MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 1, 2012

Egypt and its lessons for the world Thế giới có thể học được gì từ Ai Cập?




Egypt and its lessons for the world

Thế giới có thể học được gì từ Ai Cập?

James Pich
Washington Times
James Pich
Washington Times

NATCHITOCHES, La., January 31, 2011 – The collapse of Tunisia’s government and the rebellions in Egypt and Yemen have incited giddy comparisons with the collapse of the Soviet empire. If we impose on the Middle East a story of people hungry for democracy and human rights, we draw the wrong conclusions. The crisis in Egypt isn’t about parliaments.


Sự sụp đổ của chính phủ Tunisia và cuộc bạo loạn ở Ai Cập làm người ta có những so sánh kì quặc với sự sụp đổ của đế chế Liên Xô. Nhưng sẽ là sai nếu coi Trung Đông là câu chuyện về sự khao khát nền dân chủ và quyền con người. Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập không có liên quan gì đến chế độ đại nghị.


It’s about food. Inflation in food prices has hit poor food importing nations like Egypt with the force of a sledge-hammer. Bad weather in Russia and high energy costs have caused a spike in the price of wheat, and Egypt is one of the world’s largest wheat importers. Most of the population makes less than $4 per day, and those people have been slammed by the rising price of food.

Đó là do thực phẩm. Lạm phát giá lương thực đã tác động các quốc gia nghèo phải nhập khẩu thực phẩm như Ai Cập với một lực mạnh như búa tạ​​ giáng xuống. Tình trạng thời tiết ở Nga và các chi phí năng lượng cao đã gây ra tăng giá lúa mì, và Ai Cập là một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Hầu hết dân số làm ra ít hơn $4 mỗi ngày, và những người đã tuyệt đường sống bởi giá lương thực tăng cao.

Hunger and privation are much more likely to bring down nations than are human rights abuses and the desire to vote. Egyptians aren't starving, but joblessness and food inflation have focused their minds clearly on the failure of President Mubarak to make life better, and they see clearly how much worse it can become.

Thiếu thốn và đói kém thường làm chính phủ sụp đổ hơn là những vụ vi phạm quyền con người hay là ước muốn được đi bỏ phiếu. Người Ai Cập chưa bị chết đói, nhưng nạn thất nghiệp và giá lương thực gia tăng làm cho họ tập trung chú ý vào sự bất lực của Tổng thống Mubarak trong việc cải thiện đời sống và họ nhận thức rõ rằng mọi việc có thể còn tồi tệ hơn đến mức nào.

Authoritarian regimes can last for a very long time when they offer rising living standards in return for submission. The USSR itself didn’t collapse because the Russian people felt a sudden urge to be free. The Russians willingly endured the brutality of the Stalin years because it came with a better life for most Russians. The privations of the WWII years came with a sense of national purpose and pride, and they were followed by new growth and self confidence after the war. It was the stagnation of the Brezhnev era that helped rot away the foundations of the state, then a growing awareness of how far the USSR was falling behind the west.

Các chế độ độc tài có thể tồn tại rất lâu, đấy là nói khi họ còn có thể nâng cao được mức sống để đánh đổi lấy sự phục tùng. Liên Xô không sụp đổ vì người Nga bỗng nhiên khao khát tự do. Nga sẵn sàng chịu đựng sự tàn bạo của Stalin bởi vì nó đến với một cuộc sống tốt hơn cho hầu hết dân Nga. Thiếu thốn của những năm Thế chiến II xảy ra với một ý thức về mục đích và niềm tự hào quốc gia, và tiếp theo đó là tăng trưởng mới và sự tự tin sau chiến tranh. Đó là sự trì trệ của thời kỳ Brezhnev đã giúp làm mục ruỗng nền tảng của nhà nước, sau đó một nhận thức ngày càng tăng về việc Liên Xô đã tụt hậu như thế nào đằng sau phương Tây.

Unhappy families are all unhappy in their own way, but statistically it’s financial stress that’s most likely to push them into divorce. When times are good, couples can overlook all sorts of things, but when they go bad, leaving the cap off the toothpaste tube can trigger bloodshed. That doesn’t mean that kids, in-laws and adultery don’t push people into divorce, but the in-laws don’t usually seem so bad when finances are good.

Tất cả các gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo cách của mình, nhưng các số liệu thống kê cho thấy khó khăn về tài chính thường dễ dẫn người ta đến li dị hơn. Trong những giai đoạn thuận lợi, vợ chồng thường bỏ qua cho nhau nhiều chuyện, nhưng khi gặp khó khăn thì chỉ cần một hộp hộp thuốc đánh răng không đậy nắp cũng có thể gây ra một vụ đanh nhau sứt đầu mẻ trán rồi. Điều đó không có nghĩa là con cái, họ mạc hay ngoại tình không làm cho người ta li hôn, nhưng khi tiền của rủng rỉnh thì họ hàng cũng thường không phải là vấn đề quan trọng lắm.

When living standards are rising, people will put up with almost anything. That doesn’t mean that democracy and human rights don’t matter, but the usual human condition has never been one of democracy and rights of self-expression. It’s unlikely that after millennia of despotism the peoples of the Middle East suddenly want to be Switzerland. They want jobs and food, and it’s galling to have neither when your leaders live like kings.

Khi đời sống được cải thiện thì người ta có thể chịu đựng được hầu như là mọi thứ. Điều đó không có nghĩa là dân chủ và quyền con người không phải là không quan trọng, nhưng dân chủ và quyền tự do thể hiện không phải là điều kiện thường thấy trong đời sống của con người. Chẳng có gì chứng tỏ rằng sau hàng ngàn năm sống dưới chế độ độc tài, nhân dân Trung Đông bỗng nhiên lại thích có cuộc sống như là ở Thụy Sĩ. Họ muốn có việc làm và lương thực, nhưng khi cơm ăn việc làm đều không có mà giới lãnh đạo sống như vua chúa thì họ phải bực.

There are lessons for almost everyone in what’s happening in Egypt. China is one bad harvest away from a crisis. We’re so besotted with the dazzling spectacles of the Olympics and the Shanghai sky-line that we don’t notice that half the country is desperately poor. Worse, Chinese policy prevents rural people from migrating to the cities, ensuring that the rewards of Chinese economic growth create separate worlds of wealth and poverty. Food inflation could bring those worlds crashing down. Glaring unfairness and no hope for a better future destroy the contract between rulers and ruled.


Hầu như mọi người đều có thể rút ra những bài học từ những gì đang diễn ra ở Ai Cập. Chỉ cần một vụ mất mùa là Trung Quốc có thể lâm vào khủng hoảng rồi. Chúng ta bị choáng ngợp bởi các màn trình diễn rực rỡ của Thế vận hội và các đường chân trời Thượng Hải mà chúng ta không nhận thấy rằng một nửa đất nước này nghèo tuyệt vọng. Tệ hơn nữa, chính sách của Trung Quốc nhằm ngăn chặn người dân nông thôn di cư đến các thành phố, đảm bảo rằng những phần thưởng của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tạo ra những thế giới cách biệt: giàu có và nghèo đói. Lạm phát thực phẩm có thể mang khiến những thế giới đó sụp đổ. Những bất công sừng sững và sự vô vọng về một tương lai tốt đẹp hơn sẽ phá hủy khế ước giữa nhà cầm quyền và cai trị.

Saudi Arabia has less to fear from disenfranchised citizens than it does from people without jobs. Superfluous men make trouble. They did it in Russia, they did it in Tunisia, they’ll do it in Saudi Arabia. A stable social contract requires that the kingdom instill a sense of purpose and pride in young people there, not a sham parliament or other superficial reforms.

Saudi Arabia không sợ những người bị tước quyền công dân bằng những người thất nghiệp. Những người vô công rồi nghề thường tạo ra lắm vấn đề. Họ đã từng tạo ra vấn đề cho nước Nga, họ từng tạo ra vấn đề ở Tunisia, họ sẽ tạo ra vấn đề ở Saudi Arabia. Muốn cho khế ước xã hội đứng vững thì vương quốc phải gieo cấy vào lòng thanh niên lẽ sống và niềm tự hào chứ không phải là một quốc hội chỉ biết vâng lời hay những cuộc cải cách giả tạo khác.

Even the U.S. has something to learn. Regional stability doesn’t come from the provision of arms, but from the creation of stakeholders across local societies. Our billions of aid to Egypt gave it one of the most powerful military forces in the Arab world, but the poor stayed poor. We pushed, sometimes successfully, for greater democratization, but we didn’t move Egypt toward reforms that would actually make life better for most people. That point was only emphasized by all the million-dollar homes on the outskirts of Cairo.

Ngay cả Mĩ cũng có cái để học. Cung cấp vũ khí không làm cho khu vực ổn định được, muốn ổn định thì phải tạo ra những cổ đông trong tất cả các cộng đồng địa phương. Hàng tỉ mĩ kim viện trợ của chúng ta đã làm cho Ai Cập trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất trong thế giới Arab, nhưng người nghèo vẫn là người nghèo. Chúng ta đòi họ phải dân chủ hóa nhiều hơn – đôi khi cũng thu được thành công – nhưng chúng ta đã không buộc được Ai Cập tiến hành những cuộc cải cách làm cho đời sống của đa số dân chúng trở thành tốt đẹp hơn.  Những ngôi nhà trị giá nhiều triệu dollar ở ngoại vi Cairo chi càng chứng minh cho điều vừa nói.

We can learn something closer to home, as well. The U.S. isn’t a country suffering from mass poverty and starvation, but living standards have stagnated for many of us, and opportunities to cross from poverty to wealth have declined. Higher education has ceased to be the bridge to a better life and has instead begun to institutionalize the chasm between classes. We’re in no danger of violent revolution, but movements like the Tea Party will grow stronger and louder in opposition to entrenched power if living standards don’t rise.

Chúng ta còn có thể học được một vài điều thiết thực nữa. Mĩ không phải là đất nước có nhiều người nghèo đói, nhưng nhiều người đã không thể cải thiện đời sống được nữa và cơ hội chuyển từ nghèo sang giàu đã giảm đi. Trình độ đại học đã không còn là cây cầu dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, thay vào đó nó lại củng cố thêm hố sâu ngăn cách giữa các giai cấp. Chúng ta không bị cách mạng bạo lực đe dọa, nhưng nếu mức sống của người dân không được nâng lên thì những phong trào tương tự như Trà đàm sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và sẽ lớn giọng hơn trong việc phản đối chính phủ.



When the people of Russia were starving, Nicholas the Second gave them a parliament. France’s Ancien Regime didn’t see how dangerous the peasants would be when denied bread. Elites often don’t see what’s right under their noses. Rousseauvian ideals are as likely to create abominations like the French Terror and Leninism as they are to bring democracy. When we look to create a better world, we ought to start with basic economic growth that will lift the poor, not with parliaments and mutterings about human rights.

Khi người dân Nga chết đói, Sa hoàng Nicholas II ban cho họ quốc hội. Ở Pháp chế độ quân chủ phân chia theo đẳng cấp (Ancien Regime) không hiểu được mối nguy khi người nông dân bị tước mất mẩu bánh mì. Giới tinh hoa nhiều khi không nhận ra những chuyện xảy ra ngay trước mũi của họ. Lí tưởng của Rousseau đã từng sản sinh ra những hiện tượng kinh hoàng như vụ khủng bố sau Cách mạng Pháp hay chủ nghĩa Lenin cũng như đã từng tạo ra nền dân chủ vậy. Khi tìm cách làm cho thế giới tốt đẹp hơn, ta nên bắt đầu bằng sự phát triển kinh tế nhằm tiêu diệt nạn nghèo đói chứ không nên bắt đầu bằng quốc hội và ba hoa chích chòe về quyền con người.

Human rights there must be, but first we have to cultivate our garden. Voltaire has much more to teach us than Rousseau.

Quyền con người tất nhiên là phải có, nhưng trước hết ta phải chăm sóc khu vườn của mình đã. Voltaire có thể dạy chúng ta nhiều điều hơn là Rousseau.

James Picht teaches economics at the Louisiana Scholars' College in Natchitoches, La., where he went to take a break from working in Moscow and Washington. But he fell in love and there he stayed. Now he teaches, takes pictures, and with wife Lisa raises two children. He loves Voltaire and hates Rousseau and once danced on Sartre's grave.

James Picht dạy kinh tế tại the Louisiana Scholars' College ở Natchitoches, La., trước đó ông từng làm việc ở Moscow và Washington. Nhưng ông đã có người yêu và quyết định ở lại nơi này. Hiện nay ông vừa giảng dạy vừa vẽ và cùng với bà Lisa, vợ ông, nuôi dạy hai con. Ông thích Voltaire, ghét Rousseau và đã có lần nhảy múa bên mộ Sartre.




Translated by Phạm Nguyên Trường


http://communities.washingtontimes.com/neighborhood/stimulus/2011/jan/31/egypt-and-its-lessons-world/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn