|
|
Why China Can’t Pick
Good Leaders
|
Vì sao Trung Quốc
không thể chọn được lãnh đạo tốt?
|
Minxin Pei
|
Minxin Pei
|
The Diplomat
June 28, 2012
|
The Diplomat
28-06-2012
|
China’s next
generation of leaders are expected to be chosen later this year. But
factional strength and patronage may well trump talent.
|
Thế hệ các nhà lãnh
đạo kế tiếp của Trung Quốc dự định sẽ được chọn vào cuối năm nay. Nhưng sức mạnh
và sự đỡ đầu của các phe phái có thể vượt qua những người có tài.
|
As China’s top leaders get ready for their summer retreat
in Beidaihe, the exclusive beach resort
225 kilometers north of Beijing, the rest of the world remains in the
dark about the jockeying for power inside the world’s largest ruling party.
By convention, the appointments for the party’s top positions are usually
finalized when Chinese leaders escape the oppressive summer heat, pollution,
and humidity engulfing Beijing to swim and relax toward the end of July in
Beidaihe, known for its cool weather and clean air.
|
Khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sẵn sàng cho
việc rút lui vào mùa hè này ở Beidaihe, một khu nghỉ mát riêng biệt có bãi
biển, khoảng 225 km về phía bắc của Bắc Kinh, các nước còn lại trên thế giới
vẫn mù tịt về việc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền lớn nhất
thế giới. Theo quy ước, việc bổ nhiệm các vị trí hàng đầu của đảng thường
hoàn tất khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thoát khỏi cái nóng ngột ngạt của
mùa hè, sự ô nhiễm, và ẩm ướt nhấn chìm Bắc Kinh, để bơi lội và thư giãn ở
Beidaihe vào cuối tháng 7, một nơi được biết đến với khí hậu mát mẻ và không
khí trong lành.
|
The ugly purge of Bo Xilai may have removed a lethal
threat to leadership unity at the top for the moment, but that hasn’t ended
the fierce competition for the most senior and desirable positions or reduced
the uncertainty over the impact of leadership change on China's domestic and
foreign policies. Compared with previous leadership transitions, the impending
shift is perhaps among the most significant in terms of scope and timing.
|
Vụ thanh lọc tệ hại, Bạc Hy Lai, có thể tạm thời đã loại
bỏ mối đe dọa chết người, để thống nhất trong giới lãnh đạo cao cấp, nhưng
điều đó không thể chấm dứt sự tranh giành khốc liệt các chức vụ cao cấp, cũng
như các chức vụ mà họ mong muốn hoặc làm giảm sự mơ hồ về tác động của việc
thay đổi lãnh đạo liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của Trung
Quốc. So với quá trình chuyển đổi lãnh đạo trước đây, sự thay đổi sắp xảy ra
có lẽ là một trong những thay đổi quan trọng nhất về mức độ và thời gian.
|
Of the nine members of the Politburo Standing Committee
(PSC), seven will retire. There will be seven new faces if the party decides
to maintain the PSC’s current size. Should the party reduce the size of the
PSC to seven, a move that may streamline decision-making, five new members
will be chosen at the next party congress scheduled for the autumn. While
analysts have focused most of their attention on the leading contenders for the
PSC, the party's most powerful decision-making body, it’s worth noting that
the 25-member Politburo itself will have at least 15 fresh faces. Of these,
two or three new members under the age of 52 will likely be strong contenders
for the party’s top two positions in five years. In other words, this
transition will select not just the next generation of leaders, but also
identify the promising candidates to succeed Xi Jinping and Li Keqiang,
respectively the incoming general secretary of the Communist Party and the
premier of the State Council.
|
Trong số chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC),
bảy người sẽ nghỉ hưu. Sẽ có bảy gương mặt mới nếu đảng quyết định duy trì số
lượng ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại. Nếu đảng giảm số lượng ủy
viên Bộ Chính trị xuống còn bảy người, một quyết định có thể giúp sắp xếp lại
[ban lãnh đạo] hiệu quả hơn, năm ủy viên mới sẽ được chọn tại đại hội đảng
sắp tới, đã lên kế hoạch vào mùa thu. Trong khi các nhà phân tích tập trung
toàn bộ sự chú ý vào các ứng viên hàng đầu của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ
quan có quyền ra các quyết sách quan trọng nhất của đảng, đáng chú ý là trong
số 25 ủy viên Bộ Chính trị, sẽ có ít nhất 15 gương mặt mới. Trong số [15
người] này, hai hoặc ba ủy viên mới dưới 52 tuổi, sẽ có khả năng trở thành
các đối thủ mạnh cho hai chức vụ hàng đầu của đảng trong 5 năm. Nói cách
khác, quá trình chuyển đổi này không những sẽ lựa chọn thế hệ các nhà lãnh
đạo kế tiếp, mà còn xác định các ứng viên có triển vọng để kế nhiệm Tập Cận
Bình với chức tổng bí thư Đảng Cộng sản và Lý Khắc Cường, chức thủ tướng
chính phủ sắp tới.
|
In terms of timing, the transition is taking place at a
critical juncture of the party’s rule.
Economically, the much-hyped “China Model” is seen as exhausted.
Economic growth is slowing, due to slumping exports and weak final domestic
demand. Huge risks in the financial system are piling up. The real estate
sector is on the brink of a spectacular bust. Most sensible people, including
those inside the government, have realized that growth driven by investment
and export can no longer continue. Difficult structural reforms await the
next leadership.
|
Về vấn đề thời gian, sự chuyển giao quyền lực đang diễn ra
vào thời điểm quan trọng trong việc cầm quyền của đảng. Về mặt kinh tế, “Mô
hình Trung Quốc” được phóng đại, bị xem như kiệt sức. Tăng trưởng kinh tế
đang chậm lại, do xuất khẩu sụt giảm cũng như nhu cầu nội địa thấp. Các rủi
ro rất lớn trong hệ thống tài chính đang chồng chất. Lĩnh vực bất động sản
thì đang trên bờ vực phá sản. Những người có óc xét đoán nhất, gồm cả những
người bên trong chính phủ, đã nhận ra rằng, không thể tiếp tục tăng trưởng
dựa vào đầu tư và xuất khẩu. Cải cách cơ cấu khó khăn đang chờ đợi ban lãnh
đạo kế tiếp.
|
Politically, the Bo affair has revealed the deep rift
within the ruling elites over the distribution of power and protection of
their private interests. Elite unity, the glue holding together the regime,
has shown signs of fraying. Chinese citizens increasingly want to have a say
in how the country is governed. Despite the party’s costly censorship system,
the spread of the information revolution, particularly Weibo, the Chinese
version of the Twitter, is challenging the authority of the party. Dissidents have become more defiant, as the
example of Chen Guangcheng’s daring escape from illegal house detention in
late April shows. Calls for democracy and political reform, long suppressed
by the party, have resurfaced in the Chinese media. These are the warning signs that the
post-1989 political paradigm, which combines selective repression with
promises of ever-rising standards of living, is about to unravel.
|
Về mặt chính trị, sự kiện Bạc Hy Lai đã tiết lộ những rạn
nứt sâu kín bên trong giới cầm quyền trong việc phân chia quyền lực và bảo vệ
lợi ích cá nhân của họ. Đoàn kết trong giới lãnh đạo cao cấp là chất keo gắn
kết mọi người trong chế độ lại với nhau, cho thấy có các dấu hiệu xung đột.
Người dân Trung Quốc ngày càng muốn có tiếng nói vệ việc đất nước được điều
hành như thế nào. Mặc dù hệ thống kiểm duyệt của đảng tốn kém, nhưng sự lây
lan của cuộc cách mạng thông tin, đặc biệt là Weibo, phiên bản Twitter của
Trung Quốc, thách thức quyền lực của đảng. Bất đồng chính kiến càng trở nên
thách thức hơn, như trường hợp trốn thoát táo bạo của ông Trần Quang Thành,
thoái khỏi sự quản chế bất hợp pháp tại gia hồi cuối tháng 4. Các lời kêu gọi
dân chủ và cải cách chính trị, từ lâu bị đảng đàn áp, đã xuất hiện trở lại
trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Đây là những dấu hiệu cảnh báo mô
hình chính trị sau [sự kiện Thiên An Môn] năm 1989, kết hợp đàn áp có chọn
lọc với những lời hứa luôn gia tăng mức sống, sắp sửa được làm sáng tỏ.
|
So the question is
whether the new leaders are up to these challenges?
|
Cho nên câu hỏi được
đặt ra là, liệu các nhà lãnh đạo mới có chuẩn bị cho những thách thức này không?
|
In the eyes of most Western elites, businessmen and
politicians alike, Chinese leaders are practically synonymous with “smart,
capable, dynamic, decisive, and forward looking.” Many of them are impressed,
usually after relatively brief meetings, by the perceived sophistication,
intelligence, and leadership skills of Chinese officials.
|
Dưới mắt của giới ưu tú phương Tây thì doanh nhân và chính
trị gia đều như nhau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực tế đồng nghĩa với
“thông minh, có khả năng [lãnh đạo], năng động, quyết định, và hướng tới
tương lai”. Thường sau các cuộc họp tương đối ngắn, nhiều người trong số họ
có ấn tượng, qua cảm nhận về sự tinh tế, thông minh và kỹ năng lãnh đạo của
các quan chức Trung Quốc.
|
The truth is, of course, quite different. Compared with their revolutionary
predecessors, the current generation of leaders is obviously better educated,
younger, culturally more sophisticated. But does the current system in China
actually promote the most capable leaders to the top? Can such leaders
actually govern effectively once installed?
|
Dĩ nhiên, sự thật thì hoàn toàn khác. So với những nhà
lãnh đạo cách mạng tiền nhiệm của họ, thế hệ các nhà lãnh đạo hiện tại rõ ràng
là được giáo dục tốt hơn, trẻ hơn, văn hóa tinh tế hơn. Nhưng hệ thống hiện
tại ở Trung Quốc có thực sự thúc đẩy các nhà lãnh đạo có khả năng nhất lên
nắm các chức vụ hàng đầu hay không? Các lãnh đạo như thế có thể thực sự lãnh
đạo một cách hiệu quả khi được đưa vào [nắm giữ các chức vụ hàng đầu]?
|
Evidence based on academic research and press reports in
China suggest that personal patronage and factional strength, not
demonstrated achievements, are far more important in the selection of top
leaders than objective factors such as record of administration. For example,
Victor Shih of the University of California in San Diego and his
collaborators combed through extensive personnel data and local economic
growth rates to find whether promotion of officials in China actually depends
on their demonstrated ability to deliver economic growth. Their conclusion is that political
patronage (specifically ties with powerful leaders), not growth rates,
determines promotion.
|
Bằng chứng dựa vào các nghiên cứu và tin tức từ báo chí ở
Trung Quốc, cho thấy rằng, thay vì chứng minh những thành tựu đã đạt được, sự
đỡ đầu cá nhân và sức mạnh phe phái thì quan trọng hơn nhiều trong việc lựa
chọn các nhà lãnh đạo hàng đầu, so với các yếu tố khách quan như lý lịch điều
hành công việc. Ví dụ, Victor Shih thuộc Đại học San Diego (UCSD) và các cộng
sự của ông đã nghiên cứu kỹ các dữ liệu hồ sơ nhân sự tổng quát và tốc độ
tăng trưởng kinh tế nội địa để tìm xem việc thăng tiến của các quan chức ở
Trung Quốc có thực sự phụ thuộc vào khả năng của họ là làm cho kinh tế tăng
trưởng hay không. Kết luận của nhóm nghiên cứu là, sự đỡ đầu chính trị (đặc
biệt các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo đầy quyền lực), quyết định việc
thăng tiến, thay vì tốc độ tăng trưởng.
|
This finding equally applies to the selection of top
leaders. With a small number of exceptions, most candidates slated for top
positions in the PSC and the Politburo don’t have records that inspire confidence
and admiration. Other than the most strict and objective limit – their age –
the only factor that influences their chances of being elevated to the top is
whether they have powerful backers.
|
Phát hiện này tương tự cũng đúng trong việc lựa chọn của
các nhà lãnh đạo hàng đầu. Với một số ít trường hợp ngoại lệ, hầu hết các ứng
viên dự kiến sẽ vào các chức vụ hàng đầu trong Ban Thường vụ và Bộ Chính trị,
không có lý lịch có thể truyền cảm hứng về sự tự tin và sự ngưỡng mộ [của
người dân]. Ngoài các giới hạn nghiêm ngặt nhất và giới hạn khách quan như độ
tuổi của họ, yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến cơ hội để họ được vào các chức vụ
hàng đầu là liệu những người ở đằng sau họ có quyền hành mạnh mẽ để ủng hộ họ
hay không.
|
Political patronage at the top in the leadership
transition process can only produce a fragile coalition, cobbled together
through bargaining and horse-trading. Key appointments are made not based on
individual competence or proven record, but on personal loyalty and
considerations of how such appointments help balance the distribution of
power among factions. Under such circumstances, mismatch of skill sets and
policy portfolios is the norm, not the exception.
|
Việc đỡ đầu chính trị cho các chức vụ hàng đầu trong quá
trình thay đổi lãnh đạo chỉ có thể sản sinh một liên minh mong manh, sắp đặt
mọi thứ lại với nhau một cách cẩu thả, thông qua các cuộc thương lượng và mặc
cả. Những bổ nhiệm quan trọng được thực hiện không dựa trên năng lực cá nhân
hoặc thành tích đã được chứng minh, mà dựa vào sự trung thành cá nhân và
những cất nhắc về việc bổ nhiệm như thế có thể giúp cân bằng sự phân chia
quyền lực giữa các phe phái như thế nào. Những trường hợp như thế, vai trò
của những người làm chính sách không phù hợp với các kỹ năng của họ, vẫn
thường xảy ra, không phải là trường hợp ngoại lệ.
|
But the most damaging effect of this Byzantine system of
leadership selection is that it inevitably results in a collective leadership
prone to factional compromise, even policy paralysis. The fact that China has
failed to undertake much-needed economic reforms to rebalance the economy in
the previous decade must be attributed to such a fundamentally flawed system
of picking leaders.
|
Tuy nhiên, hậu quả tai hại nhất của hệ thống lựa chọn lãnh
đạo phức tạp này là, chắc chắn kết quả của sự lãnh đạo tập thể nghiêng về sự
thỏa hiệp giữa các phe phái, thậm chí làm tê liệt chính sách. Thực tế là
Trung Quốc đã thất bại trong việc thực hiện các cải cách kinh tế cần thiết để
tái cân bằng lại nền kinh tế trong thập kỷ trước đó, về căn bản phải được quy
cho hệ thống rạn nứt trong việc chọn lãnh đạo như thế.
|
To be fair to the Communist Party, such political
pathology is not unique to China. All autocratic regimes without strongman
rule pick leaders through oligarchic bargaining, with predictable outcomes:
these regimes ossify and ultimately fall from power.
|
Để công bằng đối với Đảng Cộng sản, căn bệnh chính trị này
không chỉ xảy ra đối với riêng Trung Quốc. Tất cả các chế độ độc tài không có
nguyên tắc vững chắc trong việc chọn lãnh đạo, mà thông qua độc quyền mặc cả,
với kết quả có thể tiên đoán là: các chế độ này trở nên cứng nhắc và cuối
cùng sẽ bị rơi khỏi quyền lực.
|
It’s doubtful whether Chinese leaders are willing to do
anything to change the current system, even though they must be aware of its
fatal flaws. So the Beidaihe summer conclave will produce plenty of suspense
and drama, but not the right leaders for steering China in a different
direction.
|
Không chắc liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có sẵn sàng
làm bất cứ điều gì để thay đổi hệ thống hiện tại hay không, mặc dù họ nhận
thấy những sai sót chết người đó. Cho nên hội nghị vào mùa hè này ở
Beidaihe sẽ cho ra nhiều màn hồi hộp và đầy kịch tích, thay vì cho ra những
nhà lãnh đạo đúng đắn, chỉ đạo Trung Quốc đi theo một hướng khác.
|
|
|
|
|
Minxin Pei is a
professor of government at Claremont McKenna College. His research has been
published in Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern
China, China Quarterly, Journal of Democracy and many edited books and his
op-eds have appeared in the Financial Times, New York Times, Washington Post,
Newsweek International, and International Herald Tribune, and other major
newspapers.
|
Minxin Pei là một
giáo sư về chính phủ học ở Claremont McKenna College. Nghiên cứu của ông đã
được xuất bản trên các tạp chí Foreign Policy, Foreign Affairs, The National
Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy and many edited
books and his op-eds have appeared và nhiều ấn phẩm khác đã xuất hiện trên các
tờ Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International,
và International Herald Tribune, và các tờ báo lớn khác.
|
|
Translated by Dương Lệ Chi
|
http://thediplomat.com/author/minxin/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, June 30, 2012
Why China Can’t Pick Good Leaders Vì sao Trung Quốc không thể chọn được lãnh đạo tốt?
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn