MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, November 18, 2013

U.S. GOVERNMENT KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN MỸ - P6

OUTLINE OF U.S. GOVERNMENT
KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN MỸ - P6



6 Landmark Decisions of The Supreme Court 

Chương 6: Những quyết định cột mốc của Tòa án Tối cao

"The Court bows to the lessons of experience and the force of better reasoning, recognizing that the process of trial and error, so fruitful in the physical sciences, is appropriate also in the judicial function."
-Louis D. Brandeis, Associate Justice of the U.S. Supreme Court, Burnet v. Coronado Oil and Gas Co., 1932

“Tòa nghiêng mình trước những bài học của kinh nghiệm và sức mạnh của lập luận chặt chẽ, thừa nhận rằng tiến trình xét xử và sai lầm, có ích biết bao trong các môn khoa học tự nhiên, cũng thích hợp cả trong chức năng tư pháp"
- Louis D.Brandeis, Phó chánh án Tòa án Tối cao Hợp chúng quốc, vụ Burnet kiện Công ty Coronado Oil and Gas, 1932

Since the U.S. Supreme Court first convened in 1790, it has rendered thousands of opinions on everything from the powers of government to civil rights and freedom of the press. Although many of these decisions are little known and of little interest to the general public, several stand out because of the impact they have had on American history. A few of the most significant cases are summarized here.


Kể từ ngày Tòa án Tối cao Hợp chúng quốc họp lần đầu năm 1790 đến nay, Tòa đã bày tỏ hàng nghìn ý kiến về mọi vấn đề, từ quyền lực của chính quyền đến các quyền công dân và tự do báo chí. Tuy rằng nhiều trong số những quyết định ít được biết đến và ít được quảng đại công chúng quan tâm, song có một số quyết định nổi bật lên do tác động mà chúng đã có đối với lịch sử nước Mỹ. Dưới đây tóm tắt một số vụ quan trọng nhất.


MARBURY V. MADISON (1803)

Often called the most important decision in the history of the Supreme Court, Marbury v. Madison established the principle of judicial review and the power of the Court to determine the constitutionality of legislative and executive acts.
Vụ Marbury kiện Madison (1803)

Thường được coi là quyết định quan trọng nhất trong lịch sử của Tòa án Tối cao, vụ Marbury kiện Madison lập nên một nguyên tắc giám sát tư pháp và quyền lực của Tòa trong việc xác định tính hợp hiến của các hành vi lập pháp và hành pháp.

The case arose from a political dispute in the aftermath of the presidential election of 1800 in which Thomas Jefferson, a Democratic-Republican, defeated the incumbent president, John Adams, a Federalist. In the closing days of Adams's administration, the Federalist-dominated Congress created a number of judicial positions, including 42 justices of the peace for the District of Columbia. The Senate confirmed the appointments, the president signed them, and it was the responsibility of the secretary of state to seal the commissions and deliver them. In the rush of last-minute activities, the outgoing secretary of state failed to deliver commissions to four justices of the peace, including William Marbury.

Vụ này sinh ra từ một cuộc tranh cãi chính trị diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1800, trong đó Thomas Jefferson, một người Dân chủ - Cộng hòa, đã đánh bại tổng thống đương  nhiệm John Adams, một người chủ trương chế độ liên bang. Trong những ngày cuối cùng của chính quyền Adams, Quốc hội dưới sự khống chế của phái Liên bang đã lập ra một số chức vụ tư pháp, trong đó có 42 thẩm phán hòa giải cho quận Columbia. Thượng viện đã phê chuẩn việc bổ nhiệm này, tổng thống đã ký và trách nhiệm của quốc vụ khanh là đóng dấu và trao những quyết định. Trong lúc vội vã vào những phút cuối cùng, quốc vụ khanh sắp mãn nhiệm quên trao quyết định cho 4 thẩm phán, trong đó có William Marbury.


The new secretary of state under President Jefferson, James Madison, refused to deliver the commissions because the new administration was angry that the Federalists had tried to entrench members of their party in the judiciary. Marbury brought suit in the Supreme Court to order Madison to deliver his commission.


Quốc vụ khanh mới dưới quyền của Tổng thống Jefferson là James Madison không chịu trao những quyết định đó vì chính quyền mới tức giận phái Liên bang đã tìm cách gài người của đảng họ vào trong ngành tư pháp. Marbury đã khởi kiện tại Tòa án Tối cao đòi Madison phải trao quyết định cho mình.


If the Court sided with Marbury, Madison might still have refused to deliver the commission, and the Court had no way to enforce the order. If the Court ruled against Marbury, it risked surrendering judicial power to the Jeffersonians by allowing them to deny Marbury the office he was legally entitled to. Chief Justice John Marshall resolved this dilemma by ruling that the Supreme Court did not have authority to act in this case. Marshall stated that Section 13 of the Judiciary Act, which gave the Court that power, was unconstitutional because it enlarged the Court's original jurisdiction from the jurisdiction defined by the Constitution itself. By deciding not to decide in this case, the Supreme Court secured its position as the final arbiter of the law.

Nếu như Tòa đứng về phía Marbury, Madison có thể vẫn không chịu trao quyết định và Tòa không có cách nào làm cho lệnh của mình được thi hành. Nếu Tòa xử trái với yêu cầu của Marbury thì Tòa có nguy cơ nhượng quyền tư pháp cho người của phái Jefferson bằng cách để cho họ được phép khước từ Marbury chức vụ mà ông được quyền nhận theo pháp lý. Chánh án Tòa án Tối cao John Marshall đã giải quyết thế khó xử này bằng quyết định cho rằng Tòa án Tối cao không có thẩm quyền hành động trong vụ này. Marshall phát biểu rằng Chương 13 của Luật Tư pháp, đạo luật đã trao quyền cho Tòa án Tối cao, là không hợp hiến vì nó đã mở rộng phạm vi tài phán nguyên thủy của Tòa từ phạm vi tài phán đã được chính Hiến pháp xác định. Bằng quyết định không đưa ra quyết định trong vụ này, Tòa án Tối cao đã bảo đảm an toàn cho vị trí của mình là trọng tài cuối cùng của luật pháp.




GIBBONS V. OGDEN (1824)

The first government of the United States under the Articles of Confederation was weak partly because it lacked the power to regulate the new nation's economy, including the flow of interstate commerce. The Constitution gave the U.S. Congress the power "to regulate commerce...among the several states....," but that authority was challenged frequently by states that wanted to retain control over economic matters.
Vụ Gibbons kiện Ogden (1824)

Chính quyền đầu tiên của Hợp chúng quốc theo Điều lệ Liên bang non yếu một phần bởi nó không có quyền điều hành nền kinh tế của đất nước mới này, trong đó có luồng thương mại giữa các bang. Hiến pháp trao cho Quốc hội Hợp chúng quốc quyền "điều hành thương mại... giữa nhiều bang..." nhưng quyền này thường hay bị các bang thách thức khi họ cảnh báo rằng họ muốn giữ lại quyền kiểm soát đối với các vấn đề kinh tế.

In the early 1800s, the state of New York passed a law that required steamboat operators who traveled between New York and New Jersey to obtain a license from New York. Aaron Ogden possessed such a license; Thomas Gibbons did not. When Ogden learned that Gibbons was competing with him, and without permission from New York, Ogden sued to stop Gibbons.

Những năm đầu thế kỷ XIX, bang New York thông qua một đạo luật yêu cầu những người lái tàu thủy đi lại giữa New York và New Jersey phải có giấy phép của New York. Aaron Ogden đã có một giấy phép như vậy, còn Thomas Gibbons thì không. Khi Ogden biết được rằng Gibbons cạnh tranh với mình mà không có giấy phép của New York thì Ogden khởi kiện để chặn tay Gibbons.

Gibbons held a federal license to navigate coastal waters under the Coasting Act of 1793, but the New York State courts agreed with Ogden that Gibbons had violated the law because he did not have a New York State license. When Gibbons took his case to the Supreme Court, however, the justices struck down the New York law as unconstitutional because it infringed on the U.S. Congress's power to regulate commerce. "The word 'to regulate' implies, in its nature, full power over the thing to be regulated," the Court said. Therefore, "it excludes, necessarily, the action of all others that would perform the same operation on the same thing."

Gibbons có giấy phép liên bang để đi lại trên vùng ven biển theo Điều luật Ven biển năm 1793, nhưng tòa án bang New York lại đồng ý với Ogden là Gibbons đã vi phạm luật pháp vì không có giấy phép của bang New York. Khi Gibbons đưa vấn đề này ra Tòa án Tối cao thì các thẩm phán phê phán luật của New York là không hợp hiến vì nó xâm phạm đến quyền của Quốc hội Hợp chúng quốc được điều hành thương mại. Tòa phán quyết: “ Từ ngữ "điều hành" bản chất nó hàm nghĩa có toàn quyền đối với vấn đề được điều hành. Nó nhất thiết loại trừ hành động của tất cả những ai khác thực hiện cũng hoạt động ấy đối với cũng vấn đề ấy".



DRED SCOTT V. SANDFORD (1857)

Dred Scott was a slave whose owner, John Emerson, took him from Missouri, a state that allowed slavery, to Illinois, where slavery was prohibited. Several years later Scott returned to Missouri with Emerson. Scott believed that because he had lived in a free state, he should no longer be considered a slave.
Vụ Dred Scott kiện sandford (1857)

Dred Scott là một nô lệ mà ông chủ, John Emerson, đã đưa anh từ Missouri, một bang cho phép tồn tại chế độ nô lệ, đến bang Illinois, nơi chế độ nô lệ bị ngăn cấm. Nhiều năm sau, Scott trở lại Missouri cùng với Emerson. Scott tin rằng do anh ta đã sống tại một bang tự do, anh ta không còn bị coi là nô lệ nữa.

Emerson died in 1843, and three years later Scott sued Emerson's widow for his freedom. Scott won his case in a Missouri court in 1850, but in 1852 the state supreme court reversed the lower court's decision. Meanwhile, Mrs. Emerson remarried, and Scott became the legal property of her brother, John Sanford (misspelled as Sandford in court records). Scott sued Sanford for his freedom in federal court, and the court ruled against Scott in 1854.

Emerson chết năm 1843, và 3 năm sau, Scott kiện bà quả phụ Emerson để đòi tự do cho mình. Scott đã thắng kiện tại một tòa án ở Missouri năm 1850, nhưng năm 1852, Tòa án Tối cao bang đảo ngược quyết định của tòa cấp dưới. Trong thời gian đó, bà quả phụ Emerson tái giá và Scott trở thành tài sản hợp pháp của anh trai bà là John Sanford (trong biên bản của tòa, viết nhầm là Sandford). Scott khởi kiện Sanford đòi tự do cho mình tại tòa liên bang và tòa này đã phán quyết trái với yêu cầu của Scott vào năm 1854.


When the case went to the Supreme Court, the justices ruled that Scott did not become a free man by virtue of having lived in a free state and that, as a black man, Scott was not a citizen and therefore was not entitled to bring suit in a court of law. The decision was widely criticized, and it contributed to the election of Abraham Lincoln, who opposed slavery, as president in 1860 and hastened the start of the Civil War in 1861. Dred Scott v. Sandford was overturned by the Thirteenth Amendment to the Constitution, which abolished slavery in 1865, and the Fourteenth Amendment, which granted citizenship to former slaves in 1868.


Khi vụ này được đưa lên Tòa án Tối cao, các thẩm phán quyết định rằng Scott đã không trở thành một người tự do với lý do đã sống tại một bang tự do được, và do vậy, với tư cách là một người da đen, Scott không phải là một công dân, và do đó không đủ tư cách khởi kiện tại một tòa án. Quyết định này đã bị chỉ trích rộng rãi, và nó đã góp phần vào việc bầu Abraham Lincoln, một người chống lại chế độ nô lệ, làm tổng thống năm 1860 và đẩy nhanh việc nổ ra Nội chiến trong năm 1861. Vụ án Dred Scott kiện Sandford đã bị đảo ngược bởi Điều sửa đổi Hiến pháp thứ 13 vào năm 1865 bãi bỏ chế độ nô lệ, và bởi Điều sửa đổi Hiến pháp thứ 14 vào năm 1868 trao quyền công dân cho những người trước đây là nô lệ.


NATIONAL LABOR RELATIONS BOARD (NLRB) V. JONES & LAUGHLIN STEEL CORP. (1937)

While Gibbons v. Ogden established the supremacy of Congress in regulating interstate commerce, NLRB v. Jones & Laughlin extended congressional authority from regulation of commerce itself to regulation of the business practices of industries that engage in interstate commerce.


Vụ Ban quan hệ lao động quốc gia (NLRB) kiện công ty thép Jones & Laughlin (1937)

Trong khi vụ Gibbons kiện Ogden xác lập ưu thế của Quốc hội trong việc điều hành thương mại giữa các bang thì vụ NLRB kiện Công ty Jones & Laughlin mở rộng quyền của Quốc hội từ điều hành thương mại sang điều hành các hoạt động kinh doanh của các ngành công nghiệp tham gia thương mại giữa các bang.


Jones & Laughlin, one of the nation's largest steel producers, violated the National Labor Relations Act of 1935 by firing 10 employees for engaging in union activities. The act prohibited a variety of unfair labor practices and protected the rights of workers to form unions and to bargain collectively. The company refused to comply with an NLRB order to reinstate the workers. A Circuit Court of Appeals declined to enforce the board's order, and the Supreme Court reviewed the case.


Công ty Jones & Laughlin, một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất đất nước, đã vi phạm Đạo luật quốc gia về quan hệ lao động năm 1935 khi công ty này sa thải 10 nhân viên vì đã tham gia các hoạt động công đoàn. Đạo luật này ngăn cấm nhiều cách ứng xử không công bằng đối với lao động và bênh vực quyền của công nhân được lập ra nghiệp đoàn và thương lượng một cách tập thể. Công ty này không chịu nghe theo một lệnh của NLRB đòi đưa công nân trở lại làm việc. Tòa Phúc thẩm khu vực từ chối việc cưỡng chế thi hành lệnh của NLRB, và Tòa án Tối cao phải xem xét vụ này.


At issue in this case was whether or not Congress had the authority to regulate the "local" activities of companies engaged in interstate commerce; that is, activities that take place within one state. Jones & Laughlin maintained that conditions in its factory did not affect interstate commerce and therefore were not under Congress's power to regulate. The Supreme Court disagreed, stating that "the stoppage of those [manufacturing] operations by industrial strife would have a most serious effect upon interstate commerce.... Experience has abundantly demonstrated that the recognition of the right of employees to self-organization and to have representatives of their own choosing for the purpose of collective bargaining is often an essential condition of industrial peace." By upholding the constitutionality of the National Labor Relations Act, the Supreme Court handed a victory to organized labor and set the stage for more far-reaching regulation of industry by the federal government.



Vấn đề đặt ra trong vụ này là liệu Quốc hội có quyền điều hành những hoạt động "địa phương" của những công ty tham gia việc buôn bán giữa các bang hay không - nghĩa là những hoạt động diễn ra trong phạm vi một bang. Công ty Jones & Laughlin cho rằng điều kiện trong xưởng máy của họ không ảnh hưởng đến thương mại giữa các bang và do đó không thuộc quyền điều hành của Quốc hội. Tòa án Tối cao không đồng ý với ý kiến đó, cho rằng "việc đình chỉ hoạt động sản xuất này bởi sự tranh chấp trong công nghiệp sẽ có ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đối với thương mại giữa các bang... Kinh nghiệm đã nhiều lần chứng minh rằng việc thừa nhận các nhân viên có quyền tự tổ chức và có đại diện của mình chọn lựa mục tiêu thương lượng tập thể, nhiều khi là một điều kiện thiết yếu để có sự yên bình trong công nghiệp ". Với việc ủng hộ tính hợp hiến của Đạo luật quốc gia về Quan hệ lao động, Tòa án Tối cao đã đưa thắng lợi lại cho một tổ chức nghiệp đoàn và mở đường cho việc chính quyền liên bang đề ra những quy tắc có ảnh hưởng rộng lớn hơn trong công nghiệp.

BROWN V. BOARD OF EDUCATION (1954)

Prior to this historic case, many states and the District of Columbia operated racially segregated school systems under the authority of the Supreme Court's 1896 decision in Plessy v. Ferguson, which allowed segregation if facilities were equal. In 1951 Oliver Brown of Topeka, Kansas, challenged this "separate-but-equal" doctrine when he sued the city school board on behalf of his eight-year-old daughter. Brown wanted his daughter to attend the white school that was five blocks from their home, rather than the black school that was 21 blocks away. Finding the schools substantially equal, a federal court ruled against Brown.

Vụ Brown kiện Ban giáo dục (1954)

Trước khi diễn ra vụ án lịch sử này, nhiều bang và quận Columbia đã thi hành chế độ nhà trường có sự phân biệt chủng tộc theo lệnh của quyết định năm 1896 của Tòa án Tối cao trong vụ Plessy kiện Ferguson, cho phép có sự phân biệt nếu các phương tiện thực thi ngang bằng như nhau. Năm 1951, Oliver Brown ở Topeka, bang Kansas, đã không thừa nhận thuyết "tách rời nhưng ngang bằng" này khi ông khởi kiện ban giám hiệu trường học của thành phố nhân danh đứa con gái lên 8 của mình. Brown muốn con gái mình được theo học tại trường học người da trắng cách nhà ông 5 khối nhà, chứ không phải theo học ở trường người da đen cách xa 21 khối nhà. Nhận thấy hai trường về cơ bản đồng đều nhau, một tòa án liên bang đã quyết định trái với yêu cầu của Brown.

Meanwhile, parents of other black children in South Carolina, Virginia, and Delaware filed similar lawsuits. Delaware's court found the black schools to be inferior to white schools and ordered black children to be transferred to white schools, but school officials appealed the decision to the Supreme Court.

Trong khi đó, cha mẹ của những trẻ em da đen khác tại các bang South Carolina, Virginia và Delaware cũng khởi kiện tương tự. Tòa án Delaware thấy các trường người da đen chất lượng thấp hơn các trường người da trắng nên đã lệnh cho trẻ em da đen được chuyển đến các trường người da trắng, nhưng các quan chức nhà trường đã nhờ đến quyết định Tòa án Tối cao.


The Court heard arguments from all these cases at the same time. The briefs filed by the black litigants included data and testimony from psychologists and social scientists who explained why they thought segregation was harmful to black children. In 1954 a unanimous Supreme Court found that "...in the field of education the doctrine of 'separate but equal' has no place," and ruled that segregation in public schools denies black children "the equal protection of the laws guaranteed in the Fourteenth Amendment."


Tòa đã đồng thời nghe lý lẽ của tất cả các bên. Lý lẽ của nguyên đơn da đen gồm có những số liệu và bằng chứng của các nhà tâm lý học và các nhà khoa học xã hội giải thích tại sao họ nghĩ rằng sự phân biệt đối xử ở đây có hại cho trẻ em da đen. Năm 1954, Tòa án tối cao đã nhất trí cho rằng: "... trong lĩnh vực giáo dục, thuyết "tách rời nhưng ngang bằng" không có chỗ đứng", và quyết định rằng sự phân biệt đối xử trong các  trường công đã tước của trẻ em da đen "sự bảo vệ ngang bằng của luật pháp được bảo đảm trong Điều sửa đổi Hiến pháp thứ 14".


GIDEON V. WAINWRIGHT (1963) MIRANDA V. ARIZONA (1966)

Two Supreme Court decisions in the 1960s supported the rights of persons accused of committing crimes.


Các vụ Gideon kiện Wainwright (1963) và Miranda kiện Bang Arizona (1966)

Hai quyết định của Tòa án Tối cao trong thập niên 1960 đã ủng hộ quyền của những người bị tố cáo là phạm tội.

Clarence Earl Gideon was arrested for breaking into a poolroom in Florida in 1961. When he requested a court-appointed lawyer to defend him, the judge denied his plea, saying that state law required appointment of a lawyer only in capital cases; cases involving a person's death or calling for the death penalty. Gideon defended himself and was found guilty. While in prison, he spent hours in the library studying law books and handwriting a petition to the Supreme Court to hear his case. The Court decided that Gideon was denied a fair trial and ruled that every state must provide counsel for people accused of crimes who cannot afford to hire their own. When Gideon was retried with the help of a defense attorney, he was acquitted.

Clarence Earl Gideon bị bắt giữ vì đã đột nhập vào một phòng bỏ phiếu tại Florida năm 1961. Khi ông yêu cầu tòa cử một luật sư bào chữa cho mình thì thẩm phán khước từ yêu cầu của ông, nói rằng luật pháp bang  chỉ yêu cầu cử luật sư trong những vụ trọng án - những vụ án liên quan đến cái chết của một người hoặc đòi hỏi một án tử hình. Gideon tự bào chữa cho mình và bị kết án là có tội. Ơ± trong tù, ông dành nhiều thời gian đến thư viện, nghiên cứu các sách luật và viết một kiến nghị gửi Tòa án Tối cao yêu cầu Tòa xem xét trường hợp của mình. Tòa cho rằng Gideon đã bị tước quyền có một cuộc xét xử công bằng và quyết định rằng các bang đều phải cung cấp luật sư cho những người bị tố cáo phạm tội mà không có khả năng tự mình thuê luật sư. Khi Gideon được xử lại với sự bào chữa của một luật sư thì ông được trắng án.


Just three years later the Supreme Court decided that the accused should have the right to counsel long before they get to a courtroom. Ernesto Miranda was convicted in a state court in Arizona of kidnapping and rape. His conviction was based on a confession Miranda gave to police officers after two hours of questioning, without being advised that he had the right to have an attorney present. In its ruling the Supreme Court required that police officers, when making arrests, must give what are now known as Miranda warnings; that suspects have the right to remain silent, that anything they say may be used against them, that they can have a lawyer present during questioning, and that a lawyer will be provided if they cannot afford one.


Đúng 3 năm sau Tòa án Tối cao quyết định rằng kẻ bị tố cáo phải có quyền có một luật sư từ sớm trước ngày ra tòa. Ernesto Miranda bị kết tội ăn cắp và hiếp dâm tại một tòa án bang ở Arizona. Lời kết tội anh ta căn cứ vào một lời thú tội mà Miranda khai với cảnh sát sau 2 giờ bị thẩm vấn mà không được báo cho biết rằng anh ta có quyền yêu cầu sự có mặt của một luật sư. Trong quyết định của mình, Tòa án Tối cao yêu cầu các sĩ quan cảnh sát khi bắt giữ người phải báo cho người bị bắt giữ biết những điều mà nay được gọi là những lời cảnh báo Miranda, đó là kẻ bị tình nghi có quyền im lặng, rằng những điều anh ta nói ra có thể được dùng để chống lại anh ta, rằng anh ta có thể yêu cầu sự có mặt của một luật sư trong khi bị thẩm vấn, và một luật sư sẽ được cung cấp nếu anh ta không tự thuê được.


Miranda v. Arizona is one of the Supreme Court's best known decisions, as Miranda warnings are dramatized routinely in American movies and television programs. However, in 1999 a federal court of appeals challenged the decision in the case of Dickerson v. United States, in which a convicted bank robber claimed he had not been properly read his rights. In June 2000, the Supreme Court overturned Dickerson in a 7-to-2 ruling that strongly reaffirmed the validity of Miranda.


Vụ Miranda kiện bang Arizona là một trong những quyết định nổi tiếng nhất của Tòa án Tối cao, do những lời cảnh báo Miranda đã được thường xuyên đưa lên nổi bật trong phim ảnh và chương trình truyền hình ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, năm 1999 một tòa phúc thẩm liên bang đã không thừa nhận quyết định này trong vụ Dickerson kiện Hợp chúng quốc, trong đó một tên phạm tội cướp nhà băng nói rằng hắn đã không biết đầy đủ các quyền của hắn. Tháng 6-2000, Tòa án Tối cao đã đảo ngược bản án Dickerson bằng một quyết định 7 phiếu trên 2 khẳng định lại mạnh mẽ giá trị của vụ Miranda.




NEW YORK TIMES CO. V. SULLIVAN (1964)

The First Amendment to the U.S. Constitution guarantees freedom of the press, but for years the Supreme Court refused to use the First Amendment to protect the media from libel lawsuits; lawsuits based on the publication of false information that damages a person's reputation. The Supreme Court's ruling in New York Times Co. v. Sullivan revolutionized libel law in the United States by deciding that public officials could not sue successfully for libel simply by proving that published information is false. The Court ruled that the complainant also must prove that reporters or editors acted with "actual malice" and published information "with reckless disregard of whether it was false or not."


Vụ Thời báo New York  kiện Sullivan (1964)

Điều sửa đổi thứ nhất trong Hiến pháp Hợp chúng quốc bảo đảm quyền tự do báo chí, nhưng trong nhiều năm Tòa án Tối cao không chịu sử dụng Điều sửa đổi thứ nhất này để bênh vực các phương tiện thông tin báo chí chống lại những vụ kiện về tội phỉ báng - những vụ kiện căn cứ trên việc đăng những thông tin sai làm hại đến uy tín của cá nhân. Quyết định của Tòa án Tối cao trong vụ Thời báo New York  kiện Sullivan đã làm đảo lộn luật về tội phỉ báng tại Hợp chúng quốc bằng cách quyết định rằng các quan chức nhà nước không thể khiếu kiện thành công về tội phỉ báng đơn giản bằng cách chứng minh rằng thông tin được đăng đó là sai. Tòa quyết định rằng ngươứi khiếu kiện còn phải chứng minh rằng các phóng viên hoặc biên tập viên đã hành động "cố tình ác ý" và đã đăng những thông tin "một cách bừa bãi, không đếm xỉa là nó sai hay không".


The case arose from a full-page advertisement placed in the New York Times by the Southern Christian Leadership Conference to raise money for the legal defense of civil rights leader Martin Luther King, Jr., who had been arrested in Alabama in 1960. L.B. Sullivan, a city commissioner in Montgomery, Alabama, who was responsible for the police department, claimed that the ad libeled him by falsely describing the actions of the city police force. Sullivan sued the four clergymen who placed the ad and the New York Times, which had not checked the accuracy of the ad.

Vụ này phát sinh do có một trang quảng cáo trên tờ Thời báo New York do Hội nghị Ban lãnh đạo Thiên Chúa giáo miền Nam (Southern Christian Leadership Conference) gửi đăng để quyên tiền ủng hộ việc bào chữa cho lãnh tụ nhân quyền Martin Luther King, Jr., sau khi ông này bị bắt giữ tại Alabama năm 1960. L.B. Sullivan, cảnh sát trưởng thành phố Montgomery, bang Alabama, phụ trách sở cảnh sát, cho rằng lời quảng cáo này đã phỉ báng ông ta bằng cách miêu tả sai những hành động của lực lượng cảnh sát thành phố. Sullivan khởi kiện 4 giáo sĩ đã cho đăng lời quảng cáo này và tờ Thời báo New York vì đã không kiểm tra tính chính xác của lời quảng cáo.

The advertisement did contain several inaccuracies, and a jury awarded Sullivan $500,000. The Times and the civil rights leaders appealed that decision to the Supreme Court, and the Court ruled unanimously in their favor. The Court decided that libel laws cannot be used "to impose sanctions upon expression critical of the official conduct of public officials," and that requiring critics to guarantee the accuracy of their remarks would lead to self-censorship. The Court found no evidence that the Times or the clergymen had malicious intent in publishing the ad.

Trang quảng cáo quả có chứa đựng một số điều không chính xác, và một đoàn bồi thẩm đã cho Sullivan được hưởng 500.000 đôla bồi thường. Tờ Thời báo New York và các lãnh tụ nhân quyền kháng cáo lên Tòa án Tối cao và Tòa này đã nhất trí phán quyết ủng hộ họ. Tòa án Tối cao quyết định rằng luật về tội phỉ báng không thể áp dụng "để áp đặt sự trừng phạt đối với việc thể hiện lời chỉ trích hành vi chính thức của các quan chức nhà nước", và việc đòi phải bảo đảm tính chính xác của những điều phát biểu của họ sẽ dẫn đến việc tự kiểm duyệt. Tòa án Tối cao không thấy có bằng chứng nào cho thấy tờ Thời báo New York hoặc các giáo sĩ kia đã “ cố tình ác ý”  khi cho đăng lời quảng cáo này.


P1     P2     P3     P4     P5     P6     P7     P8

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn