MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, November 18, 2013

OUTLINE OF U.S. GOVERNMENT KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN MỸ - P8

OUTLINE OF U.S. GOVERNMENT
KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN MỸ - P8


8 Government of The People: The Role of The Citizen

Chương 8: Chính quyền của nhân dân: Vai trò của công dân

"It is the function of the citizen to keep the government from falling into error."
- Robert H. Jackson, Associate Justice of the U.S. Supreme Court, American Communications Association v. Douds, 1950

"Chức năng của công dân là giữ cho chính quyền khỏi rơi vào sai lầm"
- Robert H. Jackson, Phó chánh án Tòa án Tối cao Hợp chúng quốc, vụ Hội Truyền thông Mỹ kiện Douds, 1950

With the drafting of the U.S. Constitution in 1787, the country's Founding Fathers created a new system of government. The idea behind it - quite revolutionary at the time - appears at first glance to be simple and straightforward. The power to govern comes directly from the people, not through primogeniture or the force of arms, but through free and open elections by the citizens of the United States. This may have been tidy and direct as a theory, but in practice it was far from inclusive. Complicating things from the very beginning was the question of eligibility: who would be allowed to cast votes and who would not.

Với việc soạn thảo Hiến pháp Hợp chúng quốc năm 1787, các Nhà khai quốc của nước này đã lập ra một hệ thống chính quyền mới. Ý tưởng đằng sau hệ thống đó - hoàn toàn mang tính cách mạng ở thời bấy giờ - thoạt nhìn có vẻ đơn giản và rõ ràng. Quyền cai quản đến thẳng từ nhân dân, không phải do thế tập hay bằng sức mạnh của vũ khí, mà thông qua những cuộc bầu cử tự do và công khai của công dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Trên lý thuyết có vẻ dễ dàng và thẳng tắp, song trong thực tiễn vấn đề còn xa mới được khép gọn. Điều phức tạp ngay từ buổi ban đầu là vấn đề quyền bầu cử: ai được phép bỏ phiếu, và ai không được phép.



The Founding Fathers were, of course, men of their time. To them, it was self-evident that only those with a stake in society should have a voice in determining who would govern that society. They believed that, since government was established to protect property and personal freedom, those involved in choosing that government should have some of each.


Đương nhiên, các Nhà khai quốc là những con người của thời đại mình. Theo họ, hiển nhiên là chỉ những người có quyền lợi trong xã hội  mới có tiếng nói quyết định ai sẽ là người cai quản xã hội đó. Họ tin rằng, do chính quyền được lập ra để bảo vệ tài sản và tự do cá nhân, những ai tham gia vào việc lựa chọn đó phải có đôi chút gì của cả hai thứ này.

This meant, at the time, that only white Protestant males who owned property could vote. Not women, not poor people, not indentured servants, not Catholics and Jews, not slaves from Africa or Native Americans. "Women, like slaves and servants, were defined by their dependence," says historian Michael Schudson. "Citizenship belonged only to those who were masters of their own lives." Because of these restrictions, only about 6 percent of the population of the brand-new United States chose George Washington to be the country's first president in 1789.

Lúc  bấy giờ điều đó có nghĩa là chỉ những người đàn ông da trắng theo đạo Tin Lành có tài sản mới được bầu cử. Phụ nữ không, người nghèo không, tôi tớ làm thuê không, người theo đạo Thiên Chúa và Do Thái không, nô lệ từ châu Phi hay người bản địa Mỹ không. Nhà sử học Michael Schudson viết: "Cũng như nô lệ và tôi tớ, phụ nữ được xác định bởi sự lệ thuộc của họ. Tư cách công dân chỉ thuộc về những ai làm chủ cuộc sống của mình”. Do những hạn chế đó, chỉ có khoảng 6% số dân của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vừa mới ra đời lựa chọn George Washington làm vị tổng thống đầu tiên của nước này năm 1789.

Even though these new Americans were proud of the fact that they had gotten rid of royalty and nobility, "common" people, at first, continued to defer to the "gentry." Therefore, members of rich and well-connected families generally won political office without much opposition. This state of affairs, however, did not last long. The concept of democracy turned out to be so powerful it could not be contained, and those who were not so rich and not so well-connected began to believe that they, too, should have the opportunity to help run things.

Cho dù những người Mỹ mới này tự hào về việc họ đã rũ bỏ chế độ quân chủ và qúy tộc, người dân "thường" ban đầu vẫn tiếp tục trọng vọng tầng lớp "cao sang". Vì vậy, thành viên các gia đình giàu có và có những mối quan hệ cao sang thường giành được những chức vụ chính trị mà không mấy bị phản đối. Tuy nhiên, tình trạng đó không kéo dài. Khái niệm dân chủ, tỏ ra mãnh liệt đến nỗi không thể kiềm chế được nó, và những người không thật giàu lắm và không thật có những quan hệ cao sang lắm bắt đầu tin rằng cả họ nữa cũng phải có cơ hội giúp vào việc cai quản công việc.


EXTENDING THE FRANCHISE

Throughout the 19th century, politics in the United States became, slowly but inexorably, more inclusive. The old ways broke down, groups previously excluded became involved in the political process, and the right to vote was given, bit by bit, to more and more of the people. First came the elimination of religious and property-owning restrictions, so that by the middle of the century most white male adults were able to vote.

Mở rộng quyền bầu cử

Trong suốt thế kỷ XIX, sân khấu chính trị tại Hợp chúng quốc, một cách chậm chạp nhưng không gì ngăn lại được, bắt đầu mở rộng hơn. Những cách làm cũ bị bãi bỏ, những nhóm trước kia bị gạt ra ngoài nay tham gia vào tiến trình chính trị, và quyền bầu cử, dần dần từng bước, được mở rộng ra cho ngày một nhiều người hơn. Trước hết là việc loại bỏ những hạn chế về mặt tôn giáo và sở hữu tài sản, khiến cho đến giữa thế kỷ, hầu hết những người đàn ông da trắng trưởng thành đều có thể đi bầu.


Then, after a Civil War was fought (1861-1865) over the question of slavery, three amendments to the U.S. Constitution significantly altered the scope and nature of American democracy. The Thirteenth Amendment, ratified in 1865, abolished slavery. The fourteenth, ratified in 1868, declared that all persons born or naturalized in the United States are citizens of the country and of the state in which they reside, and that their rights to life, liberty, property, and the equal protection of the laws are to be enforced by the federal government. The Fifteenth Amendment, ratified in 1870, prohibited the federal or state governments from discriminating against potential voters because of race, color, or previous condition of servitude.

Tiếp đến, sau cuộc Nội chiến (1861-1865) về vấn đề chế độ nô lệ, ba điều sửa đổi Hiến pháp Hợp chúng quốc đã làm thay đổi đáng kể quy mô và bản chất nền dân chủ Mỹ. Điều sửa đổi thứ 13, được phê chuẩn năm 1865, bãi bỏ chế độ nô lệ. Điều sửa đổi thứ 14, được phê chuẩn năm 1868, tuyên bố rằng sinh ra hoặc nhập quốc tịch Hợp chúng quốc đều là công dân của nước này và của bang trong đó họ sinh sống và do đó các quyền của họ về sinh sống, tự do, sở hữu tài sản, và quyền được sự che chở bình đẳng của pháp luật sẽ được chính quyền liên bang thực thi. Điều sửa đổi thứ 15, được phê chuẩn năm 1870, ngăn cấm các chính quyền liên bang hoặc bang có sự phân biệt đối xử đối với các cử tri có thể có với lý do chủng tộc, màu da hay điều kiện nô lệ trước đây.

The crucial word "sex" was left off this list, not through oversight; therefore, women continued to be barred from the polls. The extension of suffrage to include former slaves gave new life to the long-simmering campaign for women's right to vote. This battle was finally won in 1920, when the Nineteenth Amendment said that voting could not be denied "on account of sex."

Cái từ then chốt "giới tính" đã được để ngoài danh sách này, không phải vì bị lãng quên; do đó, phụ nữ tiếp tục không được đi bỏ phiếu. Việc mở rộng quyền bầu cử để bao gồm cả những nô lệ cũ đã đem lại một sức sống mới cho chiến dịch âm ỉ lâu đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Cuộc chiến đấu này cuối cùng đã giành được thắng lợi vào năm 1920, khi Điều sửa đổi thứ 19 nói rằng không được khước từ quyền bỏ phiếu "vì lý do giới tính".

Political Parties

Many of America’s Founding Fathers hated the thought of political parties, quarreling “factions” they were sure would be more interested in contending with each other than in working for the common good. They wanted individual citizens to vote for individual candidates, without the interference of organized groups—but this was not to be.

Các chính đảng
Nhiều người trong số các Nhà khai quốc của Mỹ căm ghét ý nghĩ về chính đảng, các "phe phái" tranh cãi nhau mà họ tin rằng chúng chỉ quan tâm đến việc tranh giành nhau hơn là làm việc vì sự tốt đẹp chung. Họ mong muốn cá nhân các công dân bỏ phiếu cho các ứng cử viên riêng lẻ, không có sự can thiệp của các nhóm có tổ chức - nhưng điều đó sẽ không thể diễn ra.


By the 1790s, different views of the new country’s proper course had already developed, and those who held these opposing views tried to win support for their cause by banding together. The followers of Alexander Hamilton called themselves Federalists; they favored a strong central government that would support the interests of commerce and industry. The followers of Thomas Jefferson called themselves Democratic-Republicans; they preferred a decentralized agrarian republic in which the federal government had limited power. By 1828, the Federalists had disappeared as an organization, replaced by the Whigs, brought to life in opposition to the election that year of President Andrew Jackson. The Democratic-Republicans became Democrats, and the two-party system, still in existence today, was born.

Trong những năm 1790, những ý kiến khác nhau về con đường thích hợp của đất nước mới này đã được phát triển và những ngươứi có những quan điểm đối lập nhau này đã tìm cách giành sự ủng hộ cho sự nghiệp của mình bằng cách tập hợp lại với nhau. Những người đi theo Alexander Hamilton tự gọi mình là Những người chủ trương chế độ liên bang. Họ tán thành một chính quyền trung ương hùng mạnh hậu thuẫn cho những lợi ích của thương mại và công nghiệp. Những người thuộc phái Thomas Jefferson tự gọi là Dân chủ - Cộng hòa, họ tán thành một nền cộng hòa điền địa phi tập trung, trong đó chính quyền liên bang có quyền lực hạn chế. Đến năm 1828, Những người chủ trương chế độ liên bang biến mất như một tổ chức, thay thế bằng phái Whig, được lập ra để chống lại việc bầu cử Tổng thống Andrew Jackson năm đó. Những người Dân chủ - Cộng hòa trở thành những người Dân chủ và ra đời chế độ hai đảng, vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

In the 1850s, the issue of slavery took center stage, with disagreement in particular over the question of whether or not slavery should be permitted in the country’s new territories in the West. The Whig Party straddled the issue and sank to its death; it was replaced in 1854 by the Republican Party, whose primary policy was that slavery be excluded from all the territories. Just six years later, this new party captured the presidency when Abraham Lincoln won the election of 1860. By then, parties were well established as the country’s dominant political organizations, and party allegiance had become an important part of most people’s consciousness. Party
loyalty was passed from fathers to sons, and party activities—including spectacular campaign events, complete with uniformed marching groups and torchlight parades—were a part of the social life of many communities.

Trong thập niên 1850, vấn đề chế độ nô lệ ở vào vị trí trung tâm, với bất đồng đặc biệt về vấn đề chế độ nô lệ có được phép tồn tại hay không tại những lãnh thổ mới của nước này ở miền Tây. Đảng Whig có lập trường chia rẽ và do đó  bị mất đi và bị thay thế trong năm 1854 bằng Đảng Cộng hòa mà chính sách hàng đầu là chế độ nô lệ phải được loại trừ khỏi mọi lãnh thổ. Đúng 6 năm sau, đảng mới này đã giành được chức tổng thống khi Abraham Lincoln thắng cử năm 1860. Đến khi đó, các đảng đã được thiết lập vững chắc như là những tổ chức chính trị áp đảo của nước này, và đứng về phía đảng nào đã trở thành một phần quan trọng trong ý thức của hầu hết người dân. Sự trung thành đối với đảng được truyền từ đời cha đến đời con và các hoạt động của đảng - bao gồm những cuộc vận động tranh cử vang dội, bổ sung bằng những nhóm diễu hành đồng phục - là một phần của đời sống xã hội trong nhiều cộng đồng.


By the 1920s, however, this boisterous folksiness had diminished. Municipal reforms, civil service reform, corrupt practices acts, and presidential primaries to replace the power of politicians at national conventions had all helped to clean up politics—and make it quite a bit less fun.

Tuy nhiên, đến thập niên 1920, không khí dân đã ồn ào này đã giảm đi. Các cải cách thị chính, cải cách dân sự, các đạo luật chống những thông lệ tham nhũng và các cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống thay thế cho thế lực của các chính khách tại các đại hội đảng toàn quốc, tất cả những điều đó đều đã góp phần làm trong sạch bầu không khí chính trị, và làm cho nó bớt nhộn nhạo khá nhiều.

Why did the United States end up with only two political parties? Most U.S. voting districts elect only one representative. Candidates win office by beating out their opponents in a system for determining winners called “first-past-the-post”—the one who gets the most votes wins, and there is no proportional accounting. This encourages the creation of a duopoly: one party in power, the other out. If those who are “out” band together, they have a better chance of beating those who are “in.” 

Tại sao đất nước này lại đi đến kết cuộc chỉ với hai chính đảng? Hầu hết các quan chức tại Mỹ được bầu lên từ những quận chỉ có một thành viên và giành được chức vụ bằng cách đánh bại đối thủ trong một chế độ xác định kẻ thắng gọi là "người đứng đầu giành chức vụ" - ai giành được nhiều phiếu bầu nhất thì thắng cử, và không có việc kiểm phiếu theo tỷ lệ. Điều đó khuyến khích việc tạo ra một tình trạng hai cực: đảng này cầm quyền thì đảng kia bị gạt ra ngoài. Nếu những kẻ bị gạt ra ngoài tập hợp lại với nhau thì họ có nhiều khả năng đánh bại những kẻ đang "ngồi ở ghế" nhiều hơn.


Occasionally third parties do come along and receive some share of the votes, for a while at least. The most successful third party in recent years has been H. Ross Perot’s Reform Party, which had some success in the presidential elections of 1992 and 1996. Jesse Ventura became the first Reform Party candidate to win statewide office when he was elected governor of Minnesota in 1998. Some Democrats criticized consumer advocate Ralph Nader’s 2000 presidential campaign as the Green Party candidate for siphoning support from their candidate, Vice President Al Gore, who narrowly lost the election. Third parties have a hard time surviving, though, because one or both of the major parties often adopt their most popular issues, and hus their voters.

Đôi khi xuất hiện những đảng thứ ba và những đảng này nhận được một phần số phiếu bầu, ít nhất trong một thời gian. Đảng thứ ba thành công nhất trong những năm gần đây là Đảng Cải cách của H. Ross Perot, đã giành được đôi chút thắng lợi trong hai cuộc bầu cử tổng thống năm 1992 và 1996. Jesse Ventura đã trở thành ứng cử viên đầu tiên của Đảng Cải cách giành được một chức vụ trong toàn bang khi ông được bầu làm thống đốc bang Minnesota năm 1998. Tuy nhiên, các đảng thứ ba đã phải vất vả mới sống sót được vì một hoặc cả hai đảng lớn kia thường giành lấy những chủ đề tranh cử được lòng dân nhất của họ, và do đó giành luôn cả cử tri.

“In America the same political labels—Democratic and Republican—cover virtually all public officeholders, and therefore most voters are everywhere mobilized in the name of these two parties,” says Nelson W. Polsby, professor of political science, in the book New Federalist Papers: Essays in Defense of the Constitution. “Yet Democrats and Republicans are not everywhere the same. Variations—sometimes subtle, sometimes blatant—in the 50 political cultures of the states yield considerable differences overall in what it means to be, or to vote, Democratic or Republican. These differences suggest that one may be justified in referring to the American two-party system as masking something more like a hundred-party system.”
Nelson W. Polsby, giáo sư khoa học chính trị, trong cuốn sách mới Các bài viết chủ trương chế độ liên bang: Tiểu luận bênh vực Hiến pháp, giáo sư khoa học chính trị Nelson W. Polsby viết: "Tại Mỹ, những nhãn hiệu chính trị như nhau - Dân chủ và Cộng hòa - được dán lên hầu như mọi nhân vật được bầu vào các chức vụ công cộng, và do đó hầu hết cử tri ở mọi nơi đều được động viên nhân danh hai đảng này. Thế nhưng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không phải đâu đâu cũng như nhau. Những biến thể - đôi khi tinh tế, đôi khi dễ thấy ngay - trong 50 nền văn hóa chính trị của các bang đem lại nói chung những khác biệt rất lớn trong cái được mang tên để tồn tại, hoặc để nhận phiếu bầu, đó là Dân chủ hay Cộng hoà". Những khác biệt này cho thấy rằng người ta có thể được chứng minh khi đề cập đến hệ thống lưỡng đảng Mỹ như là sự che đậy một cái gì đó giống như một hệ thống hàng trăm đảng. "



Ironically, at this point the situation was reversed. Women could now vote, but many black Americans could not. Beginning in the 1890s, southern whites had systematically removed blacks from electoral politics through voting regulations such as the "grandfather clause" (which required literacy tests for all citizens whose ancestors had not been voters before 1868), the imposition of poll taxes, and, too often, physical intimidation. This disfranchisement continued well into the 20th century. The civil rights movement, which began in the 1950s, resulted in the Voting Rights Act of 1965, a federal law that outlawed unfair electoral procedures and required the Department of Justice supervise southern elections. The Twenty-fourth Amendment, ratified in 1964, abolished the imposition of a poll tax as a qualification for voting, eliminating one of the few remaining ways that states could try to reduce voting by African Americans and poor people.

Điều mỉa mai là, đến thời điểm đó, tình hình lại bị đảo ngược. Phụ nữ đã được đi bầu, nhưng nhiều người Mỹ da đen lại không được đi bầu. Bắt đầu từ thập niên 1890, người da trắng miền Nam đã nhất loạt loại bỏ người da đen khỏi danh sách cử tri thông qua những quy định về quyền bầu cử như “ các điều khoản tổ tiên" (yêu cầu kiểm tra khả năng biết chữ đối với mọi công dân mà tổ tiên không phải là cử tri trước năm 1868), việc đề ra thuế bầu cử, và quá nhiều khi là hăm doạ về thân thể. Việc thu hẹp quyền bầu cử này tiếp diễn cho đến thế kỷ XX. Phong trào  quyền công dân, bắt đầu trong thập niên 1950, đã dẫn đến kết quả là Đạo luật về quyền bầu cử năm 1965, một đạo luật liên bang đặt ra ngoài vòng pháp luật  những thủ tục bầu cử không công bằng và yêu cầu Bộ Tư pháp phải giám sát các cuộc bầu cử ở miền Nam. Điều sửa đổi thứ 24, được phê chuẩn năm 1964, bãi bỏ việc đặt ra thuế bầu cử như một điều kiện để được đi bầu, qua đó loại bỏ một trong số ít cách thức còn lại mà các bang có thể còn cố làm để giảm bớt số phiếu bầu của người Mỹ gốc Phi và người nghèo.

One final change was made to the Constitution to broaden the franchise. U.S. involvement in the Vietnam War during the 1960s and early 1970s gave new impetus to the idea, first discussed during the Revolutionary War and revived during every war fought since, that people old enough to bear arms for their country were also old enough to vote. The Twenty-sixth Amendment, ratified in 1971, reduced the voting age from 21 to 18 years. Now, nearly all adult citizens of the United States, native-born or naturalized, over the age of 18 are eligible voters. Legal restrictions deny the vote only to some ex-felons and to those who have been declared mentally incompetent.

Một thay đổi cuối cùng được đưa vào Hiến pháp để mở rộng quyền bầu cử. Sự dính líu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam vào thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đã đem lại một đã thúc đẩy mới cho ý tưởng này, được bàn đến lần đầu tiên trong Chiến tranh Cách mạng và được làm sống lại trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào diễn ra từ đó đến nay, đó là những ai đủ tuổi cầm vũ khí chiến đấu vì đất nước mình thì cũng đủ tuổi để đi bầu. Điều sửa đổi thứ 26, được phê chuẩn năm 1971, hạ thấp tuổi đi bầu từ 21 xuống còn 18. Ngày nay, hầu như mọi công dân trưởng thành của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, sinh ra trên đất này hoặc nhập quốc tịch Hoa Kỳ, trên 18 tuổi đều có quyền đi bầu. Những hạn chế pháp lý chỉ tước quyền đi bầu đối với một số kẻ nguyên là tội phạm và đối với những người bị coi là thiểu năng về tinh thần.

DIRECT DEMOCRACY

The most important question in U.S. electoral politics these days is not who is eligible to vote, but rather how many of those who are eligible will actually take the time and trouble to go to the polls. The answer now, for presidential elections, is around half. In the election of 1876, voter participation reached the historic high of 81.8 percent. Throughout the 1880s and 1890s, it averaged around 80 percent, but then began a gradual decline that reached a low of 48.9 percent in 1924. The Democratic Party's "New Deal Coalition" during the Great Depression of the 1930s caused a revival of interest on the part of voters, resulting in averages up around 60 percent. Turnouts started back down again in 1968, reaching a low of 49.1 percent in the presidential election of 1996.
Nền dân chủ trực tiếp

Vấn đề quan trọng nhất trên chính trường bầu cử tại Hợp chúng quốc bây giờ không phải là ai có quyền đi bỏ phiếu, mà là có bao nhiêu người trong số những người có quyền bầu cử sẽ thực tế dành thời gian và công  sức đi bỏ phiếu. Câu trả lời hiện nay, đối với cuộc bầu cử tổng thống, là vào khoảng một nửa. Trong cuộc bầu cử năm 1876, số cử tri đi bầu lên tới con số kỷ lục là 81,8%. Trong suốt các thập niên 1880 và 1890, trung bình khoảng 80%, nhưng sau đó bắt đầu bước suy giảm dần dần xuống đến mức thấp là 48,9% năm 1924. "Liên minh New Deal" của Đảng Dân chủ trong thời kỳ Đại suy thoái kinh tế của những năm 1930 đã khơi lại một sự hào hứng mới trong cử tri, dẫn đến con số trung bình được nâng lên khoảng 60%. Tỷ lệ cử tri đi bầu lại bắt đầu giảm xuống vào năm 1968, còn có 49,1% trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996.

The fact that more people do not vote is distressing to many. "There is currently a widespread sense, shown by public opinion surveys and complaints by informed observers, that the American electoral system is in trouble," says political scientist A. James Reichley in his book Elections American Style. "Some believe that this trouble is minor and can be dealt with through moderate reforms; others think it goes deep and requires extensive political surgery, perhaps accompanied by sweeping changes in the larger social order. Complaints include the huge cost and long duration of campaigns, the power of the media to shape public perceptions of candidates, and the undue influence exerted by 'special interests' over both nominations and general elections."

Sự việc thêm nhiều người dân không đi bầu khiến cho nhiều người lo ngại. Nhà khoa học chính trị A. James Reichley trong cuốn sách Bầu cử phong cách Mỹ viết: "Hiện nay có một cảm nghĩ lan rộng, mà các cuộc điều tra dư luận và những lời phàn nàn của các nhà quan sát thông thạo cho thấy, là chế độ bầu cử của Mỹ đang gặp khó khăn. Một số người cho rằng khó khăn này là nhỏ bé và có thể giải quyết bằng những cải cách ôn hòa; những người khác lại cho rằng nó đã ăn sâu và cần có một phẫu thuật chính trị rộng lớn, có lẽ kèm theo những thay đổi mạnh mẽ trong trật tự xã hội rộng lớn. Những điều phàn nàn gồm có: những cuộc tranh cử kéo dài và tốn kém, sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành những nhận thức của công chúng đối với các ứng cử viên, và ảnh hưởng không thích đáng mà "những lợi ích đặc biệt" tác động lên cả các ứng cử viên của các đảng và cử tri".

Many commentators believe that what the U.S. electoral system needs is more direct, less representative, democracy. Televised town hall meetings, for example, at which voters can talk directly to elected officials and political candidates, have been encouraged as a way to "empower" the people. And the use of ballot initiatives, referendums, and recall elections is growing rapidly. The precise mechanisms vary from state to state, but in general terms, initiatives allow voters to bypass their state legislatures by collecting enough signatures on petitions to place proposed statutes and, in some states, constitutional amendments directly on the ballot. Referendums require that certain categories of legislation, for example, those intended to raise money by issuing bonds, be put on the ballot for public approval; voters can also use referendums to rescind laws already passed by state legislatures. A recall election lets citizens vote on whether to remove officeholders before their regular terms expire.

Nhiều nhà bình luận tin rằng chế độ bầu cử Hoa Kỳ cần có một nền dân chủ trực tiếp, bớt tính chất đại diện hơn. Nhiều cuộc họp được truyền hình tại tòa thị chính, chẳng hạn, tại đó cử tri có thể nói chuyện trực tiếp với các quan chức dân cử và các ứng cử viên chính trị, đã được khuyến khích như một cách "trao quyền" cho nhân dân. Và việc áp dụng những sáng kiến bỏ phiếu, trưng cầu ý dân, bãi miễn, đang tăng lên nhanh chóng. Cơ chế chính xác tại mỗi bang một khác, song nói chung các sáng kiến cho phép cử tri bỏ qua các cơ quan lập pháp bang bằng cách thu thập khá đủ chữ ký vào các kiến nghị để đưa ra những quy chế dự kiến, và ở một số bang, những điều sửa đổi hiến pháp đã được trực tiếp ghi vào lá phiếu. Những cuộc trưng cầu ý dân đòi hỏi một số loại luật nhất định, chẳng hạn như luật nhằm quyên tiền bằng cách phát hành công trái, được đưa vào cuộc bầu để nhận được sự tán thành của dân chúng; cử tri cũng có thể sử dụng các cuộc trưng cầu dân ý để hủy bỏ những đạo luật mà các cơ quan lập pháp bang đã thông qua. Một cuộc bầu cử bãi miễn sẽ để cho công dân bỏ phiếu xem có nên cách chức các quan chức trước khi họ hết nhiệm kỳ hay không.


Initiatives, now allowed by 24 states, have been especially popular in the West, having been used more than 300 times in Oregon, more than 250 times in California, and almost 200 times in Colorado. All sorts of issues have appeared on the ballot in the various states, including regulation of professions and businesses, anti-smoking legislation, vehicle insurance rates, abortion rights, legalized gambling and the medical use of marijuana, the use of nuclear power, and gun control.

Các sáng kiến, hiện nay đã được 24 bang cho phép, đặc biệt được dân chúng ưa thích tại miền Tây: các sáng kiến này đã được sử dụng hơn 300 lần tại bang Oregon, hơn 250 lần tại bang California, và gần 200 lần tại bang Colorado. Mọi loại vấn đề đã xuất hiện trên lá phiếu tại các bang, kể cả quy chế nghề nghiệp và các ngành kinh doanh, luật chống hút thuốc lá, mức bảo hiểm phương tiện chuyên chở, quyền phá thai, cờ bạc hợp pháp hóa và việc dùng cần sa trong y học, sử dụng năng lượng hạt nhân và kiểm soát vũ khí.


RESPONSIBILITIES OF CITIZENSHIP

Citizens of the United States, it is clear, have a great many rights that give them freedoms all peoples hold dear: the freedom to think what they like; to voice those opinions, individually to their elected representatives or collectively in small or large assemblies; to worship as they choose or not to worship at all; to be safe from unreasonable searches of their persons, their homes, or their private papers. However, the theory of democratic government holds that along with these rights come responsibilities: to obey the laws; to pay legally imposed taxes; to serve on juries when called to do so; to be informed about issues and candidates; and to exercise the right to vote that has been won for so many through the toil and tears of their predecessors.

Các trách nhiệm của công dân

Công dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ rõ ràng là có rất nhiều quyền đem lại cho họ những sự tự do mà mọi dân tộc đều tha thiết: tự do suy nghĩ những gì họ muốn, nói lên ý kiến của mình, nói lên một cách cá nhân với các đại diện dân cử của mình, hoặc nói lên một cách tập thể trong những cuộc hội họp nhỏ hoặc lớn; thờ phụng như họ muốn hoặc không thờ phụng gì cả; được yên ổn không bị những cuộc khám xét vô lý về thân thể, nhà ở hoặc giấy tờ riêng tư. Tuy nhiên, thuyết chính quyền dân chủ cho rằng cùng với những quyền đó là những trách nhiệm: tuân thủ pháp luật; đóng những khoản thuế hợp pháp; phục vụ trong các đoàn bồi thẩm khi được yêu cầu; được thông tin về những vấn đề đang tranh cãi và về các ứng cử viên; thực hiện quyền bầu cử đã giành được cho biết bao nhiêu ngươứi bằng mồ hôi và nước mắt của các bậc tiền bối.


Another major responsibility is public service. Millions of American men and women have entered the armed forces to defend their country in times of national emergency. Millions more have served in peacetime to maintain the country's military strength. Americans, young and old alike, have joined the Peace Corps and other volunteer organizations for social service at home and abroad.


Một trách nhiệm lớn khác là phục vụ công cộng. Hàng triệu người Mỹ, nam cũng như nữ, đã gia nhập các lực lượng vũ trang để bảo vệ đất nước trong những thời kỳ khẩn cấp của quốc gia. Hàng triệu người khác đã phục vụ trong thời bình nhằm duy trì sức mạnh quân sự của đất nước. Người Mỹ, trẻ cũng như già, đã gia nhập Đội Hòa bình và các tổ chức tình nguyện khác nhằm thực hiện sự phục vụ xã hội trong nước hoặc ở nước ngoài.


The responsibility that can make the most lasting difference, however, is getting involved in the political process. "Proponents of participatory democracy argue that increased citizen participation in community and workplace decision-making is important if people are to recognize their roles and responsibilities as citizens within the larger community," says Craig Rimmerman, professor of political science, in his book The New Citizenship: Unconventional Politics, Activism, and Service. "Community meetings, for example, afford citizens knowledge regarding other citizens' needs. In a true participatory setting, citizens do not merely act as autonomous individuals pursuing their own interests, but instead, through a process of decision, debate, and compromise, they ultimately link their concerns with the needs of the community."


Tuy nhiên, trách nhiệm có thể tạo ra sự khác biệt lâu bền nhất là tham gia tiến trình chính trị. Như giáo sư Craig Rimmerman nói trong cuốn sách Vai trò công dân mới: Những hoạt động chính trị không quy ước, sự năng động và phục vụ: "Những người chủ trương nền dân chủ tham gia lập luận rằng tăng cường sự tham gia của công dân vào sinh hoạt cộng đồng và vào việc quyết định các vấn đề tại nơi làm việc là điều quan trọng nếu như muốn cho dân chúng thừa nhận vai trò và trách nhiệm của họ với tư cách là những công dân trong cộng đồng lớn. Các cuộc hội họp của cộng đồng chẳng hạn đem lại cho công dân tri thức về nhu cầu của các công dân khác. Trong một bối cảnh thực sự mang tính tham gia, công dân không chỉ hành động như những cá nhân tự trị theo đuổi lợi ích riêng của mình, mà trái lại thông qua một tiến trình quyết định, bàn cãi và thỏa hiệp, họ cuối cùng sẽ gắn nối những mối quan tâm của họ với các nhu cầu của cộng đồng".


Tom Harkin, U.S. senator from Iowa, says that the kind of activists who fueled the earlier civil rights, anti-Vietnam War, and environmental movements are now focusing their energies "closer to home, organizing their neighbors to fight for such issues as better housing, fair taxation, lower utility rates, and the cleanup of toxic wastes.... Cutting across racial and class and geographical boundaries, these actions have shown millions of people that their common interests far outweigh their differences. [For all of them], the message of citizen action is the same: 'Don't get mad, don't get frustrated, don't give up. Organize and fight back.'"


Tom Harkin, thượng nghị sĩ bang lowa, nói rằng những lớp người hoạt động đã từng đổ sức vào những phong trào đòi quyền công dân, phong trào chống chiến tranh Việt Nam và phong trào bảo vệ môi trường, nay tập trung sức lực của họ "vào chỗ gần gũi hơn với nơi ở của họ, tổ chức những người láng giềng của họ đấu tranh cho những vấn đề như có nhà ở tốt hơn, thuế má công bằng, mức đóng góp công ích thấp hơn, và dọn dẹp những phế thải độc hại... Vượt qua những ranh giới chủng tộc, giai cấp và địa lý, những hành động này đã khiến cho hàng triệu người dân thấy rằng những lợi ích chung của họ vượt xa những sự khác biệt giữa họ với nhau. (Đối với tất cả họ), thông điệp về hành động công dân là như nhau: "Chớ điên rồ, chớ thất vọng, chớ bỏ cuộc. Hãy tổ chức và quật lại".

VIRTUAL COMMUNITIES

Some concerned American voters have chosen to stay involved by being in touch with their elected officials, in particular the president and their senators and representatives. They have written letters, sent telegrams, made telephone calls, and gone in person to the official's office, whether in Washington or in the home state or district. During the past few years, however, a new medium of communication has burst upon the scene and given voters extraordinary power - the power to learn what is going on in their world, to comment on those events, and to work to change the things they don't like. This medium is the Internet, the World Wide Web, the Information Superhighway. Whatever it is called, it is changing politics in America, rapidly and irrevocably.
Những cộng đồng ảo

Một số cử tri Mỹ quan tâm đến vấn đề này đã chọn cách tham gia bằng việc tiếp xúc với các quan chức dân cử của họ, đặc biệt là tổng thống và các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ của họ. Họ đã viết thư, gửi điện, gọi điện thoại và đích thân đến văn phòng của quan chức đó, bất kể là tại Washington hay tại bang hoặc quận nhà. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, một phương tiện truyền thông mới đã xuất hiện trên sân khấu và đem lại cho cử tri một cái quyền phi thường –   quyền được biết những gì diễn ra trong thế giới của họ, được bình luận về những sự kiện đó, và được hành động nhằm làm thay đổi những sự việc mà họ không ưa thích. Phương tiện đó là Internet, là mạng Web, là Siêu xa lộ thông tin. Cho dù được gọi bằng cái tên nào đi nữa thì nó cũng đang làm thay đổi các hoạt động chính trị ở Mỹ một cách mau lẹ và không thể ngăn cản.

The Internet can be "a powerful instrument for collective action, if we choose to use it as such," says political activist Ed Schwartz in his book NetActivism: How Citizens Use the Internet. "It has the potential to become the most powerful tool for political organizing developed in the past 50 years, and one that any citizen can use.... [What] community activists often need most is hard information, both about government agencies and specific programs, as well as on how the political system works." They can find this information, easily and at practically no cost, on the Internet.


Internet có thể là "một công cụ hùng mạnh cho hành động tập thể, nếu như muốn sử dụng nó như vậy", như lời nhà hoạt động chính trị Ed Schwartz trong cuốn sách NetActivism: Công dân sử dụng Internet như thế nào: “ Nó có tiềm năng trở thành công cụ hùng mạnh nhất giúp cho việc tổ chức chính trị phát triển trong 50 năm qua, và là một công cụ mà bất cứ công dân nào cũng có thể sử dụng... Cái mà những nhà hoạt động cộng đồng nhiều khi cần đến nhất là thông tin chính xác, cả về việc các cơ quan chính quyền và các chương trình cụ thể lẫn việc hệ thống chính trị hoạt động như thế nào". Họ có thể tìm thấy thông tin này một cách dễ dàng và hầu như không tốn kém trên Internet.

"Virtual communities" of men and women of similar interests, who may live thousands of miles apart and might never have known about each other any other way, are now coming together on the Internet. Quite often, these people never do meet in person, but they get to know each other well, through sustained, intelligent conversations over time about the issues that they care the most about.

"Các cộng đồng ảo" của những người, nam cũng như nữ, có lợi ích giống nhau, những người có thể sống cách xa nhau hàng nghìn dặm và có thể chưa bao giờ được biết về nhau qua bất cứ một cách nào khác, nay tập hợp lại với nhau trên Internet. Rất nhiều khi, những người này chưa hề gặp mặt nhau, nhưng họ khá hiểu biết nhau thông qua những cuộc trò chuyện thông minh kéo dài về những vấn đề mà họ quan tâm nhất.

Another profound change is the quick access the Internet gives people to information about government, politics, and issues that had previously been unavailable, or hard to find, for most of them.


Một thay đổi sâu sắc khác là việc tiếp cận nhanh chóng với Internet đem lại cho người dân những thông tin về chính quyền, về các hoạt động chính trị, và về những vấn đề trước đây không thể tìm hiểu được, hoặc khó tìm hiểu, đối với hầu hết người dân.


EnviroLink, for example, is a Web site devoted to environmental issues. Community organizations can get specific facts from this site about such concerns as greenhouse gas emissions, hazardous waste, or toxic chemicals. In the past, these groups might have been limited to talking about these issues only in general terms. Now, EnviroLink makes detailed resource materials instantly available. The site provides access to educational resources, government agencies, and environmental organizations and publications, all listed by topic of interest. EnviroLink also offers information and advice on how to take direct action by providing names and e-mail addresses of persons to contact about specific environmental concerns, and it includes "chat rooms" where users can engage in discussions and share ideas.






EnviroLink chẳng hạn là một địa chỉ Web dành cho những vấn đề môi trường. Các tổ chức cộng đồng có thể thu thập những thực tế cụ thể từ địa chỉ này về những mối quan tâm như khí thải gây hiệu ứng nhà kính, những chất phế thải gây nhiều rủi ro, hoặc những hóa chất độc hại. Trước kia, những nhóm người này có lẽ bị hạn chế ở việc chỉ được nói về những vấn đề này bằng những lời lẽ chung chung. Nay, EnviroLink cung cấp ngay tức thời những tài liệu chi tiết. Địa chỉ này cho phép tiếp cận các nguồn tài liệu về giáo dục, về các cơ quan chính quyền, các tổ chức và ấn phẩm về môi trường, tất cả được liệt kê theo chủ đề. EnviroLink còn cung cấp thông tin và lời khuyên về cách làm thế nào để có hành động trực tiếp bằng cách cung cấp tên và địa chỉ thư tín điện tử của những người cần tiếp xúc về những vấn đề môi trường cụ thể, và nó có cả những "phòng chuyện gẫu" để những người sử dụng có thể thảo luận và chia sẻ ý kiến.


The Media

Americans realized early on that easy access to information would be fundamental to the proper functioning of their new democracy. They would not be able to make sound decisions about candidates and policies without it.

Các phương tiện thông tin đại chúng

Người dân Mỹ đã nhận ra từ sớm rằng sự dễ dàng tiếp cận thông tin là điều cơ bản cho hoạt động tốt đẹp của nền dân chủ mới của họ. Không có nó họ sẽ không thể có những quyết định đúng đắn về các ứng cử viên và các chính sách.

To be effective, moreover, this information would have to be readily available and widely distributed. The answer was newspapers. America’s first daily paper appeared in Philadelphia, Pennsylvania, in 1783. By 1800, Philadelphia had six dailies; New York City had five; Baltimore, Maryland, had three; and Charleston, South Carolina, had two, with almost 250 other papers, most of them weeklies, scattered around the country. By 1850, there were 2,000 papers, including 200 dailies.

Ngoài ra, muốn trở nên hữu hiệu, thông tin này phải được dễ dàng tiếp nhận và được quảng bá rộng rãi.Câu trả lời là báo chí. Tờ báo hằng ngày đầu tiên tại Mỹ đã ra đời tại Philadelphia, bang Pennsylvania năm 1783. Đến năm 1800, Pennsylvania đã có 6 tờ báo hằng ngày. Thành phố New York có 5 tờ, Baltimore, bang Maryland có 3 tờ, và Charleston, bang South Carolina có 2, còn hầu hết 250 tờ báo khác, phần lớn là tuần báo, được xuất bản rải rác trong khắp đất nước. Đến năm 1850, có tất cả 2.000 tờ báo, trong đó có 200 tờ báo hằng ngày.

The independent obduracy of journalists has caused conflict with many American politicians from the country’s earliest days. George Washington wrote in 1792 that “if the government and the officers of it are to be the constant theme for newspaper abuse, and this too without condescending to investigate the motives or the facts, it will be impossible, I conceive, for any man living to manage the helm or to keep the machine together.” On the other hand, politicians have recognized the media’s crucial role in keeping the electorate informed. Thomas Jefferson wrote in 1787 that “were it left to me to decide whether we should have a government without newspapers, or newspapers without a government, I should not hesitate a moment to prefer the latter.”

Tính độc lập bướng bỉnh của nhà báo đã gây ra xung đột với nhiều chính khách Mỹ ngay từ buổi đầu của đất nước này. George Washington viết năm 1792 rằng: "Nếu chính quyền và các quan chức chính quyền trở thành đề tài thường xuyên cho sự lạm dụng của báo chí, và nếu để cho điều đó diễn ra mà không hạ cố điều tra các động cơ và sự việc thì tôi cho rằng không có bất cứ con đường nào đang sống có thể cầm lái hoặc giữ cho cỗ máy được gắn lại với nhau. "Mặt khác, các nhà chính trị đã thừa nhận vai trò vô cùng trọng yếu của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giúp cho cử tri được thông tin. Thomas Jefferson viết năm 1787 rằng "nếu để cho tôi quyết định chúng ta nên có một chính quyền không có báo chí hay có báo chí mà không có chính quyền, thì tôi không do dự một chút nào chọn khả năng thứ hai".

Radio became important to politics in 1924, when the proceedings of the national political party conventions were first broadcast live. In that year, the parties began paying for radio advertisements—the Republicans spent $120,000; the Democrats, $40,000. Four years later, expenditures by the two parties had leaped to a million dollars, beginning the upward spiral in campaign spending that has accelerated in recent years.

Đài phát thanh trở nên quan trọng đối với hoạt động chính trị năm 1924, khi các đại hội toàn quốc các chính đảng lần đầu tiên được phát đi trực tiếp. Năm đó, các đảng bắt đầu trả tiền quảng cáo trên đài phát thanh - Đảng Cộng hòa chi 120.000 USD, Đảng Dân chủ chi 40.000 USD. Bốn năm sau, chi phí của hai đảng nhảy vọt lên 1 triệu USD, bắt đầu cái vòng xoắn đi lên trong chi tiêu cho chiến dịch tranh cử ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây.

George Gallup began conducting public opinion polls in 1934, starting with small samples in key districts. He believed that these polls would provide “a swift and efficient method by which legislators, educators, experts, and editors, as well as ordinary citizens throughout the length and breadth of the country, can have a more reliable measure of the pulse of democracy.”

George Gallup bắt đầu tiến hành những cuộc thăm dò dư luận năm 1934, mở đầu bằng những mẫu nhỏ tại những quận then chốt. Ông tin rằng những cuộc thăm dò dư luận này sẽ đem lại "một phương pháp mau lẹ và hữu hiệu qua đó các nhà lập pháp, nhà giáo dục, chuyên gia và nhà báo cũng như dân thường trên khắp chiều dài và chiều rộng của đất nước, có thể có một thước đo tin cậy hơn về nhịp đập của dân chủ".

Today, polling has become far more sophisticated as questioning has been refined by experience, and analysis has been aided by the introduction of modern technology. In spite of occasional errors, polling is generally considered to be an effective way to keep track of public opinion.

Ngày nay việc thăm dò dư luận đã trở nên tinh vi hiện đại hơn rất nhiều khi mà việc đặt ra các câu hỏi đã được nâng cao bởi kinh nghiệm và việc phân tích đã có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại. Mặc dù đôi khi xảy ra nhầm lẫn, việc thăm dò dư luận nói chung được coi là một cách hữu hiệu để theo dõi ý kiến của dân chúng.

The first television broadcast of a political convention came in 1940, with an audience of 100,000 viewers. By the 1950s, television was reaching one-third of America’s households. The two parties spent $3.5 million on television ads during the 1952 campaign, with the Republicans continuing to outspend the Democrats by a large margin. The 1960 Kennedy-Nixon debates clinched the crucial role of television in modern campaigning.

Buổi truyền hình đầu tiên về một hội nghị chính trị diễn ra vào năm 1940, với số người theo dõi là 100.000 người. Đến thập niên 1950, truyền hình đã tới được 1/3 số gia đình ở Mỹ. Hai đảng đã chi tiêu 3,5 triệu USD về quảng cáo trên truyền hình trong chiến dịch tranh cử năm 1952, trong đó Đảng Cộng hòa tiếp tục chi lớn hơn rất nhiều so với Đảng Dân chủ. Cuộc tranh luận giữa Kennedy và Nixon năm 1960 đã làm nổi lên vai trò tối quan trọng của truyền hình trong chiến dịch tranh cử hiện đại.

Cable television has allowed vastly increased public scrutiny of government itself. Every minute of U.S. House of Representatives and U.S. Senate sessions plus a number of congressional committee meetings are televised by the nongovernmental C-SPAN channels. State and local governments likewise broadcast meetings of legislatures, councils and boards to their constituents.

Truyền hình cáp đã cho phép tăng rất nhiều giám sát công cộng đối với chính phủ. Mỗi phút họp của Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ cộng với một số cuộc họp ủy ban quốc hội được truyền hình bởi các kênh C-SPAN phi chính phủ. Tương tự như vậy, chính quyền tiểu bang và địa phương phát sóng các cuộc họp của cơ quan lập pháp, các hội đồng và các ban cho cử tri xem.
Citizens have more ways than ever to get news about their governments. While the number of newspapers is shrinking, the survivors continue to report local, national and international news online, providing important scrutiny of government while trying to find ways of remaining profitable in the digital age. People have long taken for granted getting news from radio and television reporters. Now citizen journalists can bring neglected news stories to their community through online blogs.

Công dân có nhiều cách hơn bao giờ hết để có được tin tức về chính phủ của họ. Trong khi số lượng các tờ báo đang co lại, những tờ báo sống sót tiếp tục đăng tin địa phương, quốc gia và tin tức trực tuyến quốc tế, cung cấp sự giám sát quan trọng đối với chính phủ trong khi cố gắng tìm cách tạo lợi nhuận trong thời đại kỹ thuật số. Từ lâu người ta đã chấp nhận lấy tin tức từ hình các phóng viên đài phát thanh và truyền. Bây giờ các nhà báo công dân có thể mang lại những câu chuyện thời sự, tin tức bị bỏ qua cho cộng đồng của mình thông qua các blog trực tuyến.



Activists at the local level are finding the Internet to be particularly helpful. These are the people who get involved in politics as a way to improve conditions in their own neighborhoods and communities. They organize block cleanups, trash recycling efforts, crime watch groups, and adult literacy programs. "Their aim is not merely to perform community service," says Ed Schwartz, "although that's part of it. They simply believe that healthy communities are possible only when residents make a personal commitment to contribute to their well-being."


Các nhà hoạt động ở cấp địa phương coi Internet là đặc biệt hữu ích. Họ là những người tham gia các hoạt động chính trị như một phương tiện để cải thiện điều kiện của xóm giềng và cộng đồng của họ. Họ tổ chức những buổi làm vệ sinh trong khu nhà, tái chế rác, lập ra những nhóm theo dõi tội phạm, và các chương trình dạy chữ cho người lớn. Ed Schwartz nói: "Mục đích của họ không chỉ là thực hiện dịch vụ cộng đồng, tuy rằng đó là một phần của việc ấy. Họ tin tưởng một cách đơn giản rằng chỉ có thể có được những cộng đồng lành mạnh khi người dân ở đó cam kết cá nhân sẽ đóng góp vào phúc lợi của bản thân họ".

One example of the way these people are using the Internet is Neighborhoods Online, a Web site set up by Schwartz to promote neighborhood activism throughout the United States. Hundreds of people visit the site every day, including organizers, staff members of nonprofit organizations, elected officials, journalists, college faculty and students, and ordinary citizens looking for new ways to solve neighborhood problems.

Một ví dụ về cách những người dân này sử dụng Internet là Neighborhoods Online, một địa chỉ Web do Schwartz xây dựng nhằm đẩy mạnh hoạt động xóm giềng trong khắp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hàng trăm người đã thăm địa chỉ này hằng ngày, trong đó có các nhà tổ chức, thành viên các tổ chức phi lợi nhuận, các quan chức dân cử, nhà báo, các trường cao đẳng và sinh viên, cùng những người dân thường khi họ tìm kiếm những phương cách mới để giải quyết các vấn đề xóm giềng của họ.


"From a modest beginning," says Schwartz, "we've reached the point where virtually every community development corporation, neighborhood advisory committee, adult literacy program, job training agency, and human service provider is either already online or trying to figure out how to get there."

Schwartz nói: "Từ một bước bắt đầu khiêm tốn, chúng tôi đã vươn tới chỗ hầu như mọi tập đoàn phát triển cộng đồng, ủy ban cố vấn xóm giềng, chương trình dạy chữ cho người lớn, cơ quan dạy nghề, và đơn vị cung cấp dịch vụ con người, hoặc là đã hoạt động trực tuyến hoặc là tìm cách đi tới chỗ trực tuyến".

PRIVATE INTEREST GROUPS

The groups discussed above and others like them are called public interest groups, in that they seek a collective good, the achievement of which will not necessarily benefit their own membership. This does not mean that such groups are correct in the positions they take, only that the element of profitable or selective self-interest is low.

Những nhóm lợi ích tư nhân

Những nhóm được nói đến trên đây và những nhóm tương tự được gọi là những nhóm lợi ích công cộng, ở chỗ chúng mưu cầu một sự tốt đẹp tập thể mà thành công không nhất thiết có lợi cho thành viên của nhóm họ. Điều đó không có nghĩa là những nhóm ấy đúng ở lập trường của họ, duy chỉ có điều là yếu tố lợi lộc hoặc lợi ích vị kỷ là thấp.


Private interest groups, on the other hand, usually have an economic stake in the policies they advocate. Business organizations will favor low corporate taxes and restrictions of the right to strike, whereas labor unions will support minimum wage legislation and protection for collective bargaining. Other private interest groups - such as churches and ethnic groups - are more concerned about broader issues of policy that can affect their organizations or their beliefs.

Mặt khác, những nhóm lợi ích tư nhân thường trông chờ ở một mối lợi kinh tế trong những chính sách mà họ chủ trương. Các tổ chức kinh doanh ủng hộ các mức thuế thấp và những hạn chế đối với quyền bãi công, trong khi các nghiệp đoàn lại ủng hộ luật về đồng lương tối thiểu và bảo vệ việc thương lượng tập thể. Các nhóm lợi ích tư nhân khác - như giáo hội và các nhóm chủng tộc - lại quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề chính sách rộng lớn hơn có thể ảnh hưởng đến tổ chức hay tín ngưỡng của họ.

One type of private interest group that has grown in number and influence in recent years is the political action committee, or PAC. These are independent groups, organized around a single issue or set of issues, that contribute money to political campaigns for Congress or the presidency. PACs are limited in the amounts they can contribute directly to candidates in federal elections. There are no restrictions, however, on the amounts PACs can spend independently to advocate a point of view or to urge the election of candidates to office. PACs today number in the thousands.


Một loại nhóm lợi ích tư nhân đã tăng lên về số lượng và ảnh hưởng trong mấy năm gần đây là ủy ban hành động chính trị, viết tắt là PAC. Những nhóm độc lập này, được tổ chức  xung quanh một vấn đề duy nhất hay một tập hợp vấn đề, góp tiền cho những cuộc vận động chính trị ủng hộ Quốc hội hay tổng thống. Các PAC bị giới hạn ở số lượng tiền mà họ có thể đóng góp trực tiếp cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử liên bang. Tuy nhiên, không có hạn chế nào về số tiền mà các PAC có thể chi tiêu độc lập nhằm bênh vực một quan điểm hoặc thúc đẩy việc bầu các ứng cử viên vào một chức vụ. Con số các PAC ngày nay có đến hàng nghìn.


"The political parties are threatened as the number of interest groups has mushroomed, with more and more of them operating offices in Washington, D.C., and representing themselves directly to Congress and federal agencies," says Michael Schudson in his book The Good Citizen: A History of American Civic Life. "Many organizations that keep an eye on Washington seek financial and moral support from ordinary citizens. Since many of them focus on a narrow set of concerns or even on a single issue, and often a single issue of enormous emotional weight, they compete with the parties for citizens' dollars, time, and passion."

Trong cuốn sách Người công dân tốt: Lịch sử đời sống công dân Mỹ, Michael Schudsson viết: "Các chính đảng bị đe doạ do số các nhóm lợi ích tăng lên nhan nhản, trong đó ngày càng có nhiều nhóm có văn phòng tại Washington, D.C., và tự đại diện cho mình trực tiếp tại Quốc hội và các cơ quan liên bang. Nhiều tổ chức để mắt đến Washington tìm kiếm sự ủng hộ tài chính và tinh thần ở những công dân bình thường. Do số đông trong những nhóm đó tập trung vào một phạm vi hẹp các mối quan tâm, hoặc thậm chí vào một vấn đề duy nhất, và nhiều khi là một vấn đề duy nhất có sức nặng tình cảm lớn lao, họ cạnh tranh với các đảng về tiền bạc, thời gian và tình cảm của người dân".

The amount of money spent by these "special interests" continues to grow, as campaigns become more and more expensive. Many Americans have the feeling that these wealthy interests - whether corporations or unions or PACs organized to promote a particular point of view - are so powerful that ordinary citizens can do little to counteract their influence.

Khối lượng tiền bạc mà các nhóm "lợi ích đặc biệt" này chi tiêu không ngừng tăng lên, do các cuộc vận động tranh cử ngày càng trở nên tốn kém. Nhiều người Mỹ có cảm nghĩ là các nhóm lợi ích giàu có này - dù đó là các công ty hay nghiệp đoàn hay các PAC được tổ chức nhằm quảng bá một quan điểm nào đó - có thế lực mạnh mẽ đến nỗi người dân thường không làm được gì mấy để chống lại ảnh hưởng của các nhóm đó.

But they can do something. They can inform themselves and then act on that information. Perhaps the quickest and most efficient way is by using the Internet to keep track of each of their elected officials. Within a matter of minutes, they can find out which "special interests" have given political contributions to an official and how that official has voted on recent pieces of legislation. These citizens can then use this information to make their opinions known.


Nhưng họ có thể làm được một việc gì đấy. Họ có thể thu thập thông tin cho họ và hành động trên cơ sở những thông tin ấy. Có lẽ cách nhanh nhất và hữu hiệu nhất là sử dụng Internet để theo dõi từng quan chức dân cử của họ. Chỉ trong vòng vài phút, họ có thể tìm ra những nhóm "lợi ích đặc biệt" nào đã có những đóng góp chính trị cho một quan chức và quan chức ấy đã biểu quyết như thế nào về những văn bản luật gần đây. Những công dân này sau đó có thể dùng thông tin ấy làm cho người ta biết đến ý kiến của họ.

A fact of political life is that thinking about issues, gathering information about them, and discussing them with friends and neighbors make no difference in how elected officials act - or, more important, vote. These officials care a great deal, though, about whether those who elected them are likely, or not likely, to elect them again. When letters, phone calls, faxes, and e-mail messages from constituents start to arrive, attention is paid. It is still the people, each one with a vote whenever he or she chooses to cast it, who have the ultimate power.

Một thực tế trong đời sống chính trị là suy nghĩ về các vấn đề, thu thập thông tin về những vấn đề đó, và bàn luận những vấn đề ấy với bạn bè và láng giềng cũng không làm thay đổi được gì đối với cách hành động - hoặc quan trọng hơn - biểu quyết của các quan chức dân cử. Tuy rằng các quan chức này rất chú trọng đến việc liệu những người đã bỏ phiếu cho họ có khả năng bầu lại họ hay không. Khi thư từ, các cuộc điện thoại, fax và thư e-mail từ cử tri bắt đầu đến thì người ta mới tập trung chú ý. Người có quyền lực cuối cùng vẫn sẽ là người dân, những người chủ lá phiếu đưa ra quyết định lựa chọn.

The road from 1787 and the drafting of the U.S. Constitution to the present has not been a straight one. Voters have been moved by passions and events first in one direction, then in another. But, at some point, they have always found a way to come back to rest near the center. Somewhere between the pragmatic and the ideal, between the local and the national, between the public and the private, between selfishness and altruism, between states' rights and the good of the nation as a whole, exists a common ground on which the people of the United States have, through the years, built a strong, prosperous, free country - a country that is flawed, granted, but always spurred on by the promise of better days to come.

Con đường từ năm 1787 và việc soạn thảo Hiệp pháp Hợp chúng quốc tới ngày nay không phải là một con đường thẳng tắp. Cử tri bị xúc cảm và sự kiện đẩy đi ban đầu theo hướng này, rồi sau đó theo hướng khác. Nhưng, đến một thời điểm nào đó, họ bao giờ cũng tìm ra được một con đường để trở lại nghỉ ngơi gần trung tâm. Ở một nơi nào đó giữa cái thực dụng và cái lý tưởng, giưừa địa phương và quốc gia, giữa công cộng và tư nhân, giữa vị kỷ và vị tha, giữa quyền của các bang và lợi ích của toàn thể đất nước, có một địa hạt chung, ở đó nhân dân Hợp chúng quốc, qua năm tháng, đã xây dựng nên một đất nước hùng mạnh, phồn vinh, tự do - một đất nước có khiếm khuyết đấy, được thừa nhận đấy, nhưng bao giờ cũng được thúc đẩy bởi sự hứa hẹn của những ngày tốt đẹp hơn sẽ đến.

Appendix: Additional Reading on U.S. Government

Tài liệu đọc thêm về chính quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ




* Abraham, Henry J.
Justices, Presidents, and Senators: A History of the U.S. Supreme Court Appointments From Washington to Clinton, 4th ed. Lanham, Maryland: Rowman and Littlefield, 1999.

* Baum, Lawrence
Supreme Court. Washington, D.C.: CQ Press, 1997.

* Bibby, John
Two Parties of More: The American Party System. Boulder, Colorado: Westview Press, 1998.

* Bowen, Catherine
Miracle at Philadelphia: The Story of the Constitutional Convention, May to September 1787. Boston, Massachusetts: Little Brown, 1986.

* Boyte, Harry C., Heater Booth, and Steve Max
Citizen Action and the New American Populism. Philadelphia, Pennsylvania: Temple University Press, 1986.

* Brinkley, Alan, Nelson W. Polsby, and Kathleen M. Sullivan
The New Federalist Papers: Essays in Defense of the Constitution. New York, New York: Norton, 1997.

* Brookhiser, Richard
Alexander Hamilton, American. New York, New York: Free Press, 1999.

* Carp, Robert A., and Ronald Stidham
Judicial Process in America. 4th ed. Washington, D.C.: CQ Press, 1998.

* Davies, Philip
U.S. Elections Today. 2nd ed. New York, New York: Manchester University Press, 1999.

* Edwards, George C.
Government in America: People, Politics, and Policy. 8th ed. New York, New York: Longman, 1999.

* Fine, Toni M.
American Legal Systems: A Resource and Reference Guide. Cincinnati, Ohio: Anderson Publishing, 1997.

* Fisher, Louis
Constitutional Conflicts Between Congress and the President. 4th ed. Topeka, Kansas: University Press of Kansas, 1997.

* Fisther, Louis
The Politics of Shared Power: Congress and the Executive. 4th ed. College Station, Texas: Texas A & M University Press, 1998.

* Friedman, Lawrence M.
American Law: An Introduction. 2nd ed. New York, New York: W.W. Norton, 1998.

* Graber, Doris
Mass Media and American Politics. 5th ed. Washington, D.C.: CQ Press, 1997.

* Greenstein, Fred

Leadership in the Modern Presidency. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1988.

* Hall, Kermit, ed.
The Oxford Guide to United States Supreme Court Decisions. New York, New York: Oxford University Press, 1999.

* Hanson, Russell, ed.
Governing Partners: State-Local Relations in the United States. Boulder, Colorado: Westview Press, 1998.

* Hedge, David

Governance and the Changing American States. Boulder, Colorado: Westview Press, 1998.

* Hoffman, Daniel
Our Elusive Constitution: Silences, Paradoxes, Priorities. New York, New York: SUNY Press, 1997.

* Kurian, George T.
Historical Guide to the U.S. Government. New York, New York: Oxford University Press, 1997.

* Loomis, Burdett
The Contemporary Congress. 2nd ed. New York, New York: St. Martins Press, 1998.

* Mason, Alpheus
American Constitutional Law: Introductory Essays and Selected Cases. 12th ed. New York, New York: Prentice Hall, 1998.

* Meador, Daniel J.
American Courts. St. Paul, Minnesota: West Publishing Co., 1991.

* Nelson, Michael
The Presidency and the Political System. 5th ed. Washington, D.C.: CQ Press, 1998.

* Notess, Greg R.
Government Information on the Internet. 2nd ed. Lanham, Maryland: Bernan Press, 1998.

* Obrien, David M.
Storm Center: The Supreme Court in American Politics. 5th ed. New York, New York: W.W. Norton, 1999.

* Perloff, Richard M.
Political Communication: Politics, Press, and Public in America. Mahwah, New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates, 1998.

* Polsby, Nelson
Presidential Elections: Strategies and Structures of American Politics. 9th ed. Chatham, New Jersey: Chatham House, 1996.

* Reichley, A. James, ed.
Elections American Style. Washington, D.C.: The Brookings Institution, 1997.

* Relyea, Harold C., ed.
The Executive Office of the President: A Historical, Biographical, and Bibliographical Guide. Westport, Connecticut: Greenwood Press, 1997.

* Rimmerman, Craig A.
The New Citizenship: Unconventional Politics, Activism, and Service. Boulder, Colorado: Westview Press, 1997.

* Ripley, Randall
Readings in American Government and Politics. 3rd ed. Boston, Massachusetts: Allyn and Bacon, 1999.

* Rogers, Donald, ed.
Voting and the Spirit of American Democracy: Essays on the History of Voting and Voting Rights in America. Urbana, Illinois: University of Illinois Press, 1992.

* Rossiter, Clinton, ed.
The Federalist Papers, by Alexander Hamilton, James Madison, and John Jay. New York, New York: Mentor, 1999.

* Schudson, Michael
The Good Citizen: A History of American Civic Life. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1999.

* Schwartz, Ed
Net Activism: How Citizens Use the Internet. Sebastopol, California: Songline Studios, Inc., 1996.

* Selnow, Gary W.
Electronic Whistle-Stops: The Impact of the Internet on American Politics. Westport, Connecticut: Praeger Press, 1998.

* Van Horn, Carl
The State of the States. 3rd ed. Washington, D.C.: CQ Press, 1966.

* Weisberg, Herbert, ed.
Great Theatre: The American Congress in the 1990s. Cambridge, England: Cambridge University Press, 1998.

* Wilson, James
American Government: Institutions and Policies. 7th ed. Boston, Houghton Mifflin, 1998.

* Woll, Peter, ed.
American Government: Readings and Cases. 13th ed. New York, New York: Longman, 1999.

P1     P2     P3     P4     P5     P6     P7     P8

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn