MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, June 17, 2016

CHINA’S MEMORY MANIPULATORS Những kẻ thao túng ký ức của Trung Quốc


CHINA’S MEMORY MANIPULATORS
Những kẻ thao túng ký ức của Trung Quốc

The Guardian
Ian Johnson
Wednesday 8 June 2016
The Guardian
Ian Johnson
8/6/ 2016

The country’s rulers do not just suppress history, they recreate it to serve the present. They know that, in a communist state, change often starts when the past is challenged

Những kẻ cai trị của quốc gia này không chỉ bưng bít lịch sử, họ tái tạo lại nó để phục vụ hiện tại. Họ biết rằng, trong một nhà nước cộng sản, sự thay đổi thường bắt đầu khi quá khứ bị thách thức
When I first went to China in 1984, my fellow foreign classmates and I at Peking University used to play a game with an old guidebook. Called Nagel’s Encyclopaedia Guide: China, it was first published in 1968 in Switzerland and featured descriptions of important cultural sites visited by French diplomats and scholars. The key for us was that they had gathered the information in the 1950s and the early 1960s. In other words, this was just before Mao unleashed the Cultural Revolution, which destroyed tens of thousands of places of worship and historic sites across China. We would look a place up in Beijing and set off on our bikes to see what was left.


Lần đầu tiên khi tôi đến Trung Quốc vào năm 1984, các bạn học nước ngoài của tôi và tôi ở Đại học Bắc Kinh thường chơi một trò chơi với một cuốn sách hướng dẫn cũ. Đó là cuốn Nagel’s Encyclopaedia Guide: China (Sách hướng dẫn bách khoa của Nagel: Trung Quốc), được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968 tại Thụy Sĩ và nêu các mô tả về các địa điểm văn hóa quan trọng được các nhà ngoại giao và học giả Pháp đến viếng. Chìa khóa cho chúng tôi là họ đã thu thập thông tin trong thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, tức là chỉ ngay trước khi Mao tung ra Cách mạng Văn hóa phá hủy hàng chục ngàn nơi thờ phượng và địa điểm lịch sử trên toàn Trung Quốc. Chúng tôi tìm một nơi ở Bắc Kinh và đạp xe đến để xem còn lại những gì.



The Five Pagoda Temple in Beijing was a ruin in the 1980s. It has now been renovated. Photograph: Alamy
Chùa Ngũ Tháp ở Bắc Kinh là một phế tích trong những năm 1980, bây giờ đã được làm mới lại. Ảnh: Alamy


I remember one trip to find the Five Pagoda Temple, which was built in the late 15th century and featured five small pagodas on top of a massive stone platform. Nagel’s said most had been destroyed in the turmoil of the late 19th and early 20th centuries, but that the five pagodas were still there. Our 1980s maps of Beijing showed nothing, but Nagel’s intrigued us. Did it still exist?

Tôi nhớ chuyến đi tìm Ngũ Tháp Tự, một ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 15 và gồm có năm tháp nhỏ trên một nền đá khổng lồ. Quyển Nagel nói là hầu hết đã bị phá hủy trong bạo loạn hồi cuối thế kỷ 20, và đầu thế kỷ 19, nhưng năm tháp nhỏ vẫn còn ở đó. Trên bản đồ Bắc Kinh thập niên 1980 không thấy có nó, nhưng cuốn Nagel kích thích chúng tôi. Ngôi chùa đó có còn không?

We rode down Baishiqiao Street and tried to superimpose Nagel’s maps of old “Pékin” on our maps of an exhausted, post-Cultural Revolution Beijing. Eventually we had to stop and ask. After many fruitless efforts, we were led through the gates of a factory and into the temple, which was hidden in the back. All that was left was the large stone platform, topped by five stone pagodas. Tiles had fallen off the roof, and slabs of stone bearing inscriptions and decoration lay smashed on the ground. Weeds grew everywhere. Still, we walked the grounds with a sense of wonder: here was something that had vanished from today’s maps, and yet it existed. In one structure we had the story of China’s cultural grandeur, foreign invasions, auto-cultural destruction, but also of survival. Here, thanks to our odd guidebook, we had Chinese history in a nutshell – the past and the present.

Chúng tôi đạp xe tới đường Bạch Thạch Kiều (Baishiqiao/白石) và cố chồng bản đồ “Pekin” cũ của Nagel lên bản đồ của một Bắc Kinh cạn kiệt sau Cách mạng Văn hóa. Cuối cùng chúng tôi đã phải dừng lại và hỏi thăm. Sau nhiều cố gắng không kết quả, chúng tôi được dẫn qua cổng một nhà máy và vào đền thờ nằm khuất ở phía sau. Tất cả những gì còn lại là nền đá lớn, bên trên là 5 tháp đá. Ngói đã rơi ra khỏi mái nhà, và bia đá có khắc chữ và hoa văn bị v bể nằm trên mặt đất. Cỏ dại mọc khắp nơi. Dù vậy, chúng tôi bước lên nền đá với một cảm giác kỳ lạ: ở đây có một cái gì đó đã biến mất khỏi bản đồ hiện nay nhưng vẫn tồn tại. Trong một công trình kiến trúc, chúng tôi có câu chuyện về tính vĩ đại văn hóa của Trung Quốc, về xâm lược nước ngoài, về tự hủy diệt văn hóa và cũng có câu chuyện về sự sống sót. Ở đây, nhờ cuốn sách hướng dẫn lạ mà chúng tôi có được lịch sử Trung Quốc một cách cô đọng – quá khứ cùng hiện tại.

Observing China sometimes requires a lens like Nagel’s. Walking the streets of China’s cities, driving its country roads, and visiting its centres of attraction can be disorienting. On the one hand, we know this is a country where a rich civilisation existed for millennia, yet we are overwhelmed by a sense of rootlessness. China’s cities do not look old. In many cities there exist cultural sites and tiny pockets of antiquity amid oceans of concrete. When we do meet the past in the form of an ancient temple or narrow alleyway, a bit of investigation shows much of it to have been recreated. If you go back to the Five Pagoda Temple today, you will find a completely renovated temple, not a brick or tile out of place. The factory has been torn down and replaced by a park, a wall, and a ticket booth. We might be on the site of something old, but the historical substance is so diluted that it feels as if it has disappeared.

Quan sát Trung Quốc đôi khi đòi hỏi một ống kính như ống kính của Nagel. Đi bộ trên đường phố ở các thành phố của Trung Quốc, lái xe trên đường quê và đi viếng các trung tâm hấp dẫn du khách có thể bị mất phương hướng. Một mặt, chúng ta biết đây là một đất nước mà một nền văn minh phong phú từng tồn tại hàng nghìn năm, tuy nhiên chúng ta lại bị choáng ngợp bởi một cảm giác mất gốc. Các thành phố của Trung Quốc trông không có vẻ cổ xưa. Ở nhiều thành phố cũng có các địa điểm văn hóa và những bọc nhỏ cổ xưa nhưng nằm giữa một biển bê tông. Khi chúng ta bắt gặp quá khứ dưới dạng một ngôi đền cổ hay một lối đi hẹp, chỉ một chút điều tra sẽ cho thấy phần lớn là được tái tạo. Nếu bây giờ bạn quay trở lại chùa Ngũ Tháp, bạn sẽ thấy một ngôi chùa hoàn toàn tân trang, không một viên gạch hoặc ngói không đúng chỗ. Nhà máy đã bị kéo đổ và thay bằng một công viên, một bức tường, và một điểm bán vé. Chúng ta có thể đứng đúng ngay vị trí của cái đó gì cổ xưa nhưng chất lịch sử đã bị loãng đi đến mức như thể nó đã biến mất.

What does this tell us about a country? Optimists feel a sense of dynamism – here, at last, is a country getting on with things while the rest of the world stagnates or plods forward. This is always said with amazement and awe. The apex of this era of wonder came shortly before the 2008 Olympics, when the western media tripped over itself trying to trot out the most effusive praise for China’s rise/transformation/rejuvenation – pick your cliche. Typical was a New York Times architectural critic, who raved upon arrival in Beijing in 2008 about “the inescapable feeling that you’re passing through a portal to another world, one whose fierce embrace of change has left western nations in the dust” and concluded that “one wonders if the west will ever catch up”.

Điều này nói cho chúng ta biết gì về một đất nước? Người lạc quan sẽ có cảm giác của sự năng động – ở đây, cuối cùng, là một đất nước đang vực dậy đi tới trong khi phần còn lại của thế giới trì trệ hoặc chậm rãi tiến về phía trước. Điều này luôn được nói với sự ngạc nhiên và sợ hãi. Đỉnh cao của thời đại kỳ lạ này xuất hiện ngay trước khi Thế vận hội năm 2008, khi truyền thông phương Tây tự va vấp cố tuôn ra những lời khen ngợi dạt dào nhất cho sự trỗi dậy / chuyển đổi / trẻ hóa (chọn từ sáo của bạn) của Trung Quốc. Điển hình là một nhà phê bình kiến trúc của New York Times, ông nói như mê sảng khi đến Bắc Kinh vào năm 2008 về “cảm giác không thể tránh được rằng bạn đang đi qua một cánh cổng đến một thế giới khác, một thế giới mà sự quyết tâm thay đổi đã bỏ các nước phương Tây ở lại trong đám bụi mù” và kết luận rằng “người ta tự hỏi không biết bao giờ phương Tây mới bắt kịp”.


Other emotions are more ambiguous. The bluntest I have experienced is this: a country that has so completely obliterated and then recreated its past – can it be trusted? What eats at a country, or a people, or a civilisation, so much that it remains profoundly uncomfortable with its history? History is lauded in China. Ordinary people will tell you every chance they get that they have 5,000 years of culture: wuqiannian de wenhua. And for the government, it is the benchmark for legitimacy in the present. But it is also a beast that lurks in the shadows.

Những cảm xúc khác mơ hồ hơn. Cảm giác cùn mằn nhất mà tôi nếm trãi là: một quốc gia đã xóa sạch hoàn toàn quá khứ của mình và sau đó tái tạo lại như thế – thì có thể tin cậy được hay không? Tại một quốc gia, hoặc một dân tộc, hay một nền văn minh, cái gì gây phiền toái nhiều đến nỗi lại vẫn không thoải mái sâu đậm với lịch sử của mình? Lịch sử được tán dương ở Trung Quốc. Người dân thường sẽ cho bạn biết mỗi khi có cơ hội rằng họ có 5 000 năm văn hóa: wuqiannian de venhua (ngũ thiên niên đích văn hoá). Còn đối với chính phủ, đó là mốc chuẩn cho tính chính đáng (legitimacy) trong hiện tại. Nhưng nó cũng là con quái thú đang ẩn trong bóng tối.

It is hard to overstate history’s role in a Chinese society run by a communist party. Communism itself is based on historical determinism: one of Marx’s points was that the world was moving inexorably towards communism, an argument that regime-builders such as Lenin and Mao used to justify their violent rises to power. In China, Marxism is layered on top of much older ideas about the role of history. Each succeeding dynasty wrote its predecessor’s history, and the dominant political ideology – what is now generically called Confucianism – was based on the concept that ideals for ruling were to be found in the past, with the virtuous ruler emulating them. Performance mattered, but mainly as proof of history’s judgment.


Thật khó để nói quá vai trò của lịch sử trong xã hội Trung Quốc do một đảng cộng sản điều khiển. Chủ nghĩa cộng sản tự nó được dựa trên thuyết tất yếu lịch sử: một trong những luận điểm của Marx là thế giới đang vận động không thể tránh khỏi về phía chủ nghĩa cộng sản, một lập luận mà những người xây dựng chế độ như Lenin và Mao đã sử dụng để biện minh cho việc đi lên nắm quyền bằng bạo lực. Ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mác được xếp lên trên nhiều ý tưởng cũ hơn về vai trò của lịch sử. Mỗi triều đại kế tiếp đã viết lịch sử của triều đại trước nó, và hệ tư tưởng chính trị chiếm ưu thế – cái mà hiện được gọi chung là Nho giáo – được dựa trên khái niệm vốn lý tưởng cho việc cai trị phải được tìm thấy trong quá khứ, với những vị vua đạo đức mô phỏng chúng. Thành quả là quan trọng nhưng chủ yếu như là bằng chứng về sự phán xét của lịch sử.

That means history is best kept on a tight leash. Shortly after taking power in 2012 as chairman of the Communist party, the Chinese leader Xi Jinping re-emphasised this point in a major speech on history published in People’s Daily, the official party newspaper. Xi is the son of a top party official who helped found the regime, but who fell out with Mao, and suffered during the Cultural Revolution. Some thought that Xi might take a more critical view towards the Mao era, but in his speech, he said that the 30 years of reform that began under Deng Xiaoping in the late 1970s, should not be used to “negate” the first 30 years of communist rule under Mao.

Điều đó có nghĩa là lịch sử được kềm giữ tốt nhất với dây cương thật chặc. Ngay sau khi lên nắm quyền làm tổng bí thư đảng Cộng sản vào năm 2012, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tái nhấn mạnh quan điểm này trong một bài phát biểu quan trọng về lịch sử được công bố trên Nhân dân nhật báo , tờ báo chính thức của đảng. Tập Cận Bình là con của một quan chức đảng hàng đầu góp phần sáng lập chế độ, nhưng bị Mao thất sũng, và phải chịu đày đoạ trong Cách mạng Văn hóa. Một số người nghĩ rằng Tập Cận Bình có thể có một cái nhìn phê phán hơn đối với thời đại Mao, nhưng trong bài phát biểu nêu trên, ông nói rằng không nên sử dụng 30 năm cải cách bắt đầu dưới thời Đặng Tiểu Bình trong những năm cuối thập niên 1970 để “phủ nhận” 30 năm đầu của chế độ cộng sản dưới thời Mao.

The unstated reason for Xi’s unwillingness to disavow the Mao era is that Mao is not just China’s Stalin. The Soviet Union was able to discard Stalin because it still had Lenin to fall back on as its founding father. For the Communist party of China, Mao is Stalin and Lenin combined; attack Mao and his era and you attack the foundations of the Communist state. Five years after the Cultural Revolution ended with Mao’s death in 1976, the party issued a statement that condemned that era and Mao’s role in it, but which also ended further discussion of Mao by declaring that “his contributions to the Chinese revolution far outweigh his mistakes. His merits are primary and his errors secondary.”


Lý do không nói ra cho việc Tập Cận Bình không sẵn sàng từ khước thời đại Mao là Mao không chỉ là Stalin của Trung Quốc. Liên Xô đã có thể loại bỏ Stalin vì còn có Lenin như cha đẻ của nó. Đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao là Stalin và Lenin kết hợp lại; tấn công Mao và thời đại của ông là tấn công nền tảng của nhà nước Cộng sản. Năm năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc với cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, đảng đã đưa ra một tuyên bố lên án thời đại đó và vai trò của Mao lúc đó, nhưng tuyên bố đó cũng đã kết thúc thảo luận thêm về Mao qua việc khẳng địnhrằng “những đóng góp của ông cho cách mạng Trung Quốc vượt trội hơn những sai lầm của ông. Công của ông là chính và lỗi của ông là phụ.”

But on a broader level, history is especially sensitive because change in a communist country often starts with history being challenged. In the 1980s, for example, groups such as the historical-research society Memorial morphed into a social movement that undermined the Soviet Union by uncovering its troubled past. Today’s China is more robust than the Gorbachev-era Soviet Union, but memory is still escaping the government’s grasp, posing challenges to a regime for which history is legitimacy. Even though history is, by definition, past, it is also China’s present and future.

Nhưng trên một bình diện rộng hơn, lịch sử đặc biệt nhạy cảm vì sự thay đổi trong một quốc gia cộng sản thường bắt đầu với việc lịch sử bị thách thức. Chẳng hạn, trong thập niên 1980 các nhóm như hội nghiên cứu lịch sử Tưởng niệm đã biến dạng thành một phong trào xã hội làm suy yếu Liên Xô qua việc phơi bày quá khứ bất ổn của nó. Trung Quốc hiện nay mạnh hơn Liên Xô thời Gorbachev, nhưng ký ức vẫn ngoài khả năng nắm giữ của chính phủ, đặt ra thách thức cho một chế độ mà lịch sử làm nên tính chính đáng. Mặc dù theo định nghĩa, lịch sử là quá khứ, nhưng nó cũng là hiện tại và tương lai của Trung Quốc.

History suppressed?

Chinese cities are ghost towns. Not in the sense of real estate boondoggles – vast complexes built prematurely, lying empty, and crumbling – though there are some of those. Instead, the country’s urban centres are built on an obliterated past, which only sometimes seeps into the present through strange-sounding names for streets, parks, and subway stops.

Lịch sử bị bưng bít?

Các thành phố Trung Quốc là thành phố ma. Không phải theo nghĩa lãng phí về bất động sản – nhiều khu phức hợp rộng lớn xây dang dở, bỏ không, và đổ nát – dù thật sự có một số như vậy. Thay vì thế các trung tâm đô thị của đất nước này được xây dựng trên một quá khứ bị xoá mất mà chỉ đôi khi mới len lẫn vào hiện tại qua những cái tên lạ tai của đường phố, công viên, và điểm dừng tàu điện ngầm.

In Beijing, like scores of cities across the country, streets are very often named after their relationship to things that no longer exist, ghostly landmarks, such as city gates, temples, memorial arches, and forgotten historical events. In the capital, for example, the Foreign Ministry is located on Chaoyangmenwai, or the Street Outside the Chaoyang Gate. Just a few hundred metres west, the street changes name to Chaoyangmennei, or the Street Inside the Chaoyang Gate. In between is the Second Ring Road. The streets’ names only make sense if you realise that the ring road was built on the site of the city walls, which had a passageway right there, Chaoyangmen, the Chaoyang Gate. The wall has become a highway and the gate an interchange. Nothing beyond the street names exists in the neighbourhood to remind you of either spectral structure.


Tại Bắc Kinh, cũng như hàng chục thành phố trên khắp đất nước, đường phố rất thường được đặt tên theo mối quan hệ của chúng với những thứ không còn tồn tại, những địa điểm hồn ma, chẳng hạn như cổng thành, đền, vòm tưởng niệm, và các sự kiện lịch sử bị lãng quên. Chẳng hạn, tại thủ đô, Bộ Ngoại giao nằm trên Chiêu Dương môn ngoại (/朝阳门外), tức là con đường ngoài cổng Chiêu Dương. Chỉ một vài trăm mét về phía tây, đường này đổi tên thành Chiêu Dương môn nội (/朝阳门内), tức là con đường bên trong cổng Chiêu Dương. Ở giữa là đường Nhị Hoàn (: đường Vòng tròn thứ hai). Tên các con đường nàychỉ có ý nghĩa nếu bạn nhận ra rằng con đường vòng tròn này được xây dựng trên vị trí các bức tường thành, có một lối đi vào ngay ở đó, Chiêu Dương môn (朝阳), tức cổng Chiêu Dương. Tường thành đã trở thành một xa lộ và cổng vào trở thành ngã chuyển đổi ra vào. Không có gì khác ngoài những cái tên đường còn tồn tại trong khu phố này nhắc nhở bạn về các kiến trúc hồn ma đó.


It is always possible for a sceptic to downplay a phenomenon by saying, but wait, that exists elsewhere too. One could say that all cities have neighbourhoods or streets named after people or events long since forgotten to all but history buffs. This is of course true, but in China the cultural dislocation is greater, and the barriers to memory are higher. China does have online encyclopedias, as well as books that explain Beijing’s history. Some even sell well, such as the path-breaking work City Record, by the Xinhua news agency journalist Wang Jun. But these are heavily edited, and require cultural knowledge that most Chinese people today lack. Back in the 1990s, it was still possible to find citizen activists who fought to preserve the old city because it meant something to them. Nowadays, few real Beijingers live in the old city; they have been relocated to suburbs and replaced by migrants (poor ones from China’s hinterland, or rich expats) with no link to the city’s past. The city has its stories, but to most residents they are mysterious.

Luôn luôn có cách cho một người hoài nghi giảm nhẹ một hiện tượng bằng cách nói, nhưng gượm đã, rằng điều đó cũng tồn tại ở nơi khác. Ta có thể nói rằng tất cả các thành phố đều có các khu phố, các con đường được đặt theo tên những con người hoặc các sự kiện từ xa xưa không ai còn nhớ tới trừ những kẻ mọt sách. Điều này tất nhiên là đúng, nhưng ở Trung Quốc việc chuyển dịch về văn hóa lớn hơn, và các rào cản đối với ký ức cao hơn. Trung Quốc quả có bách khoa toàn thư trực tuyến, cũng như những cuốn sách giải thích lịch sử của Bắc Kinh. Một số thậm chí rất đắc hàng, chẳng hạn như công trình mở đường Thành Ký (: Sách ghi chép về thành phố) của phóng viên Vương Quân () thuộc Tân Hoa Xã. Nhưng các sách này đều bị biên tập mạnh bạo, và đòi hỏi phải có kiến thức văn hóa mà hầu hết người Trung Quốc ngày nay đều thiếu. Quay trở lại những năm 1990, vẫn có thể tìm thấy các nhà hoạt động công dân đã tranh đấu để gìn giữ thành phố cổ vì nó có ý nghĩa đối với họ. Ngày nay, rất ít dân Bắc Kinh đích thực sống trong thành phố cũ; họ đã dời chỗ ở đến các vùng ngoại ô và được thay thế bởi những di dân (những người nghèo từ vùng nội địa của Trung Quốc, hoặc người hồi hương giàu có) không có chút liên hệ với quá khứ của thành phố. Thành phố có những câu chuyện của nó, nhưng là bí ẩn đối với hầu hết cư dân.

Another difference is that efforts to commemorate the past are often misleading or so fragmentary as to be meaningless. Almost all plaques at historical sites, for example, tell either partial histories or outright lies. A few steps east of the Foreign Ministry, for example, is the Temple of the East Peak. Out front is a stone marker, which states that since 1961 it has been a nationally protected monument. A second plaque on the wall gives a few more details, explaining how the temple was built in the Yuan dynasty (1271-1368) and is a key Taoist temple.

Một khác biệt nữa là những nỗ lực kỷ niệm quá khứ thường làm hiểu sai hoặc quá rời rạc thành vô nghĩa. Chẳng hạn, hầu như tất cả các bảng ghi ở di tích lịch sử đều nêu ra một lịch sử không trọn vẹn hoặc những điều dối trá trắng trợn. Ví dụ, cách một vài bước về phía đông Bộ Ngoại giao là Đông Nhạc miếu (miễu núi Đông). Phía trước nó có một bia đá ghi rằng nó đã là một công trình bảo tồn cấp quốc gia kể từ năm 1961. Một tấm bảng thứ hai trên tường cho biết thêm một vài chi tiết, giải thích ngôi miếu được xây dựng như thế nào vào thời nhà Nguyên (1271-1368) và là một đền thờ chính của đạo Lão.

In reality, the temple was completely gutted in the Cultural Revolution, its statues burned or carted off to warehouses, where they were to be destroyed. Of the roughly 50 statues now in the temple, all but five are new. These five older statues belonged to another temple, Sanguanmiao (Three Officials Temple). After the Mao era ended in the late 1970s and temples reopened, the East Peak Temple’s statues could not be located so it was given the statues from the Three Officials Temple, which remains occupied by a government office.


Thật ra, ngôi miếu đã bị rút ruột hoàn toàn trong Cách mạng Văn hóa, tượng trong miếu bị thiêu huỷ hoặc chở ra nhà kho rồi bị phá hủy ở đó. Trong số khoảng 50 tượng hiện có trong miếu chỉ có 5 tượng cổ, số còn lại đều là tượng mới. Năm tượng cổ thuộc một miếu khác, Tam Quan miếu (Sanguanmiao/三官: Miễu ba vị quan). Sau khi thời đại Mao kết thúc vào cuối thập niên 1970 và các đền chùa mở cửa trở lại, người ta không thể xác định được các tượng của miếu Đông Nhạc ở đâu nên mấy tượng của miếu Tam Quan vốn vẫn còn bị một văn phòng chính phủ chiếm, đã được đưa về đó.


Visitors also learn nothing about how the temple’s area was greatly reduced during the Cultural Revolution because it was occupied by military and public security agencies. When the Mao era ended, they vacated the central core of the temple – the three courtyards and buildings that one sees today. The rest was occupied by the Public Security Bureau until the 1990s, and eventually torn down and turned into commercial real estate in the early 2000s. The remaining structures barely function as a temple. When the military and public security moved out, the Ministry of Culture moved in and turned the temple into a museum of folk culture. It was only after a protracted struggle that the China Taoist Association retook partial control of the temple in the early 2000s, but it still must share the space.

Du khách cũng không biết được gì về việc diện tích của ngôi miếu đã được bị giảm đi rất nhiều như thế nào trong Cách mạng Văn hóa vì nó đã bị các cơ quan an ninh quân sự và công an chiếm. Khi thời đại Mao kết thúc, họ bỏ trống phần lõi ở giữacủa ngôi miếu – ba khoảng sân và các kiến trúc mà ta thấy hiện nay. Phần còn lại do Công an chiếm cho đến thập niên 1990, và cuối cùng bị phá bỏ và biến thành đất thương mại vào đầu thập niên2000. Các kiến trúc còn lại tạm hoạt động như một ngôi miếu. Khi quân đội, công an dời đi, Bộ Văn hóa chuyển vào và biến ngôi miếu thành một bảo tàng văn hóa dân gian. Chỉ sau một cuộc đấu tranh kéo dài thì Hội Đạo Lão Trung Quốc mới giành lại quyền kiểm soát một phần của ngôi miếu vào đầu thập niên 2000, nhưng vẫn phải chia sẻ không gian.

Of course, the plaques explain none of this. Instead, one gets the impression that the temple is as it always was – an 800-year-old relic of China’s great past. This history that I have sketched out is not definite or grounded in solid documentary evidence, but rather something that I have reconstructed by observing the temple over two decades and talking to Taoist priests who now work there. But until municipal archives are opened, this is probably the best we can hope for.

Tất nhiên, các bảng ghi chẳng giải thích chút gì về điều này. Thay vào đó, người ta có ấn tượng rằng ngôi miếu luôn luôn là như thế- một di tích xưa 800 năm trong quá khứ tuyệt vời của Trung Quốc. Lịch sử mà tôi đã phác thảo ra ở đây không phải là điều khẳng định hoặc có dựa trên các bằng chứng tài liệu chắc chắn mà là một cái gì đó được tôi tái tạo qua việc quan sát ngôi miếu hơn hai thập kỷ qua và qua việc chuyện trò với các thầy cúng đạo Lão hiện đang làm việc ở đó. Nhưng cho đến khi kho lưu trữ thành phố được mở thì đó có lẽ là điều tốt nhất chúng ta có thể hy vọng tới.


History recreated

The Communist party does not just suppress history, it recreates it to serve the present. In China, this has followed the party’s near self-destruction in the Cultural Revolution, which led to a desperate search for ideological legitimacy. At first, this was mainly economic, but following the massacre of pro-democracy protesters in Tiananmen Square in June 1989, the party began to promote itself more aggressively as the defender of Chinese culture and tradition.

Lịch sử bị tái tạo

Đảng Cộng sản không chỉ bưng bít lịch sử mà còn tái tạo lại nó để phục vụ hiện tại. Ở Trung Quốc, điều này tiếp sau việc đảng gần tới tự hủy diệt trong Cách mạng Văn hóa, dẫn đến một tìm kiếm tuyệt vọng cho tính chính đáng về hệ tư tưởng. Lúc đầu, chủ yếu là về kinh tế, nhưng sau vụ thảm sát người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, đảng đã bắt đầu tự thúc đẩy bản thân tích cực hơn như những kẻ bảo vệ cho nền văn hóa và truyền thống Trung Quốc.

One way it has begun to do this has been to position itself as a protector of “intangible cultural heritage”, a term adopted from Unesco, which keeps a country-by-country list of traditions important to specific nations. As opposed to world heritage sites, which are physical structures such as the Great Wall or Forbidden City, intangible heritage includes music, cuisine, theatre, and ceremonies.

Một cách mà họ đã bắt đầu làm điều này là tự định vị mình như người bảo vệ “di sản văn hóa phi vật thể”, một thuật ngữ lấy theo Unesco, tổ chức này giữ một danh sách các truyền thống quan trọng đối với các quốc gia cụ thể theo từng nước. Trái ngược với các đia điểm di sản thế giới vốn là những cấu trúc vật lý như Vạn Lý Trường Thành hoặc Tử Cấm Thành, di sản phi vật thể bao gồm âm nhạc, ẩm thực, sân khấu, lễ hội.


Qianmen Avenue, rebuilt in the style of the the Ming and Qing dynasties. Photograph: China Photos/Getty Images

Đại lộ Tiền Môn (Qianmen/), xây dựng lại theo phong cách của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ảnh: China Photos / Getty Images

As late as 1990s China, some of these traditions were still labelled “feudal superstition”, a derogatory term in the communist lexicon synonymous with backward cultural practices. For example, traditional funerals were widely discouraged, but now are on the government list of intangible culture. So, too, religious music that is performed exclusively in Taoist temples during ceremonies.

Mãi tới thập niên 1990 Trung Quốc, một số trong những truyền thống này vẫn bị gán là “mê tín phong kiến”, một thuật ngữ xúc phạm trong từ vựng của cộng sản đồng nghĩa với các tập quán văn hóa lạc hậu. Ví dụ, đám tang kiểu xưa bị bài xích khắp nơi, nhưng bây giờ lại nằm trên danh sách văn hóa phi vật thể của chính phủ. Tới âm nhạc tôn giáo vốn chỉ trình diễn trong các dịp lễ hội trong các đền thờ đạo Lão cũng thế.


Since taking power in November 2012, Xi Jinping has cloaked himself in the mantle of tradition more thoroughly than any Chinese leader since the imperial system collapsed in 1911. Building on the work of his predecessors, especially Hu Jintao and his call for a Taoist-sounding “harmonious society” (hexie shehui), Xi’s ideological programme includes an explicit embrace of traditional ethical and religious imagery.

Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã tự giấu mình trong lớp vỏ bọc truyền thống triệt để hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi hệ thống đế chế sụp đổ vào năm 1911. Xây dựng trên công việc của các tiền nhiệm, đặc biệt là Hồ Cẩm Đào và lời kêu gọi về một “xã hội hài hòa” (/谐社会) nghe có vẻ của đạo Lão, chương trình tư tưởng của Tập Cận Bình bao gồm việc thừa nhận rõ ràng các hình tượng đạo đức và tôn giáo truyền thống.

In 2013, according to a news report on 5 December of that year, Xi visited Confucius’s hometown of Qufu, picked up a copy of The Analects – a book of sayings and ideas of the great sage – as well as a biography of him, and declared: “I want to read these carefully.” He also coined his own Confucianesque aphorism – “A state without virtue cannot endure.” The next year, he became the first Communist party leader to participate in a commemoration of Confucius’s birthday. Speaking at the International Confucian Association, Xi said, “to understand today’s China, today’s Chinese people, we must understand Chinese culture and blood, and nourish the Chinese people’s grasp of its own cultural soil”. His classical allusions have become so numerous that on 8 May 2014, People’s Daily published a full-page spread explaining them.

Năm 2013, theo một bài báo tin tức ngày 5 tháng 12, Tập Cận Bình đi thăm quê hương Khổng Tử ở Khúc Phụ (Qufu/曲阜), nhặt cuốn Luận ngữ – một cuốn sách về các câu nói và ý tưởng của nhà triết học vĩ đại này – cùng cuốn tiểu sử của ông này, và tuyên bố: “tôi muốn đọc cẩn thận hai quyển này”. Ông cũng đặt ra câu cách ngôn kiểu Khổng Tử của riêng mình – “một nhà nước không có đạo đức thì không thể trường tồn”. Năm sau, ông trở thành nhà lãnh đạo đảng Cộng sản đầu tiên tham gia lễ kỷ niệm sinh nhật của Khổng Tử. Phát biểu tại Hội Nho giáo quốc tế, Tập Cận Bình nói: “để hiểu Trung Quốc ngày nay, dân tộc Trung Quốc ngày nay, chúng ta phải hiểu văn hóa và huyết thống Trung Quốc, và nuôi dưỡng việc nắm giữ chính mãnh đất văn hóa riêng của dân tộc Trung Quốc”.Những lời bóng gió cổ điển của ông đã trở nên nhiều đến mức vào ngày 8 tháng 5 năm 2014, tờ Nhân dân nhật báo đã phải đăng một trang đầy để giải thích chúng.


Soon into Xi’s tenure as party chief, traditional rhetoric came to dominate the public space of China’s cities. In mid-2013, for example, posters began going up across China that cleverly appropriated traditional Chinese art, coupling these images with references to the “China Dream”.

Không lâu sau khi Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo đảng, những lời hô hào truyền thống đã chiếm lĩnh không gian công cộng của các thành phố ở Trung Quốc. Ví dụ vào giữa năm 2013, nhiều áp phích bắt đầu treo khắp Trung Quốc, khéo léo chiếm dụng nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, ghép những hình ảnh này với những thứ liên quan tới “Giấc mơ Trung Quốc”.

The China Dream was to be Xi Jinping’s contribution to national sloganeering – every top leader has to have at least one. Most refer to esoteric theories, such as Jiang Zemin’s “Three Represents”, which had to do with the party representing a broader swath of society than in the past. By contrast, Xi’s idea was simple to grasp – who doesn’t have a dream? The slogan would become associated with many goals, including nationalism and China’s surge to global prominence, but domestically, its imagery was almost always linked to traditional culture and virtues.

Giấc mơ Trung Quốc là đóng góp của Tập Cận Bình vào kho khẩu hiệu quốc gia – mỗi nhà lãnh đạo đứng đầu phải có ít nhất một khẩu hiệu. Hầu hết đều đề cập đến các chủ thuyết bí hiểm, chẳng hạn như  thuyết “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân, thuyết này đặt ra công việc cho đảng là phải đại diện cho một mảng xã hội rộng lớn hơn so với trước đây. Ngược lại, ý tưởng Tập Cận Bình đơn giản để nắm bắt hơn – ai mà không có một giấc mơ? Khẩu hiệu trở nên liên kết với nhiều mục tiêu, trong đó có chủ nghĩa dân tộc và việc Trung Quốc vươn lên nổi trội trên toàn cầu, nhưng ở trong nước, hình ảnh của nó gần như luôn luôn liên quan đến văn hóa và đạo đức truyền thống.

In China, most traditional propaganda has a tired look: often red banners with white or gold lettering exhorting people to follow a Communist party policy, comply with a census, or make their local district more beautiful. The China Dream posters, however, were colourful, bright, and cute. Many of them featured paintings of clay figurines fashioned by “Niren Zhang” (Clay-man Zhang), a well-known folk artist as popular and well-known in China as Norman Rockwell is in the US. Traditionally, these clay figurines show scenes from daily and religious life, or entertainment, such as characters from Peking Opera, or gods such as Lord Guan. Sets of the figures were sent to world’s fairs during the latter years of the Qing dynasty (1644-1911) as examples of Chinese arts.

Ở Trung Quốc, hầu hết việc tuyên truyền lâu nay trông nhàm chán: thường là biểu ngữ đỏ với chữ trắng hoặc vàng cổ vũ người dân theo chủ trương của đảng Cộng sản, tuân thủ điều tra dân số, hoặc làm cho khu vực địa phương họ đẹp hơn. Tuy nhiên, các áp phích Giấc mơ Trung Quốc thì đầy màu sắc, tươi sáng và xinh xắn. Nhiều áp phích trong số đó chứa tranh vẽ những tượng đất sét nhỏ được nặn bởi “Nê nhân Trương” (泥人: người nặn đất sét họ Trương), một nghệ nhân nổi tiếng được ưa thích và nổi tiếng tại Trung Quốc như Norman Rockwell ở Mỹ. Theo truyền thống, những tượng nhỏ bằng đất sét này thể hiện các cảnh trong đời sống hàng ngày và tôn giáo, hay giải trí, chẳng hạn như các nhân vật trong Kinh kịch, hay các vị thần như Quan Công. Nhiều bộ tượng này đã được gửi đến hội chợ thế giới trong những năm cuối của triều đại nhà Thanh (1644-1911) như là ví dụ về nghệ thuật Trung Quốc.


The most famous of the China Dream posters features a Clay-man Zhang figurine of a chubby little girl, dreamily resting her head. Below it is a poem that conflates personal and national dreams:

Ah China
My Dream
A fragrant dream

Nổi tiếng nhất trong những áp phích Giấc mơ Trung Quốc có ảnh tượng của một cô bé mũm mĩm,nghiêng đầu  mơ màng của người nặn tượng họ Trương.Bên dưới là một bài thơ đúc kết ước mơ cá nhân và đất nước:

Ôi Trung Hoa
Giấc mơ của ta
Giấc mộng hương hoa

The author of this poem was Yi Qing, the pen name of Xie Liuqing. Xie is an editor of the magazine The World of Chinese and head of Salon Famous Blog of China, a blog that deals primarily with nationalist issues and is registered under the ministry of propaganda’s official website. Xie also writes dramas and musical plays, all glorifying the party and especially Mao. Several dozen of his works based on big historical events have been published, made into movies or television shows, or staged in theatres. Some of his blog posts have been published by the party’s chief ideological magazine, Seeking Truth.

Tác giả của bài thơ này là Nhất Thanh (一清), bút danh của Tạ Liễu Thanh (谢柳青). Ông Thanh là một biên tập viên của tạp chí Thế giới Hán ngữ và đứng đầu Blog nổi tiếng của Trung Quốc Salon, một blog trao đổi chủ yếu với các vấn đề dân tộc và được đăng ký dưới trang web chính thức của Bộ tuyên truyền. Thanh cũng viết kịch và nhạc kịch, tất cả đều ca ngợi đảng và đặc biệt là Mao. Vài chục tác phẩm của ông dựa trên những sự kiện lịch sử lớn đã được xuất bản, dựng thành phim hoặc chương trình truyền hình, hay trình diễn ở nhà hát. Một số bài viết trên blog của ông đã được đăng trên tờ Cầu Thị (求是: Tìm kiếm điều đúng), tạp chí tư tưởng chính của đảng.

On one level, Xie could simply be seen as a government apparatchik, cranking out material for the state’s latest campaign. But when I went to visit him in 2013, his story turned out to be more interesting, and revealing of the sophisticated propaganda techniques used by the Communist party during the 2010s to create an ideology that can link traditional communism with traditional values.

Ở một mức độ, ông Thanh có thể chỉ đơn giản là xem như là một nhân viên mù quáng của chính quyền, nặn ra chất liệu cho chiến dịch mới nhất của nhà nước. Nhưng khi tôi đến thăm ông vào năm 2013, câu chuyện của ông hóa ra là thú vị hơn, và phát hiện ra những kỹ thuật tuyên truyền tinh vi được đảng cộng sản sử dụng trong thập niên 2010 để tạo ra một hệ tư tưởng có thể liên kết chủ nghĩa cộng sản với những giá trị truyền thống.

Xie invited me to his office. This turned out to be a room at the Ordos Hotel in Beijing. I was surprised to learn that Xie lacked a proper government office as he was not the government official I had imagined, but instead a freelancer. We chatted for a while and he told me he was from Mao Zedong’s home province, Hunan. Most of Xie’s work was about Mao, who he said was a hero of modern China. “You can criticise him but you can’t deny that he was important,” said Xie. “This is my firm belief.”

Ông Thanh mời tôi đến phòng làm việc của ông. Hóa ra đó là một phòng tại khách sạn Ordos ở Bắc Kinh. Tôi ngạc nhiên khi biết rằng Xie không có một phòng làm việc phù hợp tại công sở vì ông không phải là quan chức chính phủ như tôi đã tưởng mà chỉ là một nghệ sĩ tự do (freelancer). Chúng tôi trò chuyện một lúc và ông nói với tôi ông gốc ở Hồ Nam, cùng quê với Mao Trạch Đông. Hầu hết các công trình của ông Thanh là nói về Mao, người mà ông ta cho là một anh hùng của Trung Quốc hiện đại. Ông Thanh nói “Bạn có thể chỉ trích ông ấy, nhưng bạn không thể phủ nhận rằng ông ấy quan trọng. Tôi tin chắc điều đó.”




The ‘China Dream’ is the signature slogan of President Xi Jinping. Photograph: Bloomberg/Bloomberg via Getty Images
‘Giấc mơ Trung Quốc’ là khẩu hiệu dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Bloomberg / Bloomberg qua Getty Images


We were joined by Zhang Jiabin, an editor at Red Flag Publishing House, a Communist party company that had just published a collection of the posters, and also of Xie’s poetry. Xie showed us a short video of a ceremony honouring the China Dream posters. In the clip, Xie explained that he had seen the signature statue of the chubby girl while at an exhibition in the Beijing suburb of Huairou. He posted pictures online with a few couplets of poetry.


Tham gia với chúng tôi có thêm Trương Gia Bân (张嘉斌), một biên tập viên của nhà xuất bản Hồng Kỳ, một công ty của đảng cộng sản vừa xuất bản một bộ sưu tập của các áp phích, và cũng là thơ của Tạ Liễu Thanh. Ông Thanh cho chúng tôi xem một đoạn video ngắn của một buổi lễ ca tụng các áp phích Giấc mơ Trung Quốc. Trong clip này, ông Thanh giải thích rằng ông đã nhìn thấy bức tượng dấu ấn cô gái mũm mĩm lúc ở tại một cuộc triển lãm ở khu Hoài Nhu (怀柔) Bắc Kinh. Ông đăng nhiều ảnh trực tuyến với một vài câu thơ đối.

In early 2013, when the civilisation office, a government body, was planning a campaign to promote Xi Jinping’s idea of a China Dream, they saw Xie’s poems and the pictures of the figures. He met with officials and they brainstormed, coming up with the idea of broadening the campaign to include many forms of traditional culture, including peasant paintings and woodblock prints.

Đầu năm 2013, khi ban văn minh, một cơ quan chính phủ, lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng bá ý tưởng về giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình, họ đã nhìn thấy những bài thơ của Tạ Liễu Thanh cùng hình ảnh của các nhân vật. Ông đã gặp với các quan chức và cùng hợp sức suy nghĩ nẩy ra ý tưởng mở rộng chiến dịch bao gồm nhiều loại hình văn hóa truyền thống, kể cả tranh dân quê và tranh khắc gỗ.


“They said, hey we need more poems, so I just dashed them off quickly and now they’re up,” he said as the video segment ended. “It’s supposed to be a 60,000km campaign. That’s how many kilometres of highways there are in China – we joke that every metre of every road will be covered with it.”

“Họ nói, này, chúng tôi cần nhiều thơ hơn nữa vì vậy tôi chỉ thảo vội ra một cách nhanh chóng và bây giờ chúng hiện lên,” ông nói khi đoạn video kết thúc. “Nó phải là một chiến dịch dài 60000km. Đó là số kilomet đường cao tốc có ở Trung Quốc – chúng tôi nói đùa rằng phải phủ nó trên mỗi mét đường”.


The Comminist party has used sophisticated propaganda techniques to link traditional communism with traditional values
That was hardly an exaggeration. It was hard to avoid the posters. They sometimes advocated traditional values such as filial piety (“honesty and consideration, handed down through the generations”), other times outright admiration for the Communist party (“feet shackled, hands cuffed / sturdy grass withstands strong winds / the Communist party members on the road / the mountains can shake; their will is unshakeable / hot blood and spring flowers will write today’s history”). Sometimes they just advocated patriotism or nationalism (“Our country is beautiful” and “It’s springtime for our father’s future”). All showed how for today’s government, there was no better ally than history.

Đó khó thể là một sự cường điệu. Thật khó để tránh các áp phích.Có lúc các áp phích cổ xuý các giá trị truyền thống như lòng hiếu thảo ( “trung thực và quan tâm, được truyền lại qua nhiều thế hệ”), lúc khác lại là lòng ngưỡng mộ triệt để đối với đảng Cộng sản ( “cùm dưới chân, còng trên tay / cỏ mạnh chịu được gió to / đảng viên Cộng sản lên đường / núi có thể lay nhưng lòng người không hề chuyển / nhiệt huyết hoà hoa xuân sẽ viết nên lịch sử hôm nay “). Đôi khi chúng chỉ đề cao tinh thần yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc (“Đất nước ta tươi đẹp” và “Đó là mùa xuân cho tương lai của cha chúng ta”). Tất cả cho thấy làm saocó đồng minh nào tốt hơn lịch sử đối với chính phủ hiện nay.

History recovered

Sometimes the resurfacing of history into the public consciousness is inadvertent and apolitical. This was driven home to me one day in 2014 when I went to hear a talk at the main office of the National Archives, next to Beihai Park in Beijing. The speaker was Liu Guozhong, a professor at Tsinghua University with a heavy accent and small eyes that often disappeared when he laughed. Liu spoke freely, without notes, for 90 minutes about something that might seem obscure but that was slowly shaking China’s intellectual world: the discovery of long-lost texts from 2,500 years ago.


Lịch sử được phục hồi

Đôi khi việc lịch sử nổi lên trở lại trong ý thức cộng đồng là không có chủ ý và phi chính trị. Điều này làm tôi chú ý tôi một ngày vào năm 2014 khi tôi đi nghe một buổi nói chuyện tại văn phòng chính của Cục Lưu trữ Quốc gia, bên cạnh Công viên Bắc Hải ở Bắc Kinh. Diễn giả là Lưu Quốc Trung (刘国忠), giáo sư tại Đại học Thanh Hoa có giọng nói nặng và đôi mắt nhỏ thường biến mất khi ông cười. Ông Trung nói tự do không theo ghi chép sẵn trong 90 phút về một cái gì đó có vẻ mơ hồ nhưng lại dần dần làm lay động giới trí thức Trung Quốc: việc phát hiện bản văn dài 2500 năm trước đây bị thất lạc.

The earliest-known Chinese texts are called oracle bones. Written on tortoise bones, they usually concern a narrow set of topics: should the crops be planted on such-and-such a day, should the king launch a war? Marry? Travel? Through them, the nitty-gritty concerns of a king’s life could be fathomed.

Các bản văn tiếng Trung xưa nhất được biết đến được gọi là giáp cốt văn. Viết trên mai rùa, chúng thường liên quan đến một phạm vi hẹp các chủ đề: các loại cây trồng nên trồng vào ngày nào, nhà vua có nên phát động một cuộc chiến tranh không? Kết hônra sao? Đi lại thế nào? Thông qua chúng, những mối quan tâm cơ bản của cuộc sống của vua có thể được đong đếm.


The texts we were here to learn about had been written a millennium later on flat strips of bamboo, which were the size of chopsticks. These writings did not describe the miscellanea of court life – instead, they were the ur-texts of Chinese culture. Over the past 20 years, three batches of bamboo slips from this era have been unearthed. Liu was there to introduce the third – and biggest – of these discoveries, a trove of 2,500 that had been donated to Tsinghua University in 2008.


Các bản văn mà chúng ta tìm hiểu về chúng ở đây được viết sau hơn một thiên niên kỷ trên các thẻ tre, chúng có chiều dài bằng đôi đũa. Những bản viết này không mô tả đủ thứ chuyện về cuộc sống của triều đình mà là loại văn bản đầu tiên (ur-text) của văn hóa Trung Hoa. Trong 20 năm qua, ba lô thẻ tre thuộc thời kỳ này đã được khai quật. Giáo sư Trung ở đó để giới thiệu lô thứ ba – và là lô lớn nhất – của khám phá này, bộ 2 500 thẻ tìm được đã được tặng cho Đại học Thanh Hoa năm 2008.




A guard stands by the illustration of a project to renovate Beijing’s Qianmen street, in 2012. Photograph: AFP/Getty Images

Một lính gác đứng cạnh tranh minh họa của một dự án cải tạo đường Qianmen Bắc Kinh, vào năm 2012. Ảnh: AFP / Getty Images
The project to catalogue and study the slips is led by China’s most famous historian, Li Xueqin. Li has headed numerous big projects, including an effort in the 1990s to date semi-mythical dynasties from roughly 5,000 years ago, such as the Xia and Shang, which are seen as the earliest dynasties in Chinese civilisation. For millennia, their existence was taken for granted, even though no texts or archaeological material relating to some were traceable (the historicity of the Xia in particular remains in doubt). In the early 20th century, historians in China started a “doubt antiquity” movement that challenged the existence of these dynasties, positing that they were merely myths. That was more than an intellectual dispute; it challenged the deeply cherished certainty among Chinese that theirs is one of the oldest civilisations on the planet, going back as far as ancient Egypt. Li’s efforts essentially pushed back against this scepticism, marshalling evidence that these dynasties did indeed exist.

Dự án này nhằm phân loại và nghiên cứu các thẻ được nhà sử học nổi tiếng nhất của Trung Quốc, Lí Học Cần (李学勤) lãnh đạo. Ông Cần đứng đầu nhiều dự án lớn, trong đó có một nỗ lực trong những thập niên 1990 để xác định thời gian các triều đại bán thần thoại cách đây khoảng 5 000 năm, chẳng hạn như Hạ và Thương, được xem như các triều đại sớm nhất trong nền văn minh Trung Quốc. Qua hàng nghìn năm, sự tồn tại của cac triều đại này xem như chuyện hiển nhiên, mặc dù không có văn bản hoặc các tài liệu khảo cổ học liên quan đến một số là có thể truy nguồn được (tính lịch sử của thời nhà Hạ đặc biệt đáng nghi ngờ). Vào đầu thế kỷ 20, các nhà sử học ở Trung Quốc bắt đầu một phong trào “cổ đại nghi vấn”, chấn vấn sự tồn tại của các triều đại này, khẳng định rằng chúng chỉ đơn thuần là chuyện hoang đường. Việc đó chẳng những là một tranh luận trí thức mà nó còn hơn thế, thách thức cả sự chắc chắn ấp ủ sâu kín trong người Trung Quốc rằng nền văn minh của họ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên hành tinh, xa xưa như Ai Cập cổ đại. Nỗ lực của ông Cần cốt yếu là đẩy lùi sự hoài nghi này, qua việc sắp xếp các bằng chứng cho thấy các triều đại đó thực sự tồn tại.

The bamboo slips that Liu was describing are from a much later date, but they challenge certainties of Chinese culture in other, possibly more profound ways. The texts stem from the Warring States period, an era of turmoil in China that ran from the 5th to the 3rd centuries BC. All major Chinese schools of thought that exist today stem from this era, especially Taoism and Confucianism, which has been the country’s dominant political ideology, guiding kings and emperors – at least in theory – until the 20th century.

Các thẻ tre mà ông Trung mô tả thuộc một thời kỳ sau đó rất nhiều, nhưng chúng thách thức tính chắc chắn của nền văn hóa Trung Quốc theo những cách có thể sâu sắc hơn. Các bản văn này bắt nguồn từ thời Chiến quốc, một thời đại hỗn loạn ở Trung Quốc kéo dài từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên. Tất cả các trường phái tư tưởng chính của Trung Quốc tồn tại ngày nay đều bắt nguồn từ thời kỳ này, đặc biệt là Lão giáo và Nho giáo vốn là hệ tư tưởng chính trị chiếm ưu thế của đất nước, mà  các vị vua và hoàng đế noi theo – ít nhất trên lý thuyết – cho đến thế kỷ thứ 20.

The bamboo slips change how we understand this era. Some have compared its impact on China’s understanding of the past to how the past was viewed in Europe’s Enlightenment, a period when western core texts were for the first time analysed as historical documents instead of texts delivered intact from antiquity. “It’s as though suddenly you had texts that discussed Socrates and Plato that you didn’t know existed,” Sarah Allan, a Dartmouth university professor who has worked with Liu and Li in the project, told me a few months before I heard Liu speak. “People also say it’s like the Dead Sea scrolls, but they’re more important than that. This isn’t apocrypha. These texts are from the period when the core body of Chinese philosophy was being discussed. They are transforming our understanding of Chinese history.”

Các thẻ tre làm thay đổi cách chúng ta hiểu về thời kỳ này. Một số người đã so sánh tác động của nó đối với sự hiểu biết về quá khứ của Trung Quốc với cách mà quá khứ đã được nhìn trong thời Khai sáng của châu Âu, một giai đoạn khi các văn bản cốt lõi của phương tây lần đầu tiên được phân tích như là tài liệu lịch sử thay vì là văn bản được chuyển giao nguyên vẹn từ thời xa xưa. “Như thể đột nhiên bạn có các văn bản bàn luận về Socrates và Plato mà bạn không biết là có tồn tại,” Sarah Allan, giáo sư đại học Dartmouth từng làm việc với ông Cần và ông Trung trong dự án, nói với tôi một vài tháng trước khi tôi nghe ông Trung nói: “Mọi người cũng nói nó giống như các cuộn giấy tài liệu cổ ở biển Chết, nhưng chúng quan trọng hơn thế. Đó không phải là tài liệu giả mà những văn bản này là từ thời kỳ khi mà phần cốt lõi của triết học Trung Quốc đang được thảo luận. Chúng đang làm biến đổi sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Trung Quốc“.


One of the surprising ideas that comes through in the new texts is that ideas that were only alluded to in the Confucian classics are now revealed as full-blown schools of thought that challenge key traditional ideas. One text, for example, argues in favour of meritocracy much more forcefully than is found in currently known Confucian texts. Until now, the Confucian texts only allowed for abdication or replacement of a ruler as a rare exception; otherwise kingships were hereditary – a much more pro-establishment and anti-revolutionary standpoint. The new texts argue against this. For an authoritarian state wrapping itself in “tradition” to justify its never-ending rule, the implications of this new school are subtle but interesting. “This isn’t calling for democracy,” Allan told me, “but it more forcefully argues for rule by virtue instead of hereditary rule.”

Một trong những ý tưởng đáng ngạc nhiên đi vào trong các văn bản mới là những ý tưởng vốn chỉ được nhắc đến trong các sách kinh điển Nho giáo hiện nay được phát hiện như là trường phái tư tưởng toàn diện thách thức những ý tưởng truyền thống chính yếu. Ví dụ, một bản văn lập luận ủng hộ việc chọn người theo tài đức mạnh mẽ hơnrất nhiều so với được thấy trong các kinh sách hiện đang được biết đến của Nho giáo. Cho đến nay, kinh sách Nho giáo chỉ cho phép việc thoái vị hoặc việc thay thế một nhà cai trị như là điều ngoại lệ hiếm hoi; nếu không phải là cha truyền con nối ngôi vua – một quan điểm theo hướng thành lập và phản cách mạng nhiều hơn. Các bản văn mới lập luận chống lại điều này. Đối với một nhà nước độc tài tự bọc mình trong “truyền thống” để biện minh cho quyền cai trị vĩnh viễn, ý nghĩa của trường phái mới này là tế nhị nhưng thú vị. Allan nói với tôi “Đó không phải là kêu gọi dân chủ mà nó lập luận mạnh mẽ hơn cho việc cai trị dựa trên tài đức thay vì cha truyền con nối.”


Back in the auditorium next to Beihai Park, Liu continued to talk about the new findings. He flashed newspaper headlines on the screen. Media interest in China has been intense, he said. After each volume is released, the Chinese media rush to discuss the findings, while blogs and amateurs try their own hands at interpreting these new finds. The audience listened carefully to Liu as he outlined their Tsinghua team’s publishing schedule.

Trở lại khán phòng bên cạnh Công viên Bắc Hải, giáo sư Trung tiếp tục nói về những phát hiện mới. Ông phóng các tiêu đề chính của tờ báo trên màn hình. Truyền thông ở Trung Quốc rất quan tâm, ông nói. Sau khi mỗi tập được phát hành, truyền thông Trung Quốc lao vào thảo luận về những phát hiện này, trong khi các blog và những người nghiệp dư cũng cố tự giải thích những phát hiện mới theo cách của mình. Khán giả chăm chú lắng nghe ông Trung khi ông vạch ra lịch trình xuất bản của nhóm Thanh Hoa.

“We think we have another 15 volumes, so that’s another 15 years – until I’m retired,” Liu said, laughing. “But then you and others will be debating this for the rest of this century. The research is endless.”


“Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có 15 tập nữa, tức là thêm 15 năm nữa – cho đến khi tôi nghỉ hưu”, ông Trung vừa nói vừa cười. “Nhưng lúc đó bạn và những người khác sẽ tranh luận việc này cho đến cuối thế kỷ này. Nghiên cứu không dứt.”

Liu concluded and bowed to the audience. He had gone on past the allotted 90 minutes and the janitorial staff was eager to go home. No sooner did he leave the podium than they began to turn off the lights. But the audience rushed the stage, bombarding Liu with questions. There was a man from the I Ching Research Society asking how they should treat the new texts on divination. A graduate student from Peking University eagerly asked about the political implications of abdication. Liu answered them all, while handing out business cards. When the last of his stack was gone, people began to pass them around, snapping photos of his card with mobile phones. The room was now lit only by the dim winter sun. The guards at the back waited to lock the door but the crowd of two dozen would not let Liu leave. For them, he held a key to the present: the past.


Giáo sư Trung kết luận và cúi chào khán giả. Ông tiếp tục nói cho tới hết 90 phút được phân bổ còn các nhân viên phụ trách trông cho mau hết để ra về. Ngay khi ông rời bục giảng là họ đã bắt đầu tắt đèn. Nhưng khán giả đổ xô lên sân khấu, dồn dập đưa ra nhiều câu hỏi cho giáo sư Trung. Có một ông từ Hội Nghiên cứu kinh Dịch hỏi họ sẽ xử lý bản văn mới này như thế nào về việc bói toán. Một sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Bắc Kinh háo hức hỏi về ý nghĩa chính trị của sự thoái vị. Giá o sư Trung đã trả lời tất cả lúc phân phát danh thiếp. Khi tờ cuối cùng của chồng danh thiếp phát xong, mọi người bắt đầu chuyển chúng vòng quanh, chụp ảnh danh thiếp của ông với điện thoại di động. Gian phòng bây giờ chỉ được chiếu sáng nhờ ánh sáng lờ mờ của mặt trời mùa đông. Các nhân viên bảo vệ đứng phía sau chờ để khóa cửa nhưng đám đông mấy chục người không để cho giáo sư Trung đi. Đối với họ, ông đã nắm giữ một chìa khóa cho hiện tại: quá khứ.


This essay is adapted from The Oxford Illustrated History of Modern China, which will be published by OUP on 23 June
Bài tiểu luận này được rút gọn từ quyển Lịch sử Trung Quốc hiện đại qua hình ảnh của Oxford, sẽ được xuất bản bởi OUP vào ngày 23 tháng 6



Translated by Phan Văn Song






No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn