|
|
Поля сражений
будущего
|
Những chiến
trường tương lai
|
Петер Зингер (Peter Singer)
("Sueddeutsche Zeitung", Германия)
|
Peter Singer
(Sueddeutsche Zeitung)
|
Арктика, космос и киберпространство – еще недавно эти
области либо были недоступны, либо еще просто не существовали, тогда как
сегодня они имеют огромное экономическое значение. История заставляет нас
быть готовыми к конфликтам в этих недавно освоенных сферах.
|
Bắc Băng Dương, vũ trụ và không gian mạng – những khu vực
mà trước đây con người chưa với tay tới hay đơn giản là không tồn tại, nhưng
hiện nay đã có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn. Lịch sử buộc chúng ta phải
chuẩn bị cho những cuộc xung đột trong những khu vực mà mới gần đây vẫn chưa
có người đặt chân đến này.
|
Когда политические лидеры задумываются о том, где могут
вспыхнуть будущие войны, то они обращают свой взгляд прежде всего на горячие
точки географической карты. Они пытаются понять, какое государство разрушится
в ближайшее время (Пакистан, Йемен?), или какая страна будет следующим
кризисным очагом (Иран, Корея?). Те, кто считают себя современными Бисмарками
и бьются над разработкой крупномасштабных стратегий, склоняются к тому, чтобы
рассматривать мир в большей степени как связанные между собой тектонические
плиты. Их внимание обращено на такие стремительно развивающиеся страны как
Китай и Индия, меняющие геополитический ландшафт. Эти стратеги обычно смотрят
на то, где пересекаются региональные сферы влияния, и заняты они поисками
линий разлома, а также тех мест, где могут произойти новые землетрясения. Но
если отойти на шаг от карты, то становится понятным и нечто другое:
происходят еще более значимые сдвиги, которые будут влиять на то, где в новом
столетии – и при этом новым способом - будут вестись войны.
|
Khi các lãnh đạo chính trị suy nghĩ về những khu vực có
thể bùng nổ chiến tranh trong tương lai trước hết họ thường nhìn vào những
điểm nóng trên bản đồ địa lí. Họ cố gắng tìm hiểu xem nước nào sẽ sụp đổ
trong thời gian sắp tới (Pakistan hay Yemen?) hay nước nào sẽ trở thành nguồn
gốc của khủng hỏang (Iran, Bắc Triều Tiên?). Còn những người tự coi mình là
Bismark của thời hiện đại và đang sọan thảo những chiến lược ở tầm rộng lớn
thì lại coi thế giới như là được xây dựng bằng những viên gạch liên hệ mật
thiết với nhau. Họ chú ý tới những nước phát triển rất nhanh và đang làm biến
đổi khung cảnh địa chính trị, như là Trung Quốc và Ấn Độ. Các chiến lược gia
này thường tập trung chú ý vào những khu vực ảnh hưởng chồng lấn lên nhau, và
họ tập trung vào việc tìm những đường đứt gãy cũng như những điểm có thể xảy
ra những trận động đất mới. Nhưng nếu ta đi xa bản đồ vài bước thì ta sẽ hiểu
một điều khác: đang xảy ra những vận động đầy ý nghĩa, có ảnh hưởng đến sự
kiện là trong thế kỉ mới chiến tranh sẽ diễn ra ở đâu và bằng phương pháp
nào.
|
От первых доисторических битв за места охоты до
европейских войн за золото в Новом Свете (к этому можно добавить последние
конфликты, возникшие из-за месторождений нефти на Ближнем Востоке): как
только люди открывали богатые местности, то из-за них, как правило, возникали
конфликты. По мере того, как на карте земного шара оставалось все меньше
белых пятен, именно новые технологии становились областью конкурентной
борьбы. В течение 5000 лет люди сражались только за землю и за водную поверхность.
Затем на рубеже прошлого столетия появились технологии, которые незадолго до
этого существовали только в историях, сочиненных Жюль Верном, и они позволили
противоборствующими сторонам во время первой мировой войны вести боевые
действия под водой, а также в воздухе. Подводные и воздушные войны
потребовали создания новых вооруженных формирований, новых законов,
определявших правила этих войн.
|
Từ những cuộc chiến tranh tranh giành nơi săn bắn trong
thời tiền sử đến những cuộc chiến tranh giành địa điểm khai thác vàng ở Tân
thế giới (có thể kể thêm những cuộc xung đột vì mỏ dầu ở Cận Đông trong thời
gian gần đây): hễ tìm ra khu vục giàu có là y như rằng ở đó sẽ có xung đột.
Do càng ngày trên bản đồ càng có ít những điểm trắng cho nên các ngành công
nghệ mới sẽ trở thành lĩnh vực cạnh tranh. Trong hơn 5 ngàn năm, lòai người
chỉ đánh nhau nhằm tranh giành mặt đất và mặt nước. Sau đó, trong giai đọan
chuyển tiếp giữa thế kỉ XIX và thế kỉ XX đã xuất hiện những ngành công nghệ
mà trước đó không lâu chỉ có trong những câu chuyện của Jules Verne, tức là những
ngành công nghệ cho phép các bên đối địch trong Thế chiến I đánh nhau cả trên
trời và dưới nước nữa. Những cuộc chiến tranh trên trời và dưới nước đòi hỏi
những đơn vị quân sự mới, những qui định mới.
|
Здесь появляется целый ряд параллелей с 21-м веком.
Арктикой, например, в политических кругах долгое время никто не
интересовался. Однако из-за изменений, вызванных в глобальном климате нашими
технологиями, воды стали теплее. По этой причине появляются возможности
использования новых судоходных маршрутов, а также разработки месторождений
полезных ископаемых в этом регионе, который когда-то был белым пятном на
географической карте. Там может находится такое же количество нефти и
природного газа, как и в Саудовской Аравии.
|
Ở đây có nhiều sự tương đồng với thế kỉ XXI. Thí dụ như
Bắc Băng Dương, giới chính trị đã chẳng hề quan tâm đến khu vực này trong một
thời gian dài. Nhưng do những thay đổi khí hậu mà công nghệ của chúng ta gây
ra, nước đã ấm hơn. Do đó đã xuất hiện khả năng sử dụng những con đường giao
thương mới cũng như khai thác những mỏ mới trong khu vực này, một khu vực có
thời từng là điểm trắng trên bản đồ địa lí. Ở đây cũng có thể có trữ lượng
dầu mỏ và khí tự nhiên tương tự như ở Saudi Arabia.
|
Когда открывается новая часть земного шара, то в связи с
этим возникают новые вопросы безопасности. На самом деле, такого большого
региона с открытыми территориальными вопросами не было с того времени, как
Папа Александр VI попытался разделить Новый Свет межу Испанией и Португалией,
что и это стало причиной начала военных действий со стороны тех держав,
которые не приняли участие в этой сделке. Сегодня различные актеры готовят
себя к соперничеству в районе Северного полюса, хотя конфликт между ними и не
представляется неизбежным. Один из советников российского премьер-министра
Владимира Путина заявляет: «Арктика принадлежит нам». Канада, Норвегия,
Соединенные Штаты, а также такие не граничащие с Арктикой государства как
Катай, судя по всему, придерживаются на этот счет иной точки зрения, и они
начали наращивать свой потенциал для того, чтобы обозначить свои претензии.
|
Khi một khu vực mới được phát hiện thì đồng thời cũng xuất
hiện những vấn đề an ninh mới. Trên thực tế, một khu vực rộng lớn như thế với
những vấn đề lãnh thổ còn bỏ ngỏ như thế chưa từng xuất hiện, kể từ khi Giáo
hòang Alexander VI tìm cách chia Tân thế giới cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
và là nguyên nhân của những hành động quân sự của tất cả các nước không có
phần trong cuộc chia chác này. Hôm nay các diễn viên mới cũng đang chuẩn bị
cho cuộc cạnh tranh ở khu vực Bắc cực, mặc dù xung đột không phải là không
tránh khỏi. Một cố vấn của Thủ tướng Putin của Nga từng tuyên bố: “Bắc Băng
Dương là của chúng tôi”. Canada, Na Uy, Mĩ cũng như các nước không tiếp giáp
với Bắc Băng Dương, thí dụ như Trung Quốc - theo tất cả những gì đã biết - có
quan điểm khác và họ đang tăng cường tiềm lực để có thể đưa ra đòi hỏi của
mình.
|
То же самое происходит в космосе – раньше это была
недоступная область, но теперь ее экономическое и военное значение
стремительно возрастает. То пространство, о котором рассказывали фильмы Фрица
Ланга (Fritz Lang) и Джорджа Лукаса (Geoge Lucas), теперь населено 947
действующими спутниками, в запуске которых участвовали более 60 стран. Через
них проходят важнейшие артерии мировой торговли и коммуникаций, а также
военных операций. 80% коммуникаций в Соединенных Штатах осуществляется через спутники.
Иронично сославшись на Клаузевица, генерал американских ВВС Лэнс Лорд (Lance
Lord) назвал космос «новым центром притяжения». По заказу Пентагона было
проведено более 20 исследований о ведении военных действий в космическом
пространстве.
|
Trong vũ trụ cũng diễn ra những chuyện tương tự - trước
đây đấy là khu vực không ai có thể với tới, nhưng nay ý nghĩa kinh tế và quân
sự của nó đang gia tăng một cách cực kì nhanh chóng. Cái không gian mà những
thước phim của Fritz Lang và Geoge Lucas từng nói tới hiện có 947 vệ tinh do
60 nước phóng lên. Đấy là điểm nối của những động mạch quan trọng nhất của
ngành thương mại, giao dịch cũng như họat động quân sự trên thế giới. 80%
giao dịch của Mĩ được thực hiện thông qua các vệ tinh nhân tạo.Khôi hài là
một viên tướng không quân Mĩ tên là Lance Lord đã bắt chước Clausewitz và gọi
vũ trụ là “trung tâm hấp lực mới”. Theo đơn đặt hàng của Lầu năm góc, người
ta đã tiến hành hơn 20 cuộc nghiên cứu về cách thức tiến hành chiến tranh
trong vũ trụ.
|
Генерал-майор Я Юньчжу (Ya Yunzhu) из Академии военных
наук Китайской народной армии предупредил о том, что Соединенные Штаты, «если
они думают стать космической сверхдержавой, не будут, естественно, в этом
отношении одиноки». Китай в прошлом году перегнал США по количеству ракетных
стартов и планирует в этом десятилетии вывести на околоземную орбиту еще 100
гражданских и военных спутников. Еще более важным представляется то, что оба
государства в прошедшие годы неоднократно демонстрировали свою способность
уничтожать спутники при помощи кинетического воздействия. Россия, Индия, Иран
и даже такие негосударственные игроки как «Тигры освобождения» из Шри-Ланки
также пытались уничтожить спутники или проводили операции, направленные
против целей в космическом пространстве.
|
Thiếu tướng Ya Yunzhu thuộc Viện hàn lâm quân sự quân giải
phóng nhân dân Trung Quốc cảnh báo rằng “nếu Mĩ nghĩ đến việc trở thành siêu
cường trong vũ trụ thì đương nhiên là họ sẽ không phải là người đơn độc”. Năm
ngóai Trung Quốc đã phóng nhiều hỏa tiễn hơn Mĩ và dự định trong mười năm tới
sẽ đưa vào quĩ đạo gần trái đất 100 vệ tinh dân sự và quân sự nữa. Quan trọng
hơn là trong những năm qua cả hai nước đều đã nhiều lần chứng tỏ khả năng
tiêu diệt vệ tinh bằng những phương tiện tự động. Nga, Ấn Độ, Iran, thậm chí
các tay chơi không mang tầm vóc quốc gia như Những con hổ giải phóng ở giải
phóng ở Shri Lanka cũng tìm cách tiêu diệt vệ tinh hay tiến hành những công
việc nhằm chống lại những mục tiêu trong vũ trụ.
|
Киберпространство, в отличие от пространства под водой, в
воздухе, в полярном холоде или в космосе, не только долгое время было
недоступным - еще несколько лет назад оно практически не существовало. Тем не
менее его центральную функцию для нашего образа жизни даже трудно себе
представить. Числа, при помощи которых можно было бы описать эту сферу,
настолько велики, что кажутся выдуманными. Глобальный интернет состоит из
примерно 250 миллионов сайтов, а в год направляется приблизительно 90
триллионов электронных сообщений. Военное использование интернета также
потрясает. Только Пентагон имеет в своем распоряжении 15 000 компьютерных
сетей на 4000 своих баз и объектах, расположенных в 88 странах.
|
Không gian điều khiển, khác với không gian dưới mặt nước,
trong không khí, trong những khu vực lạnh lẽo của Bắc cực hay trên vũ trụ
không chỉ ở chỗ chỉ mới tồn tại trong thời gian gần đây. Tuy nhiên ta khó mà
tưởng tưởng nổi chức năng của nó đối với cách sống của chúng ta. Những con số
nhằm mô tả lĩnh vực này lớn đến nỗi có cảm giác như đấy là những điều bịa
đặt. Mạng internet tòan cầu bao gồm khỏang 250 triệu website, mỗi năm luân
chuyển khỏang 90 ngàn tỉ tin tức. Trong lĩnh vực quân sự, internet cũng được
sử dụng rất rộng rãi. Chỉ riêng Lầu năm góc đã có tới 15.000 mạng máy tính
đặt trên 4000 cơ sở và căn cứ ở 88 nước.
|
Однако ввиду фактической стоимости богатств, находящихся в
этом новом виртуальном пространстве, оно также превращается в сферу действия
преступников, арену конфликтов, а также политического и экономического
противостояния. Работающая в области безопасности ИТ-фирма Symantec
обнаружила в прошлом году 240 миллионов вредоносных программ, и более 100
организаций, судя по всему, принимали участие в проведении крупных военных,
разведывательных или террористических операций. ФБР считает кибератаки
третьей по значению глобальной угрозой, и при этом следует отметить, что еще
десять лет назад у шефа этой организации на столе даже не было компьютера.
Американское киберкомандование в течение нескольких лет из умозрительной
концепции превратилось в организацию, в которой работают 90 000 сотрудников,
а бюджет ее составляет 3 миллиарда долларов.
|
Nhưng do giá trị thực tế của không gian ảo mà nó cũng đã
trở thành lĩnh vực họat động của bọn tội phạm, trở thành đấu trường xung đột
cũng như đối đầu về chính trị và kinh tế. Công ty Symatec, chuyên họat động
trong lĩnh vực an ninh công nghệ thông tin, phát hiện ra rằng năm ngóai có
240 triệu chương trình độc hại và hơn 100 tổ chức tham gia thực hiện những
chiến dịch quân sự, tình báo và khủng bố lớn. Cục điều tra liên bang Mĩ (FBI)
cho rằng những cuộc tấn công trên không gian ảo là nguy cơ đứng hàng thứ ba,
cần phải nói thêm rằng các đây mười năm trên bàn làm việc của giám đốc tổ
chức này vẫn chưa có một chiếc máy tính nào. Từ ý tưởng trong đầu, trong vòng
có mấy năm bộ chỉ huy không gian điều khiển của Mĩ đã biến thành một tổ chức
với 90 000 nhân viên và ngân sách lên tới 3 tỉ dollar.
|
Большая часть дискуссий до последнего времени вращалась
вокруг таких преувеличенных сценариев как «цифровой Перл-Харбор»,
российско-грузинская «кибервойна» или неприятные публикации дипломатических
депеш. Значительное большинство такого рода атак доставляют неприятности,
однако их можно сравнить с кибер-граффити или кибер-утечками, но не с войной.
Даже если это и не звучит слишком привлекательно, тем не менее настоящая
опасность состоит в том, что наши инновационные способности и наша защита
интеллектуальной собственности из-за постоянного воздействия могут ослабеть,
хотя они и является ключевым фактором экономического благосостояния, а также
безопасности в странах Запада. По существующим оценкам, американским и
европейским предприятиям в год наносится ущерб в миллиард долларов вследствие
несостоявшихся сделок, напрасно потраченных средств на исследования и
разработки, и это происходит из-за кибератак, проводимых против них
политическими, военными организациями, а также спецслужбами. Хакеры, оперирующие
с территории одного из восточноазиатских государств, похитили информацию,
связанную с программой создания международного боевого истребителя F-35,
объем которой составил несколько терабайт (один терабайт – 1 000 000 000 000
байт, и это примерно объем всего интернета десять лет назад). Миллиарды
похищенных терабайт означают не только миллиарды, затраченные на исследования
и разработку, то также и от 10 до 20 лет потерянного технологического
преимущества – на мировом рынке, а также на возможных полях сражений
будущего.
|
Cho mãi đến tận thời gian gần đây phần lớn các cuộc thảo
luận vẫn xoay quanh những kịch bản bị thổi phồng như “Trân Châu Cảng-số”, hay
“cuộc chiến trên không gian điều khiển” giữa Nga và Gruzia hay tin tức ngọai
giao bị tiết lộ. Phần lớn những vụ tấn công như thế đều gây rắc rối nhưng chỉ
có thể coi đấy là những vụ rò rỉ chứ không thể là chiến tranh được. Mối nguy
thật sự nằm ở chỗ do bị tác động thường xuyên mà khả năng sáng tạo của chúng
ta cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta có thể bị yếu đi,
mặc dù đấy chính là tác nhân quan trọng nhất đối với sự thịnh vượng và an
ninh trong các nước phương Tây. Theo những đánh giá hiện có, mỗi năm các công
ty Mĩ và châu Âu bị mất hàng tỉ dollar vì những thương vụ không thành, những
khỏan nghiên cứu và thử nghiệm vô ích, mà tất cả đều là do những cuộc tấn
công do các tổ chức chính trị và quân sự cũng như các cơ quan tình báo tiến
hành. Các haker họat động trên lãnh thổ của một nước Đông Nam Á đã ăn cắp
thông tin liên quan đến chương trình xây dựng máy bay tiêm kích F-35, với
dung lượng là mấy terabyte (1 terabyte = 1 000 000 000 000 byte, gần bằng
dung lượng của tòan bộ mạng internet mười năm trước). Hàng tỉ đồng bị đánh cắp
ở đây không chỉ là hàng tỉ đồng đã chi cho công tác nghiên cứu và thử nghiệm,
mà còn là mất ưu thế về công nghệ trên thị trường thế giới cũng như trên bãi
chiến trường tương lai từ 10 đến 20 năm.
|
Из этих трендов следует извлечь урок. Какой бы важной ни
представлялась в следующем году
обеспокоенность по поводу Афганистана или обозначившегося подъема Китая,
политики, принимающие решения в области безопасности, должны отдавать себе
отчет в том, что в мире происходят еще более масштабные изменения. В 21 веке
будут создаваться огромные ценности в тех областях, которые раньше были
недоступными или вообще не существовали. Это также означает, что мы – в
очередной раз в истории – должны быть готовыми к тому, чтобы бороться по ту
сторону географических карт и в тех местах, где мы этого еще никогда раньше
не делали.
|
Từ đó có thể rút ra một bài học. Đấy là dù mối lo về Afghanistan
hay sự trỗi dậy của Trung Quốc có quan trọng đến đâu thì các chính khác tham
gia quyết định những vấn đề trong lĩnh vực an ninh cũng phải nhận thức được
rằng trên thế giới đang diễn ra những thay đổi cực kì to lớn. Trong thế kỉ
XXI con người sẽ tạo ra những giá trị lớn trong những lĩnh vực mà trước đây
chưa ai với tới, thậm chí chưa hề tồn tại. Điều đó cũng có nghĩa là một lần
nữa chúng ta phải sẵn sàng chiến đấu ở những khu vực mà trước đây ta chưa bao
giờ làm.
|
Те, кому дорог мир, также должны усвоить этот урок. Можно
игнорировать эти новые сферы или просто отказаться от необходимой стратегии и
уповать на лучшее. Или следует работать над тем, чтобы предотвращать
конфликты и кризисы, создавая при этом нормы и институты для того, чтобы
иметь возможность с ними справляться и регулировать новые пространства,
определяющие облик нашего мира.
|
Những người yêu chuộng hòa bình cũng phải học bài học này.
Có thể làm ngơ những lĩnh vực đó hoặc đơn giản là từ bỏ chiến lược cần thiết
và hi vọng vào những điều tốt đẹp hơn. Hoặc là phải làm việc nhằm ngăn chặn
xung đột và khủng hỏang, tạo ra những định chế và tiêu chuẩn để có thể xử lí và
điều chỉnh những không gian mới, những không gian quyết định bộ mặt của thế
giới chúng ta.
|
Петер Зингер
является директором организации 21st Century Initiative в американском
исследовательском центре Brookings, а также автором книги «Wired for War».
|
Peter Singer là giám
đốc cơ sở Century Initiative trong thế kỉ XXI tại trung tâm nghiên cứu
Brookings (Mĩ), ông cũng là tác giả cuốn “Wired for War”.
|
Translated by Phạm Nguyên Trường
|
|
http://inosmi.ru/world/20110208/166329729.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, July 1, 2012
Поля сражений будущего Những bãi chiến trường tương lai
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn