|
|
A reporter's
disturbing expulsion from Russia
|
Cậu chuyện một nhà
báo bị trục xuất khỏi Nga
|
BY JULIA IOFFE
|
Julia Ioffe
|
FEBRUARY 7, 2011, Foreignpolicy
|
7/2/2011, Foreign Policy
|
MOSCOW — Luke Harding touched down at Moscow's recently
bombed Domodedovo airport this past Saturday, Feb. 5, at 4:10 p.m. The
Guardian's Russia correspondent had been in London for the last two months,
working on the paper's coverage of WikiLeaks and writing a quickie book about
the subject (it came out at the end of January). When he got to passport
control, the young woman in the booth did a double take when she scanned his
passport; Harding knew something was wrong. In fact, things were about to
spin very badly out of control.
|
MOSCOW — Luke Harding đáp xuống sân bay Domodedovo mới bị
đánh bom của Moscow vào lúc 4 giờ 10 phút chiều, ngày thứ Bảy vừa qua, 5
tháng 2. Tay phóng viên Guardian thường trú tại Nga này đã ở London hai tháng
qua, làm việc trong bộ phận đưa tin về WikiLeaks của tờ báo và viết vội một
quyển sách về chủ đề này (ra mắt cuối tháng 1). Khi anh đến quầy kiểm tra hộ
chiếu, một người phụ nữ ngồi sau quầy scan hộ chiếu của anh hai lần; Harding
biết có chuyện chẳng lành. Quả thật, sự việc đã đi ra ngoài tầm kiểm soát.
|
The young customs officer called over her supervisor, who
looked at the screen and also did a double take. "The Russian Federation
is closed to you," Harding recalls the man saying as he punched a blue
"annulled" stamp on his perfectly valid Russian visa. "Just
because you have a Russian visa doesn't mean you can enter the country,"
the supervisor said.
|
Người sĩ quan hải quan trẻ gọi cho cấp trên của chị ta,
người này nhìn vào màn hình và cũng quét hai lần. “Liên bang Nga đóng cửa đối
với ông,” Harding nhớ lại người đàn ông nói như thế khi ông ta đóng dấu “hủy
bỏ” màu xanh lên trang visa hoàn toàn hợp lệ của anh. “Đơn giản bởi vì ông có
visa Nga hợp lệ không có nghĩa là ông có thể vào nước này,” người sĩ quan đó
nói.
|
Within minutes, Harding's passport was confiscated and he
was locked in a deportation cell. Being a journalist, he counted everyone in
there. "There were four Tajiks, a Kyrgyz guy, and a woman from the
Congo," Harding told me on the phone from London. "She had been
there for seven days and was half-asleep on a metal bench." In another
half-hour, Harding was on a plane, bound for London on the first flight home,
his passport returned to him with a slip of paper marking him as a deportee.
His wife and two teenage kids remained stuck in Moscow.
|
Hộ chiếu của Harding bị tịch thu ngay lậo tức và anh bị
nhốt trong buồng trục xuất. Là một nhà báo, anh đã đếm tất cả những người có
mặt ở đó. “Có bốn người Tajiks, một người Kyrgyz, và một phụ nữ từ Congo”,
Harding nói với tôi qua điện thoại từ London. “Chị ta đã ở đây bẩy ngày rồi,
và đang gà gật trên một chiếc ghế sắt dài.” Nửa giờ sau, Harding đã ở trên
máy bay trong một chuyến bay thẳng về London, hộ chiếu của anh được trả lại
với một mẩu giấy ghi Trục xuất”. Vợ anh và hai đứa con tuổi thiếu niên còn bị
kẹt lại ở Moscow.
|
I don't know Harding very well, but we are friends with
the same people and spin in the same brotherly circle of Moscow foreign
correspondents. It was well known that, of all of us, Harding had the tensest
relationship with the Kremlin and the Ministry of Foreign Affairs (the people
who control our passage into the country).
|
Tôi không quen Harding lắm, nhưng hai chúng tôi có chung
một người bạn và chơi với nhau trong cùng giới thân thiết các phóng viên nước
ngoài ở Moscow. Mọi người đều biết rằng trong tất cả chúng tôi, Harding là
người có quan hệ căng thẳng nhất với Kremlin và Bộ Ngoại giao, (là cơ quan
kiểm soát quyền ra vào nước này của chúng tôi).
|
"I'd say they had a tense relationship with me!"
he is quick to counter. Since his arrival in Russia four years ago, he and
his family have been harassed by what everyone assumed was the Federal
Security Service (FSB). The Hardings would come home to find the windows of
the children's bedrooms open, their toys rearranged. Alarm clocks went off at
strange hours. But nothing is ever quite clear in Moscow. The harassment, an
open secret among us hacks, was itself a slippery thing, nearly impossible to
prove. It was the kind of subtle thing that could have been Harding's
imagination -- which tends to run amok here for everyone -- or a very real
threat from the security services. (Whatever it was, the British ambassador
eventually had to get involved, and the pestering stopped as mysteriously as
it had started.)
|
“Tôi đã nói rằng họ có quan hệ căng thẳng với tôi!”, anh
nói. Ngay từ khi đến Nga cách đây bốn năm, anh và gia đình anh đã bị quấy rầy
bởi cái mà mọi người cho là Cục An ninh Liên bang (FSB). Gia đình Harding về
nhà thấy cửa sổ phòng ngủ của trẻ con mở toang, đồ chơi bị sắp xếp lại. Đồng hồ
báo thức reo vào những giờ kỳ lạ. Nhưng ở Moscow không có cái gì là hoàn toàn
rõ ràng. Sự quấy rầy này, một bí mật mở trong số dân làm báo chúng tôi, bản
thân nó là vấn đề khó nắm bắt, gần như không thể nào làm sáng tỏ. Đấy là
những việc mơ hồ, cũng có thể là do Harding tưởng tượng ra – mà cũng có thể
là mối đe dọa thật sự từ cục an ninh. (dù sao mặc lòng, cuối cùng đại sứ Anh
đã phải can thiệp, và sự quấy nhiễu ấy dừng lại một cách cũng bí ẩn như khi
nó bắt đầu).
|
And then there was the fact that Harding had a reputation
for playing with fire -- perhaps foolishly -- by going after the strictly
taboo stories, like talking to the relatives of Dagestani terrorists or
investigating Prime Minister Vladimir Putin's personal fortune. Even Harding
will admit that that last one, which put the figure at $40 billion, was a
gauntlet of sorts. "That was maybe the bravest -- and the stupidest --
story I did," he said. He quickly surfaced on the official radar as a
renegade, a species not much liked in the Kremlin.
|
Và sau đó Harding được tiếng là tay chơi với lửa - có lẽ
là dại dột - bằng cách theo dõi những chuyện cấm kỵ, thí dụ như về những quan
hệ của những tên khủng bố Dagestani hoặc điều tra tài sản riêng [1] của Thủ
tướng Vladimir Putin. Ngay cả Harding cũng phải thừa nhận rằng hành động này,
đưa ra con số 40 tỉ đô la, là một loại thách đấu. “Đó có thể là câu chuyện
can đảm nhất - và ngu xuẩn nhất - mà tôi đã làm,” anh nói. Anh nhanh chóng
rơi vào tầm ngắm của chính quyền như một kẻ nổi loạn, những người không được
Kremlin ưa thích cho lắm.
|
And this was all before he was all over the WikiLeaks
Russia documents, in a way that most foreign correspondents in Moscow weren't.
(Harding, in one instance, described the Russia portrayed in the documents as
a "corrupt, autocratic kleptocracy.")
|
Và đấy là những chuyện trước khi anh làm về những tài liệu
WikiLeaks Nga - theo cách mà hầu hết phóng viên nước ngoài ở Moscow không
làm. (Thí dụ như Harding đã mô tả Nga là một nước “tham nhũng, độc tài, do
bọn lưu manh cai trị” [2])
|
Harding's choice of tactics has been the subject of
significant debate. Some have even cringed at his decision to make a public
fuss about his expulsion. "It's not the right thing to do," said
one veteran Moscow correspondent. "Once it's official, once it's public,
they start playing tough guy and the decision becomes much harder to
reverse."
|
Những chiến thuật mà Harding chọn đã trở thành đề tài
tranh luận lớn. Một số người thậm chí còn xun xoe trước quyết định của anh để
gây ra một vụ ồn ào về việc anh bị trục xuất. “Đó không phải là một việc nên
làm.” Một phóng viên cao tuổi của Moscow nói. “Một khi động đến quan chức, một
khi động đến chính quyền, người ta sẽ cho anh biết tay (họ sẽ chơi rắn) và
quyết định càng trở nên khó đảo ngược hơn.”
|
It's a hard line to walk, this talk of rules and
journalistic provocation. Ostensibly, there should be no such thing, but in
Russia, unfortunately there is. And, even more unfortunately, any journalist
-- especially our Russian colleagues -- working in today's Russia has to ask
themselves whether this one story or the next will make you a martyr, and
whether it's worth it. When I first arrived in Moscow, a year and a half ago,
I balked at suggestions of what one could and couldn't write. I found it to
be bizarre, galling even. It upbraided my grandiose journalistic values and
my American sense of invincibility. Only Russian reporters, I figured, have
to filter and fear; we serve only truth, and we do so fearlessly. And then I
got my first (very veiled) threat from a Russian businessman I was doing a story
on, and things suddenly snapped into perspective.
|
Câu chuyện về giới thống trị và sự chọc tức của báo chí là
con đường đầy chông gai. Lẽ ra không nên có những chuyện như thế, nhưng bất
hạnh là ở nước Nga lại có những chuyện ấy. Và, bất hạnh hơn nữa, bất kỳ nhà
báo nào - đặc biệt là các đồng nghiệp Nga của chúng tôi - làm việc trong nước
Nga của ngày hôm nay phải tự hỏi liệu câu chuyện này hay câu chuyện tiếp theo
sẽ biến anh thành kẻ tử vì đạo, và như thế có đáng không. Khi tôi đến Moscow
lần đầu, cách đây một năm rưỡi, tôi bỏ qua những lời gợi ý về chuyện gì có
thể viết và chuyện gì không thể. Tôi thấy nó kỳ quặc, thậm chí khó chịu. Nó
sỉ nhục những giá trị vĩ đại của nghề báo và cảm giác vô địch của người Mỹ
chúng tôi. Chỉ có những nhà báo Nga, tôi nghĩ, mới phải tự kiểm duyệt và sợ,
còn chúng tôi chỉ phục vụ chân lý, và chúng tôi làm thế không hề sợ hãi. Thế
rồi tôi gặp đe dọa đầu tiên (hết sức mập mờ) từ một doanh nhân Nga, khi tôi đang
làm một phóng sự về ông ta...
|
There are very different rules for Russian journalists. We
foreigners are much more likely, as Harding's case shows, to get kicked out
(highly unpleasant and stressful to anyone who has built a life here) rather
than beaten or killed, but there are rules -- simultaneously strict and
unpredictable -- for us, too. We too have learned, for better or worse, to
tread carefully.
|
Có nhiều luật lệ khác đối với các nhà báo Nga. Những người
ngoại quốc chúng tôi rất dễ bị tống cổ ra - như trường hợp Harding - (cực kỳ
khó chịu và căng thẳng đối với những ai xây dựng cuộc sống ở đây) hơn là bị
đánh hoặc bị giết, nhưng đối với chúng tôi cũng có những quy tắc vừa khắc
nghiệt vừa khó lường. Chúng tôi cũng đã học cách đi đứng cho dè dặt, thận
trọng, dù hậu quả có như thế nào.
|
In 2005, after ABC aired an interview with Chechen rebel
leader Shamil Basaev (Russia's Osama bin Laden at the time), the bureau chief
had his visa revoked, and the bureau was effectively shuttered for two years.
(He is still not allowed back in the country.) A similar thing happened to
Thomas de Waal, a British journalist denied a visa in 2006, probably because
of his coverage of violence in the Caucasus. And to Moldovan national Natalia
Morar, denied a visa for her coverage despite her marriage to a Russian. And
so on and so on.
|
Năm 2005 đài ABC phát một cuộc phỏng vấn với lãnh tụ phiến
quân Chechnya Shamin Basaev (Osama bin Laden của Nga vào thời gian ấy),
trưởng văn phòng bị hủy visa, và văn phòng thực tế bị đóng cửa trong hai năm.
(Bây giờ ông vẫn chưa được phép trở lại nước này). Một việc tương tự cũng xảy
ra với Thomas de Waal, một nhà báo Anh không được cấp chiếu khác vào năm
2006, có lẽ vì ông đã đưa tin về bạo lực ở Caucasus. Và Natalia Morar, quốc
tịch Mondovia, cũng không được cấp chiếu khác vì những tin tức mà chị đã đưa,
mặc dầu chị kết hôn với một người Nga. Vân vân và vân vân.
|
Although we can never be exactly sure whom we offend with
which article (it's not just Putin who calls the shots on this), the ultimate
message is always the same: You are guests, you play by our rules, and you
play at our pleasure.
|
Mặc dầu chúng tôi chưa bao giờ có thể biết chính xác ai là
người bị tổn thương vì những bài báo cụ thể nào (không phải chỉ có Putin điều
khiển chuyện này), thông điệp cuối cùng luôn luôn là thế này: các anh là
khách, các anh phải chơi theo luật chơi của chúng tôi, và các anh phải chơi
sao cho chúng tôi hài lòng.
|
Harding chose to fight the system and now sits in London,
fielding phone calls two or three at a time from his Moscow colleagues who,
awkwardly, are now reporting on his predicament, peppering their questions
with words of empathy.
|
Harding chọn con đường đấu tranh với chế độ này và bây giờ
anh ngồi ở London, anh đã trả lời hai hay ba cuộc điện thoại từ các đồng
nghiệp của anh ở Moscow - những người đang lúng túng tường thuật về tình
huống khó chịu của anh.
|
That said, Harding admits the expulsion was not exactly a
surprise. In November, he was called into the Foreign Ministry and told his
visa and accreditation were not being renewed. "They made it quite clear
they didn't like me," he recalled. Then, a day before the visa expired,
after his house had been packed and his children had said their goodbyes at school,
the Foreign Ministry granted the Hardings a six-month visa to finish the
school year. It was that visa with which Harding tried to re-enter the
country.
|
Điều đó nói lên rằng, Harding thừa nhận việc trục xuất này
không làm anh ngạc nhiên. Vào tháng 11, anh đã bị gọi đến Bộ Ngoại giao và
anh được người ta bảo cho biết visa của anh không được tiếp tục gia hạn nữa.
“Họ nói cách rõ ràng họ không thích mình”, anh nhớ lại. Rồi, một ngày trước
khi visa hết hạn - sau khi anh đã đóng gói hành lý và các con anh đã từ biệt
bạn bè của chúng ở trường - Bộ Ngoại giao cấp cho Harding visa thêm sáu tháng
nữa để bọn trẻ có thể kết thúc năm học. Đó chính là visa Harding dùng để vào
lại nước Nga.
|
The scariest thing about Harding's story is that it
validates the fear we all have upon returning to Moscow after a trip out of
the country. It's a fear, a cardiac boom-boom, that doesn't abate until
you're through passport control and watching the baggage carousel do its
soothing laps. Harding, it turns out, had this same fear, too. "I always
had a habit of looking at the name tag of the passport control officer,
thinking, is this going to be the time?" he told me. "And it was
Lilia who did it. Lilia. It was a very nice name."
|
Điều đáng sợ nhất trong câu chuyện về Harding là nó xác
nhận nỗi sợ mà tất cả chúng tôi đều có mỗi khi trở lại nước Nga. Đó là nỗi
sợ, trống ngực đập thình thình, không hề dịu đi cho đến khi anh qua được vòng
kiểm tra hộ chiếu và nhìn thấy băng chuyền hành lý chạy êm ái trước mắt. Hóa
ra Harding cũng có sợ như thế. “Tôi luôn luôn có thói quen là nhìn bảng tên
của sĩ quan kiểm tra hộ chiếu, bụng nghĩ, có phải bây giờ đã đến lúc rồi
không?”, anh kể với tôi. “Và người làm việc đó là Lilia. Đó là cái tên rất dễ
thương.”
|
|
|
|
Translated by Hiếu Tân
|
|
[1]. Putin, the
Kremlin power struggle and the $40bn fortune (Putin, cuộc đấu tranh giành
quyền lực ở Kremlin và gia sản 40 tỉ đôla)
[2] Kleptocracy (một
từ gốc Hy Lạp) có nghĩa là chính quyền tham nhũng, trộm cắp, làm lợi cho một
thiểu số và thiệt hại cho đa số người dân
|
http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/02/07/out_of_country
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, July 1, 2012
A reporter's disturbing expulsion from Russia Cậu chuyện một nhà báo bị trục xuất khỏi Nga
Labels:
RUSSIA-NGA
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn