MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 1, 2012

В чем подлинная причина революции в Египте? Nguyên nhân thật sự của cuộc cách mạng Ai Câp




В чем подлинная причина революции в Египте?

Nguyên nhân thật sự của cuộc cách mạng Ai Câp
Нехемия Штрасслер ("Haaretz", Израиль

Nechemia Shtrassler (Haaretz, Israel)
©  REUTERS/Asmaa Waguih

©  REUTERS/Asmaa Waguih

Еще две недели назад Египет считался страной с достаточно успешной экономикой. Его относили к категории "пробуждающихся" рыночных хозяйств, демонстрирующих устойчивый экономический рост в течение целого десятилетия. Сам Хосни Мубарак удостоился похвалы за введенные им экономические реформы, включавшие приватизацию и борьбу с засильем бюрократии. Чиновники Международного валютного фонда с волнением рассказывали о внушительном росте иностранных инвестиций в египетскую экономику, цитировали популярный слоган каирских властей: "Египет открыт для бизнеса".


Mới hai tuần trước Ai Cập còn được coi là đất nước có nền kinh tế phát triển khá. Nước này được liệt vào một trong số những nền kinh tế “đang thức tỉnh”, có sự phát triển kinh tế ổn định trong suốt cả chục năm. Còn Hosni Mubarak thì xứng đáng được ngợi khen vì những cải cách kinh tế mà ông ta đã tiến hành, trong đó có quá trình giải tư và chống tệ quan liêu. Các quan chức của IMF hồi hộp nói về sự phát triển đấy ấn tượng của những khỏan đầu tư trực tiếp của nước ngòai vào nền kinh tế Ai Cập, và thường xuyên viện dẫn khẩu hiệu của chính quyền Ai Cập: “Ai Cập mở cửa cho kinh doanh”.


И вдруг начались массовые демонстрации, И тогда экономистам стало ясно, что они прозевали самое главное. Стабильное экономическое положение неожиданно стало плохим, а просвещенный Мубарак-реформатор превратился в безжалостного Мубарака-диктатора. Международные кредитные компании поспешили снизить рейтинг Египта, а Барак Обама не только не протянул дружественному египетскому президенту руку помощи, а, напротив, стал всячески ему намекать на необходимость немедленной отставки.


Thế rồi những cuộc biểu tình bất ngờ bùng phát. Lúc đó các nhà kinh tế học mới nhận ra rằng họ đã bỏ sót điều quan trọng nhất. Tình trạng kinh tế ổn định bất ngờ bị xấu đi, còn nhà cải cách với tinh thần khai sáng Mubarak thì biến thành nhà độc tài. Các tổ chức tín dụng quốc tế lập tức hạ điểm tín nhiệm của Ai Cập, còn Barak Obama thì không những không chìa bàn tay hữu nghị ra cho tổng thống Ai Cập mà còn tìm mọi cách nhắc nhở ông ta rằng cần phải từ chức ngay.


Так, в одночасье, Египет превратился в символ нищеты, обремененное социально-экономическими недугами государство третьего мира, в котором имеет место колоссальный разрыв в доходах между узкой прослойкой богатой элиты и десятками миллионов людей, которые живут на два доллара в день. Не случайно нынешние народные волнения называют "интифадой голодных".

Ai Cập lập tức trở thành biểu tượng của nghèo đói, trở về với địa vị của đất nước thuộc thế giới thứ ba với rất nhiều vấn đề kinh tế-xã hội, trong đó tầng lớp tinh hoa thiểu số có mức thu nhập cao hơn hẳn hàng chục triệu người dân, những người chỉ sống với hai dollar một ngày. Không phải vô tình mà những cuộc bạo lọan của dân chúng hiện nay được gọi là “Intifada của những người nghèo đói”.

Экономисты немедленно пришли к оригинальному выводу, что в Египте отсутствует средний класс, и даже те, кому удается получить академическое образование (миллион выпускников высших учебных заведений в год) находит работу либо на уборке, либо в мелкой розничной торговле. Стоит напомнить, что тунисская революция, которая послужила детонатором вспышки гнева в Египте, началась с того, что 26-летний выпускник университета поджег себя потому, что полиция конфисковала его овощной лоток.


Các nhà kinh tế học lập tức rút ra kết luận độc đáo là ờ Ai Cập không có tầng lớp trung lưu, thậm chí họ còn nói rằng những người có bằng đại học hiện nay (một triệu người tốt nghiệp đại học một năm) chỉ có mỗi việc là lau nhà hay làm trong ngành bán lẻ mà thôi. Xin nói thêm rằng cuộc cách mạng ở Tunisia - ngòi nổ cho cơn tức giận sự bùng phát ở Ai Cập - bắt đầu từ việc một chàng thanh niên 26 tuổi, tốt nghiệp đại học, đã tự thiêu sau khi cảnh sát tịch thu quầy rau của anh ta.

Валовой национальный продукт Египта составляет 220 миллиардов долларов, ровно столько, сколько в Израиле. Правда, Египте живут 80 миллионов человек, а в Израиле 7,5 миллионов. Поэтому уровень жизни в Египте составляет 10% от израильского. Если добавить к этому колоссальный разрыв в доходах между бедными и богатыми, можно понять, откуда произрастают отчаяние и гнев.


Tổng sản phẩm quốc nội của Ai Cập là 220 tỉ dollar, đúng bằng Israel, nhưng Ai Cập có 80 triệu người, trong khi Israel chỉ có 7,5 triệu dân. Vì vậy mà mức sống của người Ai Cập chỉ bằng 10% dân Israel. Nếu cộng thêm vào đây cách biệt thu nhập cực kì to lớn giữa người giàu và người nghèo thì người ta sẽ hiểu ngay nguyên nhân của sự tuyệt vọng và bất bình của dân chúng nước này.

2010 год Египет завершил с высокой инфляцией - 13%. Продукты питания подорожали на 20%, безработица достигла 25%. В государстве, где 40% доходов населения идут на продовольствие (в Израиле эта цифра составляет 17 %), это является центральной причиной для гнева и недовольства народных масс, которые не в состоянии себя прокормить. Кроме того, Египет страдает от коррупции во властных эшелонах, от отсутствия свободы слова. Правоохранительные органы арестовывают людей , когда им заблагорассудится; парламентские выборы фиктивны. Как иначе можно достигать 97% голосов в течение 30 лет?

Năm 2010 lạm phát ở Ai Cập là 13%. Giá lương thực thực phẩm tăng 20%, thất nghiệp chiếm đến 25% dân số. Trong một nước mà 40% thu nhập được giành để mua lương thực thực phẩm (ở Israel con số này là 17 %), thì đấy chính là nguyên nhân quan trọng nhất của sự tức giận và bất bình của quần chúng nhân dân, những người không thể “vắt mũi bỏ vào miệng” được nữa. Ngòai ra, Ai Cập còn bị nạn tham nhũng và thiếu vắng tự do ngôn luận nữa. Các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể bắt người bất cứ lúc nào, bầu cử quốc hội chỉ là giả tạo. Nếu không thì làm sao có thể giành được đến 97% phiếu bầu trong suốt 30 năm?


Революции в арабских странах всегда заканчиваются плачевно. Они начинаются из-за бедственного экономического положения и повышения цен на продукты питания. Народные массы выходят на улицы, власти приказывают армии подавить бунт. Если армии это удается – революция откладывается на несколько лет. Если нет – военные присоединяются к демонстрантам, и диктатор теряет власть. Затем проходят "свободные выборы", результаты которых не имеют никакого отношения к демократии, к которой простодушно призывают Египет Обама и Ангела Меркель. Хорошо организованные группировки захыватывают власть в стране. Так радикальные исламисты захватили власть в Иране, ХАМАС в Газе, "Хизбалла" в Ливане. Все опасаются, что подобный сценарий повторится в Египте, и к власти придут "Братья-мусульмане".

Những cuộc cách mạng trong các nước Arab bao giờ cũng kết thúc một cách đáng buồn. Cách mạng bao giờ cũng bắt đầu là do hòan cảnh kinh tế khó khăn, giá lương thực thực phẩm leo thang. Quần chúng xuống đường còn chính quyền thì hạ lệnh cho quân đội đàn áp. Nếu quân đội thành công thì cách mạng sẽ bị đẩy lùi trong một vài năm. Nếu không – quân đội sẽ liên kết với người biểu tình và nhà độc tài phải ra đi. Sau đó sẽ là “những cuộc bầu cử tự do”, mà kết quả sẽ chẳng ăn nhập gì với nền dân chủ mà Obama và Agela Merkel đang kêu gọi. Những nhóm có tổ chức tốt sẽ nắm được quyền lực. Đấy là những người Hồi giáo ở Iran hay Hamas ở dải Gaza, Hesbola ở Liban. Mọi người đều sợ rằng kịch bản tương tự cũng sẽ diễn ra ở Ai Cập và Huynh đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) sẽ nằm được quyền lực ở Ai Cập.






Translated by Phạm Nguyên Trường


http://inosmi.ru/asia/20110207/166306050.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn