MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, June 29, 2012

THE WORLD IN 2012 THẾ GIỚI TRONG NĂM 2012





THE WORLD IN 2012
THẾ GIỚI TRONG NĂM 2012

Jessica Tuchman Mathews – Carnegie Endowment for International Peace
Jessica Tuchman Mathews – Carnegie Endowment for International Peace

Mathews on 2012 and looking back at 2011
The change in 2011 was historic. After a year that included the Arab Awakening, the euro crisis, Japan’s nuclear catastrophe, the killing of Osama bin Laden, and the unanticipated reaction to Russia’s recent parliamentary elections, there are many unanswered questions left for 2012.

In a Q&A, Jessica T. Mathews looks back on the last twelve months and previews the year ahead. Mathews says that the theme of 2011 was surprise and rapid change and that this will likely continue in 2012.


Năm 2012 Mathews nhìn lại năm 2011
Thay đổi trong năm 2011 lịch sử. Sau một năm với nhiều sự kiện như Arập thức tỉnh, cuộc khủng hoảng đồng euro, thảm hoạ hạt nhân của Nhật Bản, tiêu diệt Osama bin Laden, và phản ứng bất ngờ với cuộc bầu cử quốc hội gần đây của Nga, rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời để lại cho năm 2012.

Trong một cuộc phỏng vấn, Jessica T. Mathews nhìn lại trên mười hai tháng qua và tiên liệu các sự kiện năm nay. Mathews nói rằng chủ đề của năm 2011 bất ngờ thay đổi nhanh chóng điều này thể sẽ tiếp tục vào năm 2012.
How will 2011 be remembered?

Năm 2011 sẽ được nhớ đến như thế nào?

Without question, 2011 will be remembered for the Arab Awakening, and perhaps—it’s too soon to know for sure—a political awakening in Russia as well.

Không nghi ngờ gì, năm 2011 sẽ được nhớ đến với Sự thức tỉnh Arập, và có lẽ – vẫn còn quá sớm đế biết chắc chắn cả một sự thức tỉnh chính trị ở Nga.

The one story that could compare to the Arab Awakening is the euro crisis. If the eurozone or the European Union comes apart, the events will be comparable in historical significance to what’s happened in the Middle East.

Câu chuyện duy nhất có thể so sánh với Sự thức tỉnh Arập là cuộc khủng hoảng đồng euro. Nếu khu vực đồng euro hoặc Liên minh châu Âu tan rã, các sự kiện này sẽ có thể so sánh được về ý nghĩa lịch sử với những gì đã xảy ở Trung Đông.

The killing of Osama bin Laden and even Japan’s devastating earthquake and tsunami and subsequent nuclear crisis do not rise to the same historic level. The Fukushima accident put a huge question mark over the likelihood of a nuclear renaissance. Global warming may still turn the world toward nuclear energy as a non-carbon-emitting form of electrical power—it’s too early to say. But it was a huge event for Japan and elsewhere with countries as big as Germany choosing to phase out nuclear plants and others slowing down plans for nuclear growth. The latter is probably a good thing, particularly in China and India, as plans envisioned extremely rapid growth. Slower growth will increase the likelihood of safer development.

Việc tiêu diệt Osama bin Laden và thậm chí trận động đất và sóng thần tàn phá cũng như cuộc khủng hoảng hạt nhân xảy ra sau đó của Nhật Bản cũng không vươn lên ngang tầm lịch sử như vậy. Sự cố ở Fukushima đã đặt một dấu hỏi lớn về khả năng của một cuộc phục hưng hạt nhân. Tình trạng ấm lên toàn cầu vẫn có thể đưa thế giới hướng tới năng lượng hạt nhân như một dạng điện năng không phát thải khí cácbon – và vẫn còn quá sớm để nói như vậy. Nhưng đó là một sự kiện lớn khi Nhật Bản và các nơi khác với các nước lớn như Đức lựa chọn hủy bỏ từng bước các nhà máy hạt nhân và các nước khác làm chậm lại các kế hoạch phát triển hạt nhân. Việc làm chậm lại các kế hoạch này có thể là một điều tốt, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, khi mà các kế hoạch hạt nhân được hình dung đang phát triển cực nhanh. Sự tăng trưởng chậm hơn sẽ làm tăng khả năng phát triển an toàn hơn.


2011 turned out to be a huge surprise. Things happened that no one predicted two weeks before they took place. Surprise was the leitmotif of the year and it would be wise for us to expect the unexpected again in 2012.

Năm 2011 hóa ra là một bât ngờ lớn. Mọi thứ xảy ra mà không ai có thể dự đoán chúng sẽ xảy ra trước đó hai tuần. Sự bất ngờ là nét chủ đạo của năm 2011 và sẽ là sáng suốt khi chúng ta cho rằng điều không mong đợi sẽ lại tái hiện trong năm 2012.


What are the major global issues that will define 2012?

Những vấn đề toàn cầu chủ yểu nào sẽ định rõ tính chất năm 2012?

2012 should be another historic year. The first thing to look at is the quartet of issues in the Middle East—Egypt, Iraq, Syria, and Iran.

Năm 2012 sẽ lại là một năm lịch sử nữa. Điều đầu tiên để nhìn vào là những vấn đề xảy ra ở Trung Đông – Irắc, Xyri và Iran.

Elections in Egypt are moving forward; whether the military will give up the power it took on in the wake of Mubarak’s ouster is a huge question mark. The disturbances we have seen in the last several days and weeks are a preview of what could happen after the new parliament is finally elected. The signs are not encouraging.

Cuộc bầu cử ở Ai Cập đang tiến triển, cho dù quân đội sẽ từ bỏ quyền lực họ đã chiếm giữ với việc nổi dậy lật đổ Mubarak hay không vẫn là một dấu hỏi rất lớn. Các rối loạn chúng ta đã thấy trong những ngày và tuần cuối cùng là một tiên lượng của những gì có thể xảy ra sau khi quốc hội mới cuối cùng được bầu ra. Các dấu hiệu cho thấy đáng khích lệ.
Within moments after the end of the war in Iraq and the departure of U.S. troops, Prime Minister Nuri Kamal al-Maliki made astonishing moves against Sunni leaders—on the very heels of the last American troops crossing the border. It’s too soon to say whether Iraq is going to unravel, but I wouldn’t be at all surprised if the situation gets much worse.

Ngay sau khi kết thúc cuộc chiến tranh ở Irắc và quân Mỹ rút đi, Thủ tướng Nuri Kamal al – Maliki đã có những động thái đáng ngạc nhiên chống lại các nhà lãnh đạo Sunni – ngay sau khi những người lính Mỹ cuối cùng vượt qua biên giới, vẫn còn quá sớm để nói liệu Irắc có sẽ được tháo gỡ hay không, nhưng tôi sẽ chẳng ngạc nhiên chút nào nếu tình hình trở nên xấu hơn nhiều.

At this time next year, Bashar al-Assad will be a former president and the present Syrian regime will be gone. But the questions are how it ends, the extent of the violence along the way, and how much life is lost. Will the international community play a constructive role and will the Arab League step up as it did in Libya and prove more effective than it has so far? There are huge consequences for—at the very least—Lebanon, Iran, Israel, and Turkey.


Vào thời điểm này năm tới, Bashar al – Assad sẽ là một cựu tổng thống và chế độ Xyri hiện nay sẽ không còn nữa. Nhưng các câu hỏi đặt ra là nó sẽ kết thúc như thế nào, mức độ bạo lực trong tiến trình này ra sao, và có bao nhiêu người thiệt mạng. Liệu cộng đồng quốc tế có đóng một vai trò mang tính xây dựng hay không và liệu Liên đoàn Arập sẽ đẩy mạnh hoạt động như liên đoàn này đã từng làm ở Libi và tỏ ra có hiệu quả hơn so với trước tới nay hay không? Có những hậu quả lớn – ít nhất là – đối với Libăng, Iran, Ixraen và Thổ Nhĩ Kỳ.

We are entering a particularly dangerous period in Iran. The latest intelligence is that Iran is planning to expand enrichment activities at an underground facility near Qom. Israel is engaged in a debate over whether to attack before such a facility is fully operational. The politics of this for the U.S. administration in an election year are awful. This would be a war that Israel can start but can’t finish. Meanwhile, Republican candidates are trying to outdo each other on bellicosity toward Iran. The United States could be drawn into military action that would cause global oil prices to skyrocket and in all probability lead to an outbreak of Shia terrorism.

Chúng ta đang bước vào một giai đoạn đặc biệt nguy hiểm ở Iran. Tin tức tình báo mới nhất cho biết Iran đang có kế hoạch mở rộng các hoạt động làm giàu urani ở một cơ sở ngầm dưới mặt đất gần Qom. Ixraen đã tham gia một cuộc tranh luận về việc liệu nước này có tấn công trước khi một cơ sở như vậy hoàn toàn đi vào hoạt động hay không? Hoạt động chính trị kiểu này đối với Chính phủ Mỹ trong một năm bầu cử thật là đáng sợ. Đây sẽ là một cuộc chiến tranh mà Ixraen có thể mở đầu nhưng không thể kết thúc. Trong khi đó, các ứng cử viên Cộng hòa đang tìm cách vượt lẫn nhau về độ hiếu chiến đối với Iran. Mỹ có thể bị lôi kéo vào hành động quân sự sẽ làm cho giá dầu toàn cầu tăng vọt và tất cả khả năng dẫn đến một sự bùng nổ chủ nghĩa khủng bố Shiite.

Elsewhere, the euro crisis could tip the world into recession. It is still unclear whether the crisis can be resolved and whether the eurozone will survive.

Tại nơi khác, cuộc khủng hoảng đồng euro có thể nhấn chìm thế giới vào suy thoái, vẫn còn chưa rõ liệu có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng này hay không và liệu khu vực đồng euro có tiếp tục tồn tại hay không?

There is also the continuing question of Afghanistan and Pakistan. Things in Pakistan are going from worse to horrible. Tensions are on the rise between its powerful military and the civilian government, and it is imaginable that a military coup could end yet another era of civilian rule in 2012. And this is all complicated by the war in Afghanistan, which is not going well. In this decade-long war, the two highest years for NATO casualties are 2010 and 2011.

Cũng có một câu hỏi tiếp tục về Ápganixtan và Pakixtan. Mọi việc ở Pakixtan đang chuyển từ tồi tệ sang khủng khiếp. Căng thẳng hiện có xu hướng gia tăng giữa giới quân sự đầy quyền lực và chính phủ dân sự nước này, và có thể hình dung rằng một cuộc đảo chính quân sự có thế châm dứt một kỷ nguyên cai trị dân sự nữa trong năm 2012. Và tất cả điều này đã trở nên phức tạp hơn bởi cuộc chiến tranh ở Ápganixtan, vốn đang diễn biến không tốt. Trong cuộc chiến kéo dài tới một thập kỷ này, hai năm khối NATO có con số thương vong cao nhất là năm 2010 và 2011.

At home, given the so-called supercommittee’s failure to agree on ways to reduce the deficit last summer, there is a real concern about the budget cuts that are supposed to follow.  Sweeping, across-the-board cuts in defense spending, rather than cuts shaped to fit the external, strategic environment, could be terribly damaging.  Yet attempts to wriggle out from under the requirement for automatic cuts in 2013 only underline America’s inability to put its fiscal house in order at a time when many other countries are tackling vastly more difficult problems. The picture of our fractured, gridlocked politics is having a major impact abroad on other countries’ perceptions of U.S. influence and power—and, of course, on the desirability of the U.S. example. This is costly in ways that are hard to pinpoint or quantify but undeniable in impact.

Ở trong nước, do thất bại của cái gọi là siêu ủy ban trong việc nhất trí về các giải pháp giảm bót thâm hụt hồi mùa Hè vừa qua, có một mối lo ngại thực sự về viêc cắt giảm ngân sách được cho là sẽ diễn ra sau đó. Việc cắt giảm sâu rộng toàn diện chi tiêu quốc phòng thay vì cắt giảm được đưa ra để phù hợp với môi trường chiến lược bên ngoài có thể đang gây tổn hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm lẩn tránh đòi hỏi cắt giảm tự động ngân sách trong năm 2013 chỉ nhấn mạnh sự bất lực của Mỹ trong việc ổn định nền tài chính của mình vào một thời điểm khi mà nhiều nước khác đang phải giải quyết những vấn đề vô cùng khó khăn hơn. Bức tranh hoạt động chính trị rạn nứt bế tắc của Mỹ đang có một tác động lớn ở nước ngoài đối với những nhận thức của các nước khác về ảnh hưởng và quyền lực Mỹ – và dĩ nhiên, đối với điều đáng ước ao của tấm gương Mỹ. Điều này tai hại theo những cách thức khó mà định rõ hoặc xác định số lượng nhưng không thể phủ nhận về mặt ảnh hưởng.

And finally, what will happen in Russia’s upcoming presidential election is now uncertain. The recent parliamentary elections suggest that the new middle class and younger generations in Russia are going to stand up and say “enough.”  In street protests through December, opponents are saying “we want a voice in governance, we insist on being taken seriously, and we don’t want another twelve years of Vladimir Putin.” The old social contract between state and society may no longer be acceptable to a large percentage of the population. If this happens, we don’t know how Putin will respond, and I’m sure he doesn’t either. A dramatic weakening of Putin’s legitimacy, even if he is reelected, can’t help but have major impacts for Russia’s foreign policy.
All of this just scratches the surface of what 2012 will hold for the world.

Các cuộc bầu cử quốc hội Nga vừa qua cho thấy tầng lớp trung lưu mới và các thế hệ trẻ hơn ở Nga sẽ đứng lên và nói rằng “thế là quá đủ” . Trong các cuộc biểu tình trên đường phố suốt tháng 12/2011, những người đối lập nói rằng “Chúng tôi muốn có một tiếng nói trong bộ máy cầm quyền, chúng tôi nhất định phải được coi trọng, và chúng tôi không muốn 12 năm nữa dưới thời Vladimir Putin.” Giao ước xã hội cũ giữa nhà nước và xã hội có thể không còn chấp nhận được nữa đối với đại đa số dân chúng. Nếu điều này xảy ra, chúng ta không biết liệu Putin sẽ đối phó như thế nào, và tôi chắc chắn rằng ông ta cũng không biết phải đối phó ra sao. Một sự suy yếu mạnh mẽ tính hợp pháp của Putin cũng không thể giúp được gì ngoài việc có những tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga.
Tất cả điều này mới chỉ chạm nhẹ đến bề mặt những gì mà năm 2012 sẽ lưu giữ lại cho thế giới.

Will the Arab Awakening continue?

Liệu Arập bừng tỉnh sẽ vẫn tiếp tục?

Yes, it will. The year 2012 will be a bumpy year, but this is not unexpected. The Arab Spring was a misnomer. It is not a season, or even a yearlong process of change. Rather, 2011 was the beginning of a decade or multi-decade period of profound transformation in the Arab world.

Đúng vậy, nó sẽ tiếp tục. Năm 2012 sẽ là một năm khó khăn, nhung đây không phải là điều bất ngờ. Mùa Xuân Arập là một sự dùng từ sai. Đó không phải là một mùa, hoặc thậm chí là một quá trình thay đổi kéo dài cả năm. Còn hơn thế, 2011 là năm khởi đầu một thập kỷ hoặc một giai đoạn nhiều thập kỷ với sự thay đổi sâu sắc trong thế giới Arập.

People must think of the Arab Awakening in these terms and not believe that one election in one country is the defining moment from which there is no turning back. All of the hysteria over Islamists coming to power in Egypt is one example of this type of thinking. In fact, democracy will likely be a moderating influence on Islamists over time because governing is so much more demanding than is opposition. The first elections are not the end of the road, but only the beginning.

Người ta phải nghĩ về Sự thức tỉnh Arập trong những điều kiện này và không nên tin rằng một cuộc bầu cử ở một nước là thời điểm xác định rõ ràng mà từ đó không có sự quay trở lại. Tất cả sự quá khích trước việc những người Hồi giáo lên cầm quyền ở Ai Cập là một ví dụ cho kiểu suy nghĩ này. Trên thực tế, chế độ dân chủ sẽ có thể là một ảnh hưởng ôn hòa lên những người Hồi giáo qua thời gian vì việc cầm quyền đòi hỏi khắt khe hơn nhiều so với sự chống đối. Các cuộc bầu cử đầu tiên không phải là cuối con đường, mà chỉ là một sự bắt đầu.

The year ahead will be a difficult time for the new governments, however, as they will face huge challenges in delivering economic progress. People across the region are demanding economic gains, but it is difficult in the current context to see how governments can deliver.


Tuy nhiên, năm 2012 sẽ là một thời kỳ khó khăn cho các chính phủ mới vì họ sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đem lại tiến bộ về kinh tế. Người dân trên khắp khu vực này đang đòi có những thành tựu kinh tế, nhưng trong bối cảnh hiện nay khó có thể thấy các chính phủ có thể đem đến tiến bộ đó như thế nào.


Does the euro crisis threaten global economic growth in 2012? Is the end of the euro near?

Liệu cuộc khủng hoảng đồng euro có đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2012 hay không? Liệu hồi kết của đồng euro đang đến gần?

It is too often forgotten that the European Union is a larger economic entity than the United States. What happens in Europe has enormous implications for the global economy, but the size of the impact will be determined by how the eurozone changes and whether it suddenly implodes or finds a way to incrementally move toward survival.

Người ta luôn quên rằng Liên minh châu Âu là một thực thể kinh tế lớn hơn so với Mỹ. Những gì xảy ra ở châu Âu có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng quy mô của tác động này sẽ được quyết định bởi việc khu vực đồng euro sẽ thay đổi ra sao và liệu nó có bỗng nhiên nổ tung hoặc tìm ra cách nhanh chóng tiến tới sự tồn tại hay không.

Europe seems committed to saving the euro. The problem is that taking the steps necessary to do so requires an enormous degree of political will by each individual government. In order to get political approval at home, leaders need to wait until the economies are teetering on the brink. At every stage, the political process can only be pushed one step ahead when there is no choice but to act. This process keeps repeating itself.

Châu Âu dường như đã cam kết sẽ cứu đồng euro. Vấn đề đặt ra là áp dụng những bước cần thiết để làm điều đó đòi hỏi một mức độ ý chí chính trị lớn của từng chính phủ. Để có được sự tán thành chính trị ở trong nước, các nhà lãnh đạo cần phải chờ cho đến khi các nền kinh tế đi đến bờ vực thăm, ở từng giai đoạn, tiến trình chính trị chỉ có thể được đẩy lên trước một bước khi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hành động. Tiến trình này được lặp đi lặp lại.

The problem with this is that it means that the cost of saving the euro keeps going up. Europeans can’t get ahead of the markets. If leaders had been able to do eight months ago what they did in December, it would have been enough to gain the markets’ confidence and stop the downward spiral. But it wasn’t possible politically. Having the global economy’s toes over the edge of the abyss is not a comfortable way to go forward.

Vấn đề này là nó có nghĩa là chi phí để duy trì đồng euro tiếp tục tăng lên. Người châu Âu cũng không thể đi trước thị trường. Nếu tám tháng trước đây, các nhà lãnh đạo có thể làm được những gì họ đã làm trong tháng mười hai, thì đã đủ để đạt được sự tự tin của thị trường và ngăn chặn vòng xoáy đi xuống. Nhưng điều đó là không thể được xét về mặt chính trị. Đặt ngón chân của nền kinh tế toàn cầu trên bờ vực thẳm không phải là một cách thoải mái để đi tiếp.

Unfortunately, it’s hard to see any alternative. The terrible connection between politics and economics will continue as the necessary economic steps are impossible to sell at home if the economy isn’t on the brink.

Thật không may, khó có thể thấy được bất kỳ sự lựa chọn thay thế nào. Mối quan hệ khủng khiếp giữa hoạt động chính trị và kinh tế sẽ tiếp diễn khi các bước kinh tế cần thiết không được chấp nhận ở trong nước nếu nền kinh tế không ở bên bờ vực thẳm.


So far, there has been a strong determination to preserve the euro, but one wonders when exhaustion will set in. Moreover, the markets won’t let this dance continue forever. For better or worse, the situation will be resolved in the next year. The recovery, however, will take many years.

Cho đến nay, đã có một quyết tâm mạnh mẽ nhằm duy trì đồng euro, nhưng người ta còn phân vân liệu khi nào thì tình trạng kiệt sức sẽ bắt đầu. Hơn nữa các thị trường sẽ không để cho vũ điệu này diễn ra mãi mãi. Bất chấp hậu quả ra sao, tình hình này sẽ được giải quyết trong năm 2012. Tuy nhiên, công cuộc phục hồi sẽ phải mất nhiêu năm.

How will the U.S. presidential election shape America’s foreign policy?


Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ định hình chính sách đối ngoại của Mỹ như thế nào?

There are three areas where politics will most obviously impinge on policy. The first is China. The United States has a long history in which the party out of power—whether Democratic or Republican—hammers the party in power for being too nice to China.

Có ba khu vực mà hoạt động chính trị sẽ tác động rõ ràng nhất đến chính sách. Trước tiên đó là Trung Quốc. Mỹ có một lịch sử lâu dài trong đó đảng không nắm quyền – bất kể là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa – chỉ trích quyết liệt đảng cầm quyền về việc tỏ ra quá tử tế với Trung Quốc.

This year will be no exception. China will undergo a leadership transition of its own. There will be an election in Taiwan, and if the current government there, which has favored rapprochement with Beijing, is replaced, there is a chance that tensions could rapidly rise across the Taiwan Strait, destabilizing the region. Regardless of how this plays out, the U.S. administration will hear loud demands to be tough on China in ways it wouldn’t otherwise do. Indeed, President Obama’s recent talk of the U.S. “pivot” toward Asia is likely a preemptive move against just such attacks.

Năm nay sẽ không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc sẽ trải qua một sự chuyển giao ban lãnh đạo của chính nước này. Sẽ có một cuộc bầu cử ở Đài Loan, và nếu chính phủ hiện nay ở đó, chính phủ ủng hộ việc thiêt lập lại quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh, bị thay thế, có một khả năng căng thẳng có thể tăng lên nhanh chóng ở hai bờ eo biển Đài Loan, gây mất ổn định cho cả khu vực này. Bất kể việc này diễn ra như thế nào, Chính phủ Mỹ sẽ nghe thấy những yêu cầu lớn tiếng đòi cứng rắn với Trung Quốc theo cách nước này không thể làm khác được. Quả thực, việc gần đây Tổng thống Obama nói về sự chuyển hướng của Mỹ sang châu Á có thể là một động thái ưu tiên trước chống lại các cuộc tấn công đúng như vậy.

The next issue is Israel. President Obama will be under a great deal of pressure to prove that he loves Israel as much as the Republicans, at the same time that Israel’s current government is, to be polite, not exactly a constructive force for peace. With the building of settlements continuing and the constant drumbeat in Israel to take action against Iran, this issue could pose a major challenge to the American administration.

Vấn đề tiếp sau đó là Ixraen. Tổng thống Obama sẽ phải chịu nhiều sức ép đòi chứng tỏ rằng ông yêu quý Ixraen nhiều như những người Cộng hòa, đồng thời Chính phủ hiện nay của Ixraen, nói một cách lịch sự, không hoàn toàn là một lực lượng có tính xây dựng vì hòa bình. Với việc Ixraen tiếp tục xây dựng các khu định cư và không ngừng đánh trống khua chiêng sẽ có hành động chống lại Iran, vấn đề này có thể đặt ra một thách thức lớn cho Chính phủ Mỹ.

The third area that could be a major focus of the campaign is a contest to see who can sound the toughest on Iran. The truth is that the world may ultimately need to live with an Iran that has the capability to make nuclear weapons—a so-called “screwdriver’s turn away.” If the Iranians are smart, this will be their goal.

Lĩnh vực thứ ba, có thể là một trọng tâm chính của chiến dịch tranh cử, là cuộc thi xem ai là người tỏ ra cứng rắn nhất đối với Iran. Sự thật là thế giới cuối cùng có thể cần phải chung sống với một nước Iran có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân – một cái gọi là “gần như có thể”. Nếu người Iran tỏ ra thông minh, đây sẽ là mục tiêu của họ.

The biggest threat from an Iranian nuclear weapon is not that Iran’s rulers are lunatics who will start a nuclear war, but that it will set off a nuclear arms race in one of the most dangerous regions in the world and where governments have the money to pay for it.


Mối đe dọa lớn nhất từ vũ khí hạt nhân Iran không phải là các nhà cầm quyền Iran là những người điên rồ sẽ phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân, mà là nó sẽ tạo ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở một trong những khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới và là nơi mà các chính phủ có tiền để trang trải cho cuộc chạy đua đó.


It is enormously important that the United States does all that it can to prevent this from happening. The Obama administration has tried hard without success. The president’s outstretched hand was spurned by Tehran. However, sanctions are having an effect and diplomacy to get Russia and China to cooperate in this respect is plodding ahead. We can’t forget, however, that if the Assad regime falls in Syria, Iran will lose its most important ally. Governments that are weakened abroad often make moves at home to prove their mettle and distract their people from the loss.

Điều hết sức quan trọng là Mỹ đã làm tất cả những gì mà nước này có thể để ngăn không cho việc này xảy ra. Chính quyền Obama đã nỗ lực hết sức mà không đạt được thành công. Cánh tay dang rộng của vị tổng thống này đã bị Têhêran từ chối. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đã có hiệu quả và hoạt động ngoại giao để có được sự hợp tác của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này đang có những bước tiến chậm chạp. Tuy vậy, chúng ta không thể quên rằng nếu chế độ Assad sụp đổ ở Xyri, Iran sẽ mất một đồng minh quan trọng nhất của mình. Các chính phủ suy yếu ở nước ngoài thường có những động thái ở trong nước để chứng tỏ dũng khí của họ và làm sao lãng người dân của họ khỏi sự thất bại đó.


Will China’s leadership transition affect its global outlook? What does it mean for the balance of power in Asia?

Giai đoạn chuyển giao ban lãnh đạo của Trung Quốc có ảnh hưỏng gì đến tầm nhìn toàn cầu của nước này hay không? Điều đó có ý nghĩa gì đối với sự cân bằng quyền lực ở châu Á?

While this is a generational change of leadership in China, we are most likely to see continuity of policy. But there are still many questions about China even under its current leaders.

Trong khi đây là một sự thay đổi ban lãnh đạo mang tính thế hệ ở Trung Quốc, chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến sự tiếp nối về chính sách. Nhưng hiện vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra về Trung Quốc ngay cả dưới thời các nhà lãnh đạo hiện nay.

Particularly, there is uncertainty over how aggressive and nationalistic China will be in asserting its territorial claims, most notably in the South China Sea. China took aggressive steps in 2010 but seemed to recognize the lack of wisdom in those actions and backed off significantly this year. Beijing will also have to manage the leadership transition in North Korea, which is always a time when that insecure, dangerous country is most difficult to deal with.

Đặc biệt là vẫn không chắc chắn về mức độ Trung Quốc sẽ hiếu chiến và có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa như thế nào trong việc sẽ khẳng định những tuyên bố lãnh thổ của mình, nhất là ở khu vực Biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc đã có những bước đi hiếu chiến trong năm 2010, nhưng dường như đã nhận ra sự thiếu khôn ngoan trong những hành động đó và đã lùi bước đáng kể trong năm nay. Bắc Kinh cũng sẽ phải xử lý việc chuyển giao ban lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên, luôn là một thời điểm khó đối phó nhất với đất nước bất ổn và nguy hiểm đó.

At the same time, China faces economic questions of its own. Beijing will need to boost household spending, but this poses all kinds of strains at home for a new generation of leaders. While China will wrestle with the resulting problems and economic growth will slow significantly, I don’t see this as likely to become a crisis.

Đồng thời, Trung Quốc phải đối mặt với các vấn đề kinh tế của riêng mình. Bắc Kinh cần đẩy mạnh mức chi tiêu trong các hộ gia đình, nhưng việc này đặt ra mọi dạng căng thẳng ở trong nước cho một thế hệ lãnh đạo mới. Trong khi Trung Quốc sẽ phải vật lộn với những vấn đề đặt ra sau đó và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể, tôi không coi điều này có thể trở thành một cuộc khủng hoảng.

What does the U.S. exit mean for Iraq and the region? How does the end of the Iraq war influence American power in the Middle East?

Việc Mỹ rút quân có ý nghĩa gì đối với Irắc và khu vục này? Cuộc chiến tranh Irắc kết thúc có ảnh hưỏng như thế nào đến quyền lực của Mỹ ở Trung Đông?

When an authoritarian leader is removed—whether by revolution or external force—a power vacuum is left behind. It is nearly always filled by factions fighting over the distribution of power, and I’ve previously warned that the presence of the American occupation in Iraq delayed this struggle but was unlikely to ultimately prevent it from occurring.

Khi một nhà lãnh đạo độc tài bị loại bỏ – có thể bởi một cuộc cách mạng hoặc bởi lực lượng bên ngoài – sẽ bỏ lại một khoảng trống quyền lực. Chỗ trống này gần như luôn được lấp đầy bởi các phe phái đấu đá lẫn nhau nhằm phân chia quyền lực, và trước đây tôi đã cảnh báo rằng sự hiện diện của đội quân chiếm đóng Mỹ ở Irắc đã làm trì hoãn cuộc đấu tranh này nhưng cuối cùng cũng không thể ngăn được điều đó sẽ xảy ra.



The end of the nine-year war in Iraq gives the United States the chance to leave some of the responsibility behind. But what this means in concrete terms depends entirely on what happens in Iraqi politics. If sectarian strife rises, there will be an entirely new set of problems on everyone’s hands, particularly if Iranian influence grows.

Việc kết thức cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm ở Irắc đã giúp Mỹ có cơ hội bỏ lại đằng sau một số trách nhiệm. Nhưng điều này có nghĩa gì trong những điều kiện cụ thể hoàn toàn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra trong hoạt động chính trị ở Irắc. Nếu cuộc tranh chấp giáo phái tăng lên, sẽ có một loạt vấn đề hoàn toàn mới đặt vào tay mỗi người, đặc biệt nếu ảnh hưởng của Iran tăng lên.

The Iraqi government needs to stay committed to the agreed-upon distribution of power between Shia, Sunnis, and Kurds. If it does, there is hope. It is too early to say how this will play out, but one has to say that al-Maliki’s choosing to accuse his vice president of treason within hours of the U.S. departure is anything but encouraging.

Chính phủ Irắc cần giữ cam kết phân chia quyền lực như đã được thỏa thuận giữa những người Shiite, người Sunni và người Cuốc. Nếu được như vậy, vẫn còn có hy vọng. Hiện còn quá sớm để nói rằng việc này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng người ta phải nói rằng việc Al – Maliki chọn cách cáo buộc vị Phó tổng thống của ông về tội phản quốc trong vòng vài giờ Mỹ rút quân chẳng mang tính khích lệ chút nào.

How will the international community address growing fears about Iran’s nuclear ambitions?

Cộng đồng quốc tế sẽ đối phó ra sao trước những lo ngại ngày càng gia tăng về tham vọng hạt nhân của Iran?

Intelligence suggests that the Iranians are planning to expand enrichment cascades in an underground facility near Qom. The United States has apparently told Tehran that this is a redline that shouldn’t be crossed.

Tin tức tình báo cho rằng người Iran đang lên kế hoạch mở rộng các đợt làm giàu urani trong một cơ sở ngầm dưới mặt đất ở gần Qom. Mỹ đã nói rõ với Têhêran rằng đây là một vạch đỏ không nên vượt qua.

The Israelis are seemingly champing at the bit, saying that this is an existential and unacceptable threat and that they will need to act before the facility is up and running. If Israel acts first alone, the United States will undoubtedly be sucked in and share all of the blame with Israel, but enjoy none of the positive political boost at home that it would have had if it had taken the lead.

Người Ixraen dường như đang nôn nóng đôi chút, nói rằng đây là một mối đe dọa đang tồn tại và không thể chấp nhận được và rằng họ sẽ cần phải hành động trước khi cơ sở này hoàn thành và vận hành. Nếu Ixraen hành động đơn phương trước tiên, Mỹ chắc chắn sẽ bị lôi kéo và chia sẻ mọi trách nhiệm với Ixraen, nhưng sẽ chẳng có được bất kỳ một sự thúc đẩy chính trị tích cực nào ở trong nước mà nước này lẽ ra được hưởng nếu đảm nhận vai trò dẫn đầu.

The worry is that politics will nudge the U.S. administration into taking a catastrophic action. The first thing that would happen would be a huge increase in oil prices. With a fragile global economy this could be terrible. There would also be Shia terrorism, as Iran has been preparing for this scenario to play out for years and will activate terrorist cells. In the end, I believe the United States would deeply regret a military escalation.


Điều đáng lo là hoạt động chính trị đó sẽ đẩy Chính phủ Mỹ đến chỗ phải hành động quyết liệt. Điều đầu tiên xảy ra sẽ là giá dầu tăng mạnh. Với một nền kinh tế toàn cầu mong manh, điều này sẽ khủng khiếp. Cũng sẽ có chủ nghĩa khủng bố Shiite, do Iran đã chuẩn bị cho kịch bản này diễn ra trong nhiều năm và sẽ kích hoạt các phần tử khủng bố. Cuối cùng, tôi tin rằng Mỹ sẽ hối tiếc sâu sắc trước một hành động leo thang quân sự.

What does 2012 hold for the war in Afghanistan and stability in Pakistan?

Năm 2012 giữ lại ấn tưọng gì về cuộc chiến tranh ở Ápganixían và sự ổn định ở Pakixtan?

The U.S. military says that it is winning the war in Afghanistan, but I don’t see any signs of this—quite the opposite actually. There is an enormous mountain to climb to meet the withdrawal deadline in 2014 and leave behind a stable country not under the thumb of the Taliban.


Quân đội Mỹ nói rằng họ đang giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh ở Ápganixtan, nhưng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của điều này – thực tế còn hoàn toàn trái ngược. Có trở ngại rất lớn để đáp ứng thời hạn rút quân cuối cùng vào năm 2014 và để lại một đất nước ổn định không chịu sự khống chế của quân Taliban.


The defining issue in Afghanistan is the U.S. withdrawal date. On the one hand, it’s easy to say that it was unwise to set a date, but on the other hand, there is the impatience of the American public to put an end to this very long conflict and a legitimate question of whether another ten or twenty years of fighting in that country could really make things better.


Vấn đề cần được xác định rõ ở Ápganixtan là thời điểm rút quân của Mỹ. Một mặt, thật dễ dàng để nói rằng sẽ là khôn ngoan khi định ra ngày rút quân, nhưng mặt khác dư luận Mỹ thiếu kiên nhẫn trong việc chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng này cũng như đặt ra một câu hỏi chính đáng liệu một cuộc chiến khác kéo dài 10 năm hoặc 20 năm nữa ở đất nước đó có thực sự làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn hay không.


Nonetheless, the deadline is looming. There are few indications that NATO and Afghanistan can build security forces capable of keeping the country whole and protected from a Taliban resurgence. The government, weak and rife with corruption, and Afghan forces will require much more funding than Afghanistan itself can afford. This makes them a ward of the international community for the indefinite future—no one has focused on this reality yet but obviously it isn’t a healthy outcome.


Tuy nhiên, thời hạn cuối cùng đang hiện ra. Có ít dấu hiệu cho thấy NATO và Ápganixtan có thể xây dựng các lực lượng an ninh có khả năng giữ cho đất nước này bình an vô sự đồng thời bảo vệ Ápganixtan chống lại sự trỗi dậy của quân Taliban. Chính phủ, vốn yếu kém và đầy rẫy tham nhũng, và các lực lượng Ápganixtan sẽ đòi tài trợ nhiều hơn mức mà bản thân nước này có thế đáp ứng. Điều này làm cho họ trở thành nơi được cộng đồng quốc tế bảo vệ trong một tương lai không hạn định – vẫn chưa có ai tập trung vào thực tế này nhưng rõ ràng đó không phải là một kết quả lành mạnh.


At the same time, the situation in Pakistan is only getting worse and the country is high on the list of worries for 2012. There are indications that there is a renewed move against the civilian leaders by the military. Every civilian government in Pakistan’s history has been deposed through military action and the country’s economy is in a horrible state.


Cùng lúc đó, tình hình ở Pakixtan chỉ đang ngày càng xấu đi và nước này nằm ở thứ hạng cao trong danh sách những mối lo ngại trong năm 2012. Có những dấu hiệu cho thấy có động thái được khôi phục lại của quân đội chống lại các nhà lãnh đạo dân sự. Mọi chính phủ dân sự trong lịch sử Pakixtan đều bị hạ bệ thông qua hành động quân sự và nền kinh tế nước này đang ở trong một tình trạng hết sức tồi tệ.


The U.S.-Pakistan relationship is at a particularly low ebb. Washington will need to rethink its relationship with Islamabad. Up until now, the way the United States has spent its money in Pakistan has unintentionally encouraged Pakistan to overspend on the military and allowed it to be obsessed with India in a self-destructive manner. The United States has always shaped its policies toward Pakistan with another larger goal in mind—in this case, Afghanistan. With very few options that look promising, Washington needs to find a way to more constructively affect the course of events.


Quan hệ Mỹ-Pakixtan bị sa sút nghiêm trọng. Oasinhtơn sẽ cần cân nhắc lại mối quan hệ của mình với Ixlamabát. Cho đến nay, cách Mỹ chi tiền của mình ở Pakixtan đã vô tình khích lệ Pakixtan chi tiêu quá mức cho quân đội và làm cho nước này bị ám ảnh với Ấn Độ theo cách tiêu cực. Mỹ luôn định hình các chính sách của mình đối với Pakixtan với một mục tiêu khác lớn hơn trong đầu – trong trường hợp này là Ápganixtan. Với rất ít sự lựa chọn tỏ ra hứa hẹn, Oasinhtơn cần tìm ra cách tạo nên tác động mang tính xây dựng hơn đối với tiến trình của những sự kiện này.


How significant is Kim Jong Il’s death in North Korea?

Cái chết của Kim Jong Il ở Bắc Triều Tiên quan trọng thế nào?

Since Kim Jong Il’s death there has been much silly punditry spinning worst-case scenarios about what comes next in North Korea. This is neither a moment of crisis nor a great opportunity to reunite the two Koreas.

Kể từ khi Kim Jong Il qua đời đã có nhiều trò ngớ ngẩn với kịch bản tồi tệ nhất về những gì xảy ra tiếp theo ở Bắc Triều Tiên. Đây không phải là một thời điểm khủng hoảng cũng không phải là một cơ hội tuyệt vời để thống nhất hai miền Triều Tiên.

The most likely outcome is that there will be a long period of mourning followed by an uneasy period of transition when Kim Jong Eun tries to consolidate power. The legitimate worry is that the new leaders will try to prove their toughness by conducting missile tests or otherwise provocative behavior. Ultimately, I believe, the third generation of Kims will rule, but this will probably be the last generation of this dynasty.

Kết quả rất có thể là sẽ có một thời gian dài để tang theo sau là một khoảng thời gian khó chịu của quá trình chuyển đổi khi Kim Jong Eun tìm cách củng cố quyền lực. Mối lo ngại chính đáng là nhà lãnh đạo mới sẽ cố gắng để chứng minh mức độ cứng đầu của mình bằng cách tiến hành các vụ thử tên lửa hoặc hành vi khiêu khích khác. Cuối cùng, tôi tin rằng, thế hệ thứ ba của Kims sẽ cai trị, nhưng có lẽ đây sẽ là thế hệ cuối cùng của triều đại này.
Is 2012 another lost year in the global fight against climate change?

Phải chăng năm 2012 sẽ là mội năm thất bại nữa trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu?

Yes, I think so. Very little will happen this year. The United States is the problem, and with the presidential election in November there will not be movement in Congress. China is more ready to act, but it has a bigger challenge. India will wait for the United States and China. And Russia, a major, underappreciated contributor to carbon emissions, is far from being ready to take positive action.

Vâng, tôi nghĩ như vậy. Rất ít điều sẽ xảy ra trong năm nay. Mỹ là một vấn đề, và với cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, sẽ không có động thái gì trong Quốc hội. Trung Quốc hành động sẵn sàng hơn, nhưng nước này có một thách thức lớn hơn. Ấn Độ sẽ chờ đợi Mỹ và Trung Quốc. Và Nga, một nước đóng góp lớn, chưa được đánh giá đúng mức đối với vấn đề khí thải cácbon, còn lâu mới sẵn sàng có hành động tích cực.

The science is terrifying. We need fast global action in the next five years if the planet is to stay at a safe temperature. There is no reason to be optimistic that major action will begin on the needed scale without a major climate disturbance to propel countries to act.

Giới khoa học đang lo sợ. Chúng ta cần có hành động nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu trong vòng 5 năm tới dù là hành tinh này vẫn ở mức nhiệt độ an toàn. Không có lý do gì để lạc quan rằng hành động lớn sẽ bắt đầu trên một quy mô cần thiết mà không có sự rối loạn về khí hậu đáng kể để thúc đẩy các nước hành động.

We are in a waiting game given climate denial in the United States. I don’t believe this denial actually has anything to do with doubts about the science. It is ideological and economic: people know that it will take major government action and leadership to deal with climate and that the present winners and losers in the economy will be different.

Chúng ta đang cố trì hoãn để chờ cơ hội do Mỹ từ chối hợp tác trên lĩnh vực khí hậu. Tôi không tin rằng sự từ chối này thực sự có liên quan gì đến những nghi ngờ về mặt khoa học. Đó là về mặt tư tưởng và kinh tế: mọi người biết rằng cần có hành động và sự lãnh đạo chủ yếu của chính phủ để đối phó vấn đề khí hậu và người thắng và kẻ thua hiện nay trong nền kinh tế sẽ là khác nhau.


The United States needs to act for there to be global progress, and in the end we will have to price carbon. As soon as carbon is priced, change will follow. We will eventually take action, but the questions are how long it will take, how much it will cost, and how much irreversible damage will be done to the planet. One thing is certain: the longer we wait the more painful it will be.

Mỹ cần hành động vì sự tiến bộ trên phạm vi toàn cầu và cuối cùng chúng ta sẽ phải định giá khí thải cácbon. Ngay khi khí cácbon được định giá, sẽ có sự thay đổi. Rốt cuộc chúng ta sẽ hành động, nhưng các câu hỏi được đặt ra là sẽ phải mất bao lâu, tốn kém bao nhiêu và thiệt hại không thể đảo ngược gây ra cho hành tinh này sẽ ở mức độ nào. Có một điều chắc chắn là: chúng ta càng chờ đợi lâu thì sẽ lại càng đau đớn hơn.



http://carnegieendowment.org/2011/12/29/world-in-2012/bly4#majorissues





International Issues Outlook: 2012
Jessica Tuchman Mathews Diane Rehm Show, January 2, 2012

MS. DIANE REHM
Thanks for joining us. I'm Diane Rehm. 2011 saw the end of an era in many parts of the world, from Egypt to North Korea to Iraq. 2012 could well be a time of new beginnings, from China to Russia to the foreign policy implications of our own presidential election. Joining me to talk about the international issues likely to dominate the year ahead is Stephan Richter of the Globalist, and Jessica Mathews of the Carnegie Endowment for International Peace. We are expecting Hisham Melhem of Al-Arabiya television news channel.

MS. DIANE REHM
You can join us as well, 800-433-8850. Send us your email to drshow@wamu.org, join us on Facebook or Twitter. Good morning to both of you.

MR. STEPHAN RICHTER
Good morning.

MS. JESSICA MATHEWS
Good morning. Happy new year.

REHM
Happy new year to you as well. Jessica, I know you wrote an end-of-the-year essay for The Carnegie Institute. Talk about how you summed up what happened in 2011.

MATHEWS
Well, if ever there were a year that seemed to have a very clear leitmotif, I think it was 2011, and in a word, I would say it was surprised. It was a year of events that you couldn't have predicted two weeks before they happened, and you don't often see that where are so many things happening with such surprise, and it lasted all the way from Tunisia at really the end of 2010, until the protests in Russia just a couple of weeks ago.

MATHEWS
So December to December, we saw things that, I think, just took everybody completely unawares. And at the same time, and we'll hear about this from Stephan, I think at the beginning of the year to have imagined the Euro crisis going as deeply as it did also would have been unthinkable. So I don't see any end to that trend, so I would say the outlook...

REHM
Interesting.

MATHEWS
...for 2012 is probably continued surprise.

REHM
Would you agree, Stefan, that no one could have predicted what was going to happen in Europe and the Eurozone?

RICHTER
And it's not just in Europe and the Eurozone. I think there's bigger leitmotif here, and it is something that nobody could have predicted that it would start in 2011 on such a big scale. But it is a worldwide trend that last we saw manifested itself in 1990 when Eastern Europe and the Soviet Union to an extent shed all the chains and opted for liberty. So the leitmotif that we have is that from the Middle East to anywhere around the world, hopefully eventually in North Korea we see signs of that in China, that people are trying to take fate into their own hands.

RICHTER
And I think that is also a very important thought from an American perspective, because people are standing up for their own rights, and one of the key questions we need to ask ourselves going into 2012 looking at the budgetary issues and so on that we face as a nation is whether we need to be involved in all of these affairs. You know, there are some cases like Burma where Hillary Clinton went where there's a special relationship.

RICHTER
But is North Korea, for example, our choice, or is it for the Chinese and the North Koreans and the South Koreans to figure out? That's...

REHM
I was actually surprised that you included North Korea in what you were saying about change other than at the very top.

RICHTER
They may be the last ones. The Iranians may be among the last ones. But we even see signs in Russia now, supposedly a "perfectly managed democracy" quote unquote, where people have never successfully stood up for democracy throughout history other than for some brief intervals in 1917, 1919, you know, and in 1990. There is a universal quest, you know, nobody would have thought in the Middle East that this would come about, and so that is rather remarkable. And I'm not saying that North Korea will unfold this year or any time, but there is, I think, a very deep yearning, and we need to let these countries, like good wine, unfold themselves, I think. That's a big lesson of 2011 and going into the future.

REHM
Jessica, Stefan sounds rather optimistic.

MATHEWS
I don't see what he is describing either in China or North Korea. We don't even see it, for example, in a huge democracy like India. But certainly the protests that spread across the Middle East have left a huge imprint, I think, everywhere, including in China, and certainly in Russia. In Iran, I mean, you know, Iran, you can think of has really been the first, not the last. 2009, the Green Revolution in Iran, it didn't succeed, but you can look at it as the opening salvo, in a sense, in this trend.

MATHEWS
I -- the thing with the Arab awakening is that it's going to be decades long, and that's the key, I think, to learning to live with it wisely, which is not thinking that any one election or any one event in any one country is the ball game. It isn't, and we will see a long period of ups and downs and bumps. And my own feeling is that over time, this will be a moderating influence on Islamists because governing is a whole lot tougher than being in the opposition.

REHM
For sure. And you actually, Jessica, see a quartet of issues...

MATHEWS
I do, yeah.

REHM
...dominating. You talk about Egypt, Iraq, Syria and Iran.

MATHEWS
So here are the four questions. With Egypt, the question is, will the military let go of the power it took over on the fall of Mubarak, and allow an elected civilian government to come to power.

REHM
Rather than the military continuing to dominate.

MATHEWS
Exactly. And what we're seeing now is very troubling and suggests that perhaps, as most other governments have never wanted to do before, they don't want to let go. Secondly, in Iraq, we have already seen suggestions that the ruling Shiite party wants to overturn the distribution of power that the U.S. put in place with such anguish over the last many years. And in a very troubling way, the President of Iraq waited until really the last American footstep was barely over the border before accusing his vice president of treason.

MATHEWS
So the question, will Iraq unravel Iraq's government structure is question number two. Question number three is the fate of the government in Syria. If I had to make a prediction that I would feel comfortable with living with about 2012, it would be that we will not see the Assad regime in power at this time next year. But the questions -- there are important questions about how it ends, how much violence, how much loss of life, whether the international community plays a constructive role and, in particular, the Arab League and Hisham can certainly speak to that.



REHM
And Hisham Melhem is here. So glad to see you.

MR. HISHAM MELHEM
Thank you, dear.

REHM
Happy New Year.

MELHEM
Happy New Year to you.

REHM
On that point that Jessica made, do you believe that Bashar al-Assad will manage to hold onto power in Syria?

MELHEM
As we've been saying recently, he's a dead man walking. I think politically he's finished. The question is when he will be overthrown, and I agree with Jessica that sometime this year, maybe in first six months of this year, he will be overthrown. The question is the price that the Syrian people are going to pay for it. And if Syria degenerates into a full-fledged civil war, it will not remain in Syria necessarily, and this is one of the fears and concerns of this administration Europeans, and the United States does not want to own Syria.

MELHEM
Nobody wants to own Syria. The problem is that Syria will impose itself on everybody because the United States happens to have serious strategic political economic interest in every country around Syria, Turkey, Iraq, Jordan, Israel, and Lebanon. This was not the case in Libya. What happened in Libya could stay in Libya. What happened in Syria does not stay in Syria and hence the administration today, if you see in Washington, they are in a race with time.

MELHEM
They believe that this regime should fall. If it drags on -- if this crisis drags on, it will be bloodier and it will be more sectarian with regional ramifications. On the other hand, if he falls relatively quickly, no civil war, then the reverberation of this change in Syria will be felt from Central Asia to the Mediterranean because Iran will be dealt in that case the biggest strategic defeat since 1979.

REHM
Stefan.

RICHTER
I think the operative question, and there can be no doubt about what Jessica said, I fully agree and meant the same thing, that this is all a decades-long process. The question is from a U.S. perspective, sitting in Washington, is the United States, either the global cup, or some people around this town think the master of the universe that needs to turn everybody into a string puppet, or totally differently are these all localized regionalized processes.

RICHTER
So one of the questions that I've been asking myself for quite some time also in a Turkish context is whether it's not wiser to let the Turkish government be sort of an informal subcontractor, and not in a formal sense because they wouldn't want to be a subcontractor to the United States, but what we just heard about all these different countries, Iraq, Iran, Syria and so on. This is something that I think mostly needs to be sorted out locally and regionally. The same thing on Afghanistan.

RICHTER
You know, there's a lot of Washington planning all the time. Ultimately, the smart money is on the fact that either the Indians, the Russians, the Chinese, the Pakistanis, the Iranians and so on, sit together and figure this out. It can't be done by the west, from the west, or by Washington, and that's one of the key questions in terms of having realistic expectations as these processes unfold, you know, whether we can really manage this quote unquote, or whether it's really rather an unmanageable process.

REHM
How would you imagine the United States staying out of that decision making?

RICHTER
Not staying out of it, but stopping to pretend that we can steer it. It is, you know, this is a question of, you know, there's news today that we have vast cost overruns on things like aircraft carriers. We spend $600 billion and more, probably 800 billion on defense and money is getting tight and we need to look at our options.

REHM
Stefan Richter. He is publisher and editor-in-chief of The Globalist. We'll take your calls in just a few moments. Stay with us.



REHM
And welcome back. As we look ahead to 2012 on an international basis, one of the events that occurred over the weekend was Iran's test firing a long-range missile. What are the implications, Jessica?

MATHEWS
I think this is Iran's way of saying don't mess with us. This is trying to head off tougher sanctions. Iran's ruler believes that the last time you would ever compromise is when you're under pressure. And so he and they typically react by throwing sharp elbows whenever they are under pressure. And I think, as Hisham pointed out, one of the great importance of what's happening in Syria is that Iran, if the Assad Regime falls, will lose its most important ally by far.

MATHEWS
And there's no question that the sanctions that the United States has worked so hard with the Europeans to put in place are pinching, are really hurting. And they do not want to see tighter sanctions. And this has to go with the question of sanctions against interactions with the Central Bank of Iran. So my hunch is that just as with the sacking of the British Embassy and other recent moves and the threat against the Strait of Hormuz, this is Iran under pressure is what we're seeing.

REHM
And from your perspective, Stephan Richter, if Israel perhaps overreacts to this firing of a long-range missile, what could the implications be?

RICHTER
Well, the implications can always be catastrophic in the Middle East by any actor overreacting. But I think there was also a very interesting piece by Thomas Pickering, the former Undersecretary of State who said this is a war that one can start but never end, which is a nice refrain on the Afghanistan debates. I think we need to look at this in a broader context, because we're basically creating another genie ourselves.

RICHTER
Now the Iranians have their problems, no question, but there are issues about who owns nuclear missiles and should it not be -- you know, should there not be any Middle Eastern power? That's a very objective question. I mean, I would favor no nukes all around. But since they are there, that's an equity question.

RICHTER
The other thing we need to look at in a broader context is what we're creating with putting pressure on the Iranians who have 150 years of grievances at the hands of British interests, American oil interests and so on. I'm no apologist for this regime, but for the legitimate interests of the Iranian people, who at the hands of Western power, so-called Democratic powers, over their own time, have had expropriations and all of these things with Mosaddegh and Sadat, wasn't nice. That swings in the head even of the general Iranian people, you know, not just the creeps who are up top there. That's not the point.

RICHTER
But when we then look at what we can do ourselves, there's also news today that the President Ahmadinejad is going to Latin America. Well, you know, why are we afraid? Why is this a front page story in the Washington Post? You know, Latin America, quote/unquote, "should be ours," and I don't mean this in a Banana Republic sense. But if we had ever had a Latin America strategy over the last 100 years, water, energy community or anything, anything of the like that the Europeans have brought to Eastern Europe, his trip to Latin America would be a laughing stock.

RICHTER
Instead, because of our lack of attention, we're making this something that's very real and very important. That's crazy for us.

REHM
How effective could Ahmadinejad be in Latin America?

MELHEM
He's not going to be that effective. Look, the nature of the leadership in the world is changing. I mean, Brazil today is the fifth largest economy in the world. The United States is still the biggest economy in the world but the United States is not as powerful today as it used to be ten, fifteen, twenty, fifty years ago. After the Second World War the United States was 45 percent of the world's economy, almost 50 percent of the world's economy.

MELHEM
So the world is changing and then midsize -- third size powers, whatever, are trying to assert themselves and Iran is one of them. And it's trying to find, you know, in Venezuela and other left-leaning countries in Latin America, you know, closer to the American, quote/unquote, "backyard" in the old days, some friends.

MELHEM
But that's not going to really change the strategic situation of Iran. Iran is vulnerable more than ever, as Jessica said, because of the sanctions. The American sanctions, especially the stuff that was put against the -- Iran's ability to use the international monetary system in the last few years, especially the work that was done by Stu Levy, who was kept by President Obama from the previous administration, was tremendous in terms of rallying up and working on that -- tightening the financial screws on Iran.

MELHEM
All these threats about the Strait of Hormuz -- and by the way, this is déjà vu all over again. Every year, an Iranian official talks about closing of Hormuz. I mean, we're tired of this. They cannot do it -- well, they may be able to do it or try to do it, but they will be clobbered big time.

EHM
But...

MELHEM
And they know that. The point is they are really hurting and they are flailing and that's why they are trying to assert themselves in Iraq because they are trying to compensate for the potential loss of Syria. And when they do this firing of missiles they remind me of North Korea. Expect that. This is the new normal.

MATHEWS
But there's...

REHM
All right. But there's Israel..




MATHEWS
May I just -- there is something -- there is Israel and there's the nuclear program, which is different. And the question -- I mean, what the intelligence is suggesting now is that the Iranians are close to installing new enrichment cascades at an underground facility that may or may not be attackable by anybody other than us, and even by us effectively once it's online. And to the Israelis this is a red line that they -- that constitutes an existential threat, they are saying, although they have said that over and over and over again over the last five years.

MELHEM
More than a decade, actually.

MATHEWS
And we too are perhaps saying that it is a red line quietly in diplomatic circles, which is a mistake because drawing red lines that you then allow the other person to cross is -- never enhances your credibility. But if -- I think there are two things that could happen here. One is Iranian leaders may be intelligent enough to realize that their greatest strength comes from being so called screwdrivers turn away from a nuclear weapon. That is that they have the capability but it's implicit in the same way that Japan has the capability.

MATHEWS
Or they may try to do something that is going to cause, I think, a global catastrophe, which is to test a nuclear weapon and make -- and shove it down the world's throat. And what scares me most then is that Israel will take action. It is a war that Israel can start, but not finish. We will get 80 percent of the blame anyway. And the administration may well feel that politically it's impossible to hang back in that situation.

MATHEWS
If that happens, I think oil prices will skyrocket instantly and we will see Shiite terrorism, which we haven't seen recently. And that's going to be really ugly. And the world economy, I think, can't stand $150 barrel oil.

REHM
All right. But there's another question, which is in the lead-up to the 2012 U.S. election. Is President Obama going to serve this country better by being tougher on Israel or tougher on Iran, Stephan?

RICHTER
Well, ideally he would do both because let me start with the observation that both of these countries are some of the oldest cultures in the universe, on earth, right? They have legitimate interests. If we narrow this always to sanctions and screwing the finger screws like medieval things, we don't look at what will solve this problem. We are basically just creating a self-fulfilling prophecy.

RICHTER
Now it is clear that President Obama cannot really be even-handed with regard to Israel. It is a big problem because it has undermined, for a decade or more, the U.S. role -- self portrayed role as a fair negotiator in the Middle East. That's long gone. It is, you know, an army -- part of a coalition of three people in the three nations in the United Nations that stands with Israel on most issues. The others nobody knows or have less than, I don't know, 500 people or 5,000 people, very small countries.

RICHTER
This is a big problem but in a bigger context for the United States I think we would look much more at what we can do with regard to standing back. Look at the Strait of Hormuz which Hisham brought up. We pay hundreds of billions of dollars for regional security there. And who gets almost 40 percent of their oil from there? China. Now nobody's connecting the dots here. We're always blaming the Chinese on all sorts of things, currencies, you know, under -- too cheap currency, all of these kinds of things. But in the end, the Chinese benefit from U.S. defense dollars.

RICHTER
Now, does that make sense? This is not an isolationist thought. This is a strategic question in terms of marshaling the nation's resources in a wise fashion. And I'm here to say that if we enlarge the margin of maneuver and didn't just look at financial scale -- the Iranians are bad guys, there's no question. But there is also what Jessica said, there was the elements of a revolution there. They're highly cultivated people in Tehran. What do we do to change the balance there?

REHM
Hisham.

MELHEM
Well, even when you don't have an election season or call it silly season -- you know, American presidents are always safe when they say nice things about Israel and when they provide Israel with support, material support, strategic support and you name it.

MATHEWS
And when they say nasty things about Iran.

MELHEM
And when they say nasty things about -- it sells. I mean, you know, Santorum is saying he's going to -- he will attack Iran if he's elected. Lord have mercy. But the point is this administration has resigned effectively from peace-making in the Middle East this year. This is one of the reasons Dennis Ross left his post, but that's another issue.

MELHEM
I think the Israelis know that if they come close to, you know, having any clear military capability, the Israelis will likely attack. I think the option of Japan or Germany, you know, having everything but not putting it together, or you can put it together in one week or two or three, will probably be one option. I would argue that if the Israelis are convinced that they have good intelligence and the United States has good intelligence that the Iranians are that close, there would be military action. And that's one reason.

REHM
We had so called good intelligence with Iraq.

MELHEM
But you're right. There's no 100 percent intelligence.



MATHEWS
Well, we had terrible intelligence in Iraq. It has for...

REHM
Exactly, that's what I mean.

MELHEM
But that's one reason why Leon Panetta and everybody else in this administration are urging the Israelis privately and publicly, don't attack this year, with the understanding that if the Iranians cross certain, quote/unquote, "red lines" in their efforts to develop nuclear military capabilities, we will do it. Don't do it. And Jessica's correct. The Israelis can start something, but they cannot finish it.

MELHEM
And even in the case of the United States, there's going to be an intensive bombing campaign that is going to open up the Lebanese front with Israel, that's open -- you'll see missiles flying over the Gulf to the Arab states on the other side. And you will see active terror from Latin America to Africa to this country here.

MATHEWS
Right. And...

RICHTER
But...

MATHEWS
...and you will entrench the existing government in Iran for another generation. And it's a weak government now.

REHM
Stephan.

RICHTER
Diane, you raised a very important point by reminding us of Iraq. At the time in 2003 I was on television a lot and got blamed by a lot of U.S. officials by saying, wait it out. Let's see the evidence. We're as close on the United Nations to having legal evidence. And if that becomes enforceable by the will of the community of nations, great because who invented international public law. This is America's baby.

RICHTER
So unilateralism in the end is out. We can rush into this again. Iraq cost us $1 trillion alone. That is basically 35 years of what the United States spends on development assistance to the entire world. That is, you know, an unimaginable amount of money, 30 years of development assistance, or if we had, you know, put that money into civil structures there -- not that we should have to that extent -- but this is all money wasted. It's made our problems worse in Iraq. We created Iran as a stronger regime because of our policy in Iraq and all of these things.

REHM
And of course you have General Collin Powell going to the UN...

RICHTER
And lying.

REHM
...to convince them that it was necessary to go into Iraq. I want to talk about Afghanistan. Where do we go from here? How much longer, Jessica?

MATHEWS
Well, that's one question we can answer 'cause the president's given us a deadline of 2014.

REHM
Except others -- some of the generals are saying maybe not so fast.

MATHEWS
Right. I think this is one of those issues of which we've run out of good answers if -- or even particularly hopeful alternative options. We have a plan. We have come full circle from counterterrorism through nation building and now back to counterterrorism. We have a much more limited set of objectives, which is to keep al-Qaida down and keep -- try to work with the existing government and with the Taliban. And try to build up Afghan security forces.

MATHEWS
I personally cannot see the good news that the U.S. military is reporting. 2010, 2011 have been the highest number of U.S. and NATO casualties of this whole ten-year war, which doesn't tell the whole story but it tells a good part of it. Negotiating with the Taliban is mind bogglingly difficult. And on top of that behind the Taliban stance the most troubled government on the planet, which is Pakistan.

REHM
And considering what's happened in Iraq now that U.S. troops are leaving with, as you said earlier, the president undermining the vice-president, what could we expect in Afghanistan?

MELHEM
We have unreliable allies in Afghanistan, Karzai on top of it, and you have a very shaky political situation there. Militarily, the situation is untenable in terms of achieving, quote/unquote, "victory." There is no such thing now. And if we delay our presence there for another six months or a year after the deadline that President Obama specified, that's not going to change the strategic equation.

MELHEM
And the best option would be for the United States to withdraw, try to be in some sort of negotiations with Taliban. But as Jessica said, this is an extremely difficult process. And if the -- if Pakistanis are not comfortable with it the Pakistanis will always be in a position to undermine our efforts in Afghanistan. And they have a veto power and they are willing to do the unspeakable to maintain their influence in Pakistan because they are terrified of India, terrified of the possibility of a pro-Indian government in Kabul.

REHM
And is there truly a threat of the military coup against the civilian government in Pakistan, Stephan?

RICHTER
That's a question that I think is at the core. But once again the question is how do we deal with this problem? It is also the most impoverished country among the larger countries. It has fantastic, meaning bad, population growth. We've seen in Egypt what leads to -- where it comes, you know, in terms of food, poverty and all of this. Pakistan and Egypt have similar characteristics in the sense that there's no oil. That's bad news for Middle Eastern or Arab -- or for regional countries there.

RICHTER
But I want to come back for a second on the Afghanistan point because it is also an answer to Pakistan. We spend $130 billion a year on Afghanistan. That makes a lot of people a lot of money, some beltway bandits around Washington, some defense companies, a lot of sons of, you know, stan country presidents who run the oil companies that deliver stuff to U.S. troops. This is a land law country.

RICHTER
This is, I'm sorry to say, a lost cause. It would've been a possible cause if in 2001 we had stayed the course and President Bush and Vice-President Chaney had said, let us really liberate Afghan women. Let's try this because it actually was there before. I mean, Kabul was once the center of enlightenment of the region. Pakistani women traveled to Kabul because it was such a cool place. That's all gone now.

REHM
Stephan Richter. He's publisher and editor-in-chief of The Globalist. That's a daily online magazine on the global economy, politics and culture. Phone calls when we come back.




REHM
And welcome back. An email from Greg in Dallas who says "Rick Santorum says if he were president, he would start air strikes against Iran to protect Israel and prevent Iran's development of nuclear weapons. If you did attack Iran, do you really think that would do any more than delay their nuclear weapon program and who's next on the list, North Korea?"

MS. JESSICA MATTHEWS
Well, it would do a lot more. All of it bad for us. It would skyrocket oil prices. It would unleash Shia terrorism around the world. And Iran has been building cell -- terrorist cells -- Shia for a long, long time. And as I mentioned before, it would certainly entrench the current government for, I would guess, a generation. All three of those things are awful. The question about how long it would delay the nuclear thing for, ranges from estimates of two to three years which is clearly, I mean as a cost benefit and possibly bad deal, to people who are asserting, perhaps, the U.S. could delay for 10 years.

MS. JESSICA MATTHEWS
The question is, how much can we achieve over time with continued diplomacy toward Russia and China through sanctions and through covert activity? Which so far has been working extremely well, but that balance has, in the last eight weeks or so, really started to break down and we'll hear more and more and more talk of bombing campaigns beyond the republican candidates. So...

REHM
All right.

MATTHEWS
...that's a big question mark about 2012.

REHM
Let's take a caller in Woodbridge, Va. Good morning Garrett, you're on the air.

GARRETT
Oh, thank you, Diane. I wanted to ask your panelist if they think the Arab Spring would've come to Iraq if we hadn't gone in with military force?

MELHEM
This is a question that was asked repeatedly, actually, last year given the comparison between the Ba'ath regime today in Damascus and the old Ba'ath regime in Iraq before pre -- 2003. It is difficult to imagine that this would have happened under Saddam because Saddam would showed the kind of brutality that, you know, you would not -- we haven't seen in the Arab world. And we've seen a lot of brutality last year, particularly in Libya and now in Syria.

MELHEM
That regime, in fact, waged a genocide war against the Kurds in the late 1980s, the so-called unfair campaign. So I doubt that -- unfortunately, the political and social cultural fabric and ethnic fabric of Iraq makes it difficult for people to gather around one vision and that's why now we see Iraq returning to its old ways of being essentially a sectarian and ethnic, you know, driven society.

REHM
Stephan.

RICHTER
The Iraqi question on that one, actually, Mitch Romney, before he reversed himself, had a very good point. He said something to the effect that we can't liberate other peoples to their freedom. And I think that's exactly the right standard. The Polish military, government in the '80s was not nice. That wasn't tin cup dictators. The Polish people had the innate courage to overcome this.

RICHTER
I have, ever since, questioned the wisdom of Western powers and is particularly the United States of willing any country into liberty that doesn't have the domestic guts, even if we had liberated Iraq successfully which we did not. It would've been an insult to, I would say, male pride and civic pride that we couldn't do this ourselves, we needed to, you know, bombs from the sky to do this. So -- go ahead.

REHM
Let me ask you about the global economic outlook. What is it going to be like for 2012? Will Europe manage to turn its economy around?

RICHTER
It might. Most of -- half of it already has. That's what we always forget. The Scandinavian countries, Germany and some of the Scandinavians had big crisis. The East European countries had a big crisis, again, in the early 1990's. They've mostly transformed -- look at Poland which has the strongest growth performance in Europe. Germany, which did this adjustment early. It's not just global exports, it's, you know, whether you basically do belt-tightening at the right moment. The problem now is that when these so-called periphery countries, Spain, Italy, all the Southern European countries, when they got started, it was way too late.

RICHTER
When the Euro came, it provided them with a tremendous break, lower interest rates on their public debt. They should've used this to restructure the economy. Instead they basically lifted domestic salaries by 30 percent, compared to other countries in Europe. And, you know, we all come to the point that the IMF has taught the world and that Latin American countries are -- and Asian countries are now insisting that the rest of the world learns too, that money doesn't grow on trees and that everybody needs to live within their own means.

RICHTER
You know, that's what the Indonesians, the Thais, the Koreans and so on, have learned, that's what the Brazilians and others -- the Chileans have learned. Brazil is a prime example of this. Live within your means, there is no special right for Western Europeans to not follow the basic laws of economics. And that's something that we'll also learn to live with in this town once the Rick Santorum stop being part of dream-on.org, by focusing on bombing places instead of fixing the domestic economy and putting people back to work.

REHM
What happens to the Euro?

RICHTER
The Euro will survive. The question is that the earliest test is that Greece may exit as early as February. People are trying to avoid this by basically coming to an agreement on restructuring their debt.

REHM
You're saying it could go back to the Drachma?

RICHTER
It's -- it could well do that because the Greeks have basically lived a lie on the streets, radical elements on the streets, not the middle class and the rich people. You've had a very unfortunate coalition. The people who are regular wage earners, people like all of us who draw a salary will have to pay taxes, social security and so on. They got screwed. Many people in Greece and Italy don't -- the rich don't have any taxable relationship. They basically put everything into their own pocket. So you never had the domestic tax space to finance a state at the same time, the aspirations of these people, when they joined Europe, was, well, we need to live like the Germans, and so on.

RICHTER
Or the Dutch or the Danes and so on. And that this has, in some cases, taken 200 years of effort is unknown and I would just point in the Greek context to the treacherous example of Turkey. The Turks were nowhere, you know, just 50 years ago. They have basically pursued an economic policy, especially under the current government, that has focused a lot on including the lower middle class and basically expanded the tax paid -- expanding wealthier in a very responsible manner and is creating the likes of an economic miracle with its treacherous problems also.

RICHTER
But this is the strategy that you've got to earn it, you know. That was an old with Smith Barney still existed that was the commercial, you've got to earn it. You can't just write yourself a check and feel rich. That's...

REHM
Jessica...

RICHTER
...leads nowhere.



MATTHEWS
I think what we're seeing is where we are today, is an inverse relationship between the economic fix that is needed and the political realities. And that is, it takes an enormous act of political will to make the changes on an individual country basis, forgetting the number of countries that'd have to agree to make the changes that are needed to win back the confidence of the markets. And it's not until the economies, you know, so to speak, the toe is over the edge of the abyss. And everybody is sort of teetering on falling in that the political will rises enough to take the steps.

MATTHEWS
And the problem with that is that, at each step along the way, the markets require more and more and more to reestablish the confidence. So this is an incredibly expensive sort of Danse Macabre. And we also, I think, have to have a degree of humility when we see how little we've been able to fix at home of a much less severe problem. So I hope the Euro will survive because if it doesn't it will tip, I think, the global economy into recession.

REHM
But you're saying you hope it will survive, even as Greece considers pulling out?

MATTHEWS
Yeah, I don’t think that's a mortal blow but there are plenty of mortal blows in the wings. And Europe will -- the political will is never big enough or hasn't been in the last year to get ahead of what the markets are demanding. That, I think, is the...

MELHEM
Yeah, I think...

MATTHEWS
...the nub of the problem.

MELHEM
...yeah, the Greek economy is small economy compared to...

MATTHEWS
It's tiny, yeah.

MELHEM
...tiny economy compared to the Euros own economy, obviously. But obviously, there's a great deal of resentment in Northern Europe. Germany and others, that we are not going to bankroll our poor Southern neighbors, especially if they are not willing to pay taxes.

REHM
What about Spain?

MELHEM
Well, the same thing with Spain. And, I mean, it's less severe in Spain and Italy. But Italy is a large economy and Spain also is somewhat large.

MATTHEWS
The other problem is -- oh, sorry. It's that you can't get there just through austerity because this is a problem of both, how much the nominator and the denominator. You've got to have growth in order...

REHM
Yeah.

MATTHEWS
...to get the debt levels down.

MELHEM
But that's what the Turks did actually. You're talking about that. I mean, the Turkish economy is an export driven economy. One reason you see in Turkey returning to the Middle East is because now the Middle East is their new market. And there is a great deal of vitality in Turkish economy in recent years because they are creating a new consuming middle class.

REHM
Stephan.

RICHTER
Yeah. In the end, it's all very simple. It sounds so hyper-complex, like moving 17 or 26 or really 27 countries because the British government has professed, you know -- it's one of the most austerity minded governments. What happened there in Brussels at the Summit when Cameron pulled out, was a little bit -- shot into both of his own feet. These countries, each individually, need to do, whether there's a Euro or not, because they will not be refinanced by the markets, they will not be able to raise debt issues.

RICHTER
If they all went back to their own currencies, the U.K. approves that a series of devaluations, you know, hog heaven for depreciation and so on, does not lead a country anywhere. So it's simple and it's a domestic battle between those who are insiders who have nice full-time jobs with large benefits and the young and the unemployed and the under employed...

REHM
And...

RICHTER
...and these societies need to figure out whether they adjust for the insiders or for all the people who live in that country...

REHM
...what about...

RICHTER
...it's a simple battle.

REHM
...China and North Korea economically, Jessica?

MATTHEWS
Well, North Korea has virtually no economy. So that's, you know, they are sustaining...

REHM
Starving people.

MATTHEWS
...on -- they are starving. And they are -- China has to try to keep them from imploding because China really fears a wave of...

RICHTER
Refugees.

MATTHEWS
...Korean...

RICHTER
Refugees...

MATTHEWS
...refugees across its border and because it doesn't want to see a unified Korean peninsula.

REHM
Who were all those mourners that we saw?

MATTHEWS
Those are North Koreans. This is a -- I visited Pyongyang a couple of years ago and it's astonishing to see what a totally regulated country looks like. Those are people who are told to be there and told to weep and they do.

REHM
And...

MATTHEWS
They have to.

REHM
...and what about the people who are starving, where are they?

MATTHEWS
Well, they're basically everywhere except Pyongyang. It's a terrible...

RICHTER
Who do they...

MATTHEWS
...human tragedy, it's a terrible, terrible human tragedy but I don't -- people were spinning a lot of sort of worst case scenarios at the -- when Kim Jong-il died. My guess is there's going to be continuity, as awful as that is, for the Korean people (unintelligible) .

REHM
Jessica Matthews of the Carnegie Endowment for International Peace and you're listening to the Diane Rehm Show, Stephan.

RICHTER
You asked about China. There's a lot of commentary currently in the U.S., in particular, that China may blow up, that, you know, real estate bubble, infrastructure, all of the investments...

REHM
That there could be a China Spring.

RICHTER
You know, one thing that irritates me greatly is our national sport in fixating ourselves and extrapolating to the extreme, the problems and weaknesses in other countries rather then, a, looking at the home front and, b, also looking at the positive power of the Chinese example. The Chinese, for example, are driving a green energy strategy including owning intellectual property and everything that we have some facile talk about that once Silicone Valley and private equity and venture capital turn their collective minds to it, we'll own the world again, poppycock.

RICHTER
This is never going to happen. It takes a collective country-wide effort, most American inventors now go to China because there they can ramp up their technologies to national scale with a supportive government and so on. We're getting beat at our own game and we're focusing on China's real estate sector blowing up. Whether or not that will happen is an open question. I think the Chinese government has a long standing record of doing rather decent economic management considering that it is a major...

MELHEM
(unintelligible) ...

RICHTER
...transformation of human revolutionary history.

MATTHEWS
That's true.

MELHEM
China's not going to implode. I mean, China is not...

RICHTER
No.

MELHEM
...I mean, stop dreaming. China is not going to implode. It may not grow at nine or seven or eight percent a year, but they will continue to grow. They are building a huge middle class, just as the Indians are doing the same thing. This is an old, ancient culture that is now full of self confidence and we should focus on China, only in how to compete with them, how to keep an eye on how -- what they are doing. We should learn more Chinese. We should send people to study Mandarin.

MATTHEWS
We should price carbon.

MELHEM
Yes.

MATTHEWS
You want to change the American energy economy, all you got to do is put a price on carbon and the intellectual content and management and innovation capacity is right here.

REHM
To all of you, is 2012 internationally, likely to be a more peaceful year than 2011, Stephan?

RICHTER
No. And I would say, hopefully it's going to be a tumultuous year, but a positively tumultuous year. It is clear that there are a lot of problems that we have basically postponed, postponed, postponed from Egypt, which we postponed for four decades, to the European issues, financial issues that are 10 years overdue. Everybody has something to do and I think if we only started focusing on the respective home front, on focusing on our own problems -- this is the great old premise of the G7, you know, clean up in front of your own door and then let's do global coordination. That's the right way to go, clean up domestic first, then do coordination.

REHM
Jessica?

MATTHEWS
There are three things that really scare me about 2012. The first is the health of the Euro, the second is Iran we discussed and the third is Pakistan. I think all of those in different ways could lead to, you know, terrible global dislocation. 2011, except in parts of Middle East, was really pretty peaceful year except where the conflict was, was pretty positive in Libya, for example. So but those three -- it's hard to look ahead with a great deal of optimism when you're looking at those three issues.

REHM
Last word, Hisham.

MELHEM
Well, I hate to sound like a Cassandra, but I usually end up sounding like a Cassandra. I think 2012, it's going to be a year of more upheavals. I think you are going to see more crisis from, you know, mainly in South Asia, Pakistan or Afghanistan, Iran Gulf. Iraq will degenerate...

MATTHEWS
And Syria (unintelligible) yeah.

MELHEM
...and Syria is going to be bloodier. The Arab Spring, unfortunately I never called it the Arab Spring. I never liked that but that's another issue. If you want to call it Arab Spring, it's likely to morph into a different dark winter. It is already a dark winter in some places. And politically in this country, we will not be -- we are not doing extremely well to deal with all these problems.

REHM
And on that note, happy New Year to all of you. Hisham Melhem, Jessica Matthews, Stephan Richter, come back again and we'll talk later in the year. Thanks for listening all and happy New Year. I'm Diane Rehm.

ANNOUNCER
"The Diane Rehm Show" is produced by Sandra Pinkard, Nancy Robertson, Denise Couture, Monique Nazareth, Nikki Jecks, Susan Nabors and Lisa Dunn. And the engineer is Tobey Schreiner. A.C. Valdez answers the phones. Visit drshow.org for audio archives, transcripts, podcasts and CD sales. Call 202-885-1200 for more information. Our e-mail address is drshow@wamu.org. And we're on Facebook and Twitter. This program comes to you from American University in Washington. This is NPR.



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn