MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 1, 2012

Why we're all up in arms over China Tại sao tất cả chúng ta phải đối đầu với Trung Hoa




Why we're all up in arms over China

Tại sao tất cả chúng ta phải đối đầu với Trung Hoa

John Birmingham

John Birmingham

The Age, February 8, 2011

The Age, 8/2/2011


Governments around the Pacific are preparing for war with China. Not next week. Or next year. Or even any time this decade. But the slow, horrible train wreck of billions of human beings doggedly digging themselves into entrenched and hostile positions is well underway. We're deep into this hole now.


Chính phủ các nước xung quanh Thái Bình Dương đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Không phải vào tuần tới. Hoặc vào năm tới. Hoặc thậm chí bất cứ lúc nào trong thập kỷ này. Nhưng thực tế khủng khiếp là hàng tỷ người đang tự đào hố chôn mình và các lập trường thù địch vẫn cố giữ trong một thời gian dài. Chúng ta hiện đang bị chôn sâu trong cái hố này.

Most of those billions of people, of course, have no real idea of what's happening. A news article here. A strategic report there. The occasional YouTube video everywhere, such as the grainy footage of China's J-20 stealth fighter going viral couple of weeks ago.

Tất nhiên, hầu hết trong số hàng tỉ người đó đều không có ý tưởng thực sự về những gì đang xảy ra. Ví dụ như bài báo: Sự cách biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong lĩnh vực hỏa tiễn vũ trụ quân sự. Hay một báo cáo mang tính chiến lược: Năng lực mới của Trung Quốc về hỏa tiễn làm dấy lên những mối căng thằng. Các đoạn phim video trên YouTube thường xuyên xuất hiện ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như các cảnh quay máy bay tàng hình J-20 có mặt khắp trên mạng cách nay vài tuần.


No, most people just get on with the daily round of feeding themselves. Earning a quid. And maintaining full spectrum coverage of the latest Britney/Lohan/Kardashian gossip. The details might vary. But in essence a factory worker in a Chinese mega city will no more attend to the strategic machinations of his country's political leadership than a factory worker in Geelong, Houston, or Tokyo. Same goes for bicycle couriers, office clerks, dental technicians, architects, market gardeners, whoever. And wherever. Politics as it is practised at the rareified levels where states manoeuvre for advantage against each other simply doesn't factor into the thoughts of normal people.

Không đâu, hầu hết mọi người chỉ xoay sở trong vòng xoáy nuôi sống bản thân họ hàng ngày. Để kiếm cho đủ một đồng bảng. Và đảm bảo no đủ những thứ thông tin ngồi lê đôi mách mới nhất về những Britney/ Lohan/ Kardashian [các ngôi sao trong giới giải trí-ND]. Các chi tiết thì có thể khác nhau. Nhưng về bản chất thì một công nhân nhà máy tại một thành phố lớn của Trung Quốc sẽ không chú tâm vào mưu đồ chiến lược của ban lãnh đạo chính trị nước mình hơn là một công nhân ở Geelong, Houston, hay Tokyo. Bất cứ ai, họ cũng đều giống nhau cả, từ người đưa giấy tờ văn bản, nhân viên văn phòng, kỹ thuật viên nha khoa, kiến trúc sư, người trồng rau. Và ở bất cứ nơi nào. Chính trị được thực hành ở cấp độ tinh vi, nơi mà chính quyền lợi dụng nó để chống nhau, đơn giản là vì nó không phải là một yếu tố trong tư duy của những con người bình thường.

Until they pay the price for not having paid attention over all those years.

There is a reason that India, which still struggles to feed and house hundreds of millions of its citizens, is building a 600-ship navy. Why Vietnam is making sustained efforts to draw closer to its former oppressor, Washington. Why Australia, which had such a hard time building and maintaining half a dozen conventional Collins Class submarines, is engaged in a mammoth national engineering challenge of designing, constructing and operating twice, or possibly even three times, that number of even more expensive and hyper-complex boats. And why one of the government's most senior strategic advisors has just advised them to forget that idea, and instead buy a dozen nuclear-powered hunter killer subs off the shelf from the US.


Cho đến khi họ phải trả giá vì bao năm không quan tâm đến tất cả những điều này.

Có một lý do mà Ấn Độ, đất nước sẽ còn phải vật lộn để lo cái ăn, chỗ ở cho hàng trăm triệu công dân của mình, hiện đang xây dựng một lực lượng hải quân 600-tàu chiến. Tại sao Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để tiến gần hơn với Washington, kẻ từng áp bức mình. Tại sao Australia, đất nước đã có một thời khó khăn để xây dựng và duy trì một nửa tá tàu ngầm lớp Collins thông thường, hiện bận rộn vào một thách thức kỹ thuật cấp quốc gia khổng lồ về thiết kế, xây dựng và điều hành những con tàu đắt đỏ và siêu phức tạp gấp hai, hoặc có thể thậm chí tới ba lần. Và tại sao một trong những cố vấn chiến lược cao cấp nhất của chính phủ đã tức khắc khuyên họ hãy quên đi ý tưởng này, và thay vào đó thì hãy mua một tá loại sát thủ săn tàu ngầm hạt nhân được sản xuất sẵn [không phải từ đặt hàng] của Mỹ.


Because behind closed doors, they are all terrified of China. Not just wary, or suspicious, or hedging their bets against the peaceful rise the world's most powerful totalitarian state. But existentially terrified.


Bởi vì phía sau cánh cửa, tất cả họ đều sợ Trung Quốc. Không chỉ cảnh giác, hoặc tìm cách đối trọng, chống lại chính quyền độc tài toàn trị hùng mạnh nhất thế giới trỗi dậy hoà bình. Nhưng là nỗi sợ hãi mang tính tồn vong.


China haunts the nightmares of admirals and generals, prime ministers and presidents, from the eastern edge of the Indian Ocean to the surf breaks of Malibu.

Trung Quốc ám ảnh trong những cơn ác mộng của các đô đốc, tướng lĩnh, các thủ tướng và tổng thống, từ rìa phía đông Ấn Độ Dương cho tới vùng bãi biển Malibu [Mỹ].


Why?

Well, beyond the obvious answer that nobody likes the idea of having to deal with a new, difficult and potentially hostile peer competitor, the Chinese are doing exactly as we are. They are arming themselves. Not simply replacing the antiquated Cold War crap that still equips most of the PLA, but actively developing a force structure and weapons technology to engage and destroy the military forces of the US and its allies; anti-satellite weapons to rake our eyes out of space, infiltrator malware to crack open and degrade the data links on which modern militaries are becoming entirely dependent, missile swarms to overwhelm the defences of carrier battle groups, and long-range nuclear weapons to threaten the population centers of potential adversaries.

Tại sao?

Vâng, ngoài câu trả lời rõ ràng rằng không ai thích ý niệm phải đối phó với một đối thủ thù địch tiềm tàng, ngang hàng và khó chơi, mới xuất hiện, thì người Trung Quốc đang thực hiện chính xác như chúng ta thấy. Họ tự trang bị vũ khí. Không chỉ đơn giản là thay thế thứ (vũ khí) rác rưởi cổ lỗ sĩ thời chiến tranh lạnh, mà vẫn đang trang bị cho phần lớn Quân Giải phóng Nhân dân, mà còn tích cực phát triển một cơ cấu quân sự và công nghệ vũ khí để tham gia và tiêu diệt các lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh; vũ khí chống vệ tinh nhằm bao quát tầm nhìn của chúng ta ngoài không gian vũ trụ, phần mềm gián điệp độc hại để phá vỡ và phân huỷ các liên kết dữ liệu mà quân đội hiện đại đang trở nên phụ thuộc hoàn toàn, hàng bầy tên lửa áp đảo hệ thống phòng thủ của các nhóm tàu sân bay, và các vũ khí hạt nhân tầm xa để đe dọa các khu dân cư của kẻ thù tiềm năng.


(In July 2005, Major General Zhu Chenghu, a dean of China's National Defense University, made explicit the threat of Beijing's growing nuclear arsenal. Discussing Chinese doctrine in any conflict over Taiwan, the general told foreign reporters "if the Americans draw their missiles and position-guided ammunition on to the target zone on China's territory, I think we will have to respond with nuclear weapons." The massive population imbalance between the Middle Kingdom and the US provided a form of strategic depth. While the Soviets had distance and the lethal cold of winter to defend them against Hitler's divisions, the Chinese are planning to pile up a bulwark of irradiated corpses. "We [...] will prepare ourselves for the destruction of all of the cities east of Xi'an," said the general. "Of course the Americans will have to be prepared that hundreds ... of cities will be destroyed by the Chinese."


Trong tháng 7 năm 2005, Thiếu tướng Chu Thành Hổ (Chu Chenghu), một chủ nhiệm khoa của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã tuyên bố thẳng về mối đe dọa của kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh đang ngày càng gia tăng. Khi thảo luận về học thuyết Trung Hoa trong bất cứ cuộc xung đột nào với Đài Loan, vị tướng này đã nói với các phóng viên nước ngoài rằng “nếu Hoa Kỳ đưa tên lửa và vũ khi được dẫn đường của họ vào khu vực được xác định là mục tiêu trên lãnh thổ của Trung Quốc, thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phải đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.” Sự mất cân bằng dân số lớn giữa Trung Quốc và Mỹ đã đem đến một dạng thức của chiều sâu chiến lược. Trong khi Liên Xô có khoảng cách không gian và cái lạnh chết người của mùa đông để bảo vệ họ chống lại các sư đoàn của Hitler, thì người Trung Quốc đang có kế hoạch chồng chất lên một bức tường thành các xác chết bị phóng xạ hạt nhân. “Chúng tôi [...] sẽ tự chuẩn bị cho sự tàn phá của tất cả các thành phố phía đông của Tây An,” viên tướng này nói. “Tất nhiên người Mỹ sẽ phải được chuẩn bị rằng hàng trăm … thành phố sẽ bị người Trung Quốc phá hủy.”


This is how countries convince themselves to prepare for war.

The most recent and chilling explication of this process for us was yesterday provided by Prof. Ross Babbage, the Australian strategic expert, calling for Canberra to buy a fleet of nuclear-powered submarines. In his report, Australia's Strategic Edge 2030, Babbage also advises investing massively in cyber war capabilities, and hosting US military bases on Australian soil, dispersing them in such a fashion as to make them harder for Beijing to target in a Pearl Harbor-style preemptive strike.


Đây là cách mà các quốc gia tự thuyết phục mình để chuẩn bị cho chiến tranh.

Cách giải thích mới đây nhất và nghe ớn lạnh về phương thức này đối với chúng ta đã được cung cấp hôm qua bởi Giáo sư Ross Babbage, chuyên gia chiến lược Úc, khi kêu gọi Canberra hãy mua một hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Trong báo cáo của mình, có tên là Australia’s Strategic Edge 2030, GS Babbage cũng khuyên nên đầu tư ồ ạt vào năng lực chiến tranh không gian mạng, và chấp nhận cho Hoa Kỳ thuê căn cứ quân sự trên đất Úc, rải chúng ra trong một thế trận như vậy là để gây khó khăn hơn đối với Bắc Kinh khi nhắm tới mục tiêu trong một cú đột kích phòng ngừa theo kiểu Trân Châu Cảng.

Babbage's report for the Kokoda Foundation think tank is not a defence white paper. It will not set bureaucrats scurrying to their calculators to begin program analyses or budgetary projections. But Babbage is an important figure in Australian strategic dialogue – the dialogue you don't pay much attention to, or really care about – and his report will be read, and re-read, and will inform the politicians and bureaucrats who craft defence and foreign policy, for decades to come. Indeed Babbage was one of the principal contributors to the government's last white paper, the one that so enraged China by explicitly detailing plans build up our naval and air forces with an eye to future conflict with Beijing.

Bản báo của của GS Babbage giành cho nhóm chuyên gia cố vấn của Quỹ Kokoda không phải là một cuốn sách trắng quốc phòng. Nó sẽ không sắp đặt các quan chức đang tất bật cho máy tính của họ để bắt đầu phân tích chương trình, dự đoán ngân sách. Nhưng Babbage là một nhân vật quan trọng trong cuộc đối thoại chiến lược của Úc – các cuộc đối thoại mà bạn không quan tâm đến mấy, hoặc thực sự quan tâm – và báo cáo của mình sẽ được đọc, và đọc lại, và sẽ đưa ra cho các chính trị gia và quan chức, những người nhào nặn ra chính sách quốc phòng và đối ngoại, trong nhiều thập kỷ tới. Thật vậy, Babbage là một trong những người đóng góp chủ yếu cho cuốn sách trắng mới nhất của chính phủ, người vốn rất tức giận Trung Quốc qua các kế hoạch rõ ràng chi tiết nhằm xây dựng lực lượng hải quân và không quân của chúng ta nhắm vào cuộc xung đột trong tương lai với Bắc Kinh.

Babbage's report is available from the Foundation and makes for fascinating reading. Especially if you've ever wondered what the future holds in store for you. You have to pay for it now, but in a few weeks you'll probably be able to get it for free.

Bản báo cáo của Babbage có sẵn tại Quỹ và làm cho việc đọc nó trở nên hấp dẫn. Đặc biệt là nếu bạn đã bao giờ tự hỏi về những gì mà tương lai giữ lại cho bạn. Bạn phải trả tiền cho nó bây giờ, nhưng trong một vài tuần tới, có lẽ bạn sẽ có thể nhận được nó miễn phí.





Translated by Đan Thanh


http://www.theage.com.au/opinion/blogs/blunt-instrument/why-were-all-up-in-arms-over-china-20110207-1ak3u.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn