MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Cyber War and Peace Chiến tranh và hòa bình trên không gian mạng




Cyber War and Peace

Chiến tranh và hòa bình trên không gian mạng

Joseph S. Nye
Joseph S. Nye
Apr. 10, 2012
Apr. 10/4/2012


CAMBRIDGE – Two years ago, a piece of faulty computer code infected Iran’s nuclear program and destroyed many of the centrifuges used to enrich uranium. Some observers declared this apparent sabotage to be the harbinger of a new form of warfare, and United States Secretary of Defense Leon Panetta has warned Americans of the danger of a “cyber Pearl Harbor” attack on the US. But what do we really know about cyber conflict?

CAMBRIDGE – Hai năm trước một đoạn mã máy tính sai đã thâm nhập vào chương trình hạt nhân của Iran và phá hủy nhiều máy li tâm chuyên dùng cho việc làm giàu uranium. Một số nhà quan sát tuyên bố rằng vụ phá hoại hiển nhiên này là điềm báo của một hình thức chiến tranh mới và ông Leon Panetta, Bộ trưởng quốc phòng Mĩ, đã cảnh báo về nguy cơ của một cuộc tấn công “Chân Trâu cảng trên không gian ảo” vào nước Mĩ. Nhưng chúng ta biết gì về cuộc xung đột trên không gian ảo? 


The cyber domain of computers and related electronic activities is a complex man-made environment, and human adversaries are purposeful and intelligent. Mountains and oceans are hard to move, but portions of cyberspace can be turned on and off by throwing a switch. It is far cheaper and quicker to move electrons across the globe than to move large ships long distances.


Không gian ảo của máy tính và những hoạt động liên quan đến lĩnh vực điện tử là môi trường phức tạp do con người tạo ra, còn kẻ thù của họ là những người thông minh và hoạt động một cách có chủ đích. Rời non và lấp biển là việc khó, nhưng chỉ cần tắt-mở một cái công tắc là ta có thể chuyển rời một phần không gian ảo rồi. Chuyển mấy hạt điện tử chạy vòng quanh trái đất thì dễ và rẻ hơn rất nhiều so với chuyển những chiếc tàu thủy lớn đi một đoạn đường dài.


The costs of developing those vessels – multiple carrier task forces and submarine fleets – create enormous barriers to entry, enabling US naval dominance. But the barriers to entry in the cyber domain are so low that non-state actors and small states can play a significant role at low cost.


Giá thành sản xuất của những con tàu đó – những chiếc hàng không mẫu hạm và hạm đội tàu ngầm đa chức năng – gây ra những rào cản đáng kể, không phải nước nào cũng đủ sức vượt qua, tạo điều kiện cho Mĩ giữ địa vị thống trị trong lĩnh vực này. Nhưng rào cản đối với không gian ảo quá thấp; với chi phí không đáng kể, những kẻ hoạt động bên ngoài nhà nước và các quốc gia nhỏ có thể có vai trò quan trọng.


In my book The Future of Power, I argue that the diffusion of power away from governments is one of this century’s great political shifts. & Cyberspace is a perfect example. Large countries like the US, Russia, Britain, France, and China have greater capacity than other states and non-state actors to control the sea, air, or space, but it makes little sense to speak of dominance in cyberspace. If anything, dependence on complex cyber systems for support of military and economic activities creates new vulnerabilities in large states that can be exploited by non-state actors.

Trong tác phẩm Tương lai của quyền lực, tôi khẳng định rằng việc chính phủ mất dần quyền lực là một trong những thay đổi vĩ đại nhất về mặt chính trị trong thế kỉ này. Không gian ảo là thí dụ tuyệt vời minh họa cho điều đó. Những nước lớn như Mĩ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc có nhiều khả năng kiểm soát biển, trời và vũ trụ hơn những nước nhỏ và các đối tượng hoạt động bên ngoài nhà nước, nhưng nói về quyền bá chủ trong không gian ảo là việc làm vô nghĩa. Dù sao mặc lòng, việc những hoạt động kinh tế và chính trị phụ thuộc vào hệ thống phức tạp trên không gian ảo đã tạo ra những khu vực dễ bị tổn thương trong những nước lớn, đấy cũng là những khu vực dễ bị những đối tượng hoạt động bên ngoài nhà nước lợi dụng.


Four decades ago, the US Department of Defense created the Internet; today, by most accounts, the US remains the leading country in terms of its military and societal use. But greater dependence on networked computers and communication leaves the US more vulnerable to attack than many other countries, and cyberspace has become a major source of insecurity, because, at this stage of technological development, offense prevails over defense there.


Bộ quốc phòng Mĩ tạo ra Internet cách đây bốn mươi năm; hiện nay, đa số các đánh giá đều cho rằng Mĩ vẫn là nước dẫn đầu trong việc sử dụng Internet cho nhu cầu quân sự và xã hội. Nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống máy tính nối mạng và thông tin trên mạng làm cho Mĩ dễ bị tấn công hơn nhiều nước khác, và không gian ảo trở thành nguồn gốc nguy hiểm lớn nhất, vì trong giai đoạn phát triển công nghệ hiện nay, kĩ thuật tấn công đang áp đảo kĩ thuật phòng vệ


The term “cyber attack”covers a wide variety of actions, ranging from simple probes to defacing Web sites, denial of service, espionage, and destruction. Similarly, the term “cyber war” is used loosely to cover a wide range of behaviors, reflecting dictionary definitions of war that range from armed conflict to any hostile contest (for example, “war between the sexes” or “war on drugs”).


Thật ngữ “tấn công trên không gian ảo” bao gồm một loạt hoạt động, từ đơn giản là tìm cách thay đổi giao diện của Web sites, đến từ chối dịch vụ, hoạt động gián điệp và phá hoại. Tương tự như thế, thuật ngữ “chiến tranh trên không gian ảo” được sử dụng một cách tương đối tùy tiện để nói về một loạt hành vi, thể hiện trong định nghĩa của các cuốn từ điển về chiến tranh, từ xung đột vũ trang đến những hành động thù địch khác (thí dụ, “chiến tranh giữa hai phái (nam-nữ)” hay “chiến tranh chống tệ nạn buôn lậu ma túy”).


At the other extreme, some experts use a narrow definition of cyber war: a “bloodless war” among states that consists solely of electronic conflict in cyberspace. But this avoids the important interconnections between the physical and virtual layers of cyberspace. As the Stuxnet virus that infected Iran’s nuclear program showed, software attacks can have very real physical effects.


Nhưng một số chuyên gia lại có quan điểm khác hẳn, họ sử dụng định nghĩa hẹp về chiến tranh trên không gian ảo: đấy là “cuộc chiến không có đổ máu” giữa các quốc gia, chỉ là xung đột trong lĩnh vực điện tử trên không gian ảo mà thôi. Nhưng định nghĩa này đã bỏ qua những tương tác quan trọng giữa tầng ảo và tầng vật chất trong không gian kĩ thuật số. Con virus Stuxnet – virus nhiễm vào chương trình hạt nhân của Iran - cho thấy rằng những cuộc tấn công vào phần mềm có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề về mặt vật chất.


A more useful definition of cyber waris hostile action in cyberspace whose effects amplify or are equivalent to major physical violence. In the physical world, governments have a near-monopoly on large-scale use of force, the defender has an intimate knowledge of the terrain, and attacks end because of attrition or exhaustion. Both resources and mobility are costly.


Sẽ có ích hơn nếu ta định nghĩa chiến tranh trên không gian ảo là: hành động thù địch làm gia tăng hay tương đương với một vụ bạo hành lớn trên bình diện vật chất. Trong thế giới vật chất, các chính phủ hầu như được độc quyền trong những vụ trấn áp có sử dụng những lực lượng mạnh, bên phòng thủ có kiến thức sâu sắc về khu vực và cuộc tấn công sẽ chấm dứt vì bị tiêu hao sinh lực hay kiệt sức. Nhưng người ta phải trả giá đắt cho các nguồn lực và khả năng vận động.


In the cyber world, by contrast, actors are diverse (and sometimes anonymous), physical distance is immaterial, and some forms of offense are cheap. Because the Internet was designed for ease of use rather than security, attackers currently have the advantage over defenders. Technological evolution, including efforts to “reengineer” some systems for greater security, might eventually change that, but, for now, it remains the case. The larger party has limited ability to disarm or destroy the enemy, occupy territory, or use counterforce strategies effectively.


Ngược lại, chủ thể hành động trong không gian ảo là rất đa dạng (đôi khi còn ẩn danh nữa), khoảng cách không phải là vấn đề quan trọng, một số hình thức tấn công lại rất rẻ. Mạng Internet được thiết kế với mục đích dễ dàng cho người dùng chứ không phải vì mục đích an toàn, cho nên những kẻ tấn công có lợi thế hơn bên phòng thủ. Sự phát triển về công nghệ, trong đó có những cố gắng nhằm “xây dựng lại” một số hệ thống nhằm làm gia tăng mức độ an toàn, cuối cùng có thể thay đổi được điều đó, nhưng hiện này tình hình đúng là như thế. Bên lớn hơn cũng chỉ có những khả năng rất hạn chế trong việc giải giới hay hủy diệt đối phương, chiếm đóng lãnh thổ hay áp dụng chiến lược đối phó một cách hữu hiệu.




Cyber war, though only incipient at this stage, is the most dramatic of the potential threats. Major states with elaborate technical and human resources could, in principle, create massive disruption and physical destruction through cyber attacks on military and civilian targets. Responses to cyber war include a form of interstate deterrence through denial and entanglement, offensive capabilities, and designs for rapid network and infrastructure recovery if deterrence fails. At some point, it may be possible to reinforce these steps with certain rudimentary norms and arms control, but the world is at an early stage in this process.


Mặc dù mới ở dạng phôi thai, nhưng chiến tranh trên không gian ảo là một trong những mối đe dọa tiềm tàng nguy hiểm nhất. Về nguyên tắc, bằng những cuộc tấn công trên không gian ảo nhắm vào những mục tiêu quân sự và dân sự, những nước lớn, với nguồn lực về con người và trình độ kĩ thuật tinh xảo, có thể gây ra những vụ đổ vỡ trên diện rộng và thiệt hại nặng nề về mặt vật chất. Có thể đáp trả chiến tranh trên không gian ảo bằng những biện pháp phòng thủ liên quốc gia như cấm đoán và cản trở, tăng cường khả năng tấn công, và khi không thể ngăn chặn được thì phải có phương tiện phục hồi mạng lưới và cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng. Đến một lúc nào đó có thể gắn những bước đi này vào những tiêu chuẩn và kiểm soát vũ khí đang còn phôi thai như hiện nay, nhưng thế giới mới ở giai đoạn đầu của tiến trình này mà thôi.


If one treats so-called “hacktivism” by ideological groups as mostly a disruptive nuisance at this stage, there remain four major categories of cyber threats to national security, each with a different time horizon: cyber war and economic espionage are largely associated with states, and cyber crime and cyber terrorism are mostly associated with non-state actors. For the US, the highest costs currently stem from espionage and crime, but over the next decade or so, war and terrorism could become greater threats than they are today.


Nếu hiện nay mối đe dọa của hoạt động tin tặc của những nhóm người theo những hệ tư tưởng nào đó chỉ gây ra sự phiền toái thì đối với an ninh quốc gia có bốn mối đe dọa chính sau đây: chiến tranh trên không gian ảo và gián điệp kinh tế - liên quan chủ yếu đến các quốc gia – tội phạm và khủng bố trên không gian ảo - liên quan chủ yếu đến những chủ thể hoạt động bên ngoài nhà nước. Mĩ bị thiệt hại nhiều nhất từ hoạt động gián điệp và tội phạm, nhưng trong thập niên sau hoặc lâu hơn một chút, chiến tranh và khủng bố có  thể trở thành mối đe dọa lớn hơn so với hiện nay.


Moreover, as alliances and tactics evolve, the categories may increasingly overlap. In the view of Admiral Mike McConnell, America’s former director of national intelligence, “Sooner or later, terror groups will achieve cyber-sophistication. It’s like nuclear proliferation, only far easier.”


Ngoài ra, khi các liên minh và chiến thuật tiến triển thêm thì những mối đe dọa bên trên có thể chồng lấn lên nhau. Đô đốc Mike McConnell, cựu giám đốc cơ quan tình báo quốc gia nói rằng “Trước sau gì thì những nhóm khủng bố cũng thành thạo kĩ thuật mạng. Nó cũng giống như việc phổ biến vũ khí hạt nhân thôi, nhưng dễ dàng hơn nhiều”.


The world is only just beginning to see glimpses of cyber war – in the denial-of-service attacks that accompanied the conventional war in Georgia in 2008, or the recent sabotage of Iranian centrifuges. States have the greatest capabilities, but non-state actors are more likely to initiate a catastrophic attack. & A “cyber 9/11” may be more likely than the often-mentioned “cyber Pearl Harbor.” It is time for states to sit down and discuss how to limit this threat to world peace.
Thế giới mới chỉ nhìn thấy những nét lờ mờ của cuộc chiến tranh trên không gian ảo mà thôi – đấy là những cuộc tấn công gây ra phản ứng từ chối dịch vụ diễn ta song song với cuộc tấn công thông thường ở Georgia vào năm 2008 hay vụ phá hoại máy li tâm của Iran trong thời gian gần đây. Quốc gia là những tác nhân có tiềm năng lớn nhất, nhưng những tác nhân hoạt động bên ngoài nhà nước có vẻ như sẽ là những kẻ gây ra những vụ tấn công đầy thảm họa. “Cuộc tấn công trên không gian ảo 11/9” có vẻ như dễ xảy ra hơn là “Chân Trâu cảng trên không gian ảo” như đã nói tới bên trên. Đây là lúc các nước phải ngồi lại và thảo luận những biện pháp nhằm làm giảm thiểu mối đe dọa này đối với hòa bình thế giới.



Joseph S. Nye, a former US assistant secretary of defense and chairman of the US National Intelligence Council, is a professor at Harvard University and one of the world’s foremost scholars of inte…

Joseph S. Nye, là cựu trợ lí của Bộ trưởng quốc phòng và hội đồng tình báo quốc gia Hoa Kỳ, giáo sư đại học Harvard và là một trong những học giả nổi bật nhất về quan  hệ quốc tế.




Translated by Phạm Nguyên Trường



http://www.project-syndicate.org/commentary/cyber-war-and-peace

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn