MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 8, 2012

Singapore Urges Beijing to Spell Out China Sea Claims Singapore thúc giục Bắc Kinh xác định rõ đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông



Singapore Urges Beijing to Spell Out China Sea Claims

Singapore thúc giục Bắc Kinh xác định rõ đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông

Singapore is urging China to spell out its territorial claims in the South China Sea with more precision.
In a formal statement Monday, Singapore's foreign ministry said it is in China's own interest to clarify the extent of its claims, saying the current ambiguity is causing concern among other maritime nations.

Singapore đang yêu cầu Trung Quốc xác định chính xác hơn các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.
Trong tuyên bố chính thức hôm Thứ hai, Bộ ngoại giao Singapore cho rằng nếu Trung Quốc làm sáng tỏ những yêu cầu chủ quyền thì càng có lợi cho nước này, còn cứ nói nhập nhằng như hiện nay thì chỉ khiến các nước trong vùng biển này thêm lo âu.

The statement comes as Singapore plays host to a port visit by the Haixun 31, one of China's largest naval patrol ships. It is the first time a major Chinese navy vessel has visited another country.

Lời tuyên bố này được đưa ra khi Singapore đón tiếp tàu Haixun 31,  một trong những con tàu hải tuần lớn nhất Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên một con tàu hải quân lớn của Trung Quốc cập cảng tại một nước khác.

Singapore stressed that is has no claims of its own in the South China Sea and that it takes no position on the conflicting claims of China and five other governments. But it said that as a major trading nation, it has a critical interest in maintaining free navigation through the area.

Singapore nhấn mạnh rằng nước này không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và không tham gia vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và năm nước khác. Nhưng là một quốc gia thương mại lớn, Singapore rất quan tâm đến việc duy trì tự do hàng hải trên tuyến đường biển này.

China is engaged in diplomatic squabbles over recent incidents in waters claimed by Vietnam and the Philippines as part of their exclusive economic zones. China in each case claimed the incidents occurred in areas under Chinese administration, without saying specifically how far those areas extended.

Trung Quốc đã gây ra những mâu thuẫn ngoại giao bằng những sự cố gần đây trong vùng biển thuộc đặc khu kinh tế của Việt Nam và Philippine. Trung Quốc cho biết các sự cố trên đều xảy ra trong khu vực do Trung Quốc quản lý, mà không hề đề cập khu vực này có phạm vi bao xa.

China's claims are based in part on a centuries-old map which shows a broken line encircling most of the South China Sea. Vital shipping lanes run through the sea, which is believed to be rich in oil and gas reserves.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc một phần dựa trên bản đồ có từ nhều thế kỉ trước trong đó có một đường đứt khúc (“đường lưỡi bò”) bao quanh hầu hết khu vực Biển Đông. Các tuyến hàng hải quan trọng nằm trên vùng biển này, được cho là có trữ lượng lớn về dầu và khí đốt.

Singapore said Monday the tensions could be eased by the conclusion of guidelines for implementing a code of conduct on South China Sea disputes. Agreement on the guidelines has been held up since the code was negotiated in 2002.

Hôm thứ hai Singapore cho biết tình trạng căng thẳng có thể được xoa dịu với việc hoàn tất các hướng dẫn thực thi bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên trong tranh chấp ở Biển Đông. Thoả thuận về các hướng dẫn này đã được thực hiện từ khi bộ quy tắc được thương lượng vào năm 2002.

Disputes in the South China Sea

1988, March - China sinks three Vietnamese vessels near the Spratly Islands, killing more than 70 Vietnamese.

Tranh chấp ở Biển Đông

Tháng 3/1988 - Trung Quốc đánh chìm ba con tàu Việt Nam gần Quần đảo Trường Sa, khiến 70 người VN thiệt mạng.

1991 - China passes the Law on Territorial Waters and Their Contiguous Areas, laying out its claim to territorial sovereignty over the Paracel and Spratly Islands.

1991 - Trung Quốc thông qua Luật lãnh hải và những khu vực tiếp giáp, đưa ra tuyên bố chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1995, 1999 - The Philippines discovers Chinese constructions on Mischief Reef, an island located in the Spratly Island chain. Despite efforts to resolve the dispute, more structures are found on the reef in 1999. Manila says the structures are a military installation while Beijing says they are for fishermen.

1995, 1999 – Philippine phát hiện Trung Quốc xây dựng trên Đá Vành Khăn, một hòn đảo nằm trong quần đảo Trường Sa. Mặc cho những nỗ lực giải quyết tranh chấp, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng trên khu vực đảo đá này vào năm 1999. Manila cho rằng công trình xây dựng này là một căn cứ quân sự trong khi Bắc Kinh tuyên bố đó chỉ là nơi trú ngụ cho ngư dân.

2002 - China and the Association of Southeast Asian Nations sign a non-binding Declaration of Conduct of Parties in the South China Sea.

2002 - Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ký Tuyên bố không ràng buộc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

2009, March – Chinese ships and fishermen harass a U.S. naval vessel in the South China Sea. According to the Pentagon, the Chinese vessels harassed the Impeccable, about 120 kilometers off Hainan island, south of China.

Tháng 3/2009 – Ngư dân và tàu Trung Quốc quấy nhiễu một tài hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông. Theo Lầu năm góc, tàu Trung Quốc đã tấn công con tàu Impeccable cách đảo Hải Nam, nam TQ, 120 ki-lô-mét.

2011, May – Chinese vessels cut an exploration cable on a Vietnamese oil survey ship in waters, within Vietnam's exclusive economic zone.

Tháng 5/2011 – Tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam trong vùng biển thuộc đặc khu kinh tế của Việt Nam.


2011, June - The Philippines complains that Chinese ships offloaded building materials and erected marker posts on reefs to the west of its island of Palawan, within Manila's exclusive economic zone.


Tháng 6/2011, Philippine cáo buộc Trung Quốc đã dựng cột mốc đánh dấu trên bãi đá phía tây hòn đảo Palawan thuộc đặc khu kinh tế của Manila.

2012, April, the Philippines detected eight Chinese fishing vessels in the Scarborough Shoal and sent its biggest warship to the shoal with the intention of arresting the fishermen, but two Chinese government vessels blocked those efforts. Then, in May, Chinese surveillance ships and fishing boats anchored off the disputed Scarborough Shoal, with the fishermen taking giant clams and corals that are protected under Philippine law.

Năm 2012, tháng 4, Philippines phát hiện tám tàu ​​đánh cá của Trung Quốc trong bãi cạn Scarborough và phái tàu chiến lớn nhất đến với ý định bắt giữ các ngư dân, nhưng hai tàu của chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn những nỗ lực đó. Sau đó, vào tháng 5, chiếc tàu hải giám Trung Quốc và nhiều tàu thuyền đánh cá đến neo đậu tại bãi Scarborough đang tranh chấp, và các ngư dân Trung Quốc đã khai thác trai khổng lồ và san hô là các loài được bảo vệ theo quy định của pháp luật Philippines.

2012, June 21, Vietnam’s parliament passed a maritime law that reasserted the country’s claims to the Spratly and Paracel Islands. China called this a “serious violation” of its sovereignty.
2012, 21 tháng 6, Quốc hội Việt Nam thông qua luật biển, khẳng định lại các tuyên bố của nước này về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc gọi việc làm này là “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền của họ.

2012, June, CNOOC, a Chinese state-owned oil company, opened nine blocks in the South Sea to international bids for oil and gas exploration. These reach to within 37 nautical miles (68km) of Vietnam’s coast and within Vietnam’s exclusive economic zone. The spat is the latest territorial dispute between Vietnam and China in the South China Sea believed rich in oil and natural gas reserves.

2012, tháng sáu, CNOOC, công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc đã mở thầu quốc tế 9 lô trong vùng biển Đông để thăm dò dầu khí. Những lô này nằm trong vòng 37 hải lý (68km) tính từ bờ biển Việt Nam và trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành vi cưỡng đoạt này là tranh chấp lãnh thổ gần đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông mà được tin rằng giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn