MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 2, 2012

Counterfeits in Vietnam: Hooch city Thành phố Hàng giả tại Việt Nam




Counterfeits in Vietnam: Hooch city

Thành phố Hàng giả tại Việt Nam

H.C., The Economist
H.C., The Economist


A COUPLE of years ago this reporter was in a large nightclub in Hanoi and wondered why the playboys were mixing their Hennessey with Orangina. Typically unkind thoughts followed until someone pointed out the blindingly obvious: it was fake grog and near undrinkable without a mixer.

Hai năm trước tôi có mặt tại một hộp đêm lớn ở Hà Nội và tò mò khi thấy tại sao các dân chơi lại pha chung rượu Hennessey với nước giải khát Orangina. Đương nhiên tôi có những ác cảm về việc này cho đến khi có người giải thích cái sự thật hiển nhiên: đấy là loại rượu giả, hầu như không thể uống được nếu không pha chế thêm.


Only a few weeks ago a Ho Chi Minh City couple were arrested for distilling moonshine and selling it as Hennessey and Johnny Walker (no word on whether these were ginned up separately or in a single batch). It was hardly a unique example of the counterfeiting and other intellectual-property (IP) violations characteristic of consumer life in Vietnam.

Chỉ vài tuần trước thôi, một cặp vợ chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bị bắt vì tội chưng cất rượu lậu và chế biến chúng thành Hennessey và Johnny Walker (không biết là họ đã chưng cất riêng biệt hay chỉ dùng chung một thứ). Đây không phải là trường hợp đặc biệt về tính giả mạo và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đời sống tiêu thụ ở Việt Nam.


Many of the fakes and artefacts of disputed provenance (such as this scooter made by the troubled shipbuilding state-owned enterprise Vinashin) sold here originate in Vietnam—but most come from its big neighbour to the north. Not only does Vietnam have a large and legitimate trade deficit with China, it also has a large black-market deficit. Illegal imports of counterfeit goods, smuggled over the long and permeable borders to the north and west, far exceed whatever illegal exports cross the same lines.


Có nhiều mặt hàng giả hoặc nhái với xuất xứ đầy nghi vấn (ví dụ như chiếc xe gắn máy được lắp ráp bởi tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin đang trong tình trạng khó khăn) được bày bán có nguồn gốc từ Việt Nam - nhưng đa phần chúng đến từ người láng giềng lớn phương bắc. Không những Việt Nam đang có một tỉ lệ nhập siêu chính thức rất lớn với Trung Quốc, họ còn có một tỉ lệ thâm thủng rất lớn từ thị trường chợ đen. Những mặt hàng nhập khẩu trái phép hoặc hàng giả được tuồn lậu vào từ những khu vực biên giới dài thiếu kiểm soát ở miền bắc và miền tây vượt rất xa lượng hàng xuất khẩu lậu tuồn ra trên cùng những đường biên giới.


According to the local press, a recent government report (published in Vietnamese only) says that Vietnam has become something of a hub for counterfeit goods. Many of the dodgy products that begin their journey in China use this country’s warehouses as a great big transit lounge before boarding ships and flights to other destinations. Some stay within Vietnam of course; fake designer handbags are popular. (These days sales of knock-off Nikes and other foreign-branded, mass-produced goods seem to be displacing the traditional marketplace for the intricate, labour-intensive traditional costumes made by the northern provinces’ ethnic minority groups. This saddens some NGOs of course; we have not, however, polled any of the women who used to weave those garments in the dim hours after a hard day’s work in the rice paddy.)


Theo báo chí trong nước, một báo cáo gần đây của chính quyền (chỉ xuất bản bằng tiếng Việt) nói rằng Việt Nam đã trở thành một trung tâm hàng giả. Rất nhiều những mặt hàng lậu bắt đầu cuộc hành trình từ Trung Quốc dùng các nhà kho tại quốc gia này như là một trạm trung chuyển khổng lồ trước khi lên tàu và máy bay để đến những điểm đích khác. Đương nhiên một số được lưu lại Việt Nam; những túi xách tay hàng hiệu giả rất được ưa chuộng. (Dạo này những mặt hàng nhái Nikes và những thương hiệu ngoại quốc được sản xuất hàng loạt dường như đang chiếm chỗ những ngôi chợ truyền thống chuyên bán các loại hàng xén, trang phục cổ truyền gia công bằng tay từ những nhóm dân tộc ít người ở các tỉnh phía bắc. Điều này làm đương nhiên đã gây buồn phiền cho những tổ chức Phi Chính phủ; tuy nhiên, chúng tôi đã chưa thăm dò những phụ nữ từng phải ngồi thâu đêm để dệt những mảnh vải này sau một ngày cật lực trên đồng.)


"Vietnamese officials are incapable of staunching the rapid growth of the counterfeit trade," reads the newspaper’s translation of the report. There are plenty of legal loopholes for the bootleggers to exploit, restricting which goods can be seized and how long they may be held. A lax attitude towards enforcement and the lack of customs officers and resources have not helped. The atmosphere of "hazy regulation" tends to protect Chinese counterfeits from seizure while they make their passage through Vietnam.


"Chính quyền Việt Nam không có khả năng kềm hãm sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ hàng giả," nhận định của bài báo về bản báo cáo cho biết. Có rất nhiều lỗ hổng pháp lý về việc loại hàng nào có thể bị tịch thu và trong bao lâu, dễ để giới làm hàng giả lợi dụng. Thái độ thoải mái trong việc thực thi pháp luật và sự thiếu hụt về tài nguyên và nhân lực hải quan đã không cải thiện được tình hình. Môi trường "luật lệ mơ hồ" đã giúp cho hàng giả Trung Quốc tránh bị thu giữ trên đường đi qua Việt Nam.


In the days when it was fighting to win entry to the WTO Vietnam committed itself to bringing stronger IP laws onto the books. Since 2007 much of the relevant code has been broadened or strengthened to bring it into line with international standards. But enforcement remains low and few cases make it to the courts.


Trong khoảng thời gian lúc đang tìm cách gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã tự cam kết áp dụng những điều luật cứng rắn hơn để bảo vệ tài sản trí tuệ. Kể từ năm 2007, đa phần các điều khoản quan trọng đã được nới rộng hoặc củng cố để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng việc thực thi vẫn yếu kém và chỉ có vài trường hợp được đưa ra toà.


This is not unusual. In Vietnam many laws read well, but are rarely read. Smoking is banned in public spaces and restaurants—but common everywhere. By law slaughtered pigs may no longer be driven about on motor scooters, but they can still be seen riding bikes all over town.


Điều này không phải là bất thường. Ở Việt Nam rất nhiều luật, rất hay, nhưng hiếm khi được đọc. Cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng và nhà hàng nhưng nó lại phổ biến ở khắp mọi nơi. Lợn giết mổ theo pháp luật không còn có thể được chở trên xe máy, nhưng ta vẫn có thể nhìn thấy chở bằng xe đạp khắp thành phố.
The counterfeiting industry can have wider implications for trade than the rest of these infractions. Copied DVDs and CDs are available all over the cities. Some local bands have identified this as the main reason for their commercial disappointments; no one gets a record contract when no one buys the records.


Kỹ nghệ hàng giả có thể gây ảnh hưởng sâu nặng hơn đối với thương mại hơn là những vi phạm trên. Những đĩa CD và DVD sao chép lậu có mặt khắp các tỉnh thành. Một số ban nhạc trong nước xem đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của họ về mặt thương mại; chẳng ai có được một hợp đồng thu âm nếu chẳng ai chịu mua đĩa.


Software piracy is common too; Hanoi’s Ly Nam De street is a kind of cyber-extension of the Old Quarter’s 36 streets and their once-specific goods. According to an analyst who spoke with reporters in May, the vast majority of Microsoft’s software in China is pirated, which leaves the company with little interest in investing there. Vietnam has at least made token efforts at combating this by fining companies that are caught using pirated software and punishing them by way of name-and-shame campaigns of self-criticism. Vietnam's bootleggers are a determined lot however, fortified by high profit margins as well as cheap grog: no match for the small beer of tut-tutting.
Nạn sao chép lậu phần mềm cũng rất phổ biến; phố Lý Nam Đế ở Hà Nội là phố tin học trong 36 phố cổ vốn từng mua bán một loại hàng đặc trưng của mình. Một nhà phân tích nói chuyện với phóng viên vào tháng Năm cho biết rằng đại đa số phần mềm của Microsoft tại Trung Quốc là hàng lậu, khiến cho công ty này không quan tâm nhiều đến việc đầu tư ở đây. Việt Nam ít nhất cũng có dấu hiệu cố gắng trong việc phòng chống bằng cách phạt tiền những công ty bị phát hiện sử dụng phần mềm lậu và trừng phạt họ bằng chiến dịch công khai tự kiểm để làm gương. Tuy nhiên sự quyết tâm giới làm hàng giả ở Việt Nam lại được củng cố bằng lợi nhuận cao, tương tự như thứ rượu rẻ tiền mà việc ngăn cấm nhỏ nhặt không ảnh hưởng đến nhiều.




Translated by Diên Vỹ


http://www.economist.com/blogs/asiaview/2010/11/counterfeits_vietnam

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn