MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 8, 2012

China Deploys Pugilistic Foreign Policy with New Vigor Đã xa rồi giai đoạn "Ẩn mình chờ thời"



China Deploys Pugilistic Foreign Policy with New Vigor

Đã xa rồi giai đoạn "Ẩn mình chờ thời"

By: Willy Lam

By: Willy Lam

June 22, 2012
June 22, 2012


Daunting challenges call for extraordinary responses.
Trước những thách thức đầy khó khăn hiện nay gây ra những phản ứng khác thường.






A Competitive Edge Behind the Handshakes and Smiles

Cạnh tranh gay gắt đằng sau những cái bắt tay và nụ cười
The Chinese Communist Party (CCP) administration has found itself on the defensive particularly in the Asia-Pacific region. China’s sovereignty spats in the South China Sea with several Southeast Asian states came to a head in a prolonged naval standoff with the Philippines over the Scarborough Shoal (also known as the Huangyan islet). Tension with Vietnam—another disputant to China’s claims over South China Sea islands—also remains high. Japan and India, both of which also have territorial rows with China, have boosted military ties with the Philippines and Vietnam.
Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy mình đang ở thế thủ, đặc biệt trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á lên đến đỉnh điểm trong cuộc đối đầu hải quân kéo dài với Philippines xung quanh vấn đề bãi cạn Scarborough (mà phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Căng thẳng với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông cũng có lúc lên cao. Nhật Bản và Ấn Độ, hai nước có căng thẳng lãnh thổ với Trung Quốc, đều củng cố quan hệ quân sự với Philippines và Việt Nam.


Moreover, U.S. Defense Secretary Leon Panetta announced at the annual Shangri-La Security Dialogue in Singapore in early June that the Pentagon would by 2020 base as much as 60 percent of its naval capacity—including six aircraft carrier battle groups—in the Asia-Pacific theater (Associated Press, June 1; Reuters, June 1). This seemed to be a substantiation of the Asian “pivot” that President Barack Obama unveiled with much fanfare early this year.
Chưa hết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng tuyên bố tại Hội nghị cấp cao an ninh châu Á Shangri-La tại Singapore hồi đầu tháng 6 rằng, đến năm 2020 Lầu năm góc sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân của mình - bao gồm 6 đội tàu sân bay chiến đấu - ở sân khấu châu Á- Thái Bình Dương. Điều này dường như đã minh chứng cho chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á mà tổng thống Barack Obama công bố và nhận được rất nhiều sự ủng hộ hồi đầu năm nay.


These developments have apparently prompted Beijing’s foreign policy establishment to exacerbate the  aggressive tactics in the diplomatic and security arenas that it first started last year. (“Beijing Adopts Multi-Pronged Approach to Parry Washington’s Challenge,” China Brief, November 30, 2011).


Những diễn biến trên có lẽ đã đẩy quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Bắc Kinh theo hướng tăng cường các sách lược quyết liệt trên trường ngoại giao và an ninh quốc tế bắt đầu từ năm ngoái. (Bắc Kinh áp dụng phương thức tiếp cận theo đa hướng để đối phó với thách thức của Washington, Giới thiệu tóm tắt về Trung Quốc, 30 tháng 11 năm 2011).




In theory, senior party and government cadres have not abandoned late patriarch Deng Xiaoping’s famous foreign-policy dictum of the early 1990s: “Take a low profile and never take the lead.” A rising number of influential academic and military advisers to Beijing have argued that due to China’s fast-rising quasi-superpower status—and the intensification of the country’s competition with the United States and its Asian allies—the “low profile” approach has become all but obsolete. According to widely-published defense theorist Yang Yi, “it is no longer possible for China to keep a low profile.”

Trên lý thuyết, các quan chức đảng và chính phủ vẫn chưa từ bỏ chính sách đối ngoại nổi tiếng của nhà lãnh đạo đáng kính Đặng Tiểu Bình thời kỳ đầu những năm 1990: "Ẩn mình chờ thời". Ngày càng nhiều học giả và cố vấn quân sự nhiều ảnh hưởng của Bắc Kinh cho rằng do vị thế siêu cường quốc tế sắp hình thành của Trung Quốc và tính chất quyết liệt trong cuộc cạnh tranh với Mỹ và các đồng minh châu Á - cách tiếp cận "ẩn mình" đã trở nên không còn phù hợp. Còn theo lý thuyết gia quân sự nổi tiếng Dương Nghi, "Trung Quốc đơn giản không còn có thể ẩn mình được nữa".


“When any country infringes upon our nation’s security and interests, we must stage a resolute self-defense,” Rear Admiral Yang told Xinhua News Agency in an interview. “Counter-attack measures [taken by Beijing] should be ‘of short duration, low cost and efficient’ – and leave no room for ambiguity or [undesirable] after-effects” (Xinhua, December 26, 2011; Southern Daily [Guangzhou], December 26, 2011). The usually hawkish Global Times, which is a subsidiary of the People’s Daily, said it all when it editorialized that for China to safeguard its national interests, “we must dare to defend our principles and have the courage to confront multiple countries simultaneously” (Global Times, May 11; Ming Pao [Hong Kong], May 11).


"Khi có bất kỳ quốc gia nào xâm phạm an ninh và lợi ích của chúng ta, chúng ta phải kiên quyết tự vệ", chuẩn đô đốc Dương trả lời phỏng vấn của Tân hoa xã. "Các biện pháp phản công [được Bắc Kinh tiến hành] nên diễn ra 'nhanh gọn, tiết kiệm và hiệu quả' - không có chỗ cho sự mơ hồ để tránh những hậu quả [không mong muốn] về sau". Tờ báo diều hâu Hoàn cầu thời báo, tập san thuộc báo Nhân dân ngày nay của Trung Quốc, có bài xã luận nêu rõ, để bảo vệ lợi ích quốc gia, "Trung Quốc phải dám bảo vệ các nguyên tắc của mình và có can đảm đối phó với nhiều quốc gia cùng một lúc".


Indeed, Beijing’s immediate reaction to the Panetta statement was hardly in congruence with Deng’s “take a low profile” mantra. The head of the Chinese delegation to the Shangri-La Dialogue, Lieutenant General Ren Haiquan, took a tough line in response to the Pentagon’s plans to boost its naval presence in Asia. “We take the worst-case scenarios into consideration,” said Ren, who is Deputy Commandant of the Academy of Military Science. Ren added “Once Chinese interests are hurt, our retaliatory measures will be terrifying” (Chinamil.com.cn, June 3; China News Service, June 3).  
Thực vậy, phản ứng trực tiếp của Bắc Kinh đối với tuyên bố của Panetta hầu như không còn phù hợp với khẩu hiệu "ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình nữa. Người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc tham dự Hội nghị Đối thoại an ninh Shangri-La, trung tướng Nhậm Hải Tuyền, giữ quan điểm cứng rắn khi phản ứng trước kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại châu Á của Lầu năm góc. "Chúng tôi đã tính đến kịch bản xấu nhất", ông Nhậm, người đồng thời cũng là Phó chỉ huy trưởng Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, nói. Ông bổ sung thêm, "một khi lợi ích của Trung Quốc bị xâm hại, các biện pháp trả đũa của chúng tôi sẽ rất đáng sợ".

At the same time, a number of military commentators in the official Chinese media have made thinly veiled threats about using military means to settle diplomatic flaps. Major General Luo Yuan, a popular media commentator, has reiterated the People’s Liberation Army’s readiness to “teach the Philippines a lesson.” Luo blamed nationalistic elements inside and outside the Philippine government for inflaming relations with China. “If the Philippines cannot rein in their folks, let us discipline them,” he wrote last month. Regarding the alleged provocations of the Philippine navy, Luo warned “We have repeatedly adopted a forbearing attitude—and we have reached the limits of tolerance. There is no more need to show further tolerance” (Global Times, May 23; Sina.com, May 23).

Trong khi đó, một số nhà bình luận quân sự trên các trang truyền thông nhà nước Trung Quốc không hề e ngại đe dọa sử dụng phương tiện quân sự để giải quyết các mâu thuẫn ngoại giao. Thiếu tướng La Viện, một nhà bình luận tên tuổi trên các trang truyền thông, cũng tái khẳng định Quân đội giải phóng nhân dân sẵn sàng "dạy cho Philippine một bài học". Ông La Viện đặc biệt phê phán các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc ở cả trong và ngoài chính phủ Philippine đã kích động mối quan hệ với Trung Quốc. Trong bài viết hồi tháng trước, ông nói rõ, "nếu Philippine không thể đưa người dân mình vào khuôn phép, hãy để chúng tôi chỉ cho họ thế nào là nguyên tắc". Về cách ứng xử của hải quân Philippine, ông này cảnh báo, "Chúng tôi đã nhiều lần thể hiện thái độ nhẫn nại và chúng tôi đã chịu đựng hết giới hạn. Không cần thiết phải thể hiện sự khoan dung thêm nữa". (Hoàn cầu Thời báo, 23 tháng 5; Sina.com, 23 tháng 5).

Emblematic of the more assertive stance taken by Beijing is the so-called foreign policy of core national interests—and, by extension, the red line diplomacy. Put simply, this means Beijing wants to draw “red lines” around geographical locations deemed integral to the country’s “core national interests.” If a foreign power is perceived as having encroached upon these red lines, Beijing reserves the right to retaliate through military and other tough tactics. Traditionally, Beijing’s “core national interests” merely referred to issues of national unity and territorial integrity—for example, Taiwan, Tibet and Xinjiang must never be allowed to secede from the motherland.
Tiêu biểu cho quan điểm quả quyết hơn của Bắc Kinh thể hiện ở cái gọi là chính sách đối ngoại lợi ích quốc gia cốt lõi, và rộng hơn, là ngoại giao "ranh giới đỏ" (red line diplomacy). Nói một cách đơn giản, điều đó có nghĩa là Bắc Kinh muốn vẽ ra những đường đỏ bao quanh những khu vực địa lý được cho là thống nhất với "lợi ích quốc gia cốt lõi" của nước này. Nếu nhận thấy một cường quốc bên ngoài nào xâm phạm vào vào những khu vực ranh giới đỏ này, Bắc Kinh có quyền trả đũa bằng quân sự và các chiến thuật cứng rắn khác. Trước đây, "lợi ích quốc gia cốt lõi" của Bắc Kinh chỉ đơn thuần đề cập đến các vấn đề thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ - đơn cử như Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương không được phép ly khai.

Alarm bells were sounded in Washington and several Asian capitals in March 2010 when two senior U.S. officials were told by Chinese cadres that Beijing regarded the South China Sea as falling within the country’s “core national interests.” (See “Hawks vs. Doves: Beijing Debates ‘Core Interests’ and Sino-U.S. Relations,” China Brief, August 19, 2010). In an official statement a few months later, the Chinese Foreign Ministry spokesman Qin Gang apparently tried to cool things down by refraining from naming specific places when he gave the official definition of China’s core interests.

Tiếng chuông báo động bắt đầu rung lên ở Washington và một số nơi khác tại châu Á vào tháng 3/2010 khi hai quan chức cấp cao Mỹ được các quan chức Trung Quốc cho biết rằng Bắc Kinh coi Biển Đông nằm trong lợi ích quốc gia cốt lõi. Trong một tuyên bố chính thức vài tháng sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương có lẽ đã cố gắng xoa dịu tình hình khi không nêu tên đích danh các vị trí cụ thể khi ông đưa ra định nghĩa chính thức về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Ông ta nói, "Các khu vực liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển đều thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".


He said “Areas relating to national sovereignty, security, territorial integrity and developmental interests all belong to China’s core interests” (Global Times, July 13, 2010; China News Service, July 13, 2010). Given that China’s “developmental interests” may include reliable supplies of oil and gas as well as strategic minerals, Qin’s definition could be interpreted to encompass islets in the South China Sea that are supposedly rich in hydrocarbons.

Ông nói: "Các khu vực liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển thuộc về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc" (Global Times, 13 Tháng 7 năm 2010, China News Service, ngày 13 tháng bảy 2010). Nếu cho rằng "lợi ích phát triển" của Trung Quốc có thể bao gồm nguồn cung cấp đáng tin cậy về dầu và khí đốt cũng như khoáng sản chiến lược, định nghĩa của Tần có thể được hiểu sẽ bao gồm các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đang được cho là giàu hydrocarbon.


In the wake of the on-going crisis with Manila—and Panetta’s dramatic announcement—Chinese theorists have been pushing the red line policy with more gusto than ever. People’s Daily commentator Ding Gang cited the South China Sea as a vital part of China’s core national interests. “We have to draw a set of lines [in the South China Sea] for the United States so as to alert the Americans regarding what it can do and what it cannot,” wrote Ding in the party mouthpiece, “The Americans should also be made to be aware of its hegemonic tendencies. This is not only necessary but also beneficial to the Americans” (People’s Daily, June 2; Global Times, June 2).

Theo sau cuộc khủng hoảng đang diễn ra với Manila - tuyên bố quan trọng của Panetta - các nhà lý thuyết Trung Quốc đã kêu gọi thúc đẩy chính sách ranh giới đỏ một cách hào hứng hơn bao giờ hết. Nhà bình luận Đinh Cương của tờ Nhân dân hằng ngày nêu rõ Biển Đông là một phần quan trọng trong lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc. "Chúng tôi đã vẽ một bộ đường ranh giới [trên Biển Đông] để Mỹ cảnh báo người dân mình điều gì có thể làm và điều gì không được làm", ông viết trên tờ cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc. "Người Mỹ cần được giúp đỡ để ý thức rõ hơn về xu hướng bá quyền của mình. Điều này không chỉ cần thiết mà còn có lợi cho Mỹ".(Nhân dân Nhật báo, 02 Tháng sáu, HCTB, ngày 02 tháng 6).


Senior cadres also have made more overt references to the disputed Diaoyu archipelago (also known as the Senkakus) in the East China Sea as part and parcel of China’s core interests. While meeting Japanese Prime Minister Yoshihiko Noda in Beijing last month, Premier Wen Jiabao apparently complained about Tokyo’s stance on the Diaoyu islands as well as the Xinjiang Autonomous Region. The official media quoted Wen as urging Noda to “respect China’s core interests and major concerns” (China News Service, May 15; Yomiuri Shimbun, May 15).

Các quan chức cấp cao cũng công khai hơn khi nói quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp (mà phía Nhật Bản gọi là Senkakus) trên biển Hoa Đông là một phần không thể thách rời trong lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Bắc Kinh hồi tháng trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể đã đưa ra lời phàn nàn về quan điểm của Tokyo đối với quần đảo Điếu Ngư cũng như đối với khu tự trị Tân Cương. Truyền thông nhà nước còn dẫn lời ông Ôn Giao Bảo hối thúc ông Noda "tôn trọng lợi ích cốt lõi và các quan ngại chính của phía Trung Quốc". (China News Service, ngày 15 tháng 5, Yomiuri Shimbun, ngày 15 tháng 5).


The red line diplomacy also includes penalizing a variety of countries whose leaders have either met with the Dalai Lama or allowed meetings of the World Uighur Congress, which supports some form of Xinjiang independence, to take place in their countries. Beijing has halted a series of high-level exchanges with the United Kingdom after Prime Minister David Cameron held a “private meeting” with the Dalai Lama at Saint Paul’s Church in London last month (Ming Pao, June 14; Xinhua, June 13).

Ngoại giao ranh giới đỏ còn bao gồm việc trừng phạt một số nước có nhà lãnh đạo hoặc tiếp xúc với Dalai Lama hoặc cho phép Tân Cương Hồi giáo World Uighur Congress, tổ chức ủng hộ một số hình thức độc lập cho Tân Cương, tổ chức hội nghị ở nước mình. Bắc Kinh đã ngừng một loạt các trao đổi cấp cao với Anh sau khi Thủ tướng David Cameron có "một cuộc gặp riêng" với Dalai Lama tại nhà thờ thành Saint Paul ở Luân Đôn hồi tháng trước. (Minh Báo, 14 Tháng 6, Tân Hoa xã, ngày 13 tháng 6).

This was reminiscent of the “punishments” that Beijing had inflicted on countries including Germany, France and the United States after their leaders had met with the exiled Tibetan spiritual leader. In almost all cases, however, Beijing has “normalized” relations with countries penalized due to the Dalai Lama factor after a decent interval—at most, several months.

Điều này gợi nhớ tới "hình phạt" mà Bắc Kinh áp dụng đối với Đức, Pháp và Mỹ sau khi nhà lãnh đạo các nước này tiếp xúc với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, Bắc Kinh vẫn "bình thường hóa quan hệ" với các nước bị trừng phạt có liên quan đến nhân tố Dalai Lama sau một thời gian gián đoạn, nhiều nhất là vài tháng.


Equally controversial has been Beijing’s increasingly frequent deployment of economic weapons to resolve diplomatic differences. During the on-going territorial confrontation with Manila, Beijing has curtailed the importation of Philippine fruit and agricultural produce. It also has called upon Chinese tour groups to stop visiting the Philippines (Philippine Star [Manila] May 20; The Australian, May 17).

Cũng gây tranh cãi không kém là việc Bắc Kinh sử dụng ngày càng thường xuyên hơn vũ khí kinh tế để giải quyết những bất đồng ngoại giao. Trong cuộc tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với Manila, Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu trái cây và sản phẩm nông nghiệp Philippine. Có thông tin cho rằng Bắc Kinh còn kêu gọi các tổ chức du lịch Trung Quốc không tổ chức các tua du lịch tới Philippine. (Ngôi sao Philippine [Manila] 20 tháng Năm, Báo Úc, 17 tháng Năm).


This extraordinary gesture was a further development of the CCP administration’s controversial “rare earth” strategy, which was used to put pressure on Tokyo in late 2010 after the captain of a Chinese fishing junk was detained by Japanese coast guard in the vicinity of the Diaoyu-Senkaku Islands. Beijing also cut the number of Chinese tourists visiting Japan. Earlier this year, Japan, the United States and a number of other countries filed a complaint in the World Trade Organization (WTO) accusing Beijing of using artificial fiats to cut down on the export of rare earth minerals, which are an important component of a variety of high-tech products. The WTO is pressing ahead with investigations despite Beijing’s vehement denial (Xinhua, March 13; Bloomberg News, March 12).


Động thái bất thường này là bước phát triển xa hơn của chiến lược "đất hiếm" đầy tranh cãi của chính phủ Trung Quốc từng được sử dụng để gây áp lực lên Tokyo vào cuối năm 2010 sau khi thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Bắc Kinh áp dụng nhiều biện pháp hạn chế lượng khách tham quan Trung Quốc tới Nhật Bản. Đầu năm nay, Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia khác đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lên án Trung Quốc cố tình cắt giảm xuất khẩu khoáng sản đất hiếm, một thành phần quan trọng trong đa số các sản phẩm công nghệ cao. WTO đã tiến hành điều tra bất chấp sự từ chối kịch liệt của Bắc Kinh. (Tân Hoa xã, ngày 13 tháng 3, Bloomberg News, 12 tháng 3).


Until recently, Beijing had cautioned against “mixing economics and politics” in China’s relations with foreign countries. At the height of the anti-Japanese riots in 2005, nationalistic Chinese demonstrators called for a boycott of Japanese products. The firebrands also asked the Ministry of Railways not to import Japanese bullet-train technology.

Cho tới gần đây, Trung Quốc vẫn luôn thận trọng để không lẫn lộn "kinh tế với chính trị" trong quan hệ của Trung Quốc với nước ngoài. Tại đỉnh điểm của cuộc biểu tình chống Nhật Bản năm 2005, những người biểu tình Trung Quốc dưới tinh thần chủ nghĩa dân tộc đã kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản. Lực lượng biểu tình còn kêu gọi Bộ trưởng Đường sắt không nhập khẩu công nghệ tàu siêu tốc của Nhật Bản.


Then-Minister of Commerce Bo Xilai, however, admonished the nationalists to separate economic from political and diplomatic issues. Bo indicated, in this globalized economy, boycotting Japanese products would end up hurting China.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại khi đó là Bạc Hy Lai đã đề nghị những người chủ nghĩa dân tộc này không nên đưa kinh tế vào các vấn đề chính trị và ngoại giao. Ông chỉ rõ, trong nền kinh tế toàn cầu hóa, việc tẩy chay hàng hóa Nhật Bản cuối cùng sẽ chỉ gây hại cho Trung Quốc.

He argued “Boycotting products [of another country] will be detrimental to the interests of the producers and consumers of both countries...This will hurt our cooperation and [economic] development with other countries.” The minister added “we will protect the legal interests of all foreign companies in China, including those of Japanese enterprises” (Xinhua, April 22, 2005; China News Service, April 22, 2005). Going further back, when Beijing had to make annual applications to the U.S. government for “most favored nation status” in the 1990s, Chinese officials invariably asked members of Congress who criticized the nation’s human rights records “to separate politics from economics” (Ifeng.com, November 25, 2010; Sina.com, February 23, 2010; Sohu.com, December 24, 2002).


Ông lập luận, "việc tẩy chay sản phẩm [của một quốc gia khác] sẽ gây phương hại đến lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng ở cả hai nước... Nó gây tổn thương đến sự hợp tác và phát triển kinh tế của chúng ta với các nước khác". Vị bộ trưởng này bổ xung, "chúng ta sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của tất cả các công ty nước ngoài tại Trung Quốc, bao gồm cả các doanh nghiệp Nhật Bản". Nhìn lại xa hơn, khi Bắc Kinh phải đệ đơn hằng năm lên chính phủ Mỹ để được hưởng quy chế tối huệ quốc vào những năm 1990, các quan chức Trung Quốc cũng đã nhất định yêu cầu những thành viên trong Quốc hội Mỹ phê phán vấn đề nhân quyền của Trung Quốc "hãy tách biệt chính trị ra khỏi kinh tế".(Ifeng.com, 25/11, 2010; Sina.com, 23/2, 2010; Sohu.com, 24/12, 2002).


Other instances of Beijing’s controversial use of economic power to score diplomatic points are seen in its long-standing financial ties to rogue states, including those that are the targets of UN-mandated economic sanctions. Beijing not only provides economic aid to North Korea, but also trades with the Stalinist regime in contravention of the UN embargo (The Telegraph [London], June 8; Reuters, May 17). The CCP also maintains close investment and trading ties with Iran. Bilateral trade was worth $29.3 billion last year, up more than tenfold from a decade ago. Beijing also has been criticized for taking advantage of the withdrawal of Western oil companies from Iran to acquire oilfields and related resources there at good prices (South China Morning Post, June 17).

Những trường hợp khác Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế để "ghi điểm số" ngoại giao một cách gây tranh cãi có thể thấy ở quan hệ tài chính với một số nhà nước bị phương Tây cho là "côn đồ", trong đó bao gồm những nước đang là mục tiêu áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế của LHQ. Bắc Kinh không chỉ cung cấp viện trợ kinh tế cho CHDCND Triều Tiên, mà còn duy trì mối quan hệ thương mại và đầu tư mật thiết với Iran. Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Iran đạt 29,3 tỷ USD vào năm ngoái, tăng gấp hơn 10 lần so với một thập niên trước. Bắc Kinh còn chịu chỉ trích vì đã lợi dụng sự rút lui khỏi Iran của các công ty dầu mỏ phương Tây để mua lại các mỏ dầu và tài nguyên quan trọng tại đây với giá rẻ. (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, ngày 17 tháng 6).


It seems evident that Beijing’s bare-knuckled diplomacy has borne fruit in individual cases. For example, the “rare earth” strategy apparently played some role in Tokyo’s decision to release the captain caught in East China Sea in late 2010. Additionally, Manila has become less vociferous in its attacks on Beijing’s South China Sea policies in the wake of China’s economic pressure. Overall, Beijing’s adoption of hawkish and controversial tactics has hurt China’s global image—and its ability to win friends on its periphery.


Có vẻ như chính sách ngoại giao trong thời gian qua của Bắc Kinh đã mang lại kết quả trong một số trường hợp cụ thể. Đơn cử, chiến lược đất hiếm dường như đóng một vai trò nhất định trong quyết định trả tự do cho vị thuyền trưởng bị bắt ở biển Hoa Đông hồi cuối năm 2010. Ngoài ra, Manila cũng trở nên ít om sòm hơn trong các cuộc phản đối chính sách Biển Đông của Bắc Kinh sau những áp lực kinh tế từ phía Trung Quốc. Nhưng nhìn chung, lựa chọn sách lược hiếu chiến và gây tranh cãi của Bắc Kinh đã gây tổn hại tới hình ảnh quốc tế của Trung Quốc - và khả năng lôi kéo bạn bè quốc tế về phía mình.


This concern seems to be behind an article in the Global Times last week entitled “Why Has China’s Global Environment Become More Severe?” In this thought-provoking piece, Wang Jisi, a respected international relations expert at Peking University, argued that “while the global balance of powers has demonstrated the trend of ‘the East rising and the West declining’, China’s international situation has not improved.” Among the numerous domestic and foreign factors that Wang analyzed were Chinese neighbors’ reactions to the country’s more assertive power projection.
Quan ngại này thể hiện trong bài viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu hồi tuần trước với tựa đề "Tại sao môi trường quốc tế của Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn?" Trong bài báo có phần kích thích tư duy này, Vương Tập Tư, một chuyên gia quan hệ quốc tế khá được tôn trọng của ĐH Bắc Kinh, lập luận, "trong khi cân bằng sức mạnh toàn cầu chứng tỏ xu hướng phương Đông trỗi dậy và phương Tây đi xuống, tình thế quốc tế của Trung Quốc vẫn không được cải thiện". Trong số rất nhiều nhân tố trong và ngoài nước mà Vương phân tích có phản ứng của các nước láng giềng đối với việc áp dụng sức mạnh ngày càng quyết liệt của Trung Quốc.


“In the course of China’s boosting its national defense capability, its neighbors and the U.S. not only cast doubt on [Beijing’s] peaceful-development intentions but they also strengthen defensive measures that target China, in addition to coordinating their China-related strategies,” Wang wrote, “All these have put bigger pressure on China’s national security (Global Times, June 13).
"Trong quá trình Trung Quốc nâng cao năng lực quốc phòng của mình, các nước láng giềng và Mỹ không chỉ đặt ra mối hoài nghi đối với tuyên bố phát triển hòa bình của Bắc Kinh mà còn củng cố các biện pháp phòng thủ nhằm vào Trung Quốc, bên cạnh việc phối hợp với các chiến lược liên quan về Trung Quốc", ông Vương viết. "Tất cả những điều này tạo ra một áp lực lớn hơn lên an ninh quốc gia của Trung Quốc".


An equally pertinent point, of course, is whether China’s global status—and its sense of diplomatic security—may not have been enhanced if it had refrained from using foreign policy tactics that are deemed to run counter to well-established international norms. The CCP leadership may want to think twice before abandoning both the letter and the spirit of Deng’s “lie low” stratagem, which signaled in an unequivocal manner the Middle Kingdom’s commitment to global diplomatic conventions.

Một điểm quan trọng không kém dĩ nhiên là vị thế toàn cầu của Trung Quốc - và tình thế an ninh ngoại giao của nước này - lẽ ra đã khác hơn nếu nước này không sử dụng các chiến thuật đối ngoại bị cho là đi ngược lại các nguyên tắc quốc tế hiện hành. Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi từ bỏ những câu chữ và tinh thần trong chiến lược "ẩn mình" của Đặng Tiểu Bình, điều này sẽ mang đến những thông tin báo hiệu rõ ràng về cam kết của Trung Quốc đối với các công ước ngoại giao quốc tế.


Willy Wo-Lap  Lam - Senior Fellow - China Program
Willy Lam is a Hong Kong-based China specialist with more than 25 years of experience analyzing and writing about Chinese politics, foreign and military affairs, and China-Taiwan relations. He was based in Beijing from 1986 to 1989, and has held senior editorial positions with regional and international media including Asiaweek, South China Morning Post, and the Asia-Pacific Office of CNN.
Willy Lam là một chuyên viên cao cấp của chương trình Trung Quốc, chuyên gia thường trú tại Hồng Kông với hơn 25 năm kinh nghiệm phân tích và viết về chính trị, ngoại giao và quân sự Trung Quốc, và quan hệ Trung Quốc-Đài Loan. Ông đã lưu trú tại Bắc Kinh từ 1986-1989, và đã giữ các vị trí: biên tập viên cao cấp cho các phương tiện truyền thông khu vực và quốc tế, bao gồm cả tạp chí Asiaweek, BĐHN, và Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CNN.




Translated by Đình Ngân


http://www.jamestown.org/programs/chinabrief/single/?tx_ttnews[tt_news]=39525&tx_ttnews[backPid]=25&cHash=f5925133d0deb6fdead3134f8d7a2909

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn