MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 8, 2012

China tests troubled waters with $1 bln rig for S. China Sea Trung Quốc đem giàn khoan tỉ đô thử độ "nóng" Biển Đông




China tests troubled waters with $1 bln rig for S. China Sea

Trung Quốc đem giàn khoan tỉ đô thử độ "nóng" Biển Đông

By Charlie Zhu

Charlie Zhu

Reuters, Jun 20, 2012
Reuters, Jun 20/6/2012

HONG KONG, June 21 (Reuters) - China has spent nearly $1 billion on an ultra-deepwater rig that appears intended to explore disputed areas of the South China Sea, one of Asia's most volatile hotspots and where the United States is strengthening ties with Beijing's rival claimants.


HONG KONG, ngày 21 tháng 6 (Reuters) - Trung Quốc đã chi gần 1 tỷ USD làm một giàn khoan siêu-nước sâu mà xuất hiện nhằm mục đích thăm dò các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, một trong những điểm nóng bất ổn nhất của châu Á và là nơi mà Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ với các đối thủ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.



For now, the locally built Haiyang Shiyou (Offshore Oil) 981 rig owned by China's state-run CNOOC oil company is drilling south of Hong Kong in an area within Beijing's ambit.

Cho đến thời điểm hiện tại, giàn khoan 981 do Tập đoàn dầu khí quốc gia CNOOC của Trung Quốc vẫn đang hoạt động ở phía nam Hong Kong trong ranh giới của Bắc Kinh.


But Chinese energy experts say Beijing will eventually move its first ultra-deepwater rig to explore in deeper and more oil-rich waters further south in the South China Sea, where China, Vietnam, the Philippines, Taiwan, Malaysia and Brunei have overlapping territorial claims.


Nhưng các chuyên gia năng lượng Trung Quốc nói rằng, cuối cùng thì Trung Quốc sẽ đưa siêu giàn khoan nước sâu đầu tiên ra các vùng biển giàu dầu khí hơn, sâu hơn ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia Đông Nam Á (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei).


"With Chinese offshore drilling technology improving, it is just a matter of time for them to enter the central and southern part of the South China Sea," said Liu Feng, senior researcher at the state-backed National Institute for South China Sea Studies.

"Khi công nghệ khoan ngoài khơi của Trung Quốc không ngừng cải thiện, thì vấn đề chỉ còn là thời gian để họ tiến vào trung tâm và phần phía nam của Biển Đông", Lưu Phong - nhà nghiên cứu cấp cao Trung Quốc cho biết.

Asked whether CNOOC would move the rig to disputed waters, Lin Boqiang, professor and director of the China Center for Energy Economics Research at Xiamen University, said: "I feel they will ... If CNOOC does not do it, other countries will do it. So why (should) CNOOC not do it?"


Khi được hỏi liệu CNOOC có đưa giàn khoan ra các vùng biển tranh chấp, Lâm Bác Cường - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng thuộc Đại học Hạ Môn nói: "Tôi cảm thấy họ sẽ... Nếu CNOOC không làm vậy, các nước khác sẽ làm. Vậy tại sao CNOOC lại không nên làm?".
The deepwater area of the South China Sea remains untapped, largely because tensions between rival claimants have made oil companies and private rig-builders reluctant to explore contentious acreage well away from sovereign coastlines.


Các khu vực nước sâu của Biển Đông vẫn chưa được khai thác, phần lớn bởi tranh chấp căng thẳng giữa các nước tuyên bố chủ quyền khiến các công ty dầu khí, các giàn khoan tư nhân không muốn thăm dò ở vùng nước cách quá xa bờ biển quốc gia.


CNOOC, or the China National Offshore Oil Corp, is an $89 billion company with oil and gas assets in Indonesia, Iraq, Australia, Africa, North and South America, as well as China.


CNOOC - Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc - là công ty có các tài sản dầu khí trị giá 89 tỉ USD ở Indonesia, Iraq, Australia, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ cũng như Trung Quốc.

It declined comment on whether it would move the 981 rig into disputed waters, although the company described the vessel as "mobile national territory" when it began drilling 320 km (200 miles) south of Hong Kong last month.


Họ từ chối bình luận về việc liệu có đưa giàn khoan 981 ra vùng biển tranh chấp, cho dù tập đoàn này từng mô tả, giàn khoan như một "lãnh thổ quốc gia di động" khi bắt đầu hoạt động khoan ở khu vực cách nam Hong Kong 320km hồi tháng trước.

That sparked concerns that China's quest for oil and gas to feed its economy would push Beijing into the disputed zone of the South China Sea and potentially a confrontation with other claimants.

Giới phân tích lo ngại rằng, mối quan tâm của Trung Quốc trong tìm kiếm dầu khí phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế sẽ đẩy Bắc Kinh vào các vùng tranh chấp ở Biển Đông và gây nguy cơ đối đầu với các nước tuyên bố chủ quyền khác.


"Large deepwater drilling rigs are our mobile national territory and strategic weapon for promoting the development of the country's offshore oil industry," the official Xinhua news agency quoted CNOOC Chairman Wang Yilin as saying.


"Các giàn khoan nước sâu lớn là lãnh thổ quốc gia di động của chúng tôi và là vũ khí chiến lược để phát triển công nghiệp dầu khí ngoài khơi", hãng Tân hoa dẫn lời Chủ tịch CNOOC Wang Yilin.


In response, Vietnam called for mutual respect of international law governing exploration in the South China Sea, which it calls the East Sea.

Phản ứng trở lại, Việt Nam kêu gọi tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế trong quản lý công tác thăm dò ở Biển Đông.


"Activities in the East Sea by countries must abide by international laws ... and must not infringe upon sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of other countries," said Luong Thanh Nghi, spokesman for Vietnam's foreign ministry.


"Các hoạt động ở Biển Đông của các quốc gia phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không được xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước khác", ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Vietnam and the Philippines have been the most vocal opponents of China. Last week, both China and the Philippines pulled back vessels from a group of rocks in the sea called the Scarborough Shoal, ending a two-month stand-off. Both cited bad weather as the reason.


Ngoài Việt Nam, Trung Quốc gần đây còn có tranh chấp với Philippines về một bãi cạn ở Biển Đông. Vụ đụng độ kéo dài hơn hai tháng. Tuần trước, cả Trung Quốc và Philippines đã rút bớt tàu ở bãi cạn Scarborough.

The United States has a long-standing relationship with the Philippines and is also strengthening ties with Vietnam. Defense Secretary Leon Panetta was in Vietnam this month and during a tour of the deep water port of Cam Ranh Bay, a key U.S. base during the Vietnam War, he said the use of the harbour would be important to the Pentagon as it moved more ships to Asia. Secretary of State Hillary Clinton is also due to visit Hanoi next month.



Mỹ có mối quan hệ đồng minh lâu dài với Philippines và đang tăng cường quan hệ với Việt Nam. Trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến công du tới Việt Nam, thăm cảng nước sâu Cam Ranh. Một căn cứ quan trọng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, ông cho biết việc sử dụng các bến cảng này rất quan trọng đối với Lầu Năm Góc khi nó di chuyển nhiều tàu hơn đến châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng sẽ đến thăm Hà Nội vào tháng tới.

RICHES BELOW THE SEA

Rich hydrocarbon resources are believed to lie below the centre and south of the South China Sea, which is in the disputed zone. Estimates for proven and undiscovered oil reserves in the entire sea range from 28 billion to as high as 213 billion barrels of oil, the U.S. Energy Information Administration said in a March 2008 report.


Đáy biển giàu có

Các tài nguyên giàu hydrocarbon được tin là nằm sâu ở đáy biển giữa và nam Biển Đông cũng là trong phạm vi xảy ra tranh chấp. Ước tính trữ lượng dầu được chứng minh và chưa phát hiện trong toàn bộ vùng biển ở mức từ 28 tỉ - 213 tỉ thùng dầu (báo cáo của Cục Thông tin Năng lượng Mỹ tháng 3/2008).


That would be equivalent to more than 60 years of current Chinese demand, under the most optimistic outlook, and surpass every country's proven oil reserves except Saudi Arabia and Venezuela, according to the BP Statistical Review.


Trữ lượng này tương đương với hơn 60 năm nhu cầu dầu hiện nay của Trung Quốc - theo triển vọng lạc quan nhất - và vượt qua trữ lượng dầu của mọi quốc gia ngoại trừ Ảrập Xêút, và Venezuela (theo đánh giá thống kê BP).

Chinese state media have called the South China Sea "the second Persian Gulf". In a report last month, Xinhua news agency said about 70 percent of the oil and gas resources in the South China Sea were believed to exist in deep water.


Các phương tiện truyền thông quốc gia Trung Quốc gọi Biển Đông là "Vịnh Persia thứ hai". Trong một thông tin hồi tháng trước, Tân hoa xã nói rằng, khoảng 70% tài nguyên dầu và khí ở Biển Đông được tin là nằm ở trong vùng nước sâu.

Geologists have said most oil and gas resources likely lie in areas where the sea floor is between several hundred metres and 3,000 metres deep, although parts are up to 4,700 metres deep.

Theo các nhà địa chất, phần lớn tài nguyên dầu và khí nằm ở các khu vực ở độ sâu vài trăm tới khoảng 3.000m, mặc dù có những phần sâu tới 4.700m.

Using the 981 rig, China is capable of drilling for oil in waters as deep as 3,000 metres for the first time. The rig is now drilling at a depth of only 1,500 metres, another reason experts say it is likely to be moved further south.

Sử dụng giàn khoan 981 có nghĩa là lần đầu tiên Trung Quốc có khả năng khoan dầu ở các vùng nước sâu 3.000m. Giàn khoan hiện tại đang khoan ở độ sâu 1.500m. Đây là một lý do khác để các chuyên gia nói rằng, siêu giàn khoan mới dường như sẽ được tiến xa hơn về phía nam.

China had to wait for its own ultra-deepwater rig as private rigs were unavailable for hire because of a global exploration boom. Utilisation rates of deepwater rigs, including semi-submersibles and drill ships, have been in the range of 90-100 percent.

Trung Quốc đã phải chờ đợi để tự mình sở hữu siêu giàn khoan nước sâu khi các giàn khoan tư nhân khó có thể thuê nổi vì sự bùng nổ thăm dò khai thác toàn cầu. Tỉ lệ sử dụng các giàn khoan nước sâu bao gồm tàu khoan, tàu lặn ở mức 90-100%.

The equipment shortage has also deterred foreign companies from exploring the deep water of the South China Sea, in addition to their reluctance to venture into disputed territory.


Việc thiếu thiết bị cũng là sự cản trở với các công ty nước ngoài trong việc thăm dò vùng nước sâu của Biển Đông cộng thêm sự ngại ngần ở khu vực tranh chấp.
"If you can drill in West Africa and the Gulf of Mexcio, Brazil and North Sea, why come to the South China Sea?" said Gordon Kwan, head of Energy Research at Mirae Asset Securities.

"Nếu bạn có thể khoan ở Tây Phi và Vịnh Mexico, Brazil và Biển Bắc, thì tại sao phải tới Biển Đông?", Gordon Kwan, phụ trách nghiên cứu Năng lượng tại Mirae Asset Securities cho biết.


LOOKING SOUTH

China, the world's largest energy user, is already relying on imports for over half of its oil needs. It has long hoped to expand deepwater exploration in the South China Sea as onshore production growth sags.


Hướng về Nam

Trung Quốc, nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới, đã trông chờ vào lượng dầu nhập khẩu chiếm hơn một nửa nhu cầu. Họ từ lâu đã hy vọng mở rộng hoạt động thăm dò nước sâu ở Biển Đông khi sản lượng gần bờ giảm sút.

So far, the offshore exploration of CNOOC and the other two Chinese state oil giants PetroChina and Sinopec Corp has been largely limited to waters along or close to China's continental shelf. Foreign firms like Husky and Eni hold offshore deepwater production sharing contracts with CNOOC.

Cho tới nay, các hoạt động ngoài khơi của CNOOC và hai tập đoàn dầu khí khổng lồ khác của Trung Quốc là PetroChina và Sinopec Corp phần lớn giới hạn ở các vùng biển dọc theo hoặc gần thềm lục địa của Trung Quốc. Các hãng nước ngoài như Husky và Eni đảm nhận hoạt động ở vùng nước sâu ngoài khơi chia sẻ hợp đồng với CNOOC.


But deployment of the CNOOC rig and suggestions China has developed the expertise needed to build complex ancillary equipment, including pipe-laying ships, signals the exploration could move south.

Tuy nhiên, việc triển khai siêu giàn khoan mới của CNOOC và các thiết bị hỗ trợ phức tạp đi kèm như tàu lắp đặt ống dẫn của Trung Quốc là những dấu hiệu cho thấy, hoạt động thăm dò có thể được đẩy xa hơn về phía nam.

CNOOC, which derives nearly all its domestic output from shallow waters, has vowed to build deepwater capacity of one million barrels of oil equivalents per day by 2020, more than doubling the company's total production.


CNOOC, gần như toàn bộ sản lượng nội địa xuất phát từ các vùng nước nông, đã tuyên bố thúc đẩy khả năng khai thác nước sâu lên 1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2020 hơn gấp đôi tổng sản lượng của công ty.

"Is CNOOC doing this because they desperately need to deliver production growth? Absolutely," said Simon Powell, head of Asian Oil and Gas Research at CLSA. "Are they also doing it at the government request to plant the national flag so to speak? I have no idea."

"CNOOC làm điều này vì họ rất cần để đảm bảo tăng trưởng sản lượng? Hoàn toàn là như vậy", Simon Powell, phụ trách Nghiên cứu Dầu khí châu Á tại CLSA nói. "Liệu họ cũng làm như vậy vì yêu cầu của chính phủ để khẳng định chủ quyền? Tôi không có bình luận gì".


Any decision to push into disputed waters will be taken by policymakers in Beijing, not CNOOC. Some industry observers say any exploration is unlikely in the area while tensions remain high.


Theo giới phân tích, bất kỳ quyết định nào nhằm tiến vào vùng biển tranh chấp đều xuất phát từ các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh, chứ không phải CNOOC. Một số nhà quan sát công nghiệp cho rằng, khó có hoạt động thăm dò ở các khu vực mà căng thẳng vẫn ở mức cao.


MORE THAN GEOPOLITICAL RISK

Hơn cả rủi ro địa chính trị
Still, CNOOC, which has struggled to deliver production growth, may want to exploit nationalistic sentiment to drum up state support for its deepwater exploration agenda, analysts said.


Tuy nhiên, CNOOC, tập đoàn đang vật lộn để duy trì tăng trưởng sản lượng, có thể lại muốn tận dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa để kêu gọi sự hỗ trợ từ nhà nước cho chương trình thăm dò nước sâu, các nhà phân tích nói.


"Chinese state media seemed to be excited by the rig, the technology," said Li Mingjiang, an assistant professor and a China expert at Singapore's Nanyang Technological University. "By playing up nationalism, it could help CNOOC gain more state policy support, more investment."

"Truyền thông quốc gia Trung Quốc dường như bị kích động bởi giàn khoan, bởi công nghệ thăm dò hiện đại", Lí Minh Cường, phó giáo sư, một chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore nhấn mạnh. "Biện pháp tận dụng chủ nghĩa dân tộc có thể giúp CNOOC giành lợi thế hơn trong hỗ trợ chính sách và đầu tư quốc gia".

The big risk for CNOOC is that no one knows how hydrocarbon deposits are spread across the sea-bed.


Rủi ro với CNOOC ở chỗ, không ai biết rõ các trầm tích hydrocarbon tồn tại thế nào dưới đáy biển.
Discoveries near the coasts of Southeast Asian countries in recent years were mostly natural gas, reinforcing the belief among geologists and explorers there should be more gas than oil in the South China Sea.

Hoạt động thăm dò của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á trong những năm gần đây hầu hết tập trung vào khí tự nhiên. Điều này đã củng cố niềm tin với các nhà địa chất, nhà thăm dò khai thác rằng, có thể có nhiều khí hơn là dầu ở Biển Đông.


Natural gas yields much lower returns than oil because gas is generally cheaper but costs much more to produce, store and transport.

Khí thiên nhiên đem lại lợi nhuận thấp hơn nhiều so với dầu khí và nhìn chung là rẻ hơn nhưng chi phí sản xuất , lưu trữ và vận chuyển còn cao hơn nữa.

"Aside from geopolitical risk, the bigger question is if 981 finds anything, is it more likely to be gas than oil?" CLSA's Powell said. "If they find natural gas in 1 or 2 km (deep) waters, then it could very likely be stranded gas. In other words, it is uneconomic." (Additional reporting by Chau Ngo in Hanoi; Editing by David Lague and Raju Gopalakrishnan)

"Bên cạnh nguy cơ địa chính trị, câu hỏi lớn hơn là nếu 981 tìm thấy bất cứ thứ gì, thì nó có nhiều khả năng là khí hơn là dầu?" Powell của CLSA nói. "Nếu họ tìm thấy khí đốt tự nhiên ở độ sau 1 hoặc 2 km nước, thì nó rất có thể là sợi khí, nói cách khác, nó là không kinh tế." (báo cáo bổ sung của Ngô Châu tại Hà Nội; David Lague và Raju Gopalakrishnan) biên tập.


Translated by Nguyễn Huy




http://www.reuters.com/article/2012/06/21/china-southchinasea-idUSL3E8HJ0NT20120621

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn