|
|
How the Kremlin
Harnesses the Internet
|
Kremlin đã kiểm sóat
Internet như thế nào
|
By EVGENY MOROZOV
January 4, 2011
|
EVGENY MOROZOV
January 4, 2011
|
WASHINGTON — Hours before the judge in the latest Mikhail
Khodorkovsky trial announced yet another guilty verdict last week, Russia’s
most prominent political prisoner was already being attacked in cyberspace.
|
WASHINGTON — Nhiều giờ trước khi quan tòa trong phiên gần
đây xử Mikhail Khodorkovsky tuyên đọc bản phán quyết mới vào tuần trước,
người tù chính trị kiệt xuất nhất nước Nga đã bị tấn công trên không gian ảo.
|
No, Khodorkovsky’s Web site, the main source of news about
the trial for many Russians, was not being censored. Rather, it had been
targeted by so-called denial-of-service attacks, with most of the site’s
visitors receiving a “page cannot be found” message in their browsers.
|
Không, website của Khodorkovsky, nguồn tin chính về vụ án
cho nhiều người Nga không bị kiểm duyệt. Đúng hơn, nó đã bị tấn công bởi cái
gọi là những cuộc tấn-công từ-chối dịch-vụ, với đa số người viếng thăm nhận
được thông báo “không tìm thấy trang này”.
|
Such attacks are an increasingly popular tool for
punishing one’s opponents, as evidenced by the recent online campaign against
American corporations like Amazon and PayPal for mistreating WikiLeaks. It’s
nearly impossible to trace the perpetrators; many denial-of-service attacks
go underreported, as it’s often hard to distinguish them from cases where a
Web site has been overwhelmed by a huge number of hits. Although most of the
sites eventually get back online, denial-of-service attacks rarely generate
as much outrage as formal government attempts to filter information on the
Internet.
|
Những cuộc tấn công như thế là một công cụ ngày càng phổ
biến để trừng phạt đối thủ, như được chứng tỏ bởi chiến dịch trên mạng chống
các công ty như Amazon và PayPal vì đã cư xử tồi đối với WikiLeaks. Gần như
không thể nào lần ra dấu vết thủ phạm, những cuộc tấn-công từ-chối dịch-vụ
tiến hành thường ít bị báo cáo, vì khó phân biệt chúng với những trường hợp
trong đó website bị tràn ngập bởi một số lượng không lồ người vào. Mặc dầu
cuối cùng phần lớn các site này vẫn trở lại được, những cuộc tấn-công từ-chối
dịch-vụ hiếm khi gây ra công phẫn nhiều như những mưu mô chính thức của chính
quyền nhằm lọc thông tin trên internet.
|
In the past, repressive regimes have relied on Internet
firewalls to block dissidents from spreading forbidden ideas; China has been
particularly creative, while countries like Tunisia and Saudi Arabia are
never far behind. But the pro-Kremlin cyberattackers who hit Kodorkovsky’s
Web site may reveal more about the future of Internet control than Beijing’s
practice of adapting traditional censorship to new technology.
|
Trong quá khứ, các chế độ áp bức dựa vào tường lửa
internet để ngăn chặn những người bất đồng chính kiến phổ biến những tư tưởng
bị cấm của họ; Trung Hoa đặc biệt sáng tạo, trong khi các nước khác như
Tunisia và Saudi Arabia luôn theo sát gót. Nhưng những kẻ tấn công trên mạng
phục vụ cho Kremlin đã đánh website của Khodorkovsky có thể làm bộc lộ nhiều
về tương lai của việc kiểm soát Internet hơn việc Bắc Kinh thực hành áp dụng
kiểm duyệt truyền thống vào công nghệ mới.
|
Under the Russian model — what I refer to as “social
control” — no formal, direct censorship is necessary. Armies of
pro-government netizens — which often include freelancing amateurs and
computer-savvy members of pro-Kremlin youth movements — take matters into
their own hands and attack Web sites they don’t like, making them
inaccessible even to users in countries that practice no Internet censorship
at all.
|
Theo kiểu của Nga - cái mà tôi gọi là “kiểm soát xã hội” -
không cần đến kiểm duyệt chính thức, trực tiếp nữa. Đội quân công dân mạng
thân-chính phủ - thường bao gồm những tay nghiệp dư làm nghề tự do, những
thành viên của các phong trào thanh niên thân Kremlin, nhận lấy các vấn đề
vào trong tay mình và tấn công những website mà họ không thích, làm cho những
người sử dụng không thể truy cập được, ngay cả ở những nước không hề có kiểm
duyệt Internet.
|
Cyberattacks are just one of the growing number of ways in
which the Kremlin harnesses its supporters to influence Web content. Most of
the country’s prime Internet resources are owned by Kremlin-friendly
oligarchs and government-controlled companies. These sites rarely hesitate to
suspend users or delete blog posts if they cross the line set by the
government.
|
Những cuộc tấn công trên mạng chỉ là một trong những cách
ngày càng nhiều trong đó Kremlin chỉ đạo những người ủng hộ nó kiểm soát nội
dung trên mạng. Phần lớn những nguồn Internet chủ yếu của nước này đều là sở
hữu của những đầu sỏ chính trị thân Kremlin và những công ty do nhà nước kiểm
soát. Những site này không ngần ngại làm treo máy những người sử dụng và xóa
đi những nội dung post lên blog nếu chúng vượt qua lằn ranh do chính phủ vạch
ra.
|
The Kremlin is also aggressively exploiting the Internet
to spread propaganda and bolster government popularity, sometimes with
comical zeal. Just last summer Vladimir Putin ordered the installation of Web
cameras — broadcasting over the Internet in real-time — to monitor progress
on new housing projects for victims of the devastating forest fires. This
made for great PR — but few journalists inquired whether the victims had
computers to witness this noble exercise in transparency (they didn’t).
Russia’s security services and police also profit from digital surveillance,
using social networking sites to gather intelligence and gauge the popular
mood.
|
Kremlin cũng ráo riết khai thác Internet để tuyên truyền
và lôi kéo ủng hộ chính phủ, đôi khi với một sự sốt sắng khôi hài. Mùa hè mới
rồi Vladimir Putin đã ra lệnh lắp đặt những camera mạng - phát lên internet
trong thời gian thực - để theo dõi tiến độ của các dự án nhà ở mới cho các
nạn nhân của những cuộc cháy rừng tàn phá nặng nề. Đây là một kiểu tự quảng
cáo quá cỡ, nhưng một số nhà báo hỏi rằng liệu các nạn nhân có máy tính để
chứng kiến hành vi cao quý này không (họ không có). Cục an ninh và Cảnh sát
Nga cũng được lợi từ việc theo dõi qua mạng, bằng cách dùng các site mạng xã
hội ở địa phương để thu thập tin tức tình báo và đo lường tâm trạng của quần
chúng.
|
The Kremlin in fact practices very little formal Internet
censorship, preferring social control to technological constraints. There is
a certain logic to this. Outright censorship hurts its image abroad:
Cyberattacks are too ambiguous to make it into most foreign journalists’
reports about Russia’s worsening media climate. By allowing Kremlin-friendly
companies and vigilantes to police the digital commons, the government
doesn’t have to fret over every critical blog post.
|
Trên thực tế Kremlin thực hiện rất ít kiểm duyệt chính
thức Internet, nó thích kiểm soát xã hội hơn là kiềm chế bằng công nghệ. Có
một logic nhất định trong việc nó làm thế. Kiểm duyệt thẳng thừng thì làm
hỏng hình ảnh của nó với nước ngoài: Những cuộc tấn công ảo là rất mơ hồ nên
khó rơi vào báo cáo của các nhà báo nước ngoài về tình hình khí hậu truyền
thông đang xấu đi của nước Nga. Bằng cách cho phép những công ty thân Kremlin
và các “tổ chức dân phòng” kiểm soát cư dân mạng, chính phủ không phải lo đến
những nội dung chỉ trích được post lên blog.
|
One reason so many foreign observers overlook the
Kremlin’s harnessing of denial-of-service attacks is that they are used to
more blatant measures of Internet control. China’s draconian efforts to
filter the Internet — characterized by Wired magazine in a 1997 article as
the “Great Firewall of China” — harken back to the strict censorship of the
airways by Communist governments during the Cold War. Back then it was
possible to keep out or at least cut down on the influence of foreign ideas
by jamming Western broadcasts. The Internet, however, has proven to be far
too amorphous to dominate. So its better to co-opt it as much as possible by
enabling private companies and pro-government bloggers to engage in “comment
warfare” with the Politburo’s foes.
|
Một lý do khiến nhiều người quan sát nước ngoài bỏ qua
việc Kremlin giật dây những cuộc tấn công từ chối dịch vụ là chúng được dùng
cho những biện pháp rõ ràng hơn của kiểm soát Internet. Những âm mưu khắc
nghiệt của Trung Hoa thanh lọc Internet - đặc tả bởi tạp chí Wired trong một
bài báo năm 1997 với cái tên “Hỏa Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa” đã quay
lại sự kiểm duyệt ngặt nghèo đường hàng không bởi chính phủ cộng sản trong
thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Vào thời kỳ đó có thể chặn lại hay thậm chí cắt đứt
ảnh hưởng của các tư tưởng ngoại lai bằng cách làm nghẽn các chương trình
phát thanh của phương Tây. Thế nhưng Internet đã chứng tỏ nó không có hình
dạng nhất định để có thể chế ngự được nó. Vậy tốt nhất là bấu vào nó càng
nhiều càng tốt bằng cách cho phép các công ty tư nhân và các blogger ủng hộ
chính phủ lao vào “cuộc chiến còm” (comment warfare) với các kẻ thù của Bộ
chính trị.
|
Meanwhile, China itself is quietly adopting many measures
practiced in Russia. The Web site of the Norwegian Nobel Committee came under
repeated cyberattacks after it gave the 2010 award to the jailed Chinese
dissident Liu Xiaobo. Many Chinese government officials are now asked to
attend media training sessions and use their skills to help shape online
public opinion rather than censor it.
|
Trong khi đó bản thân Trung Hoa lặng lẽ áp dụng nhiều biện
pháp đã được thực hành ở Nga. Website của Ủy ban Nobel Na uy chịu tấn công
liên tục của sau khi tặng giải thưởng 2010 cho Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng
chính kiến Trung Hoa bị cầm tù. Nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc bây giờ
được yêu cầu tham gia các khóa huấn luyện truyền thông và sử dụng các kỹ năng
của họ để tạo dư luận trên mạng hơn là kiểm duyệt nó.
|
In assessing the U.S. government’s Internet freedom policy
— announced a year ago by Hillary Clinton — one sees few signs that U.S.
diplomats are aware of growing efforts by authoritarian governments to
harness social forces to control the Internet. So far, most of Washington’s
efforts have been aimed at limiting the damage caused by technological
control. But even here Washington has a spotty record: Just a few weeks ago
the State Department gave an innovation award to Cisco, a company that played
a key role in helping China build its firewall.
|
Trong đánh giá chính sách tự do Internet của chính phủ Hoa
Kỳ - được Hillary Clinton công bố cách đây một năm - người ta thấy ít có dấu
hiệu cho thấy các nhà ngoại giao Hoa Kỳ nhận biết những cố gắng ngày càng lớn
của các chính phủ độc tài giật dây các lực lượng xã hội để kiểm soát
Internet. Cho đến nay, phần lớn những cố gắng của Washington là nhằm vào hạn
chế những tác hại gây ra bởi việc kiểm soát công nghệ cao. Nhưng ngay ở đây,
tại Washington này việc ấy cũng được làm lỗ chỗ không đều: chỉ mới mấy tuần
gần đây Bộ Ngoại giao đã tặng giải thưởng sáng tạo cho Cisco, công ty đã đóng
một vai trò chủ yếu trong việc giúp Trung Hoa xây dựng tường lửa của nó.
|
The eventual disappearance of Internet filtering in much
of the world would count as a rather ambiguous achievement if it’s replaced
by an outburst of cyberattacks, an increase in the state’s surveillance
power, and an outpouring of insidious government propaganda. Policymakers
need to stop viewing Internet control as just an outgrowth of the Cold
War-era radio jamming and start paying attention to non-technological threats
to online freedom.
|
Việc lọc Internet cuối cùng đã biến mất trên phần lớn thế
giới được coi như một thành tựu mơ hồ nếu như nó được thay thế bởi một sự
bùng nổ các cuộc tấn công ảo, sự tăng nhanh lực lượng giám sát của nhà nước
và sự tuôn ra ào ạt tuyên truyền thâm độc của chính phủ. Các nhà hoạch định
chính sách cần thôi đừng nhìn việc kiểm soát Internet chỉ như sự lớn nhanh của
việc làm nghẽn các chương trình phát thanh thời Chiến tranh Lạnh, và hãy bắt
đầu chú ý vào những đe dọa không-công nghệ đối với tự do trên mạng.
|
Addressing the social dimension of Internet control would
require political rather than technological solutions, but this is no good
reason to cling to the outdated metaphor of the “Great Firewall.”
|
Nói đến tầm cỡ xã hội của việc kiểm soát Internet cần đến
những giải pháp chính trị hơn là những giải pháp công nghệ, nhưng đây không
phải là lý do tốt để bám lấy cái ẩn dụ cũ mèm về “Vạn Lý Trường Thành Lửa”
|
Evgeny Morozov is a
visiting scholar at Stanford University and the author of “The Net Delusion:
The Dark Side of Internet Freedom.”
|
Evgeny Morozov là
học giả thỉnh giảng tại Đại học Stanford và là tác giả của “Ảo giác Mạng: Mặt
Tối của Tự do Internet.”
|
|
|
|
|
|
Translated by Hiếu Tân
|
|
|
http://www.nytimes.com/2011/01/05/opinion/05iht-edmorozov04.html?_r=1
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, June 30, 2012
How the Kremlin Harnesses the Internet Kremlin đã kiểm sóat Internet như thế nào
Labels:
RUSSIA-NGA
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn