|
|
China buys up the
world
|
Trung Quốc mua cả
thế giới
|
The Economist, Nov 11th 2010
|
The Economist, 11/11/2010
|
And the world should
stay open for business
|
Và thế giới phải mở cửa cho Trung quốc kinh doanh
|
IN THEORY, the ownership of a business in a capitalist
economy is irrelevant. In practice, it is often controversial. From Japanese
firms’ wave of purchases in America in the 1980s and Vodafone’s takeover of
Germany’s Mannesmann in 2000 to the more recent antics of private-equity
firms, acquisitions have often prompted bouts of national angst.
|
Trên lý thuyết, sở hữu chủ của một doanh nghiệp trong một
nền kinh tế tư bản thì không quan trọng. Trên thực tế thì đây lại là một điều
gây bàn cãi. Từ làn sóng các công ty Nhật mua lại các doanh nghiệp Mỹ trong
những năm 1980 và việc Vodafone (Anh) sở hữu hãng Mannesmann của Đức vào năm
2000 cho đến những hành động ngông cuồng gần đây của các công ty cổ phần tư
nhân, việc sang nhượng các công ty đã thường xuyên dẫn đến những thái độ giận
dữ mang tính dân tộc.
|
Such concerns are likely to intensify over the next few
years, for China’s state-owned firms are on a shopping spree. Chinese
buyers—mostly opaque, often run by the Communist Party and sometimes driven
by politics as well as profit—have accounted for a tenth of cross-border
deals by value this year, bidding for everything from American gas and
Brazilian electricity grids to a Swedish car company, Volvo.
|
Những quan tâm này chắc chắn sẽ tăng lên trong vài năm
tới, khi các công ty nhà nước Trung Quốc đang trên đà mua sắm thoải mái.
Những khách hàng Trung Quốc - đa phần là ẩn danh, thường do Đảng Cộng sản
điều khiển và đôi khi mang động cơ chính trị cũng như lợi nhuận - đã chiếm
một phần mười tổng số giá trị từ những thoả thuận liên quốc gia trong năm
nay, với việc mua lại tất cả các thứ từ khí đốt Mỹ cho đến mạng điện lực của
Brazil cho đến hãng xe Volvo của Thụy Điển.
|
There is, understandably, rising opposition to this trend.
The notion that capitalists should allow communists to buy their companies
is, some argue, taking economic liberalism to an absurd extreme. But that is
just what they should do, for the spread of Chinese capital should bring
benefits to its recipients, and the world as a whole.
|
Điều dễ hiểu là đang có một sự phản đối ngày càng tăng đối
với trào lưu này. Một số người lập luận rằng việc các nhà tư bản để những
người cộng sản mua lại những công ty của mình đang đưa chủ nghĩa kinh tế thị
trường tự do đến mức cực đoan lố bịch. Nhưng đây lại là việc họ nên làm vì
việc phân toả vốn của Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho họ cũng như cho toàn
thế giới.
|
Why China is
different
Not so long ago, government-controlled companies were
regarded as half-formed creatures destined for full privatisation. But a
combination of factors—huge savings in the emerging world, oil wealth and a loss
of confidence in the free-market model—has led to a resurgence of state
capitalism. About a fifth of global stockmarket value now sits in such firms,
more than twice the level ten years ago.
|
Tại sao Trung Quốc
thì khác
Không bao lâu trước đây, những công ty do nhà nước quản lý
thường được xem là một sinh vật bán sinh mà số phận sẽ được tư nhân hoá toàn
phần. Nhưng tổng hợp những yếu tố - số tiền tiết kiệm khổng lồ từ những quốc
gia đang lên, sự thịnh vượng nhờ dầu hoả và việc mất tin tưởng vào mô hình
thị trường tự do - đã dẫn đến việc nổi dậy của chủ nghĩa tư bản do nhà nước
quản lý. Có khoảng một phần năm giá trị của thị trường chứng khoán toàn cầu
hiện đang nằm trong tay của những công ty này, tăng gấp đôi so với mười năm
trước.
|
The rich world has tolerated the rise of mercantilist
economies before: think of South Korea’s state-led development or Singapore’s
state-controlled firms, which are active acquirers abroad. Yet China is
different. It is already the world’s second-biggest economy, and in time is
likely to overtake America. Its firms are giants that until now have been
inward-looking but are starting to use their vast resources abroad.
|
Những quốc gia giàu có đã cho phép sự phát triển của những
nền kinh tế trọng thương mại trước đây: Hãy nhớ đến sự phát triển do nhà nước
chỉ đạo của Nam Hàn hoặc những công ty do nhà nước quản lý của Singapore, vốn
đang là những kẻ sang nhượng tích cực ở nước ngoài. Nhưng Trung Quốc thì
khác. Nó hiện đã là nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới, và có lúc sẽ bắt
kịp Hoa Kỳ. Những công ty khổng lồ của họ mãi cho đến gần đây vẫn chú trọng
vào trong nước nhưng cũng đang bắt đầu sử dụng nguồn vốn dồi dào của mình ở
nước ngoài.
|
Chinese firms own just 6% of global investment in
international business. Historically, top dogs have had a far bigger share
than that. Both Britain and America peaked with a share of about 50%, in 1914
and 1967 respectively. China’s natural rise could be turbocharged by its vast
pool of savings. Today this is largely invested in rich countries’ government
bonds; tomorrow it could be used to buy companies and protect China against
rich countries’ devaluations and possible defaults.
|
Các công ty Trung Quốc chỉ sở hữu 6% tổng số đầu tư toàn
cầu trong các doanh nghiệp quốc tế. Trong lịch sử, những kẻ đứng đầu từng có
những cổ phần lớn hơn rất nhiều. Cả Anh vào năm 1914 và Mỹ vào năm 1967đã đạt
đỉnh điểm ở mức 50%. Việc đi lên tự nhiên của Trung Quốc có thể được tăng tốc
bởi số lượng tiền tiết kiệm khổng lồ của họ. Hiện nay số tiền này được đầu tư
chủ yếu vào các công phiếu chính phủ của các quốc gia giàu có; ngày mai nó có
thể được dùng để mua lại những công ty và bảo vệ Trung Quốc trước những tình
trạng mất giá hoặc có thể bị phá sản của các nước giàu.
|
Chinese firms are going global for the usual reasons: to
acquire raw materials, get technical know-how and gain access to foreign
markets. But they are under the guidance of a state that many countries
consider a strategic competitor, not an ally. As our briefing explains (see
article), it often appoints executives, directs deals and finances them
through state banks. Once bought, natural-resource firms can become captive
suppliers of the Middle Kingdom. Some believe China Inc can be more sinister
than that: for example, America thinks that Chinese telecoms-equipment firms
pose a threat to its national security.
|
Các công ty Trung Quốc vươn ra toàn cầu với những nguyên
nhân bình thường: nhằm thâu tóm những nguyên liệu thô, kiến thức kỹ thuật và
phương tiện vào các thị trường nước ngoài. Nhưng chúng lại chịu sự chỉ đạo
của chính quyền vốn được các quốc gia khác xem như là một đối thủ chiến lược chứ
không phải là một đồng minh. Như chúng tôi đã giải thích vắn tắt (xem bài
viết ở đây), họ thường xuyên bổ nhiệm các giám đốc, chỉ đạo các thương vụ và
cung cấp vốn cho các công ty thông qua các ngân hàng nhà nước. Một khi đã
được mua, các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể trở thành những
nhà cung cấp bắt buộc cho Trung Quốc. Một số người tin rằng Công ty Trung
Quốc còn gian ác hơn thế: ví dụ, Hoa Kỳ cho rằng các công ty thiết bị viễn
thông Trung Quốc đe doạ nền an ninh quốc gia của mình.
|
Private companies have played a big part in delivering the
benefits of globalisation. They span the planet, allocating resources as they
see fit and competing to win customers. The idea that an opaque government
might come to dominate global capitalism is unappealing. Resources would be
allocated by officials, not the market. Politics, not profit, might drive
decisions. Such concerns are being voiced with increasing fervour. Australia
and Canada, once open markets for takeovers, are creating hurdles for China’s
state-backed firms, particularly in natural resources, and it is easy to see
other countries becoming less welcoming too.
|
Các công ty tư nhân từng đóng vai trò lớn trong việc
chuyển vận lợi ích của việc toàn cầu hoá. Họ đã bắt cầu cho cả thế giới, phân
phối tài nguyên nếu họ thấy hợp lý và cạnh tranh để giành khách hàng. Khái
niệm về một chính phủ ẩn danh có thể thống lĩnh hệ thống tư bản toàn cầu thì
không hấp dẫn lắm. Các nguồn tài nguyên có thể được phân bố bởi các quan chức
chứ không phải là bởi thị trường. Chính trị chứ không phải là lợi nhuận có
thể điều khiển các quyết định. Những quan ngại này đang được báo động ngày
càng mạnh mẽ. Úc và Canada, từng là những thị trường mở của việc sang nhượng,
hiện đang tạo ra những rào cản đối với các công ty nhà nước Trung Quốc, đặc
biệt là trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, và rất dễ dàng để
thấy các quốc gia khác cũng không còn mặn mà với việc này.
|
That would be a mistake. China is miles away from posing
this kind of threat: most of its firms are only just finding their feet
abroad. Even in natural resources, where it has been most active in
dealmaking, it is not close to controlling enough supply to rig the market
for most commodities.
|
Đây là một sai lầm. Trung Quốc thì ở quá xa để có thể gây
ra sự đe doạ này: đa phần các công ty chỉ mới đặt chân ra nước ngoài. Ngay cả
trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nơi họ đang tích cực hoạt động, họ vẫn
còn rất xa để kiểm soát đủ nguồn cung cấp để làm biến động thị trường của các
mặt hàng này.
|
Nor is China’s system as monolithic as foreigners often
assume. State companies compete at home and their decision-making is
consensual rather than dictatorial. When abroad they may have mixed motives,
and some sectors—defence and strategic infrastructure, for instance—are too
sensitive to allow them in. But such areas are relatively few.
|
Hệ thống của Trung Quốc cũng phải là một khối thống nhất
như những người nước ngoài thường tưởng. Các công ty nhà nước cũng phải cạnh
tranh trong nước và những quyết định của họ thường từ sự đồng thuận hơn là bị
chỉ đạo. Khi ra nước ngoài họ có thể có những động cơ khác nhau, vào một số
lĩnh vực - ví dụ như quốc phòng và cơ sở hạ tầng chiến lược - thì quá nhạy
cảm để cho phép họ tham gia. Nhưng những lĩnh vực này cũng tương đối ít.
|
What if Chinese state-owned companies run their
acquisitions for politics, not profit? So long as other firms could satisfy
consumers’ needs, it would not matter. Chinese companies could safely be
allowed to own energy firms, for instance, in a competitive market where
customers could turn to other suppliers. And if Chinese firms throw
subsidised capital around the world, that’s fine. America and Europe could
use the money. The danger that cheap Chinese capital might undermine rivals
can be better dealt with by beefing up competition law than by keeping
investment out.
|
Nếu các công ty nhà nước Trung Quốc tiến hành những sự
sang nhượng vì chính trị chứ không phải vì lợi nhuận thì sao? Nếu những công
ty khác có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì điều này không quan trọng.
Ví dụ như các công ty Trung Quốc có thể xem là an toàn để được phép sở hữu
những doanh nghiệp về năng lượng trong một thị trường mang tính cạnh tranh
nơi khách hàng có thể lựa chọn những nhà cung cấp khác nhau. Và nếu các công
ty Trung Quốc phân bổ vốn do nhà nước hỗ trợ trên khắp thế giới, điều này
cũng tốt thôi. Hoa Kỳ và châu Âu có thể sử dụng số tiền này. Mối nguy hiểm về
việc tiền vốn đầu tư giá rẻ của Trung Quốc có thể làm tổn hại đến những đối
thủ cạnh tranh thì có thể được đối phó bằng cách tăng cường hơn nữa luật cạnh
tranh hơn là từ chối việc đầu tư.
|
Not all Chinese companies are state-directed. Some are
largely independent and mainly interested in profits. Often these firms are
making the running abroad. Take Volvo’s new owner, Geely. Volvo should now be
able to sell more cars in China; without the deal its future was bleak.
|
Không phải tất cả các công ty Trung Quốc đều do chính
quyền quản lý. Một số có sự độc lập cao và chỉ chủ yếu quan tâm vào lợi
nhuận. Thường thì các công ty này đang tiến ra nước ngoài. Lấy ví dụ như chủ
nhân hiện nay của Volvo là Geely. Giờ đây Volvo có thể bán được nhiều xe hơn
ở Trung Quốc; nếu không có sự sang nhượng này, tương lai của Volvo sẽ rất tăm
tối.
|
Show a little
confidence
Chinese firms can bring new energy and capital to flagging
companies around the world; but influence will not just flow one way. To
succeed abroad, Chinese companies will have to adapt. That means hiring local
managers, investing in local research and placating local concerns—for
example by listing subsidiaries locally. Indian and Brazilian firms have an
advantage abroad thanks to their private-sector DNA and more open cultures.
That has not been lost on Chinese managers.
|
Hãy tỏ ra tự tin một
tí
Các công ty Trung Quốc có thể đem đến nguồn năng lực và
nguồn vốn mới cho các công ty đang suy thoái trên thế giới; nhưng sự ảnh
hưởng không chỉ có một chiều. Để thành công ở nước ngoài, các công ty Trung
Quốc sẽ phải thích ứng. Điều này có nghĩa là họ phải thuê các giám đốc địa
phương, đầu tư vào những nghiên cứu địa phương và thoả mãn những quan tậm địa
phương - ví dụ như việc tuyển dụng các công ty con tại địa phương. Các công
ty Ấn Độ và Brazil có được lợi thế ở nước ngoài là nhờ lĩnh vực tư nhân và
nền văn hoá cởi mở. Điều này cũng không phải là không có đối với các giám đốc
Trung Quốc.
|
China’s advance may bring benefits beyond the narrowly
commercial. As it invests in the global economy, so its interests will become
increasingly aligned with the rest of the world’s; and as that happens its
enthusiasm for international co-operation may grow. To reject China’s
advances would thus be a disservice to future generations, as well as a
deeply pessimistic statement about capitalism’s confidence in itself.
|
Sự đi lên của Trung Quốc có thể đem đến lợi ích vượt xa
hơn lĩnh vực thương mại nhỏ hẹp. Khi họ đầu tư vào kinh tế thế giới, quyền
lợi của họ cũng ngày càng đi cùng hướng với phần còn lại của thế giới; và khi
việc này xảy ra, có thể lòng nhiệt tình của họ trong việc hợp tác quốc tế
cũng tăng theo. Từ chối sự đi lên của Trung Quốc vì thế sẽ là một bất lợi đối
với những thế hệ tương lai và cũng là một tuyên bố đầy bi quan về sự tự tin
của chủ nghĩa tư bản.
|
|
|
|
|
|
Translated by Diên Vỹ
|
|
|
http://www.economist.com/node/17463473
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, July 2, 2012
China buys up the world Trung Quốc mua cả thế giới
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC,
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn