Trong hai giống thì giống nữ có vẻ thích khoe khoang hơn. Trước hết, họ khoe sắc đẹp. Tuy nhiên, đề tài này không phổ biến và tồn tại lâu, bởi lẽ, cho dù tất cả họ đều thuộc phái đẹp, nhưng đa số họ thầm chấm điểm mình ngang trung bình. (Không công khai kết quả đâu nhé!!!). Hơn nữa sắc đẹp giảm dần theo thời gian, nên nó không thể là đề tài muôn thủa. Thế rồi, họ quay sang bạn đường của sắc đẹp là y phục và nữ trang. Đề tài này phong phú, đa dạng và vô tận bởi ngành công nghiệp mốt, từ chị thợ may dưới túp lều tranh ở một góc chợ quê cho tới các nhà mốt nổi tiếng ở kinh đô ánh sáng Paris, hầu như đều làm việc không ngừng nghỉ để phục vụ tận tình chu đáo cho nhu cầu muôn màu muôn vẻ của quý cô, quý bà. Tuy nhiên, cái gì nhiều rồi cũng chán, lựa chọn lắm cũng có ngày đụng hàng. Để làm phong phú hơn các cuộc nói chuyện xã giao ở chốn tiệc tùng, lễ hội hay cưới hỏi, các bà sồn sồn vừa nghĩ ra một chiêu mới: khoe con. Có bà quen biết với tôi khẳng định đích thị bà là người nếu không phải phát minh ra thì chí ít là người ứng dụng nó có hiệu quả nhất.
Chuyện là như thế này, tại một buổi tiệc do một doanh nhân thành đạt tổ chức vợ chồng bà bạn tôi cùng nhiều người quen có máu mặt khác đến dự. Khi các ông tụm năm tụm ba bàn chuyện làm ăn, thời thế hay quốc gia đại sự thì các bà cũng quây quần chuyện gia đình, quần áo, phim ảnh. .. Trong lúc họ đang luận bàn về nữ trang thì có một bà, vợ cán bộ to, hơi bị sành điệu về tất cả các loại nữ trang, đặc biệt là đá quý, đang từ xa tiến lại dường như để góp vui và khoe luôn các sản phẩm đá đỏ Nghệ An mà theo bà ở Việt Nam chỉ có 3 sản phẩm cùng loại nổi tiếng: "một cái là của bà..., hai của bà... và cái còn lại là đây trên tay tôi." Bà bạn tôi, vốn thông minh mà lại lắm mưu mô, chờ cho bà kia đến gần mới đổi đề tài câu chuyện sang việc đỗ đại học của con cái: "Cháu nhà năm nay vào Bách Khoa Hà Nội, thế thằng Hùng nhà bác học gì nào?". " À, thằng Hùng nhà tôi nó vào Ngoại thương Thành Phố." Bà kia vốn có con thi hai năm nay chưa đỗ, vội vàng quay ngoắt 180 độ, chẳng nói chẳng rằng, trong lúc các bà kia gọi với theo: "Lại đây nói chuyện với chúng em chị H... ơi!"
Có con học giỏi thật để mà khoe âu cũng là một nhu cầu chính đáng. Nhưng mấy ai có con học giỏi cả đâu. Mà nhu cầu khoe thì ngày một lớn dần ra. Cái bà bị bẽ mặt nói ở trên đã làm thỏa chí khoe con như ai của mình bằng cách cho cậu ấm đi học hải ngoại cho nó ăn đứt cái Bách Khoa Hà Nội hay Ngoại thương Thành Phố kia đi. Thế là cái mốt khoe con đi học nước ngoài lên ngôi, đẩy cái khoe học trong nước xuống hàng tỉnh lẻ. Bây giờ, cái mốt khoe con đi học Tây đã trở nên quá lố. Học Tây cũng có năm ba bảy đường, giỏi có, dốt có, hư có, hỏng có. Không nhiều tiền bằng ai thì khoe con học Trung Quốc, học Sing; khá lên một tị thì bảo cháu học Úc, Niu-zi-lơn; Giàu có hơn thì cho con sang Anh, Mỹ. Cái lí luận cho đi học nghe rất thuyết phục. Cái thắng Tây nó giỏi, con mình học Tây về nó mới "trị" được bọn trong nước. Thế nên, có lần một người quen hỏi tôi định cho cháu đi học sau đại học ở đâu, tôi không ngần ngại mà trả lời: "Sao Hỏa, có học sao Hỏa về mới mong "trị" được bọn trái đất."
Chuyện là như thế này, tại một buổi tiệc do một doanh nhân thành đạt tổ chức vợ chồng bà bạn tôi cùng nhiều người quen có máu mặt khác đến dự. Khi các ông tụm năm tụm ba bàn chuyện làm ăn, thời thế hay quốc gia đại sự thì các bà cũng quây quần chuyện gia đình, quần áo, phim ảnh. .. Trong lúc họ đang luận bàn về nữ trang thì có một bà, vợ cán bộ to, hơi bị sành điệu về tất cả các loại nữ trang, đặc biệt là đá quý, đang từ xa tiến lại dường như để góp vui và khoe luôn các sản phẩm đá đỏ Nghệ An mà theo bà ở Việt Nam chỉ có 3 sản phẩm cùng loại nổi tiếng: "một cái là của bà..., hai của bà... và cái còn lại là đây trên tay tôi." Bà bạn tôi, vốn thông minh mà lại lắm mưu mô, chờ cho bà kia đến gần mới đổi đề tài câu chuyện sang việc đỗ đại học của con cái: "Cháu nhà năm nay vào Bách Khoa Hà Nội, thế thằng Hùng nhà bác học gì nào?". " À, thằng Hùng nhà tôi nó vào Ngoại thương Thành Phố." Bà kia vốn có con thi hai năm nay chưa đỗ, vội vàng quay ngoắt 180 độ, chẳng nói chẳng rằng, trong lúc các bà kia gọi với theo: "Lại đây nói chuyện với chúng em chị H... ơi!"
Có con học giỏi thật để mà khoe âu cũng là một nhu cầu chính đáng. Nhưng mấy ai có con học giỏi cả đâu. Mà nhu cầu khoe thì ngày một lớn dần ra. Cái bà bị bẽ mặt nói ở trên đã làm thỏa chí khoe con như ai của mình bằng cách cho cậu ấm đi học hải ngoại cho nó ăn đứt cái Bách Khoa Hà Nội hay Ngoại thương Thành Phố kia đi. Thế là cái mốt khoe con đi học nước ngoài lên ngôi, đẩy cái khoe học trong nước xuống hàng tỉnh lẻ. Bây giờ, cái mốt khoe con đi học Tây đã trở nên quá lố. Học Tây cũng có năm ba bảy đường, giỏi có, dốt có, hư có, hỏng có. Không nhiều tiền bằng ai thì khoe con học Trung Quốc, học Sing; khá lên một tị thì bảo cháu học Úc, Niu-zi-lơn; Giàu có hơn thì cho con sang Anh, Mỹ. Cái lí luận cho đi học nghe rất thuyết phục. Cái thắng Tây nó giỏi, con mình học Tây về nó mới "trị" được bọn trong nước. Thế nên, có lần một người quen hỏi tôi định cho cháu đi học sau đại học ở đâu, tôi không ngần ngại mà trả lời: "Sao Hỏa, có học sao Hỏa về mới mong "trị" được bọn trái đất."
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn