|
|
|
|
Storm Clouds on the
Horizon: A Possible New Cold War with China
|
Cơn bão cuối chân trời: Một cuộc chiến tranh lạnh có thể có với Trung Hoa
|
by Paul Nash 14 June 2012
|
Paul Nash 14/6/2012
|
Diplomatic Courier
|
Diplomatic Courier
|
|
|
“Red China’s sub fleet can prove a major threat to
American ships,” wrote Albert Ravenholt for the Chicago Daily News Service in
1964, referring to Mao’s underwater menace to American naval forces
assembling in the South China Sea off the coast of Vietnam. The communist
submarines, supplied by the Russians, were stationed on Hainan Island, at the
southernmost tip of the Chinese mainland, across the Gulf of Tonkin. At the
time, China was estimated to have between 30 and 40 in operation, the fourth
largest fleet after the U.S.S.R, the United States and Great Britain.
|
Năm 1964, Albert Ravenholt viết cho tờ Tin tức hàng ngày
Chicago rằng “Tàu ngầm của Trung Quốc cộng sản có thể là một mối đe dọa lớn
đối với tàu của Mỹ”, khi ông đề cập đến mối đe dọa dưới biển của Mao đối với
các lực lượng hải quân Mỹ trên Biển Đông, ngoài khơi bờ biển của Việt Nam.
Các tàu ngầm do Nga cung cấp đóng trên đảo Hải Nam và trên Vịnh Bắc Bộ. Vào
thời điểm đó, Trung Quốc ước tính có khoảng từ 30 đến 40 tàu đang hoạt động,
là hạm đội lớn thứ tư sau Liên Xô, Mỹ và Anh.
|
Nearly 48 years on, much has changed and yet much
continues on the same trajectory. When Ravenholt, who set about becoming a
reporter in Shanghai in the 1940s during the Second Sino-Japanese war, died
at the age of 90 in 2010, China remained Red, even though its ideological hue
had turned arguably more nationalistic after three decades of rising
prosperity.
|
Gần 48 năm trôi qua, đã có nhiều thay đổi và sẽ tiếp tục
có nhiều thay đổi trên cùng một quỹ đạo. Khi Ravenholt, phóng viên tại Thượng
Hải vào những năm 1940 trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, qua đời ở
tuổi 90 hồi năm 2010, Trung Quốc vẫn là cộng sản, mặc dù sắc thái ý thức hệ
được cho là đã biến thành dân tộc chủ nghĩa sau ba thập kỷ gia tăng thịnh
vượng.
|
China has modernized its military in tandem with its
economic growth. It has committed itself to significant military spending,
endeavouring to catch up to the West’s technological prowess by building advanced
precision-guided munitions, anti-satellite and cyber-warfare capabilities.
Last year, it unveiled the Chengdu J-20 stealth fighter jet, which is expected
to go into service in 2017-19. It has also set up a land-based anti-ship
missile system to limit the ability of other nations to navigate freely in
regional waters, including those around the disputed Paracel and Spratly
Islands, which it estimates may contain the world’s fourth largest reserve of
oil and natural gas.
|
Trung Quốc đã hiện đại hóa quân sự của mình song song với
tăng trưởng kinh tê. Trung Quốc cam kết chi tiêu quân sự lớn, nỗ lực để bắt
kịp với sức mạnh công nghệ của phương Tây bằng cách chế tạo vũ khí tiên tiến
được dẫn đường chính xác, vũ khí chống vệ tinh và khả năng chiến tranh mạng.
Năm ngoái, Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu J-20, dự kiên sẽ đi vào
hoạt động trong giai đoạn 2017-2019. Trung Quốc cũng thiết lập một hệ thống
tên lửa chống hạm trên đất liền để hạn chế khả năng đi lại tự do của các quốc
gia khác trong vùng biển khu vực, bao gồm cả các vùng biển xung quanh các quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp, mà Trung Quốc ước tính có thể có trữ
lượng lớn thứ tư thế giới về dầu và khí tự nhiên.
|
In addition to augmenting its fleet of diesel subs to more
than 50, China has introduced four or five nuclear-powered Jin-class (Type
094) ballistic-missile subs or “boomers”. And, in 2007, it completed
construction of a modern underground base on Hainan, affording its vessels
easier access to the Strait of Malacca, the South China Sea and the Indian
Ocean, vital shipping lanes that carry a large portion of the world’s trade
and supply China with oil from the Persian Gulf. Beijing’s long-term goal is
to establish a fully fledged blue-water navy, over the course of several more
decades, enabling it to project power beyond regional waters, both westward
and eastward.
|
Ngoài việc tăng cường số lượng tàu ngầm diesel lên hơn 50
chiếc, Trung Quốc đã có bốn hoặc năm tàu ngầm hạt nhân lớp Tân, có trang bị
tên lửa đạn đạo. Và, trong năm 2007, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 1 căn
cứ ngầm hiện đại trên đảo Hải Nam, cho phép các tàu của họ dễ dàng ra vào eo
biển Malắcca, Biển Đông và Ấn Độ Dương, tuyến đường vận chuyển quan trọng cho
phần lớn thương mại của thế giới và cung cấp dầu cho Trung Quốc từ Vịnh Pécxích.
Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh là nhằm thiết lập một lực lượng hải quân biển
khơi đầy đủ, trong vài thập kỷ nữa, cho phép họ có sức mạnh vượt ra ngoài
vùng biển khu vực, cả về phía Tây và về phía Đông.
|
To round out its power-projection capabilities, China has
undertaken to build a small fleet of “at least three” aircraft carriers. In
1998, after the Soviet Union dissolved, it purchased a decommissioned carrier
from Ukraine specially designed for anti-submarine warfare. The Varyag was
originally destined to become a floating hotel and casino off Macau, but last
year the People’s Liberation Army Navy (PLAN) announced that the ship has
been refitted for “scientific research, experimentation and training”. In
other words, it is most likely being used to reverse-engineer a future
Chinese-built carrier. It is expected to be commissioned into service sometime
later this year, carrying 30 J-15 fighters, helicopters and a crew compliment
of 2,000.
|
Để gia tăng khả năng triển khai sức mạnh của mình, Trung
Quốc đã thành lập một hạm đội nhỏ “ít nhất ba” tàu sân bay. Năm 1998 sau khi
Liên Xô tan rã, Trung Quốc mua một tàu sân bay ngừng hoạt động từ Ucraina
được chế tạo đặc biệt cho chiến tranh chống tàu ngầm. Tàu Varyag ban đầu được
dùng làm khách sạn và casino nổi ngoài khơi Macao, nhưng năm ngoái Hải quân
của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã công bố rằng con tàu đã
được tân trang lại để “nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và huấn luyện”. Nói
cách khác, rất có thể nó được sử dụng nghiên cứu chế tạo một tàu sân bay
trong tương lai. Tàu dự kiến sẽ vận hành vào trong năm nay mang theo 30 máy
bay chiến đấu J-15, máy bay trực thăng và một thủy thủ đoàn 2.000 người.
|
Having grown at an average annual rate of more than 10
percent since the 1990s, China’s military spending is now poised to outstrip
Europe’s for the first time in centuries.
|
Sau khi phát triển với tốc độ trung bình hàng năm hơn 10%
kể từ những năm 1990, chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện đã sẵn sàng để
vượt xa châu Âu lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ.
|
According to the International Institute for Strategic
Studies (IISS), a London-based think tank which recently released its 2012
assessment of the global military balance, China’s defense budget has kept up
a robust, if not alarming, pace since the 2008 financial crisis, while
American and European budgets have declined. The institute expects Chinese
spending to overtake that of NATO’s largest European members combined by
2015, prompting renewed calls for the alliance to move forward with its “smart
defense” initiative. Proposed by Secretary General Anders Fogh Rasmussen,
“smart defense” would see NATO pooling and sharing its members’ capabilities
to achieve synergies in times of fiscal restraint.
|
Theo đánh giá về cân bằng sức mạnh quân sự toàn cầu của
Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS), có trụ sở tại Luân Đôn được công
bố gần đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên một cách mạnh mẽ
nếu không muốn nói là đáng báo động, kể từ khi diễn ra các cuộc khủng hoảng
tài chính 2008, trong khi ngân sách của Mỹ và châu Âu đi xuống. Viện này cho
rằng chi tiêu của Trung Quốc vượt qua mức tổng cộng của các nước châu Âu lớn
nhất trong NATO vào năm 2015, khiến nhiều người kêu gọi liên minh này phải
hành động với sáng kiến “phòng thủ thông minh” của mình. Sáng kiến phòng thủ
thông minh” do Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen đề xuất, có nghĩa là các thành
viên trong NATO sẽ tổng họp và chia sẻ khả năng cho nhau để hiệp lực trong
bối cảnh hạn chế về mặt tài chính.
|
Beijing’s military expenditure is, by far, the largest in
the region if you exclude Australia and New Zealand. The National People’s
Congress, which approves budgetary proposals, recently announced that the nation’s
official defense spending—now second only to that of the United States in
absolute terms, though still well behind it on a per capita basis—will
increase this year by 11.2 percent to 670 billion yuan (about $106 billion).
While smaller than the 12.7 percent allocated in 2011, the figure may not
represent actual spending. Some analysts reckon it could be as much as double
because the official number excludes outlays on nuclear and space weapons
programs.
|
Chi phí quân sự của Bắc Kinh đến nay là lớn nhất trong khu
vực nếu không tính Ôxtrâylia và Niu Dilân. Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn
quốc cơ quan phê duyệt đề xuất ngân sách, gần đây công bố rằng chi tiêu quốc
phòng chính thức của quốc gia – hiện chỉ đứng thứ hai sau Mỹ về con số tuyệt
đối mặc dù vẫn còn cách xa về bình quân đầu người – sẽ tăng 11,2% trong năm
nay, lên 670 tỷ nhân dân tệ (khoảng 106 tỷ USD). Cho dù nhỏ hơn so với mức
12,7% được phân bổ trong năm 2011, song nó có thể không hẳn là chi tiêu thực
tế. Một số nhà phân tích cho rằng nó có thể nhiều gấp đôi bởi số liệu chính
thức không bao gồm chi tiêu cho vũ khí hạt nhân và chương trình không gian.
|
|
|
China is understandably anxious to safeguard its
sovereignty, national security and territorial integrity. The memory of
nineteenth-century European and twentieth-century Japanese invasions has
heightened its sense of vulnerability to the modern military alliances formed
by its neighbours, such as Japan, Taiwan and South Korea, with the United
States. In recent years it has conducted large-scale drills intended to
improve littoral defense, rapid mobilisation and command-and-control
flexibility. These have been unambiguously calibrated to the presence of U.S.
underwater, surface and air assets.
|
Trung Quốc, một cách có thể hiểu được, rất lo lắng về việc
bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Ký ức về cuộc xâm
lược của châu Âu thế kỷ XIX và Nhật Bản ở thế kỷ XX đã nâng cao ý thức về sự
dễ bị tổn thương trước các liên minh quân sự hiện đại, hình thành bởi các
nước và vùng lãnh thổ láng giềng, chẳng hạn như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc
và Mỹ. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quy
mô lớn nhằm cải thiện khả năng phòng thủ ven biển, huy động nhanh và khả năng
linh hoạt trong chỉ huy và kiểm soát. Các cuộc tập trận này rõ ràng nhằm vào
sự hiện diện của Mỹ dưới nước, trên mặt biển và trên không.
|
But China’s experimentation with long-range force projection
represents something of a sea-change in its implications. It goes beyond
attempting to achieve the capabilities required to establish a defensive ring
around its territorial waters.
|
Nhưng thử nghiệm của Trung Quốc với khả năng triển khai
lực lượng tầm xa cho thấy những ý nghĩa về sự thay đổi trên biển. Nó vượt
khỏi phạm vi nỗ lực để đạt được các khả năng cần thiết nhằm thiết lập một
vành đai phòng thủ quanh các lãnh hải của mình.
|
To allay international concerns, the PLA has stepped up
its campaign of military diplomacy to improve bilateral and multilateral
relationships in the Asia-Pacific and to de-escalate territorial disputes. It
has also participated in global security initiatives, such as U.N.-mandated
peace-keeping activities and co-operative missions with NATO to combat piracy
off the Horn of Africa. Exploring ways to work together more closely and
transparently was a major topic of discussion between leaders of the PLA and
delegates from the International Military Staff (IMS) when they met in
Beijing in February. NATO, which seeks a strengthened dialogue with the PLA,
is attempting to build upon the regular, high-level meetings it quietly holds
with China twice a year, as well as to broaden the communications channels it
has established through Beijing’s ambassadors to Belgium.
|
Nhằm xoa dịu các mối quan ngại quốc tế, quân đội Trung
Quốc đã đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao quân sự để cải thiện mối quan hệ song
phương và đa phương trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và xuống thang
trong các tranh chấp lãnh thổ. Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng đã
tham gia Sáng kiến an ninh toàn cầu, chẳng hạn như các hoạt động gìn giữ hòa
bình của Liên Hợp Quốc và họp tác với NATO chống cướp biển ngoài khơi vùng
Sừng châu Phi. Tìm hiểu cách để làm việc với nhau chặt chẽ và minh bạch hơn
là một chủ đề chính của cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo của quân đội
Trung Quốc và các đại biểu thuộc tổ chức Các nhân viên quân sự quốc tế (IMS)
khi họ gặp nhau tại Bắc Kinh vào tháng Hai. NATO, trong nỗ lực tăng cường đối
thoại với quân đội Trung Quốc, đang nỗ lực để phát huy kết quả từ các cuộc
gặp cấp cao thường xuyên mà họ thực hiện một cách lặng lẽ với Trung Quốc hai
lần mỗi năm, cũng như mở rộng các kênh liên lạc đã thành lập thông qua đại sứ
của Bắc Kinh tại Bỉ.
|
In response to China’s strengthening naval capabilities,
the Pentagon, which faces cuts of $485 billion over the next decade, has
begun a major “pivot” of its strategic priorities. Adm. Sam Locklear, who
took charge of U.S. Pacific Command (PACOM) in March after leading American
naval forces in Europe and coordinating NATO’s operations in Libya, has been
tasked with transforming PACOM into the vanguard of America’s new defense
strategy. In large measure, this means solidifying the U.S. presence in the
Pacific to contain China. Diplomatically, the State Department has been
reaffirming its security commitments to various countries in the region and
bolstering ties with longstanding allies like Japan, the Philippines and
Australia. It is also deepening its relations with ASEAN nations. PACOM
itself has been negotiating bilateral security agreements with Vietnam,
Singapore, Thailand, Cambodia, and the Philippines. While some policy
analysts see a future NATO-ASEAN partnership as critical to stability in the
region, others feel that PACOM is sufficiently large and free from the
encumbrance of a multinational bureaucracy to succeed in securing American
strategic interests in the Pacific where NATO is felt to have failed it in
the Middle East.
|
Phản ứng trước việc Trung Quốc tăng cường khả năng hải
quân, Lầu Năm Góc, hiện đang đối mặt với việc cắt giảm 485 tỷ USD trong 10 năm
tới, đã bắt đầu một cuộc “xoay trục” ưu tiên chiến lược của mình. Đô đốc Sam
Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM), sau khi dẫn đầu lực
lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và điều phối hoạt động của NATO ở Libi, đã được
giao nhiệm vụ chuyển đổi PACOM thành lực lượng tiên phong của chiến lược quốc
phòng mới của Mỹ. Nhìn ở phạm vi rộng, điều này có nghĩa là củng cố sự hiện
diện của Mỹ ở Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Bộ
Ngoại giao Mỹ đã tái khẳng định cam kết an ninh của mình đối với các quốc gia
khác nhau trong khu vực và củng cố quan hệ với các đồng minh lâu đời như Nhật
Bản, Philíppin và Ôxtrâylia. Mỹ cũng làm sâu sắc thêm quan hệ với các quốc
gia ASEAN. Chính PACOM đã đàm phán các thỏa thuận an ninh song phương với Việt
Nam, Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Philíppin. Trong khi một số nhà phân
tích chính sách cho rằng một mối quan hệ đối tác NATO-ASEAN trong tương lai
là quan trọng đối với sự ổn định trong khu vực, nhiều người khác cảm thấy
rằng PACOM đã đủ lớn và không gặp các trở ngại của một bộ máy quan liêu đa
quốc gia để thành công trong việc đảm bảo lợi ích chiến lược của Mỹ ở Thái
Bình Dương.
|
From the Chinese perspective, NATO’s continued existence
since the end of the Cold War, its raison d’être, and its broadening scope
and theatre of operations beyond the North Atlantic reveal its true colours.
The general perception in China is that NATO is largely a medium for American
global hegemony and military dominance. Beijing is particularly concerned
about the roles it has played in toppling undesirable regimes in Afghanistan
and Libya. It views these as setting a dangerous precedent for potentially
supporting Taiwan should the “renegade” island declare political independence
from the mainland; or, perhaps, one day to force political transformation in
China should the present regime decidedly challenge the American liberal
imperium.
|
Theo quan điểm của Trung Quốc, sự tiếp tục tồn tại của
NATO kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lý do chính để nó tồn tại và mở
rộng phạm vi hoạt động ra ngoài Bắc Đại Tây Dương đã cho thấy màu sắc thật sự
của nó. Nhận thức chung ở Trung Quốc là NATO chủ yếu là một phương tiện cho
sự bá chủ toàn cầu và thống trị quân sự của Mỹ. Bắc Kinh đặc biệt lo ngại về
vai trò của NATO trong việc lật đổ chế độ không mong muốn ở Ápganixtan và
Libi. Họ xem đây là một tiền lệ nguy hiểm cho khả năng hỗ trợ Đài Loan, nếu
hòn đảo “nổi loạn” này tuyên bố độc lập chính trị với Trung Quốc đại lục;
hoặc, một ngày nào đó ép buộc chuyển đổi chính trị ở Trung Quốc nếu chế độ
hiện nay quyết thách thức quyền tự do tuyệt đối của Mỹ.
|
China also recognizes, however, the desirability of
normalizing and deepening relations with NATO if it is to meet its stated
goal of achieving “a peaceful rise” and harmonious integration into the
global system. It remains open to a multilateral and “respectful” approach to
matters of mutual interest, especially those from which the CCP can garner
international political capital, such as non-traditional security threats
like global piracy, terrorism and arms proliferation.
|
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận mong muốn bình thường
hóa và làm sâu sắc thêm quan hệ với NATO nếu nó đáp ứng mục tiêu “trỗi dậy
hòa bình” và hội nhập hài hòa hệ thống toàn cầu như tuyên bố. Trung Quốc vẫn
sẵn sàng chấp nhận một cách tiếp cận đa phương và “tôn trọng” với các vấn đề
quan tâm chung, đặc biệt là những vấn đề mà từ đó Đảng Cộng sản Trung Quốc có
thể giành được vốn liếng chính trị quốc tế, chẳng hạn như các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống như chống cướp biển, khủng bố và phổ biến vũ khí.
|
As PLAN’s assertiveness escalates in the Asia-Pacific,
drawing American attention away from the Atlantic, so too does Beijing’s
program of indirect economic and political influence over Europe by way of
increased trade and investment.
|
Khi sự quyết đoán của PLAN gia tăng trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, thu hút sự chú ý của Mỹ khỏi vùng Đại Tây Dương, thì chương
trình của Bắc Kinh về ảnh hưởng kinh tế và chính trị gián tiếp đối với châu
Âu cũng được đẩy mạnh bằng việc gia tăng thương mại và đầu tư.
|
China’s lack of clarity respecting its strategic
intentions was discussed in detail during Chinese Vice President Xi Jinping’s
visit to the United States in February. Xi, who has closer ties to the
Chinese military than Hu Jintao and is expected to succeed him to the
presidency later this year, pledged to move forward in restoring and
expanding Sino-American military-to-military dialogue. The Defense
Consultative Talks, held annually between senior Chinese and American
civilian and military officials, have chilled in recent years with the United
States’ continued large arms sales to Taiwan. Xi emphasized that China’s
military modernization and expansion is entirely defensive in nature, its
rapid pace simply reflecting the necessity to bring its forces up to a level
commensurate with the nation’s economic growth, large population and
heightened international stature.
|
Sự thiếu rõ ràng về ý định chiến lược của Trung Quốc đã
được thảo luận chi tiết trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đến Mỹ hồi tháng Hai. Ông Tập, người có quan hệ gần gũi với quân đội
Trung Quốc hơn so với Hồ cẩm Đào và dự kiến sẽ thay thế ông Hồ làm chủ tịch
nước vào cuối năm nay, cam kết sẽ thúc đẩy việc khôi phục và mở rộng đối
thoại quân sự Trung-Mỹ. Các cuộc Tham vấn Quốc phòng hàng năm giữa các quan
chức cấp cao dân sự, quân sự Trung Quốc và Mỹ, đã bị gián đoạn trong những
năm gần đây do việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Tập Cận Bình nhấn
mạnh rằng hiện đại hóa và mở rộng quân sự của Trung Quốc là hoàn toàn có tính
chất phòng thủ, tốc độ nhanh chóng của nó chỉ đơn giản là phản ánh sự cần
thiết phải có lực lượng ở mức độ tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế của
quốc gia, dân số lớn và vị thế quốc tế tăng cao.
|
It is hoped that an improving dialogue will bring greater
clarity. China may, indeed, be seeking chiefly to secure its territory and
safeguard sea-lanes for the transport of energy and other natural resources
from the Middle East and Africa. Or it may be hardening its economic and
territorial claims over the entire South China Sea. It may be developing its
capacity to support multinational missions to promote world and regional
peace and stability. Or it may, as some observers contend, be intent upon
weakening NATO and bringing about a new trilateral balance of power, a
strategic equilibrium more conducive to managing global risks to its
broadening economic portfolio in Africa and elsewhere.
|
Người ta hy vọng rằng một cuộc đối thoại thiện chí sẽ mang
lại sự rõ ràng hơn. Trung Quốc có thể chủ yếu nỗ lực để bảo vệ lãnh thổ của
mình và bảo vệ tuyến đường biển vận chuyển năng lượng và tài nguyên khác từ
Trung Đông và châu Phi. Hoặc Trung Quốc có thái độ cứng rắn hơn với các tuyên
bố về kinh tế và lãnh thổ đối với toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc có thể phát
triển khả năng của mình để hỗ trợ các nhiệm vụ đa quốc gia nhằm thúc đẩy hòa
bình và ổn định trên thế giới và khu vực. Hoặc, như một số nhà quan sát nhận
định, có thế muốn làm suy yếu NATO và mang lại một sự cân bằng quyền lực ba
bên mới, một trạng thái cân bằng chiến lược có lợi cho việc kiểm soát rủi ro
toàn cầu đối với việc mở rộng danh mục đầu tư kinh tế ở châu Phi và các nơi
khác.
|
In any event, one thing is already becoming clearer—that
China’s mounting assertiveness and PACOM’s mandate to reassert itself in the
Asia Pacific are setting the stage for a possible new Cold War.
|
Trong mọi trường hợp, có một điều đã trở nên rõ ràng hơn –
là sự quyết đoán đang gia tăng của Trung Quốc và nhiệm vụ khẳng định mình của
PACOM trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tạo ra sân choi cho một
cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thể diễn ra.
|
|
|
http://www.diplomaticourier.com/news/asia/1012-storm-clouds-on-the-horizon-a-possible-new-cold-war-with-china
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, June 29, 2012
Storm Clouds on the Horizon: A Possible New Cold War with China Cơn bão cuối chân trời: Một cuộc chiến tranh lạnh có thể có với Trung Hoa
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn