VIETNAMESE HIGHER EDUCATION: CRISIS AND RESPONSE | Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson (November 2008)
| Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson (tháng 11/2008) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. Overview This short paper seeks to provide the American members of the bilateral Higher Education Task Force with an opinionated analysis of the crisis in Vietnamese higher education. We begin by analyzing the magnitude of the crisis and its root causes. Next, we consider how key actors—the Vietnamese government, the Vietnamese people, and the international community—are responding to the situation. We conclude by stressing the importance of institutional innovation as a necessary component of an effective reform platform. A short essay on Vietnamese higher education and science by a prominent Vietnamese scientist is included as reference in an appendix.
| I. Dẫn nhập: Bài tiểu luận này nhằm cung cấp cho các ủy viên phía Hoa Kỳ thuộc Ủy Ban Đặc Nhiệm Song Phương về Giáo Dục Đại Học (Higher Education Task Force) những phân tích về sự khủng hoảng của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu bằng cách phân tích mức độ khủng hoảng và nguồn gốc của khủng hoảng. Kế đến, chúng tôi cân nhắc những nhân vật chính liên quan – chính phủ Việt Nam, người Việt Nam, và cộng đồng quốc tế - đã phản ứng ra sao trước tình trạng đó. Chúng tôi kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng: việc đổi mới thể chế là một thành phần quan trọng để tạo ra nền móng cải cách giáo dục hiệu quả. Một bài luận ngắn về giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học ở Việt nam, do một nhà khoa học có tiếng người Việt, được gửi kèm theo đây trong phần phụ lục để tham khảo.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
This memorandum is informed by Harvard’s experience building and operating the Fulbright Economics Teaching Program, a center of public policy teaching and research located in Ho Chi Minh City.1 At present the Ash Institute is a partner in a research project lead by The New School that is studying the institutional barriers to higher education reform in Vietnam.
| Bản ghi nhớ này lấy thông tin từ kinh nghiệm của Harvard khi xây dựng và điều hành Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, một trung tâm giảng dạy và nghiên cứu chính sách công ở thành phố Hồ Chí Minh City.1 Hiện nay Viện Ash là một đối tác trong một dự án nghiên cứu được lãnh đạo bởi New School mà đang nghiên cứu những rào cản thể chế đối với cải cách giáo dục đại học tại Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 The Vietnam Program is situated within the Asia Programs unit of the Kennedy School’s Ash Institute. The Ash Institute’s mission is to promote innovation in government and public policy. In Asia Pacific, this mandate is carried out through extensive initiatives in China and Vietnam and other countries.
| 1 - Chương trình Việt Nam nằm trong đơn vị Chương Trình Châu Á của Viện Ash thuộc Trường Kennedy. Nhiệm vụ của Viện Ash là thúc đẩy sự đổi mới trong chính phủ và chính sách công. Ở châu Á Thái Bình Dương, nhiệm vụ được thực hiện thông qua các sáng kiến mở rộng ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II. Dimensions of the Crisis It is difficult to overstate the seriousness of the challenges confronting Vietnam in higher education. We believe without urgent and fundamental reform to the higher education system, Vietnam will fail to achieve its enormous potential.2 The economic development of East and Southeast Asia reveals the close relationship between development and higher education.
| II. Mức độ khủng hoảng:
Quả thật là khó phóng đại hơn nữa sự nghiêm trọng của những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong giáo dục đại học. Chúng tôi tin rằng, nếu không có những cải cách nhanh chóng và tận gốc dành cho giáo dục đại học, Việt Nam sẽ thất bại trong mục tiêu đạt tới các tiềm năng to lớn của mình [2]. Phát triển kinh tế ở Đông và Đông Nam Á cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa phát triển và giáo dục đại học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 For a systematic, comparative analysis of the policy challenges confronting Vietnam see “Choosing Success: The Development of East and Southeast Asia and Lessons for Vietnam.” Available at: http://www.innovations.harvard.edu/showdoc.html?id=98251.
| 2] Để có đánh giá một cách hệ thống và tương đối về các thách thức chính sách mà Việt Nam phải đối mặt, xem thêm "Lựa chọn Thành Công: Quá trình phát triển Đông và Đông Nam Á và những bài học cho Việt Nam". Có sẵn ở địa chỉ:http://www.innovations.harvard.edu/showdoc.html?id=98251. Bản tiếng Việt: http://www.diendan.org/viet-nam/lua-chon-thanh-cong/
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Although each of the most prosperous countries in the region—South Korea, Taiwan, the city states, and more recently China—have followed unique development paths, their single-minded pursuit of excellence in higher education and science is common theme in their success. The relatively less successful countries of Southeast Asia—Thailand, the Philippines, and Indonesia—offer a cautionary tale. These countries have generally not achieved excellence in higher education and science and they have failed to developed advanced economies. It does not bode well for the future that Vietnamese universities lag far behind even their undistinguished Southeast Asian neighbors.
| Mặc dù mỗi một quốc gia thịnh vượng nhất trong khu vực này – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và gần đây là Trung Quốc - đã đi theo những con đường riêng của mình, nhưng có một điểm chung trong sự thành công của họ là họ đã chuyên tâm đeo đuổi một nền giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Những quốc gia kém thành công hơn trong khu vực Đông Nam Á – Thái Lan, Philippines, Indonesia – cho chúng ta một câu chuyện cảnh giác. Các quốc gia này thường không đạt chất lượng cao trong giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, và họ đã thất bại trong việc phát triển những nền kinh tế hiện đại. Đây là một điều không lành cho tương lai của Việt Nam, bởi các trường đại học Việt Nam tụt lại khá xa đằng sau ngay cả những láng giềng kém mở mang của mình.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Table 1. Publications in Peer-Review Journals, 2007
Source: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuter
| Bảng 1: Số bài báo đăng trên các tạp chí có cơ chế thẩm định chéo năm 2007
Nguồn: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuter
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vietnam lacks even a single university of recognized quality. No Vietnamese institution appears in any of the widely used (if problematic) league tables of leading Asian universities. In this respect Vietnam differs even from other Southeast Asian countries, most of whom boast at least a handful of apex institutions. Vietnam’s universities are largely isolated from international currents of knowledge, as the poor publication record displayed in Table 1 suggests and Professor Hoang Tuy powerfully illustrates in his essay.3
| Việt Nam không có dù chỉ là MỘT trường đại học có chất lượng được công nhận. Không có một trường nào của Việt Nam xuất hiện trên bất kỳ bảng xếp hạng các đại học có chất lượng cao tại Châu Á được nhiều người biết đến nào. Về phương diện này, Việt Nam thua kém ngay cả so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Phần lớn các quốc gia này đều khoe khoang rằng ít nhất một vài học viện đứng đầu của họ có mặt trong các bảng xếp hạng. Trường đại học Việt nam đa phần cách biệt với dòng kiến thức quốc tế, như những con số nghèo nàn trong bảng 1 đã chỉ ra, và giáo sư Hoàng Tụy đã khái quát rất rõ trong bài luận của mình [3].
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 The Vietnamese university system is heavily influenced by the Soviet academic system, in which universities were primarily teaching institutions, while research was carried out by research institutes. The Vietnamese government is attempting to promote university-based research these efforts have met with little success, for reasons discussed below. As Table 1 suggests, Vietnam’s research institutes are not performing very well either.
| [3] Hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ thống học viện Liên Xô, trong đó trường đại học chủ yếu là để giảng dạy, còn các nghiên cứu được thực hiện tại các viện nghiên cứu. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy nghiên cứu tại trường đại học, nhưng chỉ thành công rất nhỏ, vì lý do giải thích ở bên dưới đây. Như Bảng 1 chỉ ra, các viện nghiên cứu ở Việt Nam cũng không làm tốt việc nghiên cứu cho lắm.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vietnamese universities are not producing the educated workforce that Vietnam’s economy and society demand. Surveys conducted by government-linked associations have found that as many as 50 percent of Vietnamese university graduates are unable to find jobs in their area of specialization, evidence that the disconnect between classroom and the needs of the market is large. With up to 25 percent of undergraduate curricula devoted to required coursework laden with political indoctrination, it is little wonder that Vietnamese students are ill-prepared for either professional life or graduate study abroad. | Đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có đủ trình độ đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc khảo sát do các cơ quan có liên hệ với Nhà Nước cho thấy có tới 50 phần trăm các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học xong đã không thể tìm được việc làm trong ngành nghề chuyên môn của họ, chứng tỏ có một khoảng cách to lớn giữa lớp học và thị trường công việc. Với mức độ 25 phần trăm giáo trình đại học bị bắt buộc tập trung vào các môn học chính trị giáo điều (political indoctrination) thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên Việt Nam chỉ được chuẩn bị một cách tồi tệ cho công việc tương lại hoặc cho các học trình cao đẳng ở nước ngoài.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Intel’s struggles to hire engineers to staff its manufacturing facility in Ho Chi Minh City are illustrative. When the company administered a standardized assessment test to 2,000 Vietnamese IT students, only 90 candidates, or 5 percent, passed, and of this group only 40 individuals were sufficiently proficient in English to be hired. Intel confirms that this is the worst result they have encountered in any country they invest in. Vietnamese and international investors cite the lack of skilled workers and managers as a major barrier to expansion. The poor quality of undergraduate education has another implication: in contrast to their Indian and Chinese peers, Vietnamese often cannot compete for slots in elite graduate programs in the US and Europe.
| Sự kiện công ty Intel đã phải lăn lộn vất vả để mướn các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở TP HCM là một ví dụ điển hình. Khi Công ty này tiến hành một cuộc thi tuyển cho 2000 sinh viên IT Việt Nam thì chỉ có 90 ứng viên, tức 5%, đạt tiêu chuẩn. Và trong nhóm này, chỉ có 40 ứng viên vừa hội đủ trình độ Anh ngữ để có thể mướn được. Công ty Intel “khẳng định” rằng đây là kết qủa tồi tệ nhất mà họ gặp phải trong bất kỳ quốc gia nào mà họ đầu tư vào. Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế nói rằng việc thiếu hụt công nhân và lực lượng quản lý có trình độ là rào cản lớn đối với sự mở rộng của họ. Chất lượng giáo dục đại học nghèo nàn đã có một ảnh hưởng tiêu cực khác: Trái với những sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ, sinh viên Việt nam thường khó cạnh tranh để chiếm một xuất học bổng tại các chương trình giáo dục trên đại học tinh túy tại Mỹ hay Châu Âu.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Table II. Innovation Index
Source: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review
| Bảng 2: Chỉ số Phát Minh Sáng Chế
Nguồn: World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III. Causes of the Crisis A. Historical Legacy
| III. Nguyên nhân của khủng hoảng: A. Di sản lịch sử:
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
The problems Vietnam faces in higher education today are in part a consequence of the country’s tragic modern history. The French colonial regime that ruled Vietnam from the latter half of the nineteenth century until 1945 invested very little in tertiary education, even in comparison with other colonial powers. As a result, Vietnam missed the wave of institutional innovation in higher education that swept across much of Asia during the early 20th century, when many the region’s leading institutions of higher learning were established.
As a result, after independence Vietnam had very weak institutional foundations to build on. (This is in stark contrast to China, where, even today, most of the country’s top universities were established well before the revolution.) This period, marred first by war and then by an era of heavy handed socialist rule, were not conducive to building quality institutions of higher learning.
| Những vấn nạn Việt Nam đang phải đối đầu trong hệ thống giáo dục đại học ngày nay một phần là do hậu quả từ một lịch sử cận đại bi thảm của đất nước này. Chế độ thực dân Pháp cai trị Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 19 cho đến năm 1945 đã đầu tư rất ít vào hệ thống giáo dục đại học, ngay cả khi đem so sánh với các thế lực thực dân khác như Anh và Tây Ban Nha. Hậu quả là Việt Nam đã vuột mất cơ hội khi làn sóng cách tân thể chế giáo dục đại học quét qua phần lớn lục địa Châu Á trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Đây là thời gian rất nhiều học viện hàng đầu được thành lập tại vùng này.
Hậu quả là sau khi thu hồi độc lập, VN chỉ có một thể chế giáo dục đại học rất yếu kém để làm nền móng xây dựng (Đây là một điểm tương phản rõ rệt so với Trung Quốc, nơi mà, cho đến ngày nay, phần lớn các trường Đại Học hàng đầu đã được thành lập rất lâu trước cuộc cách mạng Cộng Sản). Giai đoạn Pháp thuộc, cộng với tổn hại từ chiến tranh, rồi đến giai đoạn cai trị độc tài nặng nề của chế độc xã hội chủ nghĩa, đã không phải điều kiện thuận lợi để tạo ra những học viện chất lượng cao cho nền giáo dục đại học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B. Governance The most immediate cause of today’s crisis is profound governance failure. Quality universities, from Boston to Beijing, enjoy certain core features that are presently lacking in Vietnam.4
Autonomy: Vietnamese academic institutions remain subject to a highly centralized system of control. The central government determines how many students universities may enroll, and (in the case of public universities) how much university instructors are paid. Even decisions as core to the operations of a university as promoting faculty are controlled by the center. This system denies universities and institutes the incentive to compete or innovate.
| B. Chính sách quản lý của Nhà Nước: Nguyên nhân hiện đại tạo nên khủng hoảng là sự thất bại sâu rộng trong chính sách quản lý của Nhà Nước. Các đại học có phẩm chất cao từ Boston cho đến Bắc Kinh đều được hưởng những chính sách quan trọng mà không tồn tại ở Việt Nam [4]:
Vấn đề tự trị và tự quản tại đại học (Autonomy): Tất cả các học viện tại Việt Nam đều phải chịu sự kiểm soát của một hệ thống quản lý tập trung cao độ. Chính Nhà Nước quyết định con số sinh viên được tuyển nhận, và (trong trường hợp các trường công lập) mức lương của các giảng viên. Ngay cả những quyết định về điều hành cũng như việc thăng thưởng của các Khoa Ban đều lệ thuộc vào sự kiểm soát trung ương. Hệ thống kiểm soát này gạt bỏ ra ngoài những khuyến khích cần thiết cho việc cải tổ và tiến thủ của các đại học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4 Our analysis of the governance failures in Vietnam has been influenced by the findings of the Task Force on Higher Education, which was convened by the World Bank and UNESCO and co-chaired by Professor Henry Rosovsky of Harvard and Professor Mamphela Ramphele of the University of Cape Town. In its final report, Peril and Promise: The Challenges of Higher Education in Developing Countries, the Task Force concluded that governance is often the primary barrier to better outcomes. (Available at http://www.tfhe.net.) Professor Rosovsky is an advisor to the Ash Institute’s ongoing work on institutional innovation in Vietnam.
| [4] Phân tích của chúng tôi về thất bại của việc quản lý ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những phát hiện của Ủy ban Đặc biệt về Giáo dục Đại học, được triệu tập bởi Ngân hàng Thế Giới và UNESCO, dưới sự chủ tọa của Giáo sư Henry Rosovsky (trường Harvard) và Giáo sư Mamphela Ramphele (trường University of Cape Town). Trong báo cáo kết quả của mình, "Peril and Promise: The Challenges of Higher Education in Developing Countries", Ủy ban này đã kết luận rằng quản lý của chính quyền chính là rào cản lớn nhất khiến giáo dục không đạt kết quả tốt hơn. (Có sẵn tại http://www.tfhe.net/.) Giáo sư Rosovsky hiện là cố vấn cho công trình nghiên cứu đang được tiến hành tại Ash Institute về cải cách thể chế ở Việt Nam.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Remuneration is based on seniority, and official salaries are so low that university instructors must moonlight excessively to support themselves. In contrast to China, Vietnam does not yet offer incentives to foreign educated Vietnamese.
| Lương thưởng được dựa trên thâm niên và lương chính thức thấp kém đến nỗi các giảng viên phải làm việc phụ trội vượt mức mới đủ sống. Ngược lại với Trung Quốc, Việt Nam chưa có chế độ hậu đãi những chuyên viên tốt nghiệp từ nước ngoài.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Merit-based selection:
Corruption is rife and it is well known that degrees and titles can be purchased. 5 University personnel systems are opaque and promotion is too often based on nonscholastic criteria such as seniority, family and political background, and personal connections.
| Cơ cấu tuyển chọn dựa vào thành quả:
Tham nhũng tràn lan và ai cũng biết bằng cấp và tước vị là những thứ có thể mua bán tràn làn [5]. Hệ thống nhân viên cán bộ thì mập mờ và mọi sự thăng thưởng đều dựa trên những tiêu chuẩn bên ngoài khả năng học thuật, như mức độ thâm niên, lai lịch chính trị, lai lịch gia đình, cũng như sự móc nối cá nhân.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5 It should be emphasized that the one component of the university system that is not hobbled by corruption and nepotism is the university entrance examinations. The government devotes significant resources to ensure that the examination process is not compromised. As a result, admitted students are talented and many succeed in augmenting the obsolete curricula through self study.
| [5] Cũng cần phải nhấn mạnh rằng còn một thứ trong hệ thống giáo dục chưa bị làm què quặt bởi tham nhũng và gia đình trị là các cuộc thi đầu vào đại học. Chính phủ đã bỏ khá nhiều công sức để đảm bảo rằng quá trình thi cử này không bị vẩn đục. Kết quả là những học sinh được nhận vào thường có tài năng và nhiều người đã thành công trong việc bổ sung kiến thức cho chương trình học lỗi thời bằng cách tự học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Faculties and the upper levels of administration tend to be dominated by individuals trained in the Soviet Union or Eastern Europe who cannot speak English and, in not a few cases, are hostile to younger, western educated colleagues.
| Giảng viên các Khoa và Ban quản trị cao cấp của hệ thống đại học có khuynh hướng bị thống trị bởi những cá nhân được huấn luyện từ Liên Xô hoặc Đông Âu, không nói được Anh ngữ và trong không ít trường hợp, tỏ ra ác cảm với các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn được giáo dục từ Tây Phương.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
International links and standards:
Knowledge generation is a borderless enterprise, but Vietnamese academic institutions lack meaningful international connections. Indeed, young foreign educated scholars frequently cite the concern that they will be unable to stay current in their fields as a reason why they wish to avoid careers in the Vietnamese academy. As Professor Hoang Tuy describes, the Vietnamese academy is very inward looking and does not evaluate itself according to international standards.
| Tiêu chuẩn và mối liên kết quốc tế:
Học tập nâng cao kiến thức là một hệ thống không có biên giới, nhưng các học viện tại VN thiếu hẳn những mối liên hệ quốc tế có ý nghĩa. Thực tế là các học giả trẻ, được đào tạo từ nước ngoài, thường dùng mối lo ngại rằng họ không thể cập nhật những nguồn kiến thức đương thời như một lý do khiến họ tránh né trở thành giảng viên tại ĐH Việt Nam. Như GS Hoàng Tụy mô tả, các học viện tại VN rất hướng nội và không lượng giá chính mình dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Accountability:
Vietnamese universities not accountable to outside stakeholders, including, critically, employers. Within the public system, funding is not tied to performance or quality in any meaningful way. Similarly, government research funding is awarded uncompetitively and is primarily a form of salary supplementation. Because university slots are so coveted—only one in ten Vietnamese of college age are enrolled in post-secondary institutions—Vietnamese universities do not feel pressure to innovate. They have a captive market, for whom study abroad is an option for a tiny minority.
| Trách nhiệm:
Đại học Việt Nam không phải báo cáo hoặc chịu trách nhiệm trước các cổ đông bên ngoài, cũng như trước cán bộ công nhân viên bên trong. Trong hệ thống ĐH công cộng, các nguồn tài trợ không dựa vào phẩm chất hoặc thành quả của trường. Tương tự như thế, tài trợ của Nhà Nước cho các công trình nghiên cứu được phân phát không dựa trên khả năng cạnh tranh, mà như là một hình thức lương bổng phụ trội. Bởi vì số chỗ dành cho tuyển sinh trong các ĐH rất thấp – chỉ có 1 trong 10 học sinh thuộc lứa tuổi ĐH được nhận vào ĐH - do đó, ĐH Việt Nam không bị ép buộc phải cải tổ. Họ nắm một thị trường độc quyền, bởi chỉ có một số rất nhỏ mới đủ năng lực để ra nước ngoài học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Academic freedom:
Even in comparison to China, Vietnam is notable in the degree to which its universities lack intellectual dynamism. Even as universities have gradually been accorded greater space, a web of formal and informal controls and constraints ensures that universities have remained intellectually moribund while the public discourse has grown more vibrant.
| Tự do học thuật:
Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, đại học Việt Nam tỏ ra nổi bật về mức độ kiến thức bị kiểm soát. Ngay cả khi các trường đại học đã được nhận một không gian thông thoáng hơn, một mạng lưới kiểm soát chính thức cũng như trá hình vẫn còn vây bọc, khiến các trường đại học Việt Nam vẫn ở trong tình trạng bị bóp nghẹt về tri thức, trong khi công chúng đang phản ứng ngày càng lớn.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
There are several implications of the above discussion. First, the principal barrier to improved outcomes in higher education is not primarily financial. In fact, as a percentage of GDP, Vietnam spends on more on education than many other countries in the region. This figure does not include the large sums that Vietnamese families invest in the education of their children, at home and abroad. How the money is spent is another matter. Second, investments in foreign study are not enough to improve the system. Unless the professional environment is overhauled, it is unlikely that more than a handful of foreign trained Vietnamese will return to the academy.
| Có rất nhiều hàm ý xuất phát từ những phân tích trên đây: Thứ nhất, chướng ngại chủ yếu cho sự cải tiến trong nền giáo dục cao đẳng không nhất thiết là vấn đề tài chánh. Thực ra, tính theo phần trăm của GDP, Việt Nam tiêu nhiều hơn các quốc gia khác trong khu vực cho giáo dục. Và con số này chưa tính tới khoản tiền rất lớn mà các gia đình Việt Nam chi vào giáo dục cho con cái, tại nhà và ở nước ngoài. Cách sử dụng các nguồn tài chánh đó như thế nào là một vấn đề khác. Thứ hai, đầu tư vào du học nước ngoài không đủ để cải tiến hệ thống. Trừ khi môi trường sinh sống và làm việc cho sinh viên du học được cải tổ, sẽ khó có thể lôi kéo được các sinh viên du học về công tác tại các trường đại học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IV. Responses A. Government policies For much of the period since 1986 when Vietnam embarked on doi moi, its process of economic reform and liberalization, the pace of reform in higher education has been glacial. During this period quality stagnated to the degree that some Vietnamese scientists believe that the quality of instruction in the core disciplines like the basic sciences has declined.6
| IV. Phản Ứng
A. Các chính sách của Nhà Nước:
Phần lớn thời gian trong kể từ năm 1986 khi Việt Nam bước vào giai đoạn Đổi Mới, tức là tiến trình cải cách kinh tế và tự do hóa, tốc độ của việc cải tổ nền giáo dục đại học vẫn ở trong tình trạng lãnh đạm. Trong giai đoạn này, chất lượng giáo dục trì trệ tới mức một số nhà khoa học Việt Nam đã tin rằng chất lượng giảng dạy ở những môn khoa học căn bản đã bị tụt hậu [6].
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6 In recent years private universities have proliferated. However, these institutions are still subject to many of the same controls as public universities. Almost all are profit seeking ventures and rely on tuition payments to generate revenue; as a result, quality is uniformly low.
| [6] Trong những năm gần đây, các trường đại học tư nhân đã nở rộ. Tuy nhiên, những trường này vẫn phải chịu nhiều kiểm soát giống như đại học công. Hầu hết trong số đó là các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận và dựa vào học phí để tạo ra lợi nhuận; và kết quả là chất lượng đồng loạt thấp.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
In the past three years the government has attached a higher priority to education reform. In 2005, the government adopted the policy statement Resolution 14 on the “comprehensive renovation of higher education” by 2020. It is a turning point, calling for governance reforms, including greater institutional autonomy and more merit-based selection mechanisms. While it is difficult to gauge Resolution 14’s impact on the policymaking process, but the pace of change remains slow.
| Trong ba năm vừa qua, Nhà Nước đã đặt ra ưu tiên cao hơn cho cải cách giáo dục đại học. Năm 2005 Nhà Nước áp dụng chính sách được nêu ra trong Nghị Quyết 14 về việc ”cải tổ toàn diện nền giáo dục đại học” tới năm 2020. Đây là một bước ngoặt kêu gọi cải cách trong việc điều hành, bao gồm trao quyền tự trị lớn hơn cho các trường, và sử dụng các cơ chế tuyển chọn dựa vào thành quả. Mặc dầu rất khó để đánh giá ảnh hưởng của Nghị Quyết 14 vào tiến trình đề ra chính sách, nhưng tốc độ thay đổi vẫn rất chậm.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
More recently, the government has announced an initiative to establish a series of new institutions with international partners and has expressed a willingness to commit funds borrowed from multilateral lenders like the World Bank. While this policy represents a welcome recognition of need to build new institutions of higher learning, many questions remain. The Vietnamese educational authorities retain a strongly “state-centric” view of higher education collaboration in which governments, not institutions, are the primary counterparts. This approach is particularly ill-suited for working with the highly decentralized American system in which individual universities are the primary actors and the role of government limited.
| Gần đây hơn, chính quyền đã loan báo những sáng kiến thiết lập những học viện với các đối tác quốc tế, và bày tỏ sự sẵn sàng sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức cho vay đa phương như World Bank. Trong khi những kế hoạch này là dấu hiệu tốt, chứng tỏ người ta đã nhận ra nhu cầu thiết yếu của các trường đại học mới, nhiều câu hỏi vẫn tồn tại. Các quan chức ngành giáo dục Việt Nam vẫn có cách nhìn ”Nhà nước là Trọng Tâm” rất mạnh mẽ khi nói về sự hợp tác đào tạo đại học, trong đó ”chính quyền”, chứ không phải ”trường” là đối tác chính với nước ngoài. Cách tiếp cận này hoàn toàn không phù hợp khi làm việc với hệ thống giáo dục phân quyền ở mức độ cao như ở Hoa Kỳ, trong đó mỗi trường đại học là một nhân vật quyết định chính và vai trò của chính quyền rất hạn chế.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Secondly, the government has displayed a “central planning” mentality in designing these institutional development initiatives, including by predetermining the fields in which each new university will specialize (initial proposals suggest a pronounced focus on science and technology related fields, perhaps to the exclusion of the humanities and many social sciences).
| Thứ hai, chính quyền vẫn phô bày não trạng ”kế hoạch hóa tập trung” khi thiết kế các sáng kiến phát triển các trường đại học, bào gồm cả việc quyết định trước những môn học mà trường đại học mới mở sẽ tập trung vào dạy (Dự án ban đầu gợi ý tập trung chủ yếu vào các ngành khoa học và kỹ thuật, có lẽ để tránh các môn nhân văn và xã hội).
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thirdly, although the initiative is predicated on the concept that international partners will provide administrators and faculty, the funding mechanism is uncertain; it is not clear whether funds borrowed from multilateral donors would be available for the international partners. Finally, it remains to be seen how much actual autonomy these new institutions will be accorded.7
| Thứ ba, mặc dầu các dự án được hoạch định trên căn bản là các đối tác quốc tế sẽ cung cấp các quản trị viên và nhân viên giảng dạy, nhưng cách thức phân phối các nguồn tài chính như thế nào thì không được xác định, không ai biết các khoản tiền vay từ các nhà tài trợ đa phương có được dành cho các đối tác quốc tế hay không. Cuối cùng, người ta phải chờ xem mức độ tự trị và tự quản mà các học viện này được phép như thế nào [7].
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7 The “Vietnam Germany University” is the first of these new institutions. It is described as a joint project of the Vietnamese and German governments.
| [7] Trường "Đại học Việt Đức" là trường đại học mới đầu tiên kiểu này. Nó được mô tả như là một dự án liên kết giữa chính quyền Việt Nam và chính quyền Đức
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B. Exchange
Vietnamese people have studied abroad in increasingly large numbers since 1986. In the early years of doi moi, most studied abroad though bi- and multilateral scholarship programs such as the Fulbright program, the World Bank program etc. As Vietnamese society has grown wealthier, Vietnamese families have begun to self-finance the education of their children. Recent years have witnessed an especially rapid rise in students going to the US; according to the Institute for International Education, Vietnam ranks among the top twenty country sending students to the US. Vietnamese economists estimate that Vietnamese families are spending at least one billion dollars a year on study abroad.
| B. Chương trình trao đổi sinh viên:
Sinh viên Việt Nam ra du học nước ngoài ngày càng nhiều kể từ năm 1986. Trong những năm đầu của Đổi Mới, phần lớn các sinh viên du học qua các chương trình học bổng song hoặc đa phương như các chương trình Fullbright hoặc chương trình World Bank… Khi xã hội VN trở nên khá giả hơn, các gia đình Việt Nam đã bắt đầu cho con cái đi du học tự túc. Những năm gần đây, con số sinh viên VN đi du học tại Mỹ gia tăng nhanh chóng một cách đặc biệt. VN nằm trong số 20 quốc gia hàng đầu gửi sinh viên đến Hoa Kỳ du học. Các kinh tế gia VN ước lượng các gia đình VN đang tiêu dùng ít nhất 1 tỷ đô-la mỗi năm cho việc du học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Foreign study is an important response to the crisis in Vietnamese higher education, but is by no means a solution. First and foremost, foreign study is only an option for the tiny minority who either have the ability to pay or are fortunate to win a scholarship. There is a wide and growing opportunity gap between urban and rural and between a wealthy elite and the great majority who remain poor. Vietnam is a large country and cannot possible “outsource” higher education to foreign universities. | Du học nước ngoài là một phản ứng quan trọng trước sự khủng hoảng giáo dục đại học tại VN, nhưng nó không thể nào là một giải pháp được. Đầu tiên và quan trọng nhất, du học chỉ là một lựa chọn của một thiểu số rất nhỏ, những người có tiền hoặc may mắn có được học bổng. Đang có một sự chênh lệch rộng và ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn, giữa tầng lớp thượng lưu giàu có và đại đa số dân chúng còn nghèo. Việt Nam là một quốc gia rộng lớn, và không thể “khoán trắng” nền giáo dục đại học cho các trường đại học nước ngoài.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Second, as long as Vietnamese universities continue to offer appalling working conditions and unattractive incentives, individuals who study abroad will continue to avoid university careers. Informal polls of Vietnamese graduate students in the US reveal that a strong majority will not return to existing Vietnamese universities but would consider returning if the professional environment were more attractive.
| Thứ hai, ngày nào mà các trường đại học tại Việt Nam vẫn chỉ cung cấp được môi trường làm việc thảm hại và những gói khuyến khích không hấp dẫn, thì các chuyên viên được đào tạo từ nước ngoài vẫn tránh né các ngành nghề giảng dạy tại ĐH. Một thăm dò không chính thức dành cho sinh viên trên đại học Việt Nam ở Mỹ cho thấy đa số không muốn quay trở lại trường đại học Việt Nam, nhưng sẽ cân nhắc quay trở lại nếu môi trường làm việc hấp dẫn hơn.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. International Actors
International donors have supported individual exchange for many years. At the request of the Vietnamese government, donors are now investing heavily in the higher education system. In our view, donor efforts in this area have been ineffective because they have done little if anything to address governance issues. Donor funds have not been awarded on a competitive basis, and recipient institutions report that they have had little say in how funds can be spent.
| C. Nhân Tố Quốc Tế:
Các cơ quan tài trợ quốc tế đã hỗ trợ các chương trình trao đổi sinh viên trong nhiều năm qua. Do yêu cầu của chính phủ Việt Nam, các cơ quan này đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục đại học. Theo quan điểm của chúng tôi, nỗ lực của các nhà tài trợ trong lĩnh vực này không hiệu quả, bởi vì họ làm rất ít, nếu không nói là không có gì, để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều hành của chính phủ. Các khoản tài trợ đã không được phân phối trên cơ sở cạnh tranh, và những viện / trường được nhận tiền báo cáo rằng họ có ít quyền trong việc quyết định các khoản tiền được sử dụng như thế nào.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
International universities are encouraged to establish training programs in Vietnam, either independently or (most commonly) in partnership with domestic institutions. With few exceptions, these initiatives are revenue-driven and as a result are concentrated in a handful of applied fields for which there is ready market demand (such as marketing, management, computer programming, etc.). Admission is largely based on ability to pay, and beyond the reach of all but a small minority. At best it could be said that these ventures occupy one niche in the higher education ecosystem. They are not filling the demand for high quality education.
| Các trường đại học quốc tế đã được khuyến khích để thiết lập các chương trình đào tạo tại Việt Nam, một cách độc lập hoặc (thường xảy ra hơn) thông qua hợp tác với các học viện trong nước. Với một vài ngoại lệ, các dự án này chỉ nhằm mục tiêu trục lợi và do đó chỉ nhắm vào những ngành thực dụng đã sẵn có nhu cầu (như marketing, quản trị, lập trình v.v…). Việc tuyển lựa SV phần lớn dựa vào khả năng trả học phí và phần lớn vượt quá tầm tay của đại chúng. Điều duy nhất có thể kết luận là những chương trình như thế chiếm một phần nhỏ trong hệ thống giáo dục đại học. Những học viện này không đáp ứng được nhu cầu giáo dục cao đẳng có chất lượng cao.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
The government is keen to attract the participation of leading international, especially American, universities. We have argued that there are at least three keys to realizing this goal. | Chính quyền VN rất hứng thú với việc thu hút sự tham gia hợp tác của những đại học hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là các ĐH tại Hoa Kỳ. Chúng tôi cho rằng cần 3 yếu tố chính để đạt được mục tiêu này:
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
First, the government must realize that quality universities will not enter Vietnam in the role of investors. Moreover, in the global race for talent American universities are highly sought after partners. Bluntly put, Vietnam must be willing to pay. | Thứ nhất, chính quyền phải nhận ra rằng, các đại học có chất lượng cao sẽ không vào VN dưới vai trò những công ty đầu tư. Hơn nữa, trong cuộc chaỵ đua toàn cầu để tìm tài năng xuất sắc, các ĐH Hoa Kỳ luôn luôn là những đối tác được nhiều người đeo đuổi. Nói thẳng ra là, Việt Nam phải chấp nhận trả giá cao.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Second, and equally importantly, we have stressed that reputable universities will not compromise their academic standards and the government most make an ironclad commitment to good governance, including permitting greater academic freedom and autonomy than is currently the norm in Vietnam.
| Thứ hai, cũng quan trọng không kém, chúng tôi phải nhấn mạnh rằng, các trường đại học danh tiếng sẽ không chấp nhận hạ thấp tiêu chuẩn của họ, và như thế chính quyền Việt Nam chỉ có cách cam kết theo đuổi một quy cách điều hành tốt hơn cho hệ thống giáo dục đại học, bao gồm chấp nhận chương trình giảng dạy và chế độ tự quản lớn hơn cho các trường đại học.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Third, because American higher education is so decentralized, the US government will necessarily play a limited role, facilitative role in promoting the participation of US universities. | Thứ ba, bởi vì hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tại Hoa Kỳ mang bản chất phân quyền cao độ, chính phủ Hoa Kỳ sẽ chỉ đóng một vai trò hạn chế, mang tính cổ vũ, trong việc thúc đẩy hợp tác của các viện đại học Hoa Kỳ.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IV. Conclusion: The Need for Institutional Innovation Sweeping governance reforms are the key to improving Vietnamese higher education. However, reforming academic institutions anywhere is a long term process. This is why we believe that Vietnam must build a new institution of higher learning that from the outset incorporates good governance into its institutional DNA.8 Such an effort would have a transformative impact on Vietnamese higher education. A new institution could offer an attractive home to young Vietnamese scholars and scientists who are currently uninterested in pursuing academic careers in Vietnam. Second, a institution can be a model which other universities can learn from and emulate—as well as a source of healthy and much-needed competition. We believe that the Higher Education Task Force is uniquely positioned both to advance the reform process in Vietnam by developing a more comprehensive and actionable roadmap for institutional innovation in Vietnam.
| IV. Kết Luận: Nhu Cầu cho Cải cách Thể Chế
Cải tổ toàn bộ cung cách điều hành của chính quyền là chìa khóa để cải tiến nền giáo dục đại học tại Việt Nam. Tuy nhiên, cải tổ các học viện giáo dục đào tạo ở bất cứ nơi đâu cũng là một tiến trình lâu dài. Đây là lý do tại sao chúng tôi tin rằng Việt Nam phải xây dựng một học viện đào tạo đại học mới, mà ngay từ đầu đã có cơ chế điều hành tốt nằm trong DNA của nó [8]. Nỗ lực như thế sẽ tạo ra tác động mang tính chuyển biến tới hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Một học viện mới sẽ cung cấp một mái nhà hấp dẫn cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam, những người mà hiện nay không tha thiết theo đuổi nghề giảng dạy đại học tại Việt Nam [vì thiếu môi trường hấp dẫn]. Thứ nhì, một học viện mới như thế sẽ là kiểu mẫu cho các học viện khác học hỏi và bắt chước, cũng như là một động lực cạnh tranh lành mạnh và rất mực cần thiết. Chúng tôi tin rằng Ủy ban Đặc Nhiệm về Giáo Dục Đại Học có vai trò độc nhất vô nhị trong việc thúc đẩy tiến trình cải cách ở Việt Nam bằng cách xây dựng một lược đồ toàn diện và khả thi cho cải cách thể chế ở Việt Nam.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8 We have suggested to the Vietnamese government that it assemble a consortium of American universities to build a research college, initially providing undergraduate training and slowly launching graduate programs.
| [8] Chúng tôi đã khuyến nghị chính quyền Việt Nam là họ cần tập hợp một nhóm các trường đại học Mỹ để xây dựng một trường nghiên cứu, ban đầu là để cung cấp giảng dạy đại học, rồi từ từ đưa ra các chương trình giảng dạy sau đại học. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| Translated by Hồng Lĩnh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Appendix I. Professor Hoang Tuy is widely regarded as one of the most accomplished Vietnamese scientists of the 20th century. A mathematician, he has published widely in international journals and a theorem bears his name. Professor Tuy has emerged as one of the most trenchant critics of Vietnamese higher education and science. The following essay appeared in Tia Sang, a Vietnamese journal published by the Vietnamese Ministry of Science and Technology. It has been translated from the Vietnamese by the Harvard Vietnam Program.
| Phụ lục 1 Giáo sư Hoàng Tuy được coi là một trong những nhà khoa học Việt Nam thành công nhất của thế kỷ 20. Là một nhà toán học, ông đã có công trình công bố rộng rãi trên các tạp chí quốc tế và một định lý mang tên ông. Giáo sư Tụy đã nổi lên như một trong những người chỉ trích đanh thép nhất giáo dục đại học và khoa học Việt Nam. Bài tiểu luận sau đây xuất hiện trên Tia Sang, một tạp chí tiếng Việt do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam xuất bản. Bài luận đã được Chương trình Harvard Việt Nam chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
New Year, Old Story
| "Năm mới, chuyện cũ" | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A couple of months ago, in his speech to the National Assembly declaring his resignation, Prime Minister Phan Van Khai conceded that we have failed in education and science. And a few weeks ago, Lee Kuan Yew, Singapore’s outstanding politician, reminded us that success in education is a prerequisite for economic success.
| Cách đây mấy tháng, phát biểu trước Quốc hội khi từ nhiệm, nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải nhìn nhận chúng ta không thành công trên lĩnh vực giáo dục và khoa học. Rồi chỉ mới cách đây vài tuần, ông Lý Quang Diệu, một chính khách lỗi lạc của Singapore, lại có lời nhắc nhở chúng ta: thắng trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
In the bustling atmosphere of the country’s WTO accession and preparations for international integration, we hope the comments from these two leaders will provide a strong new jolt for Vietnamese science and education.
| Trong không khí rộn ràng chuẩn bị cho việc hội nhập quốc tế khi đất nước gia nhập WTO, mong rằng hai ý kiến đó sẽ tạo một cú hích mới cho giáo dục và khoa học Việt Nam.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
The endless stagnation in Vietnamese science and education that has existed for years is indeed an objective reality that is easily observable. But it was the first time in a long time that this truth was officially acknowledged by the most senior official in the government. If we are honest with ourselves and do not lull ourselves with illusionary or exaggerated achievements, which is a prerequisite for success, then the former Prime Minister’s assessment should not make us pessimistic, but to the contrary, should give us more faith in our country’s future. That’s because it tells us more clearly where we are and what we have to do to make up for lost time.
| Thật ra sự trì trệ triền miên của giáo dục và khoa học Việt Nam nhiều năm qua là sự thật khách quan dễ nhận thấy. Nhưng đây là lần đầu tiên sự thật đó được chính thức thừa nhận bởi người có trách nhiệm chính quyền cao nhất trong một thời gian dài. Nếu như trung thực với chính mình, không tự ru ngủ bằng những thành tựu ảo hay phóng to lên nhiều lần, là điều kiện đầu tiên để thành công trong hội nhập thì nhận định của vị cựu lãnh đạo không những không làm chúng ta bi quan mà ngược lại đã gây cho chúng ta niềm tin vào tương lai hơn, vì từ đây ta biết rõ hơn mình đang ở đâu và cần làm gì để gỡ lại sự chậm trễ.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Singapore’s meteoric rise from underdevelopment to modernity within three or four decades is mainly due to their early focus on education. Hence, their advice is more compelling than any theory. It must be acknowledged that we have had bright leaders who understood the importance of developing education, science and technology and viewed it as a “national priority.”
| Singapore là nước đã bứt phá ngoạn mục từ kém phát triển lên tiên tiến trong thời gian 3-4 thập kỷ, nhờ chủ yếu đã biết chăm lo giáo dục từ sớm. Cho nên lời khuyên của họ có trọng lượng thuyết phục hơn cả mọi lý thuyết. Phải nói rằng chúng ta cũng đã có những nhà lãnh đạo sáng suốt nhìn nhận tầm quan trọng “quốc sách hàng đầu” của việc phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nevertheless, the practice over past years shows that it is not easy to translate this priority into action. While policy statements and resolutions stress this priority, too many of the policies that are most relevant to science and education in fact reflect a very different spirit. We hope this time that these two synergistic comments from Vietnamese and Singaporean politicians will serve as a wake-up call to officials serving in every field so that they have a stronger commitment to the development of science and education for the sake of the country’s prosperity.
| Song thực tế nhiều năm qua cho thấy không dễ gì đưa được quan điểm ấy vào cuộc sống. Trong khi các văn kiện, nghị quyết nhấn mạnh quan điểm ấy, thì nhiều chính sách thực tế liên quan giáo dục và khoa học đều thể hiện tinh thần ngược lại. Hy vọng lần này tác dụng cộng hưởng của hai ý kiến trên của hai chính khách Việt Nam và Singapore sẽ làm thức tỉnh quan chức ở mọi ngành để có quyết tâm cao hơn góp sức chấn hưng giáo dục và khoa học vì sự phát triển của đất nước.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Need for a strategic vision.
Money is not the biggest obstacle to elevating education and science. The decay of our science and education is not due to a lack of money but to the fact that we do not know what to do or how to manage. Science and education is a complicated system that can be well managed only when its specific features are thoroughly understood and informed by the experience of the world and of preceding generations. Most important of all is a strategic vision for immediate and long-term objectives, direction, demand, capacity relevant to development trends, guiding ideology, and a general path of actions; this constitutes a philosophy of science and education in the present world. Without systematic thinking and a comprehensive, strategic vision, one could easily make himself busy with trivia and a here today there tomorrow approach, endlessly “reforming” in a fragmentary and inconsistent way, exacting huge costs but resulting in nothing more than complicating a system that is already crippled and devoid of vitality. Given the fact that the present world is changing rapidly, the development of science and education requires leaders who are not only well-intentioned and honest but who also have the ability to quickly perceive changes and think creatively to find the most adaptive development strategy.
| 1. Cần một tầm nhìn chiến lược.
Muốn vực giáo dục và khoa học lên, vấn đề đầu tiên không phải là “tiền đâu”. Thật sự nguyên nhân chính của sự suy thoái giáo dục, khoa học không phải do thiếu tiền mà do ta không biết cách làm, cách quản lý. Giáo dục, khoa học là một hệ thống phức tạp, chỉ có thể quản lý tốt trên cơ sở hiểu biết đầy đủ các đặc thù hệ thống của nó, và chú ý kinh nghiệm của thế giới và các thế hệ đi trước. Điều quan trọng trước hết là phải có một tầm nhìn chiến lược về mục tiêu trước mắt và lâu dài, hướng đi, nhu cầu, khả năng trong xu thế phát triển, tư tưởng chỉ đạo, đường lối tổng quát, cũng có thể gọi là triết lý làm giáo dục, khoa học thời nay, trong thế giới này. Thiếu một tư duy hệ thống, một tầm nhìn chiến lược bao quát thì dễ sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, “cải cách” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều mà kết quả chỉ là làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, không có sinh khí. Thế giới ngày nay biến chuyển mau lẹ, xây dựng giáo dục và khoa học trong thế giới đó đòi hỏi những người lãnh đạo không chỉ có tâm trong sáng và trung thực mà còn phải đủ tầm nắm bắt nhanh nhạy những biến chuyển đó và có khả năng suy nghĩ sáng tạo để tìm ra chiến lược phát triển thích ứng nhất.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. System errors must be fixed.
Nowhere are the four virtues of diligence, efficiency, honesty, and integrity, more needed than in education and science. An education and science system that lacks these moral principles will, of course, not function properly and, sooner or later, will stagnate. Minor internal adjustments based on a management feedback mechanism cannot rescue the system, instead the only way to rescue the system from crisis is to find and fix the system errors. So what are the errors that make our science and education system lack diligence, efficiency, honesty, and integrity? This question should be asked not only of science and education but also of the entire state apparatus. These very errors have so far defeated our anticorruption campaign.
| 2. Một lỗi hệ thống cần sửa.
Không đâu cần bốn chữ "cần, kiệm, liêm, chính" hơn trong lĩnh vực giáo dục, khoa học. Một nền giáo dục, khoa học đã thiếu vắng các đạo đức cơ bản ấy tất nhiên hoạt động không bình thường và sớm muộn lâm vào bế tắc. Khi đó chỉ bằng những điều chỉnh cục bộ theo cơ chế phản hồi trong điều hành không cứu nổi hệ thống, mà phải tìm cho ra các lỗi hệ thống và sửa các lỗi đó mới mong đưa được hệ thống ra khỏi khủng hoảng. Vậy cái lỗi hệ thống gì khiến cho giáo dục, khoa học của ta thiếu cần, thiếu kiệm và thiếu cả liêm, chính? Câu hỏi này đặt ra không chỉ cho giáo dục, khoa học mà cho cả bộ máy nhà nước ta. Chính vì cái lỗi hệ thống đó nên cuộc chiến chống tham nhũng cho đến nay vẫn chưa thành công.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
The key lies in the salary/income paradox: official salaries are only a fraction of non-salary income. When this happens, science and education workers have of course to dedicate all their intellect and talent to the pursuit of non-salary income which is distributed chaotically and unfairly, and cannot be strictly audited, and which is the root of many evils that are well known to us all. Why is this called a system error? Because the salary/income paradox dominates and distorts all relationships in the system. It’s so bad that increasing salaries to a living wage without fixing the errors will not improve the situation. This system error has produced relationships that over time have become a structural part of the system, thus even after fixing the error one will have to wait for some time, and perhaps fix additional errors, before the system begins to function normally again.
| Mấu chốt nằm ở nghịch lý lương/thu nhập: lương chỉ bằng một phần nhỏ thu nhập ngoài lương, thì đương nhiên người lao động giáo dục, khoa học phải dồn phần lớn tâm trí, khả năng để kiếm thu nhập ngoài lương, mà phần này thì phân phối tùy tiện, bất công, không có kiểm toán chặt chẽ, cho nên là nguồn gốc nhiều sự tiêu cực mà ai cũng biết. Vì sao nói đó là lỗi hệ thống? Vì nó chi phối, làm méo mó mọi quan hệ trong hệ thống. Đến mức bây giờ dù có tăng lương cho đủ sống mà không sửa cái lỗi hệ thống đó thì cũng chẳng thay đổi được tình hình. Thậm chí lỗi hệ thống đó đã sản sinh ra những quan hệ vận hành lâu ngày trở thành một phần cấu trúc của hệ thống nên ngay khi đã sửa lỗi đó rồi cũng phải đợi một thời gian và có thể phải sửa thêm một số lỗi hệ thống khác nữa mới đưa được hệ thống về hoạt động bình thường.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
In the final analysis, eliminating the salary/income paradox is a prerequisite for ensuring the virtues of diligence, efficiency, honesty, and integrity and thereby improving standards in science and education. I would go so far as to guarantee that as long as the paradox exists our science and education will remain a failure. Of course, fixing the paradox is financially feasible but ideologically quite difficult because it affects a significant number of officials who benefit from non-transparent governance. On the whole, the question is: are we really committed to a strong and healthy science and education system? That question must be answered honestly.
| Dù sao, giải tỏa cái nghịch lý lương/thu nhập là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cần, kiệm, liêm, chính và do đó nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục, khoa học. Tôi dám cam đoan còn tồn tại nghịch lý đó thì giáo dục, khoa học còn hư hỏng. Mà giải tỏa cái nghịch lý đó hoàn toàn khả thi về tài chính, nhưng đương nhiên khó khăn tư tưởng khá lớn vì nó đụng chạm đến một bộ phận khá đông quan chức được hưởng lợi từ cách quản lý thiếu minh bạch này. Chung quy vấn đề là ta có thật sự muốn xây dựng một nền giáo dục, khoa học lành mạnh hay không, đó chính là câu hỏi phải trả lời trung thực.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Think globally.
If we are to win in the globalized world, all our thoughts and actions must take account of the common rules of the game. We must move towards and obey international standards in all areas of activity if we are to cooperate and compete. Unfortunately, from PhD training, to the selection of professors, to criteria for evaluating the quality of a scientific work, a scientist, or a university…we use our own standards that bear no resemblance to those used elsewhere. We even have scientific works and PhD theses in internationally significant fields like the basic sciences, economics, etc. that wouldn’t be worth the paper they are printed on if they were assessed according to international standards. Many of our professors do not deserve their title and a large number of them fall far below basic international standards. Ironically, there are many others, especially younger people, with excellent expertise and talent, but who are disqualified because of our trivial criteria that are of no consequence in other countries. As result, one is not surprised to learn that Mr. A or Ms. B who in Vietnam is regarded as famous scientist, is in fact totally unknown internationally. Recently, a great number of officials have acquired academic titles dishonestly; they are completely undeserving of these honors but many people still believe that they are reserved only for individuals of outstanding talent.
| 3. Tư duy toàn cầu.
Muốn thắng cuộc trong thế giới toàn cầu hóa, tất nhiên mọi suy nghĩ và hành động đều phải chú ý tới luật chơi chung. Phải hướng tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực hoạt động thì mới có thể hợp tác và cạnh tranh được. Tiếc thay, từ việc đào tạo tiến sĩ, việc tuyển chọn giáo sư, tiêu chuẩn đánh giá trình độ một công trình khoa học, một nhà khoa học, một trường đại học, chúng ta đều có tiêu chuẩn riêng chẳng giống ai. Có những công trình khoa học, những luận văn tiến sĩ của ta ngay cả về những ngành học thuật có tính quốc tế như khoa học cơ bản, kinh tế, v.v..., nếu xét theo tiêu chuẩn thông thường ở các nước thì thậm chí chỉ là những mớ giấy lộn. Đội ngũ GS của ta thì nhiều người hữu danh vô thực, số khá đông dưới xa chuẩn mực quốc tế bình thường nhất. Oái ăm là trong khi đó nhiều người có năng lực xứng đáng, nhất là người trẻ, lại bị loại vì không đạt các tiêu chuẩn vớ vẩn, không giống ai, của ta. Chẳng lạ gì có những ông A bà B trong nước được coi là nhà khoa học nổi tiếng mà trên quốc tế hoàn toàn vô danh. Thời gian gần đây lại xuất hiện ngay trong hàng ngũ các quan chức hàng loạt viện sĩ “hữu nghị”, viện sĩ “chạy”, viện sĩ “mua”, hoàn toàn không xứng với danh hiệu mà nhiều người vẫn tưởng là dành cho những tài năng lỗi lạc.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Our standards are so chaotic and yet, the other day I heard the chairman of the Council on Professorships declare in a newspaper that to be entitled to the rank of professor one… must establish one’s own school of scholarship! In all honesty I do not know whether what the chairman refers to as a “school of scholarship” has anything in common with the concept of a “school of scholarship” as it is understood in other countries. With such exceptional standards how can we possibly expect to integrate? The danger of empty braggadocio without regard to international standards is that we easily deceive ourselves and in the end what is true and what is false are confused and we can no longer distinguish between the talented and the inept. The titles of professor and associate professor in Vietnam have been so cheapened that when, in a discussion of talent, one hears mention of this or that professor, most people feel sick.
| Chuẩn mực xô bồ như vậy mà ngày nọ tôi còn thấy môt vị lãnh đạo của Hội đồng Chức danh GS tuyên bố trên báo rằng GS... phải là người xây dựng được trường phái học thuật của mình(!). Thật tình tôi không biết cái gọi là trường phái học thuật đó có gì chung với khái niệm trường phái học thuật theo cách hiểu thông thường ở các nước. Với chuẩn mực khác người như vậy, làm sao có thể hội nhập quốc tế dễ dàng được. Cái nguy hại của việc huênh hoang bất chấp các chuẩn mực quốc tế là ta tự lừa dối ta quá dễ dàng, cuối cùng thật giả lẫn lộn, chẳng còn sự phân biệt nào giữa người có năng lực thật và những kẻ bất tài. Các chức danh GS, PGS ở Việt Nam bây giờ quá rẻ, đến độ khi bàn về nhân tài mà nêu GS nọ GS kia, nhiều người nghe cũng đủ ớn.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Accountability.
A knowledge-based economy is in fact an economy that relies on intellect and talent. Hence, successful integration requires paying special attention to attracting talent. For years the government has loudly called for Vietnamese who have succeeded abroad to return. This position is correct and necessary. In reality, however, it has encountered a number of obstacles, of which the biggest one is that while the policy is enlightened, the policy environment underneath it is completely closed. From top officials to common people, by no means everyone understands this policy.
| 4. Trách nhiệm.
Kinh tế tri thức thực chất là nền kinh tế dựa vào chất xám và tài năng. Cho nên công cuộc hội nhập muốn thành công phải coi trọng đặc biệt vấn đề thu hút nhân tài. Đã từ nhiều năm Nhà nước hô hào người Việt thành tài ở nước ngoài về nước làm việc. Chủ trương đó rất đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên sự thực thì vấp phải quá nhiều rào cản, mà rào cản lớn nhất là chủ trương chung thì thoáng nhưng đi vào cụ thể thì còn nhiều chính sách rất bí. Từ cấp lãnh đạo cao đến người dân chưa phải ai cũng đã thật sự thông suốt với chủ trương này.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
For example, some important government agencies like the Ministry of Finance, the Ministry of Interior, and the Office of the Government all have bizarre regulations reflecting very conservative, outmoded perceptions that contribute nothing to the minimal basic conditions scientists require. A few examples… According to a Ministry of Finance regulation, a professor is entitled to fewer square meters of work space than a mid-level bureaucrat. How can professors conduct research or meet and discuss with their students when they are squeezed into such narrow offices. Ironically, a professor’s hourly teaching rate is determined by his rank within the bureaucracy (e.g., a minister or deputy minister is paid much more for an hour of teaching than a professor). On the government salary scale, the most senior professor is paid less than a medium level bureaucrat. There are so many salary grades that the majority of hardworking, talented scientists can never reach the highest grade…unless they worked until the age of 90 or 100.
| Chẳng hạn các cơ quan quan trọng như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ đều có nhiều quy định kỳ lạ, thể hiện những quan niệm rất bảo thủ và lạc hậu hoàn toàn không đếm xỉa gì đến những yêu cầu tối thiểu về điều kiện làm việc cho các nhà khoa học. Một vài ví dụ: theo quy định của bộ Tài Chính, tiêu chuẩn không gian nơi làm việc cho giáo sư thấp hơn cả trưởng phó phòng hành chính, giáo sư phải chen chúc nhiều người trong một phòng chật hẹp, tìm đâu có chỗ để nghiên cứu, thảo luận, gặp gỡ giúp đỡ sinh viên. Tiền thù lao giờ giảng thì phụ thuộc chức vụ hành chính một cách lố bịch (Thứ, Bộ trưởng được thù lao giờ giảng cao hơn hẳn GS, PGS). Xếp ngạch bậc lương thì GS bậc cao nhất cũng chưa bằng chuyên viên cao cấp bậc thấp nhất, và số bậc nhiều đến mức phần lớn nhà khoa học giỏi làm việc nghiêm túc đến khi nghỉ hưu vẫn chưa leo lên được đến bậc cuối cùng, trừ khi tuổi hưu được gia hạn đến... 90 hay 100.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
The other day I read a letter printed in a newspaper complaining about the audacity of Vietnamese who earned a degree abroad and have yet to contribute to the nation but who are already demanding special incentives. Who dares to dispute the comment, but it sounds very much similar to the attitude “who are professors to demand a personal office?” or “you are an overseas Vietnamese scientist and have enjoyed a life of privilege for years, now you are serving your country so why are you demanding this and that entitlement?” With attitudes like these we might as well abandon the policy of attracting talent and postpone our escape from poverty and backwardness until the 22nd century—or even later.
| Hôm nọ tôi thấy trên báo còn có độc giả phát biểu: những người được đi học thành tài ở nước ngoài chưa đóng góp được gì cho Tổ quốc mà đòi hỏi điều kiện đãi ngộ này nọ là không ổn. Ai dám bảo ý kiến đó sai, nhưng sao mà nó giống với ý kiến: giáo sư là gì mà đòi hỏi buồng riêng, hoặc: anh là nhà khoa học Việt kiều, đã sống sung túc bao nhiêu năm, bây giờ về nước công tác sao còn đòi hỏi ưu đãi nọ kia. Với những quan niệm như thế thì thôi xin đành gác lại chủ trương thu hút người tài, và lùi cái thời hạn đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu sang thế kỷ 22 hoặc sau nữa.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Speed.
Successfully integrating into the world today requires both efficiency and speed, or, more precisely, the ability to respond rapidly has become a significant advantage in business, and is sometimes more important than efficiency. | 5. Tư duy tốc độ.
Để hội nhập thành công trong thế giới ngày nay, không chỉ cần hiệu quả mà còn cần tốc độ, hay nói đúng hơn đáp ứng nhanh trở thành một lợi thế đáng kể trong kinh doanh, nhiều khi còn quan trọng hơn hiệu quả.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
That’s because until recently the first criterion in business was efficiency, and firms prioritized anticipating their customers’ demands and increasing capital efficiency. That business logic is appropriate when markets are stable or changing slowly. Nowadays, however, when the market is unpredictable and the world is changing at dizzying speed that logic has been rendered obsolete and been superceded by a new logic that prioritizes rapid response over efficiency. If the previous strategy was “make-and-sell” the preferred course of actions today is “sense-and-respond.” Speed and the ability to respond rapidly are of central importance if one is not to miss opportunities.
| Số là, cho đến gần đây, tiêu chí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh là hiệu quả và thông thường các hãng tập trung vào dự đoán nhu cầu của khách hàng và tăng hiệu quả đồng vốn. Logic kinh doanh đó thích hợp khi thị trường ổn định và thay đổi chậm. Nhưng ngày nay, khi thị trường khó tiên liệu và thế giới biến chuyển nhanh chóng mặt, thì cái logic ấy không còn thích hợp mà phải nhường chỗ cho một logic mới đặt ưu tiên vào khả năng thích ứng mau lẹ nhiều hơn là hiệu quả. Trước kia cặm cụi “làm-ra-và-tiêu-thụ” – make-and-sell thì bây giờ phương châm hoạt động là thường xuyên “nắm-bắt-và-ứng-đáp” – sense-and-respond. Tốc độ, khả năng thích ứng mau lẹ trở thành yêu cầu tối quan trọng, nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
In a world changing at an extremely rapid pace, our slow, lollygagging work ethic is unacceptable. The administrative reforms of the past 10 years have not produced any results but have in fact made simple procedures more complicated. System errors are the main cause of the corruption, red tape and extravagant waste that persist from year to year. Every National Assembly session vigorously denounces corruption but this national curse is never rolled back.
| Trong cái thế giới đổi thay cực nhanh này, khó ai chấp nhận kiểu làm việc lề mề, chậm chạp như chúng ta. Cải cách hành chính hơn mười năm chưa thấy kết quả gì, chỉ thấy làm rối thêm một số việc đơn giản. Nhiều lỗi hệ thống là nguyên nhân chủ yếu sinh ra tham nhũng, quan liêu, lãng phí tràn lan, nhưng vẫn cứ tồn tại năm này qua năm khác. Kỳ họp Quốc hội nào cũng lên án mạnh mẽ tham nhũng, thế mà rồi cái quốc nạn ấy không hề bị đẩy lui. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
The practice of giving envelopes of cash is a shameful cultural attribute of our society that has stubbornly existed for decades; in fact even the office of a top government agency sets a bad example. Science and education stagnate while talent is profligately wasted. Year after year, countless conferences and workshops are organized to discuss the problem yet not a single concrete, feasible policy has emerged that might present a ray of hope. We have discussed ad nosium the importance of incentizing human capital but at the end of the day the only thing we have done is carve valedictorians’ names on a golden list hanging in the Temple of Literature!
| Ngay cái tập quán phong bì là nét văn hóa đáng xấu hổ của xã hội ta mà hàng chục năm rồi vẫn ngang nhiên tồn tại, thậm chí văn phòng một cơ quan đầu não còn làm gương xấu. Giáo dục, khoa học trì trệ, trong lúc chất xám bị sử dụng hết sức lãng phí. Năm này qua năm khác, hội thảo đi rồi hội thảo lại không biết bao nhiêu lần mà vẫn không có được một chính sách cụ thể khả dĩ đem lại chút niềm tin trong vấn đề này. Bàn đi tính lại mãi chuyện khuyến khích tài năng, cuối cùng chỉ làm được mỗi việc là ghi tên các thủ khoa đại học vào bảng vàng để ở Văn Miếu! | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
For more than ten years there have been any number of reasonable recommendations regarding education reform and development, from the training of PhD students and the awarding of professorships to specific proposals related to the organizing of entrance exams, tracking, student selection, university autonomy, etc. For every problem we face, no shortage of substantive reforms have been proposed, but only very recently have these proposals been examined. Reform is always a hot topic in science and education, but no sector has been as slow to reform. Most recent is Prime Minister Phan Van Khai’s excellent idea to build a top-tier university that has received the support of American scholars. In the two years since the concept was first raised, there has been no progress. A friend of mine told me that the Chinese Prime Minister recently visited a western country and agreed that one of their prestigious universities would open a branch campus in Beijing; within a few months the school began to recruit students. Windows of opportunity do not remain open for long.
| Từ hơn mười năm về trước đã có biết bao đề nghị hợp lý về cải cách, chấn hưng giáo dục, từ việc đào tạo tiến sĩ, công nhận GS, PGS, đến nhiều việc cụ thể khác về thi cử, phân ban, tuyển sinh, tự chủ đại học, v.v... có thể nói không có vấn đề gì thiếu những đề nghị cải cách cụ thể, nhưng mãi đền gần đây một số những đề nghị ấy mới bắt đầu được nghiên cứu. Cải cách quản lý luôn là những chủ đề nóng của giáo dục và khoa học, nhưng cũng không có lĩnh vực nào đổi mới chậm chạp hơn giáo dục và khoa học. Ngay gần đây nhất cái ý tưởng hay lập một đại học đẳng cấp quốc tế, từ lúc được Thủ Tướng chấp nhận và nêu ra, được nhiều nhà khoa học Mỹ nhiệt tình ủng hộ, đến nay đã gần hai năm vẫn chưa thấy hình hài rõ ràng. Anh bạn tôi kể lại trong khi đó Thủ tướng Trung Quốc vừa sang thăm một nước Phương Tây, thỏa thuận với họ cho một đại học nổi tiếng mở chi nhánh ở Bắc Kinh thì chỉ mấy tháng sau họ đã chiêu sinh. Cơ hội gì cũng chỉ trong thời gian nào đó, có bao giờ là vĩnh viễn.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
In a world of the Internet, spaceships and mobile phones if we cling to our sluggish thinking and continue to work at a turtle’s pace, opportunity will pass us by. No one is patient enough to wait for us. The era of information technology has just begun and already people are discussing the transition to the era of nanotechnology; unable to anticipate the surprises that may lie ahead, even if we think, act, and run at the same time, we may still be unable to “sense-and-respond”. | Sống trong thời đại internet, tên lửa vũ trụ, điện thoại di động, mà cứ giữ nếp tư duy chậm chạp và làm việc rùa bò thì mọi thời cơ bay đi hết. Không ai đủ kiên nhẫn chờ chúng ta. Thời đại công nghệ thông tin vừa mới bắt đầu chưa lâu la gì thì nay họ đã bàn chuyển qua thời đại công nghệ nano, chưa biết rồi sẽ còn những gì bất ngờ nữa đây để liệu mà vừa làm vừa nghĩ vừa chạy, vẫn không kịp “sense-and-respond”.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
http://www.hks.harvard.edu/innovations/asia/Documents/HigherEducationOverview112008.pdf
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, January 1, 2012
VIETNAMESE HIGHER EDUCATION: CRISIS AND RESPONSE Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng
Labels:
EDUCATION-GIÁO DỤC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn