu năng lượng
ngày càng cao tại châu Á đã là động lực chủ yếu thúc đẩy các quốc gia trong
vùng xem Nga là một đối tác tiềm năng. Thu nhập ngày càng đi lên cũng như
việc gia tăng dân số đã khiến những nước này có khả năng nhập khẩu dầu và khi
đốt với số lượng lớn nhằm đa dạng hoá những nguồn năng lượng bên ngoài để
giảm thiểu những nguy cơ phải dựa dẫm về kinh tế và an ninh trên chỉ vài quốc
gia.
|
Nuclear power is a popular option because it not only
allows countries to meet these commercial and security needs, but can also
help ASEAN countries limit their carbon emissions and cut their dependence on
the region’s maritime transportation chokepoints, which are vulnerable to
foreign navies and disruption by pirates and terrorism. Vietnam alone aims to
construct eight nuclear reactors in the next two decades, with at least one
set to become operational within the next decade.
|
Năng lượng hạt nhân là lựa chọn thông dụng vì nó không chỉ
cho phép các quốc gia đáp ứng những nhu cầu về thương mại và an ninh mà còn
giúp các nước ASEAN giới hạn việc thải khí carbon và cắt giảm sự nương tựa
vào điểm nghẽn trong giao thông đường biển của khu vực, vốn đang là yếu điểm
đối với các lực lượng hải quân nước ngoài cũng như dễ bị gián đoạn bởi hải
tặc và khủng bố. Riêng Việt Nam đã dự định xây dựng tám lò phản ứng hạt nhân
trong hai thập niên tới, với ít nhất là một lò được dựng định bước vào hoạt
động trong thập niên tới.
|
It’s not just in the nuclear arena that Russia is proving
attractive. ASEAN countries are also interested in expanding their use of
geothermal energy and hydroelectric power—although there’s limited potential,
geothermal and hydroelectric plants still typically cost less than nuclear
power facilities and can be brought on-line faster. The first ASEAN nuclear
plants will probably not become commercially operational for a decade, while
geothermal and hydroelectric systems could enter service in just a few years.
Russia has therefore offered to partner with ASEAN countries on various
geothermal and hydroelectric projects as well as nuclear energy.
|
Nga không chỉ hấp dẫn về lĩnh vực hạt nhân. Các quốc gia
ASEAN cũng đang quan tâm vào việc mở rộng sử dụng tiềm năng địa nhiệt điện và
thuỷ điện - mặc dù bị giới hạn về tiềm năng, các nhà máy địa nhiệt điện và
thuỷ điện thường có chi phí ít hơn các cơ sở điện hạt nhân và có thể đưa vào
vận hành nhanh hơn. Các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của ASEAN có thể được
chính thức vận hành trong vòng một thập niên, trong khi các hệ thống địa
nhiệt điện và thuỷ điện có thể bước vào phục vụ chỉ trong vòng vài năm. Do đó
Nga đã đề xuất hợp tác với các quốc gia ASEAN trong những dự án địa nhiệt
điện và thuỷ điện cũng như nhà máy điện hạt nhân.
|
Such energy deals are part of an ongoing effort by Russian
leaders, especially Medvedev and Prime Minister Vladimir Putin, to exploit
Russia’s energy assets to bolster Russia’s economy and global influence. In
March, Putin established a target of raising Russia’s share of the
international nuclear market from the current 16 percent to 25 percent. As
part of this drive to exploit renewed international interest in nuclear
power, the Russian government has worked with Rosatom to secure nuclear
contracts with Venezuela, Turkey and other countries. But meeting the goal of
supplying one-fourth of the global nuclear market will require Russia to
capture a significant share of Asia’s growing market for uranium fuel,
reactors and other nuclear services.
|
Những hợp đồng năng lượng này là một phần từ nỗ lực liên
tục của giới lãnh đạo Nga, đặc biệt là Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin
nhằm lợi dụng tài sản năng lượng để tăng cường kinh tế cũng như ảnh hưởng
toàn cầu của Nga. Hôm tháng Ba, Putin đã đề ra một mục tiêu nhằm tăng cường
thị phần của Nga trong thị trường nguyên tử quốc tế từ 16 phần trăm hiện nay
lên đến 25 phần trăm. Một phần của mục tiêu này là nhằm lợi dụng mối quan tâm
về năng lượng hạt nhân mới được hồi sinh trên thế giới, chính phủ Nga đã cùng
Rosatom ký kết những hợp đồng nguyên tử với Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và những
quốc gia khác. Nhưng để đuổi kịp mục tiêu cung cấp một phần tư thị trường
nguyên tử toàn cầu, Nga bắt buộc phải nắm giữ được thị phần quan trọng trong
thị trường nhiên liệu hạt nhân, lò phản ứng cũng như những dịch vụ hạt nhân
khác đang phát triển ở châu Á.
|
Atomstroyexport, the export arm of Rosatom, already has or
will soon complete contracts with Iran for the Bushehr power plant, with
China for the twin Jiangsu Tianwan reactors at Lianyungang and with India for
the nuclear power plant under construction at Kudankulam. In addition, China
and India have already signed agreements with Atomstroyexport to build
several more reactors at Tianwan, Kudankulam and at Haripur in West Bengal.
Thanks to generous Russian financing, the prospects are good that Vietnam and
Bangladesh will also finalize their contracts with Atomstroyexport to
construct nuclear reactors.
|
Atomstroyexport, chi nhánh về xuất khẩu của Rosatom, đã
hoặc sẽ sớm hoàn thành các hợp đồng xây dựng nhà máy năng lượng Bushehr với
Iran, hai lò phản ứng song sinh Jiangsu Tianwan với Trung Quốc, và một nhà
máy năng lượng nguyên tử đang được xây dựng tại Kudankulam với Ấn Độ. Thêm
vào đó, Trung Quốc và Ấn độ cũng đã ký kết những thoả thuận với
Atomstroyexport để xây thêm vài lò phản ứng tại Tianwan, Kudankulam và tại
Haripur ở Tây Bengal. Nhờ hệ thống tài chính hào phóng của Nga, rất có triển
vọng rằng Việt Nam và Bangladesh cũng sẽ hoàn tất những hợp đồng của mình với
Atomstroyexport để xây dựng những lò phản ứng hạt nhân.
|
As part of the contracts it agrees, Rosatom typically
helps the client design, build and operate the plant as well as providing
training and sometimes financing. Except for China and India, Moscow requires
that its firms supply all the uranium fuel used in the Russian-provided
commercial reactors. Russian policy also normally demands that the client
repatriate the spent fuel used by the reactor to Russia rather than store or
reprocess it at home or in another country. Russia can then store the used
fuel and, at some point, extract the plutonium from the nuclear waste
contained in the spent fuel rods and use it to make new nuclear fuel. In
addition to the commercial advantages Russian firms get from this, the supply
and ‘take back’ provisions also have a useful non-proliferation function.
|
Như một phần của hợp đồng được thoả thuận, thông thường
Rosatom sẽ giúp khách hàng thiết kế, xây dựng và vận hành các nhà máy cũng
như cung cấp việc đào tạo và đôi khi cho vay vốn. Ngoại trừ Trung Quốc và Ấn
Độ, Moscow yêu cầu các công ty của mình cung cấp toàn bộ nguồn nhiên liệu hạt
nhân được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân thương mại của Nga. Chính
sách của Nga cũng thường bắt buộc khách hàng phải hoàn trả những thỏi nhiên
liệu đã sử dụng từ các lò phản ứng về lại Nga thay vì lưu giữ hoặc xử lý
trong nước hoặc tại một quốc gia khác. Sau đó Nga có thể cất giữ những nhiên
liệu đã sử dụng này và đến một lúc nào đấy, sẽ chiết xuất chất Plutonium từ chất
thải hạt nhân nằm trong những thanh nhiên liệu đã xử dụng qua và dùng nó để
tạo ra nhiên liệu hạt nhân mới. Bên cạnh những lợi thế về kinh tế mà các công
ty Nga có được từ quá trình này, những qui định về cung cấp và "lấy
lại" cũng mang chức năng hữu ích nhằm chống chạy đua hạt nhân.
|
Interestingly, Russia (and it’s by no means alone in this)
treats India much as it does China, despite India not being officially
recognized as a nuclear weapons state by the Nuclear Non-Proliferation Treaty
(India is a de facto nuclear weapons state, but its leaders have refused to
join the NPT, denouncing it as discriminatory). As a result, Russia is
supplying enriched uranium fuel for Kudankulam, but allows India to reprocess
the spent fuel and keep the plutonium.
|
Điều thú vị là Nga (và không phải là quốc gia duy nhất
trong việc này) đối xử với Ấn Độ không khác gì với Trung Quốc, bất chấp Ấn Độ
không được chính thức thừa nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân bởi
Hiệp ước Chống Chạy đua Vũ khí Hạt nhân (Trên thực tế Ấn Độ là một quốc gia
sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng các nhà lãnh đạo của nước này đã từ chối tham
gia Hiệp ước Chống Chạy đua Vũ khí Hạt nhân, cáo buộc nó mang tính kỳ thị).
Kết quả là Nga đang cung cấp nhiên liệu hạt nhân đã được làm giàu cho
Kudankulam, và lại cho phép Ấn Độ xử lý những nhiên liệu đã sử dụng cũng như
cất giữ lại chất Plutonium.
|
Russian commercial nuclear activities in Asia aren’t
limited to selling reactors. In March 2008, AtomEnergoProm, which controls
Russia’s non-military nuclear entities, signed a framework agreement with
Japan's Toshiba Corporation to explore possible civil nuclear power cooperation
in such areas as developing new nuclear plants, uranium enrichment facilities
and other advanced nuclear technologies. If viable projects emerge, the two
firms have indicated they might establish a strategic partnership.
|
Những hoạt động thương mại về hạt nhân của Nga tại châu Á
không chỉ giới hạn trong việc bán các lò phản ứng. Vào tháng Ba năm 2008,
AtomEnergoProm, chuyên kiểm soát các thành phần hạt nhân phi quân sự của Nga,
đã ký kết một thoả thuận khung với Tập đoàn Toshiba của Nhật để thăm dò khả
năng hợp tác năng lượng nguyên tử trong những lĩnh vực như xây dựng nhà máy
điện hạt nhân mới, các cơ sở làm giàu chất hạt nhân và những kỹ thuật nguyên
tử tân tiến khác. Nếu những dự án khả thi này được hình thành, hai công ty
cho biết là họ có thể thành lập một liên doanh chiến lược.
|
And just a few weeks ago, the Russian government formally
endorsed an agreement on peaceful nuclear energy cooperation signed with
Japan in May 2009. The deal represents one of the few bilateral economic
accords between the two governments, which have yet to sign a formal peace
treaty ending their 1945 war. Following ratification by the Russian
parliament, the agreement provides for the exchange of information on nuclear
security.
|
Chỉ vài tuần trước đây, chính quyền Nga đã chính thức ủng
hộ một thoả thuận về hợp tác năng lượng hạt nhân hoà bình ký kết với Nhật vào
tháng Năm 2009. Thoả thuận này là một trong vài hiệp ước kinh tế song phương
giữa hai quốc gia, vốn vẫn chưa ký kết hiệp ước hoà bình chính thức nhằm chấm
dứt cuộc chiến tranh năm 1945. Theo sau việc phê chuẩn của quốc hội Nga, thoả
thuận này cho phép việc trao đổi thông tin về an ninh hạt nhân giữa hai nước.
|
There could also be more modifications to come in Moscow’s
nuclear export policies. Earlier this year, Russia signed a nuclear deal with
Turkey in which Rosatom will not only construct a nuclear energy plant in
Turkey but, in an unprecedented arrangement, also own and operate the
facility in order to ensure Russia recovers the large loan it’s providing
Turkey. To overcome Turkey’s problem of not having the money on hand to pay
for the facility’s construction, Turkish electricity company Tetas has
committed to buying half its electricity for at least 15 years at a fixed
price from the Russian-owned plant.
|
Có thể sẽ có thêm những điều chỉnh trong chính sách xuất
khẩu hạt nhân của Moscow. Đầu năm nay, Nga đã ký một hợp đồng nguyên tử với
Thổ Nhĩ Kỳ trong đó Rosatom không chỉ sẽ xây dựng một nhà máy năng lượng hạt
nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ mà trong một dàn xếp chưa từng thấy, cũng sẽ sở hữu và
vận hành cơ sở này để bảo đảm rằng Nga sẽ thu hồi lại số nợ lớn đã cho Thổ
Nhĩ Kỳ vay. Để khắc phục khó khăn về việc Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ tiền để trả
cho việc xây dựng nhà máy, công ty năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Tetas đã cam kết sẽ
mua phân nửa năng lượng điện trong ít nhất 15 năm với giá cố định từ nhà máy
do Nga sỡ hữu.
|
Rosatom is also pioneering construction of the world’s
first floating nuclear power plant, a system that Indonesia and other
predominately island nations (or indeed countries with extensive river
systems), might be interested in buying. Since the facility is self-contained,
disposing of the spent fuel would be easy, as the plant would simply be
returned to Russia after exhausting its internal fuel supply. (That said,
environmental opposition to the concept remains high, with ecologists warning
about a ‘floating Chernobyl’).
|
Rosatom cũng đang đi đầu trong việc xây dựng nhà máy điện
hạt nhân nổi trên nước đầu tiên trên thế giới, một hệ thống mà Indonesia và
những quốc gia phần đông là đảo (hoặc những quốc gia có những mạng lưới sông
ngòi rộng lớn), có thể quan tâm đặt hàng. Vì nhà máy sẽ tự quản chế, việc
hoàn trả nhiên liệu đã dùng qua sẽ dễ dàng, toàn bộ nhà máy sẽ được đưa về
lại Nga sau khi đã sử dụng hết nguồn nhiên liệu bên trong. (Dù thế, phản đối
về vấn đề môi trường vẫn còn mạnh mẽ, với việc các nhà sinh thái học cảnh báo
về khả năng của một "Chernobyl trên nước").
|
But Russia’s nuclear dominance in Asia is by no means
assured—and neither is continued demand for nuclear power. It’s possible, for
example, that the prices of oil and gas could dip far enough to sharply
reduce demand for nuclear power, or that a breakthrough in solar energy
production or other alternative energy source could occur, making the high
up-front costs needed to construct a nuclear plant less palatable.
|
Nhưng việc thống lĩnh nguyên tử của Nga tại châu Á không
hoàn toàn là một bảo đảm - cũng như nhu cầu về năng lược hạt nhân sẽ vẫn tiếp
tục. Ví dụ có thể là giá dầu và khí đốt sẽ đi xuống sâu đủ để giảm mạnh nhu
cầu về năng lượng nguyên tử, hoặc một đột phá về việc sản xuất năng lượng mặt
trời hoặc những nguồn nhiên liệu khác có thể được khám phá, làm cho giá thành
quá cao ngay từ đầu để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trở nên ít được
chấp nhận hơn.
|
A worse scenario for Russia though would be another major
nuclear accident that, like Chernobyl, undermined popular support for nuclear
power. Even now, ecological protests at Haripur in eastern India have led
Rosatom to request that Indian officials consider allowing Russia to build
the plant at another site.
|
Trường hợp xấu nhất đối với Nga là một tai nạn hạt nhân
lớn, tương tự như Chernobyl, sẽ làm mất đi những hậu thuẫn rộng rãi cho năng
lượng hạt nhân. Ngay cả hiện nay, những cuộc biểu tình sinh thái tại Haripur
ở miền đông Ấn Độ đã khiến Rosatom phải yêu cầu các quan chức Ấn Độ cân nhắc
việc cho phép Nga xây dựng nhà máy tại một khu vực khác.
|
But the biggest danger for Moscow may be that other
countries are beginning to take a leaf out of its strategic playbook. Russia
already has strong commercial nuclear competitors in South Korea, Japan and
the United States. Indeed, the same day that Vietnam signed the memorandum to
purchase two nuclear reactors from Russia, Hanoi also signed a similar
agreement with Japan, meaning that Russia and Japan will directly compete for
specific nuclear contracts in Vietnam in the coming years.
|
Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất đối với Moscow có thể là việc
những quốc gia khác đang bắt đầu xé bỏ một trang trong cuốn tàng thư chiến
lược của Nga. Nga hiện đã có những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về kỹ thuật hạt
nhân thương mại tại Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Thật vậy, trong cùng ngày
Việt Nam ký kết bản ghi nhớ để mua hai lò phản ứng hạt nhân từ Nga, Hà Nội
cũng đã ký một thoả thuận tương tự với Nhật, có nghĩa là Nga và Nhật sẽ trực
tiếp cạnh tranh nhau trong những hợp đồng hạt nhân tại Việt Nam trong những
năm sắp đến.
|
Russia has already seen its advantage slip with arms
exports. It could find the apprentice scenario playing out with its nuclear
options too.
|
Nga cũng đã chứng kiến lợi thế của mình đang tuột dần
trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. Có thể họ cũng sẽ phải chứng kiến một viễn
cảnh tương tự trong lĩnh vực hạt nhân của mình.
|
|
|
http://the-diplomat.com/2010/11/02/moscow%E2%80%99s-asian-nuclear-campaign//
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, July 2, 2012
Moscow’s Asian Nuclear Campaign Chiến dịch hạt nhân của Moscow tại châu Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn